Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

KL11 -57 03.1.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.79 KB, 5 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT
---------------------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Đề tài:
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỰ HỌC
TIẾNG ANH CHO SINH VIÊN KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
Người hướng dẫn :
TS. Hồ Đắc Sơn
Người thực hiện: Hoàng Văn Tùng
Lớp : B – K57
Khoa : GDTC
Hà Nội- 2011
MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Quan tâm tới giáo dục, đầu tư cho giáo dục, coi giáo dục là “Quốc
sách hàng đầu” là một tư tưởng chiến lược của Đảng và Nhà nước ta. Tư
tưởng đó là sự đúc kết truyền thống hiếu học, đề cao sự học, chăm lo cho
việc học hành của nhân dân ta từ ngàn năm lịch sử và là bài học kinh nghiệm
của hơn 60 năm xây dựng nền Giáo dục Cách mạng Việt Nam. Cùng với
việc đầu tư phát triển kinh tế khoa học kỹ thuật thì chính sách phát triển giáo
dục đào tạo cũng đã được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm. Hiện nay
khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương
mại Thế giới (WTO), thì sự nghiệp giáo dục ngày càng nhận được sự quan
tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước và các ban ngành chức năng cũng như
nhân dân cả nước. Với mục đích nhằm đưa nền giáo dục Việt Nam nhanh
chóng nắm bắt cơ hội, vượt qua những thách thức tiến tới hội nhập nền giáo
dục tiên tiến trên Thế giới, đồng thời đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng
cao phục vụ đắc lực cho sự nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn


minh, giáo dục và đào tạo giờ đây không chỉ là quốc sách hàng đầu mà còn
là câu chuyện hàng ngày trong mỗi gia đình, của mỗi dòng họ…
Lịch sử nhân loại đã khẳng định giáo dục là nhân tố thiết yếu mở
đường cho sự nhận thức và cải tạo Thế giới. Nghị quyết TW 2 của Ban chấp
hành TW Đảng cộng sản Việt Nam khóa VIII đã xác định: “Cùng với khoa
học công nghệ, giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu”. Nghị quyết cũng
xác định “Phải chăm lo đào tạo, bồi dưỡng và tiêu chuẩn hóa đội ngũ giáo
viên cũng như cán bộ quản lý giáo dục cả về chính trị, tư tưởng, đạo đức và
năng lực chuyên môn nghiệp vụ”. Trong Nghị quyết đã nêu ra muốn làm tốt
công tác giáo dục đào tạo đòi hỏi phải xây dựng đội ngũ giáo viên có đủ
phẩm chất năng lực, vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng được yêu
cầu nhiệm vụ mà mục tiêu giáo dục trong giai đoạn hiện nay đề ra. [6]
Trong quá trình Việt Nam hội nhập cùng Thế giới việc sử dụng ngoại
ngữ vào các lĩnh vực khác nhau như giáo dục, khoa học, thông tin liên lạc,
giao thông… là một điều tất yếu và tiếng Anh được sử dụng như một loại
ngôn ngữ thông dụng trên toàn Thế giới và ở Việt Nam. Thực tế cho thấy
rằng trong lĩnh vực giáo dục việc mở rộng các mô hình liên kết giáo dục
cùng các chương trình do đối tác nước ngoài mang vào với nội dung đào tạo
tiên tiến, hiện đại đã khiến nhu cầu sử dụng tiếng Anh trong lĩnh vực giáo
dục và đào tạo ngày càng cần thiết hơn. Nội dung đào tạo càng tiên tiến, hiện
đại bao nhiêu thì càng cần một đội ngũ giáo viên, giảng viên mạnh về
chuyên môn, giỏi về ngoại ngữ để thực hiện nội dung đó. Mặt khác, với khối
lượng kiến thức khổng lồ cần được bổ sung và cập nhập liên tục nhưng có
những nguồn tài liệu chưa được dịch ra tiếng Việt. Vì vậy người giáo viên,
giảng viên muốn có được những kiến thức mới thì phải chủ động dịch những
nguồn tài liệu đó sang tiếng Việt. Để làm được điều này người giáo viên,
giảng viên cần phải giỏi về ngoại ngữ. Vấn đề cấp bách đặt ra là cần phải
xây dựng đào tạo nên đội ngũ giáo viên, giảng viên giỏi cả về chuyên môn,
nghiệp vụ cũng như ngoại ngữ.
Trường Đại học sư phạm Hà Nội là ngôi trường sư phạm hàng đầu của cả

nước. Trường có sứ mệnh đào tạo đội ngũ giáo viên, giảng viên chất lượng
cao cung cấp cho hệ thống giáo dục Quốc dân. Trong đó khoa Giáo dục thể
chất là khoa đào tạo ra đội ngũ giáo viên, giảng viên Thể dục Thể thao có
trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao cung cấp cho các bậc học từ phổ thông
tới đào tạo chuyên nghiệp trong cả nước. Chương trình đào tạo của khoa là
một chương trình đào tạo toàn diện, ngoài các môn chuyên ngành đặc thù
của khoa như bóng chuyền, bóng đá, điền kinh… sinh viên còn được học các
môn chung như Kinh tế chính trị, Lịch sử Đảng, Tâm lý học đại cương…
Trong những môn học chung đó tiếng Anh là một môn chiếm số đơn vị học
trình, tín chỉ khá cao khoảng 8,88% tổng số đơn vị học trình, tín chỉ toàn
khóa. Vì vậy kết quả môn tiếng Anh ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học
tập các môn học khác cũng như kết quả học tập chung toàn khóa của sinh
viên khoa Giáo dục Thể chất. Không những thế học tập tốt môn tiếng Anh
còn là tiền đề cho sinh viên tiếp tục đến với bậc học cao hơn và tiếng Anh
cũng là hành trang cần thiết phải trang bị cho người giáo viên Thể dục Thể
thao trong sự nghiệp giáo dục hiện nay. Vì vậy việc học tập nâng cao kỹ
năng, kiến thức tiếng Anh là vô cùng quan trọng. Nhận thức được điều đó
sinh viên khoa Giáo dục Thể chất đã không ngừng học tập, bồi đưỡng kiến
thức, coi môn tiếng Anh như một môn chuyên ngành. Ngoài việc học trên
giảng đường sinh viên còn tích cực học tập thêm ở nhà và các trung tâm bồi
dưỡng tiếng Anh… Tuy nhiên kết quả học tập còn chưa cao, hiện tượng sinh
viên thi lại, học lại vẫn còn tồn tại và đây vẫn là một vấn đề nan giải. Thực
tế đó do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó việc tự học tiếng Anh của
sinh viên còn chưa được quan tâm đúng mức, thời gian tự học còn ít,
phương pháp học chưa hiệu quả, khi mà vấn đề tự học trong môn tiếng Anh
đóng vai trò hết sức quan trọng. Từ thực tế đó tôi nghiên cứu đề tài: “ Đề
xuất giải pháp nâng cao hiệu quả tự học tiếng Anh cho sinh viên khoa
Giáo dục Thể chất trường Đại học sư phạm Hà Nội”.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1Quan điểm của Đảng, Nhà nước và của Bộ giáo dục về đào tạo đại

học
Đặc điểm của hoạt động đào tạo Đại học trong xu thế hội nhập
1.3. Vị trí của ngoại ngữ trong đào tạo đại học
1.4. Tự học và vai trò của tự học đối với quá trình học tập môn tiếng
Anh
1.5 Đặc trưng của việc tự học tiếng Anh
1.6 Sứ mạng và nhu cầu của xã hội đối với nguồn lực lao động chất
lượng cao
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỌC TẬP MÔN TIẾNG ANH
CỦA SINH VIÊN KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT TRƯỜNG ĐẠI
HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
2.1. Đặc điểm hoạt động học tập của sinh viên khoa Giáo dục Thể chất
2.2. Thực trang hoạt động học tập môn tiếng Anh của sinh viên khoa
Giáo dục Thể chất
2.3. Những nguyên nhân cơ bản hạn chế kết quả học tập môn tiếng Anh
CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG
CAO HIỆU QUẢ TỰ HỌC TIẾNG ANH CHO SINH VIÊN KHOA
GIÁO DỤC THỂ CHẤT TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
3.1 Cơ sở lựa chọn giải pháp
3.2 Nguyên tắc lựa chọn giải pháp nâng cao hiệu quả tự học tiếng Anh
3.3 Nội dung các giải pháp
3.4. Bước đầu đánh giá tính thực tiễn, tính khả thi của các giải pháp
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×