Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

KL11 -57 05.1.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.82 KB, 4 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thể dục thể thao (TDTT) là hoạt động không thể thiếu được trong đời
sống văn hoá của xã hội loài người. Ngay từ khi mới ra đời, TDTT đã trở
thành một bộ phận hữu cơ của nền văn hóa xã hội, là phương tiện để GDTC,
phát triển toàn diện, cân đối nhân cách, nâng cao sức khoẻ, phục vụ đắc lực
cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Mỗi quốc gia dân tộc đều muốn
thể hiện nền văn hoá truyền thống của dân tộc mình với mục đích cao cả là
thắt chặt hơn nữa tinh thần đoàn kết hữu nghị với bạn bè quốc tế. Vì vậy
TDTT còn giữ nhiệm vụ to lớn là mang lại hoà bình, hữu nghị giữa các quốc
gia, dân tộc trên thế giới thông qua các thế vận hội, Olympic, Seagames, á
vận hội...
Ngay từ những ngày đầu giành được chính quyền, giành độc lập,
thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà năm 1946. Bác Hồ đã ra lời
kêu gọi toàn dân tập thể dục “Tập luyện thể dục, bồi bổ sức khoẻ là bổn
phận của mỗi người dân yêu nước. Mỗi người dân yếu ớt là làm cho cả
nước yếu ớt một phần, mỗi người dân khoẻ mạnh tức là góp phần làm
cho cả nước mạnh khoẻ. Bởi vậy nên tập luyện TDTT, bồi bổ sức khoẻ
là bổn phận của mỗi người dân yêu nước”.
Thông qua tập luyện TDTT sẽ giúp con nguời phát triển một cách
toàn diện, củng cố và tăng cường sức khoẻ, phát triển cân đối hình thái
chức năng cơ thể, phát triển các tố chất vận động, rèn luyện được các
phẩm chất tâm lý.
Trong những năm gần đây được sự quan tâm của Uỷ ban TDTT và
liên đoàn cầu lông Viêt Nam, các VĐV nước ta có điều kiện đi tập huấn
ở một số nước có phong trào cầu lông phát triển mạnh như: Trung Quốc,
Singapore, Thái lan...và đã tham gia thi đấu tại các giải được tổ chức
trong khu vực Đông Nam á, châu lục cũng như trên thế giới. Sự thua
kém của các VĐV thể hiện ở nhiều mặt trong đó đặc biệt là vấn đề kỹ
chiến thuật. Đối với hệ thống kỹ thuật cơ bản trong cầu lông nó bao gồm
rất nhiều các kỹ thuật như: kỹ thuật di chuyển, kỹ thuật phòng thủ, kỹ


thuật phát cầu và kỹ thuật tấn công… Mỗi kỹ thuật mang lại một sắc thái
khác nhau và hiệu quả mang lại cũng khác nhau. Kỹ thuật đập cầu lấy
tốc độ và sức mạnh làm cơ sở để thực hiện nhằm tạo ra những đường cầu
uy lực mạnh mẽ, đường cầu đi cắm với tốc độ cao, trong đó kỹ thuật tấn
công theo cách bỏ nhỏ lại lấy sự khéo léo linh hoạt làm chủ đạo nhằm
tạo ra những đường cầu sát lưới và rơi gần lưới hoặc đường cầu lộn
nhiều vòng có độ xoáy khi rơi xuống sân gây khó khăn cho đối phương.
Nhưng xét một cách tổng thể trong các nhóm kỹ thuật trên thì được quan
tâm nhất đó là nhóm kỹ thuật tấn công.
Qua quan sát một số trận đấu của các cây vợt mạnh trong giải vô
địch toàn quốc chúng tôi thấy rằng các VĐV sử dụng rất thường xuyên
và có hiệu quả kỹ thuật bỏ nhỏ. Họ thường giành điểm trực tiếp hoặc
giành thế chủ động đưa đối phương vào thế bị động, lúng túng, đường
cầu đánh trả có chất lượng không cao và qua đó tạo cơ hội dứt điểm từ
những đường cầu bỏ nhỏ hiểm hóc, sắc bén, đầy bất ngờ. Đặc biệt trong
thi đấu đơn chúng ta thấy các VĐV thường hạn chế sử dụng quả đập cầu
vì mỗi khi thực hiện kỹ thuật này họ phải huy động sức mạnh tối đa
trong khi khả năng phòng thủ của đối phương ở trình độ cao lại rất tốt.
Mỗi lần thực hiện kỹ thuật đập cầu sẽ làm cho VĐV mất nhiều sức lực
gây ảnh hưởng không ít tới những quả đánh tiếp theo. Bởi vậy chiến
thuật sử dụng trong đánh đơn chủ yếu được áp dụng là chiến thuật đánh
theo đường và điểm. Để áp dụng được chiến thuật này các VĐV phải sử
dụng linh hoạt, biến hoá điểm rơi, biến hoá đường cầu dài, ngắn, cao,
thấp khác nhau để đánh vào điểm trống trong sân, trong đó 4 góc sân là
điểm đánh thuận lợi với 2 góc gần lưới kỹ thuật VĐV thường sử dụng là
kỹ thuật bỏ nhỏ.
Hải Dương là một Tỉnh có phong trào TDTT khá phát triển trong
đó có các môn thể thao mũi nhọn của Tỉnh đã góp phần nâng cao thành
tích chung cho cả nước như: bóng bàn, bóng chuyền, điền kinh...trong
những năm gần đây Tỉnh đã chú trọng đầu tư phát triển một số môn thể

thao khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu chung của quần chúng nhân dân
lao động và mọi tầng lớp khác nhau. Trong số các môn thể thao được
Tỉnh chú trọng đó không thể không kể đến cầu lông. Mặc dù cầu lông
được phát triển rộng rãi trong quần chúng và được chú trọng phát triển
các lực lượng VĐV kế tiếp nhau cũng như tích cực tham gia nhiều giải
cầu lông nhưng thành tích vẫn còn khoảng cách khá xa so với nhiều địa
phương khác trong nước.
Thể thao của Tỉnh đã đặt ra mục tiêu là phát triển và nâng cao thành
tích cầu lông để rút ngắn khoảng cách với các địa phương trong nước. Xúc
tiến thực hiện mục tiêu này, để phát triển và đẩy mạnh phong trào thể thao,
thể thao trường học đã được quan tâm và chú trọng hơn. Tỉnh thường xuyên
tổ chức các giải với từng lứa tuổi khác nhau trong địa bàn và tham gia một
số giải trong nước. Tỉnh chỉ đạo thành lập các câu lạc bộ cầu lông và đội
tuyển trong các trường học, cấp học để phát hiện ra các em có tố chất cũng
như năng khiếu cầu lông để từng bước nâng cao thành tích và tạo nguồn
VĐV cho thể thao của Tỉnh Hải Dương.
Trường THPT Thanh Miện là một trong những trường phổ thông
có phong trào tập luyện thể thao mạnh trong Tỉnh. Trường có các đội
tuyển thường xuyên tham gia các giải do Tỉnh tổ chức như: đội tuyển
bóng chuyền, đội tuyển cầu lông, đội tuyển điền kinh… Trong số các
môn thể thao tham gia các giải thi đấu của tỉnh thì cầu lông là môn phát
triển khá mạnh tuy nhiên trong quá trình tập luyện và thi đấu thành tích
chưa đựơc cao so với tố chất vốn có của các VĐV do việc sử dụng linh
hoạt các kỹ, chiến thuật chưa được nhuần nhuyễn. Qua quan sát và thống
kê các trận thi đấu thì việc sử dụng kỹ thuật bỏ nhỏ và hiệu quả của kỹ
thuật mang lại là không cao, các VĐV còn bị động trong việc sử dụng kỹ
thuật này trong thi đấu.
Với những lý do trên tôi mạnh dạn lựa chọn nghiên cứu đề tài:
“Lựa chọn bài tập nâng cao hiệu quả kỹ thuật bỏ nhỏ trong thi đấu cho nữ
học sinh câu lạc bộ cầu lông trường THPT Thanh Miện - Hải Dương”.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Quan điểm, đường lối của Đảng và nhà nước về giáo dục thể chất
trường học
1.2. Cơ sở huấn luyện thể thao thanh thiêú niên.
1.3. Đặc điểm tâm - sinh lý của học sinh trung học phổ thông
1.4. Xu hướng phát triển cầu lông hiện nay
1.5. Cơ sở huấn luyện kỹ thuật cầu lông
1.6. Vai trò của kỹ thuật bỏ nhỏ trong tập luyện và thi đấu cầu lông
Chương 2 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
2.1. Thực trạng hiệu quả sử dụng kỹ thuật bỏ nhỏ trong thi đấu đôi của
nữ học sinh câu lạc bộ cầu lôngtrường THPT Thanh Miện - Hải Dương
2.2. Lựa chọn các bài tập nâng cao hiệu quả kỹ thuật bỏ nhỏ trong
thi đấu đôi cho nữ học sinh câu lạc bộ cầu lông trường trung học phổ
thông Thanh Miện – Hải Dương.
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×