Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đề thi môn Kinh tế phát triển, Đại học Kinh tế quốc dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.15 KB, 4 trang )

ĐH Kinh tế
&QTKD

Khoa
Kinh tế

Bộ môn duyệt

Giảng viên ra đề

TS. Đỗ Quang Quý

ThS. Trần văn Dũng

Bộ môn Kinh
tế Đầu tư – PT
& MT

Đề thi môn: KINH TẾ PHÁT TRIỂN
Thời gian làm bài: 90 phút
Anh /chị có 90 phút để trả lời 5 (năm) câu hỏi. Đây là bài thi được sử dụng tài liệu và
không trao đổi giữa các sinh viên trong quá trình làm bài. Hãy đọc kỹ yêu cầu câu hỏi và
thời gian hợp lý nhất. Chúc may mắn!
PHẦN I : LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN
Câu 1: (2 điểm)
Trình bày các khái niệm căn bản về tăng trưởng kinh tế, phát triển kinh tế, phát
triển bền vững. Cho một ví dụ về phát triển bền vững và một ví dụ về phát triển không
bền vững ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (có thể lấy ví dụ về kinh tế, xã hội, văn
hoá).
Tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên về quy mô, sản lượng sản phẩm hàng hóa và dịch
vụ đầu ra trong một thời gian tương đối dài.


Phát triển kinh tế là một quá trình thay đổi theo hướng hoàn thiện về mọi mặt của
nền kinh tế bao gồm kinh tế, xã hội, môi trường và thể chế trong một thời gin nhất
định.Thay đổi theo hướng hoàn thiện là cần nhắm tới á mục tiêu cơ bản sau: duy trì tăng
trưởng kinh tế ổn định trong thời gian dài, thay đồi cơ bản cơ cấu kinh tế, cải thiện cuộc
sống của đại bộ phận dân cư, đảm bảo gìn giữ và bảo vệ môi trường sinh thái tự nhiên.
Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng những nhu cầu hiện tại nhưng không
gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau. Nội dung của phát triển
kinh tế bền vững phải bao hàm sự phối hợp của 3 mặt: tăng trưởng kinh tế, công bằng xã
hội và bảo vệ môi trường.
Ví dụ phát triển kinh tế bền vững là cùng với sự tăng trưởng kinh tế chính phủ Việt
Nam đã chi một phần lớn ngân sách Nhà nước để đẩy mạnh và nâng cao chất lượng giáo
dục. Bên cạnh đó Chính phủ cũng có những chính sách hỗ trợ sinh viên nghèo để họ có
điều kiện đến lớp. Song song với nó chính phủ đang dần từng bước cải thiện môi trường
giáo dục nhằm hạn chế tiêu cực, bệnh thành tích, hướng tới một nền giáo dục đáp ứng
được nhu cầu xã hội.
Ví dụ phát triển kinh tế không bền vững là cùng với sự tăng trưởng kinh tế thì Việt
Nam đang gặp phải nhiều khó khăn liên quan đến môi trường. Để có được tăng trưởng
kinh tế Việt Nam thường phải dựa vào nguồn vốn đầu tư của nước ngoài và phải đánh
đổi môi trường với kinh tế. Vụ ô nhiểm môi trường của VeDan trên sông Thị Vải đả
gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh cho vấn đềmôi trường sống hiện nay ở Việt Nam.
Câu 2: (2,5 điểm)
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đóng góp không nhỏ vào tiến trình phát triển kinh
tế của các nước đang phát triển. Anh (chị) hãy cho biết vai trò của FDI đối với phát triển
kinh tế của Việt Nam.
 Đóng góp đáng kể vào giá trị sản lượng công nghiệp, góp phần nâng cao tốc
độ tăng trưởng công nghiệp của cả nước


Khu vực đầu tư nước ngoài hiện chiếm tới 36,4% giá trị sản lượng công nghiệp.
Hiện nay khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 100% về khai thác dầu thô,

sản xuất ô tô, máy giặt, tủ lạnh, điều hòa nhiệt độ, thiết bị văn phòng, máy tính.
Khoảng 60% sản lượng sợi các loại, 49% về da giày, 25% về chế biến thực phẩm và đồ
uống.
Từ những năm đầu của thập niên 90 đến nay, khu vực FDI có tốc độ tăng giá trị sản
lượng công nghiệp nhanh hơn các khu vực khác của nền kinh tế bình quân giai đoạn
1991-1995 là 23,3 %, giai đoạn 2001-2003 là 15,6% cao hơn so với mức tăng giá trị
sản lượng công nghiệp của khu vực doanh nghiệp nhà nước và khu vực ngoài quốc
doanh trong thời kỳ 1991-2000 và giai đoạn 2004 – 2008 là 16,3%.
 Thúc đẩy sản xuất hàng hóa: Kim ngạch xuất khẩu từ khu vực kinh tế này trung
bình chiếm khoảng 57% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước
 Mở rộng thị trường, phát triển các ngành dịch vụ, nâng cao năng lực cạnh
tranh của nền kinh tế, chuyển dịch kinh tế theo hướng công nghiệp hóa
 Hiện đại hóa, tạo ra năng suất lao động cao, từng bước đưa nền kinh tế nước ta
chuyển biến theo hướng kinh tế thị trường hiện đại
 Đóng góp vào ngân sách của khu vực FDI ngày càng tăng. Bình quân khu vực
FDI đóng góp khoảng 7% tổng thu ngân sách hàng năm
 Thúc đẩy xuất khẩu và cải thiện cán cân thanh toán, góp phần đưa nước ta
tham gia hiệu quả vào quá trình phân công lao động quốc tế, thúc đẩy mở rộng kinh tế
đối ngoại, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế; tạo điều kiện cho việc thực hiện đường
lối đối ngoại mở rộng, đa dạng hóa, đa phương hóa của Đảng và Nhà Nước ta

Bổ sung nguồn vốn trong nước: các thành phần kinh tế FDI đóng góp tới
20% trong tổng số nguồn vốn đầu tư phát triển

Nâng cao đời sống, tạo công ăn việc làm cho người lao động:
Khu vực vốn đầu tư FDI hiện thu hút được khoảng 1,2 triệu lao động Việt Nam với
mức lương ngày càng được cải thiện, góp phần nâng cao đời sống cho người lao động.
Câu 3: (2,5 điểm)
Sáu tháng đầu năm 2008 Việt Nam lạm phát cao, anh(chị) hãy cho biết các giải
pháp của chính phủ Việt Nam nhằm kiềm chế lạm phát.

Nhóm giải pháp đầu tiên, mang tính mấu chốt mà Chính phủ đưa ra là thực hiện
chính sách tiền tệ chặt chẽ. Một trong những mục tiêu của nhóm giải pháp này, theo Nghị
quyết, để giảm dần lãi suất huy động theo hướng thực hiện chính sách lãi suất thực
dương. Các hoạt động của ngân hàng thương mại về huy động, cho vay, tín dụng cần
được giám sát chặt chẽ, đảm bảo đúng quy định.
Thứ hai, Chính phủ sẽ điều chỉnh chính sách tài khóa theo hướng kiểm soát chặt
chẽ, nâng cao hiệu quả chi tiêu công gồm tăng thu ngân sách vượt dự toán, giảm chi phí
hành chính.Các hạng mục đầu tư sẽ được rà soát chặt chẽ. Cắt bỏ công trình đầu tư kém
hiệu quả, tập trung vốn cho những công trình sắp hoàn thành.
Thứ ba, tập trung sức phát triển sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ,
bảo đảm cân đối cung cầu về hàng hóa. Từ đó, giá cả lương thực, thực phẩm sẽ sớm được
ổn định. Đồng thời cần khắc phục tình trạng thiếu điện, bảo đảm điện cho sản xuất.
Thứ tư, Chính phủ chỉ đạo đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu,
giảm nhập siêu.
Thứ năm, Chính phủ kêu gọi mọi người, mọi nhà triệt để tiết kiệm tiêu dùng,
nhất là nhiên liệu và năng lượng. Các doanh nghiệp phải rà soát tất cả các khoản chi
nhằm hạ giá thành và phí lưu thông.
Thứ sáu, tăng cường công tác quản lý thị trường, chống đầu cơ buôn lậu và gian
lận thương mại, kiểm soát việc chấp hành pháp luật nhà nước về giá. Các hành vi vi
phạm pháp luật Nhà nước về giá sẽ bị xử lý nghiêm khắc..


Thứ bảy, tăng cường các biện pháp hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất của nhân
dân, mở rộng việc thực hiện các chính sách về an sinh xã hội. Điển hình là từ nay cho
đến hết tháng 6/2008, chưa tăng giá điện, than, xăng, dầu, giữ ổn định giá xi măng, phân
bón, nước sạch, thuốc chữa bệnh, vé máy bay, tàu hỏa, vé xe buýt, mức thu học phí, viện
phí.
Thứ tám, các phương tiện thông tin đại chúng cần đẩy mạnh thông tin và tuyên
truyền một cách chính xác, ủng hộ các chủ trương, chính sách của Nhà nước trên lĩnh
vực nhạy cảm này, tránh thông tin sai sự thật có tính kích động, gây tâm lý bất an trong

xã hội.
Với việc thực hiện đồng bộ 8 nhóm giải pháp trên, tình hình thị trường và giá cả
đã đi dần vào thế ổn định. Tốc độ tăng giá tiêu dùng bắt đầu tăng chậm lại từ tháng 6 và
liên tục giảm trong các tháng quý IV, chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2008 so với tháng
12/2007 tăng 19,89%.
PHẦN II: BÀI TẬP
Câu 4 (3 điểm)
Dựa theo số liệu điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam lần thứ 2 (1997 -1998), có số
liệu về tỷ lệ chi tiêu hộ gia đình tính bình quân đầu người ở Việt Nam như sau:
Mỗi nhóm chiếm 20% dân số.
Nghèo nhất: 8,2
Nghèo kế: 12,1
Trung bình: 15,7
Giầu:
21,5
Giầu nhất: 42,5
Yêu cầu: 4.1) Vẽ đường cong Lorenz cho Việt Nam.
4.2) So sánh với các quốc gia đang phát triển khác thì chi tiêu hộ gia đình tính
bình quân đầu người ở Việt Nam là tương đối công bằng hay mất công bằng?

1. Vẽ đường cong Lorenz
Khi vẽ trong bài thi bạn đổi chữ % thu nhập cộng dồn thành % chi tiêu cộng dồn và hiển
thị số liệu lên nha. Các số nằm ở vị trí các dấu chấm đó là 0%, 8.2%, 20.3%, 36%, 57.5% và
100%. Bạn chỉ cần ghi số liệu của 8.2%, 20.3%, 36%, 57.5% lên đường cong Lorenz thôi.


2. Hệ số GINI
Sa
RGINI =
S a + Sb

Bạn xem trong bảng tính excel mình đính kèm cách tính Sb nha. (tính một diện tích tam giác và
4 diện tích hình thang rồi cộng lại)
Sb= 0.344
0.5 − 0.344
RGINI =
= 0.312 (do Sa+Sb =0.5)
0.5
Do hệ số GINI của Việt Nam là 0.312 mà theo tiêu chuẩn của WB đối với những nước đang
phát triển hệ số GINI nằm trong khoảng từ 0.3 đến 0.5. Căn cứ vào đây ta thấy mức độ bất bình
đẳng ở Việt Nam ở mức tương đối công bằng.



×