Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

Đánh giá thực trạng mô hình nuôi cá thương phẩm trên đất một vụ lúa và những giải pháp nâng cao năng suất cá cho mô hình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (321.89 KB, 42 trang )

Khoá luận tốt nghiệp

1

Nguyễn Huy Hưng

TRƯờng đại học sư phạm hà nội 2
khoa sinh - ktnn

Nguyễn huy hưng

đánh giá thực trạng mô hình nuôi
cá thương phẩm trên đất một vụ
lúa và những giải pháp nâng cao
năng suất cá cho mô hình

khoá luận tốt nghiệp cử nhân sinh học

hà nội - 2007

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khoá luận tốt nghiệp

2

Nguyễn Huy Hưng

mục lục
Trang


Lời cảm ơn
Lời cam đoan

mở đầu
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1
2. Mục đích của đề tài ........................................................................................... 2
3. ý nghĩa của đề tài ............................................................................................. 2
chương 1: tổng quan tài liệu

1.1. Tình hình nuôi á ruộng ở Việt Nam trong những năm qua............................. 4
1.2. Sự đa dạng của hệ sinh thái nước ngọt ........................................................... 4
1.3. Quan hệ của đàn cá nuôi với các loài sinh vật trong ao ................................. 5
1.4. Quan hệ của các nhân tố vô sinh lên sự phát triển của đàn cá ....................... 6
1.5. Các công trình nghiên cứu có liên quan, tính cấp thiết của đề tài ................. 6
chương 2: phương pháp nghiên cứu, thời gian và địa
điểm nghiên cứu

2.1. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 8
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu .................................................................. 9
chương 3: kết quả nghiên cứu và thảo luận

3.1. Sơ lược vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên - xã hội của vùng nghiên cứu ......... 10
3.2. Đặc điểm ao nuôi của mô hình nghiên cứu .................................................. 11
3.3. Thực trạng nuôi thả cá trên đất một vụ lúa ở các địa điểm nghiên cứu ....... 12
3.4. Hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao năng suất đàn cá ............................ 16
3.4.1. Giải pháp chuẩn bị ao nuôi đúng kỹ thuật ........................................ 16
3.4.2. Giải pháp thả cá giống ..................................................................... 17
Trường ĐHSP Hà Nội 2



Khoá luận tốt nghiệp

3

Nguyễn Huy Hưng

3.4.3. Giải pháp chủ động nguồn nước ...................................................... 21
3.4.4. Giải pháp phát triển thức ăn tự nhiên ............................................... 22
3.4.5.Giải pháp bổ sung thức ăn nhân tạo .................................................. 24
3.4.6. Giải pháp giảm sinh vật gây bệnh, sinh vật gây hại ........................ 26
3.4.7. Giải pháp quản lý ao nuôi ................................................................ 27
3.4.8. Giải pháp chủ động phòng trừ dịch bệnh .......................................... 28
3.4.9. Giải pháp đánh tỉa thả bù .................................................................. 30
chương 4: kết luận và kiến nghị

4.1. Kết luận ........................................................................................................ 32
4.2. Kiến nghị ..................................................................................................... 33

tài liệu tham khảo
phụ lục

Trường ĐHSP Hà Nội 2


4

Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Huy Hưng


lời cảm ơn
Trong quá trình thực hiện đề tài này em đã nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận
tình của TS.GVC Hoàng Nguyễn Bình, người đã tận tình hướng dẫn em trong
suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài. Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân
thành và sâu sắc của mình tới thầy.
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường ĐHSPHN2, phòng quản lý
khoa học, khoa Sinh - KTNN, tổ Bộ môn Động vật học, Ban thư viện... đã tạo điều
kiện giúp đỡ em.
Em xin chân thành cảm ơn các phòng ban của tỉnh Vĩnh Phúc, huyện Bình
Xuyên, xã Thanh Lãng và các chủ hộ nuôi cá đã giúp đỡ quý báu cho em trong
quá trình thực hiện đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô, bạn bè đã đóng góp ý kiến, nhận xét
cho đề tài của em.
Cuối cùng con xin được cảm ơn cha mẹ đã dành cho con những gì tốt đẹp
nhất, thân thương nhất, đã tiếp thêm cho con nghị lực và sức mạnh để em được
như ngày hôm nay.
Xin chúc các thầy cô, bố mẹ và các bạn sức khỏe, thành công và hạnh phúc.
Hà Nội, tháng 05 năm 2007
Người thực hiện

Sinh viên: Nguyễn Huy Hưng

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khoá luận tốt nghiệp

5

Nguyễn Huy Hưng


lời cam đoan
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng mình. Các số liệu
kết quả trong khoá luận là trung thực, chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tác giả

Nguyễn Huy Hưng

Trường ĐHSP Hà Nội 2


6

Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Huy Hưng

mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một nước nông nghiệp, nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có hệ
thống ao, hồ, sông, ngòi, kênh, rạch dày đặc nên có nhiều điều kiện thuận lợi để
phát triển nông nghiệp; đặc biệt là nghề nuôi cá nước ngọt.
Cá là nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, thịt cá có nhiều Prôtêin,
Vitamin, lượng Lipít ít, đặc biệt có nhiều axit amin quan trọng. Ăn cá có tác dụng
tốt cho não, giảm nguy cơ mắc bệnh về tim mạch, đột quị, kích thích tiêu hoá và
tạo cảm giác ngon miệng. Vậy nên nhu cầu về nguồn thực phẩm này trong nhân
dân là rất lớn.
Từ xa xưa, con người đã biết đánh bắt, nuôi thả cá để cung cấp nguồn thực
phẩm cho mình. Càng ngày, nghề nuôi cá đặc biệt là nghề nuôi cá nước ngọt càng

trở thành nghề nuôi trồng thuỷ sản mũi nhọn, đầy tiềm năng bởi hiệu quả kinh tế
mà nó mang lại. Nhưng vấn đề đặt ra là: nuôi cá gì, nuôi như thế nào, nhằm phát
huy hiệu quả của ngành thuỷ sản đầy tiềm năng này. Đó là những câu hỏi lớn mà
con người liên tục phải tìm cách trả lời.
Qua nghiên cứu chúng tôi thấy xã Thanh Lãng, huyện Bình Xuyên, tỉnh
Vĩnh Phúc là một trong nhiều vùng trũng của đồng bằng Bắc Bộ. Xã có diện tích
ao, hồ và vùng trồng lúa chiêm trũng lớn. ở các diện tích trồng lúa chiêm trũng
này thường chỉ trồng được một vụ lúa (vụ chiêm xuân). Sau đó, do mưa nhiều
nước dâng cao nên vụ mùa ngập úng, đầu tư lớn song sản lượng thu được bấp
bênh nên hình thành chủ trương cấy một vụ chiêm, nuôi một vụ cá. Theo dự án
773 của thủ tướng chính phủ, nhà nước cho phép chuyển những diện tích ruộng
trũng cấy lúa hiệu quả thấp sang nuôi thuỷ sản [6]. Hưởng ứng chủ trương đó xã
tiến hành cho đắp bờ nuôi thả cá tạo nên mô hình một vụ cá, một vụ lúa vừa bổ
trợ cho nhau, vừa phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng, mang lại hiệu quả
kinh tế cao.

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khoá luận tốt nghiệp

7

Nguyễn Huy Hưng

Tuy nhiên, qua tìm hiểu thực trạng sản xuất ở mô hình này chúng tôi thấy ở
đây hình thức nuôi thả cá còn mang tính chất tự phát, truyền thống, chưa ứng
dụng nhiều khoa học kỹ thuật, chưa nắm rõ kỹ thuật chăm sóc phòng bệnh cho cá
nói riêng và chưa nắm vững kĩ thuật nuôi cá nói chung. Nên năng suất cá và hiệu
quả kinh tế còn thấp và không ổn định, chưa xứng đáng với tiềm năng kinh tế của

mô hình.
Từ những lý do đó mà chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: Đánh giá thực
trạng mô hình nuôi cá trên đất một vụ lúa và những giải pháp nhằm nâng cao
năng suất cá cho mô hình .
2. Mục đích của đề tài
Đề tài của tôi nghiên cứu nhằm giải quyết các mục tiêu sau:
1. Tìm hiểu vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội của vùng nghiên
cứu để đánh giá tiềm năng nghề nuôi cá trên đất một vụ lúa của vùng.
2. Tìm hiểu thực trạng của nghề nuôi cá trên đất một vụ lúa, qua đó đánh giá
những tồn tại và hạn chế của thực trạng nuôi thả hiện nay.
3. Đề xuất hệ thống các giải pháp để nâng cao năng suất cá cho mô hình,
đồng thời tận dụng và giải quyết việc làm cho nguồn lao động nhàn rỗi của địa
phương. Từ đó tận dụng tối đa nguồn lợi tự nhiên, tận dụng tiềm năng kinh tế của
vùng để phát triển và tăng thu nhập cho các hộ nuôi cá trên đất một vụ lúa.
3. ý nghĩa của đề tài
Sự thành công của đề tài mở ra một hướng mới trong nghề nuôi cá trên đất
một vụ lúa ở địa điểm nghiên cứu. Kết quả của đề tài là tài liệu tham khảo để các
hộ nuôi cá ứng dụng, nhằm chuyển đổi hình thức nuôi thả từ chỗ còn nhiều tồn
tại, hạn chế sang hình thức nuôi thả ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhất
là ứng dụng các kiến thức sinh học và sinh thái học, qua đó tận dụng nguồn lợi tự
nhiên, giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập cho người nuôi cá.

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khoá luận tốt nghiệp

8

Nguyễn Huy Hưng


Ngoài ra các kết quả nghiên cứu của đề tài còn có thể được sử dụng làm tài
liệu sinh học thực tiễn khi giảng dạy bộ môn sinh học, tìm hiểu tự nhiên cho các
cấp học phổ thông, cũng như ở các trường Cao đẳng hoặc Đại học có ngành thuỷ
sản.
Phạm vi ứng dụng của đề tài áp dụng cho các hộ nuôi cá trên đất ruộng ở
Bình Xuyên nói riêng và cho cả nước nói chung. Đồng thời còn có thể ứng dụng,
tham khảo cho các mô hình nuôi cá ao, hồ, lồng, bè...

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khoá luận tốt nghiệp

9

Nguyễn Huy Hưng

Chương 1. TổNG QUAN TàI LIệU
1.1. Tình hình nuôi cá ruộng ở việt nam trong những năm qua
Xuất phát từ điều kiện thiên nhiên thuận lợi của nước ta có khí hậu nhiệt đới
gió mùa, lượng mưa, giờ nắng hằng năm lớn. Diện tích ruộng cấy lúa nhiều, trong
đó có tới 500.000ha ruộng có thể sử dụng nuôi cá kết hợp. Vậy nên cùng với các
loại hình nuôi cá nước ngọt, nuôi cá ruộng ở Việt Nam phát triển khá sớm, từ
những năm 1960 đã phát triển và tạo thành phong trào trên nhiều địa phương ở
các tỉnh phía Bắc. Qua đó cũng tạo ra sản lượng cá đáng kể, góp phần nâng cao
sản lương của ngành nuôi trồng thuỷ sản của nước ta [6].
Tuy nhiên, từ năm 1986 trở lại đây do chịu tác động của một số cơ chế,
chính sách phát triển kinh tế mới nói chung và trong nông nghiệp nói riêng, cùng
với những tồn tại của ngành thuỷ sản trong lĩnh vực này như: chưa xác định được

mô hình nuôi cá ruộng ở từng vùng địa lí thích hợp, chưa có sự phối hợp chặt chẽ
giữa thuỷ nông, trồng lúa và nuôi cálàm cho phong trào nuôi cá ruộng ở nước ta
giảm sút, chậm phát triển [6].
1.2. sự đa dạng của hệ sinh thái nước ngọt
Ao, hồ, đầm, ruộng là một hệ sinh thái tương đối hoàn chỉnh và bền vững.
Các loài sinh vật trong hệ sinh thái này rất đa dạng và phong phú, chúng có quan
hệ gắn bó và thống nhất trong quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng của hệ
sinh thái.
Các loài như tảo, thực vật phù du, thực vật thuỷ sinh và một số vi khuẩn tự
dưỡng là nhóm sinh vật sản xuất. Chúng sẽ sử dụng CO2 , H2O, ánh sáng và một
số chất khoáng để tổng hợp nên hợp chất hữu cơ, giải phóng O2 cung cấp cho các
sinh vật khác trong hệ sinh thái. Vì vậy, có thể nói nhóm sinh vật này đóng vai trò
rất quan trọng trong việc tăng sinh khối của hệ sinh thái trong ao.
Bên cạnh đó là các loài sinh vật tiêu thụ gồm nhiều bậc khác nhau như: động
vật phù du, nhuyễn thể, giáp xác, ấu trùng chân khớp, các loài cá Chúng sẽ sử
dụng các chất hữu cơ và O2 do sinh vật sản xuất tạo ra, hoặc sử dụng các chất hữu

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khoá luận tốt nghiệp

10

Nguyễn Huy Hưng

cơ lắng đọng trong ao, bằng cách ăn trực tiếp các sinh vật sản xuất hoặc ăn gián
tiếp qua các sinh vật tiêu thụ bậc thấp.
Cuối cùng là nhóm sinh vật phân giải gồm nhiều loại vi sinh vật, chủ yếu là
vi khuẩn. Chúng phân huỷ các chất hữu cơ trong ao, hồ và các sinh vật khác bị

chết đi thành những chất vô cơ, để khép kín chu trình chuyển hoá vật chất và năng
lượng.
Các nhóm sinh vật này có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau trong quá
trình chuyển hoá vật chất và năng lượng, tạo thành các chuỗi và lưới thức ăn trong
hệ sinh thái [5].
1.3. Quan hệ của đàn cá nuôi với các loài sinh vật trong ao
Cá nuôi là loài sinh vật tiêu thụ sống trong hệ sinh thái nước ngọt nên có
quan hệ mật thiết với các sinh vật sống trong ao, đặc biệt là các sinh vật trong
chuỗi và lưới thức ăn mà cá sử dụng. Nên sự sinh trưởng và phát triển của đàn cá
phụ thuộc rất lớn vào các loài sinh vật sống trong ao.
Các loài sinh vật như tảo, thực vật phù du, thực vật thuỷ sinh, động vật phù du,
giáp xác, nhuyễn thể... là thức ăn ưa thích của nhiều loài cá. Các loài sinh vật này
được gọi là sinh vật thức ăn của cá. Sự phát triển phong phú của các loài sinh vật
thức ăn sẽ đảm bảo cho quần thể cá có nguồn thức ăn phong phú để sinh trưởng
và phát triển. Trái lại, nếu các loài sinh vật thức ăn nghèo nàn thì cá sẽ không đảm
bảo nguồn thức ăn, từ đó sẽ giảm năng suất và sản lượng cá nuôi.
Bên cạnh các sinh vật thức ăn, trong hệ sinh thái còn có nhiều loài vi sinh vật
gây bệnh cho cá, trong đó chủ yếu là vi khuẩn. Chúng gây các bệnh như thối
mang, xuất huyết, mỏ neo, viêm ruột... Ngoài ra còn có các sinh vật gây hại khác
như cá tạp (cá rô, cá diếc, cá mương, cá miễn...) và cá dữ (cá quả, cá chim trắng,
cá nheo...). Các loài cá tạp sẽ cạnh tranh với cá nuôi chủ yếu về thức ăn và nơi
phân bố, các loài cá dữ là kẻ thù trực tiếp tiêu diệt cá con. Do đó trong nuôi thả cá
cần chú ý tiêu diệt và làm giảm các sinh vật gây hại, gây bệnh để cá sinh trưởng
và phát triển bình thường.

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khoá luận tốt nghiệp


11

Nguyễn Huy Hưng

Mặt khác, bản thân trong đàn cá nuôi bao gồm nhiều loài, mỗi loài có những
tập tính sinh thái và đặc điểm riêng về loại thức ăn, tầng phân bố... được gọi là ổ
sinh thái khác nhau. Các loài cá có cùng ổ sinh thái thì cạnh tranh mạnh với nhau,
ngược lại thì cạnh tranh ít hoặc không cạnh tranh; mặt khác có thể bổ trợ cho
nhau. Do đó, khi nuôi cá ta cũng cần chú ý đến việc chọn đối tượng thả, thả ghép
nhiều loài cá, tỉ lệ thả ghép hợp lí để tận dụng tối đa nguồn thức ăn trong ao, các
tầng nước, giảp sự cạnh tranh , tăng tính bổ trợ mang lại hiệu quả kinh tế tối ưu
[5].
1.4. Quan hệ của các nhân tố vô sinh lên sự phát triển của đàn cá
Cá sống trong môi trường nước nên mọi yếu tố của môi trường nước và sự
biến động của các yếu tố này đều ảnh hưởng đến lượng sinh vật thức ăn, sức khỏe
và sự sinh trưởng, phát triển của đàn cá. Các yếu tố vô sinh ảnh hưởng đến đàn cá
gồm: ánh sáng, nhiệt độ, pH, hàm lượng O2 hoà tan (BOD), màu, độ đục, mùi,
mức độ ô nhiễm của nguồn nước, trữ lượng nước trong ao...Vì vậy, người chăn thả
cá phải hết sức chú ý điều chỉnh các yếu tố này để tạo ra môi trường sinh thái phù
hợp với sự sinh trưởng và phát triển của đàn cá [5].
1.5. Các công trình nghiên cứu có liên quan, tính cấp thiết của đề tài
Trong các giáo trình, sách của các trường thuỷ sản, Viện thuỷ sản đã đề cập
đến kỹ thuật nuôi cá ao, hồ, lồng, bè, sông, suối... trong đó có cả kỹ thuật nuôi cá
ruộng. Ngoài ra, ở các Sở thuỷ sản, Trung tâm khuyến nông tỉnh, thành phố hàng
năm cũng có những đề cập và phổ biến các kỹ thuật nuôi cá này. Tuy nhiên,
những đề cập và phổ biến này chỉ mang tính chất định hướng, chưa đi sâu nghiên
cứu triển khai theo một mô hình cụ thể nào, chưa đề ra được các giải pháp tối ưu
cho từng mô hình.
Trong cả nước và trên thế giới cũng có một số đề tài đã nghiên cứu về mô
hình cá ruộng. Nhưng những nghiên cứu này vẫn chưa cụ thể, chưa sát thực tế,

chưa ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật và chưa đưa được các giải pháp cụ
thể cho tình hình thực tế của mô hình, nên tôi thấy cần phải tiếp tục nghiên cứu
sâu hơn nữa, nhằm mang lại hiệu quả thiết thực cho các hộ nuôi cá theo mô hình
này ở xã Thanh Lãng, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.
Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khoá luận tốt nghiệp

12

Nguyễn Huy Hưng

ở địa phương tôi nghiên cứu thì chưa có đề tài nào nghiên cứu về kỹ thuật
nuôi cá ruộng, nên các hộ nuôi cá ở đây còn chưa được trang bị kiến thức, kỹ
thuật và những giải pháp để nâng cao năng suất đàn cá. Do đó, hình thức nuôi thả
vẫn còn nhiều hạn chế, năng suất và hiệu quả kinh tế còn thấp và chưa ổn định,
không xứng đáng với tiềm năng của vùng. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài này sẽ
góp phần nâng cao năng suất đàn cá, tăng thu nhập cho các hộ nuôi cá của địa
phương.

Trường ĐHSP Hà Nội 2


13

Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Huy Hưng


chương 2. phương pháp nghiên cứu, thời gian

và địa điểm nghiên cứu
2.1. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài này được sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
* Điều tra, ghi chép: theo phương pháp của Nguyễn Thanh Bình [1].
Điều tra điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của vùng nghiên cứu dựa vào kết
quả thống kê của xã, huyện, tỉnh qua đó đánh giá được khó khăn, thuận lợi và
tiềm năng của vùng.
Điều tra tình hình quản lí chăm sóc của các hộ nuôi cá trên đất một vụ lúa,
qua đó tìm hiểu những hạn chế và hiệu quả kinh tế đã đạt được từ đó đề ra những
giải pháp để khắc phục những hạn chế, tồn tại trên.
Ghi chép các kết quả điều tra, khảo sát, phỏng vấn, kết quả thí nghiệm...
* Khảo sát thực địa: theo phương pháp của Trần Thị Hà [2].
Thu thập, khảo sát đánh bắt thử để theo dõi tình hình dịch bệnh của đàn cá.
Kiểm tra cá mắc bệnh bằng mắt thường nhờ quan sát trên da, trên mang; mổ cá
quan sát nồi tạng, ngoài ra quan sát hiện tượng cá bơi lội ngứa ngáy, lờ đờ
Xác định hàm lượng O2 hoà tan trong ao qua hiện tượng cá nổi đầu vào sáng
sớm và buổi tối mùa xuân hè...
Khảo sát các địa điểm nghiên cứu để đánh giá thực trạng nuôi thả cá như:
thực trạng chăm sóc, quản lí ao nuôi và những hạn chế của các hộ nuôi cá như
việc dùng phân chuồng tươi ,vệ sinh ao nuôi...
*Phương pháp thu mẫu: theo phương pháp của Nguyễn Thanh Bình[1].
Mẫu cần thu ở cả 4 góc và ở một điểm giữa ao, thu ở cả 3 tầng nước và cần
thu mẫu vào 2 thời điểm trong ngày: vào sáng sớm trước khi mặt trời mọc và vào
khoảng 14 - 16 giờ cùng ngày, mới đánh giá được chính xác.
* Trong phòng làm việc và phòng thí nghiệm
Tiến hành phân tích mẫu để xác định các yếu tố thuỷ hoá như: xác định pH
của ao nuôi bằng giấy quỳ, quan sát, so sánh, ngửi để đánh giá màu nước, mùi
nước mức độ ô nhiễm của nước.

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khoá luận tốt nghiệp

14

Nguyễn Huy Hưng

Thu thập các thông tin về kỹ thuật nuôi cá như sách, báo, giáo trình,
internet...
Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê trên phần mềm Excel.
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
* Thời gian
Đề tài được nghiên cứu từ tháng I năm 2005 đến tháng IX năm 2006.
* Địa điểm
Đề tài được nghiên cứu ở các địa điểm nuôi cá của xã Thanh Lãng - Bình
Xuyên - Vĩnh Phúc, các hồ ao có tên gọi của nhân dân địa phương như là: Đồng
Sáo, Đồng Cầu, Bãi Dứa, Lỗ Lươn.

Trường ĐHSP Hà Nội 2


15

Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Huy Hưng

chương 3. kết quả nghiên cứu và thảo luận

3.1. Sơ lược vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên - xã hội của vùng nghiên cứu
* Vị trí địa lý
Xã Thanh Lãng, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc giáp với các xã Tân
Phong, Phú Xuân (Bình Xuyên), Nguyệt Đức, Minh Tân, Cúc Lâm (Yên Lạc). Xã
có hệ thống đường giao thông phát triển, cách đường quốc lộ 2 là 3 Km, cách thị
xã Phúc Yên (về phía Nam) và thành phố Vĩnh Yên (về phía Bắc) 15 Km, cách
thành phố Hà Nội (về phía Đông Nam) 40 Km. Nên nhìn chung rất thuận lợi cho
việc phát triển kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt tiêu thụ ở thành
phố Hà Nội. Xã có địa hình thấp, có diện tích vùng trồng lúa chiêm trũng lớn, nên
mùa mưa nước từ các khu vực khác thường xô về [10].
* Sơ lược điều kiện tự nhiên
Xã nằm trong vùng châu thổ sông Hồng, mang đậm nét khí hậu nhiệt đới
gió mùa, nắng lắm mưa nhiều, kiểu thời tiết bốn mùa. Địa hình của xã tương đối
bằng phẳng, không có đồi núi, có diện tích vùng trồng lúa chiêm trũng lớn và
nhiều ao, hồ nên có điều kiện phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt.
Lượng mưa hàng năm khá cao, xấp xỉ 1670 mm và tập trung chủ yếu từ tháng V
đến tháng X. Nhiệt độ trung bình hàng năm khá cao, xấp xỉ 23.6 0C, là điều kiện
thích hợp cho sự phát triển của cá. Tuy nhiên sự giao động nhiệt độ giữa hai mùa
khá rõ rệt, mùa đông nhiệt độ thấp nhất là 10- 15 0C, số ngày dưới 10 0C ít , mùa
hè nhiệt độ cao nhất trong năm tới 35 - 38 0C, các ngày trên 38 0C tương đối
hiếm. Khí hậu đặc trưng kiểu khí hậu miền Bắc gồm bốn mùa xuân, hạ, thu, đông.
Gió thổi theo hai mùa rõ rệt gió Đông Nam thổi từ tháng IV đến tháng IX, gió
Đông Bắc thổi từ tháng X đến tháng III năm sau [11].
Bảng 1. Bảng nhiệt độ và lượng mưa theo trung tâm thuỷ văn Vĩnh Phúc
Tháng

I

II


III

IV

V

VI

VII

Nhiệt

16.

17.

20.

23.

27.

28.

28.

độ

8


6

3

8

3

2

9

12

12

19

87

14

18

23

2

7


8

Lượng
mưa

Trường ĐHSP Hà Nội 2

VIII
28.3
287

IX

X

XI

XII TB/Tháng

27.

24.

21.

18.

3

7


1

1

20

11

7

6

46

10

23.6
13.4


Khoá luận tốt nghiệp

16

Nguyễn Huy Hưng

* Điều kiện dân cư - xã hội
Toàn bộ xã có dân số khoảng 13502 người (năm 2006), diện tích toàn xã là
948,21 ha, diện tích vùng trồng lúa chiêm trũng 280 ha, trong đó diện tích đất

luân canh 1 vụ cá 1 vụ lúa là 180 ha, diện tích chuyên nuôi trồng thuỷ sản là 30
ha. Tỷ lệ lao động làm nông nghiệp khoảng 70%, còn lại là làm các nghề khác
như nghề mộc, dịch vụ, công nghiệp... [12].
Kết luận nhìn chung vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân cư xã hội khá thuận
lợi để phát triển nghề nông nghiệp, đặc biệt nghề nuôi cá trên đất một vụ lúa vùng
chiêm trũng. Có thể nói tiềm năng phát triển nghề nuôi cá ở xã là rất lớn.
3.2. Đặc điểm ao nuôi của mô hình nghiên cứu
Phần lớn các ao này đều có diện tích khá lớn từ hàng nghìn đến hàng vạn m2.
Trước đây các diện tích này chỉ trồng một vụ lúa (vụ chiêm xuân). Sau đó, mưa
nhiều nước dâng cao không trồng lúa được nên bị bỏ hoang, khoảng 20 năm trở
lại đây xã tiến hành đắp bờ cho bà con đấu thầu nuôi thả cá tạo nên mô hình một
vụ lúa, một vụ cá, thời gian xã cho thầu 1 chu kỳ là từ 3 đến 5 năm.
Các ao nuôi này thường có đặc điểm chung là đều gồm hai phần:
- Một phần gọi là lõm (thùng đấu) được hình thành do việc lấy đất đóng gạch
ngói, làm công trình xây dựng hay tự đào để nuôi cá. Phần lõm này thường chỉ
chiếm diện tích nhỏ từ 1/10 - 1/5 diện tích ao nuôi và ngập nước quanh năm, dùng
để thả và nuôi cá trong thời gian cấy lúa.
- Phần còn lại chiếm diện tích lớn được dùng để trồng một vụ lúa chiêm
xuân. Sau khi thu hoạch lúa thì tháo nước tràn vào để thả cá, hình thành ao nuôi
hoàn chỉnh. Do đó trong ao có một lượng lớn gốc lúa là chất mùn hữu cơ quan
trọng làm giàu nguồn hữu cơ và nguồn thức ăn cho cá.
Độ sâu và chế độ nước trong ao phụ thuộc nhiều vào lượng mưa và lượng
nước của các con sông. Ao thường không có hệ thống dẫn nước chủ động đưa vào
nên khó khăn trong việc chủ động nguồn nước. Nền đáy ao chủ yếu là bùn sét, độ
pH giao động từ 6,5 - 7,5 (tương đối trung tính, axít hoặc kiềm nhẹ).

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khoá luận tốt nghiệp


17

Nguyễn Huy Hưng

Các ao này rất thích hợp cho việc trồng lúa một vụ và nuôi cá một vụ, đem
lại hiệu quả kinh tế cao. Thời gian đấu thầu ngắn nên các hộ thầu ao thường ngại
cải tạo, đầu tư vốn, để tu sửa ao và chưa chủ động được nguồn nước nên chất
lượng ao nuôi còn chưa cao.
3.3. Thực trạng nuôi thả cá thương phẩm trên đất một vụ lúa ở địa điểm
nghiên cứu
Qua khảo sát, điều tra, phỏng vấn các địa điểm nuôi cá của xã, chúng tôi thu
được kết quả thực trạng nuôi thả cá ở các địa điểm nghiên cứu như sau.
* Các loài cá được nuôi chủ yếu
Các hộ nuôi cá ở đây tập trung nuôi chủ yếu các loại cá như trắm cỏ, trắm
đen, mè hoa, mè trắng, trôi ấn Độ, trôi Mrigal, cá chép Việt. Ngoài ra, các năm
gần đây còn nuôi một số giống cá mới như trê phi, chim trắng, chép lai, cá quả...
Tổng số đàn cá nuôi có khoảng trên dưới 20 loài, trong đó có hơn 10 loài có giá
trị kinh tế cao [6].
Bảng 2. Một số đối tượng nuôi chính [6].
Đối tượng nuôi

Tên khoa học

Cá chép

Cyprinus carpio

Mè trắng


Hyphophthalmichthys molitrix

Mè hoa

Aristichthys nobinis

Trắm cỏ

Ctenopharygodon idellus

Trắm đen

Mynopharyngodon piccus

Trôi ấn độ

Labeo rohita

Trôi Mrigal

Cirrhinus mrigalla

Rô phi

Tilapia mossambica

Chim trắng

Clossoma brachiponum


Trê phi

Clarias lazera

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khoá luận tốt nghiệp

18

Nguyễn Huy Hưng

* Ao nuôi chưa được chuẩn bị đúng kĩ thuật
Ao nuôi trước khi thả cá không được xử lí kĩ thuật như sau:
- Chưa rắc vôi khử chua, diệt trừ mầm bệnh và sinh vật hại, do đó chưa ổn
định được pH, ao nuôi còn nhiều sinh vât gây bệnh cho cá, nhiều sinh vật cạnh
tranh nguồn sống với cá nuôi, thậm chí vẫn còn các loài cá dữ ăn hại cá nuôi.
- Ao không được bón lót phân chuồng, phân xanh để cung cấp chất dinh
dưỡng và chất hữu cơ cho ao, nên ao khá nghèo nàn nguồn thức ăn cho cá (trừ các
gốc rạ cũ).
- Ao không đươc tu sửa bờ và cống cẩn thận, lấp các hang hốc rò rỉ, phát
quang bụi rậm.
- Một số hộ còn không làm bờ ngăn vùng lõn thả cá với ruộng cấy lúa hoặc
chưa cắm đăng, giăng lưới ngăn cá lúa, nên cá vào ruộng lúa quá sớm, ăn lúa làm
gây hại và ảnh hưởng đến năng suất lúa, ảnh hưởng lớn đến tổng thu nhập.
* Thực trạng về cá giống thả
Cá giống thả được mua ở nhiều ao giống quanh khu vực, nên không đảm
bảo về kích thước, chất lượng cá thả. Ngoài ra mật độ, tỉ lệ cá thả chưa hợp lý, cụ
thể như sau:

- Mật độ thả: mật độ cá thả không đảm bảo, không tính toán chỉ ước lượng
áng chừng, nên có hộ thì thả quá dày, dẫn đến không đủ về thức ăn, oxy và các
điều kiện sinh thái khác, vì thế, cá sinh trưởng và phát triển chậm. Có hộ lại thả
quá thưa nên không tận dụng hết tiềm năng của ao nuôi.
- Kích thước: cá giống thả không được đảm bảo về độ đồng đều, có loại quá
to, có loại quá nhỏ dẫn đến khó khăn trong việc chăm sóc, thu hoạch và theo dõi
tình hình sinh trưởng của cá. Nếu thả kích thước quá lớn thì chi phí giống cao, thả
kích thước quá nhỏ thì ảnh hưởng đến chất lượng cá khi thu hoạch. Cá thả không
được đảm bảo chất lượng như: cá quá gầy, không cân đối về chiều dài và chiều
rộng. Ngoài ra còn dễ mang mầm bệnh, không đảm bảo sức khỏe...
- Về tỷ lệ thả: cá thả không theo tỷ lệ hay công thức nhất định, thả áng
chừng, dẫn đến một mặt không tận dụng hết không gian sống và nguồn dinh
dưỡng trong ao, mặt khác có thể gây quá dày cho một loại cá nên tăng sự cạnh
Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khoá luận tốt nghiệp

19

Nguyễn Huy Hưng

tranh về thức ăn, nơi ở, dẫn đến ảnh hưởng tới sự sinh trưởng phát triển của cá
(giữa các loài có ổ sinh thái khác nhau).
- Thời gian thả: không hợp lý, không cố định mùa vụ, có vụ thì thả sớm có
vụ lai thả muộn, nên cũng có ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của cá.
* Thực trạng về dinh dưỡng và thức ăn cho cá
Do chưa đánh giá được tầm quan trọng và ý nghĩa của thức ăn đối với sự
phát triển của cá, nên chưa chú trọng đến việc phát triển thức ăn tự nhiên và bổ
sung thức ăn nhân tạo cho cá, mà chủ yếu tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên sẵn có

trong ao nuôi. Hầu hết người nuôi cá chưa chủ động bón phân chuồng, phân xanh,
phân vô cơ, nên không thúc đẩy được sự phát triển của sinh vật thức ăn như: tảo,
động vật phù du, thực vật phù du, thực vật thuỷ sinh, giáp xác, nhuyễn thể... Bên
cạnh đó việc đầu tư thức ăn nhân tạo cũng không được chú ý do sự tốn kém hoặc
do không am hiểu quá trình sinh trưởng phát triển của cá, hệ sinh thái ao. Do đó
vào những tháng ít mưa, ánh sáng yếu sinh vật thức ăn giảm sút, họ không có biện
pháp bổ sung thức ăn nhân tạo kịp thời, nên cá sinh trưởng và phát triển chậm.
Một số hộ cũng có đã chú trọng bón phân, bổ sung thức ăn nhân tạo (chủ yếu là
thức ăn xanh) nhưng cũng không đảm bảo và không khoa học.
* Thực trạng nguồn nước trong ao
Nhìn chung các hộ nuôi cá ở đây chưa có biện pháp chủ động nguồn nước.
Nên độ sâu và lượng nước trong ao còn chưa đảm bảo, chưa tạo ra nguồn nước dồi
dào cho cá và các sinh vật trong ao phát triển. Lượng nước lấy vào ao phụ thuộc
chủ yếu vào lượng mưa và mực nước của các con sông, nên tình trạng nuôi thả cá
phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên.
* Thực trạng về dịch bệnh
Do không am hiểu kỹ thuật, không có quá trình nuôi cụ thể, không có biện
pháp phòng trừ dịch bệnh, nên cá ở đây dễ bị mắc bệnh chết hàng loạt. Cá chết
chủ yếu là các loại: trắm cỏ, mè trắng, trôi ấn độ, trôi ấn độ, trôi Mrigal, mè
hoa...Các bệnh phổ biến như: xuất huyết, trùng mỏ neo, thối mang, viêm ruột...
Theo điều tra của chúng tôi thì cá chết chủ yếu do các nguyên nhân sau:
Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khoá luận tốt nghiệp

20

Nguyễn Huy Hưng


- Ao không được xử lý rắc vôi diệt trừ mầm bệnh.
- Phân chuồng tươi từ các chuồng trại không được ủ đổ thẳng xuống ao nên
mang theo nhiều mầm bệnh
- Bến ăn, ao nuôi không được phát quang, vệ sinh hợp lý...
- Cá giống thả không đảm bảo, dễ mang sẵn mầm bệnh, không được khử
trùng...
- Ngoài ra các chế độ chăm sóc, quản lý ao nuôi khác kém, nên khả năng
miễn dịch của cá kém, tạo điều kiện cho vi sinh vật gây bệnh phát triển.
* Thực trạng chăm sóc và quản lý ao nuôi
Các hộ nuôi cá ở đây còn hạn chế nhiều trong việc chăm sóc và quản lý ao
nuôi cụ thể còn tồn tại khá phổ biến tình trạng sau:
- Thức ăn cho cá còn thiếu và không đảm bảo do không chú ý phát triển thức
ăn tự nhiên và chưa hoặc ít bổ sung thức ăn nhân tạo.
- Ao không được rắc vôi để khử chua, trừ mầm bệnh, ổn định pH... chưa bón
phân thuờng xuyên làm phong phú nguồn thức ăn cho cá...
- Chưa có biện pháp ổn định các yếu tố sinh thái như: ánh sáng, nhiệt độ, pH,
độ đục, màu sắc, mùi của nước... Nên chưa tạo điều kiện thuận lợi cho cá sinh
trưởng phát triển.
- Cá không được theo dõi tình hình sinh trưởng thường xuyên nên không có
những điều chỉnh kịp thời khi cá sinh trưởng và phát triển kém.
Kết luận: Theo điều tra của chúng tôi thì kỹ thuật nuôi thả cá ở đây còn khá
nhiều hạn chế, dẫn đến chưa tận dụng hết được nguồn lợi tự nhiên, nguồn lao
động nhàn rỗi của địa phương, do đó không tận dụng hết tiềm năng của ao nuôi.
Nên năng suất còn thấp và không ổn định, thậm chí đôi khi còn gây thiệt hại kinh
tế nghiêm trọng do một phần diện tích lúa bị cá ăn hoặc cá bị chết cho dịch bệnh.
Tình hình này rất cần có những giải pháp để khắc phục những hạn chế trên, nhằm
đem lại hiệu quả kinh tế cao cho mô hình.

Trường ĐHSP Hà Nội 2



Khoá luận tốt nghiệp

21

Nguyễn Huy Hưng

3.4. Hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao năng suất đàn cá
3.4.1. Giải pháp chuẩn bị ao nuôi đúng kỹ thuật
Công tác chuẩn bị ao nuôi được tiến hành trong thời gian chuyển giao giữa
hai chu kỳ nuôi, vào khoảng tháng XII đến tháng I năm sau và thường được tiến
hành sau khi tát cạn vùng lõm để thu hoạch tổng thể, công tác chuẩn bị ao nuôi
được tiến hành như sau:
- Tu sửa lại bờ cống, lấp các hang hốc rò rỉ. Bờ yêu cầu phải an toàn, cao hơn
mực nước hàng năm tối thiểu 0,5m, mặt bờ lớn hơn 1m.
- Đắp bờ ngăn vùng lõm thả cá và phần cấy lúa, việc đắp bờ này sẽ chủ động
không cho cá vào lúa giai đoạn còn nhỏ, tránh được tình trạng cá ăn lúa làm giảm
diện tích lúa. Ngoài ra, với các lõm quá nông không có điều kiện nạo vét, việc
đắp bờ sau đó bơm nước vào lõm sẽ đảm bảo độ sâu của lõm và tăng thể tích lõm
để nuôi cá. Khi có bờ ngăn ta có thể chủ động cho cá ra vào mặt ruộng, để đảm
bảo vừa tận dụng được không gian sống, nguồn thức ăn; đồng thời tránh được cá
ăn lúa, ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thưc vật tới cá, cụ thể như sau:
+ Khi lúa còn non thì chỉ nuôi cá ở vùng lõm, tránh cá phá hoại lúa, không
gây mâu thuẫn giữa cấy lúa và nuôi cá.
+ Khi lúa đã lớn và cứng cây, cá không phá hoại được, thì có thể mở bờ cho
cá vào ruộng lúa. Cá sử dụng cây cỏ, sâu bệnh làm thức ăn; cá sục bùn làm tăng
khả năng hoà tan muối dinh dưỡng vào nước Thông qua đó tạo điều kiện thuận
lợi cho cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt, không những không hại lúa mà còn
tốt cho cả lúa.
+ Khi phun thuốc hoá học cho lúa thì tháo nước đi để rút cá về lõm, tránh

được sự ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thưc vật tới cá.
- Vùng cấy lúa làm đất cấy lúa không cần xử lý, còn vùng lõm nuôi cá cần
xử lý theo kỹ thuật sau:
+ Tẩy trùng lõm bằng vôi bột với lượng 5kg - 7kg/100m2 với các lõm chua
có thể từ 7kg - 10kg/100m2. Việc bón vôi sẽ có tác dụng khử chua, khử trùng, diệt
trừ cá tạp, cá dữ và các sinh vật hại khác.

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khoá luận tốt nghiệp

22

Nguyễn Huy Hưng

+ Bón lót cho lõm, bón cả phân chuồng và phân xanh với lượng mỗi loại là
30kg - 35kg/100m2. Cách bón, với phân chuồng cần được rắc đều đáy ao, phân
xanh thì bó lại từng bó vùi xuống bùn. Tác dụng của bón phân sẽ cung cấp chất
khoáng và chất hữu cơ cho ao giúp các sinh vật thức ăn phát triển, trở thành
nguồn thức ăn phong phú cho cá [6].
+ Tháo nước vào ao: Nước phải tháo qua đăng, qua lưới để ngăn cản cá
tạp, cá dữ vào ao, nước tháo vào phải đảm bảo nguồn nước không bị ô nhiễm như
màu sắc (đỏ, đen, nước bốc mùi hôi, mùi tanh...). Ban đầu chỉ tháo khoảng 30cm 50cm. Sau 3 - 5 ngày tháo 1,2 - 2m rồi thả cá giống.
3.4.2. Giải pháp thả cá giống
Cá giống được thả phải chú ý đến bốn yếu tố đó là: thời vụ thả, tiêu chuẩn
giống thả, đối tượng thả và mật độ thả [4, 6, 7 ].
* Thời vụ thả
Do đặc điểm mô hình cá ruộng, trong thời gian đầu phần lớn diện tích ao
được dùng để cấy lúa, chỉ một phần diện tích (lõm) được sử dụng để thả cá. Nên

với mô hình này cá thả có thể chia làm nhiều lần, thông thường chia làm hai vụ
thả:
- Vụ một : thả vào tháng I đến tháng II, đây là vụ thả chính, cá thả vào vụ
này nên có kích thước nhỏ.
- Vụ hai: thả vào tháng V đến tháng VI, sau khi gặt lúa xong tháo nước
vào và tiến hành thả bổ sung, cá thả vào giai đoạn này thường có kích thước lớn
hơn.
* Tiêu chuẩn giống thả
Giống được thả phải đảm bảo về chất lượng và kích thước.
- Chất lượng giống thả: phải đảm bảo tỷ lệ đồng đều cao, cân đối giữa
chiều dài và khối lượng, cá phải khỏe không mắc bệnh tật.
- Kích thước giống thả: nếu quá lớn chi phí giống sẽ cao, nếu quá nhỏ ảnh
hưởng đến chất lượng cá khi thu hoạch và tỷ lệ hao hụt cá giống lớn. Thông
thường với thời điểm thả vào tháng I đến tháng II, thì kích thước cá từ 8- 14cm(
với các loại cá nhỏ rô phi, chim trắng, chép từ 4- 8 cm). Còn với thời điểm thả
Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khoá luận tốt nghiệp

23

Nguyễn Huy Hưng

tháng V đến tháng VI, cá thả có kích thước lớn từ 12- 20cm (với các loài chim
trắng, rô phi, chép thả từ 6- 12cm).
* Đối tượng thả
Cá sống trong môi trường nước ở các tầng nông sâu khác nhau. Có loài phân
bố và kiếm ăn chủ yếu ở tầng mặt (Plankton), lại có loài phân bố và kiếm ăn chủ
yếu ở tầng giữa (Neckton) hay tầng đáy (Benthos). Mặt khác các loài khác nhau

lại có đặc điểm, tập tính về dinh dưỡng và thức ăn khác nhau, như vây mỗi loài có
một ổ sinh thái khác nhau. Từ đặc điểm trên để đạt hiệu quả kinh tế cao, tận dụng
tối đa diện tích các tầng nước trong ao, nguồn dinh dưỡng trong ao nuôi, giảm sự
cạnh tranh về chỗ ở, nguồn thức ăn; mặt khác có thể bổ trợ tốt cho nhau nên
người ta thường nuôi ghép nhiều loài cá trong một diện tích ao nuôi.
Bảng 3. Sự phân bố theo tầng nước, đặc điểm dinh dưỡng của một số loài cá
[6].
Loài cá
Mè trắng

Mè hoa

Trắm cỏ
Trắm đen
Cá trôi

Đặc điểm dinh dưỡng
Hầu như chỉ ăn tảo, động vật
phù du cũng ăn nhưng số
lượng không đáng kể
Hầu như chỉ ăn động vật phù
du, tảo và thực vật phù du
khác cũng ăn nhưng ít không
đáng kể.
Các loại cỏ, rong, bèo, các
thức ăn thực vật khác.
Nhuyễn thể, giáp xác, giun và
một số động vật đáy khác.
Chủ yếu ăn mùn bã hữu cơ và
cũng ăn ít động vật đáy.


Sự phân bố
Chủ yếu Plankton.

Chủ yếu Neckton.

Chủ yếu Plankton.
Chủ yếu Benthos.
Chủ yếu Neckton và Benthos.

Chép

ăn tạp: Nhuyễn thể, giáp xác,
và một số động vật đáy, mùn Chủ yếu Benthos và Neckton.
bã hữu cơ...

Rô phi

ăn tạp: động vật đáy, mùn bã
Chủ yếu Benthos và Neckton.
hữu cơ, phân chuồng...

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khoá luận tốt nghiệp

24

Nguyễn Huy Hưng


Tuy nhiên trong đàn cá nuôi ta cần xác định tỷ lệ thả mỗi loại là bao nhiêu
để đạt được hiệu quả kinh tế cao. Thông thường trong đàn cá nuôi ghép người ta
thường chọn một hoặc vài đối tượng nuôi chính. Việc xác định đối tượng nuôi
chính cần căn cứ vào các yếu tố như: điều kiện môi trường ao nuôi, khả năng giải
quyết giống, khả năng giải quyết thức ăn trong quá trình nuôi, năng suất và giá trị
kinh tế... Trong các yếu tố trên thì khi xác định đối tượng nuôi chính cần căn cứ
chủ yếu vào yếu tố môi trường và thức ăn là quan trọng nhất (ví dụ: đối với các ao
có đặc điểm nhiều rong, cỏ, thực vật thuỷ sinh; đồng thời trong quá trình nuôi dễ
dàng giải quyết việc cung cấp thức ăn xanh thì cần xác định đối tượng nuôi chính
là cá trắm cỏ. Còn với những ao có nhiều mùn bã hữu cơ và trong thời gian nuôi
lại có khả năng cung cấp nhiều phân hữu cơ, phân xanh, thì chọn đối tượng nuôi
chính là cá mè trắng hay cá rô phi).

Trường ĐHSP Hà Nội 2


25

Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Huy Hưng

Bảng 4. Một số tỷ lệ nuôi ghép cá có hiệu quả cao [6].
Cá mè trắng làm

Cá trắm cỏ làm

Cá rô phi làm


Cá Trôi làm

chính

chính

chính

chính

Loài

Tỷ lệ

Loài

%
Mè trắng

60

Trắm cỏ

Tỷ lệ Loài

Tỷ lệ

%

%


40

Rô phi

Loài

Tỷ
lệ %

55

Trôi ấn

30

Độ
Mè hoa
Trôi
Mrigal
Trôi ấn

5

Mè trắng

20

Mè trắng


20

11

Mè hoa

4

Trắm cỏ

4

14

Chép

4

Chép

6

Trôi
Mrigal
Mè hoa

20
5

Mè trắng

25

Độ
Trắm cỏ

3

Trôi ấn

10

Độ
Chép

7

Rô phi
Trôi
Mrigal

Trôi ấn

Chép
5

5

Độ
16
6


Trôi
Mrigal
Mè hoa

5
5

Trắm cỏ
Rô phi

10
5

Chú ý: đối tượng nuôi chính trong ao thường chiếm tỷ lệ 40%.
* Mật độ thả
Mật độ thả chỉ số lượng cá giống được thả trên một diện tích ao nuôi trong
một chu kỳ nuôi, thường được tính theo đơn vị con/ha. Việc xác định mật nuôi
cần phải dựa vào các điều kiện như môi trường ao nuôi, khả năng đảm bảo về thức
ăn, khả năng giải quyết cá giống, kích thước cá khi thu hoạch, năng suất dự kiến,
thời gian nuôi...

Trường ĐHSP Hà Nội 2


×