Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

Nghiên cứu đặc điểm sinh học và đề xuất nuôi bảo tồn loài ếch cây sần bắc bộ = THELODERMA CORTICALE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (661.51 KB, 44 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2
MỞ ĐẦU

 Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đƣợc đánh giá là một trong 16 quốc gia có tính đa dạng Sinh
học nhất toàn cầu, đặc biệt là sự đa dạng của bò sát, ếch nhái. Trong tổng số
5.250 loài ếch nhái đƣợc biết đến trên thế giới thì Việt Nam có tới 162 loài
[17], trong đó có nhiều loài là loài đặc hữu của Việt Nam.
Ếch cây sần bắc bộ Theloderma corticale là một trong các loài ếch đặc
hữu của Việt Nam. Chúng là loài có giá trị khoa học rất lớn, do vậy đã thu hút
đƣợc sự quan tâm, chú ý và đã trở thành đối tƣợng nghiên cứu của nhiều nhà
khoa học trong và ngoài nƣớc. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu về loài này
còn rất ít và chƣa đầy đủ.
Ngoài ra, ếch cây sần bắc bộ Theloderma corticale còn là loài có giá trị
kinh tế và thẩm mỹ rất cao. Hiện nay, chúng đang là một mặt hàng “nóng”
trong thị trƣờng động vật cảnh trong và ngoài nƣớc.
Ở Việt Nam, loài này phân bố chủ yếu ở các Vƣờn Quốc gia hoặc các
Khu Bảo tồn thiên nhiên thuộc các tỉnh: Cao Bằng, Lạng Sơn (Mẫu Sơn),
Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Tuyên Quang (Na Hang) [17], nhƣng với số lƣợng ít.
Trên thực tế, số lƣợng cá thể của loài này cũng nhƣ nhiều loài ếch nhái khác
đang bị suy giảm nhanh chóng do sinh cảnh sống bị thu hẹp, chia cắt và suy
thoái do các hoạt động của con ngƣời nhƣ việc chặt phá rừng làm nƣơng rẫy,
hay việc khai thác quá mức phục vụ nhu cầu buôn bán…
Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài “Nghiên cứu đặc điểm sinh học và đề xuất
nuôi bảo tồn loài ếch cây sần bắc bộ Theloderma corticale” để có thể tìm ra
cơ sở khoa học nhân nuôi và bảo tồn loài này. Một mặt, có thể cung cấp một
số lƣợng lớn các cá thể của loài cho các hoạt động nghiên cứu khoa học. Mặt
khác, có thể duy trì và phát triển số lƣợng của loài trong tự nhiên. Đồng thời,


Phạm Thị Nhung

1

K32D- CN Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

bổ sung thêm những dẫn liệu khoa học mới về loài ếch cây sần bắc bộ
Theloderma corticale.
 Mục tiêu của đề tài
Góp phần nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái học của loài
ếch cây sần bắc bộ T. corticale trong tự nhiên và trong điều kiện nuôi nhốt,
tạo cơ sở khoa học cho việc bảo tồn và phát triển quần thể của chúng trong tự
nhiên, cũng nhƣ trong nhân nuôi.
Xây dựng quy trình nuôi sinh sản ếch cây sần bắc bộ trong điều kiện
nuôi nhốt, nhằm mục đích bảo tồn, giáo dục môi trƣờng và phát triển kinh tế.
 Ý nghĩa khoa học của đề tài
Những kết quả nghiên cứu trong khóa luận này sẽ cung cấp thêm những
dẫn liệu khoa học mới cho việc nhân nuôi, bảo tồn và phát triển bền vững
quần thể của loài ếch cây sần bắc bộ trong tự nhiên. Đồng thời, cung cấp thêm
cơ sở khoa học để phát triển mô hình nuôi sinh sản loài này nhằm mục đích
phát triển kinh tế cho cộng đồng dân cƣ địa phƣơng và giáo dục bảo vệ môi
trƣờng.

Phạm Thị Nhung


2

K32D- CN Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Lịch sử nghiên cứu
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu ếch nhái ở Việt Nam và Tam Đảo
Lịch sử nghiên cứu ếch nhái ở Việt Nam
Ếch nhái ở Việt Nam đƣợc nghiên cứu từ cuối thế kỷ XIX song chủ
yếu do các nhà khoa học nƣớc ngoài tiến hành nhƣ: Tiran (1885), Boulenger
(1903), Smith (1921, 1924, 1932) đáng chú nhất là công trình nghiên cứu ếch
nhái, bò sát ở Đông Dƣơng của Bourret (1934 – 1944) trong đó có nƣớc ta.
Sau hòa bình lặp lại (1954) các nhà nghiên cứu về thành phần loài ếch
nhái đƣợc tăng cƣờng bởi tác giả Việt Nam.
1970 – 1990: có một số công trình nhƣ: “Kết quả điều tra cơ bản động
vật miền Bắc Việt Nam” 1981 (phần ếch nhái và bò sát) của các tác giả: Trần
Kiên, Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc đã thống kê đƣợc 69 loài ếch nhái.
Trong “Tuyển tập báo cáo kết quả điều tra thống kê động vật Việt Nam”,
1985 của Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật đã thống kê đƣợc 90 loài ếch
nhái. Ngoài ra, các tác giả còn chỉ ra đƣợc sự phân bố của các loài theo sinh
cảnh.
Từ năm 1990 – 2000: đây là giai đoạn nghiên cứu ếch nhái và bò sát ở
Việt Nam đƣợc tăng cƣờng. Đặc biệt, từ những năm 1995 trở lại đây các tác
giả: Nguyễn Văn Sáng, Lê Nguyên Ngật, Ngô Đắc Chứng, Hồ Thu Cúc,
Hoàng Nguyễn Bình, Phạm Văn Hòa, Đinh Thị Phƣơng Anh, Nguyễn Quảng

Trƣờng… đƣa ra danh sách thành phần loài ở một số vùng nhƣ: Khu Bảo tồn
thiên nhiên Xuân Sơn (Phú Thọ), khu vực Ao Châu (Hạ Hòa, Phú Thọ), khu
vực Chí Linh (Hải Dƣơng)…
Ngoài các công trình nghiên cứu trên còn có công trình nghiên cứu của
Trần Kiên và các cộng sự “Cơ sở sinh thái học của việc chăn nuôi ếch đồng

Phạm Thị Nhung

3

K32D- CN Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

và tắc kè” [8] đã tập trung vào việc nuôi những loài có ý nghĩa kinh tế để
nghiên cứu sinh thái học làm cơ sở xây dựng các quy trình nuôi và bảo tồn.
Lịch sử nghiên cứu ếch nhái ở Tam Đảo
Ngƣời có công lớn nhất trong việc nghiên cứu ếch nhái ở Tam Đảo là
nhà tự nhiên học ngƣời Pháp Bourret từ năm 1934 – 1942 ông đã thống kê
đƣợc ở Tam Đảo có 11 loài ếch nhái [5]. Chỉ sau khi hòa bình lập lại thì các
nhà khoa học ở Việt Nam mới có điều kiện để thực hiện các nghiên cứu của
mình tại Tam Đảo. Nhiều cuộc điều tra đƣợc tiến hành do nhiều cơ quan và
nhà khoa học tổ chức nhƣ:
+ Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật nhà nƣớc (1962)
+ Khoa Sinh học trƣờng Đại học Tổng Hợp (1967 – 1969)
+ Viện Sinh học (1974)
+ Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật (1980 – 1988)

+ Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật nhà nƣớc (1981)
Năm 1995, Lê Nguyên Ngật đƣa ra một số nhận xét về thành phần loài
ếch nhái ở Tam Đảo trong đó thống kê đƣợc 32 loài thuộc 7 họ 3 bộ.
Năm 1996, Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc trong Danh lục ếch nhái và
bò sát Việt Nam đã thống kê đƣợc ở Tam Đảo có 61 loài ếch nhái, bò sát
thuộc 17 họ 5 bộ [17].
Gần đây nhất, công trình nghiên cứu của Hồ Thu Cúc, Nikolai Orlov,
Amy Lathrop (2000) trong “Góp phần nghiên cứu khu hệ ếch nhái, bò sát
thuộc Vườn Quốc gia Tam Đảo” đã thống kê đƣợc 56 loài ếch nhái thuộc 8 họ
3 bộ [5].
1.1.2. Một số nghiên cứu chung về sinh học của ếch nhái
Lớp lƣỡng cƣ (Amphibia) hiện có khoảng 5.500 loài thuộc 44 họ và
đƣợc chia ra làm 3 bộ: bộ Lƣỡng cƣ có đuôi (Caudata), bộ Lƣỡng cƣ không

Phạm Thị Nhung

4

K32D- CN Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

chân (Apoda), bộ Lƣỡng cƣ không đuôi (Anura) và đƣợc gọi chung là ếch
nhái.
Bộ Lƣỡng cƣ không đuôi gồm nhiều loài nhất và phân hóa cao nhất.
Tuy vậy, cấu tạo nói chung của chúng tƣơng đối giống nhau vì liên quan đến
cách chuyển vận nhảy. Hầu hết các loài ếch nhái đều có đặc điểm là thân

mình ngắn và rộng, cổ không rõ ràng, đuôi thiếu. Chi phát triển và đặc biệt
chi sau dài, khỏe và to hơn chi trƣớc, dùng để nhảy [13].
Việc sử dụng hai cái tên thông dụng là “ếch” và “cóc” lại không dựa
trên cơ sở phân loại học. Nhìn từ góc độ phân loại học thì toàn bộ các thành
viên của bộ Anura đều là ếch, chỉ có thành viên thuộc họ Bufonidae đƣợc gọi
là “cóc” thực sự. Việc sử dụng thuật ngữ “ếch” trong hầu hết các trƣờng hợp
thƣờng dựa vào phân biệt loài đó là loài sống dƣới nƣớc hay nửa dƣới nƣớc,
da nhẵn và da ƣớt, và thuật ngữ “cóc” thƣờng dùng để chỉ loài thƣờng sống ở
trên cạn, có da sần và khô. Có một ngoại lệ đối với loài cóc bụng lửa
(Bombina bombina), da của chúng hơi sần lại đƣợc coi là loài sống dƣới
nƣớc.
Đa số các loài thuộc bộ Lƣỡng cƣ không đuôi sống trên cạn, một số do
hiện tƣợng thứ sinh trở lại môi trƣờng nƣớc nhƣng rất ít, khoảng 15% và chỉ
có một họ Cóc thiếu lƣỡi (Pipidae) gồm một số ít loài hoàn toàn sống dƣới
nƣớc.
Trong số các loài sống trên cạn lại đƣợc chia làm những loài sống trên
mặt đất hoặc đào hang trong đất và những loài sống trên cây. Số loài sống
trên cây nằm trong 6 họ trong đó có họ Ếch cây (Rhacophoridae).
Nhiều quần thể ếch nhái đã bị suy giảm nghiêm trọng từ những năm
1950; hơn 1/3 số loài bị đe dọa tuyệt chủng và hơn 120 loài đƣợc cho là bị
tuyệt chủng từ những năm 1980. Trong số các loài này có loài ếch ƣơng vàng
của Costa Rica. Mất sinh cảnh là nguyên nhân chủ yếu gây nên sự suy giảm

Phạm Thị Nhung

5

K32D- CN Sinh



Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

quần thể của các loài ếch, ngoài ra còn có các nguyên nhân khác nhƣ ô nhiễm
môi trƣờng, thay đổi khí hậu…[15].
Nhiều nhà khoa học môi trƣờng cho rằng các loài lƣỡng cƣ, trong đó có
ếch là các chỉ thị sinh học xuất sắc đối với sức sống của hệ sinh thái theo diện
tích rộng do vị trí trung gian của chúng trong chuỗi thức ăn, da có khả năng
thấm nƣớc, và cuộc sống hai pha điển hình (giai đoạn ấu trùng sống dƣới
nƣớc, giai đoạn trƣởng thành sống trên cạn). Chúng là loài có trứng, ấu trùng
sống dƣới nƣớc, bị suy giảm số lƣợng lớn nhất, trong khi giai đoạn này là giai
đoạn phát triển trực tiếp chịu nƣớc nhiều nhất.
Các vƣờn thú và các công viên thủy sinh trên toàn thế giới đã đặt tên
cho năm 2008 là “Năm Ếch nhái” nhằm thu hút sự chú ý của công chúng đối
với vấn đề bảo tồn các loài ếch nhái.
1.1.3. Một số nghiên cứu về họ Ếch cây (Rhacophoridae)
Họ Ếch cây (Rhacophoridae) gồm những loài có thân hình dẹp, thân
mảnh và dài, giữa các ngón tay và ngón chân thƣờng có màng da phát triển,
ngón chân có đĩa bám, leo trèo giỏi, chuyên sống trên cây. Có răng hàm và có
đĩa sụn trung gian 2 đốt cuối ngón chân.
Họ Ếch cây có khoảng 186 loài thuộc 10 giống, phân bố rộng rãi ở Cựu
lục địa nhiệt đới; trong đó, 7 giống phân bố ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt
đới châu Á.
Ở Việt Nam, theo Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc, Nguyễn Quảng
Trƣờng họ ếch cây có 6 giống với 47 loài, bao gồm: Giống Chirixalus – 6
loài, giống Nyctixalus – 1 loài, giống Philautus – 12 loài, giống Polypedates –
10 loài, giống Rhacophorus – 11 loài, giống Theloderma – 5 loài [17].
Những năm gần đây, từ những kết quả nghiên cứu ếch nhái, bò sát
nhiều tác giả (Nguyễn Văn Sáng, Lê Nguyên Ngật, Hồ Thu Cúc, Nguyễn

Quảng Trƣờng, Ngô Đắc Chứng, Hoàng Xuân Quang) đã ghi nhận sự hiện

Phạm Thị Nhung

6

K32D- CN Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

hữu của các loài trong các giống thuộc họ Rhacophoridae ở Việt Nam. Các
nghiên cứu của Hồ Thu Cúc, Amy Lathrop và các cộng sự thực hiện năm
2000 [3], [4], [5], đã công bố các kết quả nghiên cứu về bò sát và ếch nhái ở
Vƣờn Quốc gia Tam Đảo và các kết quả nghiên cứu về Polypedates
(Rhacophoridae). Các kết quả nghiên cứu trên đây cũng chỉ đi sâu về phân
loại, phân bố và nơi sống của các loài trong họ Rhacophoridae. Chỉ có một
nghiên cứu của Hồ Thu Cúc (2003) là đề cập tới sinh thái học của loài chàng
mép trắng Polypedates leucomystax.
1.1.4. Các nghiên cứu nhân nuôi một số loài ếch nhái
Ếch đƣợc gây nuôi sinh sản thƣơng mại và đƣợc sử dụng nhƣ là nguồn
cung cấp thực phẩm ở nhiều quốc gia. Ếch đôi khi đƣợc dùng trong các bài
học thực hành sinh học ở trƣờng Phổ thông cơ sở và các trƣờng Đại học.
Trên thế giới, việc nghiên cứu gây nuôi sinh sản các loài thuộc bộ
Lƣỡng cƣ không đuôi không phổ biến. Một số nghiên cứu đƣợc thực hiện với
các mẫu vật đƣợc thu trực tiếp từ thiên nhiên hoặc lấy trứng từ tự nhiên để
ƣơm nuôi trong phòng thí nghiệm, phục vụ mục đích nghiên cứu về dịch
bệnh. Các loài đƣợc thế giới nghiên cứu nhiều nhất là các loài Bufo sp. và

Rana sp..
Ở Việt Nam, từ năm 1960, bộ môn Động vật có xƣơng sống, khoa Sinh
học, trƣờng Đại học Tổng hợp và bộ môn Động vật, trƣờng Đại học Sƣ phạm
Hà Nội, đã tổ chức nghiên cứu ếch đồng.
Ở miền Bắc, từ năm 1992 đã có phong trào nuôi ếch đồng quy mô hộ
gia đình ở một số địa phƣơng: Đông Anh (Hà Nội), Hiệp Hòa (Bắc Giang).
Đến năm 1993, phong trào nuôi ếch đồng phát triển rộng rãi ra một số tỉnh:
Vĩnh Phúc, Hải Dƣơng, Hà Tây (cũ), Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà
Tĩnh…[15].

Phạm Thị Nhung

7

K32D- CN Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

Sau này, ở đồng bằng sông Cửu Long, có một số cơ sở chế biến thực
phẩm xuất khẩu. Năm 1997, đã có 200 trang trại nuôi ếch gia đình, đăng kí
với chi cục Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản địa phƣơng ở 9 tỉnh đồng bằng sông
Cửu Long để bán đùi ếch. Ếch đồng Hoplobatrachus rugulosus đƣợc nuôi với
sản lƣợng lớn để khai thác thịt đùi xuất khẩu dƣới dạng thực phẩm đông lạnh.
Tổng hợp báo cáo từ văn phòng CITES Việt Nam, từ năm 1998 – 2003, hàng
năm Việt Nam xuất khẩu từ 700 tấn đến 1.000 tấn đùi ếch đông lạnh đi các thị
trƣờng Châu Âu, Mỹ và Canada. Việc gây nuôi sinh sản loài ếch này đã mang
lại nguồn thu hàng chục triệu đôla Mỹ mỗi năm cho ngƣời dân các tỉnh đồng

bằng sông Cửu Long. Mặc dù, loài này đƣợc nuôi ở quy mô công nghiệp
nhƣng việc nghiên cứu và kiểm soát dịch bệnh còn rất hạn chế. Nhiều năm
dịch bệnh đã gây tử vong hàng loạt, gây thất thu nhiều đối với ngƣời nuôi.
Chính vì vậy, diện tích nuôi loài này ngày càng bị thu hẹp, lƣợng đùi ếch xuất
khẩu trong năm 2006 và 2007 đã suy giảm mạnh xuống còn xấp xỉ 300 – 500
tấn/năm [15].
Ngoài ếch đồng, một số trại nuôi đã tiến hành gây nuôi thƣơng mại đối
với loài P.leucomysta. Tuy nhiên, số lƣợng mẫu vật xuất khẩu hàng năm rất
hạn chế, khoảng 2.000 đến 3.000 mẫu vật sống [15].
Về mặt nghiên cứu, vào những năm đầu của thập niên 90 thế kỷ XX,
một số tài liệu hƣớng dẫn kỹ thuật nuôi ếch đồng của Nguyễn Lân Hùng,
Phạm Báu [7]; Nguyễn Duy Khoát [12], Trần Kiên và Nguyễn Kim Tiến
[9],[10]… đã công bố những kết quả nghiên cứu Sinh thái học của ếch đồng
trong điều kiện nuôi.
1.2. Điều kiện tự nhiên của Vƣờn Quốc gia Tam Đảo
Vƣờn Quốc gia Tam Đảo đƣợc thành lập 06/03/1991 và đƣợc mở rộng
thêm vào năm 2002 với tổng diện tích là 34.995ha, trong đó phân khu bảo vệ

Phạm Thị Nhung

8

K32D- CN Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

nghiêm ngặt là 16.442ha, phân khu phục hồi sinh thái là 7.240ha, phân khu

dịch vụ hành chính 1.540ha, và vùng đệm là 15.515ha [1], [3].
Vị trí địa lý
Vƣờn Quốc gia Tam Đảo nằm ở 21021’ – 21042’ vĩ độ Bắc, 105023’ –
105044’ kinh độ Đông, nằm trên địa bàn huyện Sơn Dƣơng (Tuyên Quang),
huyện Mê Linh, Lập Thạch, Tam Đảo (Vĩnh Phúc) và huyện Đại Từ (Thái
Nguyên).
Địa hình
Vƣờn Quốc gia Tam Đảo có địa hình đồi núi cao trung bình, bao gồm
một khối núi thuộc phần cuối của dãy núi cánh cung thƣợng nguồn sông
Chảy, khối núi Tam Đảo chạy dài theo hƣớng Tây Bắc – Đông Nam, gồm
trên 20 đỉnh núi có độ cao trên 1.000m, đỉnh cao nhất là Tam Đảo Bắc nằm ở
ranh giới giữa 3 tỉnh Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên với độ cao
1.592m so với mực nƣớc biển, các đỉnh núi ở dãy núi Tam Đảo nhọn và rất
dốc, đƣợc nối với nhau bằng những đƣờng dông gầy, sắc nhọn. Địa hình trong
vƣờn bị chia cắt mạnh do các dông núi phụ với các khe suối chạy từ trên đỉnh
các dông cao và khu vực các đỉnh Tam Đảo Bắc, Thiên Thị, Thạch Bàn, Phú
Nghĩa đổ xuống.
Vƣờn Quốc gia Tam Đảo có địa hình phức tạp và bị chia cắt mạnh, là
yếu tố quan trọng tạo nên sự đa dạng về hệ động vật, thực vật và đảm bảo cho
sự tồn tại của các cánh rừng đến ngày nay.
Tam Đảo đƣợc xem là dãy núi trẻ, quá trình bào mòn địa chất tự nhiên
còn chƣa lâu. Địa chất và thổ nhƣỡng trong vùng có nguồn gốc từ đá mẹ
thuộc 2 nhóm chính là đá macma axit và đá biến chất, tạo ra nhiều loại đất
nhƣng có 4 loại chủ yếu gồm: đất pheralit màu vàng nhạt, đất pheralit màu
vàng đỏ, đất pheralit màu đỏ vàng, đất pheralit màu xám.
Khí hậu

Phạm Thị Nhung

9


K32D- CN Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

Vƣờn Quốc gia Tam Đảo nằm trong khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2
mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mƣa. Mùa mƣa từ tháng 4 đến tháng 10, mƣa
tập trung vào tháng 7 và tháng 8. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
Nhiệt độ trung bình năm là 180C ở độ cao trên 700m và 230C ở chân
núi. Nhiệt độ cao nhất có khi lên tới 43,30C, nhiệt độ thấp nhất có khi xuống
tới -0,20C.
Độ ẩm tƣơng đối trung bình năm trong khu vực từ 80 – 87%.
Lƣợng mƣa trung bình năm là 1.603mm ở vùng thấp và 2.630mm ở
vùng cao trên 700m, số ngày mƣa trung bình trong năm là 160 ngày – 170
ngày.
Hƣớng gió thịnh hành là Đông bắc trong mùa khô và Tây nam vào mùa
mƣa, đôi khi có gió Tây khô nóng xuất hiện.
Thủy văn
Vƣờn Quốc gia Tam Đảo không có sông lớn, có 2 hệ thống sông nhỏ
đón nƣớc từ dãy Tam Đảo đổ về sông Cầu và sông Hồng. Các hệ thống sông
này có nƣớc quanh năm, lƣu lƣợng nƣớc chảy mạnh vào mùa hè, mùa đông
nƣớc rất ít.
Mật độ suối trung bình 2km/1.000ha, vào mùa mƣa hay xảy ra lũ quét,
lũ ống, sạt lở đất do các suối có độ dốc cao.
Các hệ sinh thái điển hình
Vƣờn Quốc gia Tam Đảo có hệ sinh thái rất đa dạng bao gồm:
Hệ sinh thái rừng: là hệ sinh thái lớn nhất với diện tích 24.752ha,

chiếm tỷ lệ 73,9%, phân bố tập trung ở xung quanh khu vực đỉnh Tam Đảo
Bắc và phía bên sƣờn Đông và Tây. Hệ sinh thái rừng trên núi Tam Đảo đã
tạo ra cảnh quan đẹp và là nơi chứa đựng nguồn đa dạng sinh học cao.
Hệ sinh thái đồng cỏ: hệ sinh thái này hẹp và tập trung trên một số
đỉnh núi thấp, đƣờng dông phụ và sƣờn núi. Thực vật chủ yếu là các loài Cỏ

Phạm Thị Nhung

10

K32D- CN Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

tranh, Cỏ rác, Cỏ lá tre cao, Cỏ lông lợn, Cỏ lau, Cỏ chít, Cỏ là,..do bị tàn phá
nặng nên nguồn cây mẹ và nguồn giống tái sinh rất ít, khả năng hồi phục
chậm.
Hệ sinh thái sông, suối, ao hồ: hệ sinh thái này nhỏ về diện tích và tập
trung chủ yếu trên các hồ chứa nƣớc nhƣ Núi Cốc, Đại Lải, Xạ Hƣơng, Làng
Hà, Phú Xuyên, Hồ Sơn, Ninh Lai,…và các suối của hai hệ thống sông Công
và sông Phó Đáy.
Các kiểu rừng
Vƣờn Quốc gia Tam Đảo là nơi hội tụ các luồng thực vật rừng nhiệt đới
Đông Nam Châu Á (Baltzert et al., 2001), rừng á nhiệt đới Nam Trung Quốc
và rừng á nhiệt đới núi cao Đông Himalaya, tạo ra các kiểu rừng nhƣ:
Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới: bao phủ phần lớn dãy núi
Tam Đảo và phân bố chủ yếu ở độ cao dƣới 800m, có các loài cây có giá trị

cao nhƣ Chò chỉ (Shorea chinensis), Giổi (Michenia sp.), Re (Cinamomum
iners) và Trƣờng mật (Paviesia annamensis) cùng một số loài khác.
Rừng thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp: phân bố từ 800m trở
lên, gồm chủ yếu các loài thuộc họ Re (Lauraceae), họ Dẻ (Fagaceae), họ Chè
(Theaceae), họ Mộc lan (Magnoliaceae), họ Sau sau (Hamameliaceae)…Từ
độ cao 1.000m trở lên, xuất hiện một số loài thuộc ngành Hạt trần nhƣ Thông
nàng (Dacrycapu simbricatus), Pơmu (Fokienia hodginsii), Thông tre
(Podocarpus neriifolius), Kim giao (Nageia fleuryi). Dƣới tán rừng này
thƣờng có các loài nhƣ Vầu đắng, Sặt gai và các loài thuộc họ Cà phê
(Rubiaceae), Đơn nem (Myrsinaceae) và họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Rừng lùn trên núi: có các loài trong họ Đỗ quyên (Ericaceae), họ Re
(Lauraceae), họ Dẻ (Fagaceae), họ Hồi (Iliciaceae), họ Thích (Aceraceae)…,
chủ yếu phân bố ở dông và các đỉnh núi cao trên 1.000m, nơi có điều kiện khí
hậu khắc nghiệt.

Phạm Thị Nhung

11

K32D- CN Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

Rừng tre nứa: phân bố ở độ cao trên 800m với diện tích khoảng 900ha,
có các loài tiêu biểu nhƣ Vầu đắng, Sặt gai. Ở độ cao thấp hơn (từ 500 –
800m) chủ yếu là Giang và dƣới 500m có Nứa.
Rừng phục hồi sau nƣơng rẫy và khai thác cạn kiệt ở độ cao dƣới

400m, trƣớc đây là rừng sản xuất nên bị các lâm trƣờng khai thác gỗ, chỉ còn
lại rừng nghèo kiệt và nƣơng rẫy, hiện đang phục hồi.
Trảng cỏ và cây bụi, gồm trảng cỏ có cây gỗ rải rác, là sinh cảnh quan
trọng của các loài động vật , đặc biệt là các loài thú móng guốc.
Khu hệ thực vật
Vƣờn Quốc gia Tam Đảo đã thống kê đƣợc 1.282 loài thực vật bậc cao,
thuộc 660 chi, trong đó có 42 loài đặc hữu và 64 loài quý hiếm đƣợc ghi vào
Sách Đỏ Việt Nam (2007) và Danh lục Đỏ thế giới (2006) cần bảo vệ nhƣ
Hoàng thảo tam đảo (Dendrobium tamdaoensis), Trà hoa đài (Camellia
lengicaudata), Hoa tiên (Asarum petelotii), Chùy hoa leo (Mosla
tamdaoensis), Trọng lâu kim tiền (Paris delavayi) và nhiều loài khác. Vƣờn
Quốc gia Tam Đảo còn có 669ha rừng lùn, với ƣu thế bởi các loài thuộc họ
Đỗ quyên và họ Chè. Theo Đặng Huy Phƣơng và cộng sự (2004), đã phát
hiện nhiều loài Phong Lan có giá trị thƣơng mại cao, cùng với một quần thể
nhỏ Lan hài (Paphiopedilum sp.) phân bố ở độ cao 900 đến 1.000m ở vùng
phía Bắc Tam Đảo và là loài đặc hữu của vùng này.
Khu hệ động vật
Vƣờn Quốc gia Tam Đảo đã đƣợc công nhận là một trong 63 vùng
chim quan trọng của Việt Nam (Tordoff et al.,2002). Đã ghi nhận có 280 loài
chim ở khu vực này (Peter và Lê Mạnh Hùng, 2005). Có một số lƣợng lớn các
loài chim phân bố hạn chế, trong đó có 39 loài chỉ phân bố trong vùng địa
sinh học rừng Á nhiệt đới Trung Quốc – Himalaya và 9 loài chỉ phân bố trong
vùng địa sinh học nhiệt đới khô Đông Dƣơng. Đặc biệt, một vài loài trong số

Phạm Thị Nhung

12

K32D- CN Sinh



Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

này rất ít đƣợc ghi nhận ở các khu vực khác của Việt Nam. Ngoài ra, còn ghi
nhận đƣợc ở đây có hai loài đang bị đe dọa trên toàn cầu là đại bàng đầu nâu
(Aquila heliaca) và đuôi cụt bụng đỏ (Pitta nympha) (Birdlife international,
2004).
Vƣờn Quốc gia Tam Đảo đƣợc coi là một trong những nơi có tính đa
dạng sinh học cao nhất Việt Nam về khu hệ côn trùng (Anon,1991), với 293
loài bƣớm, thuộc 10 họ đã đƣợc ghi nhận (Monastyskii và cộng sự, 2000),
trong đó có 05 loài bƣớm và 09 loài cánh cứng bị đe dọa (Sách Đỏ Việt Nam,
2007) đã trở thành đối tƣợng bị buôn bán bất hợp pháp (Đặng Huy Phƣơng và
cộng sự, 2004). Theo Vũ Văn Liên (2005) thì khu hệ bƣớm của Vƣờn Quốc
gia có tới 360 loài trong đó có 9 loài quan trọng.
Khu hệ thú
Có 77 loài, trong đó có 16 loài bị đe dọa ở cấp độ quốc gia, 17 loài ở
cấp độ thế giới, 21 loài thuộc diện ƣu tiên bảo tồn. Trong số 31 loài thú lớn có
17 loài (chiếm 54,8%) thuộc diện ƣu tiên bảo tồn đối với Vƣờn Quốc gia Tam
Đảo cũng nhƣ ở Việt Nam (Nguyễn Xuân Đặng et al.,2005).
Khu hệ bò sát - ếch nhái
Có 78 loài bò sát chiếm 51,16% tổng số loài bò sát của toàn quốc, ếch
nhái có 132 loài chiếm 75,6% tổng số loài ếch nhái của toàn quốc.
Từ số lƣợng các bộ, họ, chi, loài động vật và tỉ lệ phần trăm so sánh với
toàn quốc, cùng mức độ phong phú so với các vùng lân cận, căn cứ vào chỉ số
đa dạng sinh học ta nhận thấy ở Tam Đảo, có số lƣợng loài ếch nhái và bò sát
rất phong phú.

Phạm Thị Nhung


13

K32D- CN Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

Bảng 1.1. Đa dạng về giá trị công dụng tài nguyên động vật ở Tam Đảo
Đối tƣợng

Giá trị
Bảo vệ rừng

Kinh tế

Nguồn gen quý

Thú

38 loài

60 loài

24 loài

Chim


169 loài

95 loài

9 loài

Bò sát

78 loài

52 loài

17 loài

Ếch nhái

132 loài

12 loài

7 loài

Côn trùng

Chƣa có số liệu

Chƣa có số liệu

1 loài




25 loài

17 loài

6 loài

Tổng cộng

442 loài

236 loài

64 loài

Tỷ lệ

37,24

19,98

5,3

(Nguồn: Dự án đầu tư Vườn Quốc gia Tam Đảo giai đoạn 2003 – 2008)
1.3. Địa điểm nhân nuôi ếch cây sần bắc bộ
Nghiên cứu ếch cây sần bắc bộ trong điều kiện nuôi nhốt đƣợc tiến
hành tại Trại thực nghiệm Sinh học ( xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm, thành phố
Hà Nội), thuộc Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Khoa học và
Công nghệ Việt Nam.

Trại có độ cao từ 15 – 20m so với mực nƣớc biển. Đây là vùng bãi bồi
đồng bằng hiện đại, đƣợc bao bọc 3 mặt bởi đầm nƣớc là dấu vết của các
dòng sông cổ. Trại nằm cạnh sông Nhuệ có lớp phủ thổ nhƣỡng là lớp phù sa
trong đê nên không đƣợc bồi đắp thƣờng xuyên.
Khu vực Hà Nội khá tiêu biểu cho khí hậu Bắc Bộ, với đặc điểm khí
hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa hè nóng mƣa nhiều, tiếp nhận lƣợng bức xạ
mặt trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao. Nhiệt độ không khí trung bình hàng
năm là 23,60C, độ ẩm tƣơng đối trung bình năm là 79%, lƣợng mƣa trung
bình hàng năm là 1.245mm, trung bình có 114 ngày mƣa.

Phạm Thị Nhung

14

K32D- CN Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

Đặc điểm khí hậu rõ nét nhất là sự thay đổi khí hậu khác biệt giữa 2
mùa từ tháng 5 đến tháng 9 là mùa nóng, mƣa. Từ tháng 11 đến tháng 3 năm
sau là mùa lạnh, khô. Giữa 2 mùa có thời kì chuyển tiếp là tháng 4 và tháng
10, nên có đủ 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông tạo cho khí hậu nơi đây thêm
phong phú.
Khu vực nhân nuôi có chung chế độ thời tiết, khí hậu của thành phố Hà
Nội và có ảnh hƣởng lớn tới việc nhân nuôi sinh sản ếch cây sần bắc bộ. Các
yếu tố chính đƣợc tổng hợp bao gồm: nhiệt độ, độ ẩm tƣơng đối không khí,
lƣợng mƣa, tốc độ và hƣớng gió, nắng và bức xạ.


Phạm Thị Nhung

15

K32D- CN Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Loài ếch cây sần bắc bộ Theloderma corticale Boulenger, 1903 thuộc
họ Ếch cây (Rhacophoridae), bộ Không đuôi (Anura), lớp Lƣỡng cƣ
(Amphibia).
2.2. Địa điểm nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu thực địa: nghiên cứu thực địa đƣợc tiến hành tại
Vƣờn Quốc gia Tam Đảo.
Địa điểm nghiên cứu nuôi nhốt: nghiên cứu ếch cây sần bắc bộ
(Theloderma corticale) trong điều kiện nuôi nhốt đƣợc tiến hành tại Trại thực
nghiệm Sinh học (xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội).
2.3. Thời gian nghiên cứu
Thời gian điều tra thực địa: tiến hành khảo sát 2 tuần vào tháng 6/2009
tại Vƣờn Quốc gia Tam Đảo - Vĩnh Phúc.
Thời gian nghiên cứu nuôi nhốt: từ tháng 6/2008 đến tháng 12/2009.
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Quan sát, ghi chép về các tập tính nhƣ: bắt mồi, chu kì hoạt động ngày

đêm, theo mùa, tập tính sinh sản (tiếng kêu, giao phối)…. Quan sát những
thay đổi về hành vi phản ứng của nòng nọc, ếch sinh trƣởng với các yếu tố
sinh thái nhƣ nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, thức ăn…
Kích thƣớc hình thái ngoài cơ thể của ếch đƣợc đo đạc bằng thƣớc đo
điện tử WABECO sản xuất tại Đức, có sai số 0,001%. Trọng lƣợng cơ thể
đƣợc cân bằng cân tiểu ly có độ sai số 0,001g.
Theo dõi nhiệt độ, độ ẩm: sử dụng nhiệt kế và ẩm kế điện tử đƣợc sản
xuất tại Đức, với độ chính xác đến 0,2 0C và 0,5% độ ẩm. Nhiệt độ đƣợc đo

Phạm Thị Nhung

16

K32D- CN Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

trực tiếp trong môi trƣờng nƣớc hoặc đặt cao khoảng 0,5m tại các khu vực
chuồng nuôi. Các thông số nhiệt độ, độ ẩm đƣợc đo tại các thời gian nhất
định, vào đầu giờ sáng, giữa trƣa và chiều tối hàng ngày.
Theo dõi sự sinh trƣởng và phát triển: quan sát sự phát triển của trứng,
nòng nọc, biến thái của nòng nọc và từ con non đến con trƣởng thành. Định kì
1 tuần tiến hành đo các chỉ tiêu kích thƣớc của nòng nọc và ếch sinh trƣởng.
Số lƣợng mẫu mỗi lần là 10 con. Chụp ảnh các giai đoạn sinh trƣởng và biến
đổi hình thái của chúng.
Nghiên cứu các bệnh: các triệu trứng bệnh thông thƣờng do vi khuẩn
đƣợc quan sát và chuẩn đoán lâm sàng. Các bệnh về nấm đƣợc chuẩn đoán

lâm sàng và làm tiêu bản tạm thời, quan sát nấm bằng kính hiển vi quang học,
kết hợp chụp ảnh qua kính hiển vi bằng máy ảnh kỹ thuật số.
2.5. Thiết kế bể nuôi nòng nọc và chuồng nuôi ếch sinh trƣởng
2.5.1. Bể nuôi nòng nọc
Bể nuôi nòng nọc có kích thƣớc 80x40x60cm dùng để nuôi 50 – 100
con nòng nọc, giữa bể xếp nhiều gạch, đá với nhiều ngóc ngách giúp cho
nòng nọc có chỗ trú ẩn.
Cũng có thể để nòng nọc phát triển ngay trong chuồng nuôi bố mẹ đến
khi nòng nọc biến thái thành ếch con mới chuyển sang chuồng nuôi ếch sinh
trƣởng.

Phạm Thị Nhung

17

K32D- CN Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

Hình 1. Chuồng nuôi nòng nọc ếch cây sần bắc bộ
2.5.2. Chuồng nuôi ếch sinh trƣởng
Chuồng nuôi ếch sinh trƣởng và ếch bố mẹ có kích thƣớc 80x60x60cm
dùng để nuôi 50 con ếch sinh trƣởng hoặc 3 – 5 cặp ếch bố mẹ. Trong chuồng
ta cũng xếp nhiều gạch, đá, ống tre khô hay gỗ làm chỗ trú ẩn, giá thể để ếch
bám và đẻ trứng.
2.6. Môi trƣờng khu nhà nuôi
Sinh cảnh khu vực nuôi ếch cây sần bắc bộ nói chung là thoáng mát, có

vài bể chứa nƣớc để tạo thêm độ ẩm cho khu vực chuồng nuôi. Trồng cây
xanh xung quanh khu vực nhà nuôi để tạo bóng mát, tạo vi khí hậu, hạ bớt
nhiệt độ cho khu vực nuôi vào mùa hè. Xây dựng hệ thống thoát nƣớc thải để
thải nƣớc mƣa, nƣớc vệ sinh chuồng trại hàng ngày ra xa khu vực nhà nuôi,
nhằm phòng tránh sự lây truyền dịch bệnh.
2.7. Con giống
Trong năm 2008 chúng tôi đã thu 10 cặp ếch cây sần bắc bộ từ vùng
nghiên cứu Vƣờn Quốc gia Tam Đảo.

Phạm Thị Nhung

18

K32D- CN Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Một số đặc điểm sinh học, sinh thái học của ếch cây sần trong tự
nhiên
Đặc điểm nhận dạng: chiều dài thân trung bình cá thể đực 70,3mm. Cá
thể cái đạt 72,5mm. Da sần sùi nổi hạt với những mảng màu rêu xen lẫn nâu
đất không có hình dáng cố định trông giống nhƣ một đám rêu. Đĩa ngón tay
rất lớn, con đực không có túi kêu.

Hình 2. Ếch cây sần bắc bộ trƣởng thành
Nơi sống: trong tự nhiên, chúng sống trong các hang đá vôi nhỏ dƣới

các thác nƣớc hay trên các bờ đá của các suối bị che phủ bởi các tán rừng
rậm, hay trong các hốc cây còn sống hoặc đã chết, có đọng nƣớc mƣa dƣới
đáy có bùn hay lá cây mục ở độ cao từ 700m – 1.500m. Ngoài ra, còn phát
hiện thấy chúng trong các bể nƣớc mƣa của các ngôi biệt thự cũ của Vƣờn
Quốc gia Tam Đảo.
Thành phần thức ăn: Ếch cây sần bắc bộ chủ yếu ăn các loại côn
trùng, nhóm côn trùng ƣa thích là cào cào, châu chấu (Bộ Cánh thẳng –

Phạm Thị Nhung

19

K32D- CN Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

Orthoptera), tiếp đến là các loài kiến (Bộ Hymenoptera), ngoài ra còn các loài
côn trùng thuộc họ Cánh cứng Coleoptera, hay Cánh vẩy Lepidoptera.
Sinh sản: Ếch cây sần bắc bộ ngoài tự nhiên ở Vƣờn Quốc gia Tam
Đảo cũng nhƣ một số địa điểm khác sinh sản gần nhƣ quanh năm. Chúng
không đẻ 1 lứa duy nhất trong năm nhƣ hầu hết các loài ếch khác mà đẻ làm
nhiều đợt. Mỗi ổ trứng thƣờng từ 10 – 30 quả. Trứng đẻ thành đám hoặc nằm
rải rác bám trên vách đá hay bám trên thân cây cách mặt nƣớc khoảng từ 15 –
30cm. Thời gian phát triển của trứng tới khi nòng nọc thoát vào môi trƣờng
nƣớc khoảng từ 12 – 15 ngày tuỳ thuộc vào nhiệt độ.
3.2. Những biến đổi của ếch cây sần bắc bộ thu từ tự nhiên đƣa vào nuôi
nhốt

Trong điều kiện nuôi nhốt, do không gian chuồng nuôi có phần hạn
chế, sinh cảnh đơn điệu và đặc biệt là điều kiện sinh thái thay đổi lớn về nhiệt
độ, độ ẩm, ánh sáng và dinh dƣỡng nên ếch cây sần đã có những biểu hiện
thích nghi nhất định.
Về hình thái, trong quá trình nuôi nhốt lâu ngày màu sắc xanh giảm bớt
chuyển sang màu xanh lục hơi đen. Điều này có thể do trong môi trƣờng nuôi
nhốt không có sự đa dạng về sinh cảnh, địa hình và màu sắc, nên các thay đổi
thích nghi với môi trƣờng để tự vệ hay săn mồi không còn nhiều ý nghĩa.
Khi mới thu nhập từ tự nhiên vào môi trƣờng nuôi nhốt, ếch cây sần
thƣờng di chuyển nhiều và phản ứng mạnh khi tiếp xúc với ngƣời và tiếng
động mạnh nhất là vào buổi tối, chúng thƣờng thúc mõm vào thành chuồng
nuôi nhƣng giảm phản ứng bắt mồi, nhiều con không ăn mồi, có lẽ bị sốc khi
có sự thay đổi môi trƣờng sống quá lớn. Tuy nhiên, chúng sẽ nhanh chóng
giảm cƣờng độ di chuyển để thích ứng với giới hạn về không gian nuôi nhốt,
quen dần với nguồn thức ăn đƣợc cung cấp nhƣng chúng vẫn chỉ ăn những
thức ăn còn sống và cử động đƣợc.

Phạm Thị Nhung

20

K32D- CN Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

Thời gian hoạt động và săn mồi nhiều nhất trong ngày là vào chiều tối
và ban đêm, giống nhƣ tập tính của chúng ngoài tự nhiên. Sau này, chúng

hoạt động tích cực vào các giờ cho ăn là sáng sớm và chiều muộn. Ếch cây
sần tiếp xúc hàng ngày với ngƣời chăm sóc trong quá trình nuôi nhốt, làm cho
chúng ngày càng hiền hơn ngoài tự nhiên.
Tỷ lệ chết trong những tháng đầu, sau khi thu ếch cây sần từ tự nhiên
về nuôi nhốt cũng khá cao tới 30% tổng số cá thể. Nguyên nhân chết chủ yếu
do một số cá thể bị sốc do thay đổi môi trƣờng, đặc biệt là sốc về nhiệt độ, độ
ẩm. Vì vậy, trong môi trƣờng nuôi nhốt, chúng tôi phải duy trì nhiệt độ các
chuồng nuôi từ 250C – 280C. Chúng không chịu bắt mồi, ít hoạt động, một số
khác chết vì bị tổn thƣơng vùng đầu mõm do nhảy húc vào thành chuồng khi
mới nuôi nhốt và vết thƣơng bị nhiễm trùng. Những cá thể đã thích nghi qua
giai đoạn đầu thì chúng có sức khoẻ tốt hơn và thích nghi với điều kiện sống
mới.
Lƣu ý lớn nhất khi thu ếch cây sần trƣởng thành từ ngoài tự nhiên đƣa
vào nuôi nhốt là vấn đề dịch bệnh của chúng. Ngoài một số bệnh do vết
thƣơng ban đầu, nhiễm khuẩn, sốc vì thay đổi môi trƣờng thức ăn, đặc biệt
phải quan tâm đến bệnh do giun tròn ký sinh ở phổi. Tất cả ếch cây sần khi
thu từ tự nhiên đều nhiễm giun tròn với cƣờng độ thấp. Tuy nhiên, chúng sẽ
bị nhiễm nặng khi nuôi nhốt lâu ngày do giun tròn lây trực tiếp qua nguồn
phân thải của ếch. Giun tròn gây tác hại lớn cho sức khỏe của ếch và sẽ làm
chúng chết dần nếu không đƣợc chữa trị. Vì vậy, việc cách ly ban đầu, tẩy
giun sán trƣớc khi nuôi nhốt chung ếch cây sần thu từ tự nhiên là rất quan
trọng.

Phạm Thị Nhung

21

K32D- CN Sinh



Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

3.3. Sinh sản của ếch cây sần trong điều kiện nuôi nhốt
3.3.1. Ghép đôi và trứng
Ghép đôi
Trong điều kiện nuôi nhốt, nếu trải qua khoảng một tháng đầu tiên để
thích nghi với môi trƣờng sống mới và đƣợc cho ăn đầy đủ chất dinh dƣỡng
ếch cây sần bắc bộ trƣởng thành bắt đầu kêu gọi con cái. Ếch con sẽ trƣởng
thành và bắt đầu sinh sản sau 1 năm tuổi.
Trong điều kiện nuôi nhốt, các hoạt động kêu và tìm kiếm con cái
thƣờng vào buổi sáng hoặc chiều tối, cũng không nhƣ các loài ếch khác là khi
ôm nhau là sẽ đẻ trứng ngay, ếch cây sần thƣờng ôm nhau 2 đến 3 ngày trƣớc
khi đẻ trứng, thƣờng đẻ trứng vào ban đêm và nhiều nhất là sau nửa đêm.
Số lượng trứng
Số lƣợng trứng phụ thuộc vào tuổi và kích thƣớc của ếch bố mẹ. Trong
năm đầu tiên sinh sản, ếch cây sần chỉ đẻ từ 10 – 15 quả mỗi đợt, sang năm
thứ 2 số lƣợng trứng đạt 20 – 30 quả. Ngoài ra, số lƣợng trứng và kích thƣớc
trứng còn phụ thuộc vào lƣợng thức ăn cung cấp. Khi cung cấp đầy đủ thức
ăn, số lƣợng trứng và kích thƣớc trứng lớn hơn.
Sự phát triển của trứng:
Trứng của ếch cây sần không đẻ thành bọc có bọt nhƣ các loài ếch cây
khác mà nằm rải rác bám trên giá thể. Tuy nhiên, mỗi quả trứng đƣợc bao bọc
bởi một lớp màng nhầy trong suốt rất dầy giúp bảo vệ trứng không bị khô và
vi khuẩn xâm nhập.
Trứng của ếch cây sần mới đẻ phân thành 2 màu rõ rệt 1 nửa trắng và 1
nửa đen sau khoảng 12h trứng bắt đầu phân cắt và chuyển dần sang màu đen
hoàn toàn. Trứng có kích thƣớc 3mm – 4mm, cả màng nhầy trứng có kích
thƣớc 6mm – 7mm.


Phạm Thị Nhung

22

K32D- CN Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

Trong điều kiện nhiệt độ từ 230C – 270C, trứng phát triển thành nòng
nọc khoảng từ 12 ngày – 15 ngày. Khoảng 4 ngày sau khi đẻ, ta có thể quan
sát thấy hình nòng nọc trong trứng với khối noãn hoàng lớn, ở bụng khối noãn
hoàng này bé dần cùng với sự phát triển của nòng nọc. Sau khoảng 1 tuần
nòng nọc trong trứng bắt đầu động đậy. Ta có thể thấy hình nòng nọc đầy đủ
vào khoảng ngày thứ 10. Sau khi nòng nọc sử dụng gần hết khối noãn hoàng
chúng sẽ hoạt động mạnh thoát khỏi lớp màng nhầy và rơi xuống nƣớc.

Hình 4. Một số giai đoạn phát triển của trứng

Phạm Thị Nhung

23

K32D- CN Sinh


Khóa luận tốt nghiệp


Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

 Kĩ thuật ƣơm trứng ếch cây sần trong điều kiện nuôi nhốt
Để ƣơm trứng đạt hiệu quả cao, trong chăn nuôi cần đảm bảo một số
yếu tố sau:
Sau khi ếch đẻ, ta chuyển các giá thể có trứng sang bể chuẩn bị trƣớc
dùng để nuôi nòng nọc.
Mức nƣớc trong bể ƣơm chỉ cần để 3cm– 4cm để các giá thể này cách
mặt nƣớc khoảng từ 5cm – 10cm. Nƣớc trong bể phải trung tính không có
chất lạ, tốt nhất là cho nƣớc vào bể ƣơm 5 ngày – 10 ngày trƣớc.
Nhiệt độ bể ƣơm tốt nhất là từ 220C – 270C, độ ẩm phải luôn duy trì cao
để tránh trứng bị khô, ta có thể dùng bình phun tia nƣớc nhẹ lên trứng và xung
quanh bể.
3.3.2. Sự phát triển của nòng nọc
Nghiên cứu sự sinh trƣởng và phát triển của nòng nọc ếch cây sần đƣợc
tiến hành bằng cách đo chiều dài của nòng nọc ở các tuổi khác nhau, quan sát
hoạt động của nòng nọc và sự xuất hiện chi của nó. Kết quả đƣợc thể hiện ở
bảng 3.1.
Bảng 3.1. Sự sinh trưởng và phát triển của nòng nọc
trong điều kiện nuôi nhốt
Tuổi

Chiều dài cơ

Chiều dài

Chiều dài

thể (mm)


thân (mm)

đuôi (mm)

1 ngày

18,0 – 18,7

5,8 – 6,1

12,2 – 12,6

1 tuần

23,5 – 24,3

8,7 – 9,1

14,8 – 15,2

2 tuần

32,7 – 33,7

13,8 – 14,3

18,9 – 19,4

3 tuần


39,8 – 41,4

17,1 – 17,8

22,7 – 23,6

4 tuần

53,9 – 54,8

21,5 – 21,9

32,4 – 32,9

2 tháng

61,0 – 62,4

26,4 – 27,1

34,6 – 35,3

Phạm Thị Nhung

24

Ghi chú

K32D- CN Sinh



Khóa luận tốt nghiệp
Tuổi

Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

Chiều dài cơ

Chiều dài

Chiều dài

thể (mm)

thân (mm)

đuôi (mm)

3 tháng

65,5 – 66,3

28,7 – 28.9

36,8 – 37,3

Mọc chân sau

4 tháng


66,1 – 66,5

28,8 – 28,9

34,5 – 35,8

Mọc chân trƣớc và

Ghi chú

bắt đầu tiêu đuôi
Đuôi tiêu biến hoàn

5 tháng

toàn

Giai đoạn nòng nọc bắt đầu ăn
Nòng nọc không ăn trong khoảng 4 ngày – 5 ngày đầu khi mới nở từ
trứng xuống nƣớc, giai đoạn này chúng cũng ít di chuyển. Khi nòng nọc bắt
đầu ăn, chúng hoạt động mạnh hơn. Nòng nọc ăn cả thức ăn có nguồn gốc từ
động vật và thực vật. Nhiệt độ thích hợp cho nòng nọc ếch cây sần bắc bộ
phát triển là từ 22oC – 280C.
Khi bắt đầu ăn kích thƣớc, trọng lƣợng nòng nọc tăng rất nhanh. Ở
nòng nọc ếch cây sần chúng phát triển nhanh, nhất sau tuần đầu tiên và hết
tháng thứ 2.
Giai đoạn hình thành chi
Với nhiệt độ thích hợp khoảng từ 22oC – 280C, sang đến tháng thứ 3
nòng nọc ếch cây sần bắt đầu xuất hiện chân sau, thời gian này kéo dài

khoảng 2 tuần – 3 tuần.
Cùng với sự phát triển chân sau, lƣng của nòng nọc bắt đầu đổi màu từ
đen dần sang xanh và xuất hiện các nốt sần. Đồng thời, chân trƣớc cũng phát
triển nhƣng đƣợc bao bọc bởi 1 lớp màng. Khi chân sau đạt kích thƣớc tối đa
chân trƣớc bắt đầu bật ra và đuôi bắt đầu tiêu biến. đuôi sẽ tiêu biến hoàn toàn
trong khoảng 7 ngày – 10 ngày.

Phạm Thị Nhung

25

K32D- CN Sinh


×