Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

Soạn thảo các câu hỏi trắc nghiệm về di truyền học chọn giống thực vật dùng trong các trường đại học sư phạm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (325.36 KB, 39 trang )

Luận văn tốt nghiệp

Phạm Văn Tuấn
TRNG HSP H NI 2
KHOA SINH KTNN

PHM VN TUN

Soạn thảo các câu hỏi trắc
nghiệm về di truyền học chọn
giống thực vật dùng trong
các trường ĐHSP
KHO LUN TT NGHIP

Chuyờn ngnh: Di truyn hc
Mó s: 010506
Hng dn khoa hc: Nguyn Vn Li

H Ni - 2007

Trường ĐHSP Hà Nội 2

1

K 29A - Sinh


Luận văn tốt nghiệp

Phạm Văn Tuấn


Lời cảm ơn
Trong quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp của mình, tôi đã nhận được
sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong khoa Sinh và các bạn K29A, K29B,
K29C thuộc khoa sinh _KTNN.
Đặc biệt là sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của thạc sĩ Nguyễn Văn lại
Giảng viên chính bộ môn di truyền học trường ĐHSP Hà Nội 2.
Nhân dịp hoàn thành đề tài này,em xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành và
sâu sắc nhất tới thầy giáo Thạc sĩ Nguyễn Văn lại giảng viên bộ môn di truyền
học. Đồng thời em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa
sinh cũng như toàn thể các bạn sinh viên lớp K29A, , K29B, K29C khoa sinh
đã tạo điều kiện và giúp đỡ để em thực hiện đề tài này/
Xuân Hoà, ngày 28 tháng 4 năm 2007
Người thực hiện
Phạm Văn Tuấn

Trường ĐHSP Hà Nội 2

2

K 29A - Sinh


Luận văn tốt nghiệp

Phạm Văn Tuấn

Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Loài người đã bước vào những năm đầu của thế kỷ XXI , thế kỉ của nền
kinh tế tri thức, với những bước tiến nhảy vọt của làn sóng khoa học và công

nghệ. Chính sự phát triển đó đã tạo ra một hệ thống tri thức đồ sộ, con người
đang đứng trước thử thách hết sức to lớn. Con người muốn tồn tại, và phát
triển phải là những con người không chỉ nắm vững kiến thức cơ bản mà còn
phải là người năng động sáng tạo, chủ động giải quyết những vấn đề mới mẻ
đặt ra trong cuộc sống của mỗi cá nhân và của toàn xã hội.
Từ việc nhận thức đúng đắn của cá nhân và của thời đại và để đáp ứng
nhịp độ phát triển chung của nhân loại, Đảng ta đã đề ra những chủ chương
đúng đắn cho công cuộc đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Nghị quyết
Ban chấp hành Trung Ương Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ IV khoá VII đã
khẳng định: Đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả cấp học, bậc học, kết hợp
tốt học với hành, học tập với lao động sản xuất, thực nghiệm với nghiên cứu,
gắn nhà trường với lao động sản xuất, với xã hội, áp dụng những phương pháp
giáo dục hiện đại để giải quyết vấn đề
Phương pháp giáo dục phải hướng vào việc khơi dậy, rèn luyện và phát
triển khả năng tư duy của học sinh một cách tự chủ, tự lực, tích cực sáng tạo
trong lao động và học tập ở nhà trường. Chính điều này đã đặt ra những yêu
cầu mới, những đòi hỏi ngày càng cao hơn trong việc dạy học nói chung, dạy
học sinh học nói riêng, việc đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi cần được
thực hiện ở các giai đoạn của quá trình dạy học, trong đó có giai đoạn kiểm tra
đánh giá. Hiện nay trong các trường phổ thông, cao đẳng và đại học ở nước ta
đã và đang sử dụng các phương pháp kiểm tra truyền thống như : kiểm tra
miệng, kiểm tra bằng hình thức tự luận, các phương pháp này giúp người giáo
viên đánh giá được kết quả học tập, mức độ tiếp thu kiến thức, vai trò chủ
động sáng tạo của học sinh, nhưng có nhược điểm làm mất nhiều thời gian và

Trường ĐHSP Hà Nội 2

3

K 29A - Sinh



Luận văn tốt nghiệp

Phạm Văn Tuấn

kiểm tra được ít khối lượng kiến thức. Vì vậy trong quá trình dạy học hiện nay
người ta còn sử dụng hình thức kiểm tra bằng phương pháp trắc nghiệm khách
quan để khắc phục những hạn chế của phương pháp kiểm tra truyền thống đã
nêu trên.
Với mong muốn góp một phần nhỏ công sức của mình vào công cuộc
đổi mới giáo dục, chúng tôi đã lựa chọn đề tài:
Soạn thảo các câu hỏi trắc nghiệm về di truyền học chọn giống thực
vật dùng trong các trường ĐHSP.
2. Mục đích, ý nghĩa của đề tài:
+ Giúp sinh viên nắm vững, củng cố, khắc sâu kiến thức đã học.
+ Giúp sinh viên biết vận dụng kiến thức di truyền học chọn giống vào
đời sống thực tiễn sản xuất.
+ Kết quả kiểm tra sinh viên bằng những câu hỏi trắc nghiệm sẽ đánh
giá được chất lượng học tập của sinh viên về bộ môn di truyền học chọn giống
thực vật.
+ Việc xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan về di truyền
học chọn giống thực vật có ý nghĩa rất quan trọng trong sự đổi mới, nâng cao
chất lượng của nền giáo dục nước ta.
3. Nhiệm vụ của đề tài
3.1. Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm dạng câu hỏi nhiều lựa
chọn (MCQ) dựa vào nội dung và mục tiêu giảng dạy di truyền học chọn
giống thực vật ở các trường ĐHSP .
3.2. Thông qua kiểm tra thực nghiệm trên sinh viên K29 có thể bước
đầu phân loại được trình độ sinh viên ở phần nội dung kiến thức này.


Trường ĐHSP Hà Nội 2

4

K 29A - Sinh


Luận văn tốt nghiệp

Phạm Văn Tuấn

Chương 1
cơ sở lý luận của vấn đề
1.1. Lược sử nghiên cứu câu hỏi trắc nghiệm
Câu hỏi trắc nghiệm là hình thức kiểm tra đánh giá đã và đang được áp
dụng rất rộng rãi trên thế giới. Trắc nghiệm là những phương pháp để đo hay
thăm dò một số đặc điểm năng lực trí tuệ của học sinh như: chú ý, tưởng
tượng, tư duy hoặc để đánh giá một kĩ năng, kĩ xảo
Đầu thế kỉ thứ XIX, E thorndike là người đầu tiên dùng trắc nghiệm
như một phương pháp khách quan và nhanh chóng để đo trình độ kiến thức
của học sinh, vào năm 1920 các trắc nghiệm nhóm trong trường học ra đời và
phát triển nhanh trong nước Mỹ.
Trong thời kỳ đầu việc sử dụng phương pháp trắc nghiệm, viết tắt là
(test). ở các nước phương tây đã có sai lầm như: Sa vào quan điểm hình thức,
máy móc trong việc đánh giá năng lực trí tuệ, chất lượng kiến thức của học
sinh. Đặc biệt người ta còn sử dụng trong đấu tranh giai cấp, họ phủ nhận
năng lực của của con em nhân dân lao động, nên thời kì này Ban chấp hành
Trung Ương Đảng Cộng sản Liên Xô đã phê phán việc dùng câu hỏi trắc
nghiệm trong kiểm tra đánh giá, chỉ đến năm 1963 Liên Xô mới phục hồi việc

sử dụng Test để kiểm tra kết quả học tập của học sinh và vẫn có phần dè dặt
trong việc phát triển test.
ở nước ta trong thập kỉ 70 của thế kỉ XX đã có những công trình vận
dụng vào kiểm tra kiến thức của học sinh.
ở miền Bắc việc áp dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan
(TNKQ) trong bài kiểm tra đánh giá thành quả học tập còn là vấn đề mới mẻ
có thể nói những nghiên cứu mới nhất thuộc lĩnh vực này là của giáo sư Trần
Bá Hoành. Năm 1971, giáo sư đã soạn thảo bộ câu hỏi trắc nghiệm và áp dụng
trắc nghiệm vào kiểm tra kiến thức của học sinh và đã thu được kết quả khả
quan. Năm 1994, Bộ giáo dục và Đào tạo theo hướng đổi mới kiểm tra đánh

Trường ĐHSP Hà Nội 2

5

K 29A - Sinh


Luận văn tốt nghiệp

Phạm Văn Tuấn

giá đã phối hợp với viện công nghệ Hoàng gia Menborne của Australia tổ
chức các cuộc hội thảo với chủ đề : Kĩ thuật xây dựng câu hỏi trắc nghiệm
khách quan.
Tại các tỉnh phía Nam, trắc nghiệm khách quan đã rải rác được sử dụng
trong các trường học từ những năm 1950, học sinh đã được tiếp xúc với trắc
nghiệm khách quan qua các cuộc thi khảo sát khả năng ngoại ngữ do các tổ
chức quốc tế tài trợ. Đến năm 1960 TNKQ được sử dụng khá phổ biến trong
kiểm tra và thi ở bậc trung học .

Hiện nay, do nhu cầu nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, nên hầu
hết các trường đại học trong cả nước đã tổ chức triển khai hàng loạt các cuộc
hội thảo với chủ đề Đổi mới kiểm tra đánh giá và đồng thời là các cuộc hội
thảo về việc tiến hành nghiên cứu xây dựng các ngân hàng câu hỏi test cho
từng môn học, cấp học. Đặc biệt các trường ĐHSP đang cố gắng nghiên cứu
tạo điều kiện cho nhiều sinh viên bắt đầu được nghiên cứu và kiểm tra đánh
giá ở trường phổ thông, đáp ứng nhu cầu về kiến thức của học sinh phổ thông
trong thời đại mới Thời đại của tri thức khoa học và công nghệ.
ở trường ĐHSP Hà Nội 2, trong những năm gần đây, nhiều khoá luận
tốt nghiệp của sinh viên đề cập đến câu hỏi trắc nghiệm cho các chuyên
ngành: phương pháp giảng dạy, sinh thái học, di truyền học do các giảng
viên trong khoa Sinh KTNN trực tiếp hướng dẫn.
1.2. Các dạng câu hỏi trắc nghiệm
Hiện nay, có rất nhiều cách phân loại câu hỏi trắc nghiệm, mỗi dạng
thích ứng với một dạng kiến thức nhất định. Tuy nhiên hệ thống câu hỏi trắc
nghiệm được phân thành 5 dạng chính:
Phân loại dạng kiểm tra

Trường ĐHSP Hà Nội 2

6

K 29A - Sinh


Luận văn tốt nghiệp

Phạm Văn Tuấn

Trắc nghiệm

Trắc nghiệm khách quan

Trắc nghiệm tự luận

Câu hỏi trả lời ngắn

Nhiều lựa

Ghép đôi

Đúng sai

Bài viết theo

Bài viết

dàn bài sẵn

mở

Điền khuyết

Trả lời ngắn

Chọn
Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi chỉ tập chung nghiên cứu với dạng
câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn. Nội dung phủ kín toàn bộ chương trình di
truyền học chọn giống thực vật. Mỗi câu hỏi có một câu dẫn và bốn phương
án trả lời, trong đó chỉ có một phương án trả lời đúng nhất, còn các phương án
khác là câu nhiễu thường chỉ đúng một phần hoặc chưa hoàn chỉnh. Không sai

hẳn mà cũng không đúng hẳn, nhưng khó phát hiện. Khi trả lời các câu hỏi
học sinh phải tiến hành các thao tác tư duy, phân tích,so sánh tổng hợp, rèn kĩ
năng giải bài tập, kĩ năng tính toán và đối chiếu để chọn đáp án đúng nhất.
1.3. Vai trò của MCQ trong KT-ĐG thành quả học tập của học sinh, sinh
viên .
Vai trò quan trọng nhất của KTĐG là cung cấp sự phản hồi về thành
tích học tập của học sinh. Từ đó có thể cung cấp cho giáo viên những đầu mối
để suy ra nên thay đổi cách dạy như thế nào?với mỗi phương pháp KT-ĐG
đều có mặt mạnh, hạn chế riêng. Với MCQ có những ưu điểm và nhược điểm
như sau:
* Ưu điểm
- Giúp học, sinh viên tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập của mình một
cách khách quan. Trên cơ sở đó thay đổi phương pháp học tập và bổ sung
những kiến thức chưa tích luỹ hoặc được tích luỹ nhưng chưa chắc chắn.

Trường ĐHSP Hà Nội 2

7

K 29A - Sinh


Luận văn tốt nghiệp

Phạm Văn Tuấn

- Rèn cho học sinh, sinh viên các thao tác tư duy phân tích, so sánh,
tổng hợp và phán đoán nhanh để chọn ra câu trả lời đúng nhất.
- Chấm điểm nhanh chóng, chính xác do mang tính khách quan.
- Trong một thời gian ngắn có thể kiểm tra được nhiều nội dung kiến

thức.
- Gây được tính hứng thú và tính tích cực học tập của học sinh.
- Giúp học sinh và giáo viên làm quen với máy vi tính để xử lý số liệu
và việc chấm điểm một cách nhanh nhất.
* Nhược điểm
- Test nhiều lựa chọn có thể khiến cho người học lựa chọn phương án
đúng một cách ngẫu nhiên mà không hiểu rõ bản chất.
- Hạn chế kĩ năng diễn đạt, Sắp xếp ý tưởng, lý lẽ lập luận và khả năng
sáng tạo trong việc giải quyết câu hỏi.
1.4. Các yêu cầu về câu hỏi trắc nghiệm
- Phần dẫn của câu trắc nghiệm ( CTN) cần phải diễn đạt rõ ràng một
vấn đề muốn nói đến.
- Phần lựa chọn gồm có duy nhất một câu trả lời đúng và những câu
còn lại là câu trả lời sai ( câu nhiễu).
- Các câu lựa chọn, kể cả các câu nhiễu đều phải thích hợp với vấn đề
đã nêu và hấp dẫn như nhau.
- Nếu phần dẫn CTN là câu bỏ lửng ( chưa hoàn tất) thì các lựa chọn
phải nối tiếp với câu bỏ lửng thành những câu đúng ngữ pháp và hoàn chỉnh về
nội dung.
- Tránh những câu lựa chọn sai hiển nhiên, dễ nhận biết.
- Câu lựa chọn đúng không nên dài hơn, hoặc ngắn hơn hẳn các câu lựa
chọn khác.
- Câu lựa chọn đúng và các câu nhiễu cần đồng nhất, có độ khó ngang
nhau.

Trường ĐHSP Hà Nội 2

8

K 29A - Sinh



Luận văn tốt nghiệp

Phạm Văn Tuấn

- Tránh tình trạng: câu lựa chọn đúng được viết với những ý tưởng đầy
đủ, chính xác; ngược lại. các câu nhiễu được diễn đạt cẩu thả với những ý
tưởng tầm thường.
- Phải thận trọng khi dùng các cụm từ Tất cả đều đúng hay Tất cả
đầu sai làm câu lựa chọn.
- Tránh phủ định ( Không) 2 lần liên tiếp trong một câu trắc nghiệm.
- Trong câu trắc nghiệm không nên đặt những vấn đề không thể xảy ra
trong thực tế.
- Trong câu trắc nghiệm cần phải diễn ngắn gọn, sáng sủa. Nên bỏ bớt
những câu chữ, chi tiết không cần thiết.
- Không đặt câu lựa chọn đúng ở vị trí cố định thường xuyên ( A hoặc
B, )
1.5. Một số điều cần lứu ý khi viết câu nhiều lựa chọn
1.5.1. Đối với phần dẫn
+ Phần dẫn phải có nội dung rõ ràng và chỉ nên đưa vào một nội dung
+ Tránh dùng dạng phủ định. Nếu dùng thì in đậm chữ không.
+ Nên viết dưới dạng một phần của câu, chỉ dùng dạng câu hỏi
khi muốn nhấn mạnh.
1.5.2. Đối với phần lựa chọn
+ Chỉ nên có từ 4 đến 5 phương án lựa chọn, trong đó chỉ có một
phương án đúng.
+ Các phương án nhiễu phải có vẻ hợp lí và có sức hấp dẫn HS.
+ Các phần câu lựa chọn hoặc các câu lựa chọn phải được viết
theo cùng một lối hành văn, cùng một cấu trúc ngữ pháp, nghĩa là tương

đương về hình thức, chỉ khác nhau về nội dung.
+ Hạn chế dùng phương án: Các câu trên đều đúng hoặc Các câu
trên đều sai.
+ Không để HS đoán ra câu trả lời dựa vào hình thức trình bày của phần
lựa chọn.

Trường ĐHSP Hà Nội 2

9

K 29A - Sinh


Luận văn tốt nghiệp

Phạm Văn Tuấn

+ Sắp xếp các phương án lựa chọn theo thứ tự ngẫu nhiên, tránh thể hiện
một ưu tiên nào đối với vị trí của phương án đúng.
1.5.3. Đối với cả hai phần
+ Bảo đảm để phần dẫn và phần lựa chọn khi ghép lại phải thành một
cấu trúc đúng ngữ pháp và chính tả.

Trường ĐHSP Hà Nội 2

10

K 29A - Sinh



Luận văn tốt nghiệp

Phạm Văn Tuấn

chương 2
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là sinh viên trường ĐHSP.
Trong phạm vi hẹp của đê tài, tôi chỉ thực hiện được ở một trường
ĐHSP. Cụ thể là sinh viên của 3 lớp K29A, K29B, K29C năm thứ 4 khoa Sinh
của trường ĐHSP Hà Nội 2.
Đây là khoa có điểm đầu vào tương đối cao và ổn định, chất lượng sinh
viên khá đồng đều. Do đầu vào có sự kiểm tra nghiêm ngặt cộng với đội ngũ
giáo viên giàu kinh nghiệm, nhiệt tình, yêu nghề nên sinh viên ở đây có lực
học tương đối đồng đều, kết quả kiểm tra TNKQ càng có độ chính xác cao
Điều đó khiến cho các thông số tính toán có độ tin cậy lớn.
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Sưu tầm và phân tích tài liệu
- Phân tích kế hoạch giảng dạy và nội dung giảng dạy DTH ở trường
ĐHSP, tìm hiểu tầm quan trọng của nội dung kiến thức. Từ đó xác định các
mục tiêu cụ thể để lên kế hoạch xây dựng câu hỏi MCQ ứng với phần nội
dung đó.
- Nghiên cứu nội dung lí thuyết và kĩ thuật trắc nghiệm .
2.2. Thực nghiệm sư phạm
- Tiến hành trên khối sinh viên năm thứ 4 trường đại học Sư phạm Hà
Nội 2 nhằm thu thập số liệu; phân tích, thống kê; xác định các chỉ tiêu đo
lường để đánh giá chất lượng câu hỏi.
- áp dụng phương pháp lấy mẫu đa ma trận ( của nhà tâm lý học Sin
Pracis Galton 1884) Các câu hỏi được chia ngẫu nhiên từ tổng thể sinh viên.
Để đảm bảo cho sự chính xác của những tính toán theo phương pháp đa ma

trận, với tổng số một lượng thích hợp là 30 câu hỏi ( n = 30) và sẽ được 50 thí
sinh dự thi, thời gian làm bài là 45 phút.

Trường ĐHSP Hà Nội 2

11

K 29A - Sinh


Luận văn tốt nghiệp

Phạm Văn Tuấn

2.3. Phương pháp chấm bài và cho điểm
Có nhiều phương pháp chấm bài khác nhau ở đây tôi chọn phương pháp
khoanh tròn vào phương án trả lời đúng ở bài làm của sinh viên bằng bút đỏ.
- Một câu hỏi đúng sẽ được 1 điểm. Vậy thang điểm số thô tổng thể sẽ
là 30 điểm trên 1 bài.
2.4.Xử lý số liệu
2.4.1. Xác định độ khó của mỗi câu trắc nghiệm
Độ khó của mỗi câu trắc nghiệm tính bằng phần trăm tổng số thí sinh
trả lời đúng câu hỏi ấy trên tổng số thí sinh được dự thi. câu hỏi càng dễ, số
người trả lời đúng càng nhiều, độ khó càng thấp.
Công thức tính độ khó của một câu hỏi :
Số thí sinh trả lời đúng
FV =
Số thí dinh dự thi
Thang phân loại độ khó được quy ước như sau:
- Câu dễ: Có từ 75 100% thí sinh trả lời đúng

- Câu trung bình: Có từ 30 75% thí sinh trả lời đúng
- Câu khó: Có từ 0 30% thí sinh trả lời đúng
Câu hỏi trắc nghiệm có 30% Ê FV Ê 75% là đạt yêu cầu sử dụng.
Ngoài khoảng trên có thể chọn lọc tuỳ mục đích sử dụng.
2.4.2. Xác định độ phân biệt của mỗi câu hỏi (DI)
Độ phân biệt tức là khả năng phân biệt năng lực thí sinh giỏi với năng
lực thí sinh kém. Một câu hỏi gọi là phân biệt được có nghĩa là các thí sinh
được điểm cao sẽ có xu hướng làm tốt câu hỏi đó hơn so với thí sinh có điểm
thấp.
Có thế xác định độ phân biệt dựa trên phân tích câu hỏi trong đó các
câu được sử dụng là câu trả lời của thí sinh thuộc 2 nhóm, nhóm thí sinh đạt
điểm cao nhất và nhóm thí sinh đạt điểm thấp nhất ( dựa trên điểm tổng kết
của bài trác nghiệm).
Công thức được áp dụng để tính độ phân biệt là:

Trường ĐHSP Hà Nội 2

12

K 29A - Sinh


Luận văn tốt nghiệp

Phạm Văn Tuấn

Số thí sinh nhóm khá giỏi trả lời đúng (27%)_ số thí sinh nhóm
kém ( 27%)
DI=
tổng số thí sinh một nhóm (27%)

Thang phân loại độ phân biệt được quy ước:
- DI = 0: Tỷ lệ thí sinh nhóm giỏi và nhóm kém trả lời đúng như nhau
( độ phân biệt là 0)
- DI > 0: tỷ lệ thí sinh nhóm giỏi trả lời đúng nhiều hơn nhóm kém ( độ
phân biệt dương, có thể có giá trị từ 0 đến 1)
Chỉ số DI > 0, 2 là đạt yêu cầu sử dụng.
- DI < 0: tỷ lệ nhóm kém trả lời đúng nhiều hơn nhóm giỏi ( độ phân
biệt là âm) chỉ số DI < 0 -> câu hỏi không đạt yêu cầu sử dụng.
Với những câu hỏi có 0 < DI < 0,2, việc sử dụng cần có sự lựa chọn.
Trong hai bài trắc nghiệm tương tự nhau ,bài trắc nghiệm nào có chỉ số
phân biệt trung bình cao hơn thì có độ tin cậy cao hơn.
2.4.3. Xác định độ tin cậy của tổng thể các câu hỏi trắc nghiệm (kí
hiệu: r)
Những sai sót trong các phép đo lường ở phạm vi cho phép (mức độ
thấp) gọi là sự ổn định của phép đo hay là độ tin cậy của nó.
Hai tác giả là Kuder và Richandson đã đưa ra công thức khi nghiên cứu
về TNKQ
r=

K ộờ X ( K - X ) ự

. 1K - 1 ờở
K .d 2 ỳ


Trong đó: K: Số lượng câu hỏi trong bài trắc nghiệm tổng thể
X : Điểm trung bình của bài trắc nghiệm

d2 : Phương sai của bài trắc nghiệm


Thang phân loại độ tin cậy được quy ước như sau:
Độ tin cậy từ 0 đ 0,6: Bài trắc nghiệm có độ tin cậy thấp
Độ tin cậy từ 0,6 đ 0,9: Bài trắc nghiệm có độ tin cậy trung bình
Độ tin cậy từ 0,9 đ 1: Bài trắc nghiệm có độ tin cậy cao

Trường ĐHSP Hà Nội 2

13

K 29A - Sinh


Luận văn tốt nghiệp

Phạm Văn Tuấn

Để có được giá trị độ tin cậy, phải thực hiện tính toán qua các thông số
sau:
* Xác định điểm trung bình của bài trắc nghiệm tổng thể từ bài
trắc nghiệm con ( m chung)

mi =

K Xi
Ki

(1)

Trong đó:
mi: là điểm trung bình của bài trắc nghiệm tổng thể của bài trắc nghiệm i


K: Số câu hỏi trong bài trắc nghiệm tổng thể
Xi : Là điểm trung bình của từng bài trắc nghiệm i

Ki: Số câu hỏi trong bài trắc nghiệm i
Trong công thức trên Xi lại được tính như sau:
ni

Xi =



Xi

(2)

ni

Trong đó: Xi: Điểm thi của mỗi thí sinh ở bài trắc nghiệm i
ni: Số thí sinh tham gia khảo sát bài trắc nghiệm
* Xác định phương sai của điểm trắc nghiệm tổng thể từ các bài trắc
ki


niK ờ(K - 1)S 2i - (K - k i )ồ Viỳ
ờở
ỳỷ
1
nghiệm con d2i =
(3)

k1 (k1 - 1)(n1 - 1)

Trong đó: di2 : Phương sai tổng thể từ bài trắc nghiệm con i
Si2 : Phương sai của bài trắc nghiệm con i

K: Số câu hỏi trong bài trắc nghiệm tổng thể
Ki: Số câu hỏi trong bài trắc nghiệm
ni: Số thí sinh dự thi bài trắc nghiệm i
ki



v i : Tổng phương sai của từng câu hỏi trên bài trắc nghiệm i

Trong công thức trên việc xác định

Trường ĐHSP Hà Nội 2

14

K 29A - Sinh


Luận văn tốt nghiệp

Phạm Văn Tuấn

+ Phương sai của từng bài trắc nghiệm nhỏ ( Si2 )
2


ni



(X i - X i )

2
i

S =

(4)

n

+ Tổng phương sai của từng câu hỏi trên bài trắc nghiệm i
ki



v i các câu hỏi chỉ có hai điểm 1 và 0 nên phương sai điểm số ứng

với câu hỏi j sẽ bằngPj(Pj 1) trong đó Pj là tỷ số thí sinh trả lời đúng câu hỏi
ki

j. Vì vậy



v i được tính theo công thức

ki



vi =



Pj (Pj 1)

(5)

Bài trắc nghiệm có độ tin cậy tổng thể của các câu hỏi trắc nghiệm (r)
đạt từ 0,6 trở lên có thể được đưa vào sử dụng
2.4.4. Quy trình phân tích câu hỏi trắc nghiệm
Bước1: Mỗi câu trắc nghiệm chỉ có 1 câu trả lời đúng nhất ứng với số điểm là
1, những câu trả lời khác là sai ứng với số điểm là 0 ). Đó là điểm số thô, sau
khi tổng hợp điểm của bài sẽ quy ra thang điểm 10 theo công thức x =

10X
L

x: điểm quy ra thang điểm mười
X : số câu đúng
L: số câu trong bài TN
Bước 2: Phân loại bài thi từ cao đến thấp
+ Phân loại bài thi: 27% số bài thi đạt điểm cao nhất
+ 27% số bài thi đạt điểm thấp nhất
+ Xem xét lại các phương án trả lời đối với mỗi câu hỏi của mỗi
thí sinh trong nhóm 27% thấp .

Bước 3: + Tính toán % nhóm điểm cao trả lời đúng câu hỏi đó (u) upter
+ Tính toán % nhóm điểm thấp trả lời đúng câu hỏi đó (L) lower

Trường ĐHSP Hà Nội 2

15

K 29A - Sinh


Luận văn tốt nghiệp

Phạm Văn Tuấn

Bước 4: Lấy giá trị trung bình của các giá trị U và L, kết quả sẽ là chỉ độ khó
của câu trắc nghiệm.
Sau khi đã phân tích trắc nghiệm có thể dùng bảng tương đương sau để
giải trình độ khó:
câu dễ có từ :75-100%thí sinh trả lời đúng
câu trung bìnhcó từ:30-75%thí sinh trả lời đúng
câu khó có từ:0-30%thí sinh trả lời đúng
Khi chuẩn bị câu hỏi trắc nghiệm chúng ta dự định sẽ có một độ khó
trung bình. Các kết quả phân tích trắc nghiệm sẽ thông báo cho chúng ta sự
cần thiết phải hiệu chính các câu hỏi quá khó hoặc quá dễ.

Trường ĐHSP Hà Nội 2

16

K 29A - Sinh



Luận văn tốt nghiệp

Phạm Văn Tuấn

Chương 3
kết quả nghiên cứu và thảo luận
1. Kế hoạch xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan dạng MCQ cho
nội dung kiến thức phần DTH thực vật.
Tôi đã soạn thảo được một hệ thống câu hỏi trắc nghiệm. Kết quả gồm 60 câu
phân bố đều cho chương trình di truyền học chọn giống thực vật. Trong 60 câu
tôi đã chọn đều được đưa vào thực nghiệm trên đối tượng là 100 sinh viên năm
thứ 4 trường ĐHSP Hà Nội 2. Kết quả sử dụng mỗi câu hỏi dựa trên sự phân
tích độ khó và độ tin cậy của mỗi câu hỏi.
2. Nội dung câu hỏi
Câu 1: Kiểu hạt phấn hai nhân thường gắn liền với tính không hợp ở
A. Thể bào tử

B. Thể tam bội

C. Thể giao tử

D. Thể tứ bội

Câu 2: Tính không hợp ở thực vật tồn tại ở hai trạng thái nào sau đây:
A. Thể giao tử và thể tam bội

B. Thể lưỡng bội và thể tứ bội


C. Thể giao tử và thể bào tử

D. Thể bào tử và thể tam nhiễm

Câu 3: ý nghĩa của tính không hợp ở thực vật là
A. ngăn cản nội phối và ngoại phối.
B. ngăn cản nội phối, tạo điều kiện ngoại phối.
C. tạo điều kiện nội phối và ngoại phối.
D. tạo điều kiện nội phối, ngăn cản ngoại phối.
Câu 4: ở tính không hợp thể giao tử, kiểu hình của hạt phấn là do
A. kiểu gen của tiểu bào tử qui định.
B. kiểu gen của thể bào tử qui định.
C. kiểu gen trong tế bào chất qui định.
D. cả kiểu gen trong tiểu bào tử, nhân và tế bào chất qui định.
Câu 5: Một trong những nguyên nhân của tính hợp giả ở thực vật là

Trường ĐHSP Hà Nội 2

17

K 29A - Sinh


Luận văn tốt nghiệp

Phạm Văn Tuấn

A. giữa các alen khác nhau có mối quan hệ trội, lặn đã được xác định
trước.
B. các alen không tự hợp có khả năng ức chế được các alen tự hợp.

C. do sự tự thụ phấn xảy ra nhiều lần.
D. do rối loạn quá trình sinh lý, sinh hoá của tế bào.
Câu 6: Nhiệm vụ của khoa học chọn giống là
A. cải tiến giống vật nuôi cây trồng hiện có.
B. cải tiến giống vật nuôi, cây trồng và vi sinh vật hiện có...
C.cải Tạo các giống mới năng suất cao, phẩm chất tốt đáp ứng yêu cầu
ngày càng cao của con người.
D. b và c đúng....
Câu 7: Trong công tác chọn giống hiện đại, nguồn nguyên liệu chủ yếu nhất
của chọn lọc là
A. đột biến gen.

B. đột biến nhiễm sắc thể.

C. thường biến .

D. biến dị tổ hợp.

Câu 8: Chọn giống hiện đại khác với chọn giống cổ điển ở điểm :
A. Hoàn toàn phụ thuộc vào sự phát sinh ngẫu nhiên của biến dị
B. Không dựa vào kiểu hình mà chỉ dựa vào kiểu gen trong việc đánh
giá kết quả lai.
C. Chủ yếu dựa vào phương pháp gây đột biến nhân tạo
D. Thực hiện trên cơ sở lý luận mới của di truyền học.
Câu 9: Hiện nay di truyền học phân loại biến dị thành hai loại chính là
A. biến dị tổ hợp và đột biết.
B. biến dị di truyền được và biến dị không di truyền được.
C. biến dị đột biến và biến dị thường biến.
D. biến dị kiểu gen và biến dị kiểu hình.
Câu 10: Lai xa và đa bội là phương thức hình thành loài phổ biến ở nhóm sinh

vật nào?
A. Thực vật bậc cao

Trường ĐHSP Hà Nội 2

B. Thực vật và động vật bậc thấp

18

K 29A - Sinh


Luận văn tốt nghiệp
C. Vi sinh vật

Phạm Văn Tuấn
D. Động vật đa bào

Câu 11: Trong việc tạo giống mới người ta dùng phương pháp lai nào là chủ
yếu?
A. Lai cùng loài

B. Lai khác loài

C. Lai khác dòng

D. Lai khác thứ

Câu 12:Để khắc phục tính bất thụ của cơ thể Lai xa F1 người ta dùng phương
pháp nào sau đây là chủ yếu?

A. Tạo thể song nhị bội
B. Tự thụ phấn bằng hạt phấn của một trong hai dạng bố mẹ
C. Thụ phấn bằng hạt phấn của các cây hữu thụ F1
D. Thụ phấn bằng hạt phấn của các cây bất thụ F1
Câu 13: Lai xa được sử dụng đặc biệt phổ biến trong
A. chọn giống vi sinh vật .
B. chọn giống vật nuôi .
C. chọn giống cây trồng.
D. chọn giống vật nuôi, vi sinh vật, cây trồng.
Câu 14: Trong chọn giống thực vật, thực hiện lai xa giữa loài hoang dại và
cây trồng nhằm mục đích
A. đưa vào cơ thể lai các gen quý về năng suất của loài dại.
B. đưa vào cơ thể lai các gen quý giúp chống chịu tốt với điều kiện bất
lợi của môi trường loài dại.
C. khắc phục tính bất thụ trong lai xa.
D. tạo điều kiện thuận lợi cho việc sinh sản dinh dưỡng ở cơ thể lai xa.
Câu 15: Trong chọn giống thực vật, người ta sử dụng phương pháp chủ yếu
nào để tạo ưu thế lai?
A. Lai khác giống

B. Lai khác thứ

C. Lai kinh tế

D. Lai luân phiên

Câu 16: ở thực vật để duy trì và củng cố ưu thế lai người ta thường sử dụng
phương pháp

Trường ĐHSP Hà Nội 2


19

K 29A - Sinh


Luận văn tốt nghiệp

Phạm Văn Tuấn

A. lai luận phiên, F1 được lai với cơ thể bố hoặc mẹ.
B. sử dụng hình thức lai hữu tính giữa các cá thể F1.
C. cho F1 thực hiện việc tự thụ phấn .
D. sử dụng hình thức sinh sản sinh dưỡng.
Câu 17: Việc sử dụng các cá thể F1 làm giống sẽ dẫn đến kết quả
A. duy trì được sự ổn định tính trạng qua các thế hệ.
B. sử dụng được hiện tượng ưu thế lai.
C. các cá thể ở F2 bất thụ.
D. dẫn đến hiện tượng phân tính, làm mất phẩm chất của giống.
Câu 18: Để tạo được ưu thế lai, khâu quan trọng là
A. thực hiện được lai kinh tế .

B. thực hiện được lai khác dòng.

C. tạo ra các dòng thuần .

D. thực hiện được lai khác loài.

Câu 19: Trong chọn giống thực vật, phương pháp chọn giống nào dưới đây
được sử dụng phổ biến?

A. Nuôi cấy mô
B. Gây đột biến nhân tạo
C. Cấy truyền phôi
D. Lai giống
Câu 20: Tự thụ phấn lặp lại nhiều lần sẽ dẫn tới hiện tượng thoái hoá giống do
A. các gen lặn đột biến có hại biểu hiện thành kiểu hình do tăng cường
thể đồng hợp.
B. các gen lặn đột biến có hại bị các gen trột át chế trong kiểu gen dị
hợp.
C.do có hiện tượng đột biến gen.
D. tập trung các gen trội có hại ở các thế hệ sau.
Câu 21: Trong chọn giống thực vật, tự thụ phấn bắt buộc nhiều lần nhằm mục
đích chủ yếu
A. tạo dòng thuần đồng hợp tử về các gen đáng quan tâm.
B. tạo ra ưu thế lai.

Trường ĐHSP Hà Nội 2

20

K 29A - Sinh


Luận văn tốt nghiệp

Phạm Văn Tuấn

C. kiểm tra độ thuần chủng của giống .
D. củng cố những tính trạng mong muốn.
Câu 22: Đặc điểm của dòng tự phối là

A. giống nhau về đặc tính di truyền .
B. năng xuất cao, phẩm chất tốt và ổn định.
C. giữ được những đặc tính quý của giống.
D. a và c đúng.
Câu 23: Nguyên nhân tính bất thụ ở thực vật là do
A.tính không hợp ở thực vật gây lên.
B. nhị và nhuỵ của hoa chín không đồng thời.
C. bao phấn bị nép, hoặc hạt phấn ít, bao phấn không mở
D. cấu trúc của vòi nhuỵ bị dị dạng.
Câu 24: Cơ thể lai xa ( F1) sinh ra bất thụ là do
A. cơ quan sinh dục không phát triển.
B. quá trình giảm phân của cơ thể lai xa bị rối loạn .
C. cơ quan sinh dục không phát triển đầy đủ.
D. bộ nhiễm sắc thể ở cơ thể F1 chứa cả hai bộ nhiễm sắc thể đơn bội
của hai loài.
Câu 25: Nhóm duy trì tính bất thụ đực có kiểu gen
A. N (S) rfrf

C. N(S) RfRf

B. S(-)Rfrf

D. N(S)Rf

Nếu quy ước gen Rf (trội) là gen khắc phục độ hữu thụ
rf :(lặn) không khắc phục được độ hữu thụ
N: Tế bào chất hữu thụ
S: Tế bào chất bất thụ
Câu 26: ở Việt Nam,phương pháp cơ bản tạo giống lúa là cho lai giữa
A. giống địa phương cao sản với giống địa phương kém phẩm chất.

B.giống địa phương có tính chống chịu tốt với giống nhập nội cao sản.
C. giống địa phương phẩm chất kém với giống nhập nội cao sản .

Trường ĐHSP Hà Nội 2

21

K 29A - Sinh


Luận văn tốt nghiệp

Phạm Văn Tuấn

D. giống địa phương cao sản với giống nhập nội có tính chống chịu tốt.
Câu 27: Một trong những tiềm năng của kỹ thuật chuyển gen là
A. tạo ra những sản phẩm được chuyển gen luôn có ảnh hưởng tốt đến
sức khoẻ con người.
B. có thể tạo ra những cây trồng có những hợp chất đặc biệt để sử dụng
nó trong công nghiệp và nông nghiệp v.v..
C. tiến hành kiểm soát được tất cả các gen của bất cứ loài nào.
D. con người có thể tạo ra một loài sinh vật hoàn toàn chưa từng có
trong tự nhiên.
Câu 28: Để tránh truyền phấn từ hoa này sang hoa khác cân phải khử đực hoa
trong giai đoạn nào?
A. Trước khi bao phấn chín

B. Trong khi bao phấn chín

C. Sau khi bao phấn chín


D. Bất kì giai đoạn nào cũng được

Câu 29: Khử đực hoa vào thời gian nào trong ngày là tốt nhất?
A. Giữa buổi sáng

B. Giữa buổi trưa

C. Giữa buổi chiều

D. Sáng sớm hoặc chiều tối

Câu 30: Khi khử đực hoa cần chọn bao phấn có màu sắc như thế nào?
A. Màu xanh

B. Màu trắng, hoặc vàng nhạt

C. Màu vàng nâu

D. Màu vàng đậm

Câu 31: Thời gian tiến hành thụ phấn nhân tạo tốt nhất là
A.buổi sáng .

B. buổi trưa.

C. buổi chiều .

D. buổi tối.


Câu 32: Ưu điểm của các tác nhân gây đột biến trong chọn giống thực vật
A. tạo được giống mới trong một thời gian theo ý muốn.
B. có thể tạo được bất kì đột biến nào theo ý muốn.
C. dễ làm và được ứng dụng rộng rãi.
D. gây lên những đột biến ít có hại cho cơ thể thực vật .
Câu 33.Dạng đột biến nào dưới đây rất quý trong đột biến cây trồng nhằm tạo
ra những giống năng suất cao phẩm chất tốt hoặc không hạt?

Trường ĐHSP Hà Nội 2

22

K 29A - Sinh


Luận văn tốt nghiệp

Phạm Văn Tuấn

A. Đột biến đa bội
B. Đột biến gen
C.Đột biến dị bội
D.thể khuýet nhiễm
Câu 34: Căn cứ để phân biệt đột biến trội, lặn là
A. đối tượng xuất hiện đột biến.
B. hướng biểu hiện kiểu hình của đột biến.
C. sự biểu hiện kiểu hình của đột biến ở thế hệ đầu hay thế hệ tiếp sau.
D. mức độ xuất hiện đột biến.
Câu 35: Tác nhân tốt nhất được sử dụng để gây đột biến đa bội thể?
A. Tia gama


B. Tia rơngel

C. Hoá chất consixin

D. Hoá chất NMV(nitrozen êthylure)

Câu 36: Cơ thể đa bội có thể được phát hiện bằng phương pháp nào sau đây là
chính xác nhất?
A. Quan sát kiểu hình
B. Đánh giá khả năng sinh sản
C. Thời gian sinh trưởng của cây kéo dài
D. Quan sát và đếm số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào
Câu 37: Trong chọn giống thực vật, việc chiếu xạ gây đột biến nhân tạo
thường không được thực hiện ở
A. hạt khô.

B. hạt nẩy mầm.

C. rễ .

D. hạt phấn, bầu nhuỵ.

Câu 38: Tác dụng của tia phóng xạ trong việc gây đột biến nhân tạo là
A. kìm hãm sự hình thành thoi tơ vô sắc.
B. gây rối loạn sự phân ly của NST trong quá trình phân bào.
C. gây ra đột biến cấu trúc NST.
D. kích thích và ion hoá các nguyên tử khi xuyên qua các tổ chức sống
làm ảnh hưởng đến ADN, ARN.
Câu 39: Tác dụng của consixin trong việc gây đột biến nhân tạo là


Trường ĐHSP Hà Nội 2

23

K 29A - Sinh


Luận văn tốt nghiệp

Phạm Văn Tuấn

A. kích thích và iôn hoá các nguyên tử khi thấm vào tế bào .
B. kìm hãm sự hình thành thoi tơ vô sắc.
C. ảnh hưởng đến ADN, ARN thông qua tác động lên các phân tử nước
trong tế bào.
D. gây ra đột biến thể dị bội.
Câu 40: Để gây đột biến hoá học ở cây trồng, người ta KHÔNG dùng cách
A. ngâm hạt khô trong dung dịch hoá chất .
B. tiêm dung dịch hoá chất vào thân .
C. ngâm hạt đang nẩy mầm trong dung dịch hoá chất.
D. tiêm dung dịch hoá chất vào bầu nhuỵ.
Câu 41: Phương pháp gây đột biến bằng tác nhân lý, hoá học có hiệu quả hạn
chế ở loại đối tượng nào?
A. Vi sinh vật

B. Thực vật

C. Động vật bậc thấp


D. Gia xúc, gia cầm

Câu 42: Những tế bào nào của cây mẫn cảm với phóng xạ nhất?
A. các tế bào của cây đang ngủ
B. các tế bào của cây đang phân chia
C. các tế bào đã già cỗi
D. các tế bào còn non
Câu 43: Dạng cây nào, bền vững với tia phóng xạ nhất ?
A. Cây đa bội

B. Cây lưỡng bội

C. Cây ở dạng lai xa

D. Cây đơn bội

Câu 44: Mức độ và hiệu quả huỷ hoại do mutagen gây ra ở m1 được xác định
theo chỉ tiêu nào là quan trọng nhất?
A. Số lượng NST sắp xếp ở kì giữa hoặc kì sau có thể không đều hoặc
tập chung
B. Sự giảm sức nảy trồi ở đồng ruộng
C. Sự kìm hãm sinh trưởng ở giai đoạn đầu
D. Tỷ lệ tương quan giữa mầm bình thường với mầm không bình thường

Trường ĐHSP Hà Nội 2

24

K 29A - Sinh



Luận văn tốt nghiệp

Phạm Văn Tuấn

Câu 45: Một trong những nguyên tắc của chọn giống gây đột biến ở thực vật

A. gây đột biến và chọn lọc .

B.gây đột biến và lai tạo.

C. gây đột biến, lại tạo, chọn lọc .

D. gai tạo và chọn lọc.

Câu 46: Phương pháp gây đột biến thực nghiệm có hiệu quả cao đối với nhóm
cây
A. sinh sản sinh dưỡng.

B. sinh sản hữu tính.

C. cây rừng .

D. cây lương thực.

Câu 47: Trong kĩ thuật tạo tế bào trần, hoá chất tốt nhất để phát hiện thành tế
bào là
A. calcofuor.

B. canxiclorua.


C. flooves cein.

D. nhuộm xanh Evana.

Câu 48: Nhược điểm nào dưới đây KHÔNG phải là của chọn lọc hàng loạt?
A. Chỉ đạt hiệu quả với những tính trạng có hệ số di truyền cao.
B. Việc tích luỹ những biến bị có lợi thường lâu có kết quả
C. Do căn cứ trên cả kiểu hình và kiểu gen nên phải theo dõi chặt chẽ và
công phụ
D. Không kiểm tra được kiểu gen của cá thế
Câu 49: Phát biểu nào sau đây là KHÔNG đúng với chọn lọc cá thể?
A. Đối với cây tự thụ phấn, chỉ cần gieo trồng riêng rẽ các hạt lấy từ
một cây để có thể đánh giá cây ấy qua thế hệ con.
B. Để thu được kết quả, người ta so sánh giữa các dòng và so sánh với
giống khởi đầu đẻ chọn và giữ lại những dòng tốt nhất.
C. Đối với cây giao phấn, con cái thường không đồng nhất về kiểu gen
nên để đánh giá chỉ cần chọn lọc cá thể một lần.
D. Do kết hợp cả đánh giá dựa trên kiểu hình và kiểm tra kiểu gen, nên
đạt hiệu quả nhanh chóng, chính xác, nhưng cần theo dõi chặt chẽ và công
phu.

Trường ĐHSP Hà Nội 2

25

K 29A - Sinh



×