Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

Nghiên cứu việc gắn hoạt động du lịch văn hoá sinh thái với hoạt động du lịch thắng cảnh tại vùng hồ ba bể, tỉnh bắc kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (26.66 MB, 38 trang )

Khoa Sinh KTNN

Lớp K31B_Sinh

Lời cảm ơn
Bằng tấm lòng biết ơn sâu sắc tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận
tình, đầy trách nhiệm của thầy giáo TS. Hoàng Nguyễn Bình khi tôi thực hiện
đề tài nghiên cứu.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong tổ bộ
môn Động vật cũng như các bạn sinh viên trong nhóm đã có những đóng góp
quý báu cho đề tài nghiên cứu để tôi hoàn thiện tốt luận văn này.
Tôi xin cảm ơn Ban quản lý Vườn Quốc gia Ba Bể đã tạo điều kiện giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu.
Đồng thời tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cha, mẹ cùng toàn thể
gia đình.

Hà Nội, ngày 20 tháng 04 năm 2009.
Sinh viên

Vũ Đức Anh

Khoá luận tốt nghiệp

1

Vũ Đức Anh


Khoa Sinh KTNN

Lớp K31B_Sinh


Lời cam đoan

Luận văn được thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Hoàng Nguyễn Bình.
Tôi xin cam đoan những kết quả nghiên cứu trong tài liệu này là do công
sức của bản thân tôi, kết quả này không trùng với kết quả của bất kỳ tác giả
nào đã được công bố.
Một số dẫn liệu trong đề tài tôi xin phép tác giả được trích dẫn để bổ
sung cho khoá luận của mình.
Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, ngày 20 tháng 04 năm 2009.
Tác giả

Vũ Đức Anh

Khoá luận tốt nghiệp

2

Vũ Đức Anh


Khoa Sinh KTNN

Lớp K31B_Sinh

Mục lục
Đề mục

Trang


Lời cảm ơn..............................................................................................................1
Lời cam đoan ..........................................................................................................2
Mục lục...................................................................................................................3
Giới thiệu chung .....................................................................................................4
Mở đầu............................................................................................................................... 6

1. Lý do chọn đề tài................................................................................................6
2. Mục tiêu..............................................................................................................6
3. ý nghĩa ...............................................................................................................6
Chương 1. Địa điểm, thời gian và phương pháp nghiên cứu ................. 7

1.1. Địa điểm nghiên cứu .......................................................................................7
1.2. Thời gian nghiên cứu.......................................................................................7
1.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................7
Chương 2. Tổng quan đề tài nghiên cứu ......................................................... 8
Chương 3. Kết quả nghiên cứu và bàn luận.................................................. 9

3.1. Các điều kiện địa lý tự nhiên để phát triển du lịch thắng cảnh cảnh quan...9
3.2. Các đặc điểm về đa dạng sinh học ...............................................................11
3.2.1. Đa dạng sinh học với các loài động, thực vật.............................................11
3.2.2. Đa dạng về hệ sinh thái .............................................................................12
3.3. Các đặc điểm về phong tục tập quán, truyền thuyết lịch sử - văn hoá ..........14
3.3.1. Truyền thuyết lịch sử văn hoá .................................................................14
3.3.2. Phong tục tập quán .....................................................................................18
3.4. Thực trạng hoạt động du lịch Ba Bể ..............................................................21
3.4.1. Xưa: Thắng cảnh .......................................................................................21
3.4.2. Nay: Sinh thái ............................................................................................22
3.4.3. ưu nhược điểm của du lịch thắng cảnh và du lịch sinh thái.......................23
3.4.4. Gắn 2 hoạt động đó thành 1 tuor thắng cảnh - sinh thái - lịch sử - văn

hoá.. ......................................................................................................................26
Kết luận và kiến nghị ............................................................................................ 28

Khoá luận tốt nghiệp

3

Vũ Đức Anh


Khoa Sinh KTNN

Lớp K31B_Sinh

Giới thiệu chung
Bắc Kạn có suối đãi vàng
Có hồ Ba Bể, có nàng áo xanh
Câu ca tự thủa nào cất lên hẳn đã làm say lòng bao du khách, khiến mỗi
người - trong cuộc đời đều ao ước ít nhất được đặt chân một lần đến nơi đây
để thưởng ngoạn sự hoà quyện của trời, mây, nước và của tình đất - tình người
ở nơi xứ núi, non, sông hồ trùng điệp này.
Cách Hà Nội 250 km về phía Bắc, quý khách có thể đến hồ Ba Bể bằng
hai con đường chính, một đi theo quốc lộ 03, đến thị trấn Phủ Thông hoặc thị
trấn Nà Phặc thì rẽ trái vào thị trấn Chợ Rã để đến hồ. Con đường thứ hai khó
đi nhưng thú vị hơn là rẽ trái ở km 31 của quốc lộ 03, ngược lên ATK Định
Hoá, Chợ Đồn thăm quan một số di tích lịch sử - cách mạng rồi qua thị trấn
Bằng Lũng huyện Chợ Đồn để đến hồ.
Hồ nằm giữa núi rừng Việt Bắc và bị chia cắt bởi hai cánh cung Ngân
Sơn và Sông Gâm. Độ cao trung bình 500 1000 m so với mực nước biển,
trên địa hình đá vôi - caxtơ. Điều này đã tạo nên một sự khác biệt đặc trưng

cho kiến tạo địa chất của khu vực bởi thông thường địa hình caxtơ không tích
nước và vì vậy việc có một hồ xanh trên núi cao đã tạo nên một kỳ quan của
tạo hoá, thu hút sự khám phá, tìm hiểu không chỉ của riêng các nhà khoa học.
Nơi đây tập trung 5 dân tộc chính: Tày, Nùng, Dao, Kinh, Mông. Trong
đó dân tộc Tày chiếm tỉ lệ khá lớn 57,7% (chiếm 6,42% dân tộc Tày của tỉnh),
Dao chiếm 21,2% (chiếm 14,58% dân tộc Dao của tỉnh), Mông chiếm 12,6%,
Nùng-7,1% và Kinh-1.3%(chiếm 0,45% dân tộc Kinh của tỉnh). Với điều kiện
khí hậu mát mẻ, trong lành hoà cùng cảnh sống thanh bình của dân bản sứ, sự
độc đáo phong tục tập quán kết hợp với nhiều nét văn hoá của các dân tộc
khác nhau đã tạo nên một vẻ đẹp đặc sắc hiếm có cho vùng hồ.

Khoá luận tốt nghiệp

4

Vũ Đức Anh


Khoa Sinh KTNN

Lớp K31B_Sinh

Không chỉ thế, nơi đây còn có những thắng cảnh đẹp gắn nhiều di tích
lịch sử và những chiến công hào hùng của dân tộc như động Nả Poong, thôn
Bó Lù, xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể - địa điểm này cũng đã từng là trụ sở của
Đài tiếng nói Việt Nam trong những năm kháng chiến chống Mỹ. Đến đây du
khách còn thưởng ngoạn cảnh đẹp huyền ảo của Động Puông, sự trong trẻo
mát lạnh của Ao Tiên, hay nét mạnh mẽ, cuồn cuộn của Thác Đầu Đẳng.
Bao quanh hồ là Vườn Quốc gia Ba Bể với hệ sinh thái đặc biệt bao
gồm: sông, suối, hồ, rừng, núi đá vôi. Xét góc độ sinh học, sinh thái học, khu

vực này có độ đa dạng sinh học cao, vừa có hệ động, thực vật núi đá vôi điển
hình, đặc biệt nhiều động vật quý hiếm ghi trong sách đỏ Việt Nam và thế giới
như: loài Voọc mũi hếch (Rhinopithecus avunuculus), cá Cóc (Paramesotriton
deloustali) là động vật đặc thù của hồ.
Khác với các điểm du lịch khác, đến hồ Ba Bể du khách khó có thể tìm
thấy các khách sạn, nhà nghỉ, khu vui chơi giải trí Bù vào đó là điểm dừng
chân nghỉ ngơi chính là nhà sàn dân tộc trong bản làng, du khách sẽ được tìm
hiểu kỹ hơn về đời sống sinh hoạt của người dân nơi đây. Ngoài ra dạo chơi
bằng thuyền độc mộc và đi bộ leo núi là điểm hấp dẫn khách tham quan.

Khoá luận tốt nghiệp

5

Vũ Đức Anh


Khoa Sinh KTNN

Lớp K31B_Sinh

Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài:
Bắc Kạn là mảnh đất được thiên nhiên ưu đãi với nhiều thắng cảnh. Nổi
bật lên là hồ Ba Bể với tổng diện tích mặt nước trên 500ha, trải dài trên 8km,
độ sâu trung bình từ 20 - 25m, nơi sâu nhất 30m, nơi nông nhất khoảng 5m.
Một hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất Việt Nam giữa núi rừng Việt Bắc thơ
mộng và đầy huyền thoại Nơi đây còn được ví như biển: Ba Bể có biển trên
núi. Đây không chỉ là khu bảo tồn thiên nhiên mà còn là nơi tham quan du
lịch, nghỉ mát, nghỉ dưỡng. Vì đường xá xa xôi, hơn nữa khách du lịch đến

đây mới chỉ biết đến vẻ đẹp hoang sơ của hồ mà chưa đi sâu tìm hiểu phong
tục tập quán, những nét văn hoá gắn liền với nhiều sự tích lịch sử, huyền thoại
cũng là điều khiến nơi đây chưa thu hút được nhiều du khách. Đó chính là lí
do mà tôi chọn đề tài: Nghiên cứu việc gắn hoạt động du lịch văn hoá sinh
thái với hoạt động du lịch thắng cảnh tại vùng hồ Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.
2. Mục tiêu:
- Tìm hiểu các điều kiện tự nhiên, sự đa dạng sinh học, đặc điểm về
phong tục tập quán, lịch sử văn hoá tại vùng hồ Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.
- Tìm hiểu bản sắc và truyền thống văn hoá của người Tày vùng hồ Ba
Bể, tỉnh Bắc Kạn.
- Đề xuất gắn hoạt động du lịch văn hoá sinh thái, du lịch truyền thống,
du lịch lễ hội với du lịch thắng cảnh tại vùng hồ Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.
3. ý nghĩa:
Đề tài này không chỉ có ý nghĩa thực tiễn là bảo tồn các loài động - thực
vật đang có nguy cơ tuyệt chủng mà còn có ý nghĩa đối với việc giáo dục,
nâng cao nhận thức cho người dân trong công tác bảo vệ và sử dụng bền vững
các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong khu vực Vườn Quốc gia Ba Bể.

Khoá luận tốt nghiệp

6

Vũ Đức Anh


Khoa Sinh KTNN

Lớp K31B_Sinh

Chương 1. Địa điểm, thời gian và phương pháp nghiên

cứu
1.1. Địa điểm nghiên cứu.
Nghiên cứu tại Vườn Quốc gia Ba Bể, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.
1.2. Thời gian.
Từ tháng 05 năm 2008 đến tháng 04 năm 2009.
1.3. Phương pháp nghiên cứu.
1.3.1. Điều tra khảo sát thực địa
Để tìm hiểu được:
- Điều kiện tự nhiên của vùng hồ.
- Bản sắc văn hoá và đời sống của đồng bào các dân tộc.
1.3.2. Phân tích số liệu để tìm hiểu mức độ đa dạng sinh học của vùng hồ
2.3.3. Nghiên cứu tài liệu nhằm thống kê được số liệu
Số liệu về khu hệ động thực vật của hồ, kết hợp với việc thu thập và
tài liệu tham khảo về đặc điểm tự nhiên khu vực nghiên cứu có liên
quan.
1.3.4. Từ đó đưa ra các giải pháp gắn các hoạt động du lịch
- Du lịch thắng cảnh
- Du lịch sinh thái

Thành một tour du lịch thắng cảnh - sinh

- Du lịch văn hoá lịch sử

thái - lịch sử, văn hoá.

Khoá luận tốt nghiệp

7

Vũ Đức Anh



Khoa Sinh KTNN

Lớp K31B_Sinh

Chương 2. Tổng quan đề tài nghiên cứu
Đã có rất nhiều nghiên cứu về vùng hồ trên núi đá vôi ở Việt Nam,
nhưng vùng hồ Ba Bể với điều kiện khí hậu đặc biệt, lại nằm giữa núi rừng
Việt Bắc thơ mộng và đầy huyền thoại có người nói Hạ Long có núi trên
biển, Ba Bể lại có biển trên núi. Thật đặc biệt đối với các hồ nước ngọt tự
nhiên nằm trên địa hình caxtơ, trên thế giới các hồ nằm trên địa hình caxtơ
đều bị cạn hoặc chỉ có một mùa nước, nhưng riêng hồ Ba Bể bốn mùa đầy
nước, tồn tại mãi với thời gian, điều đó đã làm cho các nhà khoa học không ít
ngạc nhiên và cũng đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về hồ Ba Bể. Trong
đó có dự án Xây dựng các khu bảo vệ nhằm bảo tồn thiên nhiên trên cơ sở
ứng dụng quan điểm sinh thái cảnh quan đó là công trình của các tác giả
Pháp, công trình này đã nhận được sự hỗ trợ tài chính của chương trình phát
triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và quy mô trên toàn cầu (GEF) với mục tiêu
Xây dựng mô hình về bảo tồn đa dạng sinh học và các nguồn tài nguyên
thiên nhiên tại Việt Nam và cũng có rất nhiều công trình khác nghiên cứu về
hồ Ba Bể. Nhìn chung các công trình nghiên cứu chủ yếu là về địa chất, khí
hậu của vùng hồ trên vúi đá vôi. Gần đây đã có công trình nghiên cứu về du
lịch vùng hồ Ba Bể, nhưng chủ yếu là tham quan thắng cảnh hoặc du lịch nghỉ
dưỡng mà chưa đi sâu vào nghiên cứu du lịch văn hoá sinh thái gắn với du lịch
thắng cảnh. Đây chính là điểm mới của đề tài mà tôi nghiên cứu.

Khoá luận tốt nghiệp

8


Vũ Đức Anh


Khoa Sinh KTNN

Lớp K31B_Sinh

Chương 3. KếT QUả NGHIÊN CứU và bàn luận
3.1. Các điều kiện địa lý tự nhiên để phát triển du lịch thắng cảnh
cảnh quan
* Toạ độ địa lý: Hồ Ba Bể nằm trong toạ độ:
105 09 07 đến 105 11 82 Kinh độ Đông.
22 05 72 đến 22 08 14 Vĩ độ Bắc.
* Giới hạn diện tích:
Vườn Quốc gia Ba Bể có diện tích gần 13.340 ha, nằm trong các xã Nam
Mẫu, Khang Ninh thuộc huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.
- Phía Bắc giáp xã Cao Thượng, huyện Ba Bể.
- Phía Đông giáp xã Cao Trĩ, huyện Ba Bể.
- Phía Tây giáp xã Nam Cường, xã Xuân Lạc (huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc
Kạn), xã Đà Vị (huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang)
- Phía Nam giáp xã Quảng Khê, huyện Ba Bể.
- Diện tích vùng lõi: 13.340 ha.
- Diện tích vùng đệm: 37.702 ha.
3.1.1. Lịch sử kiến tạo địa chất
Vị trí Vườn Quốc gia Ba Bể trong bối cảnh kiến tạo khu vực: Vườn Quốc
gia Ba Bể nằm ở cánh cung sông Gâm, ôm lấy vòm sông Chảy (còn gọi là tiểu
lục địa cổ sông Chảy). Tất cả cùng làm nên một khối nâng dạng vòm Việt
Bắc, là khối nâng duy nhất trong phức nếp lõm Vân Nam của chuẩn nền
Dương Tử (còn gọi là lục địa cổ Nam Hoa, Trung Quốc, có tuổi hình thành 2,5

2,6 tỷ năm trước).
- Các hệ thống đứt gẫy: Có 4 hệ thống đứt gẫy chính là Tây Bắc - Đông
Nam, Đông Bắc Tây Nam, á vĩ tuyến và á kinh tuyến. Hệ đứt gẫy á kinh
tuyến thể hiện ở chính bản thân hồ Ba Bể và một loạt suối khác. Hẻm sông

Khoá luận tốt nghiệp

9

Vũ Đức Anh


Khoa Sinh KTNN

Lớp K31B_Sinh

Năng chảy qua phía Bắc hồ có nhiều đoạn đặt lòng theo hệ đứt gẫy á vĩ tuyến
các hệ đứt gẫy này đều có tuổi từ rất lâu.
- Cấu trúc địa phương: Bản thân Vườn Quốc gia Ba Bể và lân cận có cấu
trúc địa chất độc đáo, góp phần tạo nên hồ Ba Bể và giữ cho nước hồ khỏi tiêu
thoát mất, đó là một bồn trũng biến tạo với đáy là các thành tạo giầu sét cách
nước. Đá vôi ở khu vực Ba Bể nằm thoải, gần như ngang, bị biến chất hoa hoá
mãnh liệt, nằm trọn vẹn trong bồn trũng này.
3.1.2. Địa hình
Nếu xem các dạng địa hình, cảnh quan như là một dấu ấn là kết quả thể
hiện trên bề mặt của tác động tương hỗ giữa các quá trình phát triển địa chất
với điều kiện khí hậu thì quả là Vườn Quốc gia Ba Bể có những nét rất độc
đáo.
Khu vực Ba Bể có sự đa dạng, đan xen giữa các dạng địa hình cảnh quan
Karst và phi Karst (vùng không có đá vôi) mà các di sản thiên nhiên khác như

Vịnh Hạ Long và Phong Nha Kẻ Bàng không có, thêm vào đó với vị trí, bối
cảnh kiến tạo đặc biệt, tạo điều kiện cho một chế độ khí hậu đặc biệt.
3.1.3. Khí hậu thuỷ văn
Khí hậu: Sự bốc hơi nước của hồ Ba Bể diễn ra liên tục quanh năm. Tạo
nên tiểu khí hậu xung quanh hồ mát mẻ và ẩm. Chênh lệch về nhiệt độ, độ ẩm
giữa các tháng trong năm không lớn. Số liệu nhiệt độ, lượng mưa trung bình
trong 10 năm gần đây (phụ lục). [1]
Thuỷ văn: Đối với hồ Ba Bể có diện tích trung bình 500 ha có sức chứa
bình quân 90 triệu m3, nước có vai trò rất lớn trong việc phân lũ cho lưu vực
sông Năng, sông Lô tỉnh Tuyên Quang. Khi lũ sông Năng lớn hồ Ba Bể là nơi
chứa nước, khi lũ hạ nước hồ lại chảy ra sông Năng điều tiếu làm giảm lũ cho
các lưu vực sông Gâm, sông Lô tỉnh Tuyên Quang. [1]
3.2. Các đặc điểm về đa dạng sinh học

Khoá luận tốt nghiệp

10

Vũ Đức Anh


Khoa Sinh KTNN

Lớp K31B_Sinh

Theo luật Bảo vệ môi trường khái niệm đa dạng sinh học là sự phong phú
về nguồn gen, về giống loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên.
Trong một cuộc trao đổi về vấn đề bảo vệ đa dạng sinh học hiện nay ở Việt
Nam (do Minh Phương thực hiện), ông Davit Hausơ trưởng đại diện Mỹ Quốc
tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) tại Việt Nam đã nói Một trong số hệ sinh thái

của Việt Nam cần được quan tâm hàng đầu như: Vườn Quốc gia Ba Bể với
nhiều sinh cảnh đẹp và đa dạng. [5]
3.2.1. Đa dạng sinh học với các loài động, thực vật
* Hệ thực vật: Kết quả bước đầu khảo sát hệ thực vật tại Vườn Quốc gia
Ba Bể đã thống kê được 1281 loài, thuộc 672 chi của 162 họ thực vật bậc cao
có mạch phân theo các nhóm khác nhau. Riêng thực vật đặc hữu ở đây còn có
loài trúc dây (Ampelocalamus sp), các loài gỗ quý hiếm: Nghiến, Đinh,
Lim.... Vườn Quốc gia Ba Bể được các nhà khoa học trong và ngoài nước đánh
giá là trung tâm đa dạng và đặc hữu cao nhất về loài Lan, không chỉ của Việt
Nam mà còn của toàn vùng Đông Nam á. ở đây có 182 loài Lan, một số loài
Lan là đặc hữu của vùng này. [1][3]
* Hệ động vật: Hệ động vật của Ba Bể rất đa dạng và phong phú, nó gồm
cả 3 nhóm động vật: trên cạn, dưới nước, biết bay, chính vì thế Hội nghị
chương trình đa dạng sinh học Quốc gia đã xếp hạng Vườn Quốc gia Ba Bể
vào loại A về đa dạng sinh học.
Qua khảo sát 553 loài động vật, trong đó có 81 loài thú, 27 loài bò sát, 17
loài lưỡng cư, 322 loài chim, 106 loài cá. 66 loài động vật quý hiếm và đặc
hữu, nhiều loài có trong sách đỏ Việt Nam và Thế giới như: Voọc mũi hếch
(Rhinopithecus avunuculus), cá Cóc (Paramesotriton deloustali) một loài ếch
nhái đặc hữu của Việt Nam và cũng là loài bị đe doạ cấp độ toàn cầu, hiện nay
chỉ còn hai nơi còn đó là vùng hồ Ba Bể (tỉnh Bắc Kạn) và Tam Đảo (tỉnh
Vĩnh Phúc). [1][3][8]

Khoá luận tốt nghiệp

11

Vũ Đức Anh



Khoa Sinh KTNN

Lớp K31B_Sinh

3.2.2. Đa dạng về hệ sinh thái
3.2.2.1. Hệ sinh thái đồi núi
Kết quả khảo sát và điều tra thực địa cho thấy toàn khu vực được che phủ
bởi 73,68% diện tích rừng xanh, trong đó có rừng nguyên sinh ít bị tác động
chiếm 40,39% tổng diện tích rừng Quốc gia. Đây là một trong những Vườn
Quốc gia có độ che phủ và tỷ lệ rừng nguyên sinh cao trong hệ thống các khu
vực đặc dụng của Việt Nam và các khu vực núi đá vôi trên thế giới.
- Kiểu rừng kín thường xanh, mưa ẩm nhiệt đới trên núi đá vôi, có diện tích
6.766 ha chiếm 67,3 % tổng diện tích Vườn Quốc gia, phân bố thành các
mảng tương đối lớn trên địa hình núi đá vôi, kiểu rừng này ít bị tác động nên
còn giữ được tính nguyên sinh. Điều này được thể hiện qua thành tố thực vật
như: Nghiến, Đinh, Lim, Trai, Mây tro, ôrô, Teo nông, Lát hoa, Sâng.
- Rừng xanh bị tác động trên núi đá với diện tích 3.345 ha chiếm 34,11 %,
đây là rừng bị tác động bởi khai thác nhưng đã phục hồi thành vùng theo
hướng hồi nguyên, phân bố theo ba tầng: Tầng sinh thái, tầng dưới tán rừng,
tầng cây bụi.
- Kiểu rừng kín thường xanh, mưa ẩm trên núi đất với diện tích 6,34 ha
chiếm 6,37 %, đất dưới tán là đất pheralít vàng đỏ phát triển trên đá phiến sét
có tầng đất trung bình dày, có các loài Xoan, Họ Bồ hòn, Họ Trinh nữ. [1][6]
3.2.2.2. Hệ sinh thái vùng hồ
Hồ Ba Bể là trung tâm của Vườn Quốc gia Ba Bể, hồ có cấu tạo khá đặc
biệt thắt ở giữa và phình ra ở hai đầu, bao quanh hồ là những vách đá, chỗ thì
dựng đứng như một bức tường, chỗ thì vòng vèo uốn lượn ăn sâu vào các
thung lũng làm cho dáng mặt hồ rất độc đáo mang vẻ hoang sơ.
Mặc dù hồ có ảnh hưởng của 3 con sông (Chợ Lèng, Bó Lù, Tà Han)
thường xuyên chảy vào hồ nhưng nước hồ thường xanh và lưu thông với tốc độ

dòng chảy 0,5m/s làm cho hồ Ba Bể vừa mang tính chất sông vừa mang tính

Khoá luận tốt nghiệp

12

Vũ Đức Anh


Khoa Sinh KTNN

Lớp K31B_Sinh

chất hồ: đáy hồ không bằng phẳng mà có nhiều núi ngầm, hang động ngầm đó
là nơi trú ngụ lý tưởng của các loài thuỷ sinh, động vật dưới nước.
Theo thống kê chưa đầy đủ có tới 1281 loài thực vật trong đó ngoài thân gỗ
(trên 600 loài). Các loài phong lan, địa lan, trúc dây (đây là loài đặc hữu của
vùng hồ).
3.2.2.3. Vùng giáp ranh
Hồ Ba Bể nằm giáp ranh hai huyện Ba Bể và huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn,
cách Thị Trấn Chợ Rã 18km. Ba Bể là một trong 20 hồ nước ngọt có trữ lượng
lớn nhất thế giới. Đây cũng là di sản thiên nhiên, nơi bảo tồn đa dạng sinh học
và là vùng quy hoạch du lịch sinh thái, là nguồn cấp nước, tiêu thoát nước cho
15 xã thuộc 2 huyện này.
Vườn Quốc gia Ba Bể giáp huyện Na Hang (tỉnh Tuyên Quang), có chung
vùng đệm với khu bảo tồn Na Hang (Tuyên Quang), xã Đồng Phúc (huyện
Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn). Nơi đây còn lưu giữ các nguồn gen quý hiếm:
- Voọc mũi hếch (Rhinopithecus avunuculus).
- Voọc đen má trắng (Semnopithecus f. francoisi).
Vùng giáp ranh này còn tập hợp được đầy đủ các nhóm động vật như:

- Nhóm Chim (Aves) tổng số có 322 loài thuộc 38 họ của 16 bộ.
- Nhóm Bò sát và Lưỡng cư (Reptilia and Amphibia) đã ghi nhận có tổng
số 27 loài bò sát và 17 loài lưỡng cư thuộc 18 họ của 4 bộ ở Vườn Quốc gia
Ba Bể và vùng phụ cận.
- Nhóm Cá: theo Nguyễn Trọng Hiệp, Nguyễn Hữu Dực (2003) đã công bố
106 loài cá của vùng hồ thuộc 16 giống, 17 họ của 5 bộ.
- Nhóm Côn trùng: tổng số 139 họ côn trùng và nhện, 714 loài đã được ghi
nhận ở khu vực Ba Bể, Na Hang. Số lượng này là không lớn so với khoảng
10.000 loài côn trùng và nhện đã xác định ở Việt Nam.

Khoá luận tốt nghiệp

13

Vũ Đức Anh


Khoa Sinh KTNN

Lớp K31B_Sinh

- Nhóm Thuỷ sinh có 179 loài thực vật nổi thuộc các ngành: tảo lục, vi
khuẩn lam, tảo si1ic, tảo mắt, tảo giáp và tảo vàng ánh. [1][5][8]
3.3. Các đặc điểm về phong tục tập quán, truyền thuyết lịch sử - văn
hoá
3.3.1. Truyền thuyết lịch sử văn hoá
* Truyền thuyết lịch sử.
Hồ Ba Bể rộng lớn nằm ở độ cao 500 1000m so với mực nước biển xen
giữa các cao nguyên đá vôi cao tới 800 900m. Hồ không chỉ hấp dẫn ở hệ
sinh thái đa dạng mà còn bởi cảnh đẹp tự nhiên mang đậm chất huyền thoại,

bởi nguồn gốc và thời gian hình thành bí hiểm của nó. [9]
Truyền truyết về Hồ Ba Bể kể rằng:
Hồi đó, ở xã Nam Mẫu (huyện Ba Bể ngày nay) có mở một hội Vô
giá cúng Phật. Mọi người nô nức đi xem, ai nấy lo ăn chay niệm phật, thả cá,
thả chim... làm những việc cầu phúc trong mấy ngày hội. Hôm ấy xuất hiện ở
đám hội một bà già ăn mày. Người ta không biết mụ từ đâu lại. Bộ dạng thật
là gớm ghiếc: những mảnh vải vá víu của mụ không đủ che tấm thân gày còm
lở loét. Mùi hôi thối xông ra rất khó chịu. Đến đâu mụ cũng thềo thào mấy
câu: Đói lắm các ông các bà ơi. Rồi cầm cái rá, mụ giơ ra bốn bề đầy vẻ
cầu khẩn.
Nhưng mãi đến chiều, người đàn bà đó vẫn chả được tí gì. Đi đâu mụ
cũng bị xua đuổi. Bọn thanh niên cho mụ là hủi nên trốn như trốn dịch. Hễ
thấy mụ là họ lại xô nhau chạy đi chỗ khác. Các bà thì rất bực tức. Họ ngừng
ngay tiếng nam mô Phật... và quay ra mắng xả vào mặt mụ. Cuối cùng, bọn
hương lý sai tuần phủ đuổi mụ đi. Mụ không thể chịu được những trận mưa roi
của bọn tuần phủ, đành phải lê mình ra khỏi đám hội.
Chiều, người đàn bà ấy tiến vào xóm, nhưng cũng vẫn như ở đám hội,
vào nhà nào mụ cũng bị xua đuổi. Mấy nhà giàu có đóng chặt cửa lại, thả chó

Khoá luận tốt nghiệp

14

Vũ Đức Anh


Khoa Sinh KTNN

Lớp K31B_Sinh


ra. May sao đến ngã ba, mụ gặp mẹ con nhà kia vừa đi chợ về. Thấy bà lão ăn
mặc tội nghiệp, người mẹ đưa về nhà lấy cơm nguội cho ăn.
Khuya hôm đó, hai mẹ con đang ngủ thì người đàn bà ấy lại gọi cửa.
Mụ xin ngủ nhờ một đêm vì mọi chỗ người ta đều cấm cửa không cho vào. Hai
mẹ con vui lòng đón người ấy vào nhà, nấu cơm cho ăn và trải chiếu lên một
cái chõng cho mụ ngả lưng. Còn hai mẹ con thì nằm tạm ở một chỗ khác.
Người đàn bà ăn mày nọ vừa nằm đã ngủ liền, tiếng mụ gáy như sấm.
Hai mẹ con nhìn ra thấy cái chõng sáng rực lên trong bóng tối. Đấy không
phải là mụ ăn mày già yếu lở loét nữa mà là một con giao long đang cuộn
mình lù lù một đống, đầu gác lên xà nhà, đuôi thò xuống đất. Người mẹ rụng
rời kinh hãi, nhưng vì chỗ ở của mình cách biệt với mọi người trong bản nên
không biết kêu ai cứu mà đành chùm chăn kín mít, phó mặc cho may rủi.
Sáng hôm sau, khi người mẹ nhìn ra thì chả thấy giao long đâu cả.
Người đàn bà đã dậy và sắp sửa ra đi. Người đàn bà nói:
- Chúng nó thờ Phật mà kì thực là buôn Phật. Chúng nó đáng phải chịu
trầm luân. Chỉ có mẹ con nhà ngươi là tốt bụng, hãy cầm lấy gói tro này, nhớ
rắc ngay xung quanh chỗ ở và nội trong ngày hôm nay chớ đi đâu cả. Hoặc
nếu có đi thì đưa nhau lên đỉnh núi cao mà tránh.
Người mẹ băn khoăn hỏi thêm:
- Nhưng làm thế nào đi cứu mọi người được?
Người đàn bà ấy ngần ngừ hồi lâu rồi lấy từ trong áo một hạt thóc cắn ra, đưa
đôi vỏ trấu cho hai mẹ con, nói:
- Hai mảnh vỏ trấu này sẽ giúp hai mẹ con làm việc thiện.
Người mẹ toan hỏi thêm thì vút một cái đã không thấy người đàn bà ăn
mày đâu nữa. Họ vội làm theo lời dặn, rồi đi kể chuyện cho mấy người gần đó
biết, nhưng mọi người nghe nói chỉ mỉm cười cho là chuyện bâng quơ.

Khoá luận tốt nghiệp

15


Vũ Đức Anh


Khoa Sinh KTNN

Lớp K31B_Sinh

Quả nhiên, tối hôm đó giữa đám hội náo nhiệt, lúc thiện nam tín nữ
đang tấp nập lễ bái thì tự nhiên có một dòng nước từ dưới đất phun lên gay
chính giữa đàn tràng, nước ngày một phun mạnh làm vỡ dần đất ở xung
quanh. Người ta ngơ ngác không biết thế nào, tưởng là phép Phật hiện hữu
nên lại càng vái lấy vái để. Chỉ trong nháy mắt, nước đã ngập bằng một cái
ao. Thấy thế, mọi người hoảng hốt bỏ cả lễ bái, đua nhau chạy. Nhưng họ
không thể chạy được nữa, ở dưới chân họ đất nứt nẻ, rung động hất mọi người
ngã xuống. Bỗng chốc một tiếng ầm dữ dội phát ra, đất đá, nhà cửa, người
vật đều chìm nghỉm, nước tung toé mù trời. Một con giao long to lớn từ mặt
nước hiện ra bay vòng quanh xã Nam Mẫu. Trong khi đó thì nền nhà, chuồng
lợn, chuồng gà của mẹ con người đàn bà từ thiện kia mỗi lúc một cao hơn.
Đau xót trước cảnh nước lụt, hai mẹ con đem hai mảnh vỏ trấu ra. Vừa đặt
xuống nước, hai mảnh vỏ trấu liền biến ngay thành hai chiếc thuyền. Thế rồi
mặc gió, mặc mưa, họ chèo đi mọi nơi, cố sức vớt những người bị nạn.
Chỗ đất sụt ấy ngày nay là hồ Ba Bể ở Bắc Kạn, còn cái nền nhà ấy là
một hòn đảo nhỏ trong đó, người địa phương gọi là Gò Giả Mải.
(Theo Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam của Nguyễn Đổng Chi)
Đến nay ở huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng vẫn còn một xã Nam Ty
với câu truyền miệng Nam Ty ni Nam Mẫu tiếng Tày có nghĩa là Nam Ty
từ Nam Mẫu tới (xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn), câu nói đó rất có
thể quan hệ với biến cố khủng khiếp nêu trên.
Đến nơi đây du khách không chỉ thấy vẻ đẹp hoang sơ mà còn muốn

tìm hiểu xem tại sao hai mảnh vỏ trấu và một túi tro quanh nhà mà lại biến
thành ba biển (hồ Ba Bể = ba Biển). Hơn nữa du khách sẽ rất ngạc nhiên khi
thấy những chiếc thuyền độc mộc độc đáo, không thấy bất kỳ nơi nào khác.
Đó là những nửa thân cây lớn, phần giữa khoét rộng để dựng, phía đuôi thuyền
bạt phẳng, chỉ dành chỗ cho một người đứng chèo, thành thuyền thấp lúc nào

Khoá luận tốt nghiệp

16

Vũ Đức Anh


Khoa Sinh KTNN

Lớp K31B_Sinh

cũng lấp xấp mặt nước, gợi cho du khách một cảm giác kỳ lạ rằng nước,
thuyền và người luôn hoà trộn với nhau, không hề ngăn cách rõ ràng, người lái
thuyền cũng nhàn tản thả lưới, buông câu, chậm rãi khoả nước một cách rất
gượng nhẹ như thể họ không muốn mặt hồ lại nổi sóng lần nữa. Những chiếc
thuyền độc mộc quả thật là nét văn hoá độc đáo mang đậm chất dân tộc, góp
phần làm tôn cao thêm giá trị của hồ Ba Bể.
* Văn Hoá.
Tết cổ truyền trong năm:
- Tết Nguyên đán (tết Cổ truyền)
- Tết mồng 3 tháng 3 (tết Hàn thực)
- Tết mồng 5 tháng 5 (tết Đoan ngọ)
- Tết rằm tháng 7 (tết Vu lan hay ngày xoá tội vong nhân)
- Tết rằm tháng 8 (tết Trung thu)

- Tết cơm mới (10/10)
- Tết tiễn Táo Quân vào 23 tháng chạp
Lễ hội cổ truyền:
Đặc trưng cơ bản nhất của lễ hội cổ truyền là hội Xuân - hội Lồng Tổng
(dịch sát nghĩa là xuống đồng - cầu mùa).
Hội Xuân Ba Bể là lễ hội Lồng Tổng lớn nhất của huyện Ba Bể, tuỳ từng
năm có thể là do xã hoặc do huyện tổ chức, hội Xuân được tiến hành vào ngày
mùng 9 10 11 tháng giêng âm lịch hàng năm. Du khách đến hồ Ba Bể du
lịch đúng dịp hội Xuân sẽ được chứng kiến rất nhiều hoạt động mang đậm bản
sắc dân tộc Tày nơi đây.
Đặc sắc và đáng chú ý nhất trong hệ thống trò chơi dân gian tổ chức tại lễ
hội Lồng Tổng là múa sư tử, tung còn, đuổi vịt, đua thuyền độc mộc. Các

Khoá luận tốt nghiệp

17

Vũ Đức Anh


Khoa Sinh KTNN

Lớp K31B_Sinh

làn điệu lượn giao duyên của các đôi trai gái có thể kéo dài tới lúc gần mặt trời
lặn.
Mỗi khi tàn cuộc người ta lại rủ khách về bản vui chung dưới mái ấm của
nếp nhà sàn trong men rượu mùa xuân. Người ta mời nhau cơm rượu, chúc
phúc cho nhau, trao cho nhau cái nghĩa, cái tình e ấp và thắm nồng của làng
bản. Các cuộc lượn đối đáp, giao duyên tuỳ từng hoàn cảnh cụ thể mà có thể

kéo dài tới tận sáng hôm sau. Sáng ấy, mặt trời lên, người ta lại rủ nhau đi dự
hội ở bản bên. Việc ăn tết của người Tày xưa kia trong tháng giêng là thế. Và
như vậy, phải chăng cần nhắc lại rằng việc người Tày ăn tết lại (Đắp Nọi)
cũng là một hình thức kéo họ tĩnh tâm trở lại với đời sống thường nhật, kéo họ
sau những giây phút thăng hoa trở về với cuộc sống lao động sản xuất, việc
vui này xin hẹn tiếp mùa sau. [2]
3.3.2. Phong tục tập quán
Đến với hồ Ba Bể du khách không chỉ được thưởng ngoạn phong cảnh nên
thơ, trữ tình nơi núi rừng mà du khách sẽ được đắm chìm trong câu lượn, điệu
then của các cô gái Tày, những điệu khèn của các chàng trai người Mông, hay
thưởng thức những món ăn rất đặc trưng của vùng du lịch này như: cơm lam,
cá nướng, tép chua, thịt hun khói, nem chua, bánh trời.
Về phong tục tập quán thường nhật của người Tày vùng hồ cũng tương tự
như dân tộc Tày ở khu vực khác trong huyện lỵ. Đặc biệt là các hình thức cưới
xin, ma chay, giỗ chạp. [2]
* Lễ cưới:
Hình thức tổ chức: Cưới xin là việc lớn nhất trong đời mỗi con người, là
mốc khẳng định việc xác lập một gia đình mới. Với xã hội thì hôn nhân là
điểm nhấn tạo thêm những hạt nhân mới cho xã hội. Mỗi quốc gia, mỗi tộc
người trên thế giới đều có những phong tục riêng cho ngày quan trọng này.
Việc cưới xin do vậy cũng phản ánh khá rõ văn hoá đặc trưng vùng miền, tộc
người và điều kiện kinh tế xã hội nơi họ sống.

Khoá luận tốt nghiệp

18

Vũ Đức Anh



Khoa Sinh KTNN

Lớp K31B_Sinh

Lễ cưới là một nghi lễ quan trọng, mang đậm tính nhân văn. Gắn kèm các
yếu tố thiêng liêng, nó không chỉ đánh dấu sự gắn kết giữa hai người nam và
nữ với nhau mà nó còn là sự minh chứng cho quan hệ giữa hai người khác giới
với nhau. Lễ cưới là một sự thông báo đầy đủ và trang trọng của đôi trai gái
với mọi người trong gia đình, trong làng bản rằng họ đã chính thức trở thành
vợ chồng.
Thủ tục hôn lễ của người Tày cơ bản có bốn bước:
1. Lễ dạm ngõ (Sham lùa).
Lễ dạm ngõ bao gồm: 1 con gà trống, 1 chai rượu, 2 ống gạo và trầu,
cau đến nhà gái. Nếu nhà gái không thịt con gà là có trục trặc, nếu nhà
gái nhận lời sẽ tin cho nhà trai biết sau.
2. Lễ so tuổi (Âu bâng mình)
Lần này là đi lấy lá số, nhận lời (pây au mỉnh, au cằm, rặp cằm) và nhận
với nhà gái bản lục mệnh (ngày sinh, tháng đẻ,) để xem khớp mệnh
đôi trai gái. Nếu đôi trẻ hợp số mệnh còn gọi là (páo mỉnh hom).
3. Lễ đính hôn - Tiểu lễ (Bái cáy khai)
Nhà trai cho người đến đặt trầu cau (mai mjầu mác), nhà gái làm cỗ
mời họ hàng nội ngoại, tiếp đại diện nhà trai và trong bữa ăn đó bàn về
sính lễ, thách cưới như: tiền, thịt lợn, rượu, gạo để nhà trai biết số
lượng mà chuẩn bị cho chu đáo. Sau lễ này đôi trai gái coi như đã thành
vợ chồng có thể đi lại cả hai bên gia đình.
4. Lễ cưới - Đại lễ (Bái cải)
Trước ngày cưới đại diện nhà trai dẫn đoàn khiêng lợn, gánh gạo,
rượu, đôi gà (cáy toọng mu) sang nhà gái (hai đầu đòn khiêng quấn giấy
đỏ) chuẩn bị bữa tiệc cưới.
Đoàn đi đón dâu phải có quan làng (quan lang) là người đã có vợ con,

biết hát thơ cưới và xã giao tốt. Phó quan làng (quan lang xếp), rể và một

Khoá luận tốt nghiệp

19

Vũ Đức Anh


Khoa Sinh KTNN

Lớp K31B_Sinh

thanh niên đi phù rể và hai cô gái đi đón dâu. Nhiều nơi lại thay bằng 1
cô gái và 1 bà có chồng con, ăn nói lịch thiệp, biết hát thơ cưới - gọi là
bà đón dâu (giả rặp ).
Khi đến nhà gái, đến chân cầu thang phải dừng lại họ nhà gái có
người dâng khay với 4 chén rượu để rửa chân trước khi lên cầu thang,
quan làng lại mừng thuốc hát và uống rượu.
Bước lên cầu thang thấy cái thớt thái thịt hoặc cái đơm cá chặn lối,
quan làng phải hát những bài phù hợp với tình huống để xin họ dọn lối
vào. Bước vào nhà đoàn đón dâu thấy chiếu chưa trải mà còn dựng ở góc
nhà, hoặc trải trái, trải chéo quan làng lại hát xin trải chiếu ngồi. Sau
đó quan làng lại tiếp tục hát mừng nhà mới, hát mở gánh và nộp lễ. Việc
hát của quan làng tựa như một nghi thức bắt buộc thay cho lời nói của cả
phái đoàn nhà trai.
Hát xong, lễ vật mang theo được đặt lên bàn thờ, thắp hươngcúng
báo tổ tiên.
Để về nhà trai đúng giờ, quan làng phải hát bài xin dâu. Sau khi nhà
gái đồng ý thì lễ đón dâu được bắt đầu. Khi đó pá mẻ (chị của mẹ) dẫn

dâu ra thắp hương lễ lạy tổ tiên, ông bà, cha mẹ thì người gốc họ hoặc
người cúng sẽ cúng báo lên tổ tiên. Nếu gia đình có cụ già thì cụ chúc
mừng và căn dặn vài lời (thắng lùa lồng lảng) rằng cháu gái phải ăn ở
đúng đạo nghĩa làm dâu để gia đình hạnh phúc rồi cầm nón đội cho cô
dâu cô dâu cầm theo 3 nén hương cùng đoàn đón dâu ra đến ngõ cắm
hương rồi cùng đoàn về nhà chồng, không được ngoái lại.
Đoàn đưa dâu có pá mẻ (chị của mẹ) là người có chồng con, nói năng
lịch thiệp, biết ứng xử mọi tình huống, biết hát thơ cưới và hai cô gái phù
dâu (lùa xếp, lùa tôi).
Khi đến nhà chồng người ta làm lễ tẩy uế ngay ở chân cầu thang,
dựng bên cạnh là chiếc bừa, cúng xong cô dâu đạp đổ chiếc bừa hoặc cối

Khoá luận tốt nghiệp

20

Vũ Đức Anh


Khoa Sinh KTNN

Lớp K31B_Sinh

giã gạo rồi cùng đoàn bước lên cầu thang vào nhà. Khi pá mẻ dẫn cô dâu
vào buồng thì một phụ nữ trong họ, có đủ chồng con, hoà thuận, có cuộc
sống khá giả trải chiếu sẵn và cùng pá mẻ, phù dâu giăng mùng, màn.
Quan làng hát bài mời trải chiếu, giăng mùng, màn, chăn gối trong lúc
họ hàng hoan hỉ tiệc rượu thì phù dâu, phù rể hát đơn ca để đối đáp, chúc
mừng họ hàng, gia tiên làm cho lễ cưới thêm vui vẻ, long trọng và có ý
nghĩa nhân văn.

* Việc tang hiếu:
Việc tang hiếu đối với người chết được coi là thiêng liêng nhất vì nghĩa tử
là nghĩa tận và cũng bởi họ cho rằng người chết khi về nơi chín suối vẫn phải
làm ăn như dương thế. Vì vậy họ phải chu cấp đầy đủ mọi thứ, làm đủ nghi
lễ cho người thân thoả nguyện, yên lòng, không oán hận con cháu. Từ đó mà
phù hộ con cháu khoẻ mạnh, làm ăn phát đạt.
Khi gia đình có người chết, gia chủ phải mời thầy Tào về làm lễ cúng cho
người chết. Người Tày ở đây cũng như ở khu vực khác sử dụng phục tang màu
trắng.
Nghi thức làm lễ rất nhiều bước: Lễ phát tang, lễ tế bữa ăn tối, ăn trưa, lễ
tế biệt ly, lễ tiễn đưa, lễ hạ huyệt....
Khi người chết miệng của người chết được đặt một đồng tiền kim loại
hoặc giấy tiền vàng để có tiền ăn đường về mường trời xa xôi và bố trí cho bọn
đầu trâu mặt ngựa đỡ quấy rầy. Một quan niệm nữa là do miệng có gai, có
thép (pác mì khang, đang mì lếch) sẽ không nói lung tung hại đến con cháu.
Sau đó gia đình nấu nước lá thơm (lá bưởi, lá thanh táo) lau mặt, lau tay
chân, tắm cho người chết rồi dùng vải trắng, cho xác nằm lên, gấp vải từ chân
lên đầu và xé vải trắng thành từng mảnh nhỏ đủ độ dài để buộc thân xác: nam
7 mối, nữ 9 mối.

Khoá luận tốt nghiệp

21

Vũ Đức Anh


Khoa Sinh KTNN

Lớp K31B_Sinh


Sau đó, gia đình làm lễ cúng giỗ 40 ngày, 100 ngày và 3 năm. Trước đây,
thường để tang 3 năm mới mãn tang, nhưng ngày nay họ thường để khoảng
một năm là nãm tang, riêng đối với mẹ phải đủ 3 năm.
Đến ngày giỗ chạp người ta kiêng không trồng trọt, làm nhà, cưới xin và
đặc biệt kiêng gọi đến tên người chết.
3.4. Thực trạng hoạt động du lịch Ba Bể
3.4.1. Xưa: Thắng cảnh
Trước kia du khách đến với hồ Ba Bể chủ yếu vì thắng cảnh đẹp, một hồ có
sức chứa rất lớn (90 triệu m3), với nhiều hang động lung linh, huyền ảo và các
đồi núi đá vôi đồ sộ trong địa hình caxtơ.
Đến nơi đây du khách có thể tìm thấy vẻ đẹp mà thiên nhiên ban tặng cho
hồ Ba Bể như dạo chơi bằng thuyền độc mộc xuôi theo dòng sông Năng chẳng
mấy du khách sẽ đến được Động Puông: đây thực sự là một kỳ quan thiên tạo
với vòm cao hàng chục mét, dài hàng trăm mét, trong ánh sáng mờ ảo làm du
khách liên tưởng các cột nhũ đá như những cột tiền sảnh của lâu đài nguy nga
tráng lệ, những tua nhũ đá từ vòm hang rủ xuống trông khẳng khiu như những
cành cây qua mùa thay lá.
Xuôi dòng sông Năng, đến với Thác Đầu Đẳng bọt tung trắng xoá đầy dữ
dằn và thơ mộng người ta vẫn chưa đủ năng lực khám phá về thác. Chắc chắn chỉ nhìn lượng nước trên mặt thác và tính lưu lượng từ sông Năng và hồ đổ ra,
người ta cũng biết đó là thác ngầm. Những đứt gãy địa hình caxtơ có thể đã
tạo thác ngầm như thế.
Đến nơi đây du khách không thể không đến Ao Tiên, trên quãng đường ẩm
ướt bởi hơi núi, hương rừng chừng 100m từ bờ hồ vào ao. Ao Tiên hình tròn,
rộng hơn 1000 m2, cách biệt độc lập với hồ không có nguồn nước chảy vào
hay thoát ra. Nơi đây tương truyền rằng đây là nơi ngày xưa các nàng tiên trên
trời thường xuống tắm và chơi cờ.

Khoá luận tốt nghiệp


22

Vũ Đức Anh


Khoa Sinh KTNN

Lớp K31B_Sinh

Điều đặc biệt hơn là nơi đây có khí hậu 4 mùa mát mẻ, trong lành, không
khí thoáng đáng, nhiệt độ trung bình năm là 220C rất thích hợp cho du lịch
nhất là những ngày mùa hè với tiết trời nóng bức.
Tuy nhiên kết thúc một vòng du lịch liên hoàn để tham quan cảnh đẹp của
vùng hồ thì du khách chẳng biết đi đâu mà đường xá lại xa xôi vì thế các tour
du lịch rất đơn lẻ và ngắn chưa thu hút và hấp dẫn được nhiều du khách.
=> Vậy vấn đề đặt ra tại sao không gắn các hoạt động thắng cảnh với các
hoạt động du lịch khác để du khách muốn đi tham quan nhiều ngày còn có
nhiều hoạt động để khám phá thay vì chỉ có riêng hoạt động thắng cảnh. VD:
tìm hiểu đa dạng sinh học hay tìm hiểu các phong tục tập quán của đồng bào
các dân tộc sinh sống quanh hồ, du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm.
3.4.2. Nay: Sinh thái
Vùng núi đá vôi: toàn bộ khu vực Vườn Quốc gia hầu hết là vùng núi đá
vôi hiểm trở, một phần nhờ là các thung lũng núi đất xen kẽ và hẹp. Có độ cao
trung bình từ 150 1098m, phía Tây Nam có dãy núi Phja Bjoóc có đỉnh cao
1502 1527m.
- Địa hình núi đá vôi này lại rất đa dạng về thành phần phân bố tài nguyên
rừng. Bắc Kạn là một trong những tỉnh thuộc vùng sinh thái á nhiệt đới, có
mức độ đa dạng thực vật cao dựa theo hệ thống phân loại và về bản đồ thảm
thực vật ở Châu á của Tổ chức Lương thực thế giới (FAO, 1989) thảm thực
vật rừng ở Vườn Quốc gia Ba Bể có tới 4 kiểu rừng.

- Xét về góc độ sinh học, sinh thái học, khu vực này là khu vực có độ đa
dạng sinh học cao do vừa có hệ động - thực vật núi đá vôi điển hình ở vùng
Đông Bắc, vừa có hệ sinh thái kiểu hồ tự nhiên khá rộng lớn ở vùng núi.
Vùng hồ: chính điều kiện địa hình chia cắt phức tạp cùng với hệ thống thuỷ
vực phong phú là điều kiện thuận lợi để hệ sinh vật ở cạn cũng như ở nước
phát triển phong phú cả số lượng lẫn thành phần loài.

Khoá luận tốt nghiệp

23

Vũ Đức Anh


Khoa Sinh KTNN

Lớp K31B_Sinh

- Ngoài những di sản quý giá của thiên nhiên, rừng - hồ còn chứa đựng
những nguồn gen quý của hệ động thực vật như: Trúc Dây (Ampelocalams
sp), Cá Cóc (Paramesotriton deloustali).
=> Những giá trị mà địa chất, địa mạo trên vùng núi đá vôi và vùng hồ đã
tạo nên một khu du lịch sinh thái hấp dẫn du khách đến với hồ Ba Bể. Hiện
nay khu du lịch sinh thái này cũng đã có những dự án chương trình phát triển
khu du lịch sinh thái như: dự án của các tác giả Pháp, công trình này đã được
sự hỗ trợ của Liên Hợp Quốc (UNDP) và trên quy mô toàn cầu với (GEF),
chính ngay từ ngày đầu mới thành lập tỉnh (1997) Bắc Kạn cũng đã có chủ
chương phát triển khu du lịch sinh thái hồ Ba Bể.
3.4.3. ưu nhược điểm của du lịch thắng cảnh và du lịch sinh thái
* ưu điểm:

Nếu du lịch thắng cảnh thì du khách sẽ thấy được cảnh đẹp độc đáo của
vùng hồ, khác với các điểm du lịch khác về sự hình thành của nó là do sự đứt
gãy địa chất mà tạo thành hồ trên núi.
- Đến nơi đây du khách còn thấy được phong cảnh đẹp, đặc sắc có giá trị
thẩm mỹ cao. Đó là những hang động đá vôi với hình dáng kỳ dị và màu sắc
huyền ảo (Động Puông, Động Nả Poong).
- Nơi có khí hậu mát ở xứ nhiệt đới với nhiệt độ năm trung bình là 220C.
Đó là nơi thoáng đáng, không khí trong lành, một hồ nước rất lớn 4 mùa
không bao giờ cạn. Đó là những điểm phù hợp và thích nghi với số đông du
khách đi du lịch thắng cảnh.
- Có khu bảo tồn thiên nhiên, Vườn Quốc gia và những hệ sinh thái đặc
biệt. Trong hồ còn có 3 hồ nhỏ nối liền nhau là trung tâm của Vườn Quốc gia,
quần thể hồ và các dòng sông con suối, núi rừng hang động gắn liền với hệ
động thực vật phong phú. Theo thống kê mới nhất trong hồ có 106 loài cá

Khoá luận tốt nghiệp

24

Vũ Đức Anh


Khoa Sinh KTNN

Lớp K31B_Sinh

nước ngọt đặc trưng của vùng Đông Bắc nước ta với nhiều loài quý hiếm và
đặc hữu.
- Đặc biệt còn chứa đựng nguồn gen quý của các loài động thực vật điển
hình nhất là loài cá Cóc (Paramesotriton deloustali) hiện nay chỉ con 2 nơi có

Ba Bể (Bắc Kạn), Tam Đảo (Vĩnh Phúc).
* Nhược điểm:
- Hiện tại du khách đến đây mới chỉ biết đến thắng cảnh đẹp là chính như
tham quan, nghỉ dưỡng thì các tour du lịch rất đơn lẻ và thiếu hấp dẫn.
- Nay đã mở rộng thêm hoạt động du lịch sinh thái nhưng lại chưa quan
tâm đến sự đa dạng sinh học và tìm hiểu xem rừng nguyên sinh còn nhiều hay
ít.
- Với lý do thắng cảnh đẹp mà bỏ bớt truyền thuyết lịch sử văn hoá và
phong tục tập quán. Nên du khách đến đây còn rất ít chính vì thế mà chưa tạo
được sự lôi cuốn và hấp dẫn với tiềm năng vốn có của vùng hồ.
- Đây còn là nơi cư trú của các dân tộc Tày, Nùng, Dao, Mông, Kinh. Sinh
sống trong Vườn Quốc gia Ba Bể chủ yếu là dân tộc Tày và dân tộc Mông.
Với việc có 19714 dân cư sinh sống rải rác trong Vườn Quốc gia Ba Bể đang
là trở ngại cho công tác bảo tồn cũng như công tác phát triển kinh tế xã hội
cho người dân.
Đối với người dân cư trú ở Vườn Quốc gia Ba Bể và các vùng phụ cận nền
kinh tế chủ yếu của họ là sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên do gắn với yếu tố
môi sinh, môi trường nên nhiều hộ gia đình vùng hồ Ba Bể và ven lưu vực các
con sông, suối còn có thêm nguồn lợi đáng kể từ việc đánh bắt thuỷ sản. Cá
biệt một số hộ gia đình coi đây là nguồn lực chính. Tuy vậy đây cũng là nhân
tố nhiều khi do các yếu tố khách quan đem lại. Các hộ gần sông, hồ thường
gặp thiên tai, lũ lụt nên lương thực dùng để đảm bảo, để mưu sinh họ buộc
phải tận dụng nguồn lợi từ mặt nước. Đó chính là nguyên nhân làm cho hệ

Khoá luận tốt nghiệp

25

Vũ Đức Anh



×