Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật trọng tự tình khúc của cao bá nhạ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (683.28 KB, 86 trang )

Khoá luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngâm khúc viết bằng thể thơ song thất lục bát và chữ Nôm - những
sáng tạo độc đáo của chính dân tộc Việt - ra đời đánh dấu một bước chuyển
mạnh mẽ của văn học trung đại. Bên cạnh hai đỉnh cao là Chinh phụ ngâm bản dịch của Đoàn Thị Điểm, Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều,
thể loại này còn chứng tỏ giá trị của nó với hàng loạt tác phẩm tiêu biểu. Tự
tình khúc của Cao Bá Nhạ là một trong số đó.
Nếu như Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc là những tác phẩm
mà tác giả thông qua số phận bất hạnh của những người phụ nữ trong xã hội
phong kiến như người chinh phụ, người cung nữ…để bày tỏ nỗi lòng, khát
khao hạnh phúc của phận “má hồng” thì Tự tình khúc lại là dòng tâm trạng
với nhiều cung bậc cảm xúc của chính tác giả trong những tháng ngày bị tù
đày muôn vàn đau đớn và oan khuất.
Cao Bá Nhạ là cháu ruột của Cao Bá Quát - người trí thức Nho học
luôn mang tư tưởng “quyết xoay bạch ốc lại lâu đài” nhưng không may bị thất
bại dẫn đến thảm họa cả gia tộc họ Cao bị tru di tam tộc. Bởi vậy đi tìm hiểu
tác phẩm là mong muốn hiểu được số phận của con người trong hoàn cảnh
lịch sử lúc đó và làm cầu nối giúp chúng ta có cái nhìn đúng đắn, khách quan
khi nhìn nhận lại thực trạng xã hội phong kiến Việt Nam thế kỉ XIX.
Tự tình khúc không phải là đỉnh cao của thể loại ngâm khúc song tìm
hiểu tác phẩm, chúng ta sẽ có được cái nhìn đầy đủ hơn phục vụ cho việc tìm
hiểu thể loại nói riêng và toàn bộ phần văn học trung đại nói chung.
Bản thân sẽ là một giáo viên đứng lớp phổ thông sau này nên nhìn nhận
văn chương một cách toàn diện là điều cần thiết. Trong giai đoạn hiện nay,
tác phẩm chưa được nghiên cứu và phổ biến rộng rãi nên tìm hiểu tác phẩm
này chính là cơ hội để người viết có điều kiện bổ sung kiến thức phục vụ cho


Nguyễn Ngọc Ánh

1

K32C - Ngữ Văn


Khoá luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

con đường giảng dạy, đồng thời mong muốn góp phần khẳng định giá trị của
nó và góp thêm vào kho tư liệu phục vụ cho việc nghiên cứu tác phẩm với
những người quan tâm, tìm hiểu.
Với người viết, đây là một cơ hội tốt để bản thân có điều kiện được đi
sâu vào nghiên cứu khoa học.
2. Lịch sử vấn đề
Tự tình khúc của Cao Bá Nhạ ra đời vào nửa cuối thế kỉ XVIII đầu thế
kỉ XIX, việc nghiên cứu tác phẩm vẫn chủ yếu diễn ra theo hai hướng là giới
thiệu, chú giải văn bản tác phẩm, xác định thời điểm ra đời và tìm hiểu một
vài yếu tố cơ bản về giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
Dương Quảng Hàm được coi là một trong những người đầu tiên quan
tâm tìm hiểu, nghiên cứu tác phẩm. Trong cuốn Việt Nam thi văn hợp tuyển
Dương Quảng Hàm cho rằng: “Kể về lối văn tự tình thì khúc này đáng kể là
một áng văn hay vì tình ý thiết tha, lời văn thống thiết, thật là tả hết nỗi đau
đớn của một người chẳng may gặp cảnh gia biến, bị nỗi oan uổng, mà vẫn
giữ được lòng trung hiếu, nghĩa thủy chung, khiến cho ai nấy đọc đến cũng
phải cảm thương cho cái thân thế của tác giả” [4, 169]. Đó chính là đánh giá
bước đầu nhưng cũng đã bao quát một cách chung nhất về giá trị nội dung và
nghệ thuật của khúc Tự tình.

Tiếp đó, năm 1958, Đái Xuân Ninh và Nguyễn Tường Phượng (trong
nhóm văn học Chu Văn An) đã cho ra mắt độc giả cuốn sách (Chú thích và
Giới thiệu) Cao Bá Nhạ: Tự tình khúc và Trần tình văn. Đây được coi là
một trong những cuốn sách có giá trị bởi nó giúp cho những người quan tâm
đến Cao Bá Nhạ có cái nhìn đầy đủ, toàn diện hơn về cuộc đời cũng như sự
nghiệp sáng tác của ông. Điều đáng nói là khi làm công việc chú thích và giới
thiệu Tự tình khúc và Trần tình văn, tác giả cuốn sách không chỉ trình bày
khá đầy đủ về tiểu sử của Cao Bá Nhạ mà còn đưa ra được những đánh giá

Nguyễn Ngọc Ánh

2

K32C - Ngữ Văn


Khoá luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

khá ấn tượng khi cho rằng: “Tự tình khúc là một khúc ngâm lâm ly, thống
thiết nhất trong văn chương cổ Việt Nam”. Nhưng khác với Cung oán ngâm
khúc, với Chinh phụ ngâm khúc, Tự tình khúc “là một thiên tình cảm chân
thực của chính tác giả và tự tay tác giả ghi lấy qua những biến chuyển của
lòng mình. Cho nên, nó có tính chất sống và thực. [13, 10]. Bên cạnh đó, cuốn
sách còn chỉ ra được những nét nổi bật của khúc ngâm là “tính chất hiện thực
và nhân đạo chủ nghĩa”. Đây là một đánh giá cao về tác phẩm, tuy nhiên khi
tìm hiểu tư tưởng của Cao Bá Nhạ qua khúc ngâm, các tác giả còn có những
nhìn nhận, đánh giá phiến diện, lệch lạc.
Như vậy trong những năm 40 và 50 của thế kỉ XX, tác phẩm đã ít

nhiều được giới nghiên cứu văn học quan tâm, tìm hiểu ở một vài phương
diện về nội dung, tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm.
Những năm gần đây, một trong những công trình nghiên cứu về tác
phẩm Tự tình khúc được độc giả chú ý là cuốn Những khúc ngâm chọn lọc
– Tập 2 của Nguyễn Thạch Giang. Ở đây, tác giả đã có không ít những ý
kiến, đánh giá về giá trị nội dung cũng như hình thức nghệ thuật của khúc
ngâm. Ông cho rằng “đây là những khúc lâm ly, thống thiết nhất trong văn
chương cổ điển Việt Nam, bày tỏ chân thực hoàn cảnh bi thảm, tình cảnh đau
thương của lòng mình, dẫu người sắt đá đến đâu xem tới cũng khó lòng cầm
được…”. Tác phẩm là tiếng “kêu thương - tiếng kêu bi ai của con chim trước
khi chết - để mưu cầu sự sống, kêu thương một cách thẳng thắn chân thành
làm chúng ta xúc động”. Về nghệ thuật "Tự tình khúc đã tiếp thu truyền
thống song thất lục bát của những thế kỉ trước với Chinh phụ ngâm khúc,
Cung oán ngâm khúc, Ai tư vãn… mà sáng tạo nên một khúc ngâm thật điêu
luyện trong việc chọn điển, chọn từ, chọn âm thanh, nhịp điệu gây cho ta
những cảm xúc bao la về một thực tế xã hội, về một cảnh ngộ bi thương…” [2,
91].

Nguyễn Ngọc Ánh

3

K32C - Ngữ Văn


Khoá luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Cùng nghiên cứu Tự tình khúc nhà nghiên cứu Phạm Thế Ngữ trong

Việt Nam văn học sử giản ước tân biên lại cho rằng: Bài Tự tình này viết ra
“dường như để tác giả tự thanh minh với mình, với dư luận người đời nữa,
đúng ra là để tiết tả những bất bình oán hận đầy dãy trong tâm can. Thật vậy
cái ý bao chùm cả bài là cái ý oán hận” [8, 570].Về nghệ thuật ông cũng đã
có những đánh giá rất cao khi cho rằng: “Cao Bá Nhạ đã đem vào những yếu
tố của một thi tài, tình cảm chan chứa, tưởng tượng dồi dào, vần điệu uyển
chuyển. Ngòi bút tác giả có tính cách bác học ưa chữ Hán và điển, song đó
chẳng phải là một khuyết điểm…” [8, 574]. Và “Xem xong hơn 600 câu thơ,
ta thấy sự vững chãi và thông minh của một bút pháp tự lập. Tác giả biết khai
thác triệt để thuật đối xứng trong những câu thất để tạo những tương phản
mạnh mẽ và gửi tính từ rung động não nề vào những câu bát êm ả trơn tru.
Văn có lúc còn nhiều khuôn sáo, điển cố, song có lúc hiện thực một cách tân
kỳ…” [8, 575]. Cũng như Nguyễn Thạch Giang, Phạm Thế Ngữ đã đánh giá
rất cao Tự tình khúc, ông cho đó là một tác phẩm có giá trị.
Cũng vào năm 1997 trong cuốn Tổng tập văn học Việt Nam, Nguyễn
Quảng Tuân đã dành khá nhiều trang viết về Tự tình khúc ông đã có những
đánh giá cao về giá trị nội dung cũng như những thành tựu nghệ thuật mà tác
phẩm mang lại. Dựa trên tinh thần đối chiếu, so sánh với một số khúc ngâm
tiêu biểu như Cung oán ngâm khúc, Ai tư vãn, Nguyễn Quảng Tuân khẳng
định đây là một tác phẩm: “thật điêu luyện mang rõ rệt tính cách bác học...”
và “… Có thể nói thể văn song thất lục bát đến Cao Bá Nhạ về mặt nghệ thuật
đã được nâng cao hẳn lên và trở thành một thể văn Việt Nam khác hẳn với lối
văn trường thiên của Trung Quốc” [18, 13]. Có thể nói đây là những đánh giá
khá sâu sắc về các giá trị của tác phẩm.
Như vậy so với các tác phẩm cùng thể loại, Tự tình khúc không phải là
một tác phẩm được quan tâm, tìm hiểu nhiều. Song những ý kiến, nhận định

Nguyễn Ngọc Ánh

4


K32C - Ngữ Văn


Khoá luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

của các nhà nghiên cứu đi trước đã trở thành những gợi ý qúy báu cho những
người viết triển khai đề tài.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của bản khóa luận này là nhìn nhận, đánh giá về
nội dung và nghệ thuật của Tự tình khúc, từ đó làm nổi bật tâm trạng của
nhân vật trữ tình, thấy được những giá trị nhân đạo và hiện thực sâu sắc của
tác phẩm trong lịch sử phát triển văn học dân tộc. Đồng thời chúng ta có thái
độ trân trọng những di sản văn hóa của cha ông.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Với đề tài: Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật trong Tự tình khúc
của Cao Bá Nhạ, nhiệm vụ nghiên cứu của bản khoá luận là đi tìm hiểu các
giá trị cơ bản trong nội dung cũng như nghệ thuật của tác phẩm Tự tình khúc
5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là tác phẩm Tự tình khúc của Cao
Bá Nhạ. Người viết chọn văn bản Cao Bá Nhạ - Tự tình khúc và Trần tình
văn, NXB Văn Hóa 1958.
5.2 Phạm vi nghiên cứu
Từ những gợi ý, những thành tựu của giới nghiên cứu đã có được, khóa
luận đi tìm hiểu nội dung và hình thức nghệ thuật tiêu biểu trong Tự tình
khúc để từ đó có cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn đối với tác phẩm.
6. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng một số phương pháp sau:
- Phương pháp khảo sát, thống kê phân loại: người viết sẽ tiến hành
khảo sát, thống kê, phân loại các yếu tố để căn cứ trên cơ sở này tìm hiểu nội
dung và nghệ thuật tác phẩm.

Nguyễn Ngọc Ánh

5

K32C - Ngữ Văn


Khoá luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

- Phương pháp so sánh: trong quá trình triển khai đề tài, người viết sẽ
đối chiếu với một số khúc ngâm và một số tác phẩm khác để thấy được những
nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của Tự tình khúc.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
7. Đóng góp của khoá luận
Nghiên cứu đề tài: Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật trong Tự
tình khúc của Cao Bá Nhạ sẽ góp phần làm cho hướng nghiên cứu khoa học
được đầy đặn và mở rộng hơn.
Đồng thời nó cũng mở đầu cho một xu hướng tìm hiểu những tác phẩm
chưa được giảng dạy trong chương trình Phổ thông và Đại học. Từ đó mà
phục vụ cho việc học tập tác phẩm văn học, giúp ích cho công việc giảng dạy
sau này.
8. Bố cục của khóa luận
Khóa luận gồm 3 phần:

- Phần 1: Mở đầu
- Phần 2: Nội dung gồm 2 chương
+ Chương 1: Những vấn đề chung
+ Chương 2: Những giá trị nội dung và nghệ thuật của Tự tình
khúc
- Phần 3: Kết luận

Nguyễn Ngọc Ánh

6

K32C - Ngữ Văn


Khoá luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Tác giả Cao Bá Nhạ
1.1.1. Cuộc đời
Cao Bá Nhạ người làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, phủ Thuận Thành,
trấn Kinh Bắc, nay là huyện Gia Lâm ngoại thành Hà Nội.
Hiện nay vấn đề về năm sinh, năm mất của ông chưa có tài liệu chính
xác, chỉ biết ông sống vào cuối thế kỉ XIX dưới thời Tự Đức, thời mà chế độ
phong kiến nhà Nguyễn khủng hoảng trầm trọng, bộc lộ những tính chất suy
đồi và phản động của nó.
Cao Bá Nhạ sinh ra trong một gia đình có truyền thống khoa bảng lâu

đời, nổi tiếng ở Kinh Bắc, vì có nhiều người học giỏi, văn hay và đỗ đạt làm
quan to nhưng vẫn giữ được tính thanh liêm và được nhân dân mến mộ. Đến
đời cụ đồ Hai, ông nội Cao Bá Nhạ thì cảnh nhà tuy sa sút nhưng nền nếp
Nho lưu ấy của dòng họ vẫn được bảo tồn. Thân phụ ông là Cao Bá Đạt và
chú ông là Cao Bá Quát (anh em sinh đôi với Cao Bá Đạt) là hai người học
giỏi nhất thời Tự Đức. Bản thân ông tuy không đỗ đạt làm quan nhưng cũng
“tinh thông kinh sử” và có tài văn chương.
Bất ngờ sóng gió ập đến với gia tộc họ Cao sau sự kiện Cao Bá Quát
khởi nghĩa chống lại triều đình nhà Nguyễn (1854) ở Mỹ Lương, Bắc Ninh.
Khởi nghĩa thất bại, Cao Bá Quát bị giết và dòng họ Cao bị triều đình truy nã
để tuyệt diệt. Cha Cao Bá Nhạ là Cao Bá Đạt đang làm tri huyện Nông Cống,
Thanh Hóa cũng bị bắt giải về kinh chịu tội. Bị oan ức, khổ nhục quá, Cao Bá
Đạt dọc đường đã phải cắt ngón tay lấy máu viết một tờ biểu trần tình rồi
dùng dao đâm cổ tự tử.

Nguyễn Ngọc Ánh

7

K32C - Ngữ Văn


Khoá luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Cả nhà họ Cao đều bị xử chém, chỉ riêng Cao Bá Nhạ trốn thoát, phải
cải dạng đổi tên bỏ đất Thanh Hóa trốn ra ngoài Bắc. Sau một thời gian nếm
trải mọi mùi khổ cực ông mới tìm được nơi lánh ẩn ở vùng Hương Sơn thuộc
huyện Mỹ Đức - Hà Đông. Ở đây ông sống bằng nghề dạy học rồi lấy vợ sinh

được hai người con gái. Ông kiếm ăn lần hồi trong cảnh lưu vong nghèo túng
được tám năm thì xảy ra cuộc khởi nghĩa của Lê Duy Phụng. Nhân đó có kẻ
tố giác ông và bọn Nguyễn Bá Nghi, tổng đốc Sơn Hưng Tuyên lúc bấy giờ
vốn có hiềm khích với Cao Bá Quát đã bắt ông để diệt nốt dòng dõi họ Cao.
Ông bị chúng giam cầm trong cũi và giải đi. Chúng hết khiêng ông về ngục
thất Hà Nội lại giải sang Bắc Ninh, sau cùng bị đẩy lên mạn ngược. Hiện nay
chưa có tài liệu chính xác cho biết ông chết ở đâu và trong trường hợp nào.
Có thể nói, cuộc đời Cao Bá Nhạ là một cuộc đời đầy bi kịch và tiêu
biểu cho số phận bất hạnh của nhà Nho dưới chế độ phong kiến nhiều ràng
buộc, bất công.
1.1.2. Sự nghiệp văn chương
Cao Bá Nhạ hình như không có ý định viết văn, làm thơ để lại về sau
nhưng chỉ vì nhu cầu muốn giãi bày tâm trạng, nỗi oan ức của mình và gia
tộc. Trong những ngày bị bắt bớ, giam cầm, Cao Bá Nhạ sáng tác hai tác
phẩm: Tự tình khúc và Trần tình văn để bày tỏ nỗi oan khổ của mình. Hai
tác phẩm đều bắt nguồn từ hoàn cảnh đau thương của tác giả trong một thời
đại lịch sử còn nhiều bế tắc, đen tối.
1.1.2.1. Trần tình văn
Trần tình văn là tác phẩm được viết bằng chữ Hán theo thể văn biền
ngẫu gồm hàng trăm vế trình bày cụ thể về gia thế dòng họ Cao, đặc biệt là về
người chú ruột Cao Bá Quát. Trong tâm trạng ấy, Cao Bá Nhạ buộc lòng phải
viết những lời khiếm nhã đối với thúc phụ khả kính của mình. Tuy vậy bản tố
oan về cảnh ngộ bản thân ông là những trang văn xúc động, gợi nhiều nỗi xót

Nguyễn Ngọc Ánh

8

K32C - Ngữ Văn



Khoá luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

xa. Đồng thời qua tâm sự ai oán, lâm ly, ta thấy quặn lên những nỗi lòng đau
xót của Cao Bá Nhạ trước xã hội đương thời.
1.1.2.2. Tự tình khúc
Khác vời Trần tình văn, Tự tình khúc là một khúc ngâm được viết
bằng chữ Nôm gồm 608 câu thơ song thất lục bát để kí thác tâm trạng và biện
minh nỗi oan của gia tộc. Ở đó tác giả cố đem tấm lòng chân thành của mình
mà bày tỏ cho mọi người biết được sự oan ức của dòng họ Cao. Tác giả hy
vọng lượng khoan hồng của nhà vua sẽ cứu xét đến trường hợp đặc biệt của
mình. Nhưng triều đình nhà Nguyễn bạc nhược đã làm ngơ. Do đó tiếng kêu
oan trong Tự tình khúc là tiếng kêu rất yếu ớt, bi thương của một con người
chịu nhiều nỗi đau đớn, bất hạnh trong cuộc đời.
Tác phẩm Tự tình khúc được các tác giả Đái Xuân Ninh, Nguyễn
Tường Phượng trong nhóm văn học Chu Văn An do nhà xuất bản Văn Hóa
dịch và giới thiệu năm 1958. Nó đã tiếp nối được những thành công của
Chinh phụ ngâm khúc và Cung oán ngâm khúc trong việc diễn tả bức tranh
tâm trạng bộc lộ nỗi buồn đau xót xa của nhân vật trung tâm và phản ánh thời
đại với những nét riêng rất độc đáo.
Đây là khúc ngâm mang nhiều chất sầu của Cao Bá Nhạ ghi lại những
biến chuyển tâm trạng đau đớn của ông trong những ngày tác giả bị tù đày.Ở
đó vừa ẩn chứa những giá trị nhân văn lại vừa chứa đựng chất hiện thực đậm
đà phản ánh được những vấn đề nóng bỏng của xã hội, thời đại… Đồng thời
thể hiện một tấm lòng thiết tha yêu cuộc sống, yêu thiên nhiên, mong mỏi
cuộc sống bình yên của một người dân lương thiện.
Đây được coi là khúc ngâm lâm ly, thống thiết nhất trong văn chương
cổ điển Việt Nam, một thiên tình cảm chân thực của chính tác giả và tự tay

tác giả ghi lấy qua những biến chuyển của lòng mình. Nó đã góp một tiếng
nói mới bổ sung cho hiện thực trữ tình của thể loại ngâm khúc nói riêng và

Nguyễn Ngọc Ánh

9

K32C - Ngữ Văn


Khoá luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

cho nền văn học dân tộc nói chung. Và Tự tình khúc cũng chính là một thành
công, một tác phẩm có giá trị, ghi dấu ấn tên tuổi Cao Bá Nhạ và là một minh
chứng cho sự phong phú, đa dạng của thể loại ngâm khúc.
1.2. Thể loại ngâm khúc
1.2.1. Khái niệm
Theo Từ điển thuật ngữ văn học của nhóm tác giả Trần Đình Sử,
Nguyễn Khắc Phi, Lê Bá Hán thì “Ngâm khúc: thể thơ trữ tình dài hơi thường
được làm theo thể song thất lục bát để ngâm nga, than vãn nhằm bộc lộ
những tâm trạng, tình cảm buồn phiền, đau xót triền miên, day dứt. Vì thế
ngâm còn được gọi là vãn hay thán” [9, 137].
1.2.2. Nguồn gốc, quá trình hình thành
Xã hội Việt Nam đầy biến động từ khi Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà
Lê (năm 1527) kéo theo nhiều biến cố lớn xảy ra như cuộc chiến tranh Nam Bắc triều; Trịnh - Nguyễn tranh nhau một dải sơn hà, rồi Tây Sơn nổi lên
quét tan tác các thế lực, đánh đuổi ngoại bang cho đến khi Gia Long lên ngôi
hoàng đế (năm 1802). Ở triều Tự Đức, nông dân khắp nơi nổi dậy chống lại
triều đình trong đó có cuộc khởi nghĩa của Lê Duy Mật ở Bắc Ninh và đặc

biệt có sự tham gia của Cao Bá Quát (chú ruột của Cao Bá Nhạ).
Sự biến động của triều đình phong kiến diễn ra mấy trăm năm đã kéo
theo sự chuyển biến đáng kể về ý thức hệ của nhiều tầng lớp trong xã hội,
trong đó có lực lượng sáng tác, những Nho sĩ từng theo cửa Khổng sân trình.
Bên cạnh đó, văn hóa cũng có những thay đổi từ văn hóa vật chất đến văn hóa
tinh thần. Cụ thể là thị hiếu thẩm mỹ và những quan niệm nghệ thuật về con
người. Con người với cái tôi cá nhân đã mạnh mẽ phá bỏ xiềng xích mà Nho
giáo và nhà nước phong kiến áp đặt từ lâu. Văn học dân gian mà tiêu biểu là
thể loại ca dao - dân ca với tiếng lòng của người bình dân phát triển rất phong
phú trong đó nổi lên sự góp mặt của thể thơ song thất lục bát vào văn học Việt

Nguyễn Ngọc Ánh

10

K32C - Ngữ Văn


Khoá luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Nam từ những năm cuối thế kỷ XVI. Và đặc biệt đến giai đoạn nửa sau thế kỷ
XVIII thể thơ này bắt gặp được những nỗi lòng, những tâm trạng đau khổ day
dứt triền miên của các văn gia, thi sĩ. Do đó, thể loại ngâm khúc dùng hình
thức thơ song thất lục bát nhanh chóng khẳng định dấu ấn của mình trên văn
đàn dân tộc với hàng loạt các tác phẩm có giá trị như: Chinh phụ ngâm
(Nguyễn Gia Thiều), Thu dạ lữ hoài ngâm (Đinh Nhật Thận), Tự tình khúc
(Cao Bá Nhạ), Ai tư vãn (Lê Ngọc Hân).
1.2.3. Đặc trưng, thể loại

Văn học trung đại xưa có một đặc trưng khá phổ biến là ngay từ nhan đề
đã gọi tên thể loại của tác phẩm. Từ Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Bình
ngô đại cáo (Nguyễn Trãi) cho đến Vũ trung tùy bút (Phạm Đình Hổ)… đều
mang đặc điểm này. Ngâm khúc xuất hiện từ giữa thế kỷ XVIII cũng không
nằm ngoài đặc trưng ấy.
Văn học từ thế kỉ X đến thời điểm mà Chinh phụ ngâm khúc (Nguyễn
Gia Thiều) ra đời thì hình tượng con người cá nhân đã xuất hiện với nhu cầu
hướng nội “quay về bên trong”. Họ muốn giãi bày những miềm sâu thẳm của
thế giới tâm hồn, mong tìm sự đồng điệu cảm thông. Ngâm khúc đã bộc lộ ưu
thế của mình trong đặc trưng trữ tình. Do đó sự ra đời của thể loại là một tất
yếu.
“Ngâm” theo cách chiết tự 吟 có bộ khẩu, nghĩa đen là sự rên rỉ do đau
đớn ở bên trong con người phát ra. Giáo sư Trần Đình Sử cho rằng: “Ngâm về
mặt nội dung có mục đích phơi trải tầm lòng đau xót bởi nỗi đau xót tiếc hận
của nhân vật trung tâm trong khúc ngâm”. Đó là nỗi đau được diễn tả bằng
“lời”.
Nội dung của khúc ngâm thường tập trung vào tiếng nói đau thương
của con người trước những mất mát cá nhân mà vĩnh viễn không tìm lại đươc.
Đó là tuổi trẻ tàn phai, tình yêu tan vỡ, gia đình ly tan,... Nỗi đau ấy kéo dài

Nguyễn Ngọc Ánh

11

K32C - Ngữ Văn


Khoá luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2


triền miên và nhức nhối trong suốt cuộc đời. Nhân vật trữ tình thường hoài
vọng, nuối tiếc quá khứ tươi đẹp. Đó là bi kịch của tâm trạng, từ những bi
kịch đó con người cất tiếng oán than số phận bạc bẽo. Giọng điệu bi ai, buồn
chán, tuyệt vọng có thể được đẩy lên ở giữa tác phẩm nhưng bao giờ cũng còn
giữ lại một chút niềm tin mong mỏi, hy vọng, chờ đợi nào đó thể hiện ở cuối
tác phẩm. Nó giống như một lời thỉnh cầu gieo vào lòng người đọc nỗi ám
ảnh dai dẳng, khôn nguôi.
Có thể nói trong các khúc ngâm người nghệ sĩ muốn thông qua bi kịch
của tâm trạng để đặt ra những vấn đề có ý nghĩa rộng lớn, sâu sắc.
Trong một thi phẩm thể thơ không phải là hình thức khuôn sáo mà là
hình thức mang tính nội dung. Thể thơ đóng vai trò quan trọng trong việc
thể hiện “cái nghĩa” của bài thơ. Song thất lục bát với thể ngâm khúc cũng
mang ý nghĩa như vậy.
Trước hết, đây là thể thơ của dân tộc có mặt tương đối sớm trong thơ
ca Việt Nam. Nó được đánh dấu bằng tác phẩm Đại nghĩ bát giáp thưởng
đào giải văn của Lê Đức Mao vào khoảng cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI.
Vậy song thất lục bát có đặc điểm như thế nào?
Theo Nguyễn Đăng Na trong Văn học trung đai Việt Nam - Tập 1 thì
song thất lục bát phát triển theo trình tự lôgic sau:
STT Câu

Song thất lục bát

1

7

2


7

3

7-1

4

7+1

Cộng

28

Ông chỉ ra rằng: "Thơ song thất lục bát mang mô hình một khổ bốn dòng,
mỗi dòng 7 âm tiết trong đó hai dòng đầu giữ nguyên mô hình gốc 7 âm tiết,

Nguyễn Ngọc Ánh

12

K32C - Ngữ Văn


Khoá luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

còn hai dòng sau biến thành 7-1 và 7+1; nghĩa là vẫn đảm bảo mỗi khổ thơ
28 âm tiết" [7, 24]. Cùng nghiên cứu về song thất lục bát Trần Đình Sử còn

chỉ ra ở song thất lục bát có vần lưng kết hợp với vần chân. Về nhịp điệu:
hai câu bảy thường có nhịp 3/4 hoặc 3/2/2, câu tám có nhịp 4/4 hoặc 2/2/2/2.
Nhìn chung song thất lục bát là thể thơ tương đối tự do có khả năng dồi dào
trong việc diễn tả tư tưởng, tình cảm. Ngoài ra mỗi câu thơ là mỗi nhịp điệu
vang lên có tính chất chu kì rất thích hợp với việc miêu tả một đối tượng có
tính chất đứng yên, ít biến động.
Đến thế kỷ XVI – XVII với sự xuất hiện tác phẩm Tứ thời khúc vịnh
của Hoàng Sĩ Khải và giữa thế kỷ XVII là tác phẩm Thiên nam minh giám
thì song thất lục bát đã góp thêm tiếng nói thể hiện vị trí của mình. Bởi đây
đều là những tác phẩm được viết bằng thể thơ song thất lục bát, có nội dung
vui vẻ, mang tính chất sử thi, ca ngợi. Tuy nhiên, ở các tác phẩm này chưa
đạt được mức độ hài hòa về nội dung và hình thức thể hiện.
Sang đến cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX với sự biến động lớn lao,
phức tạp của lịch sử xã hội đã kéo theo sự thay đổi của thể loại song thất lục
bát. Song thất lục bát thời kì này chỉ thích hợp với việc diễn tả tâm trạng
nhiều chiều của nhân vật trữ tình và được xây dựng trên sự đối lập với một
bên là hiện tại với bên kia là dĩ vãng hoặc tương lai. Nó thôi thúc nhân vật
hành động. Không những vậy ở song thất lục bát có vần lưng, vần chân “ôm
nhau xoắn xuýt” như không dứt ra được. Nhờ có vần lưng lại không gò bó về
luật bằng trắc và tương đối tự do về ngắt nhịp, gieo được nhiều vần, ngắt
được thành nhiều khổ nên song thất lục bát có ưu thế về nhạc điệu, âm
hưởng. Tính nhiều vần của khuôn thơ song thất lục bát làm cho tình cảm
nhớ tiếc càng được thể hiện nổi bật. Và đặc điểm này của song thất lục bát là
hoàn toàn phù hợp với thể loại ngâm khúc. Sự kết hợp của hai thể thơ được
ví như “hồn gặp xác” vì nó tạo ra nhịp điệu phù hợp với nỗi đau buồn triền

Nguyễn Ngọc Ánh

13


K32C - Ngữ Văn


Khoá luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

miên lặp đi lặp lại khôn nguôi. Nhịp điệu thơ cũng chính là nhịp điệu của
lòng người, của tâm hồn. Nó rất phù hợp đối với việc diễn tả tâm trạng sầu
thương của nhân vật trữ tình.
Đỉnh cao đánh dấu thành công của nó là sự ra đời của Chinh phụ
ngâm (Đặng Trần Côn) và bản dịch song thất lục bát của Đoàn Thị Điểm.
Với thể loại ngâm khúc thì một khổ thơ song thất lục bát được xây
dựng bởi hai tám âm tiết, chia thành bốn câu nhưng có tới sáu vần, bao gồm
nhiều loại: vần lưng (yêu vận), vần chân (cước vận), vần bằng, vần trắc, hiệp
vần ở âm tiết thứ năm, âm tiết thứ sáu và cả âm tiết thứ ba. Sự xuất hiện nhiều
vần, nhiều loại vần trong một khổ thơ, một mặt tăng thêm tính nhạc, mặt khác
tạo nên sự luyến láy làm cho tốc độ câu thơ chậm lại. Hiện tượng đó lặp đi lặp
lại liên tục trong nhiều khổ thơ, đem đến sự cộng hưởng âm vận, cộng hưởng
ấn tượng cảm nhận về sự triền miên quẩn quanh của dòng tâm trạng.
Kết cấu là vấn đề then chốt của lí luận và thể loại nói chung. Nói về
vấn đề này, A.Xâytlin cho rằng “Bất cứ một thể loại văn học nào cũng đều có
đặc điểm kết cấu riêng và như vậy tức là có những ưu thế của nó”. Theo các
tác giả cuốn Từ điển thuật ngữ văn học: “Bất cứ một tác phẩm văn học nào
cũng có một kết cấu nhất định. Kết cấu là phương tiện cơ bản và tất yếu của
khái quát nghệ thuật. Kết cấu đảm nhận chức năng đa dạng, bộc lộ chủ đề và
tư tưởng các tác phẩm tạo ra tính toàn vẹn của tác phẩm như một hiện tượng
thẩm mĩ” [9,157]. Theo đó chúng ta có thể hiểu kết cấu của ngâm khúc được
biểu hiện như sau:
Các nhà nghiên cứu đã đưa ra kiểu kết cấu của thể loại ngâm khúc là

kiểu kết cấu vòng tròn. Tác phẩm nào cũng mở đầu bằng việc thể hiện tâm
trạng của nhân vật trữ tình trong thời hiện tại. Tâm trạng này được nảy sinh
sau những biến cố nào đấy thường là bất lợi cho nhân vật, gây nên những cảm
xúc buồn đau. Từ nỗi đau buồn vì sự đổ vỡ mất mát trong hiện tại, nhân vật

Nguyễn Ngọc Ánh

14

K32C - Ngữ Văn


Khoá luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

trữ tình hồi tưởng lại quá khứ xa, gần. Và nhận ra hạnh phúc chỉ có ở “thời
xưa” nay đã qua rồi. Khép lại tác phẩm, nhân vật thường mơ ước, tin tưởng
vào một tương lai tốt đẹp sẽ đến. Tương lai đó không xa lạ mà thường chính
là cái quá khứ tốt đẹp đã đi qua. Có thể thấy ở một vài tác phẩm kết thúc là
những lời tâm tình mong được đất trời chứng giám như Ai tư vãn. Song hy
vọng của họ, người đọc vẫn thấy ít có khả năng trở thành hiện thực (như
Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc…).
Hình thức kết cấu này góp phần tô đậm tâm trạng sầu muộn triền miên,
không lối thoát của nhân vật trữ tình, buộc người đọc phải sống với những
cảm xúc ấy trong hiện tại. Từ hiện tại, người đọc cùng nhân vật trở về quá
khứ, từ đó dấy lên tình cảm trong lòng bạn đọc. Hình thức kết cấu này đã
phục vụ rất tốt cho việc thể hiện chủ đề của ngâm khúc.
Ở ngâm khúc chỉ duy nhất có một nhân vật trữ tình đang tự bạch tâm
trạng phô diễn cái dòng ý thức đang vận động trong tâm tư để dẫn đến một sự

cảm nhận mới về cuộc sống. Các nhân vật khác nếu xuất hiện chỉ là trong
dòng cảm xúc của nhân vật mà thôi. Nếu như ở các thể loại thơ ca, nhân vật
trữ tình thường thể hiện những tình cảm mãnh liệt, những tâm trạng thăng hoa
trong các khoảnh khắc thì ở ngâm khúc nỗi đau uất hận, tình cảm kéo dài
triền miên vì thế nhân vật trong các tác phẩm này có nhu cầu kể lể, tâm sự
giãi bày nỗi lòng mình. Khúc ngâm có thể kéo dài hàng trăm câu mà không
cần cốt truyện.
Trong ngâm khúc ngôn ngữ dân tộc được sử dụng khá phong phú giàu
sức sống, giàu màu sắc, âm thanh, nhạc điệu có khả năng diễn tả sinh động,
chính xác những vấn đề hết sức thầm kín, riêng tư trong tâm hồn con người.
Ngoài ra để thể hiện tâm trạng bi kịch, các khúc ngâm đều mang một giọng
điệu trữ tình bi thương. Vì vậy các từ chỉ trạng thái đau buồn của con người
xuất hiện với tần số cao như: buồn, phiền… đặc biệt là các từ láy trong hệ

Nguyễn Ngọc Ánh

15

K32C - Ngữ Văn


Khoá luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

thống từ thuần Việt - lớp từ có giá trị biểu cảm lớn có khả năng tạo hình, tăng
tính nhạc cho thơ ca. Do đó rất phù hợp với khúc sầu bi của tâm trạng.
Tuy nhiên ở một số tác phẩm, đôi chỗ cách dùng từ, gieo vần còn
gượng ép. Các tác phẩm này chủ yếu thuộc nhóm khuyết danh.
Tóm lại: Với những đặc điểm trên ngâm khúc là thể loại có ưu thế đặc

biệt khi đi sâu miêu tả thế giới nội tâm con người trở thành một thể loại văn
học “độc nhất vô nhị” của Việt Nam. Cùng với thơ Nôm Đường luật, hát nói
và truyện thơ Nôm, ngâm khúc đã đóng góp vào sự phát triển của văn học
trung đại nói riêng và văn học Việt Nam nói chung.

Nguyễn Ngọc Ánh

16

K32C - Ngữ Văn


Khoá luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2
CHƯƠNG 2

GIÁ TRỊ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT
CỦA TỰ TÌNH KHÚC
2.1. Giá trị nội dung
2.1.1. Niềm tự hào về gia đình và bản thân
Tự tình khúc là một khúc ngâm được viết trong tình cảnh tác giả bị
giam cầm giữa cảnh ngục tù đau đớn với những nỗi oan khuất tày trời do đó
bao trùm lên khúc ngâm là cảm xúc buồn đau, bi ai đến tái tê. Tuy nhiên,
trong niềm đau ấy ở khúc ngâm vẫn toát lên những tư tưởng tiến bộ cao đẹp
của một nhà Nho. Đó là niềm khát khao sống, mong mỏi được giải oan là bản
cáo trạng đanh thép về triều đình nhà Nguyễn và đặc biệt chính là niềm tự hào
về nguồn gốc khoa bảng của bản thân và dòng họ.
Trong xã hội trung đại bấy giờ, công danh trở thành một khát vọng của
mỗi đấng nam nhi bởi họ là những nhà Nho chân chính thấm nhuần tư tưởng

thờ vua, làm quan để giúp nước, giúp dân.
Với Cao Bá Nhạ nói riêng và cả dòng họ Cao nói chung thì giấc mộng
khoa bảng lại trở thành yếu tố thường trực một nét đẹp lưu truyền từ ngàn đời
của gia tộc. Dòng họ Cao từ trước đã nổi tiếng ở Kinh Bắc vì có nhiều người
học giỏi, văn hay và đỗ đạt làm quan to. Thời Lê, Trịnh đã có người ghi dấu
ấn rất hiển hách như Cao Bái Hiến, đậu tiến sĩ, làm tới Binh bộ thượng thư
triều Lê và giữ chức tham Tụng trong phủ Chúa. Người thứ hai là Cao Cửu
Chiếu là giáo thụ huyện Gia Định (nay là Gia Bình – Bắc Ninh) cũng có tiếng
là người tài đức đã đào tạo được nhiều học trò thành đạt. Ngoài ra trong dòng
họ Cao còn có nhiều người đỗ đạt làm phủ, huyện nhưng vẫn giữ được tính
thanh liêm và được nhân dân mến yêu.
Đến đời cụ đồ Hai, ông nội Cao Bá Nhạ tuy cảnh nhà sa sút nhưng nền
nếp Nho lưu của cả dòng họ vẫn được bảo tồn. Thân phụ ông là Cao Bá Đạt

Nguyễn Ngọc Ánh

17

K32C - Ngữ Văn


Khoá luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

cùng với chú ông là Cao Bá Quát cũng là hai người học giỏi nhất thời Tự
Đức. Bản thân Cao Bá Nhạ tuy không đỗ đạt làm quan nhưng lại tinh thông
kinh sử và có tài văn chương.
Do đó mở đầu khúc Tự tình tác giả tự giới thiệu mình là con nhà khoa
bảng mà lại có nết hạnh bằng một giọng văn, một niềm cảm xúc tràn đầy tự

hào nhưng lại rất chân thành:
Ngòi Đức - Thủy khơi dòng kinh sử,
Phả Cao - Dương treo chữ tấn - thân
Đây là những câu thơ ẩn chứa nhiều ý nghĩa được nhà thơ đặt rất khéo.
Nó vừa giới thiệu được vị trí quê hương của tác giả vừa cho biết dòng họ Cao
từ ngàn đời đã theo đời nghiên bút, lại vừa muốn cho ta hiểu rằng những sự
thành đạt liên tiếp một phần cũng do nết đất tổ ấm mà ra. Và ở đó còn có
những đức tính tốt đẹp của một dòng họ luôn có ước mong đỗ đạt để được nối
nghiệp cha ông cả đời trung thành với vua với nước.
Niềm tự hào về truyền thống gia đình ấy còn được trải dài trong âm
điệu của những câu thơ:
Dõi đời khoa bảng xuất thân,
Trăm năm lấy chữ thanh cần làm bia.
Truyền thống ấy không phải được tạo dựng trong một sớm một chiều
mà phải trải qua một quá trình rất lâu dài cả “trăm năm” để rồi cái duy nhất
mà gia tộc họ Cao theo đuổi chính là hai chữ “thanh cần”. Nó cho thấy đức độ
của họ Cao và thanh thế của gia tộc.
Đây là những câu thơ thể hiện sự tán dương tự hào khi nói về gia thế
của mình nhưng người đọc không cảm nhận được giọng điệu kiêu căng mà
ngược lại lời lẽ ở đây hết sức nhã nhặn, hồn hậu và rất trung thực.
Ngoài ra, niềm tự hào ấy còn được phản ánh trong việc Cao Bá Nhạ lấy
tài đức để đem ra so sánh với Mông Chính, Trọng Thư, Tràng Khanh, Lưu

Nguyễn Ngọc Ánh

18

K32C - Ngữ Văn



Khoá luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Hướng và đều tỏ ra tự hào vì xưa nay dòng họ Cao cha truyền con nối vẫn giữ
một nếp chuyên cần không suy chuyển:
Đèn Mông Chính canh khuya một ngọn
Màn Trọng Thư năm trọn nửa vây
Mượn những điển tích về những bậc trung hiếu, đạt nhiều thành tích
cao trong khoa bảng, Cao Bá Nhạ đã khéo léo khẳng định tài đức của dòng họ
và bản thân mình. Đặc biệt là sự khẳng định phẩm chất trung cần, kiên định
của dòng họ Cao. Như thế những con người trong dòng họ ấy đều tỏ ra không
có gì nguy hiểm đối với chính quyền phong kiến đương thời.
Không những vậy, Cao Bá Nhạ còn lấy tài đức của những con người
trong dòng họ để so sánh với Triệu Biên, Mao Khanh, Tư Mã…
Giá cầm hạc so vào Triệu Biên
Thư phụng hoàng đưa đến Mao Khanh
Đó đều là những con người sống mẫu mực trong lịch sử mà người đời
sau luôn ngưỡng mộ, ngợi ca.
Noi theo truyền thống đó Cao Bá Nhạ và cả gia tộc họ Cao đã làm nên
những thành công vẻ vang và nó được chứng minh bằng chính sự nghiệp vì
nước, vì dân cống hiến tận tụy cho nhân dân của cả gia tộc họ Cao và đặc biệt
là người cha Cao Bá Đạt của tác giả:
Ngẫm tiên phụ nửa đời khổ tiết
Vì thế:
Trong vòng Thú - lịnh phẩm bình còn khen
Cái danh mà họ Cao để lại chính là sự đức độ tấm lòng yêu thương trải
dài tới mọi kiếp người và nó được thể hiện qua sự biết ơn quý trọng của dân
chúng đối với dòng dõi họ Cao. Để rồi:
Dấu trung ấn in miền mây trắng.

Chữ mục dân bóng rạng non vàng.

Nguyễn Ngọc Ánh

19

K32C - Ngữ Văn


Khoá luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Bức tranh treo chữ tuần - lương,
Ngư - duơng hát lúa, Hà - dương vịnh đào.
Đây là những câu thơ tràn đầy cảm xúc chất chứa niềm hân hoan tự
hào về người cha thanh liêm cả đời thương dân, yêu dân và được nhân dân tin
cậy, quý trọng, ca ngợi. Tiếng thơm ấy vang vọng và đồng tấu lên trở thành
khúc ca bất tử cho tấm lòng hiếu nghĩa, trung tín của cả gia tộc họ Cao. Tuy
vậy, niềm tự hào về gia thế của họ Cao không phải có được trong một sớm
một chiều không phải chỉ là cái danh để người đời biết đến rồi quên ngay mà
nó là cả một quá trình, cả một tấm lòng mà gia tộc họ Cao dành cho vua cho
nước và cho cả nhân dân.
Tuy nhiên ở trong khúc Tự tình, Cao Bá Nhạ không chỉ giới thiệu về
nguồn gốc khoa bảng của dòng họ mà ẩn sâu trong tác phẩm còn chất chứa
tâm sự, tấc lòng trung hiếu của một nhà nho luôn giữ trọn phẩm hạnh và khí
tiết.
Tuy cuộc đời của ông phải chịu nhiều cay đắng vì nỗi oan khiên của
gia tộc nhưng tài hoa xuất chúng của nhà thơ vẫn được bộc lộ một cách đầy
đủ, thấm thía trong những tháng ngày bị cầm tù đầy đau đớn. Bản thân Cao

Bá Nhạ là một nhà nho có tài, học rộng và hiểu biết cho nên ông cũng từng ấp
ủ cái mộng “chim hồng mong chấp cánh mây” để phục vụ chế độ đương thời
như
Lửa Thái - ất đêm soi Lưu Hướng.
Cầu Thăng - Tiên ngày tưởng Tràng Khanh
Cho nên những năm sống trốn tránh ông vẫn mở trường dạy học kiếm
sống qua ngày và làm thơ phú để bầu bạn với cảnh thiên nhiên xung quanh.
Điều đó đã cho thấy Cao Bá Nhạ là một nhà nho chân chính có khát vọng rất
chính đáng. Bởi theo quan niệm của kẻ sĩ xưa đã là nam nhi thì phải có sự
nghiệp, công danh để đem tài năng ra phục vụ triều đình. Ngoài ra nói về bản

Nguyễn Ngọc Ánh

20

K32C - Ngữ Văn


Khoá luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

thân nhà thơ sánh mình với Trành Bạch, Đào Chu… Đó đều là những con
người có nếp sống thanh cao không màng danh lợi. Đây cũng chính là sự
khẳng định mạnh mẽ phẩm giá của bản thân trước thói đời đen bạc. Khúc Tự
tình được viết trong hoàn cảnh đề lao kề cận giữa sự sống và cái chết, chất
chứa đầy giá trị hiện thực và nhân văn sâu sắc chính là một minh chứng tiêu
biểu, sắc nét cho tài hoa của Cao Bá Nhạ.
2.2. Tiếng nói tố cáo chế độ phong kiến và luật tru di tam tộc
Tự tình khúc từng được đánh giá là “một khúc ngâm lâm li thống thiết

nhất trong văn chương cổ điển Việt Nam” và hơn nữa nó là “những giọt nước
mắt bi thương, là những tiếng nức nở oan tình phát ra tự đáy lòng tác giả. Ai
đọc cũng phải ngậm ngùi đến rơi lệ, tập thơ này đã chứng minh lực học uyên
bác của tác giả đến mức nào” [13, 10].
Vậy làm nên sự thành công cho tác phẩm là do đâu? Hay nói khác đi vì
sao Tự tình khúc lại đem đến cho người đọc những rung cảm mãnh liệt khi
đến với tác phẩm đến vậy?
Chúng ta đều biết trong lịch sử phong kiến Việt Nam từng có nhiều vụ
án phải tội tru di nhưng có lẽ kinh hoàng nhất, chấn động đời sống xã hội lâu
dài và đau thương nhất là vụ án Lệ Chi Viên dưới thời Lê Thái Tông (1442).
Gia đình quan đại thần Nguyễn Trãi phải chịu hình phạt oan khốc tru di tam
tộc, kèm theo đó là cả sự hủy diệt tàn bạo đối với toàn bộ di sản tinh thần của
dòng họ này nói chung cũng như thi hào Nguyễn Trãi nói riêng. Và bên cạnh
tiếng kêu bi ai của dòng họ Nguyễn Trãi, lịch sử còn được in dấu bởi vụ án
tru di tam tộc họ Cao ở Phú Thị, Gia Lâm dưới triều Tự Đức (1855) mà hậu
quả của nó làm “tang tóc ngập xứ Bắc” và trước tác của Chu Thần Cao Bá
Quát cũng như dòng tộc văn chương này đều bị tịch thu tiêu hủy.
Chế độ phong kiến với những triết lí Nho gia đã ăn sâu vào đời sống
mọi mặt của xã hội không thể nào dung thứ cho sự bất trung, bởi vậy mà hành

Nguyễn Ngọc Ánh

21

K32C - Ngữ Văn


Khoá luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2


động đứng lên khởi nghĩa cùng với sự thất bại của Cao Bá Quát đã đẩy cả gia
tộc họ Cao vào vòng lao lí. Tự tình khúc một mặt là tiếng than bi thiết của
con người, mặt khác cũng chính là tiếng nói tố cáo chế độ phong kiến cùng
với luật tru di quá khắc nghiệt của chúng.
Như chúng ta đã biết xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII đầu thế
kỷ XIX là một xã hội nhiều biến động, một xã hội mà chế độ phong kiến đang
ở thời kỳ khủng hoảng trầm trọng. Vua quan nhà Nguyễn ăn chơi vô độ
không tin dùng người hiền tài, không có cơ sở dân tộc và nhân dân. Nó chỉ
còn cách dựa trên những chính sách hết sức độc tài, chuyên chế mới có thể
củng cố được uy thế chính trị. Những vụ giết hại công thần và chủ trương kìm
hãm tài năng không lấy trạng nguyên, không dùng tể tướng đã chứng minh
điều đó trong lịch sử. Việc sử dụng chính sách bạo ngược ấy đã thủ tiêu cá
tính, bóp nghẹt tài năng giày xéo lên cuộc sống và gây bao đau khổ loạn lạc
cho nhân dân. Bi kịch của gia đình Cao Bá Nhạ chỉ là một trong muôn vàn
những bi kịch thê thảm của chế độ chính trị ấy.
Trước cái biến khủng khiếp của gia tộc, tất cả con trai họ Cao đều lần
lượt sa vào lưới tru di của triều đình nhà Nguyễn, chỉ duy nhất Cao Bá Nhạ là
còn sống nhưng sự sống của ông cũng đang bị pháp luật phong kiến đe dọa
nghiêm trọng. Ý thức được điều đó nên trong khúc Tự tình, chúng ta thấy
hiện lên chân dung một nhà Nho Cao Bá Nhạ tha thiết với cuộc sống của
mình:
Phù sinh một sợi tơ mành
Giữ gìn di thể như hình thiên kim
Trong thảm họa của dòng tộc có lẽ Cao Bá Nhạ là người chịu đựng cái
bi kịch tinh thần dai dẳng hơn cả bố và chú. Ông không thể hành động giống
người cha của mình - tuân thủ quy tắc ứng xử của kinh sách thánh hiền là
“anh hùng khi gấp” thì quyết “sát thân thành nhân”. Mặt khác, chính vì ý thức

Nguyễn Ngọc Ánh


22

K32C - Ngữ Văn


Khoá luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

rất rõ về sự trong sạch của bản thân và về sự sống của mình còn quý giá hơn
việc liều thân vô nghĩa cho nên nhà thơ lại càng quyết phải sống để chứng tỏ
thâm tâm trong sáng và nỗi oan khuất của ông cũng như của gia tộc họ Cao.
Vì vậy tiếng kêu phải sống, phải trở về với đời vang lên thật da diết, thấm
đượm nỗi đau trong từng câu thơ.
Lời tâm sự đau xót này đã gián tiếp lên án chế độ bất lương, lên án
những luật lệ phản động của giai cấp phong kiến nhà Nguyễn chà đạp lên tính
mệnh con người. Đồng thời nó cũng tố cáo mạnh mẽ tính chất suy tàn, thối
nát của chế độ không còn đủ uy tín đối với nhân dân và phải dùng đến những
biện pháp áp bức tàn bạo.
Bản thân Cao Bá Nhạ không có tư tưởng, hành động chống đối nên khi
“đổi mùi lữ khách thay hình hàn nho” trong tám, chín năm ông vẫn tin rằng
mình sẽ được giải oan. Nhưng “chữ gấm”, “chiếu vàng” và “bức xá thư” mà
ngày đêm ông mong mỏi ở nhà vua vẫn không bao giờ tới. Triều đình bạc
nhược không cho ông và dòng họ có cơ hội được giải oan với đời mà ngược
lại nỗi đau đớn càng ngày càng nhân lên khi ông bị kẻ xấu tố giác phải chịu
“tai bay vạ lạc”.
Nổi chìm, chìm nổi bể oan
Mấy trăm năm hầu cạn một cơn lại đầy.
Xã hội đen tối, phản động cùng với bọn sai nha, quan lại đại diện cho

chính quyền phong kiến phản động chuyên sống bằng cướp bóc của cải,
xương máu của những người dân nghèo lương thiện hiện lên dưới ngòi bút
của Cao Bá Nhạ thật chân thật và đầy xót xa:
Gà eo óc vừa tan giấc mộng.
Nhặng vo ve sực động hồn kinh
Cao Bá Nhạ đã có một cái nhìn sâu sắc, thấy rõ chân tướng của sự
thực với tất cả những nét “trần trụi” bỉ ổi của nó. Hình ảnh bọn lính lệ hiện lên

Nguyễn Ngọc Ánh

23

K32C - Ngữ Văn


Khoá luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

rất mẫn cán trong việc khám phá bắt người. Chúng sợ Cao Bá Nhạ trốn thoát
do đó đã bố trí ngăn đón các nẻo đường và khi trời vừa sáng chúng đột nhập
ngay vào nhà. Chúng tưởng thừa dịp này vơ vét sạch của nạn nhân nhét cho
đầy túi tham của mình. Nhưng chúng đã thất vọng, chúng trả thù vào những
đồ vật rẻ tiền, vô tội, và đập phá tan hoang.
Với những câu thơ đầy sức gợi ấy chúng ta cảm nhận được văn phong
cũng như tài hoa của Cao Bá Nhạ. Ông đã sống trong sự thực nhìn suốt qua
sự thực để thấy rõ cái chân tướng của nó và ông đã diễn tả lại bằng một lối
văn sống động, truyền thần được cả sự thực làm cho người đọc có cảm tưởng
hiện thực ấy đang được phơi bày trước mắt mình. Và một điều xót xa hơn cả
là sống trong xã hội ấy, chế độ ấy, ý thức được rõ sự phi lí của xã hội nhưng

Cao Bá Nhạ cũng chỉ là một nạn nhân, một minh chứng cho tình cảnh khốn
cùng của những người dân lương thiện. Đặc biệt với những hành động vô
nhân đạo chúng đã gây nên một tình trạng hốt hoảng, kinh hoàng cho những
người vô tội.
Nhặng vo ve sực động hồn kinh
Cao Bá Nhạ đã đưa lên trang thơ của mình những động từ rất mạnh
“sực động hồn kinh” để nói lên cái bản chất hung hãn, đê tiện của những kẻ
đại diện công lí. Hình ảnh này gợi ta nhớ đến bọn sai nha “đầu trâu mặt ngựa”
mà Nguyễn Du đã tố cáo trong vụ bắt Vương ông (Truyện Kiều). Và ở đây
chúng cũng dùng cường quyền để áp bức, đập phá tan tành trong nhà của Cao
Bá Nhạ:
Năm ba kẻ thước người hèo
Ngõ Nhan lôi cái đan biều đập tan
Qua những hình ảnh này, chúng ta đủ hình dung được cái bản chất lưu
manh của bọn người vô nhân đạo ấy. Ở bọn chúng, tính lưu manh đã đuổi hết
lương tâm biến chúng trở thành những nhân vật điển hình của một chế độ

Nguyễn Ngọc Ánh

24

K32C - Ngữ Văn


Khoá luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

chính trị đen tối. Và trước thái độ hung hăng, hống hách ấy người dân run sợ
chỉ còn có nước than khóc kêu trời:

Tiểu đồng thổn thức chung quanh.
Thê nhi lăn lóc bên mình khóc than
Chỉ trong khoảnh khắc mà chúng đã gây ra “muôn vàn thê thảm” cho một
gia đình đang sống trong cảnh đầm ấm yên vui.
Phút nửa khắc muôn vàn thê thảm.
Trông một mình bảy tám biệt ly
Gia đình tan nát cha xa con, vợ lìa chồng dường như đã trở thành nỗi
ám ảnh dai dẳng trong xã hội lúc bấy giờ. Người dân sống dưới chế độ ấy, dù
có bị vùi dập đến thế nào đi chăng nữa thì cũng chỉ biết tìm đến một phương
thức duy nhất là than khóc kêu thương cho cảnh ngộ của bản thân mình mà
thôi. Do đó hình ảnh những người dân hiện lên dưới cảm quan hiện thực của
Cao Bá Nhạ thật xót xa, ai oán.
Và cũng như Truyện Kiều của Nguyễn Du, Tự tình khúc của Cao Bá
Nhạ đã phơi ra ánh sáng bộ mặt thật nhơ nhớp của bọn thống trị đương thời.
Đỉnh cao cho nỗi đau đớn ấy, nỗi oan khuất ấy chính là những tháng ngày
cuối trong cuộc đời của Cao Bá Nhạ. Ông phải sống trong cảnh:
Gông ba thược ai bày nên nợ.
Cũi một gian khéo dở ra trò
Cuộc sống ấy đâu phải là cuộc sống của một con người mà là kiếp sống
của một con vật. Cao Bá Nhạ không những phải chịu nỗi đau đớn về tinh thần
mà ông còn phải chịu nỗi đau cùng cực về thể xác. Rồi trong cái cảnh giam
cầm khổ nhục ấy, ông lại còn bị giải đi đây đó và phải trải qua nhiều sương
gió nắng mưa hết sức khổ cực:
Nay phó xuống Đông thành tạm trú.
Mai truyền sang Bắc lộ ruổi ra

Nguyễn Ngọc Ánh

25


K32C - Ngữ Văn


×