Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Biểu thức miêu tả đồng chiếu vật trong tác phẩm của nguyễn tuân và trong thơ của tố hữu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (802.39 KB, 73 trang )

Khoá luân tốt nghiệp

Chuyên ngành ngôn ngữ học

LỜI CẢM ƠN
Khóa luận này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn tận tình
của TS.GVC Phạm Thị Hoà, tác giả khoá luận xin được gửi tới cô giáo lời
cảm ơn chân thành, sâu sắc nhất.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn thầy, cô giáo trong tổ Ngôn
ngữ học và các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn – Trường Đại học Sư phạm
Hà Nội 2 đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành
khoá luận này.

Hà Nội, ngày 26 tháng 4 năm2010
Người thực hiện

Nông Thị Trưng

Nông Thị Trưng

Lớp K32B - Ngữ văn


Khoá luân tốt nghiệp

Chuyên ngành ngôn ngữ học

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những
tài liệu và kết quả trong luận văn hoàn toàn trung thực. Đề tài chưa được
công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào khác.



Hà Nội, ngày 26 tháng 4 năm 2010
Người cam đoan

Nông Thị Trưng

Nông Thị Trưng

Lớp K32B - Ngữ văn


Khoá luân tốt nghiệp

Chuyên ngành ngôn ngữ học

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................. 3
1. Lí do chọn đề tài ......................................................................... 3
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................ 3
3. Mục đích nghiên cứu .................................................................. 5
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................. 5
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................... 5
6. Phương pháp nghiên cứu ............................................................ 6
7. Đóng góp của khoá luận ............................................................. 6
8. Bố cục khoá luận ........................................................................ 6
NỘI DUNG ............................................................................................. 7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................. 7
1.1. Lý thuyết chiếu vật ................................................................ 7
1.1.1. Khái niệm chiếu vật ................................................... 7
1.1.2. Phân loại chiếu vật ..................................................... 9

1.1.3. Phương thức chiếu vật ............................................... 14
1.2. Hiện tượng đồng chiếu vật ...................................................... 23
1.2.1. Khái quát về hiện tượng đồng chiếu vật ...................... 23
1.2.2. Biểu thức miêu tả đồng chiếu vật ............................... 25

Nông Thị Trưng

Lớp K32B - Ngữ văn


Khoá luân tốt nghiệp

Chuyên ngành ngôn ngữ học

1.2.3. Biểu thức miêu tả đồng chiếu vật và hiện tượng đồng
nghĩa lời nói ............................................................... 28
Tiểu kết chương 1 ................................................................................... 30
CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT BIỂU THỨC MIÊU TẢ ĐỒNG CHIẾU VẬT
TRONG TÁC PHẨM CỦA NGUYỄN TUÂN ..................................... 31
2.1. Kết quả khảo sát ..................................................................... 31
2.2. Phân loại kết quả khảo khát .................................................... 31
2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng của biểu thức miêu tả đồng chiếu vật
trong tác phẩm của Nguyễn Tuân ......................................... 31
2.3.1. Biểu thức miêu tả đồng chiếu vật về con người .......... 31
2.3.2. Biểu thức miêu tả đồng chiếu vật về sự vật tự nhiên ... 35
2.3.3. Biểu thức miêu tả đồng chiếu vật về sự vật nhân tạo.. 36
2.3.4. Biểu thức miêu tả đồng chiếu vật hỗn hợp, tổng hợp . 38
Tiểu kết chương 2 ................................................................................... 43
CHƯƠNG 3: KHẢO SÁT BIỂU THỨC MIÊU TẢ ĐỒNG CHIẾU VẬT
TRONG THƠ TỐ HỮU......................................................................... 44

3.1. Kết quả khảo sát ........................................................................ 44
3.2. Phân loại kết quả khảo sát.......................................................... 44
3.2.1. Biểu thức miêu tả đồng chiếu vật về con người ...................... 44
3.2.1. Biểu thức miêu tả đồng chiếu vật về hình ảnh Tổ quốc và các địa
danh khác ........................................................... 45
3.3. Phân tích hiệu quả sử dụng của các biểu thức miêu tả đồng chiếu
vật trong thơ Tố Hữu .............................................................. 46
3.3.1. Biểu thức miêu tả đồng chiếu vật về con người............. 46
3.3.2. Biểu thức miêu tả đồng chiếu vật về hình ảnh Tổ quốc và
các địa danh khác........................................................... 59
3.4. So sánh cách sử dụng biểu thức miêu tả đồng chiếu vật trong tác

Nông Thị Trưng

Lớp K32B - Ngữ văn


Khoá luân tốt nghiệp

Chuyên ngành ngôn ngữ học

phẩm của Nguyễn Tuân và trong thơ Tố Hữu ......................... 61
Tiểu kết chương 3 ................................................................................... 63

Kết luận. ............................................................................................... 64
Tài liệu tham khảo

Nông Thị Trưng

Lớp K32B - Ngữ văn



Khoá luân tốt nghiệp

Chuyên ngành ngôn ngữ học

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ngôn ngữ là phương tiện quan trọng trong đời sống xã hội, là cầu nối
đồng thời cũng chính là yếu tố có ảnh hưởng sâu sắc tới sự phát triển của xã
hội. Ngôn ngữ là sản phẩm kết tinh trong đó “quan hệ người”, nó vừa giữ
chức năng truyền tin vừa giữ chức năng lưu giữ thông tin. Một xã hội nếu
không có ngôn ngữ thì xã hội đó sẽ trở nên rối loạn và buồn tẻ biết chừng nào.
Ngôn ngữ được sử dụng phổ quát ở mọi nơi mọi lúc. Tuy nhiên ở những
trường hợp cụ thể, trong những môi trường nhất định ngôn ngữ được sử dụng
với mục đích phù hợp, và có giá trị biểu đạt là khác nhau .
Nghiên cứu biểu thức miêu tả đồng chiếu vật giúp ta thấy được cái hay
cái đẹp của tiếng Việt đồng thời có ý nghĩa to lớn trong việc giúp con người
lựa chọn cũng như sử dụng tiếng Việt sao cho hay cho sinh động, cho phù
hợp với những hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. Từ đó, tạo ra hiệu quả giao tiếp cao
nhất.
Nguyễn Tuân và Tố Hữu là hai tác gia tiêu biểu của nền văn học việt
Nam.Tuy mỗi người sáng tác và thu được thành công ở những thể loại khác
nhau, nhưng tác phẩm của họ có giá trị và sức sống lâu bền cùng thời
gian.Tìm hiểu biểu thức miêu tả đồng chiếu vật ở các sáng tác của hai tác giả
này, giúp ta thấy được sự độc đáo trong nghệ thuật biểu hiện cũng như sự độc
đáo hấp dẫn trong phong cách nghệ thuật của họ.
2. Lịch sử vấn đề
Chiếu vật là vấn đề dụng học đầu tiên mà các nhà lôgic học quan tâm,
do đó cũng là vấn đề thứ nhất của dụng học. Ở Việt Nam dụng học được quan

tâm từ 1980 trong các công trình nghiên cứu về ngữ pháp và ngữ nghĩa.

Nông Thị Trưng

Lớp K32B - Ngữ văn


Khoá luân tốt nghiệp

Chuyên ngành ngôn ngữ học

Giáo trình Đại cương ngôn ngữ học, tập 2 của Đỗ Hữu Châu 1993, viết
riêng cho phần Ngữ dụng học. Theo GS. Đỗ Hữu Châu thì chiếu vật là vấn đề
đầu tiên của mà các nhà lôgic học quan tâm, do đó cũng là vấn đề thứ nhất
của dụng học. Bàn về chiếu vật, Đỗ Hữu Châu có nói đến những vấn đề có
liên quan đến chiếu vật bằng các biểu thức miêu tả như: các loại sự vật - nghĩa
chiếu vật được tạo ra từ các biểu thức miêu tả đó là chiếu vật loại, chiếu vật
cá thể; hay phân biệt biểu thức miêu tả có chức năng chiếu vật và biểu thức
miêu tả có chức năng thuộc ngữ.
Đến với Cơ sở ngữ dụng học tập 1 năm 2003, biểu thức miêu tả có
chức năng chiếu vật được xem xét kỹ lưỡng hơn. Cụ thể, GS. Đỗ Hữu Châu
đã chỉ ra cấu tạo của biểu thức miêu tả nói chung và cấu tạo của biểu thức có
chức năng chiếu vật loại, chiếu vật cá thể nói riêng. Đặc biệt, tại công trình
này Đỗ Hữu Châu đã có những nhận xét mang tính định hướng quý báu cho
người đi sau nghiên cứu đầy đủ nhất về chiếu vật, về nội dung, chức năng và
đặc điểm cấu tạo của biểu thức miêu tả.
Tiếp theo công trình nghiên cứu của GS. Đỗ Hữu Châu là công trình
Dụng học Việt ngữ của GS. Nguyễn Thiện Giáp năm 2000. Mặc dù tác giả
Nguyễn Thiện Giáp sử dụng thuật ngữ quy chiếu, nhưng thực chất nội hàm
của khái niệm đó tương ứng với nội hàm của khái niệm chiếu vật của GS. Đỗ

Hữu Châu. Tác giả có viết quy chiếu được hiểu là hành động trong đó người
nói và người viết dùng các hình thức ngôn ngữ cho phép người nghe, người
đọc nhận diện một cái gì đó. Đây cũng là một cách hiểu khác về hiện tượng
quy chiếu trong diễn ngôn phát ngôn.
Ngoài những công trình nghiên cứu trên còn có các công trình nghiên
cứu của các nhà khoa học khác, và các luận văn thạc sĩ tìm hiểu về chiếu vật.

Nông Thị Trưng

Lớp K32B - Ngữ văn


Khoá luân tốt nghiệp

Chuyên ngành ngôn ngữ học

Năm 2001 trong một khía cạnh của luận văn thạc sĩ “Quy chiếu với tư
cách là phương thức liên kết văn bản”, tác giả Bùi Thị Lý có đề cập đến vấn
đề quy chiếu và các trường hợp quy chiếu.
Năm 2003 trong luận văn thạc sĩ “Sự chiếu vật và phương thức chiếu
vật”, tác giả Đỗ Xuân Quỳnh đã nghiên cứu khá đầy đủ về đặc điểm cấu tạo,
đặc điểm từ loại tính chất chiếu vật số lượng và trật tự sắp xếp của các yếu tố
chiếu vật. Có thể nói, đây là luận văn đầu tiên dựng lại mô hình cấu tạo của
biểu thức miêu tả chiếu vật.
Năm 2007, trong luận văn thạc sĩ “Ý nghĩa của từ chỉ lượng qua biểu
thức miêu tả trong ca dao và trong thơ Nguyễn Bính”, tác giả Khổng Thị
Hạnh đã tiến hành nghiên cứu một cách khái quát về biểu thức miêu tả, làm
sáng tỏ vị trí, vai trò, đặc điểm, quan hệ của các yếu tố chỉ dẫn chiếu vật danh từ trung tâm - trong biểu thức miêu tả.
Như vậy, vấn đề đồng chiếu vật nói chung và khảo sát hiện tượng đồng
chiếu vật trong tác phẩm văn chương chưa có tác giả nào đi trước tập trung

xem xét. Đề tài của luận văn sẽ đi sâu tìm hiểu vấn đề thú vị này.
3. Mục đích nghiên cứu
Khảo sát các biểu thức miêu tả đồng chiếu vật trong tác phẩm của
Nguyễn Tuân và trong thơ Tố Hữu, bước đầu tìm hiểu giá trị sử dụng của
chúng.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng hợp các vấn đề lý thuyết làm nền tảng cho đề tài.
- Khảo sát các biểu thức đồng chiếu vật trong tác phẩm của Nguyễn
Tuân và thơ Tố Hữu.
- Bước đầu phân tích hiệu quả sử dụng biểu thức miêu tả đồng chiếu
vật trong sáng tác của Nguyễn Tuân và Tố Hữu.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Nông Thị Trưng

Lớp K32B - Ngữ văn


Khoá luân tốt nghiệp

Chuyên ngành ngôn ngữ học

- Biểu thức miêu tả đồng chiếu vật trong sáng tác Nguyễn Tuân và Tố
Hữu
- Phạm vi khảo sát trong tác phẩm của Nguyễn Tuân (tuyển tập Nguyễn
Tuân Tập 1, 2, 3 - Nxb Văn học năm, 2000) và trong tuyển tập “Thơ Tố Hữu”
- Nxb GD 1999.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp hệ thống các vấn đề lý thuyết.
- Phương pháp Thống kê phân loại.

- Phương pháp phân tích so sánh.
7. Đóng góp của khoá luận
- Đưa ra hệ thống những khái niệm về biểu thức miêu tả đồng chiếu vật
và các biểu thức có liên quan.
- Thông qua việc khảo sát biểu thức miêu tả đồng chiếu vật trong các
tác phẩm của Nguyễn Tuân và Tố Hữu đã khẳng định nét độc đáo trong
phong cách của hai nhà văn này ở phương diện nghệ thuật. Đặc biệt, là trong
việc sử dụng ngôn ngữ, gợi mở những hướng tiếp cận mới khi tìm hiểu về hai
tác giả này.
8. Bố cục khoá luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội
dung của luận văn được triển khai thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết
Chương 2: Khảo sát biểu thức miêu tả đồng chiếu vật trong tác phẩm của
Nguyễn Tuân
Chương 3: Khảo sát biểu thức miêu tả đồng chiếu vật trong thơ Tố Hữu

Nông Thị Trưng

Lớp K32B - Ngữ văn


Khoá luân tốt nghiệp

Chuyên ngành ngôn ngữ học

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Lý thuyết chiếu vật
1.1.1. Khái niệm chiếu vật

Như chúng ta đã biết quan hệ giữa phát ngôn với các bộ phận tạo nên
ngữ cảnh của nó được gọi là chiếu vật. Thuật ngữ này được dịch từ tiếng Anh
refence, tiếng Pháp là référence, ngoài ra còn được gọi là sự sở chỉ.
Theo các nhà ngôn ngữ học thì “Thuật ngữ chiếu vật được dùng để chỉ
phương tiện, nhờ đó người nói phát ra một biểu thức ngữ vi với biểu thức này
nghĩ rằng nó sẽ giúp cho người nghe suy ra được một cách đúng đắn thực thể
nào, quan hệ nào, sự kiện nào anh ta định nói đến”.
Để có căn cứ cho việc xác định nghĩa của đơn vị ngôn ngữ đang thực
hiện chức năng giao tiếp người ta nhờ vào chiếu vật bởi vì nhờ có chiếu vật
mà ngôn ngữ gắn với ngữ cảnh. Vì vậy, chiếu vật là vấn đề dụng học thứ nhất
mà các nhà lôgic học quan tâm, nó được coi là hiện tượng ngữ dụng học đầu
tiên.
Theo cơ sở ngữ dụng học (tập 1), trong một phát ngôn thường có một
hoặc một số biểu thức chiếu vật. Mỗi biểu thức chiếu vật được dùng để chỉ
một yếu tố nào đó nằm trong bộ ba: Đối ngôn, hoàn cảnh giao tiếp và thoại
trường hợp thành ngữ cảnh của phát ngôn được nói tới trong phát ngôn đó.
Chính vì điều này mà tầm quan trọng của chiếu vật được nâng cao xứng đáng
với vị trí được xem là đầu tiên của một ngành khoa học mới. Các biểu thức
chiếu vật được xem như là những cái neo mà diễn ngôn thả vào hiện thực đề
tài, móc nối diễn ngôn với ngữ cảnh. Nếu không có các biểu thức chiếu vật thì

Nông Thị Trưng

Lớp K32B - Ngữ văn


Khoá luân tốt nghiệp

Chuyên ngành ngôn ngữ học


diễn ngôn sẽ trở thành mông lung, không biết bám víu vào đâu để vị ngữ hoá
nó, để miêu tả hay để bày tỏ thái độ về nó. [3, 187]
Ví dụ: Tôi nghe ngờ ngợ Huấn Cao? Hay là cái người mà vùng tỉnh
Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp đó không ?. [15, 85]
Trong câu văn trên nếu tác giả không sử dụng biểu thức miêu tả chiếu
vật cái người mà vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và
rất đẹp đó không? để làm rõ nhân vật được nói tới trong tác phẩm là Huấn
Cao liệu người đọc có biết được nhân vật này là người như thế nào, có ảnh
hưởng ra sao đến tác phẩm và liên quan gì đến nội dung mà tác phẩm muốn
đề cập. Chính sự chiếu vật đã thực hiện bước móc nối vô cùng hiệu quả giữa
nội dung tác phẩm và bạn đọc hiểu và tiếp nhận tác phẩm một cách đúng đắn
hơn.
Cũng theo Đại cương ngôn ngữ học (tập 1) thì từ ngữ không tự thân
mình chiếu vật mà chỉ có con người mới thực hiện hành vi chiếu vật. Bằng
hành vi chiếu vật đưa sự vật hiện tượng mình định nói tới vào diễn ngôn bằng
các từ ngữ, bằng câu. Quan hệ chiếu vật là kết quả của các hành vi chiếu vật.
Như vậy, chiếu vật là một hành vi ngôn ngữ. Trong giao tiếp, nhờ có chiếu
vật mà người nói vận dụng sự chiếu vật để truyền đạt đến cho người nghe
định chiếu vật và đồng thời người nghe phải có thao tác suy ý để nhận ra được
sự vật - nghĩa chiếu vật mà người nói muốn nói để từ đó hiểu và tìm ra được
nghĩa chiếu vật đúng nhất giúp cuộc hội thoại đi đến thành công.
Ví dụ : Mỗi đêm, ba cái mộng gõ một nhịp phách, bấm một dây tơ và
để rồi phá cười lên vài trận. Để cho cái xã hội đàn ông mặc áo xanh ẩm ướt
phải thèm muốn. [15, 64]
Trong ví dụ biểu thức chiếu vật cái xã hội đàn ông mặc áo xanh ẩm
ướt được sử dụng để miêu tả một lớp người trong xã hội thường xuyên ăn
chơi qua lại những nơi phồn hoa. Nếu người đọc không có sự nhận thức về sự

Nông Thị Trưng


Lớp K32B - Ngữ văn


Khoá luân tốt nghiệp

Chuyên ngành ngôn ngữ học

chiếu vật một cách đúng đắn sẽ không nhận được sự vật - nghĩa chiếu vật mà
tác giả sử dụng và không hiểu hết được nghĩa chiếu vật của câu. Nói cách
khác, chiếu vật lệ thuộc sâu sắc vào ngữ cảnh. Một biểu thức miêu tả có chức
năng chiếu vật hay không? là chiếu vật mơ hồ hay xác định, nhiều khi lệ
thuộc vào con người vào ngữ cảnh.
Ta có thể nhận thấy được tầm quan trọng của chiếu vật trong phát ngôn
cũng như trong tác phẩm văn học. Không xác định được nghĩa chiếu vật của
biểu thức chiếu vật trong phát ngôn thì không hiểu được nghĩa, được đích của
phát ngôn, tức lời đáp của mình không thoả mãn được đích chủ ngôn trong
phát ngôn nghe được.
Ngoài ra, có thể nói nếu tính nhiều nghĩa là đặc trưng của tác phẩm văn
học thì nhiều nghĩa chiếu vật là phương tiện đầu tiên của đặc trưng đó.
1.1.2. Phân loại chiếu vật
Tuỳ theo sự vật - nghĩa chiếu vật ở đâu so với diễn ngôn, có các dạng
nghĩa chiếu vật sau:
1.1.2.1. Chiếu vật cứng
Thuật ngữ chiếu vật cứng ở đây được hiểu là chiếu vật duy nhất có
nghĩa là biểu thức chiếu vật chỉ có một nghĩa chiếu vật duy nhất.
Khi ta nhìn nhận biểu thức chiếu vật một cách khách quan thì không
phải bao giờ biểu thức chiếu vật cũng chỉ có một nghĩa duy nhất. Nhưng trong
một phạm vi nào đó nghĩa của biểu thức chiếu vật là cố định, không thể thay
đổi được. Nó giống như là một quy định sẵn có, hay là một đặc điểm bất khả
biến của sự vật hiện tượng được quy chiếu. Ví như: “Hà Nội thủ đô của quốc

gia hình chữ S ven biển Đông ở Đông Nam Châu Á”. Lúc này biểu thức
chiếu vật thủ đô của quốc gia hình chữ S ven biển Đông ở Đông Nam châu
Á được gọi là chiếu vật cứng hay là biểu thức chiếu vật duy nhất.

Nông Thị Trưng

Lớp K32B - Ngữ văn


Khoá luân tốt nghiệp

Chuyên ngành ngôn ngữ học

Ví dụ: Làng Chàng Thôn, tổng Kim Quan, huyện Thạch Thất, tỉnh Sơn
Tây là một khu trung du mà hai phần ba số dân làm nghề thợ mộc. [15,
131]
Biểu thức miêu tả chiếu vật “ một khu trung du mà hai phần ba dân
số làm nghề thợ mộc” là biểu thức chiếu vật cứng vì nó miêu tả đặc điểm của
một vị trí địa lý đã được xác định trên bản đồ, nó là duy nhất và tồn tại chính
xác, khác với những vùng trung du khác không được nêu chính xác về địa
điểm, vì nó mang nghĩa chiếu vật duy nhất.
Ngoài ra, các tên riêng do tính tương ứng cá thể nên về nguyên tắc là
những biểu thức chiếu vật cứng có nghĩa là luôn luôn có một nghĩa chiếu vật.
Ví dụ: Hà Nội, Sài Gòn…..đây là những danh từ riêng chuyên dùng gọi tên
một thủ đô hay một đất nước đã được xác định trên bản đồ.
Phải nói rằng rất khó xác định được tính duy nhất của các biểu thức
chiếu vật. Vì nó luôn luôn móc nối với ngữ cảnh, nếu ngữ cảnh thay đổi thì
nghĩa chiếu vật của nó cũng bị thay đổi. Nói đúng hơn ta khó tìm thấy được
các biểu thức chiếu vật cứng hay có tính duy nhất.
1.1.2.2. Chiếu vật linh hoạt

Roman Jakobson dùng thuật ngữ shifer: cái thay đổi để gọi các biểu
thức chiếu vật linh hoạt do chỗ mỗi biểu thức này có thể thay đổi nhiều nghĩa
chiếu vật khác nhau, tuỳ ngữ cảnh.
Do tính linh hoạt của các biểu thức chiếu vật linh hoạt nên nó gần như
chiếm đa số. Mỗi một nghĩa chiếu vật khi được hiểu đều nằm trong một hoàn
cảnh nhất định vì vậy nó phụ thuộc vào hoàn cảnh, nó thay đổi khi hoàn cảnh
thay đổi.
Ví dụ: “Cái đồng hồ mỏng tang bé xíu ở cổ tay xinh xắn chị Hoài
Nam thật là hiện đại văn minh, làm cho tôi đãng trí một lúc mà nghĩ giật lùi
về những thứ đồng hồ thô lậu cổ lỗ cồng kềnh của nhân loại ở thời cổ đại…

Nông Thị Trưng

Lớp K32B - Ngữ văn


Khoá luân tốt nghiệp

Chuyên ngành ngôn ngữ học

Đo lường thời gian, người xưa đảo đi đảo lại một cái bình cát, hoặc nhìn lửa
bấc vạc dần thân cây nến đã sẵn nấc giờ khắc, hoặc theo dõi cái đồng hồ
bằng đồng thánh thót những giọt đồng đều đặn. Những đêm lạnh, thuyền
đuôi én cập bến thượng nguồn Sông Đà tôi còn biết được cái bu gà sống treo
sau cuống lái kia chính là cái đồng hồ của ông Thái trắng đấy. Và những bộ
hương vòng toả khói xoắn ốc treo thõng ở đình chùa miếu, cũng chỉ là một
kiểu đồng hồ cổ, nó là một thứ đồng hồ lửa, ra đời sau thứ đồng hồ
nước.[16, 8]
Chỉ với việc miêu tả chiếc đồng hồ là vật trang sức đơn giản và cần
thiết của con người thôi mà tác giả sử dụng hàng loạt các biểu thức chiếu vật

khác nhau dựa trên sự thay đổi về hoàn cảnh và thời gian. Qua đó, ta thấy rõ
được tính linh hoạt của các biểu thức chiếu vật như thế nào. Chính nhờ những
tính chất này mà văn học Việt trở nên phong phú hơn. Các tác giả đã dùng nó
để hình tượng hoá nhân vật cũng như sự vật, hiện tượng trong tác phẩm của
mình mà không sợ trùng lặp hay đơn điệu. Nó giúp cho người đọc có cái nhìn
đa dạng hơn về thế giới sự vật xung quanh mình. Nhờ có tính linh hoạt của
chiếu vật mà độc giả mở rộng được tầm nhìn về tri thức cũng như trí tưởng
tượng của mình.
Như đã biết, tên riêng có tính cá thể nên thường được dùng như những
biểu thức chiếu vật cứng. Tuy nhiên, ngoài những trường hợp nhiều nghĩa
chiếu vật do được dùng ở nhiều thế giớ khả hữu - hệ quy chiếu khác nhau, do
được dùng trong nhiều phạm vi khác nhau trong cùng một hệ quy chiếu, do
hiện tượng trùng tên đã biết, tên riêng còn được dùng theo phương thức hoán
dụ, ẩn dụ. Ví dụ: Việt Nam chiến thắng ở trận bán kết, với nghĩa nói về “Đội
thi đấu Việt Nam”.
1.1.2.3. Chiếu vật ngoại chỉ

Nông Thị Trưng

Lớp K32B - Ngữ văn


Khoá luân tốt nghiệp

Chuyên ngành ngôn ngữ học

Khi thực hiện hoạt động chiếu vật, người nhận phải hướng tới các sự
vật, hiện tượng ngoài diễn ngôn. Hành động như vậy gọi là chiếu vật ngoại
chỉ. Do đó, trong hoạt động chiếu vật ngoại chỉ thì nghĩa chiếu vật của từ ngữ
trong diễn ngôn hướng tới sự vật hiện tượng thế giới ngoài diễn ngôn. Nói

một cách đơn giản thì nghĩa chiếu vật ngoại chỉ khi sự vật - nghĩa chiếu vật ở
ngoài diễn ngôn, ngoài phát ngôn, chưa được đưa vào diễn ngôn hay phát
ngôn.
Theo Cơ sở ngữ dụng học (tập 1), sự vật nghĩa chiếu vật ngoại chỉ khi
nó nằm ngoài diễn ngôn, có nghĩa là nằm trong thế giới khả hữu - hệ qui
chiếu và biểu thức chứa vật ngoại chỉ là biểu thức chiếu vật tương ứng với sự
vật - nghĩa chiếu vật ngoại chỉ. Biểu thức chiếu vật dẫn nhập thông thường là
biểu thức chiếu vật ngoại chỉ, ở vị trí dẫn nhập sự vật đang ở ngoài diễn ngôn
lần đầu được đưa vào trong diễn ngôn thực hiện chức năng chiếu vật của
mình.
Về nguyên tắc, vì chức năng chủ yếu giúp người nghe, người đọc nhận
biết được sự vật nghĩa chiếu vật cho nên các biểu thức chiếu vật dẫn nhập
ngoại chỉ thường ngắn gọn, các yếu tố miêu tả phải đảm bảo ba yêu cầu: Thứ
nhất, chúng chỉ những cái gì dễ nhận biết bởi các giác quan đối ngoại kể cả
các yếu tố chỉ xuất như: ấy, này, kia. Có là những cái dễ nhận biết bằng các
giác quan đối ngoại thì người nghe, người đọc mới dựa theo những thuộc tính
“Trực quan” này mà nhận biết sự vật - nghĩa chiếu vật. Thứ hai, những yếu
tố miêu tả phải nằm trong những cái mà người hỏi dự đoán là người nghe,
người đọc có thể nhận biết được. Nói đơn giản yếu tố miêu tả phải làm thế
nào giúp cho người nghe người đọc thực hiện được thao tác suy ý, tìm ra sự
vật nghĩa chiếu vật càng nhanh càng tốt. Thứ ba, những yếu tố miêu tả trong
biểu thức dẫn nhập phải làm thế nào cho sự triển khai diễn ngôn theo chiến
lược mà người nói định ra trong cuộc giao tiếp. Khi đáp ứng được ba yêu cầu

Nông Thị Trưng

Lớp K32B - Ngữ văn


Khoá luân tốt nghiệp


Chuyên ngành ngôn ngữ học

trên thì những biểu thức dẫn nhập thường được xem là biểu thức chiếu vật
ngoại chỉ.
Ví dụ: “Cô giáo bảo vẽ một cái hoa hồng. Một em nhỏ liền vẽ lên giấy
một cái hình vuông biếc màu da trời. Thấy cái hình vuông lạ mắt, cô mẫu
giáo liền tìm đến hẳn gia đình hoạ sĩ “lập thể” tý hon này. Ra ở đây chẳng có
cây có hoa gì cả. Nhà kín bưng chỉ có một khúc cửa sổ nhìn hếch lên trời. Em
nhỏ sống nhiều ngày tha thẩn với cái màu xanh sau cửa sổ cho nó là đẹp lắm
và đối với em cái pha xanh kia đích thị đấy là hoa hồng. Một thứ hoa hồng
xanh biếc, vuông vắn. Chuyện hoa hồng xanh đến tai Lênin. Lênin khóc và
Lênin của chúng ta đã ra lệnh cho Xô Viết khu phố đó phải tìm căn nhà khác
tươi tốt hơn cho gia đình “hoạ sĩ” tý hon của đoá hồng siêu thực kia”. [16,
8].
Biểu thức dẫn nhập một cái hoa hồng được xem là biểu thức ngoại chỉ
vì nó nằm ngoài diễn ngôn chưa có mặt trong diễn ngôn. Nó đưa ra một sự
vật, hiện tượng và hướng diễn ngôn đi sâu vào sự vật hiện tượng đó, để miêu
tả chiếu vật về sự vật hiện tượng đó. Nó đáp ứng được cả ba yêu cầu trên của
một biểu thức dẫn nhập nó dễ nhận biết, dễ duy ý và dễ triển khai.
1.1.2.4. Chiếu vật nội chỉ
Nghĩa chiếu vật có thể là những sự vật, hiện tượng… đã được đưa vào
diễn ngôn, có thể là những yếu tố ngôn ngữ, những nội dung tạo nên diễn
ngôn. Như vậy, sự vật được nội chỉ khi nó đã được đưa vào trong diễn ngôn.
Biểu thức chứa vật nội chỉ là biểu thức tương ứng với sự vật - nghĩa chiếu vật
nội chỉ. Ngược lại, với chiếu vật ngoại chỉ hoạt động chiếu vật nội chỉ không
đòi hỏi người nhận phải hướng từ diễn ngôn ra thế giới bên ngoài mà chỉ cần
hướng vào nội bộ diễn ngôn đến các từ ngữ đứng trước hoặc đứng sau.
Nếu các biểu thức dẫn nhập được xem là các biểu thức chứa vật ngoại
chỉ thì các biểu thức chiếu vật nội chỉ là biểu thức xuất hiện sau biểu thức dẫn


Nông Thị Trưng

Lớp K32B - Ngữ văn


Khoá luân tốt nghiệp

Chuyên ngành ngôn ngữ học

nhập và có chức năng miêu tả. Chẳng hạn như ở ví dụ trên khi nói về việc vẽ
hoa hồng ta có các biểu thức ngoại chỉ có chức năng dẫn nhập là một cái hoa
hồng. Sự vật này về sau được nhắc lại bằng các biểu thức chứa vật nội chỉ
miêu tả: Một cái hình vuông biếc màu da trời; cái xa xanh kia đích thị đấy là
hoa hồng; hoa hồng xanh; đoá hồng siêu thực.
Biểu thức chiếu vật nội chỉ được chia thành chiếu vật hồi chỉ hay biểu
thức chiếu vật chiều ngược và biểu thức chiếu vật khứ chỉ hay là chiều xuôi.
Biểu thức chiếu vật hồi chỉ được hiểu là biểu thức chiếu vật mà sự vật nghĩa chiếu vật của nó đã được nói đến ở tiền ngôn cảnh. Thông thường, một
sự vật khi được đưa vào diễn ngôn, để đề cập đến nó ở các phát ngôn sau,
người nói, người viết đều dùng biểu thức hồi chỉ. Hiểu một cách đơn giản
biểu thức hồi chỉ là biểu thức mà sự vật - nghĩa chiếu vật của nó đã có trước
và nó là biểu thức nhắc lại sự vật - nghĩa chiếu vật nó trong diễn ngôn.
Ví dụ: Mỗi năm cứ thấy gió mùa thu nổi sóng trên đồng lúa miền Bắc
là nhiều người lại nhắc đến cốm Vòng - Cái món quà thổ ngơi thơm lành
của ruộng lúa nếp ngoại thành thủ đô. [16, 28]
Biểu thức cái món quà thổ ngơi thơm lành là biểu thức hồi chỉ chiếu
vật đến cốm Vòng, một món ăn chơi đặc sản của Hà Nội nói riêng và của cả
miền Bắc nói chung. Khi nhắc đến cốm không ai không nhắc đến cốm làng
Vòng. Biểu thức hồi chỉ cái món quà thổ ngơi thơm lành đã dựa trên sự vật
- nghĩa chiếu vật đã có ở tiền ngôn cảnh để miêu tả chiếu vật.

Biểu thức chiếu vật khứ chỉ là biểu thức chiếu vật mà sự vật - nghĩa
chiếu vật của nó xuất hiện ở sau nó.
Nói tóm lại, nếu như biểu thức ngoại chỉ neo diễn ngôn và hiện thực
được nói tới để gắn diễn ngôn vào ngữ cảnh thì biểu thức nội chỉ thả neo vào
diễn ngôn gắn một phát ngôn vào diễn ngôn tạo nên tính liên kết ngữ nghĩa và
hình thức cho diễn ngôn, cho phát ngôn đó với diễn ngôn chứa nó.

Nông Thị Trưng

Lớp K32B - Ngữ văn


Khoá luân tốt nghiệp

Chuyên ngành ngôn ngữ học

Quan trọng hơn, trên bề mặt phát ngôn, diễn ngôn, tạo nên hiện tượng
chiếu vật ngoại chỉ, nội chỉ không thể không tính đến biểu thức miêu tả. Nói
cách khác, nhận biết chức năng ở biểu thức miêu tả trên cơ sở nghĩa chiếu vật
nội chỉ, ngoại chỉ sẽ giúp luận văn giải thích ý đồ sáng tạo của nhà văn.
1.1.3. Phương thức chiếu vật
1.1.3.1. Khái niệm phương thức chiếu vật
Như chúng ta đã biết, quá trình tạo lập diễn ngôn là quá trình mà người
nói (người viết) biến thực tế khách quan thành những cái chủ quan, biến cái
trừu tượng thành cái cụ thể để nhằm giúp cho người nghe (người đọc) hiểu và
lĩnh hội một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất. Nhưng bằng cách nào để có
thể thực hiện được thì người tạo lập phải có cách truyền đạt hiệu quả nhất, có
cách truyền đạt hợp lý nhất thì kết quả truyền đạt mới thành công và đạt kết
quả cao. Từ đấy, ta có thể hiểu một cách đơn giản về phương thức chiếu vật
như sau: Phương thức chiếu vật là phương thức mà con người sử dụng để

thực hiện hành vi chiếu vật. Chúng cũng là những con đường mà người nghe
tìm ra nghĩa chiếu vật từ các biểu thức chiếu vật nghe (đọc) được.
Theo Cơ sở ngữ dụng học (tập 1) thì phương thức chiếu vật là phương
thức tổ chức các kiểu biểu thức chiếu vật nhờ chúng mà người nói thực hiện
sự chiếu vật và người nghe suy ra nghĩa chiếu vật [3, 213]. Hay nói cách
khác cách thức mà người phát dựa vào đó để xây dựng biểu thức ngôn ngữ
chiếu vật được gọi là phương thức chiếu vật.
Theo các nhà ngữ dụng học, có 3 phương thức chiếu vật lớn và chủ
yếu: Dùng tên riêng, dùng biểu thức miêu tả chiếu vật và chỉ xuất.
Đề tài mà chúng tôi xem xét là biểu thức miêu tả đồng chiếu vật trong
tác phẩm văn học. Vì vậy, những vấn đề chiếu vật bằng tên riêng và chiếu vật
bằng chỉ xuất sẽ không được trình bày ở đây, mà chủ yếu chúng tôi đi sâu vào

Nông Thị Trưng

Lớp K32B - Ngữ văn


Khoá luân tốt nghiệp

Chuyên ngành ngôn ngữ học

phương thức chiếu vật bằng biểu thức miêu tả để làm cơ sở chỗ dựa lí thuyết
cho đề tài.
1.1.3.2. Biểu thức miêu tả
1.1.3.2.1. Khái niệm
Như chúng ta đã biết không phải mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới
thực tại đều có nhu cầu được đặt tên riêng, mà cũng không thể đặt tên riêng
cho từng cá thể trong toàn bộ thế giới khả hữu ấy. Vì thế, tên chung được xem
là tên chung của cả một loại sự vật và cho tất cả các cá thể sự vật kể cả tính

chất, trạng thái, vận động trong cùng một loại. Bất cứ cá thể nào trong loại
cũng được gọi bằng cùng một tên chung.
Nhưng chỉ gọi bằng tên chung không chưa đủ, để đi vào phát ngôn
(diễn ngôn) tên chung ấy phải được cụ thể hoá nhằm mục đích phân biệt
chúng với các cá thể cùng loại chính vì vậy biểu thức miêu tả được hình
thành.
Biểu thức miêu tả, theo GS. Đỗ Hữu Châu trong Giáo trình ngữ dụng
học (dành cho học viên ngành ngữ văn hệ đào tạo từ xa) định nghĩa: “Biểu
thức miêu tả là biểu thức gồm một tên chung và một hoặc một vài định ngữ
nêu ra một hoặc một vài đặc điểm của sự vật, nghĩa chiếu vật để người nghe,
người đọc căn cứ vào đặc điểm đó mà nhận biết sự vật nghĩa chiếu vật nào ”.
Ví dụ: “Cái đồng hồ mỏng tang, bé xíu ở cổ tay xinh xắn chị Hoài
Nam thật là hiện đại văn minh…” [16, 8]
Biểu thức miêu tả Cái đồng hồ mỏng tang bé xíu ở cổ tay chị Hoài
Nam có tên chung là “đồng hồ” và các yếu tố phụ ngữ đóng vai trò là định
ngữ : “Cái, mỏng tang, bé xíu ở cổ tay xinh xắn chị Hoài Nam”. Nhờ có
những yếu tố này mà sự vật - nghĩa chiếu vật chiếc đồng hồ được tách ra khỏi
những chiếc đồng hồ khác.

Nông Thị Trưng

Lớp K32B - Ngữ văn


Khoá luân tốt nghiệp

Chuyên ngành ngôn ngữ học

Các sự vật, hiện tượng, trạng thái, quá trình hoạt động, được đưa vào
ngôn ngữ bằng các tên chung (danh từ chung). Nếu như danh từ riêng (tên

riêng) chỉ được dùng để gọi cá thể chứ không được dùng để gọi tên cho loại
của cá thể thì tên chung (danh từ chung) lại vừa được dùng để gọi tên cả loại,
vừa được dùng để gọi tên cá thể trong loại. Các danh từ chung đảm nhiệm vai
trò tạo ra các biểu thức miêu tả khác nhau, ít nhiều có sự liên quan đến sự
chiếu vật cá thể, sự chiếu vật một số và sự chiếu vật loại. Các loại từ, về ngữ
nghĩa, mang ý nghĩa phạm trù sự vật, vừa phân hoá phạm trù đó thành các
loại và tiểu loại sự vật khác nhau do đó cũng có thể đảm nhiệm vai trò nòng
cốt cho các biểu thức miêu tả. Tuỳ theo ngữ cảnh, ngôn cảnh, có khi chỉ một
mình tên chung (danh từ chung) người nghe (người đọc) đã có thể biết cái tên
chung đó là biểu thức chiếu vật cá thể hay biểu thức chiếu vật loại. Để giúp
cho người nghe (người đọc) dễ dàng suy ra nghĩa chiếu vật cá thể của một
biểu thức chiếu vật không phải là tên riêng nào đó, người nói (viết) thường
dùng biện pháp miêu tả để tạo ra các biểu thức chiếu vật .
Biểu thức miêu tả chiếu vật được định nghĩa như sau: “Miêu tả chiếu
vật là ghép các yếu tố phụ vào một tên chung, nhờ các yếu tố phụ mà tách
được sự vật - nghĩa chiếu vật ra khỏi các sự vật khác cùng loại với chúng”.
Ví dụ: “Huấn Cao? Hay là cái người mà vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen
cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp đó không?”. [15, 85]
Ở ví dụ trên ta thấy sự xuất hiện của một biểu thức miêu tả chiếu vật:
“Cái người mà vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và rất
đẹp”, biểu thức miêu tả chiếu vật này bao gồm các yếu tố phụ chiếu vật đến
nhân vật Huấn Cao được nhắc đến trước đó: là người vùng tỉnh Sơn ta, khen
cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp. Nhờ có các yếu tố miêu tả chiếu vật phụ
này mà sự vật - nghĩa chiếu vật “Huấn Cao” được làm rõ và giúp cho người

Nông Thị Trưng

Lớp K32B - Ngữ văn



Khoá luân tốt nghiệp

Chuyên ngành ngôn ngữ học

nghe biết được nhân vật mà người nói muốn nói đến là ai và là người như thế
nào.
Có thể thấy, sau danh từ chung chỉ dẫn chiếu vật của một biểu thức
chiếu vật xác định thường có những yếu tố miêu tả khác nhằm “tách sự vật ra
khỏi các sự vật đồng loại khác” trong thế giới khả hữu được chỉ dẫn bởi các
danh từ chung (hay bởi nghĩa các danh từ tập hợp). Đưa yếu tố miêu tả nào
vào biểu thức miêu tả không phải chỉ tuỳ thuộc vào ý định miêu tả của người
nói. Việc gia tăng cho danh từ chung một biểu thức miêu tả xác định những
yếu tố miêu tả nào là còn tuỳ thuộc vào yếu tố dự đoán của người nói, và hiểu
biết mà đối ngôn đã có về sự vật, vào mức độ, phương tiện của sự vật, dự
đoán là được các đối ngôn quan tâm, còn tuỳ thuộc vào mục đích và chiến
lược giao tiếp mà người nói theo đuổi nữa. Như vậy, một điều chung nhất chi
phối các miêu tả chiếu vật là: các yếu tố miêu tả của biểu thức miêu tả chiếu
vật không cần thật nhiều, thật đầy đủ, chỉ cần nêu ra một vài dấu vết mà người
nói cho rằng đủ cho người nghe dựa vào đó mà xác định được nghĩa chiếu vật
của biểu thức là được. Những yếu tố này thông thường là những yếu tố có thể
trực tiếp quan sát ngay được trong khi dùng diễn ngôn. Quy tắc miêu tả chiếu
vật này giúp ta thấy được bản chất của hành vi chiếu vật. Chiếu vật không
phải là hành vi đơn phương do người nói (viết) quyết định. Nó đòi hỏi sư
cộng tác của người tiếp nhận. Sự cộng tác thể hiện ở dự đoán của của người
nói về năng lực suy ý chiếu vật từ biểu thức miêu tả của người nghe (người
đọc).
Ví dụ: “Ông khách năm nọ - cái người kể câu chuyện ăn mày sành
uống trà tàu - Đi làm ăn xa mấy năm, nhân về qua vùng đất ấy, nhớ lời dặn
của cụ Sáu, đã tìm tới để uống lại với ông già một ấm trà tàu”. [15, 54]
Chỉ cần với một biểu thức miêu tả chiếu vật “cái người kể câu chuyện

ăn mày sành uống trà tàu” đơn giản, dễ hiểu người đọc có thể nhận ra được

Nông Thị Trưng

Lớp K32B - Ngữ văn


Khoá luân tốt nghiệp

Chuyên ngành ngôn ngữ học

nhân vật mà nhà văn muốn nói đến là ai. Sự vật - nghĩa chiếu vật được làm rõ
ngay trong biểu thức miêu tả với những yếu tố miêu tả ngắn gọn, xúc tích, mà
mang tính chất chiếu vật cao. Giúp người đọc chiếu vật ngay đến sự vật nghĩa chiếu vật trước đó đã có và biết được sự vật mà người viết muốn nói
đến.
1.1.3.2.2. Cấu tạo của biểu thức miêu tả chiếu vật
Như ta đã biết, các biểu thức chiếu vật là những cái mà phát ngôn thả
vào ngữ cảnh hay nói cách khác nhờ có ngữ cảnh mà chiếu vật mới thực hiện
được mục đích của mình trong phát ngôn. Ta cũng đã thấy được, tuỳ theo
từng ngữ cảnh, ngôn cảnh, cụ thể giúp người nghe (người đọc) dễ dàng suy ra
nghĩa chiếu vật cá thể của một biểu thức chiếu vật không phải là tên riêng nào
đó, mà người nói (người viết) phải dùng biện pháp miêu tả tạo ra các biểu
thức miêu tả chiếu vật .
Nếu xét theo khái niệm biểu thức miêu tả chiếu vật nêu trên thì một
biểu thức miêu tả chiếu vật thường phải có ít nhất một thành tố trung tâm và
một số các yếu tố phụ tạo thành, hay nói cách khác nó phải có ít nhất một
thành tố trung tâm và các thành tố phụ, vì vậy về mặt cấu tạo ngữ pháp thì
biểu thức miêu tả chiếu vật là một cụm danh từ.
Cũng theo GS. Đỗ Hữu Châu thì biểu thức miêu tả có chức năng chiếu
vật không chỉ có cấu tạo là một cụm danh từ mà còn có cấu tạo là một cụm

tính từ, hay cụm động từ.
Ví dụ:
- Biểu thức miêu tả chiếu vật có cấu tạo là một cụm tính từ:
“Cái áng xanh và cái áng đỏ đuổi giấc ngủ.
Nguyễn nhớ cái xanh đỏ của các đêm nhà ga xe lửa. Lâu lắm chàng
chẳng đi đâu, chỉ lỳ ra với Hà Nội” [15, 344].

Nông Thị Trưng

Lớp K32B - Ngữ văn


Khoá luân tốt nghiệp

Chuyên ngành ngôn ngữ học

Trong ví dụ trên biểu thức miêu tả chiếu vật “cái xanh đỏ” chỉ dẫn
chiếu vật đến cái áng xanh, cái áng đỏ được nói lên ở câu trước và biểu thức
miêu tả chiếu vật này được cấu tạo là một cụm tính từ với tính từ trung tâm là
xanh đỏ.
- Biểu thức miêu tả chiếu vật có cấu tạo là một cụm động từ:
“Tôi đã đem cái tiền ấy mua lấy những cái cười hời giá và rã rời nhiều cô đào cười để chẳng bao giờ tỏ một ý vui chân thành - và để tập đòi
lấy những cái khinh bạc hèn nhát cùng những lối ngôn ngữ lếu láo giả dối”
[15, 209].
Biểu thức miêu tả chiếu vật “Cái cười hời giá và rã rời” được cấu tạo
là một cụm động từ với động từ “cười ” làm động từ trung tâm.
- Biểu thức miêu tả chiếu vật có cấu tạo là một cụm danh từ:
“Cái giếng nước ngọt ở dia một hòn đảo giữa bể cái sinh hoạt của nó
vui như một cái bến và đậm đà mát nhẹ như mọi cái chợ trong đất liền”.[16,
460]

Trong ví dụ trên có các biểu thức miêu tả chiếu vật được sử dụng như:
cái giếng nước ngọt ở dia một hòn đảo, cái chợ trong đất liền có chung một
kiểu cấu tạo là cụm danh từ.
1.1.3.2.3. Phân biệt biểu thức miêu tả có chức năng chiếu vật và biểu thức
miêu tả có chức năng thuộc ngữ
Để phân biệt được đâu là biểu thức miêu tả chiếu vật và đâu là biểu
thức miêu tả có chức năng thuộc ngữ, theo Cơ sở ngữ dụng học (tập 1) tiêu
chí đầu tiên là phải dựa vào nội hàm và ngoại diên; “Có thể nói rằng bất cứ
khi nào nghĩa của một biểu thức chiếu vật có cả nội hàm, có cả ngoại diên dù ngoại diên có thể thu cực hẹp, chỉ gồm một cá thể - thì sự vật, đặc tính
quan hệ, sự kiện mà chúng quy chiếu được dùng trong chức năng chiếu vật”.
[3. 201]

Nông Thị Trưng

Lớp K32B - Ngữ văn


Khoá luân tốt nghiệp

Chuyên ngành ngôn ngữ học

Ví dụ: “Tôi không cải chính, vì tôi cũng tự thấy mình cũng là người đi
tìm vàng ở quanh Sông Đà, đi tìm cái thứ vàng của màu sắc sông núi Tây
Bắc, và nhất là cái thứ vàng mười mang sẵn trong tâm trí tất cả những con
người ngày nay đang nhiệt tình gắn bó với công cuộc xây dựng cho Tây Bắc
thêm sáng sủa tươi vui và bền vững.
Gặp lại những đồng chí Tây Bắc cũ lúc này đang làm kế hoạch, đang
làm công trường, làm ruộng, làm nương xã hội chủ nghĩa ở Tây Bắc, tôi đi
sâu vào một số tiểu sử cuộc đời hoạt động Tây Bắc mà tôi cứ nghĩ rằng đấy là
những thỏi vàng của một khối vàng xã hội chủ nghĩa Đảng ta đem đầu tư

vào Tây Bắc”. [16, 59]
Biểu thức miêu tả chiếu vật: “cái thứ vàng mười”, “cái thứ vàng”,
“những thỏi vàng của một khối vàng xã hội chủ nghĩa”
Ngược lại, các biểu thức thuộc ngữ là các biểu thức về mặt hình thức
rất giống với các biểu thức chiếu vật nhưng không có chức năng chiếu vật mà
chỉ có tác dụng làm cái biểu đạt cho một thuộc tính, một đặc điểm nào đó
được sự vật nghĩa chiếu vật thuộc ngữ đại diện mà thôi. Sự vật khi được dùng
trong chức năng thuộc ngữ thì cũng là được dùng theo lối hoán dụ. Chúng
được nêu ra chỉ để đại diện cho những thuộc tính cần được nêu ra trong giao
tiếp. Trong chức năng thuộc ngữ, sự vật trở thành tín hiệu cho những thuộc
tính quan yếu đối với một phát ngôn nào đó.
Ví dụ: “Nhiều người bảo nhỏ tôi rằng dọc Sông Đà, cứ bờ sông từ
Mường Tè kéo về Vạn Yên, chỗ nào cũng có vàng cốm, nhỏ thì bằng gạo tấm,
to thì bằng hạt ngô, có con vịt bầu mổ ra là lấy được trong mề vịt mấy cân
đồng vàng”. [16, 59]
Biểu thức “mấy đồng cân vàng” là biểu thức thuộc ngữ.
1.1.3.2.4. Phân loại biểu thức miêu tả chiếu vật theo chức năng

Nông Thị Trưng

Lớp K32B - Ngữ văn


Khoá luân tốt nghiệp

Chuyên ngành ngôn ngữ học

Biểu thức miêu tả được chia thành biểu thức miêu tả xác định, biểu
thức miêu tả không xác định và biểu thức miêu tả đồng chiếu vật (về biểu
thức miêu tả này chúng tôi xin trình bày ở phần sau).

1.1.3.2.4.1. Biểu thức miêu tả chiếu vật xác định
Lyons định nghĩa về miêu tả như sau: “Thuật ngữ miêu tả xác định bắt
nguồn từ chỗ người ta có thể nhận diện một nghĩa chiếu vật không chỉ bằng
cách gọi tên nó ra mà còn bằng cách cung cấp cho người nghe người đọc một
sự miêu tả đủ chi tiết, trong một ngữ cảnh phát ngôn xác định, giúp anh ta có
thể tách nó ra khỏi những sự vật khác trong thế giới diễn ngôn ”. [3, 222]
Tính chất miêu tả xác định cũng chỉ mang tính tương đối vì sự phụ
thuộc của nó vào ngữ cảnh, đặc biệt là sự phụ thuộc của nó vào niềm tin chiếu
vật. Có khi tính chất xác định sẽ bị triệt tiêu nếu cô lập biểu thức miêu tả
chiếu vật với ngữ cảnh.
Ví dụ: “Cụ Thượng tin rằng khi cụ trăm tuổi đi rồi thì ông huyện Thọ
Xương dám làm mọi chuyện phương hại đến gia danh. Cái người ấy, thường
cụ vẫn hạ mấy chữ “vô sở bất chí…” [15, 121]
Biểu thức miêu tả “cái người ấy” được coi là chiếu vật không xác định,
là chiếu vật mơ hồ, nếu ngữ cảnh không rõ, hoặc niềm tin chiếu vật giữa sp1
và sp2 chưa được xác lập hoặc có nhưng lỏng lẻo. Ngược lại, biểu thức miêu
tả chiếu vật “cái người ấy” trở thành biểu thức miêu tả xác định khi được đặt
trong mối quan hệ với một phần của phát ngôn trước đó - biểu thức miêu tả
“ông huyện Thọ Xương”.
Vậy một biểu thức miêu tả xác định được hiểu: sau danh từ chung chỉ
dẫn chiếu vật của một biểu thức chiếu vật xác định thường có những yếu tố
miêu tả khác nhằm “tách sự vật ra khỏi các sự vật đồng loại khác” trong thế
giới khả hữu được chỉ dẫn bởi danh từ chung (hay bởi nghĩa của các danh từ
tập hợp).

Nông Thị Trưng

Lớp K32B - Ngữ văn



×