Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Hiệu quả sử dụng của các trường hợp tách câu trong văn xuôi nguyễn tuân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (583.28 KB, 52 trang )

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

NGUYỄN HÀ PHƯƠNG

HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CỦA
CÁC TRƯỜNG HỢP TÁCH CÂU
TRONG VĂN XUÔI NGUYỄN TUÂN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
ThS. HOÀNG THỊ THANH HUYỀN

HÀ NỘI 2010

Nguyễn Hà Phương

-1-

K32A Ngữ Văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Như đã biết, con người giao tiếp, trao đổi thông tin với nhau thông
qua các hệ thống ngôn ngữ. Hệ thống ngôn ngữ, đặc biệt là ngôn ngữ kí hiệu,
chữ viết rất đa dạng và phong phú. Và dù ở một thời đại nào, một quốc gia
nào, ngôn ngữ cũng đều phải tuân theo những chuẩn mực, quy ước cũng như
những quy tắc kết hợp nhất định. Mỗi kí hiệu, mỗi con chữ, mỗi âm thanh nếu
không sắp xếp một cách hợp lý thì chúng sẽ chỉ là những bộ phận rời rạc,
những thứ ngôn ngữ bất động. Chính vì vậy mà từ âm tiết ta phát triển lên
thành từ, thành ngữ, thành câu, thành đoạn văn, và thành văn bản hoàn chỉnh.
Nhưng để có thể hoàn thành một quá trình giao tiếp, trước hết người
tham gia giao tiếp phải tạo được câu. Bởi câu chính là đơn vị nhỏ nhất có thể
sử dụng trong giao tiếp. Và câu đó phải là những câu đúng, phải thể hiện một
hình thức hoàn chỉnh, chứa đựng một nội dung thống nhất.
Ở một số trường hợp, câu có thể tồn tại trong trạng thái không đầy đủ
khi xét trên phương diện cấu trúc cú pháp cơ bản của câu. Lúc này, từ một câu
ban đầu, người sử dụng đã tách thành hai câu, ba câu... Mỗi câu được tách ra
ấy thực chất là một phần, một bộ phận của câu đầy đủ. Tuy nhiên những câu
đó vẫn được coi là những câu đúng, vẫn thống nhất về mặt nội dung và vẫn
truyền tải được thông tin cần thiết cho quá trình giao tiếp. Những câu đó được
gọi là những câu tách biệt.
Tìm hiểu về câu tách biệt, về phương thức tách câu sao cho đúng và
hiệu quả là một điều quan trọng, cần thiết. Đặc biệt, đó lại là những câu tách,
những hình thức tách câu được sử dụng trong văn chương nghệ thuật. Việc
tìm ra cách diễn đạt khác với bình thường thông qua việc tách câu, sử dụng

Nguyễn Hà Phương

-2-


K32A Ngữ Văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

câu tách biệt cũng là một quá trình tìm tòi đổi mới của nhà văn, nhà thơ. Tất
nhiên, không phải ai cũng giống ai mà còn tùy thuộc vào cá tính của mỗi
người khi chấp bút.
1.2. Trong làng văn xuôi hiện đại Việt Nam, người ta thường nhắc tới
tên tuổi của một nhà văn mà hình ảnh của ông đã trở thành một tấm gương
sáng cho việc rèn câu chữ, trau dồi câu chữ, và đổi mới câu chữ. Đó chính là
Nguyễn Tuân. Nguyễn Tuân là một nhà văn mà phong cách nghệ thuật của
ông có thể được gói gọn trong chữ "ngông". Như những nhà văn chân chính
khác, ông không chấp nhận lối văn chương dễ dãi, trơn tru, láng bóng mà ý tứ
lại nhạt thếch, hời hợt và nông cạn. Ông muốn "Nghệ thuật trước hết phải là
nghệ thuật". Và chính vì vậy mà suốt một đời cầm bút, ông không bao giờ để
hành văn của mình chìm trong lối diễn đạt ru ngủ. Qua những trang văn của
con người tài hoa ấy, độc giả có cảm giác trí tưởng tượng của mình đang được
trau dồi thêm, bồi đắp thêm một cách phong phú hơn nhờ lối diễn đạt tài tình,
linh hoạt. Nguyễn Tuân đã biến hóa những khuôn chữ của mình có lúc ngắn
gọn, súc tích chỉ với một vài con số, một từ, một ngữ mà vẫn thể hiện được
giá trị nội dung cũng như giá trị tư tưởng trong tác phẩm nghệ thuật của mình.
Nhưng có lúc cái khuôn chữ ấy lại như đổ tràn ra, kéo dài ra mãi, với những
vế câu, những kiểu câu lồng trong câu, khiến độc giả như phải vặn mình theo
lối tư duy diễn đạt của Nguyễn Tuân. Như vậy mới có thể hiểu hết được
những dụng ý nghệ thuật rất kì công của một người luôn tự coi mình là "phu
chữ".
1.3. Nguyễn Tuân là một tác gia lớn của nền văn học Việt Nam. Trong

suốt quá trình lao động sáng tạo nghệ thuật không mệt mỏi của mình, ông đã
góp phần làm giàu thêm cho ngôn ngữ tiếng Việt bởi cách lựa chọn từ ngữ,
hình ảnh, diễn đạt rất đa dạng và phong phú. Do vậy, việc nghiên cứu đề tài
"Hiệu quả sử dụng của các trường hợp tách câu trong văn xuôi Nguyễn Tuân"

Nguyễn Hà Phương

-3-

K32A Ngữ Văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

mà chúng tôi lựa chọn ít nhiều đã thể hiện được tính cần thiết và quan trọng
trong quá trình tiếp cận tác phẩm của Nguyễn Tuân trên phương diện ngôn
ngữ học.

2. Lịch sử vấn đề
2.1. Nghiên cứu ở lĩnh vực ngôn ngữ
2.1.1. Nghiên cứu ở góc độ phong cách học
Nguyễn Thái Hòa trong "Phong cách học tiếng Việt'', phần "Các biện
pháp tu từ và các biện pháp tu từ cú pháp" đã đưa câu tách biệt hay cách tách
câu vào mục các biện pháp tu từ cú pháp: "Tách các thành phần câu, nâng
các thành phần đó thành những câu, ngữ trực thuộc và câu dưới bậc là một
biện pháp tu từ quan trọng"[5; tr. 243]. Tác giả đã khẳng định phép tách câu
là một biện pháp tu từ học với dụng ý nghệ thuật rõ rệt, hoặc là miêu tả nhịp
điệu diễn biến của hình tượng, hoặc miêu tả nhịp điệu cảm xúc.

Hoặc cùng với quan điểm nghiên cứu, khi đề cập tới chức năng và vai
trò của biện pháp tách câu, giáo sư Đinh Trọng Lạc trong "99 biện pháp tu từ
tiếng Việt" cũng đã khẳng định tách câu là một biện pháp tu từ có giá trị nghệ
thuật quan trọng: "Tách biệt là một biện pháp tu từ đặc trưng của cú pháp
biểu cảm, cụ thể là tách riêng một cách có dụng ý từ một cấu trúc cú pháp
thống nhất ra một hay nhiều bộ phận biệt lập về mặt ngữ điệu, tách xa nhau
bằng một chỗ ngắt (trên chữ viết thì bằng dấu chấm hoặc một dấu tương
đương)"[4; tr. 197].
Như vậy có thể thấy là hiện tượng tách câu đã được giới nghiên cứu
quan tâm và nhắc tới. Tuy nhiên, những tác giả trên mới chỉ đề cập ở góc độ
phong cách học một cách gợi mở, tức là chú ý nhiều đến hiệu quả sử dụng,
giá trị tu từ của hiện tượng tách câu, chứ chưa đi sâu vào tìm hiểu quy chế
cũng như các trường hợp tách câu cụ thể.
2.1.2. Nghiên cứu ở góc độ ngữ pháp tiếng Việt

Nguyễn Hà Phương

-4-

K32A Ngữ Văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Ở góc độ nghiên cứu của Ngữ pháp tiếng Việt, Tác giả Nguyễn Minh
Thuyết trong "Tiếng Việt thực hành" ở phần "Rèn luyện kĩ năng đặt câu" đã
nêu định nghĩa về tách câu như sau: "Tách câu có nghĩa là tách một bộ phận
của câu thành câu riêng". Và ông đã chỉ ra một số các trường hợp tách các bộ

phận của câu thành câu riêng như: tách trạng ngữ, vị ngữ, bổ ngữ, định ngữ...
Tác giả Hoàng Kim Ngọc - "Tiếng Việt thực hành", Nxb Thông tin
4/2007, trong phần nói về các cách biến đổi câu đưa ra định nghĩa: "Tách câu
có nghĩa là tách một bộ phận của câu thành một câu độc lập nhằm mục đích
làm nổi rõ một thông tin nào đó". Tác giả đã phân loại các trường hợp tách
câu thành: tách trạng ngữ, định ngữ, bổ ngữ và một vế của câu ghép. Tác giả
còn nêu điều kiện để nhận biết biện pháp tu từ tách câu: "Câu bị tách bao giờ
cũng phải nằm sau một câu trọn vẹn nào đó".
GS.TS Diệp Quang Ban đã dành một phần để nói tới khả năng tách vế
của câu ghép ra thành câu riêng. Trong "Ngữ pháp tiếng Việt", Tập 2, Phần
Câu, ông có viết: "Việc tách vế của câu ghép đẳng lập và của câu ghép chuỗi
ra thành một câu riêng, gần như không có trở ngại gì. Vấn đề chỉ là sử dụng
thế nào cho đúng, cho hiệu quả hoặc có giá trị tu từ học các kết từ ở vế cuối
của câu ghép đẳng lập khi tách nó ra khỏi vế đứng trước nó"[1; tr. 214]. Đối
với những dạng thức câu ghép khác cũng không nằm ngoài yêu cầu trên.
Cũng trong cuốn sách này, GS.TS Diệp Quang Ban đã gọi những "câu"
vốn được tách ra từ câu đơn hai thành phần mà bản thân chúng có thể là một
bộ phận của câu gốc, hoặc chỉ là bộ phận bổ sung cho từ, ngữ trong câu gốc là
những câu dưới bậc. Theo ông, những "câu" ấy "là những biến thể của câu
nhưng không mang đầy đủ các đặc trưng cần yếu của câu. Mặt khác chúng
cũng không thuộc về đơn vị bậc thấp hơn câu, chúng là những biến thể dưới
bậc của câu..."[1; tr.192]. Và câu dưới bậc "có ngữ điệu kết thúc, tự lập
nhưng không tự lập về cấu tạo ngữ pháp và về ngữ nghĩa"[1; tr.192].

Nguyễn Hà Phương

-5-

K32A Ngữ Văn



Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Có thể thấy là GS.TS Diệp Quang Ban đã nghiên cứu và tìm hiểu khá
kĩ về các trường hợp tách câu. Tuy nhiên, ông mới chỉ chú ý tới các trường
hợp tách câu ghép, còn đối với những trường hợp tách câu đơn lại chưa được
phân loại trên cơ sở lí thuyết một cách cụ thể và chỉ được đề cập trong phạm
trù câu dưới bậc.
Những nhận xét trên đã góp phần giúp chúng ta định hướng được quá
trình nghiên cứu hiệu quả sử dụng của các trường hợp tách câu trong văn xuôi
Nguyễn Tuân một cách xác thực, hợp lý nhất.
2.2. Nghiên cứu ở lĩnh vực văn học
Nguyễn Tuân là một hiện tượng văn học phức tạp, nhất là trước Cách
mạng tháng Tám. Khi nhắc tới ông, người ta thường nghĩ đến một nhà văn
của quan điểm duy mĩ, chỉ trọng cái đẹp hình thức không cần nội dung, chủ
trương viết văn không khuynh hướng, nghĩa là muốn đặt nghệ thuật lên trên
mọi thứ thiện ác ở đời. Tuy nhiên đó chưa phải là tất cả quan điểm nghệ thuật
của Nguyễn Tuân. Sự phức tạp và mâu thuẫn trong suy nghĩ, trong lối sống do
chịu tác động của thời cuộc đã khiến cho hơi văn của Nguyễn Tuân mang
đậm chút khinh bạc, gai góc. Nhưng bên trong con người tưởng như đang
dửng dưng với đời ấy lại là một trái tim thiết tha đối với quê hương đất nước
mà thể hiện trước nhất đó là ở sự gắn bó với tiếng nói cha ông.
Có thể thấy là phong cách sáng tác của Nguyễn Tuân đã được rất nhiều
nhà nghiên cứu văn học, phê bình văn học quan tâm. Nhưng vào thời điểm
những năm 60, ít người dám viết về "một người lạ" Nguyễn Tuân. Bởi ông là
nhà văn, trước Cách mạng, lãng mạn tiêu cực, sau Cách mạng thì luôn luôn
"có vấn đề". Từ khoảng 1957 trở đi, hết "Phở", "SêKhốp", lại đến "Tình
rừng", "Tờ hoa", "Giò lụa"...

Càng về sau, sự đổi mới và cách tân văn học đã góp phần tích cực làm
thay đổi cách đánh giá, nhìn nhận về phong cách sáng tác, quan điểm sáng tác

Nguyễn Hà Phương

-6-

K32A Ngữ Văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

của ông. Nguyễn Tuân cùng với các tác phẩm của mình đã trở thành đề tài
nghiên cứu phong phú của văn học ở mọi góc độ.

2.2.1. Nghiên cứu văn xuôi Nguyễn Tuân ở góc độ từ ngữ
GS Hoàng Nhân trong bài "Có gì chung giữa Nguyễn Tuân và
Andregide?" (Tạp chí Văn học, số 4 - 1998) đã đi sâu tìm hiểu biện pháp so
sánh trong văn Nguyễn Tuân và nhận định "Ông vận dụng một kho từ vựng
phong phú, nhiều biện pháp tu từ như so sánh, tượng trưng, ẩn dụ"[8; tr.12].
Trong khi đó, tài năng ngôn ngữ của Nguyễn Tuân lại được các nhà
nghiên cứu dành cho một sự quan tâm đặc biệt thể hiện qua các bài viết:
"Nhà luyện đan ngôn từ - ông lái đò chữ nghĩa" in trong cuốn "Nguyễn
Tuân - nhà văn và tác phẩm trong nhà trường" của tác giả Nguyễn Quang
Trung chủ yếu bàn về khả năng sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt điêu luyện của
Nguyễn Tuân. Ông khẳng định: "Văn Nguyễn Tuân là thứ ngôn ngữ nóng rẫy
sự sống; cái độc đáo vô song, điểm nổi bật bao trùm xuyên suốt các tác phẩm
của Nguyễn Tuân, xét ở bình diện ngôn ngữ, là lấy sự thay đổi liên tục làm

nét ổn định, luôn luôn mới lạ chính là điều thống nhất ở mỗi dòng, mỗi trang
ông viết"[10; tr.76].
GS. Nguyễn Đăng Mạnh cũng nhận xét về cách sử dụng từ ngữ trong
văn xuôi Nguyễn Tuân như sau: "vốn từ vựng của Nguyễn Tuân thường bộc
lộ đầy đủ "trữ lượng" của nó trong hai trường hợp: một là khi ông tập trung
đi sâu vào một điểm mà mô tả, nhu cầu tránh trùng lặp buộc ông phải tung ra
tất cả những từ đồng nghĩa có trong vốn liếng của mình. Hai là khi có hiện
tượng mới lạ, độc đáo và thú vị đập mạnh vào giác quan nghệ sĩ của ông,
cảm hứng được khơi dậy mãnh liệt - nhiều khi bốc lên say sưa, chếnh choáng

Nguyễn Hà Phương

-7-

K32A Ngữ Văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

- ông bèn quyết ném ra bằng hết vốn từ ngữ của mình để chạy đua với tạo vật
muôn màu muôn vẻ"[7; tr. 300].
2.2.2. Nghiên cứu văn xuôi Nguyễn Tuân ở góc độ diễn đạt
Bài "Người lái đò sông Đà" của tác giả Phan Huy Chú in trong cuốn
"Giảng văn văn học Việt Nam" (Nxb Hà Nội, 2000) bàn về cách hành văn
trong văn Nguyễn Tuân như sau: "Khi miêu tả những con thác vô cùng độc
ác, nham hiểm, câu văn của ông thường mang nhịp điệu dồn dập, kích thích,
nhưng khi ngợi ca con sông Đà gợi cảm, câu văn lại như duỗi hết sức êm ả
nghe như tiếng hát ngân nga"[11; tr.117].

GS. Nguyễn Đăng Mạnh từng nhận xét rằng: "Câu văn Nguyễn Tuân có
nhiều kiểu kiến trúc đa dạng, ông là một nghệ sĩ ngôn từ biết chú trọng tới âm
điệu, nhịp điệu của câu văn xuôi"[7; tr.299]. Câu văn của Nguyễn Tuân "giàu
màu sắc, giàu âm thanh, nhịp điệu hài hòa trầm bổng, khi có nội dung cảm
xúc tương xứng, sẽ trở thành những dòng thơ trữ tình ngân vang trong lòng
người đọc"[7; tr.300]. Chính Nguyễn Tuân cũng thường nói, người làm nghề
viết phải biết tạo ra những câu văn có khớp xương co duỗi nhịp nhàng, chứ
đừng bắt người ta phải đọc của mình những câu tê thấp.
Ngoài ra, văn chương Nguyễn Tuân còn được xem xét ở góc độ Lí luận
văn học, với nhiều đề tài để khai thác, ví dụ như: đặc trưng thể loại tùy bút,
hình tượng tác giả…Tuy nhiên, có thể thấy rằng, các tác giả nghiên cứu đã
nói tới giá trị của cách dùng câu trong văn Nguyễn Tuân nhưng chưa cụ thể rõ
ràng, và chủ yếu mới chỉ chú ý tới cách sử dụng câu của Nguyễn Tuân như
một biện pháp tu từ.
Trên cơ sở những bài nghiên cứu, phê bình của các tác giả trước, chúng
tôi lựa chọn đề tài "Hiệu quả sử dụng của các trường hợp tách câu trong văn
xuôi Nguyễn Tuân" với hi vọng sẽ đưa ra được kết quả thống kê, phân loại,

Nguyễn Hà Phương

-8-

K32A Ngữ Văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

nhận xét bước đầu về mức độ sử dụng và hiệu quả nghệ thuật của các trường

hợp tách câu trong văn xuôi Nguyễn Tuân, dưới góc độ ngữ pháp tiếng Việt.

3. Mục đích nghiên cứu
Đi sâu vào nghiên cứu đề tài "Hiệu quả sử dụng của các trường hợp
tách câu trong văn xuôi Nguyễn Tuân" chúng tôi nhằm đạt những mục đích
sau :
- Khẳng định cụ thể hóa một vấn đề lí thuyết thuộc phạm vi ngôn ngữ.
Đó là vấn đề tách câu và sử dụng nó trong tác phẩm văn xuôi.
- Khảo sát, thống kê, phân loại, phân tích hiệu quả sử dụng của các
trường hợp tách câu nhằm góp phần khẳng định tài năng và phong cách của
nhà văn Nguyễn Tuân.
- Tích lũy những tư liệu cần thiết cho việc học tập, giảng dạy sau này.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tập hợp các vấn đề lí thuyết có liên quan tới đề tài.
- Khảo sát, phân loại miêu tả các trường hợp tách câu thông qua các
ngữ liệu thống kê.
- Phân tích hiệu quả sử dụng của các trường hợp tách câu đó.

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Hiệu quả sử dụng của các trường hợp tách câu trong văn xuôi Nguyễn
Tuân.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Khảo sát 47 tác phẩm văn xuôi (gồm tùy bút và kí) của tác giả Nguyễn
Tuân in trong "Tuyển tập Nguyễn Tuân" Tập 2, Nxb Văn học, Hà Nội, 2005.
Trong tập 2 này có 48 tác phẩm. Riêng tác phẩm "Giăng liềm" là một
bài thơ, không thuộc đối tượng nghiên cứu nên chúng tôi không đưa vào quá
trình khảo sát.


Nguyễn Hà Phương

-9-

K32A Ngữ Văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

6. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài này, chúng tôi đã sử dụng một số
phương pháp nghiên cứu sau:
- Thống kê, phân loại: Người viết đã khảo sát các trường hợp sử dụng
biện pháp tách câu thông qua việc đọc và ghi chép từ 47 tác phẩm tùy bút và
kí của Nguyễn Tuân. Từ những kết quả đã có được, căn cứ vào những tiêu chí
phân loại, người viết đã phân chia các số liệu thống kê thành từng nhóm có
chức năng và vai trò giống nhau.
- Phân tích: Vận dụng những phương pháp phân tích để phân tích hiệu
quả sử dụng của các trường hợp tách câu trong văn xuôi Nguyễn Tuân.
- Đối chiếu, so sánh: Người viết đã sử dụng phương pháp đối chiếu và
so sánh câu tách biệt với các hình thức câu đặc biệt khác để nhấn mạnh đặc
trưng của hình thức tách câu.
- Tổng hợp: Từ những ví dụ đã phân tích, nhận xét, người viết đã tổng
hợp và đưa ra những kết luận khái quát nhất, chung nhất về hiện tượng câu
tách biệt trong văn xuôi Nguyễn Tuân.

7. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu, khóa luận này gồm có 3

chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận
Chương 2: Miêu tả kết quả thống kê
Chương 3: Hiệu quả sử dụng của các trường hợp tách câu trong văn
xuôi Nguyễn Tuân.

Nguyễn Hà Phương

- 10 -

K32A Ngữ Văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1 Một số vấn đề khái quát về câu
1.1.1. Định nghĩa về câu
1.1.1.1. Định nghĩa về câu của tác giả Nguyễn Thị Lương
Trong quá trình giao tiếp hàng ngày, người ta không nói chuyện với
nhau bằng âm vị, âm tiết, hình vị dù đó cũng là những đơn vị ngôn ngữ có
sẵn. Đơn vị nhỏ nhất có thể sử dụng để giao tiếp chính là câu, đơn vị ngôn
ngữ không có sẵn. Có thể thấy được rằng, ở mỗi thời kì, mỗi đối tượng, mỗi
cá nhân có một cách nhìn nhận về câu khác nhau. Một định nghĩa về câu khó
có thể nói hết được đầy đủ đặc điểm của câu mà vẫn đảm bảo tính khái quát,
ngắn gọn. Dựa trên những đặc điểm cơ bản nhất của câu, tác giả Nguyễn Thị
Lương đã lựa chọn định nghĩa về câu như sau :

Câu là đơn vị ngôn ngữ không có sẵn, dùng để biểu thị sự tình, được
tạo nên từ các đơn vị nhỏ hơn theo những quy tắc ngữ pháp nhất định, có
dấu hiệu hình thức riêng, được sử dụng trong giao tiếp nhằm thực hiện
một hành động nói. [6; tr.19]
1.1.1.2. Định nghĩa về câu của tác giả Nguyễn Thị Thìn
Theo tác giả Nguyễn Thị Thìn, trong giao tiếp, muốn người nghe/ đọc
hiểu được ý mình thì người nói/ viết cần viết thành câu hoàn chỉnh. Bởi

Nguyễn Hà Phương

- 11 -

K32A Ngữ Văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

những đơn vị ngôn ngữ nhỏ hơn câu như từ, ngữ chưa có khả năng thông báo
mặc dù chúng có thể dùng để biểu thị một khái niệm hoặc dùng để gọi tên
một sự vật, hiện tượng nào đó. Ngược lại, những đơn vị lớn hơn câu như đoạn
văn, văn bản có nội dung đầy đủ hơn câu nhưng chúng có khả năng phân tách
thành nhiều câu có nội dung hoàn chỉnh, vì vậy chúng chưa phải là đơn vị
ngôn ngữ nhỏ nhất có chức năng thông báo, giao tiếp.
Tác giả đã đưa ra một định nghĩa về câu nhằm chỉ ra đặc trưng quan
trọng nhất giúp ta phân biệt câu với những đơn vị ngôn ngữ khác có cấp độ
trên hoặc dưới câu như sau :
Câu là đơn vị ngôn từ nhỏ nhất có chức năng thông báo nhỏ nhất,
được dùng vào việc giao tiếp hàng ngày. [12; tr.9]

1.1.1.3. Định nghĩa về câu của tác giả Diệp Quang Ban
Để có thể đưa ra một khái niệm về câu một cách hoàn chỉnh và hợp lí,
tác giả Diệp Quang Ban đã nhận xét về câu trên hai phương diện.
Về mặt ngữ pháp, khi so sánh câu với văn bản, câu là đơn vị cấu trúc
ngữ pháp mang nghĩa, văn bản là đơn vị nghĩa có cấu trúc khác nhau.
Về mặt tổ chức nội bộ của câu, câu là một khúc đoạn ngôn ngữ tập
trung chung quanh một vị ngữ (yếu tố trung tâm của câu về ngữ pháp và ngữ
nghĩa), và được dùng để diễn đạt một sự việc.
Từ hai mặt xem xét trên, tác giả đã nêu định nghĩa của câu là :
Câu (câu đơn) là đơn vị lớn nhất của mặt cấu trúc trong tổ chức ngữ
pháp của một ngôn ngữ, được làm thành từ một khúc đoạn ngôn ngữ tập
trung chung quanh một vị ngữ (vị tố), và được dùng để diễn đạt một sự thể
(hay một sự việc). [1; tr.7]
Định nghĩa trên có tính khái quát cao, không phân biệt ngôn ngữ nói và
viết, không phân biệt ngôn ngữ thuộc các loại hình khác nhau, chỉ tính kiểu

Nguyễn Hà Phương

- 12 -

K32A Ngữ Văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

nghĩa rõ nhất và tương đối ổn định trong một câu là nghĩa chỉ sự việc, chưa
tính các kiểu câu khác.
*Nhận xét chung : Như vậy có thể thấy rằng dù cách diễn đạt trong

định nghĩa về câu của các tác giả nghiên cứu có khác nhau thì những định
nghĩa đó cũng đều nhấn mạnh đặc trưng cơ bản của câu, qua đó thể hiện vai
trò của câu trong giao tiếp là cần thiết và rất quan trọng.

1.1.2. Các đặc trưng cơ bản của câu
Để phân biệt câu với các phạm trù khác của ngôn ngữ như : âm tiết,
hình vị, đoạn văn, văn bản, người ta dựa trên những đặc trưng cơ bản của câu.
Trong "Câu tiếng Việt và nội dung dạy - học của câu ở trường phổ thông", tác
giả Nguyễn Thị Thìn đã phân tích đặc trưng của câu trên ba phương diện : nội
dung, hình thức và chức năng.
1.1.2.1. Đặc trưng về nội dung
Câu phải diễn đạt một nội dung trọn vẹn, thống nhất. Nội dung của câu
bao gồm hai thành phần nghĩa cơ bản :
- Thành phần nghĩa phản ánh hiện thực các sự vật sự việc khách quan,
qua đó bộc lộ mối quan hệ của câu với hiện thực được phản ánh trong câu.
Ví dụ:
Trời hôm nay nắng to.
- Thành phần nghĩa tình thái, thể hiện mối quan hệ của người nói đối
với người nghe hoặc đối với hiện thực được nói tới trong câu. Thành phần
nghĩa tình thái có thể thể hiện lập trường thái độ, tình cảm, cảm xúc của người
nói đối với người nghe, đối với điều được nói tới trong câu hoặc thể hiện hành
vi ngôn ngữ ở lời.
Ví dụ:

Nguyễn Hà Phương

- 13 -

K32A Ngữ Văn



Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Trời nắng rồi à?
Câu có thể thể hiện một trong hai nội dung trên nhưng cũng có khi nó
bao gồm cả hai.
Ví dụ:
Trời hôm nay nắng to, thích nhỉ?
Trong ví dụ trên, "Trời hôm nay nắng to" phản ánh một hiện thực về
thời tiết, "thích nhỉ" thể hiện thái độ thích thú của người nói đối với hiện thực
"nắng to".

1.1.2.2 Đặc trưng về hình thức
Hình thức của câu được biểu hiện ở mặt ngữ âm và ngữ pháp.
a) Hình thức ngữ âm
Khi nói, hình thức ngữ âm của câu thể hiện ở ngữ điệu, ở sự lên giọng
hoặc hạ giọng cuối câu và quãng ngừng giọng khi chuyển sang câu khác
nhằm chuẩn bị cho việc kết thúc một câu.
Khi viết, dấu hiệu kết thúc câu khá rõ ràng mặc dù không được phong
phú lắm. Đó là các dấu chấm câu: chấm (.), hỏi chấm (?), chấm cảm (!).
Riêng dấu (...) có thể dùng để ngắt câu này với câu khác, hoặc có thể dùng để
ngắt giữa câu.
b) Hình thức ngữ pháp
Câu được tạo nên từ nhiều thành tố giữ những chức vụ khác nhau trong
câu. Những thành tố này có mối quan hệ qua lại với nhau, phụ thuộc chặt chẽ
với nhau. Chúng khiến cho câu trở thành một cấu trúc hoàn chỉnh và độc lập.
Tính độc lập ấy không phải là biệt lập và nó được thể hiện một cách
tương đối. Khi câu nằm trong một đoạn văn, văn bản thì việc viết đoạn văn,

văn bản sẽ chi phối từng câu được viết ra sao cho giữa các câu có sự liên kết,
thống nhất về chủ đề.
1.1.2.3. Đặc trưng về chức năng

Nguyễn Hà Phương

- 14 -

K32A Ngữ Văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Sau khi thống nhất về mặt nội dung và hoàn chỉnh về hình thức, câu sẽ
thực hiện những sứ mệnh của mình, những chức năng vốn có của câu. Một số
chức năng của câu như sau:
a) Chức năng giao tiếp
Câu là đơn vị ngôn từ nhỏ nhất có thể dùng trong việc giao tiếp. Người
ta không chỉ dùng câu để thông báo nội dung được nói đến trong câu mà còn
thực hiện nhiều hành vi giao tiếp khác nữa.
Ví dụ:
Người Việt Nam có thói quen, gặp nhau ở ngoài đường, thay cho lời
chào, thường đưa ra một câu hỏi: "Bác đi đâu đấy ạ?". Câu hỏi này không bắt
buộc phải trả lời, người đối thoại có thể chỉ cần đáp lại rằng: "ừ!"
b) Chức năng biểu thị phán đoán
Câu là hình thức ngôn ngữ biểu thị phán đoán. Mọi phán đoán đều có
thể được biểu thị bằng câu. Phán đoán là một hình thức của tư duy nhằm phản
ánh hiện thực khách quan, bao gồm phán đoán đơn và phán đoán phức.

Phán đoán đơn là sự liên hệ giữa khái niệm về đối tượng được phản ánh
với một khái niệm về thuộc tính đặc điểm của đối tượng đó. Phán đoán đơn
thường được biểu thị bằng câu đơn hai thành phần chính. Cũng có câu đơn chỉ
gồm một thành phần chính biểu thị khái niệm về đối tượng còn khái niệm
thuộc tính của đối tượng phải dựa vào hoàn cảnh giao tiếp mới xác định được.
Phán đoán phức là phán đoán được liên kết từ hai hay nhiều phán đoán
đơn.
Cần lưu ý rằng mọi phán đoán đều được biểu thị bằng câu nhưng không
phải câu nào cũng thể hiện chức năng phán đoán.
Ví dụ:
(1) Trời ơi!
(2) ứ!
Câu (1) thể hiện hành vi cảm thán.

Nguyễn Hà Phương

- 15 -

K32A Ngữ Văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Câu (2) thể hiện hành vi không đồng ý, không chấp thuận.
Ngoài hai chức năng trên, câu còn thể hiện nhiều chức năng đặc trưng
khác nữa.
1.1.3. Các thành phần của câu
1.1.3.1. Thành phần chính của câu

a) Chủ ngữ
Chủ ngữ là một trong hai thành phần chính của câu, nêu lên đối tượng
mà nội dung thông báo của nó được nói tới ở vị ngữ, có mối quan hệ qua lại
với vị ngữ. Chủ ngữ có thể được cấu tạo bởi một từ hoặc một cụm từ.
Ví dụ:
(1) Tôi yêu quê hương tôi.
(2) Hút thuốc lá, uống rượu bia nhiều là những thói quen không tốt.
Câu (1) có chủ ngữ là một từ.
Câu (2) có chủ ngữ là một cụm động từ.
Chủ ngữ thường đứng trước vị ngữ. Tuy nhiên trong một số trường hợp
vị ngữ lại được đảo lên trước chủ ngữ.
Ví dụ:
Đau đớn thay phận đàn bà.
(Nguyễn Du)
b) Vị ngữ
Vị ngữ là một trong hai thành phần chính của câu, nêu lên nội dung
thông báo của đối tượng nói ở chủ ngữ, có mối quan hệ qua lại với chủ ngữ.
Ví dụ:
(1) Em bé khóc.
(2) Cái giường chân bị gãy.
Câu (1) vị ngữ là một động từ.
Câu (2) vị ngữ là một kết cấu chủ vị.

Nguyễn Hà Phương

- 16 -

K32A Ngữ Văn



Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Vị ngữ thường đứng ngay sau chủ ngữ, giữa vị ngữ và chủ ngữ không
ngăn cách bằng dấu phẩy hay liên từ nào.
1.1.3.2. Thành phần phụ của câu
a) Trạng ngữ
Trạng ngữ là thành phần phụ của câu bổ sung ý nghĩa về hoàn cảnh,
thời gian, không gian, địa điểm cho các sự kiện ở nòng cốt câu. Trạng ngữ
thường ngăn cách với câu bằng dấu phẩy, bắt đầu bằng quan hệ từ vì, do, bởi,
trên, dưới,...
Ví dụ:
Mùa xuân, cây cối trăm hoa đua nở.
b) Đề ngữ
Đề ngữ là thành phần phụ của câu nêu lên chủ đề của câu nói. Nó có
mối quan hệ chính phụ với nòng cốt câu, và có vị trí đặc thù đứng ở đầu câu.
Ví dụ:
Nhà, bà ấy có hàng dãy ở khắp các phố huyện. Ruộng, bà ấy có hàng
trăm mẫu ở nhà quê.
(Nguyễn Công Hoan)
c) Vị ngữ phụ
Vị ngữ phụ là thành phần tương ứng vị ngữ được đẩy lên trước, bổ
sung ý nghĩa cho nòng cốt câu: ý nghĩa về sự kiện. Nó có thể kết hợp với chủ
ngữ để tạo thành một câu trọn vẹn trong trường hợp vắng vị ngữ chính.
Ví dụ:
Tay xách nón, chị Dậu rón rén bước lên thềm nhà.
(Ngô Tất Tố)
1.1.3.3. Thành phần phụ của từ
a) Bổ ngữ

Bổ ngữ là thành phần phụ của từ bổ sung ý nghĩa cho động từ hoặc tình từ
trong câu. Nó có thể đứng sau hoặc trước động từ hoặc tính từ mà nó bổ nghĩa.

Nguyễn Hà Phương

- 17 -

K32A Ngữ Văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Ví dụ:
Nó xây nhà.
Nhà là bổ ngữ chỉ vật được tạo tác, bổ sung ý nghĩa cho xây.
b) Định ngữ
Định ngữ là thành phần phụ của từ bổ sung ý nghĩa cho danh từ.
Ví dụ:
Cái bàn màu xanh là của tôi.
Màu xanh là định ngữ chỉ màu sắc, bổ sung ý nghĩa cho bàn.
c) Giải ngữ của từ
Giải ngữ của từ là thành phần phụ dùng để thuyết minh thêm nội dung
hay giải thích, bổ sung thêm khía cạnh nào đó cho từ mà nó phụ thuộc về
nghĩa.
Ví dụ:
Rồi bà cười ha hả, cái cười ích kỉ, vơ vào.
(Nguyễn Công Hoan)
1.1.3.4. Thành phần biệt lập của câu

a) Tình thái ngữ
Tình thái ngữ là thành phần biệt lập, được dùng trong câu để bổ sung ý
nghĩa về mặt cảm xúc, thái độ, về sự đánh giá của người nói đối với người
nghe hoặc đối với nội dung được nói tới trong câu. Tình thái ngữ có vị trí khá
linh hoạt trong câu.
Ví dụ:
Chính mắt tôi nhìn thấy nó.
Trời đang mưa kia à!
Chính thể hiện thái độ khẳng định, chắc chắn còn kia à! thể hiện thái độ
ngạc nhiên.
b) Hô ngữ

Nguyễn Hà Phương

- 18 -

K32A Ngữ Văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Hô ngữ là thành phần biệt lập dùng thêm trong câu để gọi hoặc đáp.
Đây là dấu hiệu cho người nghe chú ý tới giao tiếp. Phần gọi có nhiệm vụ
thiết lập quan hệ giao tiếp, thu hút chú ý của người nghe. Phần đáp thể hiện
tín hiệu phản hồi, chứng tỏ người nghe chịu cộng tác với người nói.
Ví dụ:
Lan ơi, đợi tớ với!
Dạ, con nhớ rồi!

Hô ngữ ngoài chức năng gọi đáp còn thể hiện mối quan hệ tình cảm
giữa những người tham gia giao tiếp.
c) Phụ chú ngữ (giải ngữ của câu)
Phụ chú ngữ là bộ phận chêm xen, nằm ngoài cấu trúc cú pháp của câu,
dùng để chú giải thêm một khía cạnh nào đó có liên quan đến sự tình nêu
trong câu, giúp người nghe/ đọc hiểu rõ hơn về nội dung của câu hay dụng ý
của người chú giải.
Ví dụ:
Cô gái nhà bên (có ai ngờ)
Cũng vào du kích
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi)…
(Giang Nam)
d) Liên ngữ
Liên ngữ là thành phần biệt lập được dùng thêm trong câu để nối câu
chứa nó với những câu khác.
Ví dụ:
Hồ Chủ tịch thường nói: không có cái gì dễ mà cũng không có cái gì
khó. Nghĩa là, có dễ đi nữa thì cũng phải phấn đấu mới thành công, còn khó
đến mấy mà quyết tâm phấn đấu, phấn đấu có phương pháp, có kế hoạch thì
cũng thắng lợi.

Nguyễn Hà Phương

- 19 -

K32A Ngữ Văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp
(Phạm Văn Đồng)

1.1.4. Các kiểu cấu tạo ngữ pháp của câu
1.1.4.1. Tiêu chí phân loại
Có nhiều cách phân loại câu. Tùy theo tiêu chí của mỗi tác giả nghiên
cứu mà câu được phân thành nhiều loại khác nhau. Ở đây chúng tôi sử dụng
cách phân loại câu của GS.TS Diệp Quang Ban để có được tính hệ thống và
nhất quán khi nghiên cứu về vấn đề tách câu trong các trường hợp câu được
phân loại.
Sự phân loại câu của tác giả Diệp Quang Ban gồm :
- Mặt cấu tạo về ngữ pháp cơ bản của câu.
- Mặt tác dụng giao tiếp cơ bản hay mục đích nói của câu.
- Mặt cấu tạo dạng phủ định của câu.
Ở đây chúng ta chỉ bàn đến cách phân loại về mặt ngữ pháp, tức là sự
phân loại dựa đồng thời vào hình thức biểu hiện và nội dung khái quát được
biểu hiện. Sự phân loại này, mặt khác cũng căn cứ trước hết vào câu ở vị trí
cô lập, không đặt nó vào trong tổ chức lớn hơn, không tính đến tác dụng của
yếu tố bên ngoài bản thân nó.
Như vậy, câu sẽ được phân loại thành: câu đơn và câu ghép. Và trong
mỗi loại câu lại được chia nhỏ thành nhiều loại câu khác nữa.
1.1.4.2. Kết quả phân loại
a) Câu đơn
a.1. Khái niệm:
Câu đơn là câu chỉ có một nòng cốt câu.
Ví dụ:
Một con hải âu bay ngang, là là nhịp cánh.
(Nguyễn Tuân)
CN: một con hải âu.


Nguyễn Hà Phương

- 20 -

K32A Ngữ Văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

VN : bay ngang, là là nhịp cánh.
a.2. Phân loại câu đơn
- Câu đơn hai thành phần.
- Câu đơn đặc biệt.
- Câu đơn mở rộng nòng cốt câu : thành phần phụ của câu.
- Câu đơn mở rộng thành phần câu : thành phần phụ của từ.
- Câu dưới bậc.
b) Câu ghép
b.1. Khái niệm câu ghép
Câu ghép là câu có từ 2 cụm C- V trở lên. Các cụm C - V ấy không bao
nhau song chúng lại có ý nghĩa quan hệ chặt chẽ về mặt ngữ pháp.
Ví dụ 1:
Xe dừng lại rồi một chiếc xe khác đến đỗ bên cạnh.
CN 1: Xe.
VN 1: dừng lại.
CN 2: một chiếc xe khác.
VN 2: đến đỗ bên cạnh.


Ví dụ 2:
Vì tên Dậu là thân nhân của hắn, cho nên chúng con bắt nộp thay.
(Ngô Tất Tố)
CN 1: tên Dậu.
VN 1: là thân nhân của hắn.
CN 2: chúng con.
VN 2: bắt nộp thay.
b.2. Phân loại câu ghép
- Câu ghép đẳng lập .

Nguyễn Hà Phương

- 21 -

K32A Ngữ Văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

- Câu ghép chính phụ.
- Câu ghép qua lại.
- Câu ghép chuỗi.

1.2. Hiện tượng tách câu
1.2.1. Khái niệm
Trong phần lịch sử vấn đề nghiên cứu hiện tượng tách câu ở lĩnh vực
ngôn ngữ, chúng tôi đã đưa ra định nghĩa của nhiều tác giả về tách câu. Mỗi
định nghĩa lại thể hiện một phương diện nào đó trong đặc điểm của hiện

tượng tách câu. Tổng hợp những ý kiến đó, chúng tôi xin đưa ra nhận xét
chung như sau:
Tách câu là tách bộ phận của câu thống nhất ra thành một câu độc lập
nhằm biểu đạt, nhấn mạnh hoặc khẳng định một nội dung thông tin nào đó.
Sự nảy sinh ra tách biệt là do ảnh hưởng của cú pháp lời thoại nói hội
thoại tác động vào lời nói văn hóa. Trong lời nói miệng, tính chất trực tiếp của
giao tiếp đã làm mất khả năng suy nghĩ trước, và vì vậy lời nói miệng mang
đặc điểm là có những sự đi chệch chuẩn ngữ pháp, có những chỗ lược bỏ,
những chỗ lặp, những chỗ tách biệt về mặt ngữ điệu ra những đơn vị riêng lẻ,
những chỗ bổ sung về mặt liên tưởng những nhân tố và ý tưởng mới.
Khi tách câu, câu được hiện thực hóa đầy đủ về cấu trúc nhưng bị tách
ra thành hai hay nhiều bộ phận. Bộ phận tách biệt được tạo nên bởi một thành
phần câu đã được tách ra khỏi nòng cốt câu, hoặc bởi các phần nòng cốt đã bị
tách ra, bộ phận còn lại là bộ phận xuất phát hay bộ phận trung tâm.
1.2.2. Các hiện tượng tách câu
1.2.2.1. Hiện tượng tách câu trong câu đơn
a) Khái niệm:
Tách câu trong câu đơn tức là tách một bộ phận của câu đơn thành một
câu độc lập nhằm biểu đạt một nội dung thông tin nào đó. Câu được tách biệt

Nguyễn Hà Phương

- 22 -

K32A Ngữ Văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp


thực chất là câu thuộc câu đơn hai thành phần nhưng vắng mặt một bộ phận
chính hoặc cả hai bộ phận chính của câu.
Trước đây các sách ngữ pháp thường gọi những "câu" như vậy là
những câu đơn có thành phần bị tỉnh lược. Một số ví dụ:
Tôi nghĩ đến sức mạnh của thơ. Chức năng và vinh dự của thơ .
( Phạm Hổ)
Nói xong, anh ta vùng đứng lên, giơ tay chào mọi người rồi đi ra cửa.
Mọi người nhìn theo anh ta. Im lặng.
( Nguyễn Thị Ngọc Tú)
Đứng bên trong câu mà nhìn thì có thể gọi đó là những câu có thành
phần tỉnh lược, thậm chí là những câu "què", câu "cụt". Nhưng có thể thấy,
những "câu" kiểu này không có đời sống tự lập, chúng chỉ xuất hiện được nhờ
bám vào những câu lân cận hữu quan. Vì vậy phải đứng trong tổ chức lớn hơn
câu mà nhìn nhận chúng. Ở góc nhìn này, rõ ràng phần lớn chúng là những bộ
phận bổ sung cho câu hữu quan. Việc phục hồi bộ phận đã được tỉnh lược
nhìn chung, cũng tức là lặp thừa phần tương ứng nằm ở câu lân cận hữu quan,
nhất là đối với những câu tỉnh lược cả chủ ngữ lẫn vị ngữ.
Trong văn viết có tính nghệ thuật, cái được gọi là câu tỉnh lược thực ra
là phần bổ sung một cách có nghệ thuật vào câu đứng gần nó hơn là trong nó
bị tỉnh lược đi cái phần lẽ ra nó phải có. Cho nên không phải ngẫu nhiên mà
nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ học văn bản đã quan tâm tới hiện tượng này
và không muốn gọi nó là câu tỉnh lược nữa mà gọi là "ngữ trực thuộc" (Trần
Ngọc Thêm), hoặc "câu dưới bậc" (Diệp Quang Ban, 1987). Cần hiểu nó cũng
là "câu" do có dấu chấm câu ở hai đầu, nhưng chưa đủ tư cách là một câu.
b) Phân loại
b.1. Câu tách ra tương đương với thành phần nòng cốt câu
b.2. Câu tách ra tương đương với thành phần phụ của câu

Nguyễn Hà Phương


- 23 -

K32A Ngữ Văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

b.3. Câu tách ra tương đương với thành phần phụ của từ
b.4. Câu tách ra tương đương với thành phần biệt lập của câu
1.2.2.2. Hiện tượng tách câu trong câu ghép
a) Khái niệm: Tách câu trong câu ghép tức là tách bộ phận của câu
ghép hoặc tách vế của câu ghép thành một câu độc lập nhằm biểu đạt một nội
dung thông tin nào đó.
Theo GS. TS Diệp Quang Ban câu ghép có khả năng tách vế thành câu
riêng. Đối với câu ghép đẳng lập và câu ghép chuỗi, việc tách câu không gặp
trở ngại gì nhiều, bởi chính sự độc lập giữa các vế của câu ghép, vấn đề là
hiệu quả sử dụng và những giá trị tu từ sau khi tách nó ra. Còn đối với câu
ghép chính phụ và câu ghép qua lại, giữa các vế có mối quan hệ phụ thuộc về
mặt ngữ nghĩa và có sự liên kết bởi các phụ từ nên khi tách vế cần chú ý tới
những quy tắc khá chặt chẽ. Khi đặt vấn đề về khả năng tách câu của các
trường hợp câu ghép, GS.TS Diệp Quang Ban đã đưa ra những cơ sở để có
thể tách các câu ghép thành các vế độc lập mà vẫn giữ được nội giá trị nghệ
thuật cần truyền tải.
Chính vì vậy tác giả đã phân biệt 2 đối tượng cần xem xét có mối quan
hệ ít nhiều với nhau:
- Khả năng tách một vế của câu ghép thành câu riêng (về cấu tạo, vẫn
còn giữ lại các dấu hiệu cho thấy nó vốn là một vế của câu ghép được tách

ra).
- Khả năng sử dụng một câu riêng có cấu tạo (dấu hiệu hình thức)
tương tự một vế của câu ghép, nhưng không tìm thấy được một cách hiển
nhiên vế kia (vế có quan hệ trực tiếp với nó).
* Đối với câu ghép đẳng lập thì thật khó xác định đó là các vế của câu
ghép được tách ra hay đó vốn chỉ là những câu riêng được liên kết lại với

Nguyễn Hà Phương

- 24 -

K32A Ngữ Văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

nhau bằng các kết từ bình đẳng và các phụ từ. Ở đây ta có hiện tượng thuộc
đối tượng xem xét thứ hai.
Ví dụ:
Đến khi thị hiểu ra, thị cười rũ rượi. Câm cũng cười.
(Nam Cao)
* Với trường hợp tách câu từ câu ghép chính phụ thì cần tuân theo
những quy tắc khá chặt chẽ. Câu ghép chính phụ có bốn kiểu nhỏ và chúng
được gọi tên theo các mối quan hệ giữa hai vế. Nếu ở vế đầu có chứa kết từ
(những từ liên kết hai vế) thì không thể tách chúng thành hai câu riêng.
Ví dụ :
Nếu cụ chỉ cho con một đồng, thì còn hơn một đồng nữa chúng con biết
chạy vào đâu được.

(Ngô Tất Tố)
Câu ghép chính phụ chỉ quan hệ giả thiết - kết quả không thể tách
thành:
Nếu cụ chỉ cho con một đồng. Thì còn hơn một đồng nữa chúng con
biết chạy vào đâu cho được.
Điều kiện để tách câu ghép chính phụ :
- Trật tự các vế là: vế 2 - vế 1
- Kết từ của vế chính (vế 2) phải bị xóa.
- Sau khi biến đổi ta sẽ có những dạng câu mới sau:
+ Sự kiện - nguyên nhân
+ Sự kiện - giả thiết
+ Sự kiện - nhượng bộ
+ Sự kiện - mục đích
* Với những trường hợp tách câu của câu ghép qua lại, việc tách các vế
của câu khá khó bởi trật tự các vế trong kiểu câu ghép này nhìn chung không

Nguyễn Hà Phương

- 25 -

K32A Ngữ Văn


×