Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Kết cấu nghệ thuật thơ chữ hán nguyễn du (qua tập bắc hành tạp lục)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.28 KB, 50 trang )

Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Theo dòng lịch sử, tác phẩm văn chương luôn chịu sự thử thách
khắc nghiệt của thời gian. Nhiều tác phẩm văn chương đã rơi vào lãng quên.
Dường như ngược với quy luật ấy, những tác giả, tác phẩm tiêu biểu lại không
ngừng được tìm hiểu bàn luận qua các thời kỳ lịch sử.
Đã hơn hai thế kỷ trôi qua, thơ Nguyễn Du luôn là đỉnh cao của tiếng
nói nhân văn đồng hành với mọi thăng trầm lịch sử với đời sống tinh thần dân tộc.
Nếu như Truyện Kiều là món ăn tinh thần, là niềm tự hào của dân tộc
Việt Nam thì Thơ chữ Hán Nguyễn Du được xem là những áng văn chương
nghệ thuật trác tuyệt, ẩn chứa một tiềm năng vô tận về nghĩa. Nó mới lạ và
độc đáo trong một nghìn năm thơ chữ Hán của ông cha đã đành mà cũng độc
đáo so với thơ chữ Hán của Trung Quốc nữa(1).
1.2. Nghiên cứu, tìm hiểu Thơ chữ Hán Nguyễn Du giúp ta phần nào
hiểu về con người và những tâm sự thầm kín của ông là nguyện vọng thiết tha
của những kẻ hậu sinh. Tuy nhiên, cho tới nay hầu hết các công trình nghiên
cứu về Thơ chữ Hán Nguyễn Du mới chỉ dừng lại ở việc xem xét tác phẩm
trên phương diện nội dung là chính, giá trị nghệ thuật của tác phẩm chưa được
quan tâm như một phương diện quan trọng làm nên giá trị vĩnh cửu của tác
phẩm văn chương.
Lựa chọn đề tài Kết cấu nghệ thuật Thơ chữ Hán Nguyễn Du (qua tập
Bắc Hành tạp lục), chúng tôi có một hướng tiếp cận mới về tác phẩm ở
phương diện kết cấu. Qua đó giúp bạn đọc hiểu hơn về tài năng nghệ thuật của
đại thi hào dân tộc Nguyễn Du.
(1)

Mai Quốc Liên. Lời nói đầu cuốn Nguyễn Du toàn tập tập 1, Nxb Văn học, H, 1996.

5



Nguyễn Du là một tác gia văn học được chọn dạy trong chương trình
ngữ văn Trung học phổ thông. Việc lựa chọn đề tài này sẽ giúp chúng tôi rất
nhiều trong việc tìm hiểu về con người, tài năng nghệ thuật cũng như tư tưởng
của nhà thơ. Những hiểu biết ấy sẽ giúp chúng tôi làm chủ được chương trình
giảng dạy của mình với tư cách là một giáo viên dạy học ngữ văn trong tương lai.
2. Lịch sử vấn đề
Thơ chữ Hán Nguyễn Du là những trang thơ ghi dấu trung thành những
sự kiện trong suốt cuộc đời thăng trầm của nhà thơ, là tiếng nói trữ tình, tiếng
nói nhân văn giữa một thời tao loan, tiếng nói khắc khoải tìm về ý nghĩa đích
thực của cuộc sống con người(1), là cái nhìn đến tận cùng những nhân cách
lịch sử và cũng là những chiêm nghiệm, tâm sự thầm kín được nung đúc từ
bao sóng gió dữ dội của thời đại.
Nghiên cứu về Kết cấu nghệ thuật Thơ chữ Hán Nguyễn Du được khá
nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Tuy nhiên, hầu hết các công trình đã được
công bố thường dừng lại ở việc tiếp cận thế giới nhân vật, xa hơn nữa, là khảo
sát vấn đề thời gian và không gian nghệ thuật trong Thơ chữ Hán Nguyễn Du.
Vấn đề kết cấu nghệ thuật trong Thơ chữ Hán Nguyễn Du vẫn chưa được
nghiên cứu thành hệ thống như là một yếu tố quan trọng tạo nên thành công
và sức sống của tác phẩm.
Tuy vậy, những công trình nghiên cứu của những tác giả đi trước đã gợi
mở, định hướng, tạo tiền đề quan trọng để chúng tôi thực hiện đề tài này.
Phần Lịch sử vấn đề, chúng tôi trích một số nhận xét tiêu biểu sau
đây liên quan đến đề tài:
- Trong bài viết Nguyễn Du và thế giới nhân vật của ông trong thơ chữ
Hán, (Tạp chí Văn học, tháng 11 năm 1966), tác giả Nguyễn Huệ Chi đã có
(1)

Nguyễn Hữu Sơn. Thơ. Số 26, tháng 12.2005, tr.7.

6



những phát hiện độc đáo. Ông tìm thấy trong thơ chữ Hán Nguyễn Du luôn
luôn vang lên những âm thanh, bừng lên màu sắc của cuộc sống, hằn lên
đường nét sắc cạnh của bức tranh hiện thực cuộc sống. Mặt khác, đứng về kết
cấu hình tượng thơ, Nguyễn Huệ Chi cho rằng trong thơ chữ Hán Nguyễn Du
các hình tượng nhân vật cứ xuất hiện theo các thế song song, tương phản
thành từng cặp không tách rời.
- Trong lời nói đầu cuốn Nguyễn Du toàn tập, (Tập I, Nxb Văn học, H,
1996), Mai Quốc Liên đã khẳng định Nguyễn Du đạt đến sự thành thục sâu
sắc trong việc viết những câu thơ chữ Hán của chính mình. Vì vậy, thơ
Nguyễn Du vẫn tuân thủ luật Đường, vẫn mang tất cả những đặc điểm của thơ
Đường như sự tiết kiệm tối đa các phương tiện biểu đạt, nhưng lại tạo ra một
trường liên tưởng đầy đủ (sự tỉnh lược đại danh từ, giới từ, trạng từ, những so
sánh và động từ... và vận dụng những điệu, vần, đối, điệu thức và hiệu quả âm
nhạc). Nguyễn Du không giống bất cứ một nhà thơ Đường nào khác (...). Có lẽ
đó là nhờ Nguyễn Du đã biết rằng Linh văn bất tại ngôn ngữ khoa (Văn
thiêng không phải ở ngôn ngữ).
- Lê Thu Yến qua hai bài viết: Thời gian nghệ thuật trong Thơ chữ Hán
Nguyễn Du và Không gian nghệ thuật trong Thơ chữ Hán Nguyễn Du (Tạp
chí Văn học số 4 năm 1999 và số 9 năm 2000) đã chỉ ra dấu tích của con
người cá nhân Nguyễn Du với những bứt phá vượt thời đại luôn mang tâm
trạng quan hoàn, nuối tiếc, u ất (...) nổi bật giữa dòng thời gian đang trôi.
Tiếp thu, kế thừa những thành tựu nghiên cứu các bậc tiền bối đi trước,
chúng tôi mạnh dạn thực hiện đề tài Kết cấu nghệ thuật Thơ chữ Hán Nguyễn
Du (qua tập Bắc hành tạp lục). Qua việc nghiên cứu này, chúng tôi mong
muốn sẽ bổ sung thêm một hướng tiếp cận tác phẩm mới từ phương diện kết
cấu góp phần khẳng định tài năng nghệ thuật của Nguyễn Du.

7



3. Phạm vi - mục đích nghiên cứu
3.1. Phạm vi nghiên cứu
a) Về tư liệu
Thơ chữ Hán Nguyễn Du có số lượng tác phẩm nhiều (249 bài), được
chia thành ba tập thơ Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm và Bắc hành
tạp lục. Do thời gian nghiên cứu, do khuôn khổ đề tài, để giải quyết vấn đề mà
bài viết đặt ra chúng tôi giới hạn phạm vi khảo sát, nghiên cứu của mình qua
tập thơ Bắc hành tạp lục.
Sở dĩ chúng tôi chọn tập thơ này để khảo sát bởi đây là tập thơ được
Nguyễn Du viết trong thời gian ông đi sứ Trung Quốc. Tập thơ gồm 131 bài
chiếm 52,6% thơ chữ Hán Nguyễn Du. Nếu như Thanh Hiên thi tập và Nam
trung tạp ngâm biểu hiện một tâm trạng buồn đau day dứt của cá nhân thi sĩ,
thì trong Bắc hành tạp lục, những đặc sắc về tư tưởng, tình cảm đã được thể
hiện một cách rõ ràng. Qua đó, người đọc nhận ra một Nguyễn Du với những
quan sát tinh tế, những suy nghĩ kiến giải độc đáo, những đánh giá giàu sức
nặng. Con người Nguyễn Du trước khi đi sứ vẫn thường than thở tiếu đề tuẫn
tục. Ông phải chiều theo đời, cả tiếng cười, tiếng khóc cũng không được tự
do. Đi sứ, nhà thơ được tự do viết, tự do nói, bởi vậy văn khí trong Bắc hành
tạp lục khảng khái, hùng tráng có tính đấu tranh mạnh và có giá trị hiện thực
cao, có sức sống mãnh liệt.
b) Về phạm vi nghiên cứu
Từ thực tế khảo sát, đề tài của chúng tôi nghiên cứu Kết cấu nghệ thuật
Thơ chữ Hán Nguyễn Du (qua tập Bắc hành tạp lục).
3.2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở thống kê, phân loại, phân tích, so sánh đề tài hướng tới các
mục đích sau:

8



- Góp phần nghiên cứu một cách hệ thống, cụ thể vấn đề Kết cấu nghệ
thuật Thơ chữ Hán Nguyễn Du (qua tập Bắc hành tạp lục). Từ đó hiểu hơn đề
tài năng nghệ thuật kiệt xuất của ông.
- Góp phần lý giải tư tưởng của Nguyễn Du và tấm lòng nhân đạo của
nhà thơ đối với nhiều loại người bất hạnh.
- Góp phần phục vụ cho việc giảng dạy về tác gia Nguyễn Du trong nhà
trường phổ thông sau này.

4. Phương pháp nghiên cứu
Từ cơ sở thực thi đề tài, chúng tôi chủ yếu sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau:
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp hệ thống
- Cùng sự kết hợp với các thao tác khác như phân tích, bình giảng.

9


Nội dung
Chương 1
Khái quát về tác giả và tác phẩm
Thơ chữ Hán Nguyễn Du
1.1. Tác giả Nguyễn Du
1.1.1. Hoàn cảnh lịch sử - xã hội
Nguyễn Du (1765-1820) là nhân chứng của thời đại với nhiều biến
động dữ dội.
Đó là sự phá sản của ý thức hệ phong kiến với sự thoắt còn, thoắt biến
của các ngai vàng bệ ngọc.

Cuộc sống nhân dân điêu đứng, khổ cực.
Sự trỗi dậy mãnh liệt của phong trào nông dân khởi nghĩa.
Lịch sử Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX là giai
đoạn thể hiện sự phá sản của ý thức hệ phong kiến chính thống (Nho giáo).
Nguyên tắc đạo lý Thiên vô nhị nhật, quốc vô nhị quân (trên trời không thể
có hai mặt trời, trong một nước không thể có hai vua) của chế độ phong kiến
trung ương tập quyền bị phá vỡ. Những cuộc tranh giành quyền lực của các
tập đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn, Lê - Trịnh, Trịnh Tông - Trịnh Cán làm
cho thế cuộc rối ren với những điều trông thấy mà đau đớn lòng. Năm 1788
người anh hùng áo vải Tây Sơn - Nguyễn Huệ đã lãnh đạo nhân dân làm cuộc
khởi nghĩa lật đổ các tập đoàn phong kiến thống nhất đất nước. Cuộc khởi
nghĩa thổi vào thời đại luồng sinh khí mới, đó là trào lưu tư tưởng dân chủ và
nhân đạo chủ nghĩa, đem tới cho các nghệ sĩ cái nhìn mới mẻ, tiến bộ về lịch
sử xã hội. Tuy nhiên, ánh hào quang chói ngời ấy nhanh chóng vụt tắt khi
Quang Trung qua đời. Nguyễn ánh lật đổ nhà Tây Sơn, lên ngôi hoàng đế
năm 1802 lập ra nhà Nguyễn, lấy hiệu là Gia Long.

10


Như vậy chỉ trong một giai đoạn lịch sử ngắn ngủi, cả bốn tập đoàn
phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê, Tây Sơn lần lượt sụp đổ. Những biến thiên lịch
sử ấy tạo cảm hứng chung về một thời đại, tang thương dâu bể.
Cùng với sự phá sản của ý thức hệ phong kiến là sự băng hoại của
những giá trị đạo đức truyền thống. Những nguyên tắc đạo đức, vốn được xem
như những khuôn vàng thước ngọc của xã hội phong kiến bị rối tung từ nơi
cung vua, phủ chúa. Những tam cương ngũ thường của Nho giáo chính thống
bị đặt bên bờ vực của sự suy vong, chỉ còn lại trong xã hội những hiện thực
nghiệt ngã, tôi giết vua, con phản cha, anh em hại nhau. Tất cả chỉ vì sức hấp
dẫn của quyền lực.

Những cuộc thay thầy, đổi chủ đã khiến cho những danh sĩ, những tài
năng đương thời rơi vào khủng hoảng niềm tin nơi minh chúa. Họ xa lánh con
đường công danh chọn cho mình con đường độc thiện kỳ thân hoặc mang
tâm trạng u hoài, chán chường, bất đắc chí.
Sự thối nát của chế độ phong kiến đã làm cho đời sống nhân dân đói
khổ, lầm than. Phải chịu ách thuế khoá nặng nề, lại thêm thiên tai, lụt lội,
bệnh dịch hoành hành, khiến cho người dân chết đầy đường, người nghèo phải
bỏ làng đi phiêu tán khắp nơi.
Chính cuộc sống khốn khổ, cơ cực ấy đã khắc sâu mâu thuẫn giữa giai
cấp thống trị và nhân dân lao động. Hàng loạt các cuộc khởi nghĩa của nông
dân nổ ra ở khắp nơi. Có thể xem giai đoạn lịch sử này là thế kỷ nông dân
khởi nghĩa. Khí thế, sức mạnh của thế kỷ nông dân khởi nghĩa được hội tụ,
kết tinh ở cuộc khởi nghĩa Tây Sơn. Nguyễn Huệ bằng tài năng kiệt xuất của
mình đã quét sạch ba tập đoàn phong kiến trong nước (Nguyễn - Trịnh - Lê),
đánh tan quân xâm lược Xiêm (1785) và quân Thanh (1788 - 1789) thống nhất
đất nước lập nên nhà Tây Sơn.
Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn thắng lợi có ý nghĩa lớn lao. Lần đầu tiên
trong lịch sử, sức mạnh tinh thần và lực lượng vật chất của quần chúng nhân

11


dân được kết tinh và biểu hiện đẹp đẽ, trọn vẹn trên cả hai bình diện: đấu tranh
giai cấp và đấu tranh chống ngoại xâm. Dù cho ánh hào quang không tồn tại
được bao lâu, song cuộc khởi nghĩa vẫn để lại những dư âm vang dội, tạo nên
ảnh hưởng sâu xa đến diễn biến lịch sử và trạng thái tư tưởng của thời đại.
Khởi nghĩa nhân dân là tiền đề tạo nên trào lưu tư tưởng dân chủ trong xã hội,
cơ sở của chủ nghĩa nhân văn cao đẹp trong sáng tác văn chương, tác động
mạnh mẽ tới thế giới quan của nghệ sĩ đương thời.
1.1.2. Gia thế và bản thân

Sự sụp đổ không gì cứu vãn nổi của các triều đại, vua Lê, chúa Trịnh
cùng vận mệnh rạng rỡ, ngắn ngủi của triều đại Tây Sơn và công cuộc phục
hưng của nhà Nguyễn đã ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc đời nhà thơ.
Nguyễn Du tự là Tố Như hiệu là Thanh Hiên sinh tại phường Bích Câu,
Thăng Long, là con thứ bảy trong một gia đình có 21 người con. Cha Nguyễn
Du là Nguyễn Nghiễm (1708 - 1775), tự là Hy Di, hiệu là Nghi Hiên, biệt hiệu
Hồng Ngư cư sĩ. Ông là quan chức, sử gia, nhà thơ. Quê tổ ở làng Canh
Hoạch, huyện Thanh Oai, Trấn Sơn Nam (nay thuộc Hà Tây). Sau này dời vào
làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Mẹ là Trần Thị Tần (17401778), quê ở làng Hoa Thiều, xã Minh Đạo, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
Nguyễn Du xuất thân trong một gia đình danh gia vọng tộc, thế phiệt
trâm anh đệ nhất lúc bấy giờ. Dòng họ đại quý tộc này có nhiều người làm
quan bằng con đường khoa bảng (cha, anh và bác ruột Nguyễn Du đều đỗ tiến
sĩ, Nguyễn Nghiễm làm tới chức tể tướng trong triều đình Lê - Trịnh). Thêm
nữa, dòng họ Nguyễn Tiên Điền còn nổi tiếng về truyền thống văn học. Cha
Nguyễn Du vừa là một vị quan tài năng, vừa là một nhà thơ. Anh Nguyễn Du
là Nguyễn Khản làm chức tham tụng, đặc biệt rất sành âm nhạc. Chính truyền
thống quý báu ấy là những dấu ấn vàng son trong tâm hồn Nguyễn Du. Đây
là cơ sở quan trọng góp phần hình thành vốn hiểu biết phong phú của Nguyễn

12


Du về triết học, sử học và văn học (bao gồm cả văn học Việt Nam và văn học
Trung Quốc).
Nguyễn Du sinh ra trong một gia đình quý tộc, tuy nhiên cuộc sống ấm
êm, sung sướng của ông nhanh chóng lùi xa. Ông phải chịu nhiều mất mát từ
rất sớm, 10 tuổi mồ côi cha, 13 tuổi mồ côi mẹ, Nguyễn Du ở với người anh
trai cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản. Nguyễn Khản là con người tài hoa
phong lưu, luôn có ca nữ ở trong nhà. Do vậy, Nguyễn Du được tiếp xúc và
thấu hiểu cuộc sống của những kiếp cầm ca. Đây là cơ sở quan trọng cho

những sáng tác của ông sau này.
Gia cảnh sa sút, xã hội dâu bể đã tác động một cách sâu sắc tới số phận
những kẻ sĩ Bắc Hà trong đó có Nguyễn Du. Năm 1789 nhà Lê chỉ còn là quá
khứ của lịch sử. Nguyễn Du về quê vợ ở Quỳnh Côi, Trấn Sơn Nam (nay là
tỉnh Thái Bình) sống nhờ người anh vợ là Đoàn Nguyễn Tuấn. Nguyễn Du
sống cuộc đời 10 năm gió bụi, rồi làm phường săn núi Hồng, Kẻ câu cá
biển Nam. Mùa đông năm 1796 Nguyễn Du có ý trốn vào Gia Định theo
Nguyễn ánh nhưng bị quận công Nguyễn Thận bắt giam ba tháng ở Nghệ An,
sau được tha về sống ở Tiên Điền.
Năm 1802 Gia Long diệt Tây Sơn, Nguyễn Du ra làm quan cho nhà
Nguyễn, giữ chức tri huyện Phù Dung, phủ Khoái Châu, Trấn Sơn Nam (Hưng
Yên), mấy tháng sau thăng tri phủ Thường Tín, Trấn Sơn Nam Thượng (Hà
Tây), cai bạ Quảng Bình. Năm 1813 thăng chức Cần Chánh điện học sĩ, được
giữ chức chánh sứ đi sứ Trung Quốc. Năm 1820 Minh Mạng lên ngôi Nguyễn
Du được cử đi sứ lần hai nhưng chưa kịp đi thì ông qua đời.
Như là định mệnh, những phong ba, bão táp của thời đại, những rủi ro,
mất mát của gia đình đã đưa Nguyễn Du về với nhân dân để xót thương, chia
sẻ. Thơ Nguyễn Du vì thế là tiếng than bi thiết trước cuộc đời bể dâu, là khúc
đoạn trường trước những kiếp người bất hạnh. Người đọc dễ dàng nhận ra nơi
sâu thẳm Nguyễn Du một trái tim mang sức cảm thông lạ lùng (Hoài

13


Thanh) của một con người có con mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ
suốt cả ngàn đời (Mộng liên đường chủ nhân).
1.2. Tác phẩm Thơ chữ Hán Nguyễn Du
1.2.1. Giới thiệu chung
Bên cạnh kiệt tác được sáng tác bằng chữ Nôm là Truyện Kiều, Nguyễn
Du còn để lại nhiều thơ chữ Hán. Giới nghiên cứu đã sưu tầm biên soạn được

249 bài thơ được tập hợp thành Thơ chữ Hán Nguyễn Du gồm ba tập Thanh
Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm và Bắc hành tạp lục.
Thanh Hiên thi tập gồm 78 bài được sáng tác chủ yếu qua các thời kỳ
Nguyễn Du chạy loạn về Thái Bình tức giai đoạn mười năm gió bụi (17861796), thời kỳ ở ẩn dưới chân núi Hồng (1796-1802) và thời kỳ làm quan ở
Bắc Hà (1802-1804).
Nam trung tạp ngâm (các bài thơ ngâm khi ở phương Nam) gồm 40 bài
viết trong thời gian ông làm quan ở Huế và Quảng Bình, những địa phương ở
phía Nam Hà Tĩnh quê hương ông.
Bắc hành tạp lục (ghi chép trong chuyến đi sứ sang phương Bắc) gồm
131 bài sáng tác trong chuyến đi sứ Trung Quốc.
Thơ chữ Hán Nguyễn Du được coi là tập nhật ký bằng thơ - nhật ký đời
sống, nhật ký tâm hồn ghi lại trung thành những năm tháng sống nghèo khó, bệnh
tật của Nguyễn Du và những suy tư, tình cảm của ông trước thực tại lịch sử.
Trong Thơ chữ Hán Nguyễn Du, ta nhận ra những nét vẽ hình hài, dáng
vẻ của người nghệ sĩ. Theo nét vẽ đó, một Nguyễn Du gầy gò, ốm yếu với mái
tóc bạc trở đi trở lại như một nỗi ám ảnh về thời gian trôi chảy, về những ba
động, biến thiên của thời đại đối với cuộc sống con người. Hình ảnh tráng sĩ
bạch đầu bi hướng thiên hay hình ảnh:
Bạch đầu thiên lý tẩu thu phong
Mang nhiên bất biện hoàn hương lộ

14


(Đầu bạc còn phải đi giữa gió thu ngoài nghìn dặm
Mịt mờ không nhận ra đường về quê hương).
(Nhiếp khẩu đại trung)
Bạch đầu túc tích biến sơn xuyên
Hoàng Hà nam bắc giai thu thuỷ
Hương tín hà do đạt hạn biên.

(Đầu bạc mà vết chân còn in khắp núi sông.
Phía nam phía bắc Hoàng Hà đều là nước lũ mùa thu
Làm thế nào đưa tin cho chim nhạn mang về quê nhà).
(Hàm Đan tức sự)
Tiếu ngã bạch đầu mang bất liễu,
Nghiêm hàn nhất lộ quá Sơn Đông.
(Cười cho mình đã bạc đầu còn lận đận chưa thôi,
Giữa lúc giá lạnh mà vẫn lần bước trên đường qua Sơn Đông).
(Đông A sơn lộ hành)
Những hình ảnh nghệ thuật trên giàu giá trị tạo hình và nhiều khả năng
biểu cảm.
Đời sống vật chất của bản thân, của gia đình cũng được Nguyễn Du thể
hiện nhiều trong Thơ chữ Hán. Đó là cuộc sống nghèo khó. Những quán trọ
tiêu điều, những thiếu thốn về cơm áo giày vò và ốm đau, bệnh tật triền miên
không có tiền mua thuốc (U cư I, II; Thu Dạ II; Mạn hứng I...). Vậy mà Cuộc
phù sinh ba mươi năm, vẫn vì có thân mà phải lo (Mạn hứng I). Nhà thơ như
ngọn cỏ bồng chân không bén rễ. Cuộc đời trăm năm chết xác với văn
chương. Những thiếu thốn, những phiêu bạt nổi chìm ấy là chiếc cầu nối để
Nguyễn Du đến với nhân dân cơ khổ để đồng cảm, cộng cảm với chúng sinh
bất hạnh. Có lẽ vì vậy, thơ Nguyễn Du lay động triệu triệu trái tim bạn đọc
xưa nay.

15


Qua thơ chữ Hán, Nguyễn Du còn bộc lộ thái độ của mình đối với các
triều đại phong kiến. Tìm hiểu thái độ của Nguyễn Du với các triều đại đương
thời chính là tìm hiểu con người công dân, thái độ chính trị của nhà thơ.
Suốt cuộc đời mình, Nguyễn Du giữ riêng tình cảm với nhà Lê bởi quan
niệm của kẻ sĩ trung đại. Dòng họ Nguyễn Du danh gia vọng tộc, nhiều đời

chịu ơn trời bể của nhà Lê. Qua một số bài thơ Đạo ý, Mi trung mạn hứng,
Thăng Long, Ký hữu, Ngẫu hứng, ta thấy hiện lên trong đó những tình cảm
chua xót, ngậm ngùi. Nhà Lê đã lùi xa, đã thuộc về quá khứ của lịch sử nhưng
nó vẫn là một niềm riêng thiêng liêng, sâu thẳm bất khả xâm phạm, là nơi
tiềm thức nhà thơ luôn dành cho một cõi đi về.
Ôm mối cô trung với nhà Lê, Nguyễn Du từng chống lại Tây Sơn thời
trai trẻ. Vậy thái độ của nhà thơ đối với triều đại Tây Sơn ra sao ? Theo giáo
sư Lê Đình Kỵ đó là thái độ của kẻ bất hợp tác hơn là sự chống đối.
Đối với nhà Nguyễn, mặc dù con đường công danh hoạn lộ khá thành
công, song trong Thơ chữ Hán Nguyễn Du, ta bắt gặp ở đó những nỗi niềm
sâu kín của con người cô đơn, bế tắc trước thời cuộc. Vì vậy, người đọc có
cảm giác thơ Nguyễn Du làm ở thời kỳ nhà Nguyễn, thơ trong đi sứ Trung
Quốc, cái thời đại của Nguyễn Du sống đúng là tê đi và tái lại, cắt không ra
máu đỏ của niềm vui(1).
Đọc Thơ chữ Hán Nguyễn Du, người đọc nhận ra nghệ sĩ mở rộng đề
tài. Từ những cảm nhận về đời sống thôn quê đến nơi đô hội thị thành, từ
những dòng sông bến bãi thân quen trong nước đến những miền đất xa lạ trên
đường đi sứ, từ một câu chuyện đói no thoáng gặp trên đường, tới những bài
học nhục vinh ngàn năm xưa cũ, từ nỗi hoài niệm một thuở ấu thơ đến ngày
mái tóc pha sương... Thơ chữ Hán dường như chứa đựng bóng hình, đời sống,
nét mặt, mái tóc, dấu chân, tâm tình suy nghĩ của Nguyễn Du. Có lẽ vì vậy,
thấy hiện lên một chân dung Nguyễn Du trước mọi sự biến của cuộc đời.
(1)

Xuân Diệu. Thơ chữ Hán Nguyễn Du. Dẫn theo Nguyễn Du về tác gia và tác phẩm. Nxb Giáo dục, tr,44.

16


1.2.2. Tập thơ Bắc hành tạp lục

Bắc hành tạp lục là tập thơ có số lượng tác phẩm lớn nhất: 131 bài,
chiếm tới 52,6% tổng số bài trong Thơ chữ Hán Nguyễn Du. Đây là tập hợp
những sáng tác của Nguyễn Du trên đường đi sứ Trung Quốc. Dường như đi
ngược với thời gian, Nguyễn Du đã sống lại với nền văn hoá Trung Hoa có
ảnh hưởng rất lớn tới nền văn hoá nội sinh. Bắc hành tạp lục viết về ba nhóm
đề tài đáng chú ý đó là:
- Ca ngợi, đồng cảm với các nhân cách cao thượng, phê phán những
nhân vật phản diện.
- Là tiếng nói phê phán xã hội phong kiến đã chà đạp lên quyền sống
con người.
- Là tiếng nói cảm thông đối với những thân phận bé nhỏ chịu nhiều bất
hạnh.
Đi sứ Trung Quốc, Nguyễn Du có dịp được tiếp xúc với những nhân vật
danh tiếng, quen thuộc mà ông đã gặp trên sách vở. Đi qua Sơn Đông, ông
nghe tiếng đàn, tiếng đọc sách trong các thành nước Lỗ, nước Trâu Biệt
thành huyền tụng Lỗ, Trâu Dư (Đông lộ). Tình cảm sâu nặng của ông dành
cho những bậc thầy văn chương để lại tiếng thơm muôn đời. Ông thương Liễu
Tông Nguyên, một trong bát đại gia đời Đường Tống vì tấm thân bị đày ải
sáu nghìn dặm - nhất thân xích trục thiên lý. Văn chương lừng lẫy vẫn cứ
phải đau xót tự rủa mình: khe trong cây đẹp cũng mang tiếng ngu, biết làm
thế nào (Vĩnh châu Liễu Tử Hậu cố trạch). Ông kính phục tâm hồn thanh cao
của Khuất Nguyên. Con người đã khuất xa gần hai nghìn năm mà đến nay
đất này lan hoa chỉ vẫn còn nức hương. Ông quý trọng Đỗ Phủ văn chương
lưu truyền nghìn đời cũng là bậc thầy của nghìn đời - Thiên cổ văn chương,
thiên cổ sư. Đặc biệt, Nguyễn Du ca ngợi, xót thương cho những con người có
tài song cuộc đời lại nếm trải muôn vàn những bất hạnh. Họ là những bậc anh
hùng hào kiệt, những bậc trung thần xả thân vì nước, vì nghĩa. Đó là những

17



Nhạc Phi, Chu Du, Tỷ Can, Phạm Tăng, Hạng Võ. Đi qua dưới chân núi
Thương Ngô (tỉnh Hồ Nam), ông nhớ lại hai bà vợ vua Thuấn khóc chồng nơi
đây nước mắt chan hoà vẩy vào khóm trúc thành màu lốm đốm. Chuyện đã mấy
ngàn năm rồi mà phong cảnh trước mắt vẫn rành rành như đã ghi trong sổ sách.
Ca ngợi, đồng cảm với những nhân cách cao thượng, Nguyễn Du cũng
dành những trang thơ để phê phán mỉa mai những nhân vật phản diện. Thấy
tượng Tần Cối trái tim chết của nó một đời chứa đầy nọc độc. Qua đình Tô
Tần, người tỏ thái độ rất khinh bỉ cái khí cục con người ấy bé nhỏ lắm thay!.
Những mưu lược của y không phải để đẩy lùi quân Tần mà cốt để cầu phú
quý. Qua đài Đồng Tước nguy nga của Tào Tháo xưa, ông chỉ thấy còn lại cái
nền, gió lạnh ào ào, cỏ lau dào dạt, cảnh thu hiu hắt. Lời thơ cảnh cáo những
kẻ muốn gây công danh sự nghiệp bằng sự ích kỷ. Đa số các nhân vật phản
diện này không có ngoại hình rõ ràng, chúng chỉ có một vị trí rất phụ. Song dù
thế, bóng dáng chúng vẫn không thể lẫn vào đâu.
Bắc hành tạp lục là tiếng nói lên án, phê phán xã hội phong kiến đã chà
đạp lên quyền sống của con người. Cái xã hội mà:
Hậu thế đều là họ Thượng Quan
Mặt đất đâu đâu cũng là sông Mịch La
(Phản chiêu hồn)
Khuất Nguyên - con người trung thực là nạn nhân đáng thương của xã
hội. Chết đi rồi, linh hồn họ vẫn bơ vơ không nơi nương tựa. Xót thương cho
hình ảnh người mẹ và đàn con thơ trước sự bủa vây của cái đói, cái nghèo phải
lưu lạc nơi quê người tha phương cầu thực (Sở kiến hành). Đối lập với những
con người cùng khổ ấy là bọn quan lại ra ngoài ngựa ngựa xe xe, bàn bàn tán
tán như ông Cao ông Quỳ, che dấu nanh vuốt nọc độc, nhưng nhai xé thịt
người ngọt xớt như đường. Những hình ảnh ấy là những nét vẽ thể hiện tâm
hồn nhạy cảm, tỉnh táo và tài năng của Nguyễn Du trong việc phác hoạ bức
tranh hiện thực đa chiều.


18


Giữa một bên là thế lực bạo tàn đang ngự trị trên cuộc đời cũ, một bên
là hàng vạn con người cơ khổ, những số phận bé nhỏ bất hạnh, thái độ của
Nguyễn Du rõ ràng, tình cảm của Nguyễn Du chân thành sâu sắc. Đó không
chỉ là lòng thương, sự cảm thông, đó còn là sự đồng cảm, cộng cảm.
Bắc hành tạp lục là tập thơ có giá trị hiện thực lớn. Là bức tranh xã hội
đa chiều. Tập thơ thể hiện những con người bé nhỏ, cơ cực; những giai nhân
tài tử; anh hùng nghĩa sĩ chịu nhiều thiệt thòi, bất hạnh; những nhân vật phản
diện và giai cấp thống trị xa hoa. Qua bức tranh hiện thực ấy, thấy hiện lên
một Nguyễn Du với trái tim nhân đạo sâu sắc, luôn cảm thông, đau xót cho
con người khổ đau, bất hạnh. Bên cạnh đó, người đọc nhận ra một Nguyễn Du
cô đơn, lẻ loi luôn muốn đi tìm sự đồng cảm, chia sẻ từ người thiên cổ.

19


Chương 2
Kết cấu nghệ thuật Thơ chữ Hán Nguyễn Du
(qua tập thơ Bắc hành tạp lục)

2.1. Tiền đề lý luận
Tác phẩm văn học là một chỉnh thể nghệ thuật có mối quan hệ biện
chứng giữa nội dung và hình thức. Khi tìm hiểu tác phẩm văn chương cần tìm
hiểu cả hai phương diện đó. Hình thức của một tác phẩm được hợp thành bởi
nhiều yếu tố như: nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ, cách xây dựng nhân vật, thể
hiện hình tượng và đặc biệt là những biện pháp kết cấu... Tất cả nhằm mục
đích biểu hiện trực tiếp và sinh động nội dung của tác phẩm, ý đồ nghệ thuật
của tác giả. Qua đó, nghệ sĩ xây dựng tác phẩm thành một chỉnh thể thống

nhất. Kết cấu đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc truyền tải nội dung,
biểu đạt tư tưởng của tác phẩm. Mặc dù thơ Đường có kết cấu chặt chẽ, cấu
trúc thơ Đường nặng về đối xứng, tạo sự hài hoà cân đối. Đây là những đặc
trưng riêng biệt. Tuy vậy, các nghệ sĩ trung đại nói chung và Nguyễn Du nói
riêng, bằng sự sáng tạo đã vận dụng, sử dụng khéo léo những hình ảnh, nhịp
điệu, ngôn ngữ tạo nên thế giới nghệ thuật của riêng mình trong những khuôn
mẫu bất biến.
2.1.1. Khái niệm kết cấu
Kết cấu là vấn đề then chốt của lý luận về thể loại nói chung. Nói về
vấn đề này, A.Xâytlin cho rằng Bất cứ một thể loại văn học nào cũng đều có
đặc điểm kết cấu riêng và như vậy tức là có những ưu thế của nó(1).
Khi nhấn mạnh sự thống nhất giữa hình thức với nội dung và sự hoàn
chỉnh của tác phẩm, nhà mĩ học, lý luận phê bình kiệt xuất của nước Nga
N. G. Sernưsevxki chỉ rõ mối quan hệ giữa tư tưởng chủ đề và kết cấu. Ông
viết: chỉ có những tác phẩm mà hình thức hoàn toàn thích ứng với tư tưởng và
(1)

A.Xâytlin. Lao động của nhà văn. Nxb Văn học, Hà Nội, 1967, tr.405.

20


thể hiện được tư tưởng chân chính mới thực sự là nghệ thuật. Để giải quyết
vấn đề thích ứng giữa hình thức và nội dung, phải xem xét các bộ phận và chi
tiết của tác phẩm có thực sự góp phần thể hiện tư tưởng cơ bản của tác phẩm
hay không(1).
Theo đó, kết cấu phải có tác dụng góp phần vào việc bộc lộ rõ tư tưởng,
chủ đề của tác phẩm. Nó là một trong những nhân tố cấu thành nghệ thuật tính
của tác phẩm văn học. Bản thân kết cấu (kể cả ngôn ngữ) chưa phải là hình
thức của tác phẩm nghệ thuật mà chỉ là một trong các cách thức để tạo nên

hình thức. Kết cấu hiểu như vậy là cách kiến trúc một tác phẩm, là tổ chức
phức tạp bên trong của tác phẩm văn học. Kết cấu là quan hệ hữu cơ giữa bộ
phận và toàn thể, giữa bộ phận này với bộ phận khác sao cho nói lên rõ nét nội
dung tư tưởng của tác phẩm. Nếu bố cục là sự sắp xếp bề mặt thì sự sắp xếp
bên trong giữa bộ phận này với bộ phận khác, sao cho hình tượng văn học
được triển khai một cách hợp lý nhất.
Bàn về kết cấu, các nhà lý luận trong nước cũng đưa ra những quan
điểm khác nhau. Theo nhóm các nhà lý luận Trường Đại học Sư phạm Hà Nội,
kết cấu tác phẩm là toàn bộ tổ chức tác phẩm phục tùng đặc trưng nghệ thuật
và nhiệm vụ nghệ thuật cụ thể mà mỗi nhà văn tự đặt ra cho mình. Kết cấu
không bao giờ tách rời nội dung cuộc sống và tư tưởng trong tác phẩm(2).
Theo quan điểm của nhóm tác giả trên, kết cấu là một phương diện cơ
bản để người sáng tác chuyển cuộc sống bên ngoài vào trang giấy phục vụ cho
tiêu chí, một tư tưởng mang tính nghệ thuật. Nếu không có khối óc và bàn tay
nhào nặn tài hoa của người nghệ sĩ thì hiện thực cuộc sống được phản ánh
trong các trang viết chỉ là hiện thực trần trụi, rời rạc, thậm chí thô thiển. Vậy
để tạo ra một thế giới nghệ thuật riêng, độc đáo của tác phẩm không thể không
tính đến khả năng tổ chức tác phẩm - sáng tạo kết cấu của người nghệ sĩ.

(1)
(2)

Dẫn theo Nguyễn Lương Ngọc. Mấy vấn đề nguyên lý văn học, Tập 1. Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1962.
Phương Lựu (chủ biên). Lý luận văn học. Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2003, tr.295.

21


Theo các tác giả cuốn Từ điển thuật ngữ văn học, Bất cứ một tác
phẩm văn học nào cũng có một kết cấu nhất định. Kết cấu là phương tiện cơ

bản và tất yếu của khái quát nghệt thuật. Kết cấu đảm nhận chức năng đa
dạng; bộc lộ chủ đề và tư tưởng tác phẩm (...) tạo ra tính toàn vẹn của tác
phẩm như là một hiện tượng thẩm mỹ(1).
Theo nhóm tác giả cuốn giáo trình Lý luận văn của Trường Đại học
Quốc gia Hà Nội, kết cấu là cách tổ chức các yếu tố bên trong và bên ngoài
tác phẩm là sự tạo thành và liên kết các bộ phận trong bố cục của tác phẩm,
là sự tổ chức, sắp xếp các yếu tố, các chất liệu tạo thành nội dung tác phẩm
trên cơ sở đời sống khách quan và theo chiều hướng tư tưởng nhất định(2).
Theo quan điểm này, kết cấu là một yếu tố của hình thức. Tuy nhiên đó không
phải là hình thức đơn thuần mà là hình thức có tính nội dung thực hiện chủ
đề, tư tưởng .... Hiểu được sâu sắc điều đó mới thấy hết được tầm quan trọng của
kết cấu cho dù nó chỉ đóng vai trò là một phương diện của hình thức tác phẩm.
2.1.2. Kết cấu trong thơ
Kết cấu trong thơ tiêu biểu cho hình thức kết cấu của các tác phẩm
không có cốt truyện. Giới lý luận có mấy cách quan niệm sau:
- Kết cấu là sự tổ chức quá trình vận động bên trong của trạng thái cảm
xúc, là sự phân bố các đoạn thơ, các khổ thơ, các câu thơ, là cách thức sử dụng
các hình ảnh, các hình tượng thơ trên cơ sở một tứ thơ nhất định, qua đó nêu
bật chủ đề - tư tưởng của tác phẩm(3).
Theo đó, kết cấu trong tác phẩm thơ chính là xác lập và triển khai tứ
thơ. ở đây tứ thơ như một ý chính, một ý lớn bao quát toàn bài những gì rất cụ
thể của đời sống (một hiện tượng, một hình ảnh, một tâm trạng, một suy nghĩ
v.v.) được lựa chọn làm điểm tựa cho sự vận động cảm xúc.

(1)

Lê Bá Hán. Từ điển thuật ngữ văn học. Nxb ĐHQG Hà Nội, 2000, tr.131, 132.
Hà Minh Đức (chủ biên). Lý luận văn học. Nxb Giáo dục, 2003, tr.142-143.
(3)
Hà Minh Đức (chủ biên). Lý luận văn học. Nxb Giáo dục, 2003, tr.146.

(2)

22


Thuộc phương hướng kết cấu này có nhiều kiểu kết cấu cụ thể khác
nhau. Đó là hiểu kết cấu thời gian (cảm xúc thơ vận động theo quá trình
phát triển của hiện thực trong thời gian), ví dụ như bài Theo chân Bác của Tố
Hữu. Kiểu kết cấu đối đáp (cảm xúc thơ vận động qua sự đối đáp giữa nhân
vật trữ tình, hoặc giữa tác giả và một nhân vật trữ tình nào đó), ví dụ như bài
thơ Việt Bắc của Tố Hữu. Kiểu kết cấu so sánh thường có sự cụ thể hoá ý
tưởng cần thể hiện bằng một hình ảnh, một hiện tượng nào đó của đời sống và
cảm xúc thơ sẽ vận động qua vế so sánh và vế bị so sánh, ví dụ như bài thơ
Người hành khất của Lecmôntốp. Trong kiểu kết cấu nâng cao, nhà thơ lại tổ
chức tứ thơ vận động từ một sự kiện, một hiện tượng, một hình ảnh cụ thể, xác
thực nào đó đền sự nâng cao mang màu sắc khái quát triết lý về cuộc sống ví
như bài thơ Hơi ấm ổ rơm - Nguyễn Duy.
Về kết cấu trùng điệp, thường có một câu thơ, một đoạn thơ mang ý
nghĩa chủ đạo được lặp lại nhiều lần làm điểm tựa cho sự vận động cảm xúc.
Xem xét kết cấu như là sự triển khai tứ thơ, Mã Giang Lân cho rằng tứ
thơ giữ một vai trò quan trọng trong quá trình sáng tạo. Nhiều bài thơ tứ vừa
dừng thì hình tượng thơ vụt đứng dậy chinh phục người đọc ở cả hai phía Độ
sâu triết học và cảm xúc thẩm mỹ, tứ thơ chỉ đạo trực tiếp và tạo nên sự vận
động của hình tượng thơ. Nó dẫn dắt cảm xúc, suy nghĩ để đưa tới chiều cao
khái quát(1). Tứ thơ là một thực thể động còn kết cấu, ngôn ngữ của một bài
thơ là trạng thái tĩnh.
Kết cấu thơ trữ tình là kết cấu theo dòng cảm xúc. Trần Đình Sử cho
rằng, kết cấu của hệ thống cảm xúc là để thống nhất một tư tưởng và một tình
cảm bao trùm trong tác phẩm cụ thể các yếu tố: không gian - thời gian, nội
cảm - ngoại cảm; cảm xúc - ý thức; hình ảnh - âm thanh đã được liên kết trên

nguyên tắc tưởng tượng, trở thành các hình tượng tạo hình và biểu hiện(2).

(1)
(2)

Mã Giang Lân. Thơ. Hình thành và tiếp nhận. Nxb ĐHQG Hà Nội, tr.49.
Trần Đình Sử (chủ biên). Lý luận văn học. Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2001.

23


Nếu tác phẩm tự sự được tạo nên từ những chi tiết, sự kiện, tính cách, sự xung
đột giữa các tính cách, thì tác phẩm trữ tình được tạo nên từ dòng cảm xúc của
con người. Như vậy, dòng cảm xúc ấy không tồn tại một cách tự do, lộn xộn
trong tác phẩm. Nó được tổ chức cụ thể, rõ ràng bởi dòng ý thức trữ tình là
đường dây nối liền những hiện tượng tưởng chừng riêng rẽ thành mạch nguồn
thống nhất.
Trong 150 thuật ngữ văn học, tác giả Lại Nguyên Ân cho rằng, ở tác
phẩm thơ, nhất là thơ trữ tình, kết cấu còn bộc lộ ở tính cân đối ở các đơn vị
ngữ điệu, cú pháp, nhịp điệu. Phạm vi của kết cấu còn bao gồm cả sự tương
ứng giữa các bình diện khác nhau (các khía cạnh, các tầng nấc, các cấp độ)
của hình thức văn học mà nhờ đó tạo ra được hệ thống các môtíp đặc trưng
cho từng tác phẩm, từng nhà văn, từng thể tài, từng khuynh hướng.
Từ những quan niệm về kết cấu của giới lý luận văn học đã nêu ở trên,
chúng tôi hiểu: Nếu xem xét mỗi tác phẩm là một sinh thể nghệ thuật thì kết
cấu là kiến trúc (sự sắp xếp và gắn kết), các chất liệu tạo thành nội dung của
tác phẩm. Nhờ có kết cấu mà chủ đề - tư tưởng thấm sâu vào từng bộ phận của
tác phẩm.
2.2. Kết cấu trong Thơ chữ Hán Nguyễn Du (qua tập Bắc hành tạp lục)
2.2.1. Kết cấu theo thời gian

Thời gian là một đại lượng để xác định quá trình tồn tại, vận động, phát
triển của mọi vật trong tự nhiên. Nó vận động phát triển theo quy luật một
chiều, tuyến tính và khách quan. Còn thời gian trong tác phẩm nghệ thuật là
thời gian được sáng tạo mang tính chất chủ quan của tác giả. Hệ thống lý
thuyết về thi pháp học đã chỉ ra rằng Thời gian nghệ thuật là hình thức nội tại
của hình tượng nghệ thuật. Vì vậy, nó cũng là thuộc tính tất yếu của hình
tượng nghệ thuật. Người nghệ sĩ trong quá trình xử lý yếu tố này như một
phương tiện nghệ thuật cần thiết để tái hiện đời sống và cấu trúc tác phẩm. Cả

24


chiều dài, quy mô, hướng vận động của nó đều tuỳ thuộc vào đặc điểm tâm lý,
hoạt động nhận thức, sự hiểu biết, liên tưởng, tưởng tượng của tác giả. Do vậy,
dù thời gian nghệ thuật vận động trên cả ba chiều: quá khứ, hiện tại, tương lai
nhưng nó lại không nhất thiết phải tuân theo trật tự vốn có ấy. Người nghệ sĩ
có nhiều cách để chiếm lĩnh, thể hiện thời gian khác nhau. Tác phẩm nghệ
thuật xuất phát từ một điểm nhìn nhất định trong thời gian có thể làm ngưng
lại một khoảnh khắc giữa thời gian vô tận, nhưng có thể dồn nén một quãng
thời gian vời vợi tới hàng chục, trăm năm vào một giờ khắc ngắn ngủi. Thời
gian tuyến tính là một dòng chảy vô tình một đi không trở lại. Nhưng nghệ
thuật có thể làm sống lại thời gian đã mất bằng cách để con người tìm về với
quá khứ, vui say với hiện tại, hoặc thả hồn mơ mộng hướng tới tương lai. Đặc
biệt, thời gian đồng hiện giúp con người khắc phục được những giới hạn đơn
chiều, vươn tới cái đa chiều giàu sức gợi.
Đọc Bắc hành tạp lục, ta nhận thấy tập thơ được tổ chức theo kết cấu
thời gian vận động theo chiều từ hiện tại quá khứ hiện tại. Với kết cấu
này, nhà thơ đứng ở điểm nhìn hiện tại hướng về quá khứ để chiêm nghiệm
những được - mất, tốt - xấu, bằng một tâm hồn tinh tế, sắc sảo.
Tiêu biểu cho kết cấu thời gian vận động theo chiều hiện tại quá khứ

hiện tại là chùm thơ mà Nguyễn Du viết về Thăng Long (Thăng Long I, II,
Long Thành Cầm giả ca).
Tản lĩnh Lô giang tuế tuế đồng
Bạch đầu do đắc kiến Thăng Long.
Thiên niên cựu thất thành quan đạo
Nhất phiến tân thành một cố cung.
Tương thức mỹ nhân khan bão tử
Đồng du hiệp thiếu tẫn thành ông
Quan tâm nhất dạ khổ vô thuỵ
Đoản địch thanh thanh minh nguyệt trung.

25


(Núi Tản sông Lô hàng năm vẫn thế
Đầu bạc, còn được thấy cảnh Thăng Long
Những ngôi nhà đồ sộ nghìn xưa, nay thành đường cái
Một dải thành mới làm mất dấu vết cung điện cũ.
Những cô gái xinh đẹp quen biết nay đều ẵm con
Những bạn hào hiệp lúc trẻ nay thành ông già
Suốt đêm nghĩ ngợi thao thức không ngủ.
Văng vẳng nghe tiếng sáo trong ánh trăng sáng)
(Thăng Long I)
Thăng Long vốn là kinh đô xưa, là biểu tượng của triều đại nhà Lê một
thời vàng son. Thăng Long vì thế được xem như mảnh đất thiêng trong tâm
thức nhà thơ. Nước là nước của Vua, gia tộc Nguyễn Tiên Điền bao đời ăn
bổng lộc của Vua Lê nên Nguyễn Du luôn coi Vua Lê là chủ của mình. Làm
quan cho nhà Nguyễn, nhưng Nguyễn Du vẫn luôn ôm mối cô trung với nhà
Lê. Đi qua Thăng Long xưa, hàng loạt những hình ảnh của quá khứ hiện về.
Tản lĩnh, Lô giang tuế tuế đồng

Bạch đầu do đắc kiến Thăng Long
Bài thơ mở đầu bằng những hình ảnh thuộc về thiên nhiên, vũ trụ Tản
lĩnh, Lô giang. Sông và núi tượng trưng cho đất nước, ngàn năm vẫn thế, bất
biến, vĩnh cửu. Nhà thơ đứng ở hiện tại với mái đầu bạc, nhìn về quá khứ xưa
với sự ngạc nhiên, sửng sốt. Đã bao năm rồi mái đầu đã bạc, nay còn được
đắc kiến Thăng Long. Động từ đắc thể hiện niềm vui mừng của nhà thơ
khi được nhìn thấy mảnh đất kinh đô xưa. Niềm vui ấy nhanh chóng tan biến,
thay vào dó là sự ngạc nhiên, nuối tiếc.
Những ngôi nhà đồ sộ nghìn xưa nay đã thành đường cái.
Một dải thành mới làm mất dấu vết cung điện cũ.
Những cô gái xinh quen biết nay đều ẵm con.
Những bạn hào hiệp lúc trẻ nay thành ông già.

26


Cảnh vật, con người đều đã khác xưa. Dòng cảm xúc thơ theo kết cấu
hồi cố thời gian vận động thông qua hàng loạt những hình ảnh thơ tương phản,
đối lập. Quá khứ và hiện tại. Quá khứ là những ngôi nhà đồ sộ cung điện cũ, là
những cô gái xinh và những người bạn trai trẻ hào hiệp. Hiện tại là những
đường cái, dải thành mới, là những người mẹ ẵm con và những ông già. Từ
bao đổi thay của cảnh vật và con người, nhà thơ muốn nói tới sự thay đổi của
lịch sử, cụ thể là sự thay thế của vương triều nhà Nguyễn đối với vương triều
nhà Lê. Nhìn thấy cố đô xưa đã đổi thay, nhà thơ như nén lại một tiếng thở dài
nuối tiếc. Nhà Lê đã thành quá khứ của lịch sử nhưng Nguyễn Du vẫn giành
cho vương triều ấy những tình cảm đặc biệt:
Suốt đêm nghĩ ngợi thao thức không ngủ
Vẳng nghe tiếng sáo trong ánh trăng sáng.
Bài thơ khép lại bằng hình ảnh nhà thơ thao thức trong đêm. Từ dòng
hồi ức về triều đại xưa, Nguyễn Du trở về hiện tại, với nỗi nhớ tiếc nhà Lê.

Tiếng sáo từ xa vọng lại là âm thanh của cuộc sống. ánh trăng sáng trong bài
thơ là chứng nhân của mọi thăng trầm lịch sử. Nó là người bạn để nhân vật trữ
tình sẻ chia, tâm sự.
Dù luôn ôm mối cô trung với nhà Lê, song Nguyễn Du cũng hiểu được
sự hưng vong của triều đại là một quy luật tất yếu:
Phúc bồn dĩ hĩ nan thu thuỷ
Đoạn ngẫu thương tai vị tuyệt ti
(Chậu nước đổ, thế là thôi, khó lòng vét lại
Ngó sen đứt, thương thay, tỏ vẫn còn vương)
(Ngô gia đệ cựu ca cơ)
Vương triều Lê cũng như chậu nước khi đã đổ đi rồi, làm sao vét lại
được. Nhà Lê sụp đổ, nhà Nguyễn lên nắm quyền là một sự thay thế tất yếu.
Tâm sự của Nguyễn Du với nhà Lê như ngó sen đứt nhưng tơ vẫn còn
vương mãi.

27


Những bài thơ về Thăng Long được nhà thơ thể hiện bằng kết cấu thời
gian giúp bạn đọc nhận ra một Nguyễn Du hoài cổ. Đứng ở hiện tại, nhà thơ
luôn ngóng vọng về quá khứ nơi dấu tích của triều đại cũ còn tồn tại để tiếc
nuối, xót xa. Nặng lòng với quá khứ, Nguyễn Du luôn mang trong lòng những
tình cảm tốt đẹp, thiêng liêng về vương triều mà sự hưng thịnh của nó có ảnh
hưởng rất lớn đến gia đình mình.
Trong chùm thơ viết về Thăng Long được tổ chức theo kết cấu thời
gian, hiện tại quá khứ hiện tại, Long thành cầm gả ca được đánh giá là
bài thơ đa chủ đề. Bài thơ thể hiện tình cảm của Nguyễn Du đối với người ca
nữ tài hoa nhưng bạc mệnh, tàn tạ theo thời gian. Đồng thời, bài thơ cũng bộc
lộ thái độ của đại thi hào đối với sự mất còn của triều đình Tây Sơn.
Long thành giai nhân

Tính thị bất kí thanh
Độc thiện Nguyễn Cầm
Cử thành chi nhân dĩ Cầm danh.
Học đắc tiên triều cung trung cung phụng khúc
Tự thị thiên thượng nhân gian đệ nhất thanh
(Người đẹp Long thành
Không nhớ rõ họ tên
Riêng thạo đàn Nguyễn Cầm
Người trong thành ai cũng gọi là cô Cầm
Cô học được khúc Cung phụng trong cung từ triều vua trước.
Đó là những khúc đàn hay nhất ở trên trời cũng như giữa cõi người)
Khổ thơ đầu như lời giới thiệu của tác giả về cô Cầm và tài năng của cô.
Tên của cô gái là tên của loại đàn mà cô sử dụng. Nghe nói thuở nhỏ nàng học
đàn Nguyễn trong đội nữ nhạc ở cung vua Lê. Quân Tây Sơn ra Bắc, các đội
nhạc cũ kẻ chết, người bỏ đi. Nàng lưu lạc, ôm đàn hát rong. Nhờ có khúc

28


cung phụng đã học được từ trước, tên tuổi của nàng vang xa. Tiếng đàn của
cô Cầm được xem là khúc đàn hay nhất ở trên trời cũng như giữa cõi người.
Từ việc giới thiệu về người ca nữ, mạch cảm xúc nhà thơ đột ngột vận
động. Nguyễn Du trở về với thời gian kí ức xưa:
Dư ức thiếu thời tăng nhất kiến
Giám hồ biên dạ khai yến
Kỳ thời tam thất chính phương niên
Hồng trang yểm ái đào hoa diện
Đà nhan hám thái tối nghi nhân
Lịch loạn ngũ thanh tuỳ biến thủ
(Tôi nhớ hồi trẻ đã từng gặp một lần

Bên hồn Giám trong cuộc dạ yến
Lúc đó (cô ta) khoảng hai mốt tuổi
áo hồng ánh lên khuôn mặt hoa đào
Má đỏ vì rượu, vẻ ngây thơ, rất dễ thương
Năm cung réo rắt thay đổi theo ngón tay).
Động từ ức cùng với hoài, tư, niệm xuất hiện khá nhiều trong Bắc
hành tạp lục. Chúng đều mang một nghĩa chung là nhớ. Đại thi hào trở về
thời gian quá khứ xưa với cuộc dạ yến bên hồ Giám. Người ca nữ mới khoảng
đôi mươi, mang vẻ đẹp ngây thơ và dễ thương. Tài năng của nàng được
kết tinh trong tiếng đàn có một không hai:
Hoãn như sơ phong độ tùng lâm
Thanh như song hạc minh tại tâm
Liệt như Tiến Phúc bi đầu toái tích lịch
Ai như Trang Tích bệnh trung ví Việt ngâm
(Tiếng khoan như gió thoảng qua rừng thông
Tiếng trong như đôi chim hạc kêu nơi xa thẳm
Tiếng mạnh như sét đánh tan bia Tiến phúc

29


×