Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Một số nét về kiến trúc làng cổ đường lâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.16 MB, 76 trang )

Khoá luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
**********

NGUYỄN THỊ DUNG

MỘT SỐ NÉT VỀ KIẾN TRÚC
LÀNG CỔ ĐƯỜNG LÂM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Việt Nam học

HÀ NỘI – 2010

Nguyễn Thị Dung

K32G – Việt Nam học
1


Khoá luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
**********


NGUYỄN THỊ DUNG

MỘT SỐ NÉT VỀ KIẾN TRÚC
LÀNG CỔ ĐƯỜNG LÂM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Việt Nam học

Người hướng dẫn khoa học
TH.S: NGUYỄN VĂN MỲ

HÀ NỘI – 2010

Nguyễn Thị Dung

K32G – Việt Nam học
2


Khoá luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, sự giúp đỡ của các thầy cô
giáo trong khoa Ngữ Văn, đặc biệt là thầy giáo ThS. GVC Nguyễn Văn Mỳ
người đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ tôi hoàn thành khoá luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Viện Đông Nam Á, thuộc viện Khoa học xã hội Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên
cứu và thực hiện đề tài khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2010
Tác giả khóa luận

Nguyễn Thị Dung

Nguyễn Thị Dung

K32G – Việt Nam học
3


Khoá luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận được hoàn thành dưới sự hướng dẫn trực tiếp của ThS.
GVC Nguyễn Văn Mỳ. Tôi xin cam đoan rằng.
- Khóa luận này là kết quả nghiên cứu tìm tòi của riêng tôi
- Những tài liệu được trích dẫn trong khóa luận là trung thực.
- Kết quả nghiên cứu này không hề trùng khít với bất kỳ công
trình nghiên cứu nào từng được công bố.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2010
Tác giả khóa luận

Nguyễn Thị Dung

Nguyễn Thị Dung


K32G – Việt Nam học
4


Khoá luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU……………………………………………………………………..5
1.Lý do chọn đề tài……………………………………………………………5
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề………………………………………………….5
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu………………………………………....6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………………………………………….6
5. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………...6
6. Cấu trúc khóa luận…………………………………………………………7
NỘI DUNG…………………………………………………………………..8
Chương 1: Khái quát chung về làng cổ Đường Lâm……………………...9
1.1 Khái niệm Làng .........................................................................................9
1.2 Làng cổ Đường Lâm từ quá quá khứ đến hiện tại……………………....10
Chương 2: Kiến trúc làng cổ Đường Lâm ………………………….........22
2.1 Khái niệm kiến trúc ……..........................................................................23
2.2 Kiến trúc làng cổ Đường Lâm ……………………………………..........24
2.2.1 Cổng làng (Mông Phụ )…………………………………………….….25
2.2.2 Đình làng (Mông Phụ ) ………………………………………………26
2.2.3 Chùa (Chùa Mía )……………………………………………………...31
2.2.4 Lăng…………………………………………………………………....34
2.2.5 Các ngôi nhà cổ………………………………………………………..36
2.2.6 Một số kiến trúc khác……………………………………………….....49

2.3 Chất liệu trong kiến trúc làng cổ Đường Lâm…………………………..51
2.3.1 Chất liệu đá ong…………………………………………………...…..51
2.3.2 Chất liệu gỗ……………………………………………………………52
2.4 So sánh đặc điểm kiến trúc của các ngôi nhà cổ ở Đường Lâm………....53
2.4.1 Nhà thờ thám hoa Giang Văn Minh…………………………………...54

Nguyễn Thị Dung

K32G – Việt Nam học
5


Khoá luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

2.4.2 Nhà thờ họ Phan……………………………………………………..57
2.5 Kiến trúc làng cổ Đường Lâm – một số nhận xét rút ra từ thực tế.........60
KẾT LUẬN……………………………………………………………....63
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………….....64
PHỤ LỤC…………………………………………………………………65

Nguyễn Thị Dung

K32G – Việt Nam học
6


Khoá luận tốt nghiệp


Trường ĐHSP Hà Nội 2
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Từ bao đời nay, Làng đã trở thành cái tên quen thuộc và gần gũi trong
tâm hồn người dân Việt Nam, bởi Làng có lịch sử lâu đời gắn với nền văn
minh nông nghiệp, hình ảnh làng quê Việt Nam có luỹ tre xanh, có mái nhà
tranh, có người cày cấy đã in đậm trong tâm hồn người dân Việt. Không
những vậy Làng rèn đúc, duy trì và phát triển, chậm chạm mà bền vững với
những truyền thống và giá trị tinh thần của nhân dân qua mọi biến hoá của
lịch sử. Do đó những năm gần đây Làng đã trở thành nguồn đề tài thu hút sự
quan tâm chú ý của nhiều nhà nghiên cứu trong xã hội như: khảo cổ học, lịch
sử, văn hoá. . . với những tìm hiểu về kiến trúc làng xã, tổ chức làng xã, thiết
chế xã hội của làng. . . trong đó Đường Lâm là minh chứng tiêu biểu, bởi đây
là ngôi làng cổ đá ong mang phong cách riêng mà ít làng nào ở đồng bằng
Bắc Bộ có được.
Mặt khác, tìm hiểu kiến trúc làng cổ Đường Lâm giúp cho người viết
một mặt quen với thao tác tư duy trong nghiên cứu khoa học, đồng thời cũng
là cơ hội để người viết tự trang bị và nâng cao kiến thức về làng cổ Đường
Lâm nói riêng, làng Việt nói chung.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Làng có lịch sử hình thành từ lâu đời, chính từ những ngôi làng cơ sở
mà đất nước ta tồn tại và ghi được nhiều thành tựu cho việc xây dựng nước
Việt Nam. Làng duy trì sự ổn định cho con người, đồng thời cũng là nơi thiết
lập mối quan hệ của con người bền vững, chính vì vậy từ lâu nhân dân ta có
câu “ mất nước chứ không mất làng” - điều đó càng khẳng định vị thế và vai
trò của ngôi làng. Có lẽ vì vậy mà từ lâu, Làng đã thu hút được sự quan tâm

Nguyễn Thị Dung


K32G – Việt Nam học
7


Khoá luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

chú ý của nhiều nhà nghiên cứu trong xã hội như: sử học, dân tộc học, văn
hóa, khảo cổ…mà làng cổ Đường Lâm là một minh chứng.
Ngày nay, do sự phát triển của đất nước, nhiều ngôi làng không còn giữ
lại được giá trị cổ xưa của mình mà đã hòa nhập vào sự đi lên của đất nước
cũng như nhu cầu sinh hoạt của con người. Do đó đi tìm hiểu nét cổ xưa của
Làng cổ đã được mọi người quan tâm.
Làng cổ Đường Lâm có từ lâu đời, nó đã, đang và sẽ thu hút được sự
quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Song về kiến trúc làng cổ Đường Lâm thì
chưa được quan tâm nhiều, chưa ai nghiên cứu một cách hệ thống mà chỉ
được đề cập một cách sơ lược ở một số sách vở và một số tạp chí. Tuy nhiên
đó cũng là những gợi ý quý báu để người viết triển khai đề tài này, mặt khác
đây cũng là đề tài chưa được nghiên cứu sâu nên nó vẫn đang là vấn đề còn để
ngỏ.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
a. Mục đích
Qua đề tài này chúng ta có thể khám phá, tìm hiểu về kiến trúc trong
làng cổ Đường Lâm
b. Nhiệm vụ
Đề tài lần lượt giải quyết các nhiệm vụ sau:
_ Tìm hiểu về làng cổ Đường Lâm
_ Nghiên cứu về kiến trúc làng cổ Đường Lâm
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

a. Đối tượng nghiên cứu
Làng cổ Đường Lâm
b. Phạm vi nghiên cứu

Nguyễn Thị Dung

K32G – Việt Nam học
8


Khoá luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Do giới hạn của đề tài nên tác giả chỉ tìm hiểu những nét cơ bản và có
giá trị nổi bật của Đường Lâm đặc biệt là kiến trúc của Làng, còn những làng
Việt khác không thuộc phạm vi nghiên cứu.
5.Phương pháp luận nghiên cứu
Phương pháp khảo sát thống kê
Phương pháp tổng hợp
Phương pháp logic lịch sử
6. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, khoá luận này được thực hiện và triển
khai thành hai chương
ChươngI: Khái quát chung về làng cổ Đường Lâm
Chương II: Kiến trúc về làng cổ Đường Lâm

Nguyễn Thị Dung

K32G – Việt Nam học

9


Khoá luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

NỘI DUNG
Trên đất nước Việt Nam, Đồng Bằng và Trung du Bắc Bộ trong đó có
xứ Đoài - một vùng văn hoá lâu đời và tiêu biểu nhất cho văn hoá truyền
thống của dân tộc Việt. Có thể thấy ở vùng đất này biết bao di tích lịch sử và
văn hoá cộng đồng, bên cạnh đó là sự phong phú, đa dạng của truyền thuyết
lịch sử, truyện cổ dân gian, của ca dao, tục ngữ. . . truyền tụng nhau làm rung
động lòng người
Trong những làng xã của vùng đất có chiều sâu lịch sử - văn hoá nghìn
năm ấy, nổi lên xứ Đoài một Đường Lâm địa linh nhân kiệt “Một ấp hai vua:
Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng và Ngô Quyền” - Hai vị anh hùng dân tộc đã
có công lao to lớn trong sự nghiệp chống ách đô hộ của ngoại bang vào thế kỷ
VII (Phùng Hưng) và đánh tan quân xâm lược Nam Hán trên sông Bạch
Đằng, kết thúc trọn vẹn công cuộc đấu tranh giải phóng, giành độc lập, tự chủ
cho đất nước vào năm 938 mở đầu thời kỳ độc lập tự chủ trong lịch sử Việt
Nam.
Song Đường Lâm không chỉ nổi danh về “Một ấp hai vua” mà còn nổi
tiếng về nhiều di tích lịch sử - văn hoá khác như: Làng cổ Đường Lâm với
đình Mông Phụ rất đặc trưng cho ngôi đình Việt truyền thống, chùa Mía, nhà
thờ thám hoa Giang Văn Minh, đặc biệt là sự hiện diện của hơn 800 ngôi nhà
cổ mang đầy đủ dáng vẻ truyền thống, những con đường lát gạch nghiêng,
những bức tường vây của ngôi nhà xây bằng đá ong, nhiều vì kèo mái dốc,
trên lợp ngói cổ truyền lại càng tăng thêm vể cổ kính của mảnh đất đầy truyền
thống này. Tất cả tạo thành một bức tranh đa dạng mà mỗi địa danh, mỗi kiến

trúc là một màu sắc. Không những vậy, các công trình kiến trúc, tôn giáo,

Nguyễn Thị Dung

K32G – Việt Nam học
10


Khoá luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

đường làng, xóm ngõ với đồng lúa, cây đa, giếng nước như đánh dấu bước
trưởng thành của ngôi làng cổ Việt này. Để làm rõ hơn về Đường Lâm “Một
số nét về kiến trúc làng cổ Đường Lâm” được thực hiện nhằm làm rõ hơn tính
chất, nội dung về kiến trúc lịch sử- văn hóa của ngôi làng Việt cổ

CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LÀNG CỔ ĐƯỜNG LÂM
1.1 Khái niệm Làng
Làng là đơn vị tụ cư cổ truyền ở nông thôn người Việt, tương đương
với Sóc (người Khơ Me), Bản (dân tộc thiểu số phiá Bắc), Buôn (những dân
tộc ở Trường Sơn - Tây Nguyên), một kết cấu cư trú kinh tế, xã hội, văn hóa
đa dạng. Một trong ba khâu quan trọng của cấu trúc xã hội truyền thống, nối
liền với nhà nước xuất hiện rất sớm từ thời Hùng Vương dựng nước gọi là
Chạ. Trải qua một lịch sử phát triển lâu dài, lúc đầu có thể là nơi cư trú của
một dòng họ, về sau có nhiều dòng họ đến cư trú trong đó thường có từ hai
hoặc ba dòng họ lớn. Trong làng có hai mối quan hệ là: quan hệ huyết thống
và quan hệ thuần nông.
Mỗi làng nguyên là một công xã nông thôn, cơ sở kinh tế chung của

làng là ruộng đất. Nhất là đối với miền Trung và miền Bắc là nơi mà quá trình
tư hữu hóa ruộng đất diễn ra không mạnh mẽ như ở miền Nam. Số ruộng
công được định kỳ chia cho các suất đinh trong làng canh tác, cho đến trước
năm 1945 dưới làng có phe, trên làng có tổng (huyện). Làng có bộ máy điều
hành và bộ máy lý dịch. Bộ máy tự quản gồm tiên chỉ, thứ chỉ, kỳ mục, bên
cạnh việc thi hành luật pháp của nhà nước, làng có lệ làng, có hương ước và
khoán ước. Giữa một số làng như ở miền Bắc có tục kết Chạ. Làng còn giữ
một số yếu tố dân chỉ thể hiện trong bầu cử, bãi miễn các chức vụ lý dịch và
bộ máy tự quản. Mỗi làng có một đình thờ thần hoàng - thường là người có

Nguyễn Thị Dung

K32G – Việt Nam học
11


Khoá luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

công chống giặc ngoại xâm hay có công chiêu lập dân ấp hoặc là các vị tổ sư
của nghề thủ công. Bên cạnh đình còn có chùa thờ Phật, văn chỉ hay đền thờ
Khổng Tử. Công giáo có đạo thiên chúa giáo. Làng có những sinh hoạt văn
hóa cộng đồng thể hiện trong các lễ hội, các trò chơi dân gian. Làng có văn
hóa xóm làng, có vai trò quan trọng trong việc bảo tồn bản sắc văn hóa dân
tộc. Có nhiều loại làng như: Làng thuần nông, làng thủ công, làng buôn, làng
vạn chài…
Do điều kiện hình thành không giống nhau cho nên làng miền Nam,
miền Bắc, miền Trung không hoàn toàn giống nhau. Trước 1945 bên cạnh
làng một số yếu tố tích cực như: tính cộng đồng làng xã, một số nét dân chủ

duy trì văn hóa xóm làng. Làng có nét tiêu cực: ý thức hệ phong kiến, tôn ti
trật tự nặng nề, bất bình đẳng tài sản nam, nữ, chính cư, ngụ cư, tính hạn hẹp
của tinh thần cộng đồng làng xã nhiều hủ tục… Thực dân Pháp có tiến hành
một số cuộc cải cách lương hương nhưng không mang lại hiệu quả . Sau cách
mạng tháng Tám làng xã thay đổi dần từng bước hoàn thiện theo thể chế
chính trị mới của nhà nước Việt Nam.[11,Tr.637]
1.2 Làng cổ Đường Lâm từ quá khứ đến hiện tại
Đường Lâm là một xã liền kề miền trung du với nhiều đồi gò và rộc
sâu, lại có con sông Tích uốn lượn như những dải lụa tạo nên một cảnh quan
thiên nhiên hết sức kỳ thú, nhìn toàn cảnh ta thấy Đường Lâm như tựa lưng
vào núi Ba Vì hùng vĩ và hướng ra sông Hồng đỏ rực phù xa. Như cố giáo sư
Trần Quốc Vượng gọi thì Đường Lâm là địa danh có vị thế đắc địa “Tỏa sơn
vọng thủy”.
Theo thống kê năm 2006, Đường Lâm có diện tích là 800,25 ha, dân số
9337 người. Phía Bắc giáp sông Hồng, phía Đông giáp phường Phú Thịnh
(huyện Ba Vì), phía Tây giáp xã Cam Thượng (huyện Ba Vì), phía Nam giáp
xã Thanh Mỹ và xã Xuân Sơn. Đường Lâm bao gồm 9 làng: Mông Phụ, Cam

Nguyễn Thị Dung

K32G – Việt Nam học
12


Khoá luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Lâm, Cam Thịnh, Đoài Giáp, Đông Sàng, Hà Tân, Hưng Thịnh, Phụ Khang,
Văn Miếu, trong đó các làng này nằm liền kề nhau không phân ranh giới một

cách rõ ràng mà chỉ ngăn cách bằng những con đường bao thôn, được gắn kết
với nhau thành một thể thống nhất với phong tục, tập quán, tín ngưỡng hàng
ngàn năm không hề thay đổi.
Trong tâm thức của người Việt, nói đến Đường Lâm người ta thường
liên tưởng địa danh “kẻ Mía” “Một ấp hai vua”. Địa danh này xuất hiện khá
sớm trong các thư tịch cổ như: Viện điện u linh, Thiên Nam ngữ lục, Lịch
triều hiến chương loại chí… Do đó có thể thấy tên địa danh này đã xuất hiện
cách đây trên dưới 1000 năm. Năm 1496 trấn sở Sơn Tây đóng tại xã La
Phẩm, huyện Tiên Phong, phủ Quảng Oai (nay thuộc xã Tản Hồng, Ba Vì).
Đến đời Lê Cảnh Hưng (1740 – 1786) do bị ngập lụt, nước làm lở, trấn sở
được rời về Mông Phụ, huyện Phúc Lộc, phủ Quảng Oai (nay thuộc xã
Đường Lâm). Năm Minh Mệnh thứ 3 (1822) trấn sở rời về thôn Thuần Nghệ,
huyện Minh Nghĩa lúc đó (nay thuộc thị xã Sơn Tây). Năm 1831 trấn Sơn Tây
đổi thành tỉnh Sơn Tây và trấn lị trở thành tỉnh lị. Năm 1924 thực dân Pháp
đổi trấn Sơn Tây thành thị xã Sơn Tây. Tuy là thị xã nhưng vẫn là thủ phủ của
hai phủ Quốc Oai, Quảng Oai và bốn huyện: Tùng Thiện, Phúc Thọ , Thạch
Thất, Bát Bạt.
Theo Tiến sĩ sử học Đỗ Đức Hùng thì Đường Lâm là cái tên Hán hoá
vào thời Đường. Đầu đời Đường tên Đường Lâm được biết đến là một trong
ba huyện của quận Phúc Lộc, gồm Nhu Viễn, Đường Lâm, Phúc Lộc. Đến
năm Chí Đức thứ 2 nhà Đường (757) chính quyền đô hộ lại đổi thành quận
Đường Lâm. Sách Việt điện u linh của Lý Tế Xuyên - một tài liệu viết vào
thời Trần thì ghi lại là Châu Đường Lâm, về sau những cái tên gọi như Cam
Gía, Cam Tuyền, Cam Đường, Cam Lâm, Cam Gía Thượng. . . đều thuộc
vùng đất kẻ Mía. Đất kẻ Mía được truyền thuyết dân gian xứ Đoài đã giải

Nguyễn Thị Dung

K32G – Việt Nam học
13



Khoá luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

thích nguồn gốc như sau: Vào thời Hùng Vương thứ VI, nhà vua có một nàng
công chúa xinh đẹp tên gọi là nàng Mị Ê, nàng không thích giam mình trong
cung cấm gò bó mà thường cùng cung nữ đi tới các vùng ven đô thăm thú
thiên nhiên và đồng ruộng. Vào một buổi trưa hè nắng gắt mọi người đều
khát khô cổ, Mi Ê chợt thấy trên bãi sông Cái có loại cây giống như cây sậy
nhưng thân cây thì đặc, bẻ ra thì thấy thân cây có nước, nếm thử thì có vị
ngọt và thơm mát. Mị Ê liền bảo mọi người trồng thử bên bãi sông. Chẳng
bao lâu, loại cây này mọc thành từng bụi xanh tốt bạt ngàn, dân chúng chặt
về ép lấy nước ngọt nấu thành mật đỏ. Ngày tết đến nàng Mị Ê sai chặt những
cây mía to nhất đem dâng vua cha, được thưởng thức vị ngọt mát của thứ cây
lạ, Vua Hùng rất thích thú bèn lấy tên nàng Mị Ê đặt cho loài cây này, sau tên
Mị Ê đọc biến âm thành Mía.[10, Tr. 64]
Đến thời Lê, vùng kẻ Mía đựơc tách ra làm hai, đặt tổng Cam Gía
Thượng thuộc huyện Tiên Phong (nay là xã Cam Thượng) và tổng Cam Gía
Thịnh huyện Phúc Lộc (sau gọi là Phúc Thọ ) tức là địa bàn xã Đường Lâm
ngày nay.
Từ sau cách mạng tháng Tám, tổng Cam Gía Thịnh có tên mới là xã
Phùng Hưng, đến ngày 21/11/1964 xã Phùng Hưng đổi thành Đường Lâm
trực thuộc huyện Tùng Thiện, tỉnh Sơn Tây. Năm 1965 tỉnh Sơn Tây sát nhập
với tỉnh Hà Đông thành tỉnh Hà Tây, cũng năm đó chính quyền trung ương
quyết định sát nhập ba huyện là Bát Bạt, Quảng Oai, Tùng Thiện thành huyện
Ba Vì. Năm 1976 sát nhập Hà Tây với Hoà Bình thành Hà Sơn Bình. Ngày
29/12/1978 Quốc hội thông qua đề nghị chuyển huyện Ba Vì về thủ đô Hà
Nội, năm 1982 Đường Lâm được sát nhập vào thị xã Sơn Tây thuộc thành

phố Hà Nội. Ngày 1/11/1991 thị xã Sơn Tây lại chuyển về tỉnh Hà Tây.
Ngày 01/08/2008 thực hiện nghị quyết Quốc hội về việc mở rộng địa
giới hành chính thủ đô, 14 huyện, thành phố của tỉnh Hà Tây cũ, 4 xã của

Nguyễn Thị Dung

K32G – Việt Nam học
14


Khoá luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình và huyện Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc sát nhập
về Hà Nội thì Đường Lâm hiện nay thuộc thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội.
Không những vậy, nhiều chặng đường lịch sử của dân tộc còn ghi dấu ấn tại
Đường Lâm, đây là nơi sản sinh ra nhiều danh nhân như Ngô Quyền, Bố Cái
Đại Vương Phùng Hưng, thám hoa Giang Văn Minh, Bà Man Thiện (mẹ của
Hai Bà Trưng), bà chúa Mía (Vương Phi của chúa Trịnh Tráng), khâm sai đại
thần, Bộ trưởng nội vụ, phó thủ tướng Phan Kế Toại, thám hoa Kiều Mậu
Hãn, họa sĩ Phan Kế An, phó tổng thống Nguyễn Cao Kỳ. . .Mặt khác, nơi
đây còn lưu giữ những nét văn hoá cổ, nếu như phố cổ Hà Nội có lịch sử ra
đời, phát triển gắn liền với những thăng trầm biến cố, hưng thịnh của Thăng
Long kinh đô, kinh thành của nước Đại Việt xưa. Hội An - Quảng Nam cũng
là thương cảng sầm uất của xứ Đàng trong bị trị vì của nhiều đời chúa
Nguyễn, những nơi ấy mang trong mình nét đặc trưng của thương mại, đại
diện cho tầng lớp vua chúa, quan lại, quý tộc phong kiến, tiểu thương người
Hoa, người Mã Lai thì làng cổ Đường Lâm với cái tên quen thuộc mà các sử
gia hay gọi từ lâu “làng Việt cổ” “Làng cổ đá ong” lại mang trong mình tất cả

những nét đặc trưng, điển hình, tiêu biểu của làng quê nông nghiệp, nông thôn
Việt Nam khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Làng cổ Đường Lâm vẫn còn nguyên
vẹn những thuần phong mỹ tục, cuộc sống đậm đà chất nông nghiệp nông
thôn hay cảnh quan môi trường giao tiếp, điều đó cho thấy Đường Lâm mang
không gian của một làng cổ thuần Việt. . . Ngoài ra trong những câu ca dao,
tục ngữ, văn học dân gian Việt Nam có những gì đẹp đẽ nhất, thân thương
nhất của nông thôn quê xưa thì làng cổ Đường Lâm là một bức tranh hội tụ
đầy đủ những điều ấy như: luỹ tre, cánh đồng, cây đa, giếng nước, sân đình. . .
Không chỉ dừng ở nét đẹp văn hóa đó, Đường Lâm còn có bề dày lịch
sử ngàn năm từ thủa các vua Hùng dựng nước tới nay. Là vùng đất địa linh
nhân kiệt “Một ấp hai vua” đất Đường Lâm đã đi vào lịch sử, nơi chôn nhau

Nguyễn Thị Dung

K32G – Việt Nam học
15


Khoá luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

cắt rốn của các vị anh hùng dân tộc là Phùng Hưng và Ngô Quyền trong cuộc
đấu tranh giành độc lập từ thế kỷ VII đến thế kỷ XX.
Phùng Hưng:
Phùng Hưng xuất thân từ dòng dõi cự tộc, hào trưởng đất Đường Lâm _
Đường Lâm xưa kia vốn là vùng gò đồi, rừng cây rậm rạp, thú vật dữ tợn
thường hay lui tới nên nơi đây được gọi là Đường Lâm hay Cam Lâm. Phùng
Hưng có tên tự là Công Phấn, cháu bảy đời của Phùng Tói Cái- người đã từng
được vào trong cung nhà Đường Cao Tổ. Bố của Phùng Hưng là Phùng Hạp

Khanh, một người hiền tài đức độ, khoảng năm Nhâm Tuất (722) đời Đường
Khai Nguyên ông đã tham gia vào cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan, sau
đó ông trở về quê chăm chú công việc điền viên và trở nên giàu có. Theo sự
tích thì Phùng Hạp Khanh có một người vợ họ Sử, ông bà sinh được ba người
con trai khôi ngô khác thường, lớn lên ai cũng có sức khoẻ, có thể kéo trâu,
quật hổ. Anh cả là Phùng Hưng, em thứ hai là Phùng Hải (tự là Tử Hào) và
em út là Phùng Dĩnh (tự là Danh Đạt), đến năm ba anh em 18 tuổi thì cha mẹ
đều mất. Cho đến ngày nay, ngày sinh và ngày mất của Phùng Hưng vẫn chưa
rõ, theo một nguồn dã sử cho biết Phùng Hưng sinh ngày 25 tháng 11 năm
Canh Tý (760) và mất ngày 13 tháng 8 năm Nhâm Ngọ (801) thọ 41 tuổi.
Trong ba anh em, Phùng Hưng là người có sức khoẻ và khí phách đặc
biệt, ông đã được sử sách và truyền thuyết lưu truyền về tài đánh trâu, quật hổ
ở Đường Lâm. Có lần ông đánh được hai con trâu mộng đang húc nhau, dân
làng ai cũng thán phục. Lần khác lại trừ được hổ dữ bằng mưu kế, đem lại
bình yên cho xóm làng. Tới bây giờ Đường Lâm vẫn còn lưu truyền câu
chuyện đó. Truyện kể rằng: thủơ ấy trên đồi có rừng đại ngàn rậm rạp, dưới
trằm rộc lau lách um tùm, năm ấy cọp về có một con cọp hung dữ đã bắt đi
bao mạng người. Dân trong vùng sợ hãi không dám vào đồi kiếm củi hái chè.
Đêm đêm cọp dữ còn mò vào làng rình bắt trâu, bò, lợn, gà. Khắp cả làng

Nguyễn Thị Dung

K32G – Việt Nam học
16


Khoá luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2


chưa nhọ mặt người đã vội vã về nhà, luồng lạch rấp kín, cổng ngõ văng chặt,
xóm làng mang trong mình nỗi sợ hãi. Thuở ấy có một chàng trai cực kỳ khoẻ
mạnh quyết tâm diệt trừ hổ dữ, trừ hoạ cho dân làng. Lựa một tháng cuối
đông gió bấc se sắt thổi, khí lạnh trên đồi tràn về làm rợn rợn da người, chàng
trai bện người nộm đem vào đồi đến bên mép nước cắm xuống, ba bốn đêm
liền như thế. Đêm ấy như bao đêm khác hổ dữ ra vũng nước duy nhất còn sót
lại trong vùng, trước khi vục đầu xuống uống hổ ta lấy tay tát người nộm như
mọi khi thường làm. Nhưng nó đâu có ngờ hôm nay có một cánh tay rắn chắc
đã túm chặt lấy bờm nó và liên hồi giáng xuống những quả đấm nặng như búa
tạ. . . Chàng trai thông minh, dũng cảm có sức khỏe phi thường đó chính là
Phùng Hưng.
Phùng Hưng còn là vị anh hùng đầu tiên trong những con người ưu tú
của Đường Lâm, đồng thời cũng là người anh hùng đầu tiên đã đánh chiếm lại
thành Tống Bình (Hà Nội) trụ sở của chính quyền đô hộ lúc đó và xây dựng
nền tự chủ trong khoảng gần chục năm. Vào nửa thế kỷ thứ VIII, chính quyền
thống trị của nhà Đường trên đất nước ta bắt đầu suy yếu, ở Châu Thành lúc
đó khoảng năm Đinh Mùi (767) đời Đường Đại Lịch có giặc Côn Lôn và Chà
Và vào quấy nhiễu. Trương Bá Nghi – kinh lược sử nhà Đường lúc ấy đang
giữ thành đợi quân cứu viện. Cao Chính Bình được lệnh đem quân tới đánh
tan giặc ở Chu Diên và sau đó y được giữ chức đô hộ An Nam, Cao Chính
Bình ỷ thế tự ý làm càn, y khét tiếng về hà khắc và tham nhũng, vơ vét của cải
của nhân dân ta và làm cho nhân dân ta oán hận. Nhân tình thế đó Phùng
Hưng và hai em Phùng Hải và Phùng Dĩnh phát động nhân dân khởi nghĩa.
Nhân dân đông đúc có đến vài vạn người. Cuộc khởi nghĩa thắng lợi đã thu
được Châu Đường Lâm và những vùng lân cận. Phùng Hưng xưng là Đô
Quân, Phùng Hải xưng là Đô Bảo, Phùng Dĩnh xưng là Đô Tổng chia quân đi

Nguyễn Thị Dung

K32G – Việt Nam học

17


Khoá luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

trấn giữ những nơi hiểm yếu. Cao Chính Bình đem quân đi đàn áp nhưng
chưa phân thắng bại, tình hình diễn ra như vậy hơn 20 năm.
Năm Tân Mùi (791) mùa hạ tháng 4 Phùng Hưng cùng các tướng lĩnh
đem quân vây đánh Tống Bình, quân của Phùng Hưng chia làm năm đạo do
các tướng Phùng Hải, Phùng Dĩnh, Đỗ Anh Hàn và chủ tướng Phùng Hưng
tiến công vây thành. Quân của Cao Chính Bình đem ra chống cự , cuộc chiến
đấu diễn ra trong 7 ngày, quân địch chết nhiều. Cao Chính Bình phải vào cố
thủ trong thành lo sợ cuối cùng bị ốm rồi chết. Phùng Hưng chiếm lĩnh thành
trì và vào phủ đô hộ coi chính sự đất nước được 7 năm thì mất. Sau khi mất
con trai ông là Phùng An lên nối ngôi, dâng tôn hiệu cha là Bố Cái Đại
Vương. An nối ngôi được 2 năm thì chính quyền rơi vào tay giặc, nền dân chủ
vừa mới xây dựng chỉ tồn tại vẻn vẹn trong 9 năm.
Theo nguồn sử liệu, truyền thuyết dân gian ở vùng Đường Lâm kể lại,
Phùng Hưng chết rồi còn hiển linh, thường hiện hình trong dân gian giúp dân
trong lúc hoạn nạn, dân làng cho là linh ứng, lập miếu để thờ tự tại Đường
Lâm, sau này Phùng Hưng còn hiển linh giúp cho Ngô Quyền đánh giặc trên
sông Bạch Đằng. Để tỏ lòng ngưỡng mộ đối với người anh hùng dân tộc họ
Phùng nhân dân lập đền thờ ở đình Quảng Bá (Hà Nội), đình Triều Khúc (Hà
Nội), đình Thanh Oai (Hà Nội). . .
Ngô Quyền
Nói đến Phùng Hưng không thể không nói đến người con ưu tú nữa đó
là Ngô Quyền. Với chiến thắng đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng
(938) Ngô Quyền đã đi vào lịch sử võ công hiển hách chống giặc ngoại xâm

của dân tộc ta.
Ông sinh ngày 12 tháng 03 năm Đinh Tỵ (897) ở ấp Đường Lâm- mảnh
đất đã từng sản sinh và nuôi dưỡng Phùng Hưng, người anh hùng của cuộc
khởi nghĩa chống ách đô hộ nhà Đường thế kỷ VII. Ngô Quyền là người con

Nguyễn Thị Dung

K32G – Việt Nam học
18


Khoá luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

trai thứ sử Ngô Mân, một hào trưởng địa phương. Lớn lên trên vùng đất quê
hương có truyền thống anh hùng và được sự rèn rũa của cha. Ngô Quyền sớm
tỏ rõ chí khí phi thường của một trang nam nhi tuấn kiệt. Vốn có thân thể
cường tráng, trí tuệ sáng suốt, lại thường xuyên tập luyện võ nghệ nên tiếng
tăm của chàng thanh niên họ Ngô đã lan xa một vùng. Trong niên biểu sử gốc
đã phác họa lại hình ảnh hùng dũng của Ngô Quyền “Vẻ khôi ngô, mắt sáng
như chớp, dáng đi như cọp, có trí dũng, sức có thể nhấc vạc giơ cao”.
Trước khi lập nên chiến công Bạch Đằng, Ngô Quyền đã từng tham gia
xây dựng chính quyền họ Khúc năm 920. Ngô Quyền đi theo Dương Đình
Nghệ – một tướng của họ Khúc ở đất Ái Châu (Thanh Hoá). Dương Đình
Nghệ là anh hùng dân tộc từng có công đánh đuổi giặc Nam Hán, chiếm lại
thành Đại La năm 931, thúc đẩy bước tiến của cuộc đấu tranh giải phóng dân
tộc. Dương Đình Nghệ lên cầm quyền, tự xưng tiết độ sứ, giao cho Ngô
Quyền cai quản Ái Châu. Yêu mến tài năng và nhiệt huyết cứu đời giúp nước
của Ngô Quyền. Dương Đình Nghệ đã gả con gái cho ông. Trong 5 năm (934938) quản lĩnh đất Ái Châu, Ngô Quyền trổ tài lực, đem lại yên vui cho nhân

dân trong hạt.
Năm 937 Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn- một thuộc tướng và là
hào trưởng đất Phong Châu- giết hại để đoạt chức tiết độ sứ, kẻ phản nghịch
gây loạn khi giặc Nam Hán đang lăm le bờ cõi. Một lần nữa nền độc lập tự
chủ của dân tộc mới giành được sau đêm trường Bắc thuộc lại bị đe doạ
nghiêm trọng. Trước làn sóng căm giận của nhân dân. Kiều Công Tiễn đê hèn
vội vã cho người sang cầu cứu chúa Nam Hán. Lợi dụng cơ hội này, chúa
Nam Hán là Lưu Cung đã nhanh chóng thực hiện kế hoạch xâm lược nước ta.
Y giao cho con trai là Vạn Vương Hoàng Tháo làm tĩnh hải Vương quân tiết
độ sứ, lại đổi phong là Giao Vương. Chúa Nam Hán cũng thân đem hậu quân
đóng ở trấn Hải Mãn (Quảng Tây- Trung Quốc) sát biên giới nước ta để yểm

Nguyễn Thị Dung

K32G – Việt Nam học
19


Khoá luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

trợ cho con. Trước hành vi phản nghịch của Kiều Công Tiễn, Ngô Quyền đã
nhanh chóng tập hợp lực lượng, phất cao ngọn cờ yêu nước trừ nội phản, diệt
ngoại xâm. Các hào trưởng từ nhiều nơi đem binh về với Ngô Quyền.
Mùa đông năm 938, Ngô Quyền vượt đèo Ba Dội tiến vào Đại La, bêu
đầu tên phản bội Kiều Công Tiễn ở thành, họa nội giám đã diệt xong, Ngô
Quyền có thể rảnh tay đối phó với giặc ngoại xâm. Ông đưa ra kế sách phá
địch thật tài tình. Ngô Quyền cho bố trí một trận địa cọc nhọn bịt sắt cắm
xuống sông Bạch Đằng. Nhân khi nước thuỷ triều lên dụ thuyền địch vào bên

trong hàng cọc, đợi khi thuỷ triều xuống liền tập trung chủ lực tiêu diệt địch
bằng một trận quyết chiến nhanh gọn.
Tháng 12 năm Mậu Tuất (938) các chiếc thuyền của quân Nam Hán
hùng hổ vượt biển tấn công vào Bạch Đằng, chúng đã đi vào trận địa mai
phục của Ngô Quyền, bị đánh bất ngờ nên chỉ trong thời gian ngắn, chiến
thuyền của giặc bị đắm gần hết, quân giặc chết vô kể. Sách Đại Việt sử ký
toàn thư đã ghi lại chiến công lịch sử oai hùng này: “ Trận Bạch Đằng năm
ấy, quân giặc chết quá nửa, chảy loang đỏ cả khúc sông, tướng Hoàng Tháo
cũng bị đâm chết tại trận. Còn Lưu Yểm sợ hãi phải thu tàn quân chạy về
Phiên Ngung”. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã đập tan ý trí xâm lược
của kẻ thù. Chúng đã kinh hoàng trước thất bại bất ngờ và trỏ về nước từ đó
bỏ mộng thôn tính nước ta.
Sau chiến thắng, Ngô Quyền bắt tay xây dựng quốc gia, Ngô Quyền
xưng vương, bãi bỏ chức tiết độ sứ, đóng đô ở Cổ Loa (Đông Anh- Hà Nội).
Để củng cố trật tự triều chính Ngô Quyền đặt ra chức quan văn võ, quy định
nghi lễ trong triều. Tuy nhiên thời gian tại ngôi của Ngô Quyền thật ngắn
ngủi, chỉ được 6 năm (939-944). Ông mất ngày 18 tháng giêng năm Giáp
Thìn (944), thọ 47 tuổi.

Nguyễn Thị Dung

K32G – Việt Nam học
20


Khoá luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

*Một nhân vật lỗi lạc nữa đã để lại mốc son chói lọi trong trang sử

nước nhà là thám hoa Giang Văn Minh. Ông sinh năm Nhâm Ngọ (1582) ở
làng Mông Phụ. Tháng 2 năm Mậu Thìn (1628) đời Lê Vĩnh Tộ ở nước ta ông
dự khoa thi Hội, đỗ nhất giáp tiến sĩ, cập đệ tam danh, khoa thi này không có
ai đỗ Trạng Nguyên hay Bảng Nhãn, vì vậy ông là người đỗ cao nhất trong cả
khoa thi. Sau khi đỗ đạt ông lần lượt được bổ nhiệm vào các chức vụ như
Binh khoa đô cấp sự trung (1630), Thái bộc tự khanh (1631).
Vào năm Dương Hoà thứ 3 (1637) ông và Thiên đô ngự sử Nguyễn
Duy Hiểu được vua cử làm chánh sứ dẫn đầu đoàn sứ bộ sang cầu phong và
tuế cống nhà Minh (vật cống nạp là một hình nhân người đúc bằng vàng). Lần
đi này, thám hoa Giang Văn Minh có một mục đích là làm sao để bỏ được cái
lệ này cho đất nước mình, khi được vào yết kiến vua, thám hoa Giang Văn
Minh đã kêu khóc rất to, nhà vua thấy thế liền hỏi: “Vì sao ngươi khóc. . .
thám hoa mới tâu rằng “Hôm nay là ngày giỗ cụ ba đời nhà tôi, tôi không
được ở nhà dự lễ nên tôi buồn, tôi khóc”. Nhà vua bèn nói: “Cụ ba đời đã mất
rất lâu rồi, đã là chuyện xưa rồi, sao nhà ngươi còn đau buồn nữa”, thám hoa
liền nói: “Vậy lệ cống nạp lễ vật cũng đã có từ lâu rồi, sao đến giờ vẫn phải
cống nạp. . . Vua thấy thế cũng phải liền bãi bỏ tục cống nạp cho nước Việt,
nhưng nhà vua lại ra một vế đối “Đồng trụ chí kim đài dĩ lục. . . (nghĩa là: Cột
đồng đến nay rêu đã xanh, hàm ý nhắc đến việc Mã Viện từng đàn áp cuộc
khởi nghĩa Hai Bà Trưng, sau đó cho chôn một chiếc cột đồng với lời nguyền:
“Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt”- (Cột đồng gãy thì Giao Chỉ- tức Đại Việt- bị
diệt vong). Trước sự ngạo mạn đó Giang Văn Minh đã hiên ngang đối lại
rằng: “Đằng Giang tự cổ huyết do hồng” – (Nghĩa là: Sông Đằng từ xưa máu
còn đỏ). Vế đối này vừa chỉnh, vừa có ý nhắc lại việc người Việt đã ba lần
đánh tan quân xâm lược phương Bắc trên sông Bạch Đằng.

Nguyễn Thị Dung

K32G – Việt Nam học
21



Khoá luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Vào thời bấy giờ, câu đối này được xem là cái tát thẳng vào mặt vua
Minh trước đông đảo văn võ bá quan của Thiên triều và sứ bộ các nước. Bất
chấp luật lệ bang giao, vua Minh đã trả thù bằng cách trám đường vào miệng
và mắt ông, rồi cho người mổ bụng xem “bọn xứ thần An Nam to gan lớn mật
đến đâu”. Sự việc này xảy ra vào ngày mùng 02 tháng 06 năm Kỷ Mão
(1639). Vua Minh tiếc một bậc hiền tài danh liền cho người ướp xác ông bằng
bột thuỷ ngân và cho sứ bộ ta đem thi hài ông về nước.
Khi thi hài của ông về đến kinh thành Thăng Long, vua Lê Thần
Tông và chúa Trịnh Tráng bái kiến linh cữu của ông và truy tặng chức Công
bộ tả thị Lang, tước Vinh quận công, ban tặng câu: “Sứ bất nhục quân mệnh,
khả vi thiên cổ anh hùng”- (tức là : Sứ thần không làm nhục mệnh vua, xứng
đánh là anh hùng thiên cổ). Sau khi thi hài được đưa về nước, Giang Văn
Minh được chôn cất tại đồng Dưa, thuộc xứ Gò Đông, thôn Mông Phụ, xã
Đường Lâm.
Vốn là mảnh đất giàu truyền thống, đến những năm đầu thế kỷ XX,
làng Mông Phụ lại sinh những người con ưu tú khác, đó là cụ Phan Kế Toại.
Phan Kế Toại (1898-1973) là con trai Tuần phủ Phan Kế Tiến, lúc còn trẻ ông
được cha cho đi du học Pháp và ông được đưa vào đào tạo ở trường “Hành
chính” trong khi nguyện vọng ông muốn học luật. Tại đây, ông đã được lãnh
tụ Nguyễn Ái Quốc đã khuyên ông nên học trường “ Hành chính” sau này có
nhiều điều kiện giúp ích cho nhà nước. . .(Theo lời kể của hoạ sĩ Phan Kế
An). Học xong Phan Kế Toại về nước, ông được thăng nhậm từ “ tri phủ” đến
“Khâm sai đại thần”. Sau cách mạng tháng Tám bùng nổ ông bỏ nhiệm sở về
nhà, sống nhàn tản như một người làng Mông Phụ. Nếu có ai hỏi ông chỉ cười

mà rằng: “Lão giả an tri”- (Gìa cần sự yên ổn). Một thời gian ông nhận được
thư của Chủ Tịch Hồ Chí Minh và lên Việt Bắc tham gia vào cuộc kháng
chiến trường kỳ của dân tộc. Tại chiến khu ông được chính phủ cử giữ chức:

Nguyễn Thị Dung

K32G – Việt Nam học
22


Khoá luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Ở cương vị của mình trong chính phủ kháng chiến tại
Việt Bắc ông đã có một phần đóng góp rất khoa học, quan trọng. Hoà bình lập
lại (1945) ông cùng chính phủ về Hà Nội và được Đảng, Nhà nước cử giữ
chức Phó thủ tướng Chính Phủ.
*Trong thời kỳ hiện đại còn một người nữa phải kể đến là Bộ trưởng
Bộ Thủy lợi Hà Kế Tấn. Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền
thống về nghề thợ mộc, ông nội được cả vùng trân trọng gọi là “cụ Mục”(Người cai quản thợ của cả sứ Đoài). Lớn lên ông ra Hà Nội kiếm sống và
được giác ngộ lý tưởng cách mạng, trong phong trào dân chủ (1936-1939)
ông đã lập ra “Ái quốc thợ mộc” ở Hà Nội, đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ. . .
Toàn quốc kháng chiến ông lên chiến khu, hoà bình lặp lại ông được Đảng và
Chính phủ cử giữ chức Bộ trưởng Bộ Thuỷ lợi. Có thể nói Bộ trưởng Hà Kế
Tấn là một trong những người đầu tiên đặt nền móng cho công trình thuỷ điện
Hoà Bình hôm nay
Cũng giống như cụ Phan Kế Toại, cụ Hà Kế Tấn cũng hết sức chăm lo
cho đến đời sống dân làng Đường Lâm, cụ là người quy hoạch và xây dựng
hệ thống thuỷ lợi của đồng đất Đường Lâm, vốn một vùng bán sơn địa rất khó

khăn trong canh tác đã bao đời nay. Suốt mấy chục năm qua (1946) nhờ vào
hệ thống tưới cấp I và II, đời sống người dân nơi đây cũng được cải thiện
đáng kể, một phần không nhỏ phải kể đến cụ.
Nói đến Đường Lâm còn rất nhiều tên tuổi khác như: cụ phó Bảng Kiều
Oánh Mậu, hoạ sĩ Phan Kế An , Phó tổng thống chế độ Việt Nam Cộng Hòa
Nguyễn Cao Kỳ. . .Không chỉ nổi danh là mảnh đất địa linh nhân kiệt “ một
ấp hai vua” lưu danh sử sách mà chúng ta còn biết đến một Đường Lâm bảo
tồn , phát huy được những vốn về nét đặc trưng của làng quê Việt. Hiện nay,
Đường Lâm có khoảng hơn 800 ngôi nhà cổ, trong đó nhiều ngôi nhà có niên
đại trên 100 năm tuổi theo lối kiến trúc xây dựng bằng đá ong, trong đó Mông

Nguyễn Thị Dung

K32G – Việt Nam học
23


Khoá luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Phụ là nơi lưu giữ được nhiều nét cổ kính nhất với khoảng 45 ngôi nhà cổ có
niên đại trên 100 đến 200 năm tuổi. Những ngôi nhà cổ này phần lớn có
khuôn viên và đều không quay mặt thẳng ra đường, nhà nào cũng xây tường
bao. Không chỉ vậy, hình ảnh cổng làng, cây đa, bến nước, sân đình, đường
làng quanh co trải rộng trên địa thế uốn lượn của quả đồi với ruộng bậc thanh
thấp và dòng sông Tích hiền hoà đã tô đậm nét đẹp giá trị lịch sử cũng như
giá trị văn hoá của làng cổ Đường Lâm. Do vậy, tìm hiểu làng cổ Đường Lâm
không chỉ tìm hiều những nét đẹp xa xưa mà còn gợi lên một cảm hứng đối
với người muốn tìm lại quá khứ cổ kính của vùng đất xưa.


Nguyễn Thị Dung

K32G – Việt Nam học
24


Khoá luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2
CHƯƠNG 2

KIẾN TRÚC LÀNG CỔ ĐƯỜNG LÂM
Lật lại những trang sử của ngành kiến trúc Việt Nam người ta thấy rằng
kiến trúc Việt Nam ra đời rất sớm. Có thể đã xuất hiện từ thời Vua Hùng
dựng nước, cách nay khoảng 4000 năm, làng xóm cũng xuất hiện vào thời kỳ
này, người Việt cổ lúc bấy giờ đã biết bào gỗ làm nhà tránh hổ sói, họ đã biết
quần tụ nhau lại để xây dựng xóm làng. Theo các nhà kiến trúc cho rằng, làng
xã Việt Nam có tính quần thể cao, với lối kiến trúc đơn giản nhẹ nhàng phù
hợp với khí hậu và tập quán của người dân Việt.
Là một trong những làng cổ Việt ở xứ Đoài, nơi đây còn giữ được nét
duyên dáng, độc đáo của làng quê Việt Nam với cây đa, bến nước, mái đình,
mà còn là một làng mang dấu ấn của nền văn minh lúa nước xuất hiện rất sớm
đã được bảo tồn nguyên vẹn ở Đường Lâm, bởi đây còn lưu giữ cách tổ chức
sinh hoạt, trong giao tiếp, trang phục lễ hội, phong tục tập quán mà hơn tất cả
là sự tồn tại của hàng loạt những ngôi nhà cổ với lối kiến trúc có dãy nhà trên
và dãy nhà ngang thường là ba gian hai chái, trước có sân và vườn hoa cây
cảnh. Xen lẫn vào đó là những ngõ nhỏ đá ong, cổng đá ong, giếng nước đá
ong và nhiều kiến trúc di tích lịch sử văn hoá: Đình Mộng Phụ, nhà thờ họ
Giang, nhà thờ họ Phan vô cùng quý giá. Cách làng Mông Phụ không xa là

thôn Đông Sàng, nơi đây có đền Phủ nguyên là hành cung thờ bà Chúa Mía
(nay gọi là Chùa Mía) - ngôi chùa này nằm ngay trung tâm của làng và được
xây dựng năm 1632 niên hiệu Đức Long thứ 7. Chùa Mía từng được mệnh
danh là “Bông hoa nghệ thuật tạo hình Việt Nam thế kỷ 17”, ngoài ra vùng
còn hệ thống kiến trúc lăng như: lăng Phùng Hưng, lăng Ngô Quyền.
Nếu ai đó có dịp đi dọc chiều dài đất nước hẳn sẽ thấy được những giá
trị cổ xưa của ngôi làng cổ này, bởi vị trí địa lý cũng như nhu cầu sinh hoạt

Nguyễn Thị Dung

K32G – Việt Nam học
25


×