Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật trong tiểu thuyết hồn bướm mơ tiên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (500.61 KB, 61 trang )

Trường đại học sư phạm Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
**************

VŨ THỊ THẮM

NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ TÂM LÍ
NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT
HỒN BƯỚM MƠ TIÊN

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học
THS. THÀNH ĐỨC BẢO THẮNG

HÀ NỘI – 2010

Vũ Thị Thắm

K32E - Văn


Trường đại học sư phạm Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp


LỜI CẢM ƠN

Tác giả khoá luận xin cảm ơn ThS. Thành Đức Bảo Thắng, người đã
tận tình hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình thực hiện đề tài!
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Ngữ
văn đặc biệt là các thầy, cô giáo trong tổ Văn học Việt Nam đã động viên, chỉ
bảo tác giả trong suốt quá trình học tập và triển khai khoá luận!

Hà Nội, ngày 30 tháng 4 năm 2010
Tác giả khoá luận

Vũ Thị Thắm

Vũ Thị Thắm

K32E - Văn


Trường đại học sư phạm Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những nội dung mà tôi trình bày trong khoá luận là
kết quả nghiên cứu của bản thân tôi, dưới sự hướng dẫn của ThS. Thành Đức
Bảo Thắng.
Những nội dung này không trùng lặp với kết quả nghiên cứu của tác
giả nào. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.


Hà Nội, ngày 30 tháng 4 năm 2010
Tác giả khoá luận

Vũ Thị Thắm

Vũ Thị Thắm

K32E - Văn


Trường đại học sư phạm Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

MỤC LỤC

Trang
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
1

Mở đầu
1. Lí do chọn đề tài

1

2. Lịch sử vấn đề

2


3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

4

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4

5. Phương pháp nghiên cứu

4

6. Đóng góp của khóa luận

5

7. Bố cục khóa luận

5
6

Nội dung
Chương 1. Những vấn đề chung

6

1.1. Vài nét về lịch sử và sự ra đời của Tự lực văn đoàn

6


1.2. Khái Hưng, vị trí của Khái Hưng trong Tự lực văn đoàn

8

1.2.1. Khái Hưng

8

1.2.2. Vị trí của Khái Hưng trong Tự lực văn đoàn

10

1.3. Vai trò của việc miêu tả tâm lí trong tiểu thuyết

13

1.4. Giới thiệu tiểu thuyết Hồn bướm mơ tiên

14

Chương 2. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của Khái Hưng
trong tiểu thuyết Hồn bướm mơ tiên
2.1. Nghệ thuật tạo dựng tình huống

16

2.1.1. Tình huống truyện khơi gợi cảm giác

16


2.1.2. Thời gian nghệ thuật

19

Vũ Thị Thắm

K32E - Văn


Trường đại học sư phạm Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

2.1.3. Không gian nghệ thuật

20

2.2. Tâm lí tình ái với cảm xúc nhẹ nhàng, thanh thoát

22

2.3. Tâm lí tình ái trong sự dung hòa thỏa hiệp với tôn giáo

26

Chương 3. Các thủ pháp nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật

31


3.1. Miêu tả tâm lí nhân vật qua ngoại hiện

34

3.2. Miêu tả tâm lí nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại

34

3.3. Miêu tả tâm lí nhân vật qua độc thoại nội tâm

43

3.4. Miêu tả tâm lí nhân vật qua miêu tả thiên nhiên

47

Kết luận

52

Tài liệu tham khảo

53

Vũ Thị Thắm

K32E - Văn


Trường đại học sư phạm Hà Nội 2


Khoá luận tốt nghiệp

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Khái Hưng là một nhà văn lớn, một nhà tiểu thuyết tài hoa. Cùng với
Nhất Linh, ông là tác giả chủ chốt của Tự lực văn đoàn. Văn phẩm của ông
bao gồm nhiều thể loại: tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện trẻ em, kịch, thơ,
khảo cứu, phê bình… Ở thể loại nào Khái Hưng cũng gặt hái được thành
công. Nhưng văn nghiệp chính và gặt hái được nhiều thành công của ông là
tiểu thuyết. Đương thời nhiều vấn đề trong tiểu thuyết của nhà văn có ý nghĩa
về mặt xã hội và văn chương. Những tiểu thuyết của Khái Hưng đã thể hiện
và khẳng định rất rõ mục đích, tôn chỉ của Tự lực văn đoàn, đồng thời cũng
góp phần đáng kể vào tiến trình hiện đại hoá văn xuôi Việt Nam giai đoạn
1932 - 1945. Vì vậy việc tìm hiểu, nghiên cứu tiểu thuyết của Khái Hưng
mang lại nhiều ý nghĩa.
Khái Hưng trong văn xuôi cũng như Xuân Diệu trong thơ được xem là
những tác giả của cái mới, của tuổi trẻ và lòng yêu đời. Tiểu thuyết Khái
Hưng đã lôi cuốn và gây ấn tượng mạnh mẽ tới người đọc một thời. Tác phẩm
của Khái Hưng tuy chưa gắn với những sự kiện và yêu cầu cấp thiết của đời
sống xã hội lúc đó, nhưng Khái Hưng đã thể hiện được tâm lí xã hội trong xu
hướng muốn giải phóng cá nhân, khát khao cuộc sống mới, lí tưởng phần nào
làm dịu đi sự ngột ngạt của không khí chính trị dưới chế độ thực dân phong
kiến. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của Khái Hưng là tiểu thuyết Hồn
bướm mơ tiên. Đây là tiểu thuyết đầu tay của Khái Hưng và cũng là tiểu
thuyết đầu tiên của Tự lực văn đoàn (1933). Tiểu thuyết được độc giả hoan
nghênh và có tiếng vang trên văn đàn văn học.

Vũ Thị Thắm


K32E - Văn


Trường đại học sư phạm Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

Qua miêu tả tâm lý chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy hình ảnh của
nhân vật và sức sống của nó hiện ra một cách chân thực, đem lại ấn tượng sâu
sắc cho người đọc. Chính vì vậy chúng tôi lựa chọn đề tài này.
Chọn đề tài này, chúng tôi thấy nó mang nhiều ý nghĩa bởi Khái Hưng
là một nhà văn lớn, việc nghiên cứu tác phẩm của ông là công việc không hề
nhỏ, nhẹ. Với đề tài này, chúng tôi có thể hiểu sâu hơn về tác phẩm, về tâm lý
của thế hệ thanh niên 1932 - 1945. Đồng thời thấy được tài năng của Khái
Hưng ở thể loại tiểu thuyết.
Với đề tài này, chúng tôi hi vọng rằng nó sẽ là tài liệu tham khảo hữu
ích. Vì Khái Hưng là một tác giả lớn nhưng chưa được giới thiệu trong trường
phổ thông. Và những sách, tài liệu viết về Khái Hưng không nhiều và không
được phát hành phổ biến như các tác giả khác.
Với những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Nghệ thuật miêu tả
tâm lí nhân vật của Khái Hưng trong tiểu thuyết Hồn bướm mơ tiên”.
2. Lịch sử vấn đề
Hơn 70 năm qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều bài viết về
tiểu thuyết của Khái Hưng. Đặc biệt là tiểu thuyết đầu tay Hồn bướm mơ tiên
đã tốn không ít giấy mực của giới nghiên cứu phê bình văn học. Các nhà
nghiên cứu đã khai thác trên phương diện nội dung và hình thức của tiểu
thuyết. Nhưng nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của Khái
Hưng trong tiểu thuyết Hồn bướm mơ tiên lại chưa được khai quan tâm một
cách thoả đáng. Lịch sử của vấn đề này mới chỉ dừng lại ở giới hạn các bài

viết hay lời nhận định của các nhà nghiên cứu liên quan đến tác giả và tác
phẩm Hồn bướm mơ tiên.
Từ 1933, khi viết lời tựa Hồn bướm mơ tiên, Nhất Linh đã nhận xét:
"Ông (Khái Hưng) khéo đem một vài nhận xét tinh vi, một vài việc xảy ra
thích đáng để phô diễn tâm lí những nhân vật trong truyện" [9, 1].

Vũ Thị Thắm

K32E - Văn


Trường đại học sư phạm Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

Trần Thanh Mại cũng đánh giá cao Hồn bướm mơ tiên ở một số phương
diện, nhất là ở phương diện miêu tả tâm lý nhân vật: "Cách phô diễn tâm lí
của những vai chủ động" [10, 701].
Nhà văn Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại cũng đề cao không tiếc
lời: "Hiện nay, nhà văn được nam nữ thanh niên ưa chuộng, được họ coi là
người hiểu biết tâm hồn họ hơn cả có lẽ chỉ có Khái Hưng. Khái Hưng là nhà
văn rất am hiểu tâm lý phụ nữ" [2, 20].
Các nhà nghiên cứu trên đều khẳng định và đề cao nghệ thuật miêu tả
tâm lý nhân vật của Khái Hưng, đặc biệt là nắm bắt và thể hiện thành công
tâm lý thanh niên đương thời.
Trong Dưới mắt tôi nhà nghiên cứu Trương Chính nhấn mạnh: "Ông chú
ý tới những ý nghĩ, cử chỉ và sự biến đổi bên trong của nhân vật hơn là hình
thức bề ngoài. Ông phân biệt được rõ các động cơ khác nhau, có khi mâu
thuẫn nhau của một hành động và làm cho ta thấy rõ được sự mâu thuẫn đó.
Ông là nhà văn quan sát kĩ và có một hiểu biết sâu sắc về tâm lí con người"

[18, 28].
Trong Từ điển văn học chủ yếu nói tới khía cạnh nội dung của tiểu
thuyết: "Một chuyện tình éo le đầy ảo mộng dưới mái chùa, một tình yêu lí
tưởng hoá, không cần sum họp mà "yêu nhau trong linh hồn trong lý tưởng"
[16, 346].
Những năm gần đây có nhiều công trình nghiên cứu về Khái Hưng, trong
đó có một số công trình lớn:
1. Vu Gia (1993), Khái Hưng nhà tiểu thuyết, NXB Văn Hóa Hà Nội
Trong công trình nghiên cứu của mình Vu Gia giới thiệu các tiểu thuyết
của Khái Hưng, trong đó có tiểu thuyết Hồn bướm mơ tiên. Tác giả có sự
đánh giá, phân tích về nội dung và nghệ thuật của tiểu thuyết Khái Hưng.
Nhưng chưa đề cập tới vấn đề "Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật".

Vũ Thị Thắm

K32E - Văn


Trường đại học sư phạm Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

2. Ngô Văn Thư (1958), Bàn về tiểu thuyết Khái Hưng, NXB Thế giới
Trong công trình nghiên cứu của mình Khái Hưng có cái nhìn toàn diện
và hệ thống về tiểu thuyết Khái Hưng, trong đó ông có nhận xét về nghệ thuật
miêu tả tâm lí nhân vật của Khái Hưng trong Hồn bướm mơ tiên: "Ông miêu
tả tâm lí nhân vật qua việc thấu hiểu những việc xảy ra, những suy nghĩ, cử
chỉ, động tác, những đối thoại ở những thời điểm, hoàn cảnh khác nhau" [18,
86].
Như vậy từ khi tiểu thuyết Hồn bướm mơ tiên ra đời cho tới nay đã có

nhiều nhà nghiên cứu, đánh giá, nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân
vật nhưng chưa cụ thể. Từ những nhận định trên, chúng tôi xây dựng, nghiên
cứu đề tài "Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của Khái Hưng trong tiểu
thuyết Hồn bướm mơ tiên".
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở tiểu thuyết Hồn bướm mơ tiên của Khái Hưng đề tài nhằm
đi sâu tìm hiểu “Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của Khái Hưng trong
tiểu thuyết Hồn bướm mơ tiên”. Từ đó thấy được cái hay của tác phẩm, tài
năng của tác giả và những đóng góp quan trọng đối với quá trình hiện đại hoá
văn học dân tộc.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng
Đề tài chủ yếu đi sâu vào khai thác “Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân
vật của Khái Hưng trong tiểu thuyết Hồn bướm mơ tiên”.
4.2. Phạm vi
Để giải quyết những vấn đề mà đề tài đặt ra, chúng tôi giới hạn phạm vi
nghiên cứu là tiểu thuyết Hồn bướm mơ tiên của Khái Hưng.
Trong quá trình phân tích tìm hiểu để có sự đánh giá thoả đáng, chúng
tôi có sự so sánh, đối chiếu với tiểu thuyết Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách.

Vũ Thị Thắm

K32E - Văn


Trường đại học sư phạm Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

5. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp phân tích
Phương pháp so sánh
Phương pháp tổng hợp

6. Đóng góp của khóa luận
Khóa luận góp phần làm rõ nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của Khái
Hưng trong tiểu thuyết Hồn bướm mơ tiên. Đồng thời là một tư liệu tham
khảo thiết thực trong trong việc tìm hiểu tiểu thuyết Khái Hưng.
7. Bố cục của khoá luận
Khoá luận gồm ba phần:
Phần mở đầu
Phần nội dung: Gồm ba chương
Chương 1: Những vấn đề chung
Chương 2: Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của Khái Hưng trong
tiểu thuyết Hồn bướm mơ tiên.
Chương 3: Các thủ pháp nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật

Vũ Thị Thắm

K32E - Văn


Trường đại học sư phạm Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Vài nét về lịch sử và sự ra đời của Tự lực văn đoàn

Xã hội Việt Nam những năm 1930 – 1945 là một sự hội thực dân
phong kiến tối tăm và đầy biến động. Sau khi bình định toàn cõi Việt
Nam, thực dân Pháp tiến hành củng cố chính quyền và tiến hành chương
trình khai thác thuộc địa. Bọn chúng thực hiện chính sách cai trị đất nước
ta trên các mặt như kinh tế, chính trị, văn hóa… một cách triệt để làm
cuộc sống của nhân dân vô cùng cực khổ. Nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra
nhưng đều bị thực dân Pháp đàn áp, dìm trong bể máu. Năm 1930 Đảng
cộng sản Việt Nam ra đời đã lãnh đạo đứng lên đấu tranh đòi tự do dân
chủ và độc lập dân tộc.
Những chính sách cai trị của thực dân Pháp đặc biệt là chính sách
về văn hóa đã tác động mạnh mẽ tới xã hội Việt Nam. Nó cũng tạo ra
những thay đổi về mặt văn hóa. Ý thức hệ tư sản đã có mặt và ngày càng
phát huy ảnh hưởng đến đời sống tinh thần xã hội, quá trình đô thị hóa đã
làm xuất hiện một bộ phận văn hóa công chúng mới, công chúng thị dân
với quan niệm thẩm mĩ hoàn toàn khác, đời sống tinh thần chịu ảnh hưởng
sâu sắc của văn hóa và văn học phương Tây.
Không nằm ngoài quy luật chung, văn học trong giai đoạn này chịu
sự tác động mạnh mẽ của lịch sử. Văn học Việt Nam 1930 – 1945 phát
triển mau lẹ và phân chia thành nhiều bộ phận, xu hướng khác nhau. Sự
xuất hiện của các bộ phận văn học, trào lưu văn học làm cho nền văn học
trong giai đoạn này phong phú và đa dạng.

Vũ Thị Thắm

K32E - Văn


Trường đại học sư phạm Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp


Tự lực văn đoàn xuất hiện trong khoảng thời gian từ 1933 – 1942 là
tổ chức văn học đầu tiên của nước ta mang đầy đủ tính chất một hội đoàn
sáng tác theo nghĩa hiện đại. Hội đoàn ấy bắt đầu bằng một tờ báo, tờ
Phong hóa bộ mới và số đầu tiên phát hành vào tháng 8/9/1932 - đã lập
tức biến một tờ báo vốn đang ế ẩm thành một hiện tượng đột xuất trong
làng báo Hà Nội lúc ấy.
Tự lực văn đoàn do Nhất Linh sáng lập năm 1933 các cây bút chủ
lực của nhóm: Khái Hưng, Nhất Linh, Hoàng Đạo, bên cạnh đó còn có các
tên tuổi quen thuộc như Xuân Diệu, Thạch Lam, Tú Mỡ, Thế Lữ.
Tự lực văn đoàn là tổ chức có tôn chỉ gồm 10 điều mà chúng ta có
thể tổng hợp lại trong 4 điểm, thể hiện bốn phương diện nhận thức liên
quan khăng khít, tự thân chúng có ý nghĩa đối trọng ngay lập tức với hiện
tình sáng tác và thực trạng xã hội đương thời; chủ trương viết một lối văn
chương giản dị, tính cách An Nam; chủ trương theo học phương Tây; chỉ
ra tư tưởng khổng giáo đã lạc hậu lỗi thời, đề cao cá nhân tình yêu hôn
nhân tự do, chống lễ giáo phong kiến. Như vậy, từ tôn chỉ, mục đích cho
thấy Tự lực văn đoàn đã chủ trương đổi mới văn chương cả nội dung lẫn
hình thức.
Tự lực văn đoàn đã có những đóng góp không nhỏ vào việc cách tân
và xây dựng một nền văn học Việt Nam hiện đại. Nhóm đã tiếp thu ảnh
hưởng của phương Tây, phương Đông và cả truyền thống văn hóa để xây
dựng một diện mạo văn học mới. Với những quan niệm xã hội mới về mối
quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng cho đến việc đẩy nhanh các thể loại
văn học, làm cho chúng trong sáng và giàu có hơn.
Tự lực văn đoàn đã chấm dứt hoạt động kể từ sau năm 1940, tính
đến nay đã 68 năm. Một khoảng thời gian không phải là ngắn, kèm theo
biết bao sóng gió của một thời không chút bình yên về mọi mặt. Nhưng có

Vũ Thị Thắm


K32E - Văn


Trường đại học sư phạm Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

điều rất lạ: càng lùi xa thì độ sáng của hiện tượng văn học mà ta đang xem
xét dường như lại sáng hơn lên, diện mạo của những nhân vật nòng cốt
trong nhóm Tự lực văn đoàn lại càng hằn bóng nơi tâm trí chúng ta. Đó là
bằng chứng chắc chắn của những giá trị đã biết cách tự khẳng định, không
để cho quy luật sinh tồn đào thải.
1.2. Khái Hưng, vị trí của Khái Hưng trong Tự lực văn đoàn
1.2.1. Khái Hưng
Vào những năm 30, 40 của thế kỷ XX, trên văn đàn văn học Việt
Nam xuất hiện những ngôi sao sáng với tài năng văn xuôi rực rỡ: Ngô
Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Thạch Lam… và Khái
Hưng - cây bút chủ lực của nhóm Tự lực.
Khái Hưng tên thật là Trần Khánh Dư (1897 - 1947) sinh tại làng
Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, tỉnh Hải Dương (nay thuộc thành phố Hải
Dương). Cổ Am là một làng nổi tiếng hiếu học và trọng văn hóa từ ngàn
xưa. Làng Cổ Am từng có nhiều đỗ đạt trong thời kì còn chế độ khoa cửa
Hán học. ở đây người ta có hình thức tôn vinh những người học giỏi đỗ
đạt. Bởi vậy, trong các tác phẩm của mình, Khái Hưng luôn đề cao người
có học, luôn đề cao văn hóa, điều đó có cuội nguồn và cũng thật dễ hiểu.
Thân phụ và nhạc phụ của Khái Hưng đều là đại quan, đều làm
công chức cho Pháp nhưng có gốc gác văn hóa cũ, không phải là bọn tay
sai bán nước cầu vinh hoặc xuất thân từ thầu khoán, bếp bồi, thông
ngôn… mới phất, cho nên tuy làm việc cho Pháp mà họ không thật được

tin dùng và phần nào có tư tưởng ghét Tây. Khái Hưng đã sống trong môi
trường trưởng giả, nhưng ông cũng có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với tư
tưởng, ý thức nếp sống và văn hóa phương Tây. Khái Hưng cũng trải
nghiệm cuộc sống đại gia đình với biết bao hủ tục, luật lệ phiền toái, lạc
hậu, nhưng mặt khác trong hai cái đại gia đình Trần - Lê của ông cũng

Vũ Thị Thắm

K32E - Văn


Trường đại học sư phạm Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

còn phảng phất dấu ấn đẹp của văn hóa cổ truyền khiến ông không thể dễ
dàng phủ nhận sạch trơn.
Khái Hưng là bút danh chính, ngoài ra ông còn có các bút danh:
Bán Than, Nhát dao cạo, Chàng lẩn thẩn, Tò mò và Nhị Linh thưở nhỏ
Khái Hưng học chữ Nho, 12 tuổi mới theo Tây học. Ông học trường
Albert Sarrsaut, từng nổi tiếng là giỏi Pháp văn và tinh nghịch.
Năm 1927, sau khi đậu tú tài Pháp phần một (Ban triết học) Khái
Hưng không tiếp tục học lên để ra làm quan như đa số bạn học cùng thời
mà bỏ đi buôn dầu tại Ninh Giang. Sau thất bại, ông bỏ Ninh Giang lên
Hà Nội dạy học tại trường tư thục Thăng Long, một trường nổi tiếng lúc
bấy giờ. Trong thời gian này Khái Hưng còn làm chủ bút và viết một số
bài đăng trên Phong Hóa của Phạm Hữu Ninh từ số 1 đến số 13. Ông cũng
nhiều bài nghị luận đăng trên văn học tạp chí.
Năm 1931 Khái Hưng lập gia đình và ông lên Phú Thọ buôn sơn.
Những cảnh và người vùng này được ông mô tả rất nhiều trong tác phẩm

của nhà văn.
Trong thời gian dạy học ở Thăng Long, Khái Hưng đã gặp Nhất
Linh, vì cùng chung một quan niệm về văn chương, xã hội nên hai người
nhanh chóng trở thành đôi bạn tâm giao. Tình cảm đó càng trở nên thân
thiết hơn khi Nhất Linh đã cho một người con làm con nuôi Khái Hưng.
Cùng với Nhất Linh, Khái Hưng đã tham gia ban biên tập báo Phong hoá
rồi ở trong Tự lực văn đoàn và trở thành nhà văn chủ chốt, có đóng góp
lớn cho văn đoàn Tự lực.
Năm 1931 do biến chuyển của thời thế, đại chiến thế giới thứ hai
bùng nổ, nhóm Tự lực văn đoàn nghiêng về hoạt động chính trị, Khái
Hưng đã tham gia vào phong trào này, nhưng cũng do tình bạn chứ không
phải có tham vọng chính trị. Con người của Khái Hưng là con người của

Vũ Thị Thắm

K32E - Văn


Trường đại học sư phạm Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

văn chương của những tư tưởng lãng mạn chứ không phải con người của
hành động, của thực tiễn làm chính trị.
Khái Hưng mất năm 1947 ở Nam Định.
Khái Hưng có tư tưởng bài Pháp và chống quan lại từ rất sớm.
Trong truyện ngắn Tây xông nhà ông đã kể lại, vào tết 1930 gia đình nhà
văn đã bị bọn quan Pháp xông nhà và đe doạ “Ông nói lý với tôi, phải
không? Ông nên biết: những ý tưởng bài Pháp, chống quan lại của ông
chỉ đưa tai hoạ đến cho ông. Rồi ông sẽ thấy” [7,23]. Chính vì thái độ bài

Pháp ấy mà trong văn chương, khi có điều kiện Khái Hưng đã châm biếm
đã kích bọn Tây một cách trực tiếp và rất mạnh mẽ. Trong truyện ngắn
Quan công sứ, Khái Hưng cũng để cho các nhân vật chế giễu tên quan
công sứ là dốt nát, xấu xa.
Trong những năm 1933 - 1945, Khái Hưng là nhà văn được khá
nhiều thanh niên thành thị ưa chuộng. Họ coi ông là người hiểu biết tâm
hồn họ hơn cả. Độc giả của ông không phải là những người lao động mà
là thanh niên tri thức tiểu tư sản, trong đó phần đông là các cô gái. Lời
văn của Khái Hưng lúc đầu bay bướm sau bình dị hơn. Nói chung Khái
Hưng là nhà tiểu thuyết có tài, có công trong việc thúc đẩy ngôn ngữ phát
triển nói riêng và sự phát triển của văn học Việt Nam.
1.2.2. Vị trí của Khái Hưng trong Tự lực văn đoàn.
Tự lực văn đoàn là cái vườn ươm nuôi dưỡng mọi tài năng của văn
đoàn Tự lực. Tham gia Tự lực văn đoàn, Khái Hưng đã được Nhất Linh
và những người Tự lực góp ý khuyến khích, cổ vũ, ông đã chuyển biến
cùng các bạn trong văn đoàn và cũng chính nhà văn đã góp phần rất lớn
làm rạng rỡ cho văn đoàn, làm cho người ta yêu mến, tin vào văn đoàn
của ông. Trước khi gặp Nhất Linh, Khái Hưng đã có những tư tưởng và
quan niệm sống rất gần gũi với nhà sáng lập Tự lực văn đoàn. Khái Hưng

Vũ Thị Thắm

K32E - Văn


Trường đại học sư phạm Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

với bằng tú tài Tây, lại sinh ra trong một gia đình quan lại cao cấp, có

quyền thế, ông có điều kiện đi vào con đường làm quan, làm giàu nhưng
lại theo nghề tự do: buôn bán, dạy học, viết văn.
Nhất Linh gặp Khái Hưng ở trường Thăng Long và ông tìm thấy ở
Khái Hưng tài năng, những tư tưởng mới mẻ nên ông cố thu nạp cho bằng
được. Sau đó, Nhất Linh và Khái Hưng đã trở thành người sáng lập, và
Khái Hưng là một trong những biên tập viên đầu tiên của báo Phong hoá.
Tham gia biên tập báo Phong hoá rồi Tự lực văn đoàn, Khái Hưng đã
chuyển biến rõ rệt về tư tưởng và nghệ thuật. Từ một người mà quan niệm
về xã hội nhân sinh và văn chương có những điểm mới mẻ, nhưng cùng
còn khuynh cổ. Tham gia Tự lực văn đoàn, Khái Hưng đã chuyển biến
cùng với Nhất Linh và các bạn trong văn đoàn. Đọc những bài nghị luận
của Bán Than đăng trên Văn học tạp chí và Phong hoá từ số 1 đến số 13
và những bài nghị luận của Nhị Linh đăng trên báo Phong hoá từ số 14
đến số 87, ta như thấy một Khái Hưng khác, một Khái Hưng đứng hẳn về
những tư tưởng tự do, dân chủ và nếp sống văn hoá văn minh phương
Tây, đồng thời chế giễu phê phán gay gắt mạnh mẽ những hủ tục, những
tín điều những đạo lý của văn hoá cũ.
Những đổi mới về tư tưởng và nghệ thuật của Khái Hưng còn thể
hiện rõ trong sáng tác văn chương của ông. Thoạt đầu, mới tham gia biện
tập báo Phong hoá Khái Hưng vẫn tiếp tục viết nghị luận, vì ông nghĩ đó
là sở trường. Nhưng sau đó ông chuyển sang viết truyện. Chính ở địa hạt
này Khái Hưng đã đóng góp lớn cho văn đoàn Tự lực. Liền trong những
năm 1932,1933,1934 nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết và kịch của Khái
Hưng đã ra đời.
Khái Hưng là nhà văn sáng tác dồi dào nhất Tự lực văn đoàn. Hoạt
động báo chí và sáng tạo văn chương của Khái Hưng khá phong phú.

Vũ Thị Thắm

K32E - Văn



Trường đại học sư phạm Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

Theo Tú Mỡ, tác giả đã tham gia rất nhiều mục trên báo Phong hoá và
Ngày nay.Với vai trò nhà báo, Khái Hưng xuất hiện khá đều đặn trên
Phong hoá và Ngày nay. Viết báo tác giả xoay quanh mấy đề tài : đấu
tranh cũ, phê bình các báo, thời sự, chính trị…
Đóng góp của Khái Hưng cho Tự lực văn đoàn dồi dào và thành
công hơn cả là sáng tạo văn chương, với nhiều thể loại (truyện ngắn, kịch,
tiểu thuyết, truyện trẻ em…). Tác giả vào nghề không phải là sớm, 36 tuổi
mới có tiểu thuyết đầu tiên được xuất bản (Hồn bướm mơ tiên) nhưng
ông thành đạt rất nhanh, liền ngay năm sau đã cho ra đời cuốn tiểu thuyết
thứ hai (Nửa Chừng Xuân). Cả hai cuốn đã gây được tiếng vang lớn trên
văn đàn lúc đó. Là người có tài lại lao động nghệ thuật rất miệt mài, nên
chỉ trong khoảng 10 năm, Khái Hưng đã để lại một sự nghiệp văn chương
khá phong phú, đồ sộ, bao gồm 12 cuốn tiểu thuyết, 8 tập truyện ngắn, 4
tập kịch, 4 tác phẩm viết chung và một số tác phẩm chỉ đăng báo không
xuất bản thành sách. Về kịch, Khái Hưng có 4 tập: Tục Luỵ, Đồng bệnh,
Nhất tiểu, Khúc nghê thường. Về truyện ngắn có nhiều, vài trăm truyện.
Một số tập truyện ngắn tiêu biểu: Tiếng suối reo, Đội mũ lệch, Hạnh…
Đặc biệt về tiểu thuyết Hồn bướm mơ tiên và Nửa chừng xuân là hai
cuốn tiểu thuyết đầu tiên đã gây được tiếng vang lớn. Ở hai tác phẩm này,
bước đầu những quan niệm mới của nhóm Tự lực văn đoàn về xã hội và
nhân sinh đã in sâu vào thế giới nghệ thuật tiểu thuyết. Ngoài hai tiểu
thuyết trên thì Khái Hưng còn nhiều tiểu thuyết khác mà nội dung và nghệ
thuật cũng rất tiêu biểu (Gánh hàng hoa, Đời mưa gió, Tiêu sơn tráng sĩ,
Những ngày vui, Gia đình, Thoát ly, Đẹp, Băn khoăn).

Khái Hưng đã góp phần làm phong phú các tiểu loại tiểu thuyết.
Theo Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại: nhà văn có các loại tiểu
thuyết, lãng mạn, phong tục, tâm lý. Theo Thanh Lãng trong Bảng lược

Vũ Thị Thắm

K32E - Văn


Trường đại học sư phạm Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

đồ văn học, tiểu thuyết của Khái Hưng có các ý hướng, ý hướng thơ, ý
hướng đấu tranh, ý hướng lịch sử, ý hướng tâm lý. Có người lại cho rằng
tác giả viết các loại tiểu thuyết luận đề, tiểu thuyết tâm lí. Có thể nói, với
Khái Hưng tiểu thuyết đã có nhiều hình thức: tiểu thuyết lý tưởng, tiểu
thuyết luận đề, tiểu thuyết phong tục, tiểu thuyết lịch sử, tiểu thuyết tâm
lý…
Như vậy rõ ràng từ khi tham gia Tự lực văn đoàn được cổ vũ, góp
ý, khuyến khích, Khái Hưng đã chuyển biến nhanh chóng cùng với Nhất
Linh và các bạn trong văn đoàn. Ông thực sự là một trong những nhà văn
trụ cột, có sáng tạo dồi dào và tiêu biểu nhất Tự lực văn đoàn. Ông là nhà
tiểu thuyết có biệt tài, đã góp phần làm cho tiểu thuyết trở thành thể loại
chủ lực của văn đoàn Tự lực và cũng góp phần không nhỏ làm cho các
bạn đọc tin tưởng yêu mến văn đoàn của ông.
1.3. Vai trò của việc miêu tả tâm lý nhân vật trong tiểu thuyết.
Tiểu thuyết là một thể loại văn chương “là hình thái chủ yếu của
nghệ thuật ngôn từ” [16, 962]. Nó có một vị trí then chốt trong đời sống
văn học nhân loại. Là một hình thức tự sự cỡ lớn có khả năng riêng trong

việc tái hiện với quy mô lớn những bức tranh hiện thực trong đời sống
con người, của lịch sử, của đạo đức, của phong tục… nghĩa là tiểu thuyết
có khả năng phản ánh hiện thực một cách bao quát và sinh động theo
hướng tiếp cận trên cả bề rộng lẫn bề sâu.
Việc sáng tạo nhân vật thường được xem là công việc có tầm quan
trọng hàng đầu đối với người viết tiểu thuyết. Nói như G.N. Pospelov đây
là “phương tiện tất yếu quan trọng nhất để thực hiện tư tưởng (…) là
phương diện có tính thứ nhất trong hình thức của tác phẩm ấy, quy định
phần lớn vừa cốt truyện, vừa lựa chọn chi tiết, vừa phương tiện ngôn ngữ
và cả tiêu chí kết cấu nữa” [14, 18].

Vũ Thị Thắm

K32E - Văn


Trường đại học sư phạm Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

Chức năng cơ bản của nhân vật văn học là khái quát số phận và tính
cách của con người. Nhân vật văn học là khái quát số phận và tính cách
của con người. Nhân vật văn học thể hiện quan niệm nghệ thuật lý tưởng
thẩm mĩ của nhà văn về con người. Với chức năng như vậy, để cho nhân
vật hiện lên chân thực sống động, có hồn, nhà văn phải thổi vào đó những
nét tâm lý, tính cách, hay nói cách khác việc đi sâu vào đời sống bên
trong của nhân vật, miêu tả tâm lý nhân vật, tác giả đã làm nên sức sống
nội tại cho nhân vật.
Hà Minh Đức từng nhận xét: “Ở Hồn bướm mơ tiên đã bộc lộ khả
năng miêu tả tâm lý của Khái Hưng đặc biệt đối với nhân vật nữ (…) biểu

hiện của tính cách nhân vật Lan có những mặt phát triển chân thực và
hợp lý” [3, 87]. Bằng việc sử dụng khéo léo nghệ thuật miêu tả tâm lý
nhân

vật,

Khái

Hưng đã làm hiện lên trước mắt bạn đọc một thế giới nhân vật cụ thể và
đặc sắc.
1.4. Giới thiệu tiểu thuyết Hồn bướm mơ tiên
Hồn bướm mơ tiên là một cuốn tiểu thuyết đầu tay của Khái Hưng
và cũng là tác phẩm đầu tiên của Tự lực văn đoàn, được xuất bản năm
1933. Thông qua một cốt truyện giản dị, không khai thác sâu vào những
éo le, phức tạp của đời sống xã hội, nhưng Hồn bướm mơ tiên đã chiếm
được cảm tình của người đọc. Một câu chuyện tình không xảy ra ở chốn
phồn hoa đô hội mà trong cảnh chùa tĩnh lặng. Ngọc một học sinh trong
dịp nghỉ hè lên thăm người bác tu hành ở chùa Long Giáng đã gặp Lan,
chú tiểu giả trai, và đem lòng yêu mến. Cốt truyện có sức hấp dẫn trước
tiên ở sự truy tìm giữa cái thực và cái hư. Lan là con gái hay con trai?. Tại
sao người con gái xinh đẹp này lại cải trang và xin gửi mình vào nơi cửa
phật. Điều bí ẩn này là cái mà Ngọc tìm kiếm và cũng là mối quan tâm ở

Vũ Thị Thắm

K32E - Văn


Trường đại học sư phạm Hà Nội 2


Khoá luận tốt nghiệp

người đọc. Khái Hưng đã giấu kín điều bí mật ấy cho đến gần cuối tác
phẩm. Lan là con nhà dòng dõi được học hành thầy học là người mộ đạo
phật nên Lan cũng đem lòng yêu mến “cái đạo rất dịu dàng êm ái kia”.
Cha mẹ mất sớm, Lan phải ở với chú, chú gả ép Lan vào nơi giàu có mà
không hợp tính tình, Lan trốn vào chùa để tu, xa lánh cõi trần. Nguyên
nhân đẩy Lan vào cuộc đời tu hành là một nguyên nhân xã hội có ý nghĩa
thời sự. Tình trạng hôn nhân gả ép theo kiểu đẳng cấp xã hội hoặc chịu áp
lực của đồng tiền còn là phổ biến trong xã hội. Nhưng Khái Hưng không
quan tâm khai thác khía cạnh này nhiều. Ông muốn tập trung miêu tả tình
yêu lãng mạn của đôi nam nữ thanh niên trong ngôi đền thiêng của tôn
giáo.
Là cuốn tiểu thuyết đầu tay nhưng Khái Hưng đã chiếm được cảm
tình của đông đảo công chúng, đặc biệt là tầng lớp nam thanh nữ tú đương
thời. Đồng thời thu hút được sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu. Lê Hữu
Mục cho rằng đây là cuốn tiểu thuyết “mở đầu kỉ nguyên văn học mới”
[11,17].

Vũ Thị Thắm

K32E - Văn


Trường đại học sư phạm Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

CHƯƠNG 2
NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ TÂM LÍ NHÂN VẬT CỦA KHÁI HƯNG

TRONG TIỂU THUYẾT HỒN BƯỚM MƠ TIÊN

Thành công nổi bật của Khái Hưng trong nghệ thuật tiểu thuyết, trong
xây dựng nhân vật là miêu tả tâm lí nhân vật. Ngay từ tác phẩm đầu tay Hồn
bướm mơ tiên, chúng ta đã thấy được điều đó. Độc giả, các nhà nghiên cứu
và phê bình nhiều thế hệ đã khen ngợi Khái Hưng. Đương thời từ rất sớm,
Trần Thanh Mại đã đánh giá cao Hồn bướm mơ tiên ở phương diện: “cách
phô diễn tâm lý của những vai chủ động” [10, 701].
Nhà phê bình Vũ Ngọc Phan cũng đề cao: “ Hiện nay, nhà văn mà
được nam nữ thanh niên ưa chuộng, được họ coi là người hiểu biết tâm hồn
họ hơn cả, có lẽ chỉ có Khái Hưng. Khái Hưng là người rất am hiểu tâm lý
phụ nữ” [1, 29].
Miêu tả thế giới nội tâm là thành công lớn là bước tiến vượt bậc của
Khái Hưng. Tuy chưa đạt được tới tầm cao của văn học hiện đại như một số
nhà văn hiện thực tiêu biểu những năm sau đó (Nội tâm nhân vật chưa thật có
góc cạnh, có cá tính rõ nét, đôi khi theo tưởng tượng hơn là quan sát), song
đây cũng góp phần vào sự mở đường, vào một bước tiến lớn của văn học
đương thời.
2.1. Nghệ thuật tạo dựng tình huống
2.1.1. Tình huống truyện khơi gợi cảm giác
Tình huống là cái tình thế xảy ra truyện, là khoảnh khắc chứa đựng cả
một đời người. Là mối quan hệ đặc biệt giữa nhân vật này với nhân vật khác,
giữa nhân vật với hoàn cảnh và môi trường sống qua đó nhân vật bộc lộ rõ

Vũ Thị Thắm

K32E - Văn


Trường đại học sư phạm Hà Nội 2


Khoá luận tốt nghiệp

tâm trạng, tính cách hay thân phận của nó góp phần thể hiện sâu sắc tư tưởng
tình cảm của tác phẩm.
Hồn bướm mơ tiên là câu chuyện nhẹ nhàng, bay bướm. Cốt truyện có
thể tóm tắt trong vài câu ngắn. Nhưng với cốt truyện ấy tác giả đã viết lên một
tác phẩm dài 109 trang. Đó không phải do tài "tán" của nhà văn. "Tán" không
phải là đức tính trong một tác phẩm văn nghệ. Đó là vì tác giả có vốn sống về
tình yêu phong phú, có thể miêu tả tỉ mỉ từng cảm giác, từng băn khoăn, cái
lạnh lùng bề ngoài, sự đấu tranh bên trong, cái ghen bóng ghen gió, nỗi hồi
hộp, nhất là sự xung đột trong lòng giữa cái chí tu hành đã quyết từ lâu với cái
tình yêu lai láng, tràn ngập, rạo rực trong tâm hồn nhân vật. Tác giả luôn đi
sâu vào miêu tả những trạng thái cảm xúc, cảm giác trong tâm trạng con
người. Có lẽ bởi vậy đọc tác phẩm của ông, người đọc không bắt gặp tình
huống mang tính chất bất ngờ, éo le, hài hước, hay tình huống tạo xung đột
quyết liệt. Khái hưng sáng tạo ra những tình huống trữ tình và các tình huống
của Khái Hưng không nhằm mở ra một cái thế thúc đẩy một thứ hành động
thông thường của nhân vật mà nhằm thúc đẩy hành động tâm lí. Nghĩa là làm
dấy lên trong lòng các nhân vật những cảm xúc, cảm tưởng nhiều khi rất đột
xuất, riêng tư, nhẹ nhàng.
Tình huống trong Hồn bướm mơ tiên là cuộc gặp gỡ của Lan và Ngọc ở
nơi chùa chiền thanh tịnh. Ngọc một học sinh trong dịp nghỉ hè lên thăm bác
ở chùa Long Giáng và đã gặp Lan. Lan là con nhà dòng dõi được học hành.
Thầy học là người mộ đạo Phật nên Lan cũng đem lòng yêu mến "cái đạo rất
dịu dàng êm ái kia". Cha mẹ mất sớm nên Lan phải ở với chú, chú gả ép vào
nơi giàu có mà không hợp tính tình. Lan bỏ đi, giả trai vào chùa tu hành xa
lánh cõi trần. Cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ đã làm nảy sinh tình yêu lãng mạn, lí
tưởng. Nó không diễn ra ở nơi phồn hoa đô hội, ồn ào, náo nhiệt mà nó xảy ra
ở nơi chùa chiền bình yên thanh tịnh. Chùa chiền là nơi thanh tịnh, là nơi ngự


Vũ Thị Thắm

K32E - Văn


Trường đại học sư phạm Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

trị của đạo Phật, là thế giới của thần linh, thế giới vô trần mà ở đó diễn ra
hành động của những bậc cao nhân đắc đạo, những người xuất gia tu hành với
chủ trương diệt dục, xa lánh lối sống tự nhiên, bản năng. Từ cuộc gặp gỡ ấy
tác giả đã tạo dựng những tình huống khác nhau tạo nên sức hấp dẫn của tiểu
thuyết. Trước hết là ở sự truy tìm giữa cái thực và cái hư, Lan là gái hay
trai?.Tại sao người con gái này phải cải trang và gửi mình vào nơi cửa phật.
Điều bí ẩn ấy là cái mà Ngọc tìm kiếm và cũng là mối quan tâm của người
đọc. Sau cuộc gặp gỡ khá bất ngờ, cả Lan và Ngọc đều có cảm giác lạ. Từ lúc
gặp Lan, Ngọc đã có cảm tình với chú tiểu "đẹp trai có nước da trắng mát,
giọng nói dịu dàng". Và từ đó Ngọc luôn tự hỏi: "Lan là trai hay gái". Mối
nghi ngờ ấy cứ trở đi trở lại trong tâm trí Ngọc. Để đẩy mạnh câu chuyện đến
điểm nút, tạo điều kiện cho tình yêu của hai người biểu lộ, cho Ngọc khám
phá được bí mật của Lan, tác giả đã khéo léo tạo dựng những tình huống.
Tình huống Lan gặp rắn trên gác chuông và ngã vào lòng Ngọc. Trường
hợp đó đã chứng minh Lan là người nhút nhát. Và khi đó sự nghi ngờ của
Ngọc lại tăng lên. Hơn nữa sự va chạm cũng tạo nên cảm giác lạ trong Ngọc
và Lan. Ngọc trằn trọc băn khoăn không ngủ được. Ngọc có cảm tưởng khác
lạ, mà cảm giác ấy vẫn tồn tại ở trong lòng. Lan thì nhận ra rằng mình vẫn
chưa rũ sạch lòng trần tục. Những suy nghĩ và hình ảnh của Ngọc vẫn tồn tại
trong tâm trí Lan. Lan phải bấu víu vào đạo Phật để có "nghị lực xa chốn trầm

luân". Nhưng dù Lan có cố gắng tới đâu thì trái tim vẫn rạo rực, xốn xang.
Đặc biệt là khi Ngọc nói chuyện thân mật với cô gái khác. Tình huống ấy đã
gợi lòng ghen của Lan. Lan bực tức trách Ngọc là trai lơ. Lan tức giận vì
Ngọc quan tâm tới người con gái khác không để ý tới mình. Lan đã có cảm
tình với Ngọc vì vậy đứng trước tình huống đó Lan không thể tỏ ra bình tĩnh,
thản nhiên, lạnh lùng được nữa. Chính điều đó đã tố cáo Lan. Khái Hưng đã
khéo léo tạo dựng tình huống để nhân vật tự bộc lộ tâm trạng, khơi gợi cảm

Vũ Thị Thắm

K32E - Văn


Trường đại học sư phạm Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

xúc, cảm giác bên trong nhân vật. Các tình huống ấy đều khá tự nhiên và đều
có hiệu lực mong đợi. "Duy có trường hợp Lan gặp rắn trên gác chuông có lẽ
hơi giả tạo: tác giả muốn tỏ tình dút dát của tiểu Lan (một phụ nữ), lại muốn
Lan vì hoảng sợ mà ngã vào ngực Ngọc, cho dễ thành... chuyện - nên mới
sáng tạo ra chi tiết ấy. Sự gặp rắn, nhất là trên gác chuông, là một sự hoạ
hoằn" [13, 212].
Nhưng nhìn chung ta phải thừa nhận rằng tác giả khéo léo xây dựng tình
huống xếp đặt câu chuyện để gợi trí tò mò của người đọc từ đầu chí cuối: " có
sự thống nhất và một tiến trình rõ rệt của sự việc, dẫn đến trang cuối, tức là
trang kết liễu" [13, 212].
2.1.2. Thời gian nghệ thuật
Thời gian nghệ thuật là phạm trù của nghệ thuật, là "thế giới mà ta có thể
thể nghiệm được trong tác phẩm văn học với độ dài của nó, với nhịp độ

nhanh hay chậm, với chiều dài thời gian là quá khứ, hiện tại hay tương lai
(…). Thời gian nghệ thuật là sáng tạo của tác giả trên cơ sở tổ chức chất
liệu" [16, 64]. Vì là "sáng tạo của tác giả" nên thời gian trong tác phẩm nghệ
thuật mang tính chủ quan nghệ sĩ. Nó có thể trùng hợp với thế giới vật chất,
nhưng cũng có thể biến dạng để chuyển tải tư tưởng, cảm nhận của tác giả về
thế giới, về đời sống xã hội. Cả chiều dài, qui mô, hướng vận động của thời
gian trong tác phẩm nghệ thuật đều phụ thuộc vào nhận thức của người nghệ
sĩ. Nó thoát khỏi sự vận động một chiều của thế giới tự nhiên khách quan.
Thời gian trong Hồn bướm mơ tiên đó là thời gian hiện thực (tự nhiên
khách quan). Thời gian hiện thực là dòng thời gian vận động, chảy trôi theo
quy luật tuần tự tuyến tính. Trong một ngày, thời gian đó được đánh dấu bằng
các thời điểm như sáng, trưa, chiều, tối. Trong một năm là sự tiếp nối của tứ
quý bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Trong Hồn bướm mơ tiên có sự hiện diện
của các thời điểm như vậy. Thời gian trong truyện kéo dài 6 tháng. Trong thời

Vũ Thị Thắm

K32E - Văn


Trường đại học sư phạm Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp

gian đó mọi việc xảy ra tuần tự theo trình tự thời gian tuyến tính. Ngọc lên
chùa trong một tháng, trong thời gian đó Ngọc quen Lan, cảm mến Lan rồi
yêu Lan. Mỗi ngày trôi qua tình cảm ấy càng lớn dần lên. Trong tác phẩm, khi
nói tới sự thay đổi của thời gian tác giả thường sử dụng các cụm từ: "sáng
hôm sau", "sáng hôm ấy", "trưa hôm ấy", "buổi tối". Đó là các thời điểm
trong một ngày. Mọi việc diễn ra tuần tự theo trình tự thời gian ấy. Trong

truyện, tác giả ít sử dụng thời gian trong quá khứ và điều này phù hợp với tâm
lý của nhân vật chính (Lan), một đời sống tâm lý không quá phức tạp, căng
thẳng song cũng không đơn giản với những biến đổi tinh vi. Và điều này đã
góp phần tạo nên sự bất ngờ, hấp dẫn người đọc. Muốn biết được những diễn
tiếp theo của câu chuyện thì buộc chúng ta phải đọc và khám phá từ đầu tới
cuối.
Thời gian trong Hồn bướm mơ tiên là thời gian hiện thực hàng ngày,
mọi diễn biến của truyện diễn ra trong thời gian ấy. Nó là yếu tố nghệ thuật
cần thiết khi nhà văn đi sâu vào miêu tả đời sống nội tâm con người.
2.1.3. Không gian nghệ thuật
Có nhiều quan niệm khác nhau về không gian nghệ thuật trong tác phẩm
văn học nhưng đều thống nhất chung không gian nghệ thuật không đồng nhất
với không gian hiện thực. "Không gian nghệ thuật là hình thức bên trong của
hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Sự miêu tả, trần thuật
bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn, diễn ra trong trường nhất định của
nó: cái này bên cạnh cái kia, liên tục, cách quãng, tiếp nối, cao, thấp, xa,
gần, rộng, dài tạo thành viễn cảnh nghệ thuật. Không gian nghệ thuật gắn với
cảm thụ về không gian, nên mang tính chủ quan" [17, 160].
Không gian nghệ thuật là phạm trù quan trọng của thi pháp học. Nó là
hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật. Không có hình thức nghệ thuật nào
không có thời gian, không có nhân vật nào không có một nền cảnh nào đó.

Vũ Thị Thắm

K32E - Văn


×