Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Nghệ thuật xây dựng nhân vật lịch sử trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (653.83 KB, 71 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

Lê Thị Kim Liên
lời cảm ơn.

Lý luận là một phân môn khoa học về văn chương. Lấy tác phẩm văn chương
làm đối tượng nghiên cứu, lí luận chỉ ra bản chất, đặc trưng, quy luật hình thành,
phát triển của văn học. Nắm vững lí luận là một cách để đi vào khám phá tác phẩm
văn chương một cách hiệu quả.
Là một sinh viên khoa ngữ văn năm cuối, tôi nhận thấy cần thiết phải nắm
vững hệ thống công cụ này, làm cơ sở cho việc học tập nghiên cứu về sau. Vì vậy tôi
đã chọn đề tài Nghệ thuật xây dựng nhân vật lịch sử trong truyện ngắn Nguyễn
Huy Thiệp như một hình thức làm việc thực tiễn để nắm vững kiến thức, đồng thời,
tạo cho mình thói quen, phương pháp tự nghiên cứu khoa học.
Trong quá trình thực hiện khoá luận, tôi đã được sự giúp đỡ chỉ bảo của các
thầy cô trong khoa, trong tổ, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của tiến sĩ Nguyễn
Thị Kiều Anh.Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô, đặc biệt là cô giáo
hướng dẫn trực tiếp đã giúp tôi hoàn thành đề tài này.
Đây là một đề tài còn mới mẻ, hơn nữa trong khoảng thời gian hạn hẹp, cũng
như sự hạn chế về năng lực tìm tòi nghiên cứu, người viết không tránh khỏi những
thiếu sót. Kính mong sự chỉ bảo đóng góp ý kiến của quý thầy cô và bạn đọc
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Xuân Hoà ngày 10 tháng 5 năm 2007.
Sinh viên thực hiện:

Lê Thị Kim Liên

Lớp K29H - Khoa Ngữ văn

1



Khóa luận tốt nghiệp

Lê Thị Kim Liên
Lời cam đoan

Khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của T.s
Nguyễn Thị Kiều Anh. Tôi xin cam đoan:
-

Đây là kết quả nghiên cứu tìm tòi của tác giả.

-

Đề tài không trùng với kết quả của bất cứ tác giả nào khác. Nếu sai, tôi
xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Người viết khóa luận
Lê Thị Kim Liên

Lớp K29H - Khoa Ngữ văn

2


Khóa luận tốt nghiệp

Lê Thị Kim Liên

Mục lục

Trang
Lời cảm ơn..1
Lời cam đoan...2
Mục lục...3
Mở đầu
1. Tính thời sự của đề tài.5
2. Lịch sử vấn đề.6
3. Giới hạn hẹp của đề tài8
4. Phương pháp nghiên cứu.9
5. Đóng góp và cấu trúc khóa luận10
Nội dung
Chương 1: Quan niệm về nghệ thuật xây dựng nhân vật..11
1.1. Quan niệm về nhân vật.. 11
1.1.1.Khái niệm nhân vật..11
1.1.2. Vai trò của nhân vật trong tác phẩm văn học.13
1.2.3. Các loại nhân vật văn học cơ bản14
1.2. Quan nịệm về nghệ thuật xây dựng nhân vật.15
1.2.1. Kết cấu15
1.2.2. Các biện pháp thể hiện nghệ thuật..16
1.2.3 Lời nói nghệ thuật20
Chương 2: Nghệ thuật xây dựng nhân vật lịch sử trong truyện ngắn Nguyễn Huy
Thiệp 22
2.1. Kết cấu...22
2.2. Các Biện pháp thể hiện nghệ thuật.31
2.3. Lời nói nghệ thuật..46
Chương 3: Sự sáng tạo của Nguyễn Huy Thiệp trong nghệ thuật xây dựng nhân vật
lịch sử....51

Lớp K29H - Khoa Ngữ văn


3


Khóa luận tốt nghiệp

Lê Thị Kim Liên

3.1. Từ lịch sử đến văn học - một bước chuyển thể sáng tạo của Nguyễn Huy
Thiệp..51
3.2. Sự sáng tạo của Nguyễn Huy Thiệp trong nghệ thuật xây dựng nhân vật lịch
sử...53
Kết luận.68
Tài liệu tham khảo70

Lớp K29H - Khoa Ngữ văn

4


Khóa luận tốt nghiệp

Lê Thị Kim Liên
mở đầu

1. Tính thời sự của đề tài.
1.1. Nguyễn Huy Thiệp sinh ngày 26 tháng 7 năm 1950, quê Thanh Xuân Hà
Nội. Ông tốt nghiệp ĐHSP khoa sử năm 1970 rồi lên Tây Bắc dạy học. Đến 1980,
ông về Hà Nội làm ở cục xuất bản thuộc Bộ Giáo Dục đào tạo. Hiện nay, ông sống ở
Hà Nội, là hội viên hội nhà văn.
Nguyễn Huy Thiệp bắt đầu cầm bút khoảng giữa thập niên 80 của thế kỷ XX.

Vừa xuất hiện, ông đã được coi là một hiện tượng văn học, là thành quả của đổi
mới.
1.2. Thập niên 80-90 của thế kỉ XX Nguyễn Huy Thiệp nổi bật lên như một
hiện tượng văn học độc đáo, gây xôn xao nền văn học nước nhà vốn đang trầm lặng
sau chiến tranh. Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện lập tức gây không khí
tranh luận trên văn đàn. Người khen, kẻ chê. Dù khen hay chê, cuối cùng công
chúng cũng gặp nhau ở một điểm: công nhận văn tài của nhà văn. Nhất là khi chùm
truyện ngắn viết về đề tài lịch sử được đăng trên tuần báo Văn nghệ, lập tức gây ra
một cuộc tranh luận sôi nổi. Ngay sau đó, sách Nguyễn Huy Thiệp tác phẩm và
dư luận được in năm 1989, đến năm 2001 Phạm Xuân Nguyên lại tập trung khoảng
một phần ba bài viết đăng rải rác trên các báo thành cuốn Đi tìm Nguyễn Huy
Thiệp để xác định chân dung, vị trí của nhà văn này.
Xuất hiện nhiều cuộc hội thảo, nhiều bài nghiên cứu, phê bình, tiểu luận về
tác phẩm Nguyễn Huy Thiệp. Các ý kiến tranh luận có nhiều khác biệt nhưng đều
cho thấy Nguyễn Huy Thiệp là một tài năng độc đáo, là một mạch ngầm xuất hiện
cùng với đổi mới.
Tuy nhiên, nghiên cứu tỷ mỉ về phương diện sáng tạo của Nguyễn Huy Thiệp
thì chỉ có rải rác một số công trình. Nhiều vấn đề còn bỏ ngỏ. Vì vậy, để góp phần
khẳng định tài năng, cá tính sáng tạo của Nguyễn Huy Thiệp chúng tôi xin đề cập
đến một khía cạnh nhỏ liên quan đến tài năng của nhà văn : Nghệ thuật xây dựng
nhân vật lịch sử trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.

Lớp K29H - Khoa Ngữ văn

5


Khóa luận tốt nghiệp

Lê Thị Kim Liên


Thực hiện đề tài này, chúng tôi mong muốn mang đến một đóng góp nhỏ
trong tiếng nói chung khẳng định tài năng của Nguyễn Huy Thiệp. Đồng thời nó còn
có ý nghĩa rất lớn trong việc tập nghiên cứu khoa học về văn chương của sinh viên
ngữ văn sắp tốt nghiệp.
1.3. Việc tiến hành nghiên cứu đề tài này giúp người tập nghiên cứu tổng hợp
những kiến thức văn học đã đựơc học ở phổ thông và được trang bị ở đại học, vừa có
điều kiện soi sáng những kiến thức lý luận ấy vào tác phẩm cụ thể, tạo tiền đề cho
việc tiếp tục học tập và nghiên cứu sau này.
2. lịch sử vấn đề
Nhân vật là vấn đề căn bản của tác phẩm văn chương. Vừa thuộc yếu tố nội
dung vừa thuộc yêu tố hình thức của tác phẩm. Bởi vậy khi đi kèm với nghiên cứu về
tác phẩm, bao giờ cũng có sự xem xét đánh giá về nhân vật. Do đó những công trình
nghiên cứu về nhân vật nhiều không kể hết.
Nguyễn Huy Thiệp là một cây bút tiêu biểu của văn học Việt Nam sau 1975.
Ông thử bút ở nhiều thể loại: Truyện ngắn, tiểu thuyết, phê bình, kịch. Nhưng thành
công hơn cả là truyện ngắn. Năm 1987, Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện giữa làng văn
với truyện ngắn đầu tay Tướng về hưu. Tác phẩm đã gây được tiếng vang lớn và
được coi là sản phẩm của một tài năng độc đáo. Văn đàn chưa hết xôn xao bàn tán
về truyện ngắn này thì liên tiếp tác giả lại tung ra chùm truyện ngắn viết về đề tài
lịch sử: Vàng lửa, Kiếm sắc, Phẩm tiết, làm thổi bùng lên một cuộc tranh luận kéo
dài. Người khen, khen hết lời, người chê đôi khi mất hết cả sự bình tĩnh cần thiết. Có
người đòi bỏ tù, có người lại bảo phải trao cho ông giải cây bút xuất sắc
Châm ngòi cho cuộc tranh luận là bài viết của Tạ Ngọc Liễn: Về truyện
ngắn Vàng lửa,(Văn Nghệ 26/06/1988). Ông coi nhầm đây là Một truyện ký danh
nhân lịch sử. Sau đó ông lại tiếp tục khẳng định lập trường của mình bằng bài viết
Về mối quan hệ giữa sử và văn (Nhân Dân, 28/08/1988), mà vẫn không hiểu bản
chất đích thực của văn học như là một thứ nghệ thuật của ngôn từ.
Cùng nằm trong nhóm những người phản bác, Đỗ Văn Khang tuy không
cùng xuất phát điểm là mối quan hệ văn - sử như Tạ Ngọc Liễn nhưng cũng phủ

nhận Nguyễn Huy Thiệp một cách kiên quyết, ông đưa ra Có một cách đọc Vàng

Lớp K29H - Khoa Ngữ văn

6


Khóa luận tốt nghiệp

Lê Thị Kim Liên

lửa rất nhiều tính sách vở. Từ nguyên lý hệ thống ông chê Vàng lửa, chỉ là phép
nói ngược(21-tr188). Ông vin vào phát ngôn của nhân vật Phăng để qui kết chính
trị cho nhà văn.
Lập tức có sự phản hồi từ các tác giả khác. Lại Nguyên Ân khẳng định lập
trường của mình ngay ở nhan đề bài viết Đọc văn phải khác đọc sử(Văn
Nghệ,16/07/1988), Văn Tâm cũng cùng ý kiến Không thể đọc truyện ngắn bằng
đôi mắt sử kí giáo khoa thư ( Đọc Nguyễn Huy Thiệp, Văn Nghệ, 26/11/1988).
Nguyễn Hữu Sơn và Trịnh Bá Đĩnh cũng mượn khái niệm phê bình kiểu băt vít
của Trần Duy Thanh để phản đối Tạ Ngọc Liễn và đề nghị một cách thận trọng
Nên coi những tác phẩm của nhà văn này như một thứ đề dẫn. Cuộc tranh luận này
chỉ xoay quanh vấn đề đọc văn hay đọc sử.
Nhưng khi Phẩm tiết xuất hiện còn gây được sự khen chê quyết liệt hơn.
Nguyễn Thuý ái và Vũ Phan Nguyên công phẫn Viết như thế là một cách bắn súng
lục và quá khứ (Văn Nghệ 20/08/1988). Mai Ngữ lại đặt ra một xuất phát điểm
mới đó là cái tài và cái tâm của người viết (QĐND, 27/08/1988) (21-tr418). Theo
ông: Viết như thế là ác tâm. Rất nhiều tác giả cũng phẫn nộ công kích cách viết
của Nguyễn Huy Thiệp. Thậm chí hội Nhà Văn Việt Nam đã họp tháng 09/1988 để
chấn chỉnh báo Văn nghệ.
Dù vậy, vẫn có nhiều người bênh vực tác giả.

Đỗ Đức Thịnh phân tích mối quan hệ rất người mà rất thanh khiết của Quang
Trung với Vinh Hoa để chứng minh cho cái tâm trong sáng của Nguyễn Huy Thiệp.
Nguyễn Đăng Mạnh trong bài Những vấn đề cơ bản đặt ra trong các cuộc tranh
luận của giới văn học hiện nay đã có những lời nhận xét rất chí lý: Tôi cho rằng,
chữ tài và chữ tâm có thể tách rời đâu đâu, chứ khi đã nhập vào trong một áng văn
chương thì làm sao có sự tách rời. Tôi muốn nói phải tìm hiểu chữ tâm trong
những trường hợp cụ thể. Nó hướng vào đâu ? Hướng vào ai? Nó tha thiết với quá
khứ hay hướng về thực tại tương lai (11-tr36).
Thuỷ Minh lại cho rằng: phê phán Phẩm tiết do cách đọc đã lỗi thời, rằng:
Nhà văn có quyền được thể nghiệm tìm tòi, khai phá những con đường mới mà xưa
nay chưa ai đi, chưa ai làm. Chẳng hạn Nguyễn Huy Thiệp đã làm và đã viết về các

Lớp K29H - Khoa Ngữ văn

7


Khóa luận tốt nghiệp

Lê Thị Kim Liên

danh nhân anh hùng trong lịch sử ở bình diện khía cạnh con người bình thường với
mọi khía cạnh đời thường của các vị ấy. (Thông tin văn hoá Việt Nam , số 3/1988).
Gred Lockhart - tiến sỹ người Australia khẳng định Nguyễn Huy Thiệp là
một tác giả có tài năng ngang tầm với những nhà văn xuất sắc quốc tế( 21-tr115)
Đặng Anh Đào không hề có ấn tượng gì về việc xúc phạm Quang Trung. Bà
chỉ ra rằng sở dĩ Nguyễn Huy Thiệp đã gây quy mô tranh luận dai dẳng là do vấn đề
thị hiếu và cách đọc truyện. Nguyễn Huy Thiệp đẫ gây ra một cái hẫng giữa phát
và nhận. Lối viết đa âm đụng phải lối đọc thánh thư(21-tr541)
Như vậy, các ý kiến khen chê đều xoay quanh vấn đề về mối quan hệ văn sử, cái tài - cái tâm của người viết, cách viết và thị hiếu bạn đọc. Rất ít bài viết đề

cập tới hình thức nghệ thuật của tác phẩm một cách toàn diện. Đôi khi chỉ là một
khía cạnh như lời tác giả của Nguyễn Văn Đông (Báo Văn học tuổi trẻ 05/2005),
hay kĩ thuật nhại của Nguyễn Huy Thiệp trong bài viết của Lê Huy Bắc (11-tr
316).
Nghiên cứu về nghệ thuật trong chùm truyện ngắn lịch sử là một mảnh đất
trống cần khám phá. Bởi vậy, chúng tôi chọn đề tài: Nghệ thuật xây dựng nhân vật
lịch sử trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
Trong đề tài, chúng tôi có sử dụng một số thuật ngữ như: Truyện lịch sử giả
của Đặng Anh Đào, Truyện giải lịch sử của Nguyên Ngọc, Truyện lịch sử-thế sự
hư cấu của Văn Giá, để nói về chùm truyện ngắn viết về đề tài lịch sử này.
Lấy tác phẩm nghệ thuật làm đối tượng nghiên cứu, chúng tôi không bàn đến
lập trường chính trị của người viết mà chỉ đơn thuần xét đến nghệ thuật xây dựng
nhân vật của tác giả.
3. Giới hạn hẹp của Đề tài.
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Lấy chùm truyện ngắn viết về đề tài lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp Kiếm
sắc, Phẩm tiết, Vàng lửa, Mưa Nhã Nam, Nguyễn Thị Lộ làm khách thể nghiên
cứu, chúng tôi chọn một phương diện của khách thể là Nghệ thuật xây dựng nhân
vật lịch sử trong chùm truyện này làm đối tượng nghiên cứu.

Lớp K29H - Khoa Ngữ văn

8


Khóa luận tốt nghiệp

Lê Thị Kim Liên

Nhiệm vụ nghiên cứu của khoá luận là chỉ ra nét riêng trong nghệ thuật xây

dựng nhân vật lịch sử trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ở ba mặt: kết cấu, các
biện pháp thể hiện nghệ thuật, lời văn nghệ thuật. Chúng tôi có sử dụng những tư
liệu lịch sử làm phương tiện so sánh với tác phẩm. Đồng thời, sử dụng một tác phẩm
của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng để so sánh ở mặt này hay mặt kia trong nghệ thuật
xây dựng nhân vật của Nguyễn Huy Thiệp.
3.2. Giả thiết khoa học.
Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi nhằm làm rõ câu trả lời Nguyễn Huy Thiệp
có thực sự có tài? Đâu là sự kế thừa ? Đâu là sự cách tân của nhà văn trong công
cuộc đổi mới văn học. Nhà văn có vị trí gì trong nền văn Việt Nam sau 1975.
4. phương pháp nghiên cứu.
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu trong khoá luận này là :
4.1. Phương pháp hệ thống.
Lí thuyết hệ thống chỉ ra rằng, trong nghiên cứu khoa học, người nghiên cứu
phải biết chia tách đối tượng ra thành nhiều yếu tố có cùng một trình độ, mỗi yếu tố
ấy có một chức năng, nhiệm vụ khác nhau để tìm hiểu khám phá.
Trong đề tài chúng tôi chọn, phương pháp này cho phép chúng tôi khảo sát
xây dựng nhân vật theo ba yếu tố nhỏ của hình thức: kết cấu, các biện pháp thể hiện
nghệ thuật, lời nói nghệ thuật.
4.2. Phương pháp phân tích hệ thống.
Đây là phương pháp tách đối tượng nghiên cứu thành những yếu tố nhỏ hơn,
khi đã tiến hành chia tách đối tượng lớn. Điều này thể hiện ở việc tách kết cấu ra
làm ba mặt, tách các biện pháp thể hiện nghệ thụât thành bảy yếu tố và qua đó cũng
nhằm xem xét mối quan hệ tương tác giữa các yếu tố nhỏ với nhau.
4.3. Phương pháp so sánh hệ thống.
Phương pháp này yêu cầu việc so sánh không phải tiến hành ở các yếu tố bộ
phận mà là so sánh cả hệ thống lớn với nhau để tìm ra giá trị độc đáo của hệ thống
này so với hệ thống kia. Trong khoá luận này, đó chính là thao tác so sánh nghệ
thuật xây dựng nhân vật lịch sử trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp với nghệ thuật
này trong truyện của Nguyễn Huy Tưởng trên cả ba mặt của hình thức nghệ thuật.


Lớp K29H - Khoa Ngữ văn

9


Khóa luận tốt nghiệp

Lê Thị Kim Liên

5. Đóng góp và cấu trúc khóa luận.
5.1. Khoá luận giúp nắm rõ hơn những vấn đề về nhân vật, xây dựng nhân vật
nói chung và nhân vật trong truyện ngắn nói riêng. Góp phần khẳng định tài năng
và vị trí của Nguyễn Huy Thiệp trong nền văn học mới.
5.2. Cấu trúc khoá luận.
Khoá luận của chúng tôi gồm 71 trang. Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục
lục, tài liệu tham khảo, phần nội dung được triển khai thành 3 chương như sau:
Chương 1: Quan niệm về nghệ thuật xây dựng nhân vật .
Chương 2: Nghệ thuật xây dựng nhân vật lịch sử trong truyện ngắn Nguyễn
Huy Thiệp.
Chương 3: Sự sáng tạo của Nguyễn Huy Thiệp trong nghệ thuật xây dựng
nhân vật lịch sử.

Lớp K29H - Khoa Ngữ văn

10


Khóa luận tốt nghiệp

Lê Thị Kim Liên


nội dung
Chương 1
Quan niệm về nghệ thuật xây dựng nhân vật
1.1. quan niệm về nhân vật.
1.1.1.Khái niệm nhân vật.
Về mặt thuật ngữ:
Nhìn một cách rộng nhất, nhân vật là khái niệm không chỉ được dùng
trong văn chương mà còn ở nhiều lĩnh vực khác. Theo bộ Từ điển tiếng Việt của
Viện ngôn ngữ học do Hoàng Phê chủ biên, NXB Đà Nẵng, Hà Nội - Đà Nẵng,
2002 thì : nhân vật là khái niệm mang hai nghĩa: nghĩa thứ nhất, đó là đối tượng
(thường là con người ) được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm văn học. Thứ hai, đó
là người có một vai trò nhất định trong xã hội. Tức là, thuật ngữ nhân vật được
dùng phổ biến ở nhiều mặt cả đời sống nghệ thuật, đời sống xã hội - chính trị lẫn đời
sống sinh hoạt hằng ngày Nhưng trong phạm vi nghiên cứu của khoá luận, chúng
tôi chỉ đề cập đến khái niệm nhân vật theo nghĩa thứ nhất mà bộ từ điển tiếng
Việt định nghĩa như vừa trích ở trên tức là nhân vật trong tác phẩm văn chương .
Với ý nghĩa như thế của khái niệm nhân vật, ta sẽ trở lại xuất xứ của thuật
ngữ này.
Trong tiếng Hy Lạp cổ, nhân vật(đọc là persona) lúc đầu mang ý nghĩa
chỉ cái mặt nạ của diễn viên trên sân khấu. Theo thời gian, chúng ta đã sử dụng
thuật ngữ này với tần số nhiều nhất, thường xuyên nhất để chỉ đối tượng mà văn học
miêu tả và thể hiện.
Cuốn Lí luận văn học, NXB GD, H, 2004 do tác giả Phương Lựu, chủ biên,
có định nghĩa khá kĩ về nhân vật văn học: Nói đến nhân vật văn học là nói đến con
người được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm, bằng phương tiện văn học. Đó là
những nhân vật có tên như Tấm, Cám, Thạch Sanh(). Đó là những nhân vật không
tên như thằng bán tơ, một mụ nào trong Truyện Kiều (). Đó là những con vật

Lớp K29H - Khoa Ngữ văn


11


Khóa luận tốt nghiệp

Lê Thị Kim Liên

trong truyện cổ tích, đồng thoại, thần thoại, bao gồm cả quái vật lẫn thần linh, ma
qủi, những con vật mang nội dung và ý nghĩa con người(). Khái niệm nhân vật có
khi chỉ được sử dụng một cách ẩn dụ, không chỉ một con người cụ thể nào mà chỉ
một hiện tượng nổi bật trong tác phẩm(). Nhưng chủ yếu là hình tượng con người
trong tác phẩm(). Nhân vật văn học là một hiện tượng nghệ thuật ước lệ, có những
dấu hiệu để ta nhận ra(6-tr277,278).
Một cách định nghĩa khác về nhân vật trong cuốn Lí luận văn học.NXB
GD,H,1993 do giáo sư Hà Minh Đức chủ biên: Nhân vật trong văn học là một hiện
tượng nghệ thuật mang tính ước lệ, đó không phải là sự sao chụp đầy đủ mọi chi tiết
biểu hiện của con người mà chỉ là sự thể hiện con người qua những đặc điểm điển
hình về tiểu sử, nghề nghiệp, tính cách v.vVà cần chú ý thêm một điều: thực ra
khái niệm nhân vật thường được quan niệm với một phạm vi rộng lớn hơn nhiều, đó
không chỉ là con người, những con người có tên hoặc không tên, được khắc họa sâu
đậm hoặc chỉ xuất hiện thoáng qua trong tác phẩm, mà còn có thể là sự vật, loài vật
khác ít nhiều mang bóng dáng, tính cách con người,(). Cũng có khi đó không phải
là những con người, sự vật cụ thể, mà chỉ là một hiện tượng về con người hoặc có
liên quan tới con người, được thể hiện nổi bật trong tác phẩm(2_tr102).
Khái niệm Nhân vật văn học còn được định nghĩa trong cuốn Từ điển thuật
ngữ văn họcNXBQG, H, 2000 của nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn
Khắc Phi với nội dung cơ bản giống với định nghĩa trong cuốn Lí luận văn học đã
nêu: Nhân vật văn học là con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học.
Nhân vật văn học có thể có tên riêng (Tấm, Cám, chị Dậu, anh Pha), cũng có thể

không có tên riêng(). Khái niệm nhân vật văn học có khi được sử dụng như một
ẩn dụ, không chỉ một con người cụ thể nào cả, mà chỉ một hiện tượng nổi bật nào đó
trong tác phẩm(). Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ,
không thể đồng nhất nó với con người có thật trong đời sống(4-tr202)
Như vậy, các nhà văn, nhà nghiên cứu, lý luận văn học, bằng cách này hay
cách khác khi định nghĩa nhân vật văn học vẫn cơ bản gặp nhau ở những nội hàm
không thể thiếu của khái niệm này: Thứ nhất, đó phải là đối tượng mà văn học miêu
tả, thể hiện bằng những phương tiện văn học. Thứ hai đó là những con người, hoặc

Lớp K29H - Khoa Ngữ văn

12


Khóa luận tốt nghiệp

Lê Thị Kim Liên

những con vật, đồ vật, sự vật hiện tượng mang linh hồn con người là hình ảnh ẩn dụ
của con người. Thứ ba, đó là đối tượng mang tính ước lệ và có cách điệu so với đời
sống hiện thực bởi nó đã được khúc xạ qua lăng kính chủ quan của nhà văn.
Đối với mỗi nhân vật văn học thì tính cách được coi là đặc điểm quan trọng
nhất, là nội dung của mọi nhân vật văn học. Đôtxtôievxki cũng khẳng định: Đối với
nhà văn, toàn bộ vấn đề là ở tính cách . Tính cách, với ý nghĩa rất lớn như vậy nên
trước kia một số giáo trình Nga đã gọi nhân vật là tính cách. ở đây cần hiểu tính
cách là phẩm chất xã hội lịch sử của con người thể hiện qua các đặc điểm cá nhân,
gắn liền với phẩm chất tâm sinh lý của họ, tính cách cũng là nhân vật nhưng là
nhân vật được thể hiện với một chất lượng tư tưởng và nghệ thuật cao hơn, tuy chưa
đạt đến mức độ là những điển hình (2-tr105). Và tính cách tự nó cũng bao hàm
những thuộc tính như có nét cụ thể, độc đáo của một con người cá biệt nhưng lại

mang cả những nét chung, tiêu biểu cho nhiều người khác ở một mức độ nhất định,
đồng thời có một quá trình phát triển hợp với logíc khách quan của đời sống.
Như vậy, nhân vật có hạt nhân là tính cách. Trong tác phẩm văn chương có
nhân vật được khắc hoạ tính cách nhiều hay ít nhưng cũng có nhân vật không được
khắc hoạ tính cách.
1.1.2.Vai trò của nhân vật trong tác phẩm văn chương.
Ta biết rằng nhân vật là hình ảnh về con người, khi tính cách của nhân vật
được nhà văn xây dựng ở một mức độ nào đó, nhân vật sẽ trở thành hình tượng về
con người, và cao hơn, nếu tính cách được khắc hoạ ở những nét điển hình thì nhân
vật sẽ trở thành điển hình với con người. Mà theo Biêlinxki: nhà triết học tư duy
bằng phép tam đoạn luận, còn nhà thơ tư duy bằng hình tượng cụ thể của một bức
tranh. Nói rộng ra tức là văn học phản ánh cuộc sống bằng hình tượng bằng những
nhân vật cụ thể. Do đó, vai trò chức năng đầu tiên trọng yếu nhất của nhân vật là
làm phương tiện để nhà văn khái quát hiện thực. Văn học không thể thiếu được nhân
vật bởi chỉ có qua nhân vật nhà văn mới thể hiện được nhận thức của mình về xã hội,
về con người với những đặc điểm về số phận tính cách của nó. Nhân vật chính là
người dẫn dắt người đọc vào một thế giới riêng của đời sống trong một thời kì lịch
sử nhất định (2-tr126).

Lớp K29H - Khoa Ngữ văn

13


Khóa luận tốt nghiệp

Lê Thị Kim Liên

Tính cách của nhân vật mang vai trò hết sức quan trọng đối với cả nội dung
và hình thức của tác phẩm văn học. Về nội dung: nhân vật với tính cách của nó, là

phương tiện để thể hiện tư tưởng của tác phẩm, nó có nhiệm vụ cụ thể hoá sự thực
hiện chủ đề tư tưởng tác phẩm, tức thông qua sự vận động và mối liên hệ giữa các
tính cách, người đọc sẽ đi đến một sự khái quát hoá về nhận thức tư tưởng. Về hình
thức: nhân vật với tính cách của nó quyết định phần lớn các yếu tố của hình thức
như kết cấu, các biện pháp thể hiện nghệ thuật, lời nói nghệ thuậtVề luận điểm
này Hêghen cũng đã từng nói: tính cách là điểm trung tâm của mối quan hệ giữa
nội dung và hình thức. Ta cũng cần lưu ý rằng: tính cách nhân vật mang tính lịch
sử, nghĩa là với mỗi một thời đại lịch sử các tính cách được tôn vinh hay coi nhẹ là
khác nhau, có thể trong thời này tính cách này được tôn sùng nhưng thời sau thì
không.
Đó là những vai trò chức năng cơ bản của nhân vật trong tác phẩm văn
chương.
1.1.3. Các loại nhân vật văn học cơ bản.
Nhân vật văn học là một thế giới vô cùng đa dạng. Nhân vật càng độc đáo thì
càng hầu như không có sự lặp lại. Cho nên bộ mặt nhân vật là rất phong phú. Song
nhìn tổng thể trong tác phẩm văn học các nhà nghiên cứu, lý luận, nghiên cứu văn
học đã chia thế giới nhân vật văn học thành các kiểu loại khác nhau để dễ tiếp nhận,
dễ phân tích, đánh giá theo những tiêu chí như: nội dung cấu trúc, chức năng của
nhân vật.
Thứ nhất, dựa trên vai trò của nhân vật trong kết cấu và cốt truyện của tác
phẩm có nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật trung tâmnhân vật chính đóng vai
trò chủ chốt, xuất hiện nhiều, và liên quan đến các sự kiện chủ yếu trong tác phẩm,
là cơ sở để tác giả triển khai đề tài cơ bản của mình. Trong các nhân vật chính lại
nổi lên nhân vật trung tâm xuyên suốt từ đầu đến cuối tác phẩm về mặt ý nghĩa, đó
là nơi quy tụ các mối mâu thuẫn của tác phẩm(6- tr283). Còn lại là các nhân vật
phụ mang tình tiết sự kiện, tư tưởng có tính chất phụ trợ bổ sung.
Thứ hai, dựa trên mối quan hệ với lý tưởng xã hội của nhà văn lại có thể nói
tới nhân vật chính diện (nhân vật tích cực) và nhân vật phản diện (nhân vật tiêu cực).

Lớp K29H - Khoa Ngữ văn


14


Khóa luận tốt nghiệp

Lê Thị Kim Liên

Hai kiểu nhân vật này cũng mang tính lịch sử, trong đó nhân vật chính diện mang lý
tưởng, quan điểm tư tưởng, đạo đức tốt đẹp của tác giả và của thời đại, được nhà văn
khẳng định, đề cao, còn nhân vật phản diện thì ngược lại mang những phẩm chất
xấu xa trái với lý tưởng và đạo đức, đáng lên án và phủ định.
Ngoài hai cách chia thường thấy như thế về nhân vật và dựa trên cấu trúc về
nhân vật người ta có thể nói tới các kiểu nhân vật như: nhân vật chức năng, nhân vật
loại hình, nhân vật tính cách và nhân vật tư tưởng. Trong phạm vi có hạn của khoá
luận chúng tôi không bàn sâu về những loại nhân vật này.
1.2. Quan niệm về nghệ thuật xây dựng nhân vật.
Như đã trình bày ở trên, nhân vật ngoài chức năng quan trọng là phương tiện
để nhà văn gửi gắm ý tưởng nghệ thuật của mình còn có vai trò quyết định tới phần
lớn những yếu tố hình thức của tác phẩm văn chương. Vì thế, có thể nói: Qua mỗi
yếu tố của hình thức tác phẩm, ta sẽ thấy đươc cụ thể nghệ thuật xây dựng nhân vật
của nhà văn. Cả ba yếu tố: kết cấu, sự tổng hợp các biện pháp thể hiện nghệ thuật và
lời nói nghệ thuật đều tham gia vào xây dựng nhân vật ở mặt này hay mặt kia. Do
vậy, việc tìm hiểu nghệ thuật xây dựng nhân vật thực chất là xem xét, tìm hiểu ba
khía cạnh đó của hình thức.
1.2.1.Kết cấu.
Kết cấu, theo quan niệm của nhóm tác giả của cuốn Lý luận văn học, Nxb
GD, H,2004 là toàn bộ tổ chức tác phẩm phục tùng đặc trưng nghệ thuật và nhiệm
vụ nghệ thuật cụ thể mà nhà văn tự đặt ra cho mình. Kết cấu tác phẩm không bao
giờ tách rời nội dung cuộc sống và tư tưởng tác phẩm.(6-tr295)

Trong bài: Tính nghệ thuật, một đối tượng nghiên cứu riêng và một cách
tiếp cận riêng, DĐVNVN, số tháng 3+4, năm 2000, tác giả Nắng Mai đã có một
quan niệm cụ thể hơn về kết cấu : Kết cấu là việc sắp xếp, lắp ráp chẳng những
kiến trúc trong chiều sâu, mà còn bố cục, bài trí ở bên ngoài, nhằm tổng hợp những
tương quan giữa các yếu tố của tác phẩm gắn kết lại mọi mảnh vụn rời rạc trong số
đó sao cho thành sinh thể toàn vẹn. Kết cấu là yếu tố không thể hiện trực tiếp trên
câu chữ, mà nó là chất kết dính liên kết toàn bộ các chi tiết rời rạc thành dòng thống
nhất. Trong tác phẩm, kết cấu có vai trò của người đạo diễn thay mặt tác giả tạo nên

Lớp K29H - Khoa Ngữ văn

15


Khóa luận tốt nghiệp

Lê Thị Kim Liên

hệ thống các hình tượng như là kết quả của sự thống nhất hoàn thiện các yếu tố
hình thức nghệ thuật
Từ các quan niệm khá giống nhau ở những nét cơ bản của kết cấu như thế
(đều là sự liên kết, lắp ráp, tổ chức các yếu tố hình thức cũng như tưởng tác phẩm),
theo chúng tôi việc xem xét, tìm hiểu nội dung của kết cấu tác phẩm có thể tiến
hành ở những phương diện sau:
Kết cấu, trước hết thể hiện ở việc người nghệ sỹ trong tác phẩm của mình gắn
nhân vật này với nhân vật kia, tạo ra quan hệ qua lại giữa chúng. Từ đó các nhân vật
sẽ tự bộc lộ bản chất xã hội - thẩm mỹ của mình.
Kết cấu còn là việc nhà văn gắn nhân vật vào các hoàn cảnh môi trường cụ
thể, đặc biệt là những tình huống kịch tính, có vấn đề cho nhân vật hoạt động. Qua
đó, nhân vật sẽ thể hiện phẩm chất, nhân cách, cá tính riêng cũng như chiều hướng

con đường đời của nó.
Kết cấu đồng thời còn là việc người nghệ sỹ gắn kết thành dòng thống nhất
những điều xảy ra trước với những điều xảy ra sau trong cuộc đời mỗi nhân vật.
Điều này có tác dụng làm nổi bật vấn đề trung tâm, nội dung tư tưởng chủ yếu của
tác phẩm, cùng chiều hướng con đường đời của các loại nhân vật .
1.2.2. Các biện pháp thể hiện nghệ thuật.
Để xây dựng được các nhân vật trong tác phẩm văn chương một cách sinh
động, hấp dẫn, nhà văn phải mượn đến các thủ pháp nghệ thuật phong phú, sao cho
nhân vật hiện lên trước mắt người đọc càng cụ thể, càng rõ nét, thông qua càng
nhiều giác quan càng tốt. Hệ thống này được coi là thường xuyên và đầy đủ nhất.
Các biện pháp thể hiện nhân vật bao gồm bảy yếu tố: biện pháp tả, biện pháp kể,
biện pháp để nhân vật đối thoại, độc thoại, tâm tình, bàn luận - triết lý, biện pháp để
nhân vật vào những hoàn cảnh xung đột - kịch tính. Việc sử dụng những biện pháp
thể hiện nghệ thuật này gắn liền với việc xây dựng hình tượng nhân vật toàn vẹn và
sinh động(20-tr26)
1.2.2.1 Biện pháp tả.
Đây là một hoạt động sáng tạo của nhà văn, đòi hỏi nhà văn phải khéo kết
hợp các danh từ với các tính từ, động từ, khéo kết nối các kiểu câu sao cho hiệu quả

Lớp K29H - Khoa Ngữ văn

16


Khóa luận tốt nghiệp

Lê Thị Kim Liên

cuối cùng là đối tượng được miêu tả hiện lên trước sự hình dung của bạn đọc càng
bằng nhiều giác quan càng tốt. Biện pháp này rất hữu dụng trong việc cụ thể hoá đối

tượng. Nó không chỉ cho người đọc hình dung về hình thức, vẻ bên ngoài của đối
tượng, mà cùng với dụng ý của nhà văn, còn hé mở cả những điều thầm kín sâu xa,
bản chất bên trong của đối tượng.
Tuy nhiên, với từng loại văn, từng loại nhân vật, đặc biệt với từng dụng ý
nghệ thuật và từng tài năng sáng tạo riêng, mỗi nhà văn lại có cách sử dụng biện
pháp thể hiện nghệ thuật này ở mức độ và hình thức khác nhau. Song mục đích cuối
cùng của các biện pháp tả là để cho ngoại hình nhân vật, dáng vẻ và hành động, cử
chỉ của nó, môi trường thiên nhiên - xã hội bao quanh (vừa sinh ra nó, vừa lưu giữ
dấu vết của nó) hiện lên cụ thể trước sự hình dung, tưởng tượng bằng cả năm giác
quan của bạn đọc(20- tr 26).
1.2.2.2. Biện pháp kể.
Giống như tả, kể cũng là một hoạt động sáng tạo của nhà văn, cụ thể đó là
hình thức trần thuật lại các sự kiện, biến cố xảy ra trong quá trình phát triển của đối
tượng làm cho tác phẩm trở thành một dòng chảy các sự kiện, biến cố, chi tiết, hoạt
độngVà làm cho đối tượng miêu tả có một quá trình phát triển riêng, sinh động,
không lặp lại. Qua biện pháp kể, quan hệ giữa các nhân vật, quan hệ giữa nhân vật
với môi trường hay các hành động, cử chỉ, ý nghĩ của nhân vật được xâu chuỗi, nối
kết một cách lôgíc với nhau. Nếu biện pháp tả tạo ra không gian nghệ thuật thì biện
pháp kể tạo ra thời gian nghệ thuật cho tác phẩm. Trong tác phẩm có nhiều cách kể,
có thể theo trình tự thời gian hoặc xáo trộn trình tự thời gian có thể nhà văn trực tiếp
làm người kể chuyện, cũng có thể để nhân vật kể chuyện. Không chỉ là một biện
pháp thể hiện nghệ thuật đơn thuần, kể còn được nâng cao thành một phương thức,
tạo ra tác phẩm như một câu chuyện. Lúc đó, các biện pháp thể hiện nghệ thuật khác
chỉ đóng vai trò bổ trợ cho kể.
Có thể nói, kể là biện pháp thể hiện nghệ thuật chủ đạo của truyện.
1.2.2.3. Biện pháp đối thoại.
Đối thoại trong văn chương là hình thức nhà văn để các nhân vật trò chuyện
trao đổi, thậm chí tranh luận gay gắt với nhau về một vấn đề nào đó. Các mối quan

Lớp K29H - Khoa Ngữ văn


17


Khóa luận tốt nghiệp

Lê Thị Kim Liên

hệ giữa các nhân vật càng đa dạng các nhân vật đối thoại càng nhiều thì càng bộc lộ
các đặc điểm thuộc về tính cách, cá tính, nghề nghiệp, giai cấp, lứa tuổi, của
mìnhSự bộc lộ đó qua nội dung lời nói, qua cả cách nhân vật đối thoại. biện pháp
này giúp bạn đọc như nghe thấy nhân vật nói năng với lối tư duy và ứng xử riêng
trong những tình huống cụ thể. Đôi khi lời đối thoại còn được tác giả giới thiệu kèm
theo giọng nói, cách nói(20- tr 26).
Với mỗi loại văn, biện pháp này được sử dụng đậm đặc hay thưa thớt. Thơ trữ
tình hầu như không sử dụng đối thoại, kịch thì sử dụng đậm đặc đối thoại,văn xuôi
tự sự sử dụng đối thoại rất đa dạng, linh hoạt.
Đối thoại tạo sự khu biệt hoá, cá tính hoá các nhân vật. Có nghĩa là, những
đặc điểm riêng trong lời nói mỗi nhân vật (cách nói, lời nhân vật hay dùng, cử chỉ,
điệu bộ kèm theo). Có tác dụng phân biệt người này với người kia. Biện pháp này
giúp bạn đọc như nghe thấy nhân vật nói năng, tư duy ứng xử trong từng tình huống
cụ thể. Đôi khi lời đối thoại bộc lộ cả quan điểm, thể giới quan, nhân sinh quan của
nhân vật.
1.2.2.4. Biện pháp độc thoại.
Biện pháp độc thoại nội tâm cho biết tiếng nói thầm thì, ý nghĩ sâu kín chỉ
riêng nhân vật với mình bên trong. Đó là lúc nhân vật thật nhất(18- tr26). Trong tác
phẩm, biện pháp này thường được sử dụng khi nhân vật rơi vào hoàn cảnh éo le,
nhiều kịch tính,xung đột, rơi vào trạng thái cô lập, đòi hỏi nhân vật phải băn khoăn,
trăn trở để đưa ra quyết định cuối cùng. Cùng với những biện pháp khác cho thấy
hình thức bên ngoài của nhân vật, biện pháp độc thoại nội tâm hoàn thiện nhân vật ở

mức độ cao hơn: đó là chiều sâu tâm hồn nhân vật. Đây cũng chính là ưu thế của
văn chương so với các loại hình nghệ thuật khác. Nếu như hội hoạ, điêu khắc chỉ nói
rõ ngoại hình vóc dáng của đối tượng, âm nhạc chỉ tác động trực tiếp vào thính giác
để người tiếp nhận tự suy ra hoàn toàn cái hồn của đối tượng thì nhờ độc thoại nội
tâm, văn chương có khả năng vượt trội trong việc miêu tả đời sống tâm lí- cái trừu
tượng khó nắm bắt của đối tượng. Những suy nghĩ tình cảm tinh tế của nhân vật sinh
động hay không tuỳ thuộc vào khả năng sáng tạo của nhà văn, chứ không bị hạn chế
như việc sáng tạo trong các ngành nghệ thuật khác.

Lớp K29H - Khoa Ngữ văn

18


Khóa luận tốt nghiệp

Lê Thị Kim Liên

1.2.2.5. Biện pháp để nhân vật tâm tình.
Tâm tình là hình thức nhân vật bày tỏ thành lời những suy nghĩ tâm tư của
mình (hay của tác giả) với nhân vật khác. Thường thì lời tâm tình cũng chính là đối
thoại, nhưng với một sắc điệu khác, một giọng điệu khác, điềm đạm thâm trầm và
giàu cảm xúc hơn, suy tư hơn. Qua biện pháp nghệ thuật này, ta có cái nhìn vào
chiều sâu nhân vật, thấy được niềm say mê, nỗi vui sướng hay tuyệt vọng, những
tâm sự, bức xúc của nhân vật. Theo tác giả Nắng Mai: biện pháp để nhân vật tâm
tình dù trong thơ trữ tình hay ở kịch và truyện cũng có tác dụng khơi sâu, đồng thời
bộc lộ bản chất tâm hồn cũng như đời sống tình cảm riêng tư của nó(20- tr26).
1.2.2.6. Biện pháp bàn luận triết lí.
Bàn luận như là đoạn trữ tình ngoại đề nảy sinh với mục đích giúp bạn đọc
thấy rõ tầm quan trọng của hành động nào đấy( 20-tr26).

Hình thức của biện pháp này thường là để các nhân vật tự bàn luận, nhưng
thực chất nó chính là điểm nhấn trực tiếp của nhà văn để lưu ý bạn đọc một nội dung
quan trọng nào đó. Nhà văn dừng lại để cho các nhân vật đưa ra ý kiến nhận xét
đánh giá cùng chiều hoặc trái chiều, thể hiện những điểm nhìn phong phú về một
đối tượng hoặc nội dung xã hội thẩm mỹ cụ thể. Tham gia vào quá trình bàn luận
này, người đọc sẽ tự tìm ra nội dung tư tưởng chủ đề chiều sâu tư tưởng của nhà văn.
Nếu bàn luận là đoạn trữ tình ngoại đề thì triết lí được xem như một hình
thức diễn đạt ngắn gọn, độc đáo một chân lí sống, một kinh nghiệm sống, nào đó
dưới dạng những luận đề mang nội dung tự nhiên, tất yếu có tính quy luật. Nhà văn
xoáy sâu vào những vấn đề mà mình quan tâm bình luận về nó, từ đó khái quát
những quy luật của bản chất đời sống. Triết lý có khi do chính nhân vật nói ra (theo
quan niệm của nó). Cũng có khi do chính tác giả trực tiếp diễn đạt, song đôi lúc là
lời nửa trực tiếp khó phân biệt lời tác giả hay lời nhân vật. Nhưng dù ở hình thức
nào, nó cũng có tác dụng, xoáy sâu vào nội dung thông báo và bộc lộ những đặc
điểm những tính cách cá nhân.
1.2.2.7. Biện pháp đặt nhân vật vào xung đột kịch tính.
Đây là biện pháp mà ở đó, người nghệ sỹ đặt nhân vật của mình vào những
tình huống xung đột mang kịch tính. Xung đột này thể hiện ở sự mâu thuẫn giữa hai

Lớp K29H - Khoa Ngữ văn

19


Khóa luận tốt nghiệp

Lê Thị Kim Liên

hay nhiều nhân vật với nhau. Mâu thuẫn mang tính triết học. Nó luôn được đẩy lên
đòi hỏi phải có biện pháp giải quyết. Biện pháp nghệ thuật này sử dụng triệt để mâu

thuẫn để làm nguyên tắc xây dựng các mối quan hệ tương tác giữa các nhân vật.
Trong tác phẩm, khi sử dụng biện pháp này, tác giả thường tạo dựng những tình
huống, những hoàn cảnh điển hình cao độ có các mâu thuẫn. Đó có thể là một trạng
thái tình cảm cao độ, một nghịch cảnh trái ngang, một tình huống éo le trớ trêu hay
sự hiểu lầm mà dẫn đến mâu thuẫn.
Quá trình: khác biệt - mâu thuẫn - xung đột - giải toả là một mạch vận động.
Biện pháp này làm cho quá trình ấy vận động. Phẩm chất, nhân cách của nhân vật
được bộc lộ qua cách giải quyết mâu thuẫn, như thế cũng có nghĩa là tính quy luật
chiều hướng con đường đời được thể hiện rõ ràng. Có nhiều cách giải quyết xung
đột khác nhau: lời nói, hành động, cử chỉ.
Mục đích của biện pháp này được giới nghiên cứu cho rằng: để nhân vật dễ
dàng bộc lộ cá tính cùng bản chất sâu xa của mình, vừa đem lại cho bạn đọc trực
tiếp chứng kiến khoảnh khắc giàu tính xã hội thẩm mỹ của đời sống.
1.2.3. Lời nói nghệ thuật
Lời nói nghệ thuật được hiểu là lời văn trong tác phẩm văn học. Theo Từ
điển thuật ngữ văn học, NXBGD,H,2000 thì: Lời văn nghệ thuật là dạng phát ngôn
được tổ chức một cách nghệ thuật tạo thành cơ sở ngôn từ của văn bản nghệ thuật, là
hình thức ngôn từ nghệ thuật của tác phẩm văn học (). Lời văn nghệ thuật có tính
chất cố định, tính độc lập hoàn chỉnh trong bản thân nó có tính vĩnh viễn (4 tr161). Lời nói nghệ thuật còn mang tính hình tượng, tính biểu cảm, tính tổ chức cao
và phục vụ cho cấu trúc hình tượng của tác phẩm.
Căn cứ vào hệ thống tác phẩm văn chương, trong lịch sử văn chương, giới
nghiên cứu cho rằng: Lời nói nghệ thuật bao gồm hai thành phần chính là lời nói
gián tiếp của người kể chuyện và lời nói trực tiếp của nhân vật. Mỗi yếu tố này trong
tác phẩm có đặc điểm riêng và có nhiệm vụ nghệ thuật cụ thể khác nhau.
Lời người kể chuyện khá phổ biến ở các tác phẩm tự sự (ở đây là lời tác giả
hay nhân vật kể) là phương tiện hết sức cơ bản để bộc lộ chủ đề tư tưởng của tác
phẩm, nêu bật tính cách của nhân vật. Nó tạo nên ở bạn đọc một thái độ nhất định

Lớp K29H - Khoa Ngữ văn


20


Khóa luận tốt nghiệp

Lê Thị Kim Liên

đối với vấn đề được nói tới. Ngôn ngữ người kể chuyện đóng vai trò chủ yếu trong
việc dẫn dắt câu chuyện, từ những manh nha của mâu thuẫn, xung đột đến từng bước
giải quyết chúng trong tác phẩm. Lời nói trực tiếp của nhân vật (lời nhân vật đối
thoại hay độc thoại) phản ánh diễn biến của sự việc, lời nói thể hiện xung đột và sự
cởi mở, lời nói thể hiện vị trí xã hôị, nghề nghiệp tính tình, tư cách, dục vọng của
nhân vật và diễn biến của nó.
ở tác phẩm văn chương, mỗi yếu tố của lời nói nghệ thuật có ý nghĩa khác
nhau nhưng cùng bổ sung, hỗ trợ cho nhau để đạt tới dụng ý nghệ thuật của tác giả.
Lời nói trực tiếp của nhân vật có vai trò khắc họa những đặc điểm thuộc tính của
nhân vật. Nó lại được thể hiện thông qua ngôn ngữ của tác giả. Và chính ngôn ngữ
người kể chuyện có kết hợp với lời nhân vật đưa lại tính hoàn chỉnh thống nhất của
một chỉnh thể nghệ thuật.
Như thế với sự phân tích ba yếu tố của hình thức tác phẩm: kết cấu, các biện
pháp thể hiện nghệ thuật, lời nói nghệ thuật như trên, chúng tôi thấy mỗi yếu tố đều
góp phần vào xây dựng nhân vật trong tác phẩm. Vì vậy tìm hiểu nghệ thuật xây
dựng nhân vật chính là tìm hiểu ba mặt của hình thức tác phẩm.

Lớp K29H - Khoa Ngữ văn

21


Khóa luận tốt nghiệp


Lê Thị Kim Liên
Chương 2

Nghệ thuật xây dựng nhân vật lịch sử trong truyện
ngắn Nguyễn Huy Thiệp
( Qua 5 truyện ngắn: Vàng lửa, Kiếm sắc, Phẩm tiết,
Mưa Nhã Nam, Nguyễn Thị Lộ).
ở chương 1 chúng tôi đã đưa ra và phân tích hệ thống lý thuyết cần thiết, làm
cơ sở vững chắc cho việc nghiên cứu đề tài đã chọn. Tới chương 2, chúng tôi chọn
năm tác phẩm viết về đề tài lịch sử Nguyễn Huy Thiệp để làm rõ lý thuyết đã được
xem xét. Đó là những tác phẩm: Vàng lửa, Kiếm sắc, Phẩm tiết, Mưa Nhã Nam,
Nguyễn Thị Lộ.
2.1. Kết cấu.
Từ kết quả phân tích, tìm hiểu ở chương 1, sang đến chương2, chúng tôi sẽ
xem xét nội dung cụ thể của nó qua việc xây dựng các hình tượng nhân vật lịch sử:
Nguyễn ánh-Gia Long, Quang Trung-Nguyễn Huệ, Nguyễn Trãi, Hoàng Hoa Thám
trong năm truyện ngắn: Vàng lửa, Kiếm sắc, Phẩm tiết, Mưa Nhã Nam, Nguyễn
Thị Lộ.
2.1.1. Thể hiện ở bình diện thứ nhất: Nghệ sỹ gắn nhân vật này với nhân
vật kia, tạo cho chúng có mối quan hệ qua lại với nhau. Từ đó nhân vật tự bộc lộ
bản chất, tích cách và các đặc điểm xã hội - thẩm mỹ của mình.
Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp viết về những nhân vật đã được định hình
trong lịch sử dân tộc: Nguyễn Trãi, Quang Trung - Nguyễn Huệ, Nguyễn ánh Nguyễn Gia Long, Hoàng Hoa Thám. Họ xuất hiện với tư cách là nhân vật chính,
hoặc nhân vật trung tâm của truyện. Xung quanh họ là những nhân vật do tác giả hư
cấu nên. Và qua mỗi mối quan hệ với các nhân vật hư cấu này, lại cho ta một góc
nhìn, một ô cửa sổ để khám phá nhân vật lịch sử.
Nhân vật Nguyễn ánh - Gia Long được khắc hoạ trong ba truyện ngắn liên
tiếp Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết .
ở truyện Kiếm sắc, Nguyễn ánh là nhân vật chính được đặt trong mối quan

hệ phức tạp với nhân vật trung tâm Đặng Phú Lân. Một mặt đây là hai nhân vật có

Lớp K29H - Khoa Ngữ văn

22


Khóa luận tốt nghiệp

Lê Thị Kim Liên

quan hệ hậu thuẫn. Đó là quan hệ của những người cùng chiến tuyến, cùng trận địa,
là quan hệ vua tôi, quần thần. Nguyễn ánh hiểu được năng lực của mưu thần và đặt
niềm tin và năng lực đó. ánh đi đâu cũng cho Lân đi theo, nhiều khi xem ý lân để
xử thế với người, lần nào cũng trúng. Chính ông cũng khẳng định tài của Đặng Phú
Lân. lân là người có văn, có võ lại cương trực trung thành với chủ, cứ để hắn khu
xử. Sự đoàn kết tin tưởng này tạo ra sức mạnh cho lực lượng chính trị Nguyễn ánh.
Mặt khác, nhân vật này có quan hệ đối chọi ngấm ngầm với Đặng Phú Lân.
Bắt đầu là lòng ghen ghét đố kỵ tài năng. Ngay trong buổi chia lộc thánh sáng Mồng
một, Đặng Phú Lân khiến Nguyễn ánh khó chịu. ánh cau mày đáp: ta chỉ vỏn vẹn
có ba thước đất chôn thây thôi(23-tr 142). Khi Nguyễn Huệ chết Nguyễn ánh định
sai mở tiệc mừng, bị ra can ngăn. Ông tức: Nó chết, ta cũng không được cười ư?.
Đặng Phú Lân thì lại có cái nhìn công bằng với Nguyễn Huệ- kẻ tử thù của Nguyễn
ánh: Huệ không có tội gì, là một người tài, bị trời hành, cũng như chúa công vậy.
Huệ là một lực lượng(23-tr142). ánh nghe Lân nói vậy nghiến răng, rắp tâm trả
thù. Việc thứ ba Đặng Phú Lân khuyên Nguyễn ánh ham vui ít thôi, ông công
nhận đúng nhưng rất buồn rầu: Ngươi cứ ép ta, đến nay đã chín năm rồi Chúa
công mà có cảm giác bị thuộc hạ ép buộc, mối quan hệ ấy khó lâu bền. Đỉnh điểm
của sự lo sợ trước thuộc hạ là khi Nguyễn ánh gọi Đặng Phú lân vào múa kiếm.
Thanh bảo kiếm gia truyền và những đường kiếm khiến ông toát cả mồ hôi. Nguyễn

ánh nảy ra ý định chiếm đoạt: Ta giữ thanh kiếm này, để khi ngươi quay về, có tin
hay, ta có cớ mà khen thêm. Còn không được việc ta có linh khí mà trừng phạt(23tr145). Rõ ràng, tư tưởng trừng phạt đã được phát ngôn thành lời. Đây là chứng
bệnh nan y của các bậc hoàng đế dựng nghiệp gian nan: sát hại công thần. Quả thực,
Nguyễn ánh đã giết chết Đặng Phú Lân vì: Ngươi theo hầu ta chín năm một
trăm ngày, chín năm không hỏng việc gì, còn một trăm ngày thì hỏng việc, vô tích
sự. Thế là trèo cây mà không hái được quả, đáng tội chết(23-tr146). Đây là cách
ứng xử tàn nhẫn với bề tôi, biểu hiện tất yếu của mâu thuẫn ngầm kia:

Lớp K29H - Khoa Ngữ văn

23


Khóa luận tốt nghiệp

Lê Thị Kim Liên

Trong quan hệ với tuyến nhân vật phụ - ca nữ Ngô Thị Vinh Hoa chỉ
xuất hiện thoáng qua trong tác phẩm, nhưng là một góc soi chiếu mới nhìn vào con
người Nguyễn ánh. Nguyễn ánh yêu thích vinh hoa, nhưng bị cận thần can ngăn:
vui ít thôi. Biết vậy, nhưng Nguyễn ánh vô cùng buồn Ta chỉ thích như người
thường thôi. Con người thường với những ham muốn thoả mãn rất con người. Đây
là mâu thuẫn trong chính con người Gia Long.
Đến Truyện Vàng lửa chân dung Gia Long hiện lên qua ba góc nhìn: Từ
dòng hồi ký của Phăng, từ hồi ký người Bồ Đào Nha từ cách kể chuyện của người
kể chuyện.
Hồi ký của người nước ngoài nói thẳng, phanh phui trực tiếp bản chất của
Gia Long, mà không cần người đọc nhọc công suy nghĩ:
Nhà vua là một khối cô đơn khổng lồ. Ông đóng trò rất giỏi trong triều
đình. Ông đi, đứng,vào, ra, ra các mệnh lệnh, chấp nhận sự tung hô của bọn quần

thần. Trong quan hệ với gia đình là người chồng đáng kính của các bà vợ tầm
thường, là người cha nghiêm khắc của lũ con ích kỷ đần độn. Với bọn cung tần
mỹ nữ trẻ ông bất lực. Với thực trạng hiện tại: Ông biết rõ cái triều đình thiển cận
do ông dựng lên, biết rõ quốc gia mình nghèo đói(23- tr150)
Trong con mắt của Phăng: Ông trải đời ghê gớm. Triết lý của ông là
Thời khắc đang sống là đáng kể. Vua Gia Long không thèm đại diện cho ai ông
chỉ chịu trách nhiệm với mình, là một khối nguyên liệu lớn. Vua Gia Long khủng
khiếp ở khả năng bỡn cợt tạo hoá. Không quan tâm tới Nguyễn Du, coi như một con
vật tốt trong bầy đàn ông chăn dắt. Bản chất của Gia Long bị vạch trần luôn trong
từng mối quan hệ, từ gia đình đến dân tộc quốc gia, được người nước ngoài kia định
tính, gọi tên từ bản chất.
Trong hồi ký của người Bồ Đào Nha, vua Gia Long xuất hiện gián tiếp bằng
hình ảnh Phăng giơ cao tấm thẻ tín bài nhưng vô hiệu. Nghĩa là trước mâu thuẫn
nguồn tài nguyên quý hiếm của đất nước bị khai thác, bị mất, nhân dân sẵn sàng đối
chọi lại, không kể cả luật lệ của nhà vua.
Đoạn kết là cách nhìn riêng của người kể chuyện. Người kể chuyện không
đưa ra ý kiến của mình mà xin hiến cho bạn đọc ba đoạn kết. Đoạn kết 1: Gia

Lớp K29H - Khoa Ngữ văn

24


Khóa luận tốt nghiệp

Lê Thị Kim Liên

Long đầu độc Phăng chết. Đoạn kết 2: Gia Long để cho Phăng cùng người vợ Việt
về Pháp và bắt đầu từ đây mới là sự bắt đầu lịch sử quốc gia người Việt, khi này
biên giới phân định, chữ viết có từ gốc chữ la-tinh phổ biến (21-tr155). Đoạn kết

3: Đoàn tìm vàng bị giết, Gia Long cho xung công và sau đó cử một số người
trong hoàng tộc đứng ra lo khai thác mỏ vàng. Ba đoạn kết đưa ra ba khả năng có
thể xảy ra. Tất cả tất cả đều ở thế khả năng. Đoạn kết 1 là sự hiểm ác tính hai mặt
của Gia Long. Trước đó dù nhận thấy sự đê tiện khủng khiếp bên trong nhân cách
của Gia Long nhưng Phăng còn mong manh hy vọng, đồng cảm về một thứ liên
minh giữa y và vua Gia Long, về một thứ luật chơi. Nhưng Phăng lầm. Đoạn kết 2 là
một giả định về một liên minh nhu nhược hèn yếu, phụ thuộc của vua An Nam.
Đoạn kết 3: Gia Long giết đoàn đào vàng. Đó là cách xử sự lật lọng, hiểm độc. Rồi
cử một số người trong hoàng tộc đứng ra lo khai thác mỏ vàng. Cuối đời vua sống
trong cung cấm tránh mọi tránh mọi tiếp xúc với người nước ngoài. Đó là chân
dung quái đản và triệt để của hoàng đế phương Đông và đằng sau đó là diện mạo
của một nền đế chế trọn vẹn điển hình.
Như vậy, Gia Long được khắc họa qua những nhận xét chủ quan, một chiều
chứ không phải trong mối quan hệ giữa các nhân vật. Bạn đọc sẽ nghĩ gì về những
điều được nói trong truyện? Đến đoạn kết, tác giả lật ngửa ván bài với ba kết thúc
khác nhau buộc chúng ta phải suy nghĩ. Kết luận cuối cùng là do bạn đọc tự rút ra.
Đến truyện Phẩm tiết Vua Gia Long được khai thác trong mối quan hệ phức
tạp với thuộc hạ và người đẹp Ngô Thị Vinh Hoa.
Mối quan hệ với Vinh Hoa là mối quan hệ giữa vua với người đẹp. Cả Gia
Long, Nguyễn Huệ đều muốn sở hữu, chiếm đoạt Vinh Hoa nhưng không thành.
Nhưng nếu: Nguyễn Huệ đối xử ân cần thì Gia Long muốn sở hữu nàng như nuôi
con gà con vịt trong nhà. Coi con người như một con vật. Đó là thái độ miệt thị con
người. Tư tưởng này nổi rõ trong quan hệ với cận thần Vũ Văn Hoàn. Khi y phạm
tội, xin tha chết Gia Long lạnh lùng đáp:Mày kể công với ta làm gì ? mày ở gần ta
mà không biết ta, mày chỉ dự vào trò chơi của ta, mà trò chơi nào chẳng vô công.
mày phạm luật thì mày phải chịu. Đừng trách ta ác. Coi con người-công thần chỉ

Lớp K29H - Khoa Ngữ văn

25



×