Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

So sánh nhân vật ký ảo trong truyền kỳ mạn lục của nguyễn dữ và truyện cổ tích việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (529.83 KB, 77 trang )

Khóa luận tốt nghiệp Đại học
Trường đại học sư phạm hà nội 2
Khoa ngữ văn
***********

đặng thị thoan

So sánh nhân vật kỳ ảo trong
Truyền kỳ mạn lục của
nguyễn dữ và truyện cổ tích
việt nam

Khoá luận tốt nghiệp đại học
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Hà nội- 2009

Đặng Thị Thoan

1

Lớp K31A - Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

Lời cảm ơn
Khoá luận này được hoàn thành dưới sự chỉ bảo, giúp đỡ tận tình
của Th.S Nguyễn Thị Tính. Tác giả khoá luận xin gửi tới cô lời cảm ơn
chân thành, sâu sắc nhất.
Tác giả khoá luận xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo


trong Tổ bộ môn Văn học Việt Nam và các thầy, cô giáo trong khoa Ngữ
văn - trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong
quá trình làm khoá luận.

Hà Nội, ngày 09 tháng 05 năm 2009
Tác giả khóa luận

Đặng Thị Thoan

Đặng Thị Thoan

2

Lớp K31A - Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các luận
điểm và kết quả nghiên cứu nêu trong khóa luận chưa từng được công bố trong
bất cứ công trình nghiên cứu khoa học nào.

Hà Nội, ngày 09 tháng 05 năm 2009
Tác giả khóa luận

Đặng Thị Thoan

Đặng Thị Thoan


3

Lớp K31A - Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

MụC LụC
Trang
Mở đầu....

1

1. Lý do chọn đề tài..

1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...

2

3. Mục đích nghiên cứu ...

7

4. Nhiệm vụ nghiên cứu...

7


5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....

7

6. Phương pháp nghiên cứu..

7

7. Đóng góp của khóa luận...

8

8. Bố cục khóa luận..

8

Nội dung..

9

Chương 1: Khái quát chung về nhân vật kỳ ảo...

9

1.1 Khái niệm nhân vật....

9

1.2 Khái niệm nhân vật kỳ ảo..


10

1.3 Đặc điểm của nhân vật kỳ ảo.

12

1.3.1 Nguồn gốc, hành trạng khác thường..

12

1.3.2 Ngoại hình, diện mạo khác thường.

14

1.3.3 Khả năng phi thường..

15

Chương 2: So sánh nhân vật kỳ ảo trong Truyền kỳ mạn lục của
Nguyễn Dữ và truyện cổ tích Việt Nam .

18

2.1 Sự tương đồng giữa nhân vật kỳ ảo trong Truyền kỳ mạn lục và
truyện cổ tích Việt Nam..

18

2.1.1 Tương đồng về phương thức xây dựng nhân vật kỳ ảo


18

2.1.1.1 Dùng môtíp giấc mộng....

18

2.1.1.2 Dùng môtíp con người gặp gỡ thần tiên..

22

2.1.1.3 Dùng môtíp con người sống với ma quỷ..

27

Đặng Thị Thoan

4

Lớp K31A - Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp Đại học
2.1.1.4 Dùng môtíp vạn vật hữu linh...

30

2.1.2 Tương đồng về vai trò của nhân vật kỳ ảo..

32


2.2 Sự khác biệt giữa nhân vật kỳ ảo trong Truyền kỳ mạn lục và truyện
cổ tích Việt Nam.. ...

36

2.2.1 Sự khác biệt trong hệ thống nhân vật kỳ ảo....

36

2.2.1.1 Kiểu nhân vật kỳ ảo là loài vật hoặc đội lốt loài vật

36

2.2.1.2 Kiểu nhân vật đạo sỹ, pháp sư..

41

2.2.1.3 Đặc tính của nhân vật kỳ ảo trong hệ thống.

45

2.2.2 Sự khác biệt về vị trí của nhân vật kỳ ảo trong tác phẩm

53

2.2.2.1 Vị trí của nhân vật kỳ ảo trong tác phẩm của truyện cổ tích
dân gian...

53


2.2.2.2 Vị trí của nhân vật kỳ ảo trong tác phẩm của Truyền kỳ mạn
lục...

56

2.2.3. Sự khác biệt trong bút pháp xây dựng nhân vật kỳ ảo...

59

2.2.3.1 Bút pháp thần thánh hóa nhân vật kỳ ảo trong truyện cổ tích
Việt Nam .

59

2.2.3.2 Bút pháp trần tục hóa nhân vật kỳ ảo trong Truyền kỳ mạn
lục...

60

Kết luận...

66

Tài liệu tham khảo.

68

Mở đầu

1. Lý do chọn đề tài


Đặng Thị Thoan

5

Lớp K31A - Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp Đại học
Nhân vật kỳ ảo là nhân vật đặc trưng của thể loại truyền kỳ và xuất hiện
rất nhiều trong thần thoại, truyền thuyết, cổ tích Việt Nam (nhất là truyện cổ
tích thần kỳ), trong các truyện chí, quái, u linh và cả trong văn xuôi hiện đại.
Nó có vai trò vô cùng quan trọng: là sợi dây gắn kết giữa VHDG và văn học
trung đại, là tấm gương để phản ánh hiện thực và tạo nên sức hấp dẫn của
tác phẩm. Xuất phát từ vai trò này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu so sánh
nhân vật kỳ ảo trong Truyền kỳ mạn lục và truyện cổ tích Việt Nam là để
khẳng định lại vai trò của nhân vật kỳ ảo.
Nguyễn Dữ với Truyền kỳ mạn lục có vị trí rất quan trọng trong lịch
sử văn học dân tộc (ông được coi là cha đẻ của thể loại truyền kỳ và chủ
nghĩa nhân văn trong văn học Việt Nam trung đại). Viết Truyền kỳ mạn
lục, ngoài việc tiếp thu, kế thừa, sử dụng những truyền thống tốt đẹp từ
VHDG (theo quy luật chung của văn học trung đại), Nguyễn Dữ còn tưởng
tượng, hư cấu để tạo nên áng thiên cổ kỳ bút đặc sắc Truyền kỳ mạn lục.
Vì thế, với đề tài này, chúng tôi so sánh là để thấy được tài năng và sự sáng
tạo của Nguyễn Dữ.
Bản chất của việc so sánh không phải là để đánh giá sự vật hiện tượng
này hơn hay kém sự vật hiện tượng kia, mà so sánh là để tìm ra sự độc đáo,
mới lạ... Do vậy, so sánh nhân vật kỳ ảo trong Truyền kỳ mạn lục và trong
truyện cổ tích dân gian cũng nhằm khám phá sức hấp dẫn riêng của mỗi thể
loại. Qua so sánh, thấy được sự tương đồng và khác biệt giữa VHDG và văn

học viết, thấy được mối liên hệ giữa chúng qua một cầu nối tiêu biểu là
nhân vật kỳ ảo.
Theo chương trình SGK Ngữ văn THPT hiện nay học sinh được tiếp cận
cả với tác phẩm VHDG (Tấm Cám) và Truyền kỳ mạn lục (Chuyện chức
phán sự đền Tản Viên). Cho nên, với đề tài này, so sánh là để giúp học sinh
thấy được sự gắn bó liền mạch và cả chuyển hóa giữa VHDG và văn học

Đặng Thị Thoan

6

Lớp K31A - Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp Đại học
viết, thấy được tác dụng, vai trò của nhân vật kỳ ảo với cả hai thể loại (truyền
kỳ và truyện cổ tích) và với văn học nói chung.
Bản thân người nghiên cứu cảm thấy rất thích thú với việc so sánh, vì so
sánh đòi hỏi sự tìm tòi phát hiện, tư duy phân tích - đối chiếu nên đã chọn đề
tài So sánh nhân vật kỳ ảo trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ và
truyện cổ tích Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Văn học Việt Nam gồm hai bộ phận cấu thành cơ bản là VHDG và văn
học viết. Giữa VHDG và văn học viết luôn có mối liên hệ chặt chẽ, gắn bó
mật thiết. Mối liên hệ này là một vấn đề rất thu hút các nhà nghiên cứu quan
tâm.
GS. TS Kiều Thu Hoạch trong Mối quan hệ giữa văn học viết và văn
học dân gian trong thời kỳ trung đại khẳng định rằng: Từ những cốt truyện
dân gian như vậy, các tác giả truyền kỳ đã hư cấu thành những câu chuyện
hoàn chỉnh, vừa có yếu tố lãng mạn, vừa có tính tư tưởng sâu sắc, vừa có giá

trị nghệ thuật cao [50, tr 253] và mối quan hệ giữa nguồn truyện kể dân
gian với các thể loại tự sự văn xuôi là tất yếu.
Tác giả Bùi Văn Nguyên với bài viết Bàn về yếu tố dân gian trong
Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ trên Tạp chí Văn học, số 11/1968
cũng khẳng định về sự tiếp thu cốt truyện và các môtíp từ VHDG để viết
Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ. Sự tiếp thu này là không thể tránh
khỏi nhưng cũng hoàn toàn hợp lý và đầy sáng tạo.
Riêng tác giả Trần ích Nguyên với Nghiên cứu so sánh Tiễn đăng
tân thoại và Truyền kỳ mạn lục thì ngoài việc khẳng định Truyền kỳ mạn
lục cải biên từ thần thoại, chí quái Việt Nam và ghi chép lại truyền
thuyết dân gian địa phương còn cho rằng: ảnh hưởng của Tiễn đăng tân

Đặng Thị Thoan

7

Lớp K31A - Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp Đại học
thoại mới thực sự rõ rệt và sâu đậm đối với Truyền kỳ mạn lục [35, tr
201].
Ta thấy, cả ba tác giả này mặc dù cùng đề cập sâu đến một vấn đề: mối
quan hệ giữa VHDG và văn học viết (đại biểu là Truyền kỳ mạn lục)
nhưng mới chỉ chỉ ra mối quan hệ trên cơ sở của sự tiếp thu cốt truyện và các
môtíp dân gian (của Truyền kỳ mạn lục) chứ chưa đề cập cụ thể, tỉ mỉ về
mối quan hệ ấy qua một kênh khá đặc sắc và lý thú đó là nhân vật kỳ ảo.
Riêng về nhân vật kỳ ảo và truyện kỳ ảo: GS. Đỗ Bình Trị (trong giáo
trình Văn học dân gian Việt Nam, tập 1, NXB GD,1991) có đề cập đến
nhân vật thần kỳ (nhân vật kỳ ảo), yếu tố kỳ ảo và phương thức kỳ ảo. Tác giả

Hoàng Tiến Tựu cũng kể đến các lực lượng thần kỳ trong truyện cổ tích...
Song, cả hai tác giả mới chỉ dừng lại ở việc đề cập, điểm qua về nhân vật
thần kỳ chứ chưa khơi sâu và thể hiện nó thành một nội dung lớn. Họ chỉ xem
nó là một thành phần trong truyện cổ tích.
Tác giả Đinh Phan Cẩm Vân đã có một bài viết quan trong cho việc
định hướng tìm hiểu về nhân vật kỳ ảo, từ đó, tạo cơ sở để so sánh giữa nhân
vật kỳ ảo trong Truyền kỳ mạn lục và truyện cổ tích Việt Nam. ở bài viết
Cái kỳ trong tiểu thuyết truyền kỳ (Tạp chí Văn học, số 10/2005), tác
giả cho rằng cái kỳ là hạt nhân cơ bản của truyền kỳ. Bởi yều tố kỳ không
xuất hiện một cách ngẫu nhiên mà tham gia vào cốt truyện, thúc đẩy diễn biến
cốt truyện. Hơn thế, cái kỳ còn ở sâu hơn chi phối vào tư duy nghệ thuật của
tác giả. Và kỳ khiến cho câu chuyện không chỉ dừng lại ở việc ghi ghép mà
thành sản phẩm của hư cấu tưởng tượng. Qua đó, người viết nhận thấy tác giả
Đinh Phan Cẩm Vân đã phát hiện và nhấn mạnh đến nhiệm vụ nghệ thuật của
yếu tố kỳ ảo, coi đó vừa là yếu tố của hình thức, vừa là yếu tố của nội dung.
Tuy vậy, tác giả cũng chưa đi sâu hơn phân tích về nhân vật kỳ ảo - nhân tố
nòng cốt và nền tảng chứa đựng mọi vấn đề nội dung và nghệ thuật mà
Truyền kỳ mạn lục đưa ra.

Đặng Thị Thoan

8

Lớp K31A - Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp Đại học
Tương đồng với ý kiến của tác giả Đinh Phan Cẩm Vân có: GS. Đặng
Anh Đào với bài viết Vai trò của cái kỳ ảo trong truyện và tiểu thuyết Việt
Nam (Nghiên cứu Văn học số 8/2006); Lê Huy Bắc: Cái kỳ ảo và văn học

huyễn ảo (Nghiên cứu Văn học số 8/2006); Lê Nguyên Long: Về khái
niệm cái kỳ ảo và văn học kỳ ảo trong nghiên cứu văn học (Nghiên cứu
Văn học số 9/2006)...
PGS. TS Vũ Thanh với chuyên luận Thể loại truyện kỳ ảo Việt Nam
trung đại - quá trình nảy sinh và phát triển đến đỉnh điểm có thể coi là một
luận điểm cơ sở quan trọng để chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này.
Tác giả đã rất có lý khi cho rằng: Cái kỳ không những không mất đi mà
trở thành hạt nhân cơ bản của cốt truyện, thành đối tượng nghệ thuật của nhà
văn, được sử dụng như một bút pháp nghệ thuật mang tính đặc trưng của thể
loại. Hiện thực cuộc sống dưới ngòi bút của các nhà văn được phản ánh qua
cái kỳ lạ và ảnh hưởng của văn học dân gian là hết sức sâu sắc, liên kết
gữa văn học bác học và văn học dân gian cũng nổi bật như một âm hưởng chủ
đạo của thể loại truyền kỳ... Vì thế: Văn học dân gian sẽ tác động đến suốt
quá trình hình thành và phát triển của thể loại, khiến cho nhà văn trong khi
sáng tác khó mà thoát ra khỏi những tác động mọi mặt của nó (từ kết cấu,
ngôn ngữ, hành động cho đến việc mô tả ngoại hình nhân vật...). ở giai đoạn
đầu của sự phát triển, các nhân vật của truyện kỳ ảo đều có nguyên mẫu từ
văn học dân gian. Những hình tượng gần gũi và quen thuộc nhất của nhà văn
trong thời kỳ này chính là các hình tượng trong các chuyện thần thoại, truyền
thuyết, cổ tích thần kỳ... [50, tr 742]. Tuy nhiên, tác giả mới chỉ dừng lại ở
việc đưa ra nhận xét chứ chưa có những kiến giải cụ thể. (Do bài viết tập trung
vào nghiên cứu sự nảy sinh, hình thành và phát triển của thể loại truyện kỳ ảo
Việt Nam).

Đặng Thị Thoan

9

Lớp K31A - Ngữ văn



Khóa luận tốt nghiệp Đại học
Về so sánh Truyền kỳ mạn lục, có thể kể tới các bài viết như: So
sánh văn học và văn hóa - Nguyễn Dữ và Tiên thoại của Trung Quốc qua
truyện Từ Thức lấy vợ tiên (GS. Trần Đình Sử, Tạp chí Văn học, số
5/2000); Nghiên cứu so sánh một tiểu thuyết truyền kỳ trong Kim ngao tân
thoại (Hàn Quốc), Truyền kỳ mạn lục (Việt Nam) và Tiễn đăng tân thoại
(Trung Quốc) (Toàn Tuệ Khanh, Nghiên cứu Văn học, số 2/2005); Chinh
phụ ngâm trong Truyền kỳ mạn lục? (Nguyễn Nam, Tạp chí Hán Nôm,
số 3(44)/2000); Nghiên cứu so sánh Tiễn đăng tân thoại và Truyền kỳ mạn
lục (Trần ích Nguyên(Trung Quốc), NXB Văn học - Trung tâm văn hóa
ngôn ngữ Đông Tây, 2000); Truyền kỳ mạn lục dưới giác độ so sánh (GS.
Nguyễn Đăng Na, Tạp chí Hán Nôm, số 6(73)/2005)... Nhưng hầu hết, các
nhà nghiên cứu và các tác giả mới chỉ so sánh Truyền kỳ mạn lục trên quy
mô tác phẩm với các tác phẩm, các truyện khác. Còn so sánh nhân vật kỳ ảo quy mô bộ phận thì bản thân người viết cũng chưa nhận thấy có đề tài nào
nghiên cứu.
Ngoài ra, chúng ta còn có thể kể tới một số bài viết như: Người con
gái Nam Xương - một bi kịch của con người (GS. Nguyễn Đăng Na),
Người con gái Nam Xương và dòng sông kỳ ảo (GS. Đặng Anh Đào), Cái
bóng và những khoảng trống trong văn chương (đọc truyện Người con gái
Nam Xương) (Nguyễn Nam); Tìm hiểu khuynh hướng sáng tác trong
Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ (Nguyễn Phạm Hùng)... Các tác giả
trong các bài viết trên đều kiến giải rất sâu sắc về Truyền kỳ mạn lục mà
tiêu biểu là Người con gái Nam Xương - tác phẩm được đưa vào giảng dạy
ở trường phổ thông nhiều năm nay...
Hay như: Truyện thần linh ma quái và vấn đề giáo dục con người
(Vũ Ngọc Khánh, Tạp chí Văn học, số 10/2001); Quan niệm về thần và việc
văn bản hóa truyền thuyết trong văn xuôi trung đại (Trần Thị An, Tạp chí
Văn học, số 3/2003); Nhân vật chức năng trong cổ tích thần kỳ (Nguyễn


Đặng Thị Thoan

10

Lớp K31A - Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp Đại học
Xuân Đức, Tạp chí Văn học, số 2/2003); Người mang lốt - môtíp đặc trưng
của kiểu truyện cổ tích về nhân vật xấu xí mà tài ba (Nguyễn Thị Huế, Tạp
chí Văn học, số 3/1997)... tuy không nghiên cứu so sánh về nhân vật kỳ ảo
trong Truyền kỳ mạn lục và trong truyện cổ tích Việt Nam nhưng cũng là
cơ sở, tư liệu quan trọng để chúng tôi thực hiện đề tài.
Từ việc điểm lại lịch sử nghiên cứu vấn đề chúng ta có thể đi tới kết
luận sau: chỉ riêng về tác phẩm Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ đã có
nhiều bài viết đề cập về nội dung, khuynh hướng sáng tác, đặc biệt là vấn đề
số phận và hạnh phúc của người phụ nữ trong xã hội cũ, về quyền được sống
và quyền tự do yêu đương của con người ở xã hội phong kiến vô cùng khắt
khe nghiệt ngã. Tuy nhiên, các bài viết trên còn nhiều vấn đề bỏ ngỏ cho
nhiều hướng nghiên cứu tiếp theo.
Trên cơ sở các nguồn tư liệu và tham khảo trên, chúng tôi không có
kiến giải gì thêm về số phận cá nhân trong Truyền kỳ mạn lục, về mối liên
hệ giữa VHDG và văn học viết, về truyện cổ tích... mà chỉ đi sâu vào nghiên
cứu so sánh nhân vật kỳ ảo trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ và
truyện cổ tích Việt Nam để tìm ra những nét tương đồng và khác biệt trong hai
loại tác phẩm này. Qua đó, người viết muốn mang một đóng góp nhỏ khẳng
định vai trò của cái nôi văn học dân gian và khẳng định thành công, sức
sáng tạo, tài năng của Nguyễn Dữ khi viết Truyền kỳ mạn lục. Và hơn hết,
qua đề tài này, tác giả khóa luận sẽ có cái nhìn sâu sắc, toàn diện, đầy đủ và
chính xác những khía cạnh về nội dung và nghệ thuật mà tác giả đặt ra trong

tác phẩm để phục vụ tốt hơn cho công việc giảng dạy sau này ở trường phổ
thông.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của chúng tôi khi nghiên cứu đề tài này là nhằm thấy được sự
tương đồng và khác biệt giữa nhân vật kỳ ảo trong Truyền kỳ mạn lục so

Đặng Thị Thoan

11

Lớp K31A - Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp Đại học
với truyện cổ tích Việt Nam. Qua đó, khẳng định sự độc đáo, hấp dẫn của mỗi
thể loại và khẳng định sự sáng tạo của Nguyễn Dữ.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Khi tiến hành đề tài này, người viết cần phải nghiên cứu những vấn đề
cơ bản sau:
Chương 1: Khái quát chung về nhân vật kỳ ảo
Chương 2: So sánh nhân vật kỳ ảo trong Truyền kỳ mạn lục và
truyện cổ tích Việt Nam
2.1 Sự tương đồng giữa nhân vật kỳ ảo trong Truyền kỳ mạn lục và
truyện cổ tích Việt Nam
2.1 Sự khác biệt giữa nhân vật kỳ ảo trong Truyền kỳ mạn lục và
truyện cổ tích Việt Nam
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu: Nhân vật kỳ ảo trong 20 truyện ở tác phẩm
Truyền kỳ mạn lục và kho tàng truyện cổ tích Việt Nam.
5.2 Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu so sánh về nhân vật kỳ ảo trong

Truyền kỳ mạn lục và truyện cổ tích Việt Nam ở hai phương diện sau:
- Sự tương đồng giữa nhân vật kỳ ảo trong Truyền kỳ mạn lục và
truyện cổ tích Việt Nam.
- Sự khác biệt giữa nhân vật kỳ ảo trong Truyền kỳ mạn lục và
truyện cổ tích Việt Nam
6. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra, trong đề tài này
chúng tôi sẽ sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp phân tích - tổng hợp
7. Đóng góp của khóa luận

Đặng Thị Thoan

12

Lớp K31A - Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp Đại học
- Về mặt lý luận: Người thực hiện khóa luận mong muốn mang một
đống góp nhỏ khẳng định thêm về vai trò của nhân vật kỳ ảo trong tác phẩm,
khẳng định sự thành công, độc đáo của mỗi thể loại và sức sáng tạo của
Nguyễn Dữ.
- Về mặt thực tiễn: Qua đề tài này, tác giả khóa luận sẽ có cái nhìn toàn
diện, sâu sắc, đầy đủ và chính xác những khía cạnh về nội dung và nghệ thuật
mà tác giả đặt ra trong tác phẩm thông qua nhân vật kỳ ảo để phục vụ tốt hơn
cho công việc giảng dạy sau này ở trường phổ thông.
8. Bố cục khóa luận

- Mở đầu:

8

trang

- Nội dung: + Chương 1:

9

trang

+ Chương 2:

48

trang

2

trang

- Thư mục tài liệu tham khảo: 5

trang

- Kết luận:

nội dung


Đặng Thị Thoan

13

Lớp K31A - Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp Đại học
chương 1

khái quát chung về nhân vật kỳ ảo
1.1. Khái niệm nhân vật
Khái niệm nhân vật được bắt nguồn từ từ persone trong tiếng Latinh.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học: Nhân vật văn học là con người cụ thể
được miêu tả trong tác phẩm văn học [15, tr 235]. Nhân vật văn học có thể
có tên riêng (Tấm, Cám, Chị Dậu, anh Pha...), cũng có thể không có tên riêng
như bà hàng nước, mụ dì ghẻ, vua (Tấm Cám) , thằng bán tơ, một
mụ nào(Truyện Kiều - Nguyễn Du). Trong các truyện cổ tích, ngụ ngôn,
đồng thoại, nhân vật thần được đưa ra để nói chuyện con người.
Khái niệm nhân vật văn học có khi được sử dụng như một ẩn dụ, không
chỉ là con người cụ thể nào đó mà còn để chỉ một hiện tượng nổi bật trong tác
phẩm. Chẳng hạn có thể nói: đồng tiền là nhân vật chính trong Ơgiêni
Grăngđê của Banzắc hay nhân dân là nhân vật chính trong Đất nước
đứng lên của Nguyên Ngọc... Do vậy, khái niệm nhân vật trong tác phẩm
văn học không chỉ dừng lại ở con người mà còn ở cả những hiện tượng liên
quan đến con người. Với cách hiểu này, ta có thể coi thời gian trong truyện
của A.Sêkhốp là nhân vật; cái quan tài trong truyện ngắn của Nguyễn Công
Hoan hay các loài động vật (Dế Mèn, Dế Choắt, Châu Chấu, Bọ Ngựa...) trong
Dế Mèn phiêu lưu ký của Tô Hoài là những nhân vật văn học. Bởi chúng
được nhà văn giao nhiệm vụ thể hiện quan niệm sống, ý tưởng của con

người và thể hiện tư tưởng của tác phẩm. Vì thế, nhân vật văn học là một đơn
vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất nó với con người có thật
trong cuộc sống. (Tức là, nhân vật thường được thể hiện qua những dấu hiệu
nổi bật như về tiểu sử, tính cách, nghề nghiệp, đặc điểm, hoàn cảnh... chứ nó
không phải là sự sao chụp y nguyên của hiện thực ngoài đời).

Đặng Thị Thoan

14

Lớp K31A - Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp Đại học
Nhân vật vừa là yếu tố thuộc về nội dung, vừa là yếu tố thuộc về hình
thức bởi vậy nó có vai trò vô cùng quan trọng đối với tác phẩm văn học và đối
với bản thân văn học: nhân vật là phương tiện để khái quát hiện thực (nhân vật
là công cụ để tạo nên thế giới nghệ thuật, là phương tiện để tái hiện con người
với các đặc điểm về tính cách, số phận, chiều hướng con đường đời); là
phương tiện để khái quát tư tưởng của tác phẩm và quyết định hình thức của
tác phẩm... Trong tác phẩm văn xuôi tự sự, nhân vật và cốt truyện giữ vai trò
chủ đạo. Nhân vật sẽ xâu chuỗi các sự kiện, tình tiết của tác phẩm; là nơi chủ
yếu để nhà văn thể hiện tư tưởng của mình đồng thời góp phần tạo nên giá trị,
sức hấp dẫn và sự thành công của tác phẩm.
Tựu chung lại, nhân vật là yếu tố cơ bản nhất trong tác phẩm văn học.
Nó là tiêu điểm để bộc lộ chủ đề và đến lượt mình, nó lại được các yếu tố có
tính chất hình thức của tác phẩm tập trung khắc họa. Nhân vật do đó là nơi
tập trung giá trị tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm [2, tr 186].
1.2. Khái niệm nhân vật kỳ ảo
Nhân vật kỳ ảo là khái niệm để khu biệt nó với các kiểu nhân vật khác

như: nhân vật hiện thực, nhân vật trần thường...
Theo từ điển Tiếng Việt:
- Kỳ: Lạ đến mức làm người ta phải ngạc nhiên.
- ảo: Giống như thật nhưng không có thật
- Kỳ ảo: Kỳ lạ, tựa như không có thật mà chỉ có trong tưởng tượng [37,
tr 518].
- kỳ ảo là hư ảo, lạ kỳ [4, tr 233].
ở đây, kỳ là yếu tố cốt lõi, là hạt nhân tư tưởng thẩm mĩ còn ảo là
biểu hiện, là tính chất của thể loại. Kỳ ảo cần phải được hiểu khác với viễn
tưởng, huyễn hoặc, huyền ảo, huyễn tưởng... Vì kỳ trong kỳ ảo gắn với
thế giới thần tiên, ma quỷ có từ lâu đời trong dân gian. Các yếu tố khác (viễn

Đặng Thị Thoan

15

Lớp K31A - Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp Đại học
tưởng, huyễn tưởng..v..v..) là những tưởng tượng của cá nhân trong một lúc
đột khởi nào đó của tâm thức, thuộc về tương lai.
Vì thế, Nhân vật kỳ ảo được hiểu là những nhân vật kỳ lạ, vừa lạ
thường, kỳ quái lại vừa giống như có thật, nó là sản phẩm của trí tưởng tượng
gắn với những quan niệm tâm linh được người nghệ sĩ hư cấu, sáng tạo ra.
Nhân vật kỳ ảo là kiểu nhân vật tiêu biểu trong các truyện dân gian, các
truyện chí, quái, u linh, thể loại truyền kỳ và ở cả các tác phẩm hiện đại. Dù
xuất hiện ở thời đại nào, loại hình nào và dưới hình thức nào thì các nhân vật
kỳ ảo đều là hiện thân hoặc gián tiếp phản ánh cuộc sống hiện thực.
Đối với Nhân vật kỳ ảo, yếu tố kỳ ảo, cái kỳ là cốt lõi, tạo nên

bản chất đặc trưng cho nhân vật. Nếu không có kỳ, không thể có nhân vật
kỳ ảo. Đặc biệt, ở thể loại truyền kỳ, nhân vật kỳ ảo xuất hiện trong tác phẩm
không chỉ làm cho tác phẩm lạ thường, không chỉ mở ra cho độc giả một thế
giới khác - thế giới của những yêu ma, quỷ quái hay thánh thần... mà quan
trọng hơn, khi xuất hiện, nhân vật kỳ ảo còn ít nhiều tạo ra một trạng thái
hoang mang, bất ổn, hồ nghi giữa mộng và thực... khi đó, nhân vật kỳ ảo mới
đạt hiệu quả nghệ thuật thật sự.
Khi tiếp cận với kiểu nhân vật kỳ ảo nếu quan niệm đó chỉ là sự hoang
đường, mê tín dị đoan, phi hiện thực thì hoàn toàn sai lầm. Bởi, bất cứ một tác
phẩm văn học đích thực nào ra đời cũng luôn thể hiện những tư tưởng - quan
niệm, lý tưởng xã hội - thẩm mĩ nhất định. Văn học chân chính là văn học vì
con người, hướng con người tới những khát vọng và giá trị cao đẹp... Việc
nhân vật kỳ ảo xuất hiện từ rất sớm trong văn học (VHDG) và vẫn tiếp tục
khẳng định vị trí, vai trò của mình chứng tỏ nhân vật kỳ ảo được xây dựng là
hoàn toàn có dụng ý nghệ thuật chứ không phải là một hiện tượng gắn với mê
tín dị đoan. Trong truyện truyền kỳ, các tác giả sử dụng yếu tố kỳ không phải
chỉ với chức năng là vỏ bọc che giấu dụng ý sâu xa của nhà văn mà còn với tư
cách một bút pháp nghệ thuật mang tính đặc trưng của thể loại. Các tác giả

Đặng Thị Thoan

16

Lớp K31A - Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp Đại học
phản ánh hiện thực qua cái kỳ lạ [50, tr 744].ở đây, cái kỳ không những
không mất đi mà trở thành hạt nhân cơ bản của cốt truyện, thành đối tượng
nghệ thuật của nhà văn [50, tr 744]. Nhu cầu về chuyện thần linh ma quái là

nhu cầu tất nhiên của nhân loại. Các nhà nghiên cứu về tâm lý học, về nhân
loại học gọi đây là một hiện tượng về lòng say mê lý tưởng của con người và
có thể dựa vào đó mà giáo dục con người trong cuộc sống. Rõ ràng, giữa
truyện thần linh ma quái và vấn đề giáo dục con người có mối liên hệ rất
khăng khít. Cái quái đản, kỳ lạ của nhân vật kỳ ảo không những làm cho
chúng ta ngạc nhiên, lo sợ hay thích thú mà còn có tác dụng giáo dục về thế
giới quan và nhân sinh quan. Vì quái đản, kỳ lạ, đọc nó khiến lòng người
rộng mở trí tưởng tượng [40, tr 133], đồng thời góp phần tạo nên một kiểu
nhân vật đặc biệt trong văn học và tạo nên sức sống lâu bền của tác phẩm.
1.3. Đặc điểm của nhân vật kỳ ảo
Nhân vật kỳ ảo vốn là sản phẩm của trí tưởng tượng và sáng tạo, trong
đó yếu tố kỳ ảo, hoang đường được sử dụng như một hạt nhân để xây dựng
và tạo nên bản chất cho nhân vật. Do vậy, nhân vật kỳ ảo sẽ có những đặc
điểm nổi bật mang tính kỳ dị, khác thường có thể coi đó là những đặc trưng để
phân biệt nó với những nhân vật bình phàm, hiện thực.
1.3.1. Nguồn gốc, hành trạng khác thường
Nguồn gốc, hành trạng của nhân vật là đặc điểm xuất thân và những
hành động của nhân vật. Không giống như các kiểu nhân vật khác, nguồn gốc,
hành trạng của nhân vật kỳ ảo luôn luôn bất bình thường.
Trong Thần thoại Hy Lạp - sản phẩm đầu tiên của văn học Hy Lạp
cổ đại, các vị thần đều có nguồn gốc, hành trạng kì lạ. Thần Dớt - vị thần tối
cao, trị vì của tất cả các thần và Hạ giới, Âm phủ khi sinh ra được các tiên nữ
nuôi dưỡng. Để trốn khỏi bị bố nuốt vào bụng, thần Dớt đã ở một mình trên
đảo vắng, chỉ làm bạn với chú dê. Nữ thần Trí Tuệ Atêna lại được sinh ra từ
đầu của thần Dớt: Sọ của Dớt nứt toác ra và từ kẽ nứt nhảy ra ngoài một

Đặng Thị Thoan

17


Lớp K31A - Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp Đại học
người thiếu nữ nhung y võ phục ngọn ngàng, tay kiếm tay cung, mắt sáng như
gương, tiếng to như sấm. [24, tr 149]. Còn nữ thần Tình Yêu và Sắc Đẹp
Aphrôđitơ lại được sinh ra từ biển và khí trời, khi nàng từ biển đi lên thì sóng
và gió dịu hiền bao phủ quanh nàng, các nữ thần chào đón nàng.
Trong truyện dân gian Việt Nam, nguồn gốc và hành trạng của nhân vật
kỳ ảo cũng đặc biệt, lạ kỳ theo trí tưởng tượng của người Việt xưa. Thánh
Gióng ra đời do mẹ dẫm vào một vết chân rất lớn ở ngoài đồng. Sọ Dừa được
sinh ra do bà mẹ vào rừng uống nước mưa trong một sọ đầu lâu...
ở văn học Việt Nam thời trung đại, các thể loại truyện chí, quái, u linh
và truyền kỳ phát triển mạnh mẽ. Yếu tố kỳ ảo, chi tiết kỳ ảo, hoang đường
được sử dụng như chất liệu chính để xây dựng tác phẩm, xây dựng nhân vật kỳ
ảo khiến nó trở thành nhân vật đặc trưng, phổ biến trong văn xuôi tự sự giai
đoạn này. Khi miêu tả nguồn gốc, sự ra đời, hành trạng của nhân vật kỳ ảo,
các tác giả cũng luôn tô đậm tính chất kỳ lạ khác thường:
Hai tác phẩm Thiền uyển tập anh ngữ lục và Tam tổ thực lục dù
là ngữ lục, thực lụcnhưng khi miêu tả về nguồn gốc, hành trạng (ra đời tu luyện - tịch diệt) của các nhà sư thì vẫn lấy cái kỳ ảo, hoang đường, khác lạ
làm chất liệu chính: thiền sư Huyền Quang (Tam tổ thực lục) khi chào đời,
ánh sáng bừng lên trong phòng, hương thơm bay ngào ngạt, thiền sư chính là
An Nam Tôn Giả từ trên thiên đình thác sinh; thiền sư Ngộ ấn (Thiền uyển
tập anh ngữ lục) là con của khỉ, do mẹ của thiền sư vào rừng kiếm củi bị khỉ
ôm, về nhà thụ thai và sinh ra thiền sư... Cái chết của các thiền sư cũng rất
khác thường: thiền sư Giới Không sau khi đọc kệ xong, sư cười lớn một tiếng
rồi chắp tay mà viên tịch; thiền sư Trường Nguyên cũng đọc kệ xong thì quy
tịch... Nếu cái chết đối với người trần tục được miêu tả thường nặng nề, đau
đớn, khó khăn thì đối với các nhân vật kỳ ảo, nhất là các thiền sư, cái chết rất
nhẹ nhàng thanh thản, chết là sự hoá thân vào cõi Niết bàn... Đối với các loài

yêu quái như Ngư tinh, Hồ tinh, các nhân vật quái dị như Thần Sông Tô Lịch

Đặng Thị Thoan

18

Lớp K31A - Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp Đại học
(trong Lĩnh Nam chích quái lục - Trần Thế Pháp) cũng có nguồn gốc,
hành trạng kỳ quái khác hẳn với những nhân vật trần thực (Hồ tinh vốn là con
cáo chín đuôi hoá thành, Ngư tinh là con cá lớn hoá thành, Thần Sông Tô Lịch
sống ở trong lòng sông...).
Rõ ràng, với các nhân vật kỳ ảo, việc sử dụng bút pháp tả chân là rất
hiếm. Với nguồn gốc, hành trạng khác thường, các nhân vật kỳ ảo đã tạo cho
độc giả hứng thú, cảm xúc đặc biệt, tạo nên cái kỳ đầu tiên của nhân vật kỳ
ảo. Nguồn gốc, sự ra đời sẽ báo hiệu những hành động, khả năng và cuộc đời
khác thường của nhân vật kỳ ảo, tô đậm thêm tính chất không có thật mà chỉ
có trong tưởng tượng của cái kỳ.
1.3.2. Ngoại hình, diện mạo khác thường
Trí tưởng tượng, sáng tạo của con người vô cùng phong phú nên ngoại
hình, diện mạo của nhân vật kỳ ảo cũng muôn hình vạn trạng. Mỗi loại nhân
vật kỳ ảo có một kiểu ngoại hình khác nhau... Ngoại hình, diện mạo là yếu tố
dễ hình dung và dễ tưởng tượng, gây ấn tượng. Vì thế, cách xây dựng ngoại
hình, diện mạo của nhân vật kỳ lạ, hoang đường tuỳ theo cảm hứng sáng tạo
cũng là cách để khắc sâu thêm cái kỳ trong nhân vật kỳ ảo. Hơn nữa, do
dùng cái kỳ để miêu tả ngoại hình (để cho nhân vật khác với người bình
thường) nên ở hầu hết các nhân vật kỳ ảo, vẻ bề ngoài luôn dị dạng, khác
thường:

Quỷ Tiphông (Thần thoại Hy Lạp) cao chót vót tựa trời, lưng rộng
mênh mông tưởng chừng như sông dài biển cả, tiếng nói ầm ầm tựa sấm đổ
thác rền [24, tr 51]; Thần Trụ Trời được miêu tả là người khổng lồ, chân dài
không thể tả xiết, bước một bước từ vùng này đến vùng nọ; Sọ Dừa là một cục
thịt tròn lông lốc, có đủ mắt mũi, mồm miệng nhưng không có mình mẩy chân
tay gì...
Nhân vật kỳ ảo ở các truyện chí, quái, u linh và thể loại truyền kỳ cũng
tương tự như vậy. Yếu tố kỳ ảo vẫn được tô đậm nhưng được dùng có chủ ý

Đặng Thị Thoan

19

Lớp K31A - Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp Đại học
chứ không phải là sư tưởng tượng ngây thơ như trong văn học dân gian. Ví dụ,
Thần sông Tô Lịch (Lĩnh Nam chích quái lục) mặc áo vàng, đầu đội mũ tím,
tay cầm hốt vàng; Long Quân (Đổng Thiên Vương - Lĩnh Nam chích quái
lục) là một cụ già thân cao hơn sáu xích, mặt đen, bụng to, mày râu trắng xoá
ngồi giữa ngã ba đường nói cười hát múa (khác hẳn với thần Lạc Long Quân
trong VHDG: vốn là một con rồng sống ở biển); Nàng Mộng Trang trong
truyện Duyên lạ xứ hoa (tríchThánh Tông di thảo - Lê Thánh Tông?)
thì xinh đẹp tuyệt trần, có ngấn ở bụng (Mộng Trang vốn là bướm); Thần
Thuồng Luồng trong truyện Đối tụng ở Long cung (Truyền kỳ mạn lục
- Nguyễn Dữ) là một con rắn dài mười trượng...
Việc khắc hoạ diện mạo nhân vật bằng bút pháp kỳ ảo không chỉ có tác
dụng gây ấn tượng và để cho nhân vật kỳ ảo khác hẳn với ngươi thường... mà
qua ngoại hình kì dị ấy, thần thái kỳ ảo của nhân vật sẽ được tô đậm hơn.

Ngoại hình này cũng chính là một phương diện đặc trưng để chúng ta nhận
diện nhân vật kỳ ảo.
1.3.3. Khả năng phi thường
Cùng với nguồn gốc, hành trạng và ngoại hình diện mạo thì khả năng
phi thường, đặc biệt cũng là một dấu hiệu quan trọng để phân biệt nhân vật kỳ
ảo vối những nhân vật khác. Hầu hết nhân vật kỳ ảo đều có tài biến hoá, phép
thuật và có khả năng làm những việc mà người thường không thể làm được.
Sơn Tinh và Thuỷ Tinh (Sơn Tinh Thuỷ Tinh - VHDG) đều có phép
biến hoá siêu phàm, cả hai thần đều có thể hô mưa gọi gió. Sơn Tinh dùng
phép bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, Thuỷ Tinh thì dâng nước lên cuồn
cuộn...ngập nhà, ngập cửa; Sọ Dừa có thể biến ra đầy đủ các lễ vật thách
cưới của phú ông và từ một cục thịt, chàng biến thành một chàng trai khôi ngô
tuấn tú... Chàng Đăm-san trong sử thi Đăm-San thì dám chặt cả cây thần,
chiến thắng nhiều kẻ thù và trở thành tù trưởng giàu mạnh nhất, vượt qua rừng
đen Sun-y-rít đầy nguy hiểm để định bắt Nữ Thần Mặt Trời... Tất cả các việc

Đặng Thị Thoan

20

Lớp K31A - Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp Đại học
làm, hành động đó không chỉ thể hiện khả năng đặc biệt của nhân vật mà còn
thể hiện khát vọng, mơ ước của nhân dân: chinh phục tự nhiên, muốn có
những phép lạ để làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.
Tác phẩm Thiền uyển tập anh ngữ lục cũng dùng hạt nhân kỳ ảo
để miêu tả tài năng phi thường của các thiền sư. Thiền sư Không Lộ bay được
trên không; thiền sư Từ Đạo Hạnh có phép thuật cao cường: vứt gậy xuống

dòng nước chảy xiết mà gậy trôi ngược dòng, có thể khiến rắn rết, muông
thú đến chầu phục, đốt ngón tay cầu mưa, phun nước phép chữa bệnh, không
việc gì không ứng nghiệm, đặc biệt là khả năng thác sinh của Từ Đạo Hạnh
để trở thành vua Lý Thần Tông; thiền sư Đạo Huệ chuyên sâu phép Tam ma
địa, khi đọc kinh cảm hoá khỉ vượn trong núi, kéo nhau hàng đàn đến nghe
kinh, chính thiền sư cũng là người chữa bệnh cho hoàng phi..v..v..
Đối với các nhân vật kỳ ảo là Tiên, Phật hoặc ma, quỷ khả năng biến
hoá, phép thuật được thể hiện càng rõ. Những khả năng đặc biệt, kì diệu phi
thường này của nhân vật kỳ ảo lại được thực hiện chủ yếu ở thế giới hiện thực
nên cái kỳ ảo trong nhân vật càng đươc đẩy lên tới mức tột đỉnh. Khi thể hiện
tài năng phi thường cho nhân vật, các tác giả chỉ nhằm mục đích nhấn mạnh
vào cái kỳ lạ và làm nổi bật nhân vật nhưng thực chất, khi nhân vật kỳ ảo tham
gia vào cốt truyện, nhân vật đã giúp người đọc bước vào một thế giới khác hẳn
với trần thế: thế giới của phép thuật và của cái kỳ ảo.
Văn xuôi tự sự thế kỉ 18-19 tiếp tục xây dựng những nhân vật có khả
năng phi thường, đặc biệt như: có sức khoẻ phi thường, ăn khoẻ khác thường
và trí tuệ khác thường. Các nhân vật trong Công dư tiệp kí của Vũ Phương
Đề được tả rất rõ về những khả năng phi thường ấy: Lê Như Hổ một mình phạt
cỏ ruộng, một mình gặt lúa, đến chơi nhà người bạn ở Thanh Hoá ăn hết năm
sáu mâm thức ăn cùng ba nồi mười cơm... Trí tuệ của Như Hổ cũng khác
thường, khi học hay viết xong một tờ giấy, đọc xong đốt ngay. Đi thi đỗ ngay
Tiến sĩ, được phong Lưỡng quốc Thượng thư. Đi sứ Trung Quốc, biết ngay

Đặng Thị Thoan

21

Lớp K31A - Ngữ văn



Khóa luận tốt nghiệp Đại học
món đầu cá người, vượt qua nhiều thử thách của vua Trung Quốc (từ tiên cầu
đảo đến việc dạy hoàng tử Trung Quốc...); hay như chuyện Lương Hữu Khánh
ăn khoẻ, làm khoẻ và thông minh; chuyện Trạng nguyên Lê Nại ăn khoẻ...
Thực chất, những khả năng phi thường đặc biệt của các nhân vật kể trên hoàn
toàn không giống như nhân vật kỳ ảo. Tác giả Vũ Phương Đề cố gắng tô đậm
nhân vật (để cho nhân vật có những khả năng đặc biệt) bằng bút pháp cường
điệu, phóng đại chứ không phải bằng cách mượn cái kỳ ảo làm chất liệu.
Khả năng phi thường của nhân vật kỳ ảo khác hẳn với sự phi thường của con
người bởi khả năng ấy của nhân vật kỳ ảo luôn gắn với phép lạ và không bao
giờ có trong thực tế đời sống (mang tính hoang đường).
Từ ba đặc điểm cơ bản trên của nhân vật kỳ ảo, chúng ta có thể khẳng
định rằng: yếu tố kỳ ảo luôn luôn bao chiếm nhân vật, màu sắc thần kỳ là bút
pháp chủ đạo để vẽ nên nguồn gốc, diện mạo và khả năng kỳ lạ của nhân vật.
Dù vậy, đằng sau nhân vật kỳ ảo vẫn là thế giới hiện thực, là xã hội và cuộc
sống con người. Nhân vật kỳ ảo dù có kỳ đến đâu thì cuối cùng vẫn là nhân
- vẫn gắn với con người, hướng tới cuộc sống con người, thể hiện tư tưởng mà
nhà văn muốn nói.

Chương 2

Đặng Thị Thoan

22

Lớp K31A - Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp Đại học


so sánh nhân vật kỳ ảo trong
truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ
và truyện cổ tích Việt Nam

2.1. Sự tương đồng giữa nhân vật kỳ ảo trong Truyền kì mạn lục và
truyện cổ tích Việt Nam
Giữa văn học dân gian và văn học viết luôn luôn có mối quan hệ tất
yếu: văn học dân gian chính là nền tảng để văn học viết hình thành và phát
triển. Đặc biệt, trong thời kỳ trung đại, mối quan hệ ấy lại càng gắn bó. Suốt
trong mười thế kỷ của thời kỳ Đại Việt độc lập, tự chủ, kho tàng truyện kể dân
gian vẫn cứ luôn luôn như là một tác nhân mạnh mẽ, chẳng những đã góp
phần vào sự sinh thành của các thể loại văn học tự sự mà còn luôn giữ vai trò
cơ sở tư tưởng - thẩm mỹ trong các thể loại đó [50, tr 244].
Sự ảnh hưởng của văn học dân gian đối với văn học viết sẽ là cơ sở tạo
nên sự tương đồng của nhân vật kỳ ảo trong truyện cổ tích Việt Nam và
Truyền kì mạn lục
2.1.1. Tương đồng về phương thức xây dựng nhân vật kỳ ảo
Xây dựng nhân vật kỳ ảo, tất yếu cả văn học dân gian lẫn Truyền kỳ
mạn lục đều sử dụng cái kỳ ảo. Cụ thể, đó là sự tương đồng các môtíp nghệ
thuật giữa truyện cổ tích Việt Nam và Truyền kỳ mạn lục. Điều này được
thể hiện ở việc:
2.1.1.1. Dùng môtíp giấc mộng
Đây là môtíp xuất hiện từ khá lâu trong truyện cổ tích dân gian, đến
Truyền kỳ mạn lục, nó vẫn là môtíp phổ biến và được Nguyễn Dữ thể hiện

Đặng Thị Thoan

23

Lớp K31A - Ngữ văn



Khóa luận tốt nghiệp Đại học
ở các truyện: Câu chuyện ở đền Hạng Vương, Chức phán sự đền Tản
Viên, Lý Tướng Quân, Yêu quái ở Xương Giang. Khi sử dụng môtíp
giấc mộng, tác giả dân gian và Nguyễn Dữ đã làm hợp lý hoá sự xuất hiện
của nhân vật kỳ ảo. Mặt khác, môtíp này còn có tác dụng mở rộng không gian
và thời gian của nhân vật kỳ ảo: đó có thể là nơi Thiên đình, Địa phủ hay
Long cung; là buổi đêm, ban ngày, một ngày, một tháng, một năm hay một
đời người...
Song, hơn thế, khi nhân vật kỳ ảo xuất hiện qua môtíp giấc mộng, ranh
giới giữa mộng ảo và thực tại dường như bị xoá nhoà. Mộng chỉ là cái cớ để
tác giả thể hiện mục đích, tư tưởng. Bởi tất cả những điều thấy trong mộng,
những điều báo trong mộng đều phần nào ứng nghiệm ở cuộc sống thực, khiến
nhân vật bâng khuâng khi trở về với thực tại. Thế giới kỳ ảo mà giấc mơ của
nhân vật phản ánh cũng chính là thế giới thực tại của con người.
Truyện cổ tích Sự tích cây huyết dụ kể chuyện bác đồ tể chuyên giết
lợn để bán thịt. Nhà bác ở cạnh ngôi chùa làng, hàng ngày cứ nghe tiếng
chuông chùa đánh là bác sửa soạn giết lợn. Một đêm, sư cụ nằm mộng thấy
một người đàn bà dắt năm đứa con nhỏ đến trước mặt mình rồi vái lấy vái để,
miệng nói xin cứu mạng, xin cứu mạng rối rít. Người đàn bà đó xin ngày
mai hoà thượng hãy cho đánh chuông chậm lại, mẹ con chúng tôi xin rất đội
ơn. Nhà sư tỉnh dậy không hiểu thế nào, nhưng theo báo mộng, sư cụ cũng
không đánh chuông. Hôm đó, bác đồ tể ngủ quên, dậy muộn không kịp buổi
chợ nên không giết lợn nữa. Bác sang trách sư cụ vì không đánh chuông. Sư cụ
đã kể lại chuyện nằm mộng để phân trần với bác. Trở về nhà, xuống chuồng
lợn thăm, bác đồ tể ngạc nhiên thấy con lợn cái mua ngày hôm qua toan giết
thịt sáng đó đã đẻ được năm con lợn con. Vừa mừng vừa sợ, bác nghĩ rằng
đúng là linh hồn người đàn bà ẩn trong con lợn cái đã tìm cách cứu con
mình khỏi chết. Bác hối hận vì nghề đồ tể của mình, bác cắm con dao của

mình trước sân chùa, thề từ nay giải nghệ. Con dao của bác hoá thành một loại

Đặng Thị Thoan

24

Lớp K31A - Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp Đại học
cây có lá đỏ như máu và nhọn như lưỡi dao bầu - cây huyết dụ... Chuyện
không chỉ có mục đích kể về sự tích cây huyết dụ mà như một lời nhắc nhở
muốn con người sống lương thiện - lương thiện để để lại ân đức cho đời sau...;
Truyện Cái cân thuỷ ngân kể hai vợ chồng nhà nọ làm ăn buôn bán âm
mưu chế ra một cái cân rỗng, trong đổ thuỷ ngân để làm lợi cho mình. Sau khi
giàu có lại sinh được hai con khôi ngô, họ sám hối, cúng Phật, quay về con
đường chính nghĩa. Nhưng hai đứa con bỗng lăn ra chết... Một đêm, hai vợ
chồng cùng nằm mơ thấy có ông Bụt đến bảo rằng:..Trời đã sai hai con quỷ
xuống làm con...cứ ăn ở ngay lành trời lại đến cho hai đứa con khác. Quả
nhiên, sau lại sinh được hai đứa con khác văn hay chữ tốt, hiền lành tử tế... Lời
của nhân vật Bụt không chỉ dừng lại ở lời của một người trong giấc mộng mà
còn thể hiện quan niệm dân gian gieo gió gặp bão, hướng con người tu
nhân tích đức.
Cũng tiếp thu quan niệm ác giả ác báo, kẻ gieo gió tất có ngày gặp
bão, ở hiền thì sẽ gặp lành từ truyện cổ tích dân gian... Trong Truyền
kỳ mạn lục, Nguyễn Dữ dùng môtíp giấc mộng để nhân vật kỳ ảo của mình
truyền tải những tư tưởng, quan niệm thẩm mĩ - đạo đức đó!
Câu chuyện ở đền Hạng Vương kể việc quan thừa chỉ Hồ Tông
Thốc có đề thơ giễu cợt ở ngôi đền Hạng Vương rồi: Ông Hồ chiêm bao,
được đưa đến nơi cung điện nguy nga, quan hầu đứng hàng răm rắp, Hạng

Vương ngồi chờ sẵn, bên cạnh có cái giường lưu ly. Ông được ngồi trò
chuyện với hồn ma của Hạng Vương về các đấng minh quân và về việc cai trị
thiên hạ.
Truyện Chức phán sự đền Tản Viên cũng kể Ngô Tử Văn đi xuống
cõi âm để đối chất với hồn ma tên tướng giặc bại trận qua một giấc mơ. ở đó,
chàng được gặp cả Diêm Vương, Quỷ Dạ Xoa, Thổ Địa - gặp những nhân vật
kỳ ảo, những người không phải của thế giới thực mà họ thuộc về thế giới kỳ
ảo, thế giới trong mơ... Cũng giống như những truyện khác trong tác phẩm

Đặng Thị Thoan

25

Lớp K31A - Ngữ văn


×