Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Hệ thống nhân vật nữ trong truyền kỳ mạn lục của nguyễn dữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (703.2 KB, 122 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

i

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM



NÔNG PHƢƠNG THANH



HỆ THỐNG NHÂN VẬT NỮ
TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC CỦA NGUYỄN DỮ


CHUYÊN NGÀNH : VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ : 60.22.34


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC : PGS.TS NGUYỄN HỮU SƠN



Thái Nguyên - 2011



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ii
LỜI CẢM ƠN

Bằng sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn
PGS.TS Nguyễn Hữu Sơn, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong
suốt quá trình thực hiện luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Ngữ Văn, khoa
Sau đại học, cán bộ phòng Quản lý khoa học trường Đại học Sư phạm - Đại học
Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong cả quá trình học tập và
nghiên cứu tại trường.
Xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm, giúp đỡ em
trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Trong quá trình nghiên cứu, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót.
Rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô và bạn bè đồng nghiệp quan
tâm đến luận văn này.

Thái Nguyên, tháng 8 năm 2011
Tác giả


Nông Phương Thanh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iii
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………… 1

1. Lí do chọn đề tài………… …………………………………….…………1
2. Lịch sử vấn đề…… ………………………………………………………3
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu …………………………………………10
4. Phương pháp nghiên cứu …………………………….………………….10
5. Đóng góp của luận văn ……………………………… ……………… 11
6. Cấu trúc luận văn ……………………………………………………… 11
NỘI DUNG………………………………………………………………….12
Chƣơng 1: TÁC GIẢ NGUYỄN DỮ VỚI TRUYỀN KỲ MẠN LỤC VÀ
VẤN ĐỀ NGƢỜI PHỤ NỮ TRONG VĂN XUÔI TỰ SỰ
VIỆT NAM TỪ THẾ KỶ X ĐẾN THẾ KỶ XVI………… 12
1.1. Tác giả Nguyễn Dữ với Truyền kỳ mạn lục ……………….……… …12
1.2. Vấn đề người phụ nữ trong văn xuôi tự sự Việt Nam từ thế kỷ X đến thế
kỷ XVI…………….……………………………………………………… 15
1.2.1. Quan niệm về phụ nữ …………………………………….…………16
1.2.2. Người phụ nữ trong văn xuôi tự sự Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XVI.21
1.3. Tiểu kết.… ………………………………………………….…………27
Chƣơng 2: THẾ GIỚI NHÂN VẬT PHỤ NỮ TRONG TRUYỀN KỲ
MẠN LỤC……………………………………………… ……28
2.1. Lý thuyết về nhân vật………… ……………… …………… ………28
2.2. Nhân vật người phụ nữ đời thường trong Truyền kỳ mạn lục……….….30
2.2.1. Nguồn gốc hiện thực lịch sử của nhân vật…… ………………… …30
2.2.2. Xây dựng nhân vật phụ nữ theo quan điểm đề cao đạo đức của nhà nho.36
2.2.3. Dấu ấn con người cá nhân ở nhân vật phụ nữ đời thường …………48
2.3. Nhân vật phụ nữ thuộc thế giới siêu nhiên, hư ảo… ……. …… 53
2.3.1. Vẻ đẹp quyến rũ, mê hoặc gây bất hạnh của nhân vật ……….…… 54

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iv
2.3.2. Xây dựng nhân vật hướng tới quan niệm sống tự do với khát vọng giải

phóng tình cảm bản năng……………………………… ………………… 61
2.4. Tiểu kết………… ……………………………………….……….……73
Chƣơng 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT PHỤ NỮ TRONG
TRUYỀN KỲ MẠN LỤC…………………………………….…74
3.1. Sự kết hợp giữa yếu tố kỳ và thực khi xây dựng nhân vật phụ nữ… 74
3.1.1. Môtíp hoá thần…………… ………………………………… …. 75
3.1.2. Môtíp tình yêu Người - Ma…………… ……………… ………….78
3.1.3. Không gian tồn tại của nhân vật có yếu tố kỳ và thực…… … ….81
3.2. Sử dụng đan xen thơ ca với văn xuôi để xây dựng nhân vật phụ nữ …91
3.3. Sử dụng ngôn ngữ ước lệ, nhiều điển cố………… ………… … …105
3.4. Tiểu kết………………………………………………………… …….110
KẾT LUẬN…………………………………………………………….….111
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………… 113




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nhắc đến những cây bút tên tuổi có nhiều đóng góp cho nền văn học
dân tộc cần nhắc tới Nguyễn Dữ với tác phẩm duy nhất mà chúng ta biết được
cho tới ngày nay là Truyền kỳ mạn lục. Càng ngày độc giả càng phát hiện
thêm nhiều giá trị và khẳng định vị trí của Truyền kỳ mạn lục. Trong cuốn
Truyền kỳ mạn lục (bản dịch của Trúc Khê Ngô Văn Triện - 1988) có trích bài
viết của GS. Bùi Duy Tân với lời đánh giá: "Lấy tên sách là Truyền kỳ mạn
lục (Sao chép tản mạn những truyện lạ), hình như tác giả muốn thể hiện thái
độ khiêm tốn của một người chỉ ghi chép truyện cũ. Nhưng căn cứ vào tính

chất của các truyện thì thấy Truyền kỳ mạn lục không phải là một công trình
sưu tập mà là một sáng tác văn học với ý nghĩa đầy đủ của từ này" [8,236].
Tác phẩm ra đời đã đánh dấu bước phát triển vượt bậc của truyện ngắn Việt
Nam, đánh dấu sự chuyển biến từ văn xuôi mang nặng tính chức năng sang
văn xuôi giàu tính nghệ thuật.
Ngay từ khi mới ra đời, Truyền kỳ mạn lục được đánh giá là một tác
phẩm đỉnh cao mở đầu cho nền văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại và
nhận được sự quan tâm của nhiều học giả nổi tiếng cả trong và ngoài nước.
Nhiều vấn đề trong Truyền kỳ mạn lục đã trở thành đối tượng của những
công trình nghiên cứu xưa nay. Mặc dù tạo được nhiều hứng thú cho người
đọc, nhưng Truyền kỳ mạn lục không phải là một tác phẩm văn học có thể dễ
dàng chiếm lĩnh và vẫn cần được tiếp tục tìm hiểu. Vì vậy, nghiên cứu Truyền
kỳ mạn lục ở bất cứ phương diện nào cũng là việc làm cần thiết và có ý nghĩa
nhằm khám phá toàn diện hơn những giá trị của di sản văn học quý giá này.
Truyền kỳ mạn lục là một biểu hiện vinh dự cho nền văn học dân tộc.
Lần đầu tiên trong lịch sử văn học Việt Nam, Nguyễn Dữ đã dựng lên trong tác
phẩm của mình một bức tranh hiện thực đa dạng, đa tuyến, phức tạp, chứa đựng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
nhiều ý nghĩa xã hội và đậm nét dân tộc. Những vấn đề hệ trọng nhất của giai
đoạn lịch sử này đã được Nguyễn Dữ phản ánh trong tác phẩm của mình.
Theo Vũ Thanh thì: "điều làm nên giá trị lớn lao nhất, hơn hẳn các tác phẩm
văn xuôi trước đó, cái khiến cho Nguyễn Dữ trở nên gần gũi với các nhà nhân
đạo chủ nghĩa của văn học Việt Nam thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX chính là
việc tập truyện của ông đã hướng tới, phản ánh số phận và khát vọng của con
người, đặc biệt là thân phận của người phụ nữ" [55]. Lần đầu tiên, số phận của
người phụ nữ đã được quan tâm và trở thành hình tượng nhân vật trung tâm
trong tác phẩm văn học. Trong 20 truyện của Truyền kỳ mạn lục, thì có đến 11

truyện viết về người phụ nữ và hầu hết họ đều là nhân vật chính. Vì vậy, nghiên
cứu về nhân vật phụ nữ trong Truyền kỳ mạn lục giúp chúng ta tiếp cận vào
đúng một yếu tố cốt lõi của tác phẩm, từ đó góp phần tạo cơ sở cho việc tìm
hiểu, lý giải những vấn đề khác về tác giả và tác phẩm một cách đúng đắn.
Trong những năm gần đây, tình hình nghiên cứu Truyền kỳ mạn lục qua
các giai đoạn ngày càng có bước phát triển. Vấn đề người phụ nữ trong Truyền
kỳ mạn lục cũng là một đề tài có bề dày lịch sử và được khai thác, soi chiếu dưới
nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu thường khảo sát, tìm
hiểu nhân vật phụ nữ trong Truyền kỳ mạn lục theo hướng phân tuyến nhân vật
thành nhân vật chính diện và nhân vật phản diện, nhân vật thiện và ác. Vấn đề
phân loại nhân vật phụ nữ trong Truyền kỳ mạn lục thành hai kiểu loại cơ bản:
nhân vật người phụ nữ đời thường và nhân vật phụ nữ hư ảo, siêu nhiên đã được
bàn đến nhưng chưa có một công trình nghiên cứu cụ thể, có hệ thống. Việc
phân loại, phân tích, cắt nghĩa hai kiểu loại nhân vật phụ nữ này sẽ giúp chúng
tôi hướng tới sự đánh giá một cách sâu sắc, toàn diện hơn về tác phẩm Truyền
kỳ mạn lục và quan niệm của Nguyễn Dữ về người phụ nữ.
Từ những lí do trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: "Hệ thống nhân
vật nữ trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ".

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
2. Lịch sử vấn đề
Là một hiện tượng văn học nổi bật, kết tinh nhiều giá trị về cả phương
diện nội dung và phương diện nghệ thuật, khi vừa xuất hiện Truyền kỳ mạn
lục đã được độc giả đón nhận một cách hào hứng và cho tới nay nó đã làm
hao tổn bao giấy mực cũng như tâm trí của nhiều thế hệ. Trong bề dày lịch sử
nghiên cứu Truyền kỳ mạn lục xuất hiện rất nhiều ý kiến, đánh giá khác
nhau, thậm chí đối lập nhau về những vấn đề đặt ra trong tác phẩm và những
vấn đề có liên quan.

Lời đề tựa của Hà Thiện Hán viết năm Vĩnh Định sơ niên (1547) có lẽ
là ý kiến đánh giá sớm nhất về tác phẩm: "Tập lục này là trứ tác của Nguyễn
Dữ, người Gia Phúc, Hồng Châu. Ông là con trưởng vị tiến sĩ triều trước Nguyễn
Tường Phiêu. Lúc nhỏ rất chăm lối học cử nghiệp, đọc rộng nhớ nhiều, lập chí ở
việc lấy văn chương truyền nghiệp nhà. Sau khi đậu Hương tiến, nhiều lần thi Hội
đỗ trúng trường, từng được bổ làm tri huyện Thanh Tuyền. Mới được một năm
ông từ quan về nuôi mẹ cho tròn đạo hiếu, đến mấy năm không đặt chân đến chốn
thị thành, thế rồi ông viết ra tập lục này để ngụ ý. Xem văn từ thì không vượt ra
ngoài phên giậu của Tông Cát, nhưng có ý khuyên răn, có ý nêu quy củ khuôn
phép, đối với việc giáo hoá ở đời, há có phải bổ khuyết nhỏ đâu!" [7]. Lời đánh
giá chủ yếu hướng về mục đích sáng tác Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ.
Cùng với thời gian, Truyền kỳ mạn lục đã thể hiện sức sống lâu bền
của nó. Sang đến thế kỷ XVIII - XIX, một trong những giai đoạn phát triển
rực rỡ nhất của văn học Việt Nam, nhiều học giả nổi tiếng đã hết lời ca ngợi
Truyền kỳ mạn lục: Ôn Đình hầu Vũ Khâm Lân trong Bạch Vân am cư sĩ
phả kí đã đánh giá Truyền kỳ mạn lục là một "Thiên cổ kỳ bút". Trong Kiến
văn tiểu lục, Lê Quý Đôn đánh giá văn chương Truyền kỳ mạn lục là "lời lẽ
thanh tao tốt đẹp, người bấy giờ lấy làm ngợi khen". Phan Huy Chú trong Lịch
triều hiến chương loại chí thì khen rằng Truyền kỳ mạn lục "là áng văn hay

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
của bậc đại gia"… Đây chủ yếu là những lời đánh giá thiên về mặt nghệ thuật,
đồng thời góp phần khẳng định giá trị, vị trí của Truyền kỳ mạn lục trong nền
văn học dân tộc.
Đến thế kỷ XX, Truyền kỳ mạn lục tiếp tục được khảo cứu trên nhiều
phương diện cả về nội dung và nghệ thuật thể hiện sự quan tâm sâu sắc của các
nhà nghiên cứu và công chúng độc giả dành cho hiện tượng văn học nổi bật này.
Rất nhiều bài viết, nhiều công trình nghiên cứu thực sự tâm huyết đã góp phần

khám phá những giá trị phong phú của tác phẩm như: "Truyền kỳ mạn lục, một
thành tựu của truyện ký văn học viết bằng chữ Hán" (Bùi Duy Tân - Văn học
Việt Nam (Thế kỷ X - Nửa đầu thế kỷ XVIII)); "Loại hình văn xuôi huyễn
tưởng" (Nguyễn Văn Dân - Tạp chí Văn học số 5, 1984); "Đặc điểm văn học
Việt Nam thế kỷ XVI - các bước nối tiếp và phát triển" (Nguyễn Hữu Sơn - Tạp
chí Văn học, số 5 và 6, 1988); "Tương đồng mô hình cốt truyện dân gian và
những sáng tạo trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ" (Nguyễn Hữu Sơn -
Nghiên cứu Văn học, số 1, 2009); "Bàn luận thêm về vấn đề tác giả - tác phẩm
Truyền kỳ mạn lục" (Lại Văn Hùng - Tạp chí Văn học, số 10, 2002); "Những
biến đổi của yếu tố "kỳ" và "thực" trong truyện ngắn truyền kỳ Việt Nam" (Vũ
Thanh – Tuyển tập 40 năm Tạp chí Văn học); "Tìm hiểu khuynh hướng sáng tác
trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ" (Nguyễn Phạm Hùng - Tạp chí Văn
học, số 2, 1987); "Thử so sánh Tiễn đăng tân thoại của Cù Hựu (Trung Quốc)
với Kim ngao tân thoại của Kim Thời Tập (Triều Tiên), Truyền kỳ mạn lục của
Nguyễn Dữ và Cà tỳ tử của Asai rey (Nhật Bản)" (B. Riftin); "Nhân vật nữ trong
thể truyền kỳ qua hai tác phẩm Truyền kỳ mạn lục và Truyền kỳ tân phả" (Kim
Seona - Luận văn thạc sĩ Ngữ Văn trường ĐH KHXH & NV, Hà Nội,1995)…
Từ nhiều góc độ khác nhau, đã có những công trình nghiên cứu, những
bài viết bàn về vấn đề người phụ nữ trong Truyền kỳ mạn lục. Ở đây, chúng
tôi xin đề cập đến một số tài liệu liên quan trực tiếp đến đề tài.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
Trước tiên phải kể đến Bùi Kỷ với "Lời giới thiệu Truyền kỳ mạn lục"
(bản dịch của Trúc Khê Ngô Văn Triện). Trong lời giới thiệu này, khi nêu lên chủ
đề của từng truyện, tác giả chủ yếu đánh giá về nội dung tư tưởng của Truyền
kỳ mạn lục, đồng thời đưa ra một số đánh giá sơ lược về nhân vật phụ nữ
trong tác phẩm: "Truyện 2, 16 (Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu,
Chuyện người con gái Nam Xương): Tả rõ phụ nữ ở xã hội cũ dù ăn ở thuỷ

chung với chồng thế nào cũng chịu một thân phận hèn kém: Một đằng vì thua
bạc mà gán vợ, một đằng vì ngờ vực hão huyền mà vợ phải quyên sinh. Đáng
giận thay! Cái thuyết "tòng phu" đã làm hại bao nhiêu bạn quần thoa trong bao
nhiêu thế kỷ!"; "truyện 14, 18 (Chuyện nàng Thuý Tiêu, Chuyện Lệ Nương): tả
nông nỗi luân lạc của người phụ nữ, một đằng vì tên cường quyền chiếm đoạt
làm cho rẽ thuý chia loan, một đằng vì bọn ngoại xâm lăng loàn áp bức, làm cho
bình rơi trâm gãy, nhưng Thuý Tiêu lại trở về được với Nhuận Chi, Lệ Nương
cam chịu quyên sinh để trọn nghĩa với Phật Sinh, càng rõ ái tình chân chính
không có thế lực nào khuất phục được"; "truyện 19 (Cuộc nói chuyện thơ ở Kim
Hoa): …xem như hai câu thơ nói đùa Kim Hoa nữ sĩ làm cho bà phải mang hận
đến suối vàng…" [8,234-235]. Trong những lời định giá này, tiêu chí để Bùi Kỷ
đánh giá nhân vật nữ về cơ bản vẫn là tiêu chí đức hạnh của nhà nho. Đối với những
nhân vật nữ vượt ra ngoài lễ giáo phong kiến, ông tỏ thái độ không đồng tình, tuy nhiên
ông cũng lên tiếng phê phán thuyết "tòng phu" của Nho gia.
Tiếp đó, trong sách Văn học Việt Nam (Thế kỷ X - Nửa đầu thế kỷ XVIII),
GS. Bùi Duy Tân cũng bày tỏ quan điểm đánh giá tương đối thống nhất với
quan điểm của Bùi Kỷ qua bài viết "Truyền kỳ mạn lục, một thành tựu của
truyện ký văn học viết bằng chữ Hán". Tuy nhiên, khi nghiên cứu hệ thống
nhân vật nữ trong Truyền kỳ mạn lục, Bùi Duy Tân cơ bản vẫn đứng từ góc
nhìn xã hội học, việc đánh giá của giáo sư chủ yếu thiên về phương diện đạo
đức. Bùi Duy Tân khẳng định: "Trong nhiều truyện của Truyền kỳ mạn lục,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
đối lập với những nhân vật phản diện, tiêu cực, đại biểu cho những cái xấu
xa, ông đã xây dựng những nhân vật có nhiều mặt tích cực … nàng Nhị
Khanh thì đảm đang, tiết liệt, Lệ Nương, Dương Thị, Thúy Tiêu thì thủy chung
với người yêu, với chồng,… Và tuy những nhân vật ấy thường thể hiện phẩm
chất cao qua khuôn trung, hiếu, tiết, nghĩa, nhưng thực chất thì lại phản ánh

những truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc, và phần nào thể hiện yêu
cầu của nhân dân về đạo lý làm người và những mối quan hệ cần xây dựng
trong gia đình và xã hội" [23,517]. Ông khen ngợi những người nghĩa phụ tiết
liệt, đáp ứng chuẩn mực Nho gia, đồng thời phê phán những người phụ nữ
dám chủ động đi tìm tình yêu và hạnh phúc ái ân, đi ngược với những chuẩn
mực đạo đức phong kiến.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Phạm Hùng cũng đưa ra một số nhận định về
vấn đề người phụ nữ trong Truyền kỳ mạn lục qua bài viết "Tìm hiểu khuynh
hướng sáng tác trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ". Vấn đề Nguyễn
Phạm Hùng quan tâm nhất là giá trị nhân đạo của tác phẩm. Ông nhấn mạnh
bi kịch của nhân vật nữ, nêu ra những nguyên nhân phá hủy khát vọng hạnh
phúc chân chính của người phụ nữ để khẳng định lòng nhân đạo của Nguyễn
Dữ: "Niềm khao khát hạnh phúc gia đình là chủ đề chính của nhiều truyện.
Mâu thuẫn giữa khát vọng hạnh phúc đó với các thế lực tàn bạo của xã hội
chính là hạt nhân nghệ thuật của những truyện này. Người phụ nữ, hoặc vì
chiến tranh phong kiến tàn khốc mà phải chịu thiệt thòi, khổ sở (Truyện Lệ
Nương); hoặc vì kẻ quyền thế độc ác, xảo trá mà phải chịu cảnh "rẽ thuý chia
uyên" (Truyện nàng Thuý Tiêu); hoặc vì nam quyền phong kiến mà phải
chịu chia lìa… Những khao khát hạnh phúc chân chính của người phụ nữ
thường dẫn họ đến chỗ chết, và thường là tự vẫn" [18,118]. Trong bài viết,
Nguyễn Phạm Hùng nhấn mạnh vị trí đặc biệt của hình tượng nhân vật phụ nữ
trong Truyền kỳ mạn lục, khẳng định tác phẩm đã đặt ra "vấn đề người phụ nữ"

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
khi nhận xét: "Tựu chung, lần đầu tiên trong văn học Việt Nam, người phụ nữ
đã xuất hiện rầm rộ như thế ở Truyền kỳ mạn lục với cả diện mạo, tâm hồn,
tình cảm, nhu cầu và khát vọng, với số phận của mình. Đó là những con
người vốn xuất thân rất bình thường, có khi tầm thường, như ca kĩ, tì thiếp…

nhưng lại mang những phẩm chất rất đáng trân trọng. Nếu như trước đây,
hình ảnh người phụ nữ quý tộc có đi vào sáng tác của Nguyễn Trãi, Nguyễn
Húc v.v thì thường cũng mới chỉ dừng lại ở sự nhận thức trên bình độ tâm lý,
còn ở đây, nó là một đối tượng nhận thức, đối tượng thẩm mỹ trọn vẹn, thành
vấn đề người phụ nữ trong văn học - với những nhân vật trung tâm là phụ nữ"
[18,119]. Qua đó, Nguyễn Phạm Hùng phần nào khẳng định ý nghĩa vượt trội
của hình tượng nhân vật phụ nữ trong Truyền kỳ mạn lục so với những tác
phẩm văn học giai đoạn trước.
Cùng lý giải nguyên nhân dẫn đến bi kịch của người phụ nữ, học giả nữ
Trần Thị Băng Thanh cho rằng: "Trong một xã hội rối ren như thế, nhiều tệ
nạn thế tất sẽ nảy sinh. Cờ bạc, trộm cắp, tật dịch, ma quỷ hoành hành, đến
Hộ pháp, Long thần cũng trở thành yêu quái, sư sãi, học trò, thương nhân,
nhiều kẻ đắm chìm trong sắc dục. Kết quả là người dân lương thiện, đặc biệt
là phụ nữ phải chịu nhiều đau khổ. Nguyễn Dữ dành nhiều ưu ái cho những
nhân vật này. Dưới ngòi bút của ông họ đều là những thiếu phụ xinh đẹp,
chuyên nhất, tảo tần, giàu lòng vị tha nhưng luôn luôn phải chịu số phận bi
thảm. Đến cả loại nhân vật "phản diện" như nàng Hàn Than (Đào thị nghiệp
oan ký), nàng Nhị Khanh (Mộc miên thụ truyện), các hồn hoa (Tây viên kỳ
ngộ ký) và "yêu quái ở Xương Giang" cũng đều vì số phận đưa đẩy, đều vì
"nghiệp oan" mà đến nỗi trở thành ma quỷ. Họ đáng bị trách phạt nhưng
cũng đáng thương" [7].
PGS.TS Vũ Thanh trong bài viết "Đóng góp của Nguyễn Dữ cho thể
loại truyện truyền kì Đông Á" đã đặc biệt nhấn mạnh giá trị nhân đạo của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
Truyền kỳ mạn lục khi đề cập đến vấn đề người phụ nữ: "Nhà văn đề cao
những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ, thậm chí là những người phụ nữ
có thân phận hèn kém trong xã hội như Thúy Tiêu, một con hát, thực chất là

nô lệ trong dinh thự một vị quan nhà Trần trong “Chuyện nàng Thúy Tiêu”,
hay “ả kỹ nữ” tên Hàn Than trong “Chuyện nghiệp oan của Đào thị” Họ
là những người mang trong mình những phẩm chất mẫu mực của người phụ
nữ Việt Nam truyền thống, như nàng Vũ Thị Thiết “thùy mị, nết na”, chung
thủy chờ chồng, hiếu nghĩa nhất mực với mẹ chồng (“Chuyện người con gái
Nam Xương”), hoặc như nàng Nhị Khanh tiết nghĩa, khuyên chồng chịu theo
cha đến nhậm chức ở nơi “tử địa lam chướng nghìn trùng”, rồi ở nhà một
mực thủ tiết chờ chồng, “quyết không mặc áo xiêm của chồng để đi làm đẹp
với người khác” khi bị ép gả cho kẻ giàu có Nhưng những con người với
những đức tính cao đẹp đáng được ca ngợi và trân trọng đó dường như không
phải sinh ra để hưởng hạnh phúc mà để chịu đau khổ. Tất cả họ đều rơi vào
bi kịch không lối thoát và đều phải tìm đến cái chết, những cái chết đôi khi đầy
oan khốc dành cho những người như Vũ Thị Thiết, như Nhị Khanh…" [55]. Ca
ngợi những phẩm chất đạo đức mẫu mực của người phụ nữ trong Truyền kỳ
mạn lục, tác giả bài viết cũng khẳng định số phận bi kịch dành cho tất cả
những người phụ nữ trong xã hội bấy giờ, đồng thời thể hiện sự cảm thông
sâu sắc với những số phận bất hạnh ấy.
PGS.TS Nguyễn Đăng Na cũng là một người dành nhiều tâm huyết với
các tác phẩm văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại và rất quan tâm đến vấn
đề người phụ nữ trong Truyền kỳ mạn lục. Trong công trình nghiên cứu Đặc
điểm văn học Việt Nam trung đại – Những vấn đề văn xuôi tự sự, tác giả nhấn
mạnh vị trí, vai trò quan trọng của Truyền kỳ mạn lục trong tiến trình phát triển
thể loại văn xuôi tự sự Việt Nam. Về vấn đề người phụ nữ, Nguyễn Đăng Na
đưa ra những nhận định: "Không chỉ phát hiện ra con người có sức mạnh làm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
chúa tể muôn loài, Nguyễn Dữ còn dành khá nhiều tâm huyết viết về những
kiếp người bị áp bức, đặc biệt là những người phụ nữ sống trong xã hội trước

đây. Bằng tài năng của mình, Nguyễn Dữ đã thổi vào nhân vật một sức sống
lạ kì" [33,21]; " đồng thời qua số phận nhân vật của mình, Nguyễn Dữ đã
gửi lại cho độc giả thời sau bức thông điệp: Ở thời đại ông, không một người
phụ nữ nào có hạnh phúc cả cho dù họ sống theo kiểu nào. Ngoan ngoãn thuỷ
chung, làm tròn phận sự của người con, người vợ, người mẹ như Nhị Khanh
(Người nghĩa phụ ở Khoái Châu), Vũ Thị Thiết (Người con gái Nam Xương),…
hoặc "phá phách" như Nhị Khanh (Cây gạo), Đào Hàn Than (Nghiệp oan của
Đào thị)… thì cái chết theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng là chung cục cho mọi
kiếp đàn bà!" [33,21-22]. Có thể thấy, giá trị nhân đạo của Truyền kỳ mạn
lục xoay quanh số phận bi kịch của người phụ nữ vẫn là mối quan tâm hàng
đầu của các nhà nghiên cứu. Ngoài ra, ở bài viết "Truyện ngắn trong sự phát
triển của văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại", Nguyễn Đăng Na đã chia
nhân vật nữ trong Truyền kỳ mạn lục thành ba kiểu là nhân vật nữ có thể gọi
là hạnh phúc, nhân vật nữ sống hiếu hạnh nết na, chuẩn mực mọi điều và nhân
vật nữ sống tự do phá phách. Nhà nghiên cứu đã tiếp cận nhân vật từ hai góc
độ chính là thi pháp học và xã hội học để đưa ra những phân tích và nhận định
về người phụ nữ. Ngoài ra, ông đã ít nhiều đứng từ góc độ nữ giới để nhìn
nhận số phận người phụ nữ. Qua đó, hình tượng nhân vật phụ nữ trong
Truyền kỳ mạn lục đã hiện lên cụ thể và được nhìn nhận rõ nét hơn dưới
nhiều góc độ.
Hình tượng người phụ nữ trong tác phẩm của Nguyễn Dữ cũng là mối
quan tâm của Toàn Huệ Khanh. Trong công trình Nghiên cứu so sánh tiểu thuyết
truyền kỳ Hàn Quốc - Trung Quốc - Việt Nam, tác giả đã đề cập đến một số
nhân vật nữ trong Truyền kỳ mạn lục, phân loại họ vào nhân vật của hai kiểu
truyện là truyện kỳ quái và truyện diễm tình. Công trình nghiên cứu này chủ yếu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
tìm hiểu nhân vật theo môtíp và giúp người đọc có cái nhìn đầy đủ hơn về sự

giao thoa giữa tác phẩm truyền kỳ của các quốc gia vùng văn hóa Hán.
Tóm lại, đã có không ít những công trình nghiên cứu về Truyền kỳ
mạn lục nói chung và về vấn đề nhân vật nữ trong tác phẩm này nói riêng.
Tuy nhiên, chưa có một công trình cụ thể, chuyên sâu, tập trung nghiên cứu,
phân tích, cắt nghĩa hai kiểu loại nhân vật phụ nữ trong Truyền kỳ mạn lục
theo hướng phân loại: Nhân vật người phụ nữ đời thường và nhân vật phụ nữ hư
ảo, siêu nhiên. Chính vì thế luận văn hi vọng góp phần nhỏ giúp người đọc tìm
hiểu sâu hơn về phương diện khác của những nhân vật nữ trong tập truyện
truyền kỳ này.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của chúng tôi là hệ thống nhân vật nữ
trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ.
Nghiên cứu thêm về nhân vật phụ nữ trong một số tác phẩm văn học
Việt Nam trung đại: Nam Ông mộng lục, Việt điện u linh, Lĩnh Nam chích
quái… để so sánh khi cần thiết.
Nghiên cứu một số tư liệu có liên quan đến đề tài.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thống kê, phân loại
Chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê, phân loại để khảo sát, thống kê
nhân vật nữ trong Truyền kỳ mạn lục, từ đó phân loại nhân vật, tìm hiểu ngoại
hình, tính cách, số phận người phụ nữ cũng như nghệ thuật xây dựng hình tượng
nhân vật nữ trong tác phẩm này.
4.2. Phương pháp hệ thống
Phương pháp hệ thống xem xét nhân vật phụ nữ trong mối tương quan với
toàn bộ hệ thống nhân vật, với cốt truyện, giọng điệu, kết cấu… giúp cho việc tìm
hiểu người phụ nữ trong Truyền kỳ mạn lục một cách toàn diện hơn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11

4.3. Phương pháp so sánh
Sử dụng phương pháp so sánh để thấy được các mối liên hệ đa dạng, đa
chiều cũng như nét chung, nét riêng độc đáo của nhân vật nữ trong Truyền kỳ
mạn lục trong mối tương quan với các tác phẩm cùng thời đại viết về người
phụ nữ.
5. Đóng góp của luận văn
Luận văn phân loại, phân tích, cắt nghĩa hai kiểu loại nhân vật nữ trong
Truyền kỳ mạn lục: Nhân vật người phụ nữ đời thường và nhân vật phụ nữ
thuộc thế giới hư ảo, siêu nhiên, đồng thời làm rõ một số phương diện nghệ
thuật xây dựng nhân vật nữ trong tác phẩm. Từ đó chúng tôi hướng tới sự
đánh giá một cách sâu sắc, toàn diện hơn về nghệ thuật xây dựng nhân vật
phụ nữ trong Truyền kỳ mạn lục cũng như quan niệm của tác giả.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận văn được triển
khai trong ba chương:
Chƣơng 1: Tác giả Nguyễn Dữ với Truyền kỳ mạn lục và vấn đề người phụ nữ
trong văn xuôi tự sự Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XVI
Chƣơng 2: Thế giới nhân vật phụ nữ trong Truyền kỳ mạn lục
Chƣơng 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật phụ nữ trong Truyền kỳ mạn lục









Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


12
PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1
TÁC GIẢ NGUYỄN DỮ VỚI TRUYỀN KỲ MẠN LỤC
VÀ VẤN ĐỀ NGƢỜI PHỤ NỮ TRONG VĂN XUÔI TỰ SỰ VIỆT NAM
TỪ THẾ KỶ X ĐẾN THẾ KỶ XVI

1.1. Tác giả Nguyễn Dữ với Truyền kỳ mạn lục
Xuất hiện vào khoảng thế kỷ XVI, Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ
trở thành hiện tượng nổi bật trên văn đàn, là thành tựu đỉnh cao trong thời kỳ
đột khởi của văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại. Cho tới nay, Truyền kỳ
mạn lục là sáng tác duy nhất được biết đến của Nguyễn Dữ.
Những tư liệu về thân thế Nguyễn Dữ còn quá ít, Nguyễn Phạm Hùng
khẳng định: "…cho đến nay, thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác
Truyền kỳ mạn lục chủ yếu vẫn chỉ là những phỏng đoán dựa trên một vài
ghi chép sơ sài của người đời sau" [17,123-134]. Như vậy, để đi đến một kết
luận chân xác về tác giả và tác phẩm Truyền kỳ mạn lục là vô cùng khó khăn.
Trên thực tế đã xuất hiện những điểm không thống nhất trong quá trình
nghiên cứu về Nguyễn Dữ và áng "Thiên cổ kỳ bút" này.
Dự đoán tư liệu ghi chép về Nguyễn Dữ sớm nhất là lời tựa Truyền kỳ
mạn lục của Đại An Hà Thiện Hán viết năm 1547 (thời điểm có thể Nguyễn
Dữ còn sống và tác giả lời tựa là người sống cùng thời với Nguyễn Dữ). Lời
tựa có ghi lại một số thông tin như sau: "Tập này là trứ tác của Nguyễn Dữ,
người Gia Phúc, Hồng Châu. Ông là con trưởng vị Tiến sĩ triều trước Nguyễn
Tường Phiêu. Lúc nhỏ rất chăm lối học cử nghiệp, đọc rộng nhớ nhiều, lập
chí ở việc lấy văn chương truyền nghiệp nhà. Sau khi thi đậu Hương tiến,
nhiều lần thi Hội đỗ trúng trường, từng được bổ làm Tri huyện Thanh Tuyền.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


13
Mới được một năm, ông từ quan về nuôi mẹ cho tròn đạo hiếu, đến mấy năm
không đặt chân đến chốn thị thành, thế rồi ông viết ra tập lục này để ngụ ý" [7].
Lời tựa trên của Hà Thiện Hán đều có chép trong bản Cựu biên năm 1712,
bản Tân biên năm 1763, năm 1774 và là nguồn tư liệu đáng tin cậy cho nhiều
nhà nghiên cứu sau này làm căn cứ khi đoán định các vấn đề liên quan đến
Truyền kỳ mạn lục. Theo Nguyễn Phạm Hùng, về cha của Nguyễn Dữ, Phan
Huy Chú trong Đăng khoa lục bị khảo ghi: "Nguyễn Tường Phiêu người xã
Đoàn Tùng, đỗ Đồng Tiến sĩ khoa Bính thìn năm Hồng Đức 27 đời Thánh
Tông, làm quan đến Thừa tuyên sứ, tặng Thượng thư, nay là phúc thần. Con
ông là Nguyễn Dữ, học vấn hơn người, viết Truyền kỳ lục" [17]. Ngoài ra,
độc giả cũng chỉ mới được biết những thông tin ít ỏi về tiểu sử của tác giả
Truyền kỳ mạn lục qua những ghi chép sơ lược của các học giả đời trước
như: Phả ký ở sách Đại Việt sử loại tiệp lục của Vũ Khâm Lân; Công dư
tiệp ký của Vũ Phương Đề; Kiến văn tiểu lục và Toàn Việt thi lục của Lê
Quý Đôn; Hoàng Việt thi tuyển và Hoàng Việt văn tuyển của Bùi Huy
Bích; Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú v.v Bên cạnh
đó, nhiều nhà nghiên cứu hiện đại cũng góp phần không nhỏ trong việc cố
gắng lấp dần khoảng trống về tiểu sử, thân thế Nguyễn Dữ cũng như những
vấn đề khác của Truyền kỳ mạn lục.
Trên cơ sở tư liệu hiện có, có thể đi đến một số kết luận sau: Nguyễn
Dữ là tác giả của Truyền kỳ mạn lục. Hiện nay chưa xác định được chính xác
ông sinh và mất năm nào. Nguyễn Dữ xuất thân trong gia đình có truyền
thống văn chương khoa cử, thế gia vọng tộc. Cha là Nguyễn Tường Phiêu đỗ
Tiến sĩ năm 27 niên hiệu Hồng Đức triều Lê (1496), làm quan đến Thượng
thư Bộ Hộ, Nguyễn Dữ sinh vào khoảng cuối thế kỷ XV, sống chủ yếu trong
khoảng nửa đầu thế kỷ XVI. Ông từng làm quan dưới thời Hậu Lê, sau cáo
quan về ở ẩn rồi mất tại Thanh Hoá.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


14
Truyện truyền kỳ Việt Nam có nguồn gốc từ thể loại truyện kỳ ảo
Trung Quốc cổ trung đại. Nhiều nhà nghiên cứu khẳng định Truyền kỳ
mạn lục của Nguyễn Dữ mô phỏng từ tác phẩm Tiễn đăng tân thoại của
Cù Hựu, một tác phẩm có sức lan toả mạnh mẽ đã tác động và thúc đẩy sự
ra đời của nhiều tác phẩm văn học ở các nước chịu ảnh hưởng của văn hoá
Hán. Đây là một hiện tượng phổ biến trong đời sống văn học trung đại. N.I.
Niculin, trong bài "Sự tiến triển của truyện thơ cổ điển Việt Nam và sự vay
mượn cốt truyện", khi nói về mối liên hệ giữa các tác phẩm văn học đã
nhận xét: "Mỗi nghệ sĩ ngôn từ chân chính đều góp vào kho tàng văn hoá
nhân loại cái độc đáo của riêng mình. Nhưng cái độc đáo thể hiện trong
tác phẩm của bậc thầy này hay bậc thầy khác đó, lại có mối liên hệ năng
động với những cái do nhà văn khác sáng tạo" [40]. Tuy nhiên, Truyền kỳ
mạn lục vẫn khẳng định được tài năng và sự sáng tạo của tác giả.
Theo những ghi chép cổ nhất thì Truyền kỳ mạn lục được viết trong thời
gian Nguyễn Dữ cáo quan về ở ẩn. Trong các tư liệu hiện còn có đề cập đến vấn
đề này viết rằng Nguyễn Dữ sau khi cáo quan trước hoặc trong năm 1527 đã viết
Truyền kỳ mạn lục. Bài tựa của Hà Thiện Hán có viết: "…ông từ quan về nuôi
mẹ cho tròn đạo hiếu, đến mấy năm không đặt chân đến chốn thị thành, thế rồi
ông viết tập lục này để ngụ ý" [7]. Như vậy, tác phẩm của Nguyễn Dữ ra đời là
có mục đích nhất định. Văn học là tấm gương phản chiếu trung thành cuộc
sống, là sản phẩm văn hoá tinh thần của thời đại, có lẽ Nguyễn Dữ sáng tác
Truyền kỳ mạn lục cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Lê Quý Đôn trong
Kiến văn tiểu lục cung cấp chi tiết: "Sau vì nhà Mạc thoán đoạt, thề không đi
làm quan, ở nhà dạy học, không đặt chân đến chốn thị thành, viết Truyền kỳ
mạn lục bốn quyển". Nhà Thư tịch học Thúc Ngọc Trần Văn Giáp trong Lược
truyện các tác gia Việt Nam, tập 1, có viết: "…làm Tri huyện Thanh Toàn rồi
xin nghỉ về nhà nuôi mẹ. Trong khi nghỉ ông soạn ra bộ Truyền kỳ mạn lục".


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15
Từ trước tới nay, phần lớn các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước
thường căn cứ vào những thông tin ghi chép trong sách xưa mà viết lại. Ở
Nhật Bản, Áo Dã Thái Tín Lang trong "Truyền kỳ mạn lục được nhìn như
một ví dụ của văn học An Nam mới" cho rằng: "Đại khái là trong khoảng
thời gian đời vua Thánh Tông (1460) cho đến đời vua Chiêu Tông (1527)".
Còn Xuyên Bản Bang Vệ trong sách Truyền kỳ mạn lục tiểu khảo thì cho
rằng "sách phải được viết vào giữa thế kỷ XVI". Trần Khánh Hạo, nhà
nghiên cứu Trung Quốc, ở phần "Xuất bản thuyết minh" trong sách Hán văn
Việt Nam tiểu thuyết tùng san đã căn cứ vào cuối thiên truyện Từ Thức
tiên hôn lục có nói đến năm Lê Diên Ninh thứ 5 nên đã cho rằng "sách được
viết xong cũng phải sau năm 1548", sau đó ông còn căn cứ vào truyện Kim
Hoa thi thoại ký có nói đến cuối năm Đoan Khánh (1506-1509) để kết luận
"thời gian sớm nhất có thể Truyền kỳ mạn lục ra đời phải là năm 1509".
Trần Ích Nguyên trong công trình Tiễn đăng tân thoại dữ Truyền kỳ mạn
lục tỷ giảo so sánh cũng suy đoán rằng "Nguyễn Dữ vào khoảng năm 30 của
thế kỷ XVI đã sáng tác Truyền kỳ mạn lục". Nhà nghiên cứu người Nga
M. Tkachov trong bài viết giới thiệu về Truyền kỳ mạn lục ở nước Nga, sau
khi biện giải và thiết lập sơ đồ, M. Tkachov đã phỏng đoán: "Lúc này, có thể
Nguyễn Dữ đã ở tuổi ngoài 30 (vì thi Hội nhiều lần, mà triều Lê theo lệ cứ 3
năm mở một khoa, năm trước thi Hương, năm sau thi Hội, thi Đình). Những
ngày ẩn cư, cụ đã viết và hoàn thành bộ Truyền kỳ mạn lục gồm 4 quyển,
mỗi quyển 5 truyện, cộng 20 truyện". Cuối cùng, nhà nghiên cứu Nguyễn
Phạm Hùng đã đi đến kết luận rằng "Nguyễn Dữ làm quan và cáo quan về ở
ẩn rồi viết Truyền kỳ mạn lục trong khoảng thời gian trước năm 1527, dưới
triều Lê" [17,123-134].
1.2. Vấn đề ngƣời phụ nữ trong văn xuôi tự sự Việt Nam từ thế kỷ X đến
thế kỷ XVI


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

16
1.2.1. Quan niệm về phụ nữ (women)
Không có phụ nữ, không có nhân loại, cũng không thể có nền văn hoá
văn minh trên trái đất. Xưa nay, quan niệm về phụ nữ cũng vô cùng phong
phú. Trong cuốn Petit Larousse, một cuốn từ điển uy tín của người Pháp,
người phụ nữ được giải nghĩa tương đối đơn giản như sau: "A female human
being - Distinguished from man" (phụ nữ là sinh vật giống cái cốt để phân biệt
với nam giới). Đó là quan niệm về người phụ nữ trong mối tương quan giới
tính với người đàn ông. Ở ta, cuốn Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học
định nghĩa phụ nữ là "người lớn thuộc nữ giới" [67,789]. Nữ giới, phân biệt với
nam giới, là một trong hai giới tính cơ bản và đặc trưng của loài người.
Kinh Thánh lý giải về người phụ nữ qua câu chuyện về Adam và Eva
trong Sáng thế thư. Sau khi đã sáng tạo ra muôn loài, Thiên Chúa lấy mùn
đất đắp thành người đàn ông Ađam, rồi Ngài thở một làn hơi sống vào mũi,
khiến hắn trở nên sinh vật. Sợ người đàn ông ở một mình không tốt, Thiên
Chúa giáng xuống trên người đàn ông một giấc ngủ say, rồi lấy một cái xương
sườn của người đàn ông Ađam, thổi linh hồn vào đó để tạo ra người đàn bà
Eva. Và vì vậy, đàn bà luôn bị lệ thuộc vào đàn ông. Câu chuyện về nguồn
gốc loài người phần nào thể hiện tư tưởng bất bình đẳng trong mối tương
quan giữa đàn ông và đàn bà. Triết gia cổ đại Hy Lạp Aristotle cũng nhìn phụ
nữ từ phương diện không hoàn thiện về giới tính: "Phụ nữ chỉ là một người
đàn ông khiếm khuyết".
Thần thoại Hy Lạp kể chuyện về người đàn bà đầu tiên của thế gian
rằng: "Theo lệnh của Dớt, vị thần Chân thọt Hêphaixtox danh tiếng lẫy lừng,
lấy đất và nước nhào nặn ra một người nhưng không phải là người đàn ông
mà là một người đàn bà, một thiếu nữ, phỏng theo hình dáng thanh tú, kiều
diễm của các vị thần. Đương nhiên là người thiếu nữ đó phải vô cùng xinh

đẹp. Ngay các vị nữ thần khi thấy cũng phải tấm tắc khen thầm. Hêphaixtox

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

17
còn ban cho người thiếu nữ đó tiếng nói thánh thót như chim, sức sống bừng
bừng, rạo rực như hơi thở hừng hực của lửa nóng ở lò rèn. Và đó là vật dành
riêng cho giống người trần đoản mệnh. Sức sống này được vị thần Chân thọt
đưa vào ẩn náu trong một thân hình mềm mại như một làn sóng biển, uyển
chuyển như một giống cây leo, sáng ngời như ánh trăng rằm, long lanh như
những hạt sương chưa tan buổi sớm. Nữ thần Atêna có đôi mắt sáng ngời,
ban cho nàng chiếc thắt lưng xinh đẹp của mình và một tấm áo dài trắng
muốt. Nàng lại còn ban cho người thiếu nữ đó một tấm lụa mỏng để cô ta
trùm lên vầng trán cao cao xa xa vời vợi của mình… Nữ thần Tình yêu và Sắc
đẹp Aphrôđitơ ban cho cô gái vẻ đẹp duyên dáng, dục vọng đắm say và sự
khêu gợi thầm kín. Còn thần Hermex ban cho cô gái tài nói năng tế nhị, dịu
dàng, có thể cám dỗ làm siêu lòng người khác. Thần lại ban cho cô gái cả tài
che dấu ý nghĩ thật của mình, trái tim nghĩ một đằng miệng nói một nẻo. Đó
là sự không trung thực và thói xảo trá, ỏn thót, điêu ngoa. Cả những lời nói
nịnh khéo, khen bừa, lẩn tránh quanh co để được vừa lòng tất cả mọi người
hoặc lấp lửng nước đôi, mặn nồng vừa đấy mà đã nhạt phai ngay liền, thoắt
khóc thoắt cười đều do vị thần Trộm cắp Hermex ban cho cô gái hiền dịu,
trong trắng, đẹp đẽ tuyệt vời đó. Tiếp đến, nữ thần Duyên Sắc Kharit và nữ
thần Khuyên Nhủ đeo vào cổ người thiếu nữ những chiếc vòng vàng muôn
phần xinh đẹp. Còn những nữ thần Thời Gian - Hơr có mái tóc đẹp đội vào
đầu cô gái vòng hoa xuân rực rỡ thắm sắc thơm hương" [24,79-80]. Nàng
được đặt tên là Păngđor, nghĩa là "có đủ mọi tài năng" nhưng lại "là ngọn
nguồn của mọi thứ tai hoạ, mọi nỗi bất hạnh trong đời sống" mà Dớt ban cho
loài người. Huyền thoại về Păngđor thể hiện quan điểm coi thường người phụ
nữ vốn đã tồn tại từ thời cổ xưa.

Trong các quan niệm xưa nay trên thế giới, người phụ nữ hiện lên với
hai mặt đối lập: dịu dàng mà gai góc, yếu đuối mà mạnh mẽ, vừa khờ dại vừa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

18
khôn ngoan. Người phụ nữ có thể cao hơn cả quyền lực, trí tuệ và sức mạnh,
nhưng cũng có thể bị xem là sự tầm thường nhất trong mọi sự tầm thường.
Trước hết, người phụ nữ được gắn với sự tái sản sinh ra sự sống. Cổ mẫu của
người phụ nữ trong thần thoại và tâm linh thường được gắn liền với lực lượng
sáng tạo tự nhiên (đất mẹ Gaia…), là chủ nhân thống ngự thế giới. Khi xã hội
loài người còn dưới thời mẫu hệ, người phụ nữ nắm quyền cai quản xã hội
trong đó có đàn ông. Theo quy luật tự nhiên, phụ nữ được trao cho thiên chức
thiêng liêng là sinh con, đào tạo con gái thành các tù trưởng, trưởng tộc, thành
những người lãnh đạo dẫn dắt cộng đồng, còn những người con trai được dạy
dỗ để săn bắn, chiến đấu, bảo vệ và làm theo gương người mẹ, người vợ,
người chị em gái của họ. Tuy nhiên, trong tiến trình phát triển của lịch sử, chế
độ nam quyền xuất hiện và ngày càng phổ biến rộng khắp trong xã hội loài
người. Vai trò và vị trí của người phụ nữ bị thu hẹp dần. Thân phận người phụ
nữ ngày càng mong manh, bị động, ít giá trị. Vốn bản tính khiêm nhường, vị tha,
phần lớn phụ nữ sẵn sàng lui vào góc khuất, chấp nhận mọi hi sinh cho chồng,
cho con, những người đàn ông mà họ yêu thương, những người là chủ, là trụ cột
gia đình. Cuộc sống của họ gần như lệ thuộc hoàn toàn vào các quan niệm xã hội
với những chuẩn mực đạo đức vốn luôn khắt khe với người phụ nữ.
Tuy nhiên, trong xã hội vẫn luôn tồn tại một tầng lớp phụ nữ giàu cá
tính, có ý thức sâu sắc về giá trị bản thân và cái tôi cá nhân. Đó là những
người luôn muốn sống theo cách riêng, không chịu bó mình theo khuôn mẫu
và đương nhiên, không được xã hội chấp nhận. So với những phụ nữ khác,
con đường họ đã chọn chông gai hơn, nhiều thách thức hơn. Với bản năng đặc
trưng giới mạnh mẽ, sự bùng nổ chất sống của tinh thần nữ tính, cái cách họ

vươn tới và kiếm tìm hạnh phúc thường táo bạo và quyết liệt hơn.
Khác với sức mạnh cứng rắn và rõ ràng của người đàn ông, năng lực
nơi người đàn bà đáng sợ ở chỗ nó là hàm hồ, thu hút và quyến rũ, chứ không

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

19
ở sức công phá. Năng lực ấy nằm sâu trong tiềm thức và tiềm năng, tựa như
sự bí hiểm của thần thánh, lại giống sức mê hoặc của yêu ma. Trong cuốn
Dẫn giải ý tưởng văn chương, nhà lý luận người Pháp Henri Bénac quan
niệm phụ nữ như một sự bí ẩn và phức tạp, có tính hai mặt. Người phụ nữ
sáng tạo ra thế giới nhưng cũng là nguyên cớ huỷ diệt thế giới. Thời nào cũng
vậy, trong xã hội luôn tồn tại những người phụ nữ có sức hấp dẫn, lôi cuốn kỳ
lạ, nhưng lại cực kỳ nguy hại. Sử sách còn ghi lại không ít giai thoại về những
người phụ nữ có sắc đẹp "nghiêng nước nghiêng thành". Người xưa đã nói:
"Vũ vô kiềm toả năng lưu khách, sắc bất ba đào dị nịch nhân" (Mưa không có
kìm khoá vẫn giữ được khách, sắc đẹp không có sóng mà vẫn làm người ta
chết đuối). Gặp phụ nữ đẹp rất dễ bị cuốn hút, đam mê, không dứt ra được.
Trong 36 kế hiểm của người Trung Hoa thì "mĩ nhân kế" là hiểm nhất. Đổng
Trác hùng mạnh thế vẫn chết bởi Điêu Thuyền, vua Trụ mất quốc gia vì Đát
Kỷ, Phù Sai quyền lực vong quốc bởi Tây Thi Người Trung Quốc vẫn hay
truyền tụng: "Mỹ nhân tự cổ như danh tướng" (Người đẹp từ xưa như tướng
giỏi), tương truyền đây là câu thơ của danh sĩ Triệu Yến Tuyết cuối đời Khang
Hy. Đối với đàn ông, đàn bà vừa có thể là sức sống bên trong để nâng đỡ, vừa có
sức mạnh để hút lấy, làm tan loãng hết nam nhi tính. Đàn bà có sức mạnh lung
lạc, chi phối người đàn ông ngay trong chính sự thụ động và yếu mềm của họ.
Lịch sử Việt Nam đã ghi nhận vai trò tích cực, khả năng và cống hiến
to lớn của người phụ nữ ở nhiều lĩnh vực. Nhiều phụ nữ tài giỏi, dũng cảm đã
được ghi vào lịch sử thành văn của dân tộc như: Hai Bà Trưng, bà Triệu, nữ
tướng Lê Chân, Thái hậu Dương Vân Nga, nguyên phi Ỷ Lan, đô đốc Bùi Thị

Xuân… Những người phụ nữ Việt Nam đã tích cực cùng với cả dân tộc kiên
quyết đứng lên chống giặc để giành lấy quyền sống; gìn giữ, bảo vệ và phát
triển nền văn hoá dân tộc; tích cực, chủ động trong lao động sản xuất… Tuy
nhiên, ách thống trị về mặt giai cấp của các thế lực phong kiến kéo dài hàng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

20
nghìn năm chất nặng lên đời sống vật chất và tinh thần của người phụ nữ Việt
Nam. Chế độ phong kiến tập trung quyền hành vào ông Vua để thống trị nhân
dân. Trong gia đình, quyền hành tập trung vào người đàn ông gia trưởng áp
bức phụ nữ. Trong sách Bình Hồ gia huấn có câu: "Gái trong cửa kín như
bưng\ Khác nào chim chích vào rừng biết chi". Suốt một thời gian dài, người
phụ nữ bị lệ thuộc, sống nương tựa với thân phận hèn kém trong gia đình, tư
tưởng tình cảm luôn rơi vào trạng thái bị đè nén. Ngay cả vấn đề hôn nhân,
hạnh phúc của bản thân cũng không có quyền quyết định. Khi lập gia đình,
người vợ không sinh con có thể bị trả về cho cha mẹ của mình, nếu sinh con
gái có thể bị thế chỗ bởi một người vợ khác. Ngoài xã hội, họ bị áp bức, chèn
ép, nhận chìm về chính trị, cam chịu nghèo khổ, phụ thuộc về kinh tế, văn hoá
bị tước tước đoạt (đàn bà con gái không được đi học). Những cực hình chỉ áp
dụng riêng đối với phụ nữ như: thả bè trôi sông, cạo đầu bôi vôi, ngựa xé, voi
giày… Người phụ nữ bị đặt trong những chế định ngặt nghèo của lễ giáo
phong kiến, trong đó "Tam tòng" và "Tứ đức" là những quan niệm rường cột.
"Tam tòng" là ba điều người phụ nữ phải theo, gồm "tại gia tòng phụ, xuất
giá tòng phu, phu tử tòng tử" (khi còn ở nhà thì phải theo cha, lấy chồng thì
phải theo chồng, chồng qua đời thì phải theo con). "Tứ đức" là những chuẩn
mực được xem là thước đo giá trị của người phụ nữ, bao gồm: công, dung,
ngôn, hạnh (công: khéo léo trong nữ công gia chánh; dung: dáng vẻ hoà nhã,
đoan trang; ngôn: lời ăn tiếng nói dịu dàng, mềm mỏng; hạnh: tính nết hiền
thảo, hiếu thuận, thuỷ chung, kính trên nhường dưới, yêu chồng thương

con…). Không thể phủ nhận mặt tích cực của những quan niệm đạo đức này.
Chính các yếu tố công, dung, ngôn, hạnh đã điểm tô cho vẻ đẹp dịu dàng, nhu
thuận của người phụ nữ Á Đông. Tuy nhiên, cả "tam tòng" và "tứ đức" là
những tư tưởng thể hiện tính chất phụ thuộc một chiều với nhiều bất lợi đối
với người phụ nữ, đặc biệt khi nó được đề cao và yêu cầu một cách cực đoan.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

21
Nói một cách khách quan thì không chỉ ở Việt Nam mà ở hầu hết các
nền văn hoá, người phụ nữ vẫn luôn phải chịu sự đối xử bất bình đẳng. Với
bản chất yếu đuối, cảm tính, người phụ nữ dễ dàng bị lấn lướt trong mọi sinh
hoạt gia đình và xã hội bởi người đàn ông. Tuy nhiên, ở mọi thời đại, lịch sử
vẫn luôn phải công nhận vai trò và vị trí không thể thay thế của người phụ nữ
với những thiên chức thiêng liêng vốn đã thuộc đặc quyền tự nhiên của nữ
giới. Phụ nữ là một nửa của nhân loại, là biểu tượng của cái đẹp, là hiện thân
của sự sinh tồn và luân chuyển sự sống.
1.2.2. Ngƣời phụ nữ trong văn xuôi tự sự Việt Nam từ thế kỷ X đến thế
kỷ XVI
Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XVI phát triển trong hoàn
cảnh dậy gió tưng bừng của lịch sử dân tộc. Chúng ta đã hai lần chiến thắng
quân Tống, ba lần đánh đuổi quân Nguyên Mông, hai mươi năm chiến đấu và
chiến thắng chống quân Minh. Nước Đại Việt phát triển tới đỉnh cao của chế
độ phong kiến Việt Nam. Bước sang thế kỷ XVI, xã hội phong kiến Việt Nam
trượt dần trên một cái dốc không gì cứu vãn nổi. Xung đột giữa các tập đoàn
phong kiến dẫn đến nội chiến Lê - Mạc và Trịnh - Nguyễn kéo dài gần hết
một thế kỷ. Những biến động của lịch sử đã tác động sâu sắc tới diện mạo văn
học của thời đại.
Thời nào cũng vậy, người phụ nữ là tặng phẩm tuyệt diệu của tạo hoá,
là nguồn cảm hứng vô tận của văn học. Trong dòng chảy của lịch sử văn học

Việt, hình tượng người phụ nữ qua cái nhìn nghệ thuật của nhà văn thì mỗi
thời mỗi khác.
Không thể phủ nhận văn học trung đại Việt Nam là nền văn học của
nam giới. Từ lực lượng sáng tác cho tới đối tượng được phản ánh đại đa số là
nam giới. Văn học bị chi phối bởi cái nhìn nam quyền khiến sự tái hiện tương
quan nam giới và nữ giới trong hiện thực sinh tồn thiếu đi tính khách quan.

×