Tải bản đầy đủ (.ppt) (36 trang)

danh gia su pt cua tre

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (365.54 KB, 36 trang )

ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN
CỦA TRẺ
Hà Nội 15.9.2010


Mục tiêu tập huấn




Hiểu được ý nghĩa, mục đích, nội dung
đánh giá sự phát triển trẻ trong chương
trình giáo dục mầm non (GDMN);
Có kỹ năng vận dụng các phương pháp
đánh giá sự phát triển trẻ, ghi chép kết
qủa đánh giá trẻ và lưu giữ - sử dụng
hồ sơ cá nhân trẻ.


Nội dung tập huấn
1.Giới thiệu phần “đánh giá sự phát triển của trẻ”
trong chương trình GDMN
2. Ý nghĩa của việc đánh giá trẻ
3. Các hình thức đánh giá trẻ
4. Phương pháp đánh giá sự phát triển của trẻ
5. Cách ghi chép kết quả đánh giá trẻ và sử dụng
hồ sơ cá nhân trẻ.


HĐ 1: Giới thiệu phần “đánh giá sự phát
triển của trẻ” trong chương trình GDMN


1.

Chương trình chăm sóc - giáo dục mầm non (cải cách):
- Không có phần “đánh giá sự phát triển của trẻ”.
-Trong thực tế, đánh giá trẻ có tập trung ở trẻ 5-6 tuổi.
Phương pháp sử dụng bài tập là chủ yếu để đo sự phát triển trẻ 5
tuổi .

2. Chương trình Giáo dục mầm non: Có phần “đánh giá sự phát
triển của trẻ”.
- Vị trí: Là 1 nội dung độc lập trong chương trình GDMN mới (phần VI).
- Cấu trúc: Có phần “đánh giá trẻ nhà trẻ” và “đánh giá trẻ mẫu giáo”.
- Mục tiêu: Nhằm theo dõi sự phát triển của trẻ và điều chỉnh kế hoạch
chăm sóc - giáo dục trẻ.
- Các hình thức đánh giá: Đánh giá trẻ hàng ngày và đánh giá trẻ theo giai
đoạn (đối với mẫu giáo: đánh gía sau chủ đề và cuối độ tuổi).
- Nội dung: Trạng thái sức khoẻ; thái độ, trạng thái cảm xúc và hành vi của
trẻ; kiến thức và kỹ năng của trẻ.
- Phương pháp: Sử dụng 5-6 phương pháp đánh giá trẻ phổ biến.


HĐ 2: Ý nghĩa của việc đánh giá trẻ
Câu hỏi thảo luận:
- Trao đổi, thảo luận “đánh giá sự phát triển của
trẻ” là gì?
- Ý nghĩa của việc đánh giá sự phát triển của trẻ?
- Ai sẽ là người đánh giá sự phát triển của trẻ?


1.Đánh giá sự PT của trẻ là gì?

• Đánh giá sự PT của trẻ là quá trình thu thập
thông tin về trẻ một cách có hệ thống, phân
tích và đối chiếu với mục tiêu GDMN làm cơ
sở điều chỉnh kế hoạch, biện pháp CSGD
nhằm đảm bảo sự PT của trẻ phù hợp với mục
tiêu giáo dục


2.Ý nghĩa của việc đánh giá sự PT của trẻ
Đánh giá sự phát triển của trẻ qua các HĐ, qua các giai đoạn
cho ta biết được những biểu hiện về tâm sinh lý của trẻ hàng
ngày, sự phát triển toàn diện của trẻ qua từng giai đoạn, khả
năng sẵn sàng, chiều hướng PT của trẻ ở những giai đoạn tiếp
theo từ đó có thể phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau:
 Cung cấp cho giáo viên những thông tin về sự tiến bộ của
trẻ
 Xác định được những khó khăn, những nguyên nhân cụ thể
trong sự PT của trẻ làm cơ sở để giáo viên đưa ra các quyết
định giáo dục tác động phù hợp đối với trẻ
Giúp giáo viên biết được hiệu quả của các hoạt động, mức
độ kết quả đạt được theo dự kiến, làm sáng tỏ những vấn đề
nhất định đòi hỏi phải có kế hoạch bổ sung.


2.Ý nghĩa của việc đánh giá sự PT của trẻ
 Đánh giá trẻ thường xuyên giúp giáo viên có được các thông
tin về sự tiến bộ của trẻ trong một thời gian dài  cơ sở để xác
định những nhu cầu giáo dục cá nhân đứa trẻ, căn cứ cho việc
xây dựng kế hoạch tiếp theo.
 Làm cơ sở để trao đổi, đưa ra những quyết định phối hợp

trong giáo dục trẻ với cha mẹ trẻ, với giáo viên nhóm/lớp hoặc
cơ sở giáo dục khác nơi sẽ tiếp nhận trẻ tiếp theo
Làm cơ sở đề xuất đối với các cấp quản lý giáo dục trong việc
nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ của nhóm/ lớp/
trường/ địa phương


3.Ai là người tham gia đánh giá sự PT của trẻ
• Hoạt động đánh giá sự phát triển của trẻ trong
nhà trường:
- Chủ yếu do giáo viên tiến hành trong quá
trình chăm sóc, giáo dục trẻ,
- Do các cán bộ quản lí giáo dục (Bộ, Sở,
Phòng Giáo dục và Đào tạo và Ban giám hiệu
nhà trường) tiến hành với các mục đích khác
nhau.


HĐ 3: Các hình thức đánh giá trẻ.

Câu hỏi thảo luận:
- Theo anh/chị có các hình thức đánh giá nào?
- Mục đích, nội dung, cách thức thực hiện của
mỗi loại đánh giá như thế nào?


3.1. Các hình thức đánh giá
• Đánh giá sự phát triển trẻ nhà trẻ gồm:
 đánh giá trẻ hằng ngày
 đánh giá trẻ theo giai đoạn.

• Đánh giá sự phát triển trẻ mẫu giáo gồm:
 đánh giá trẻ hằng ngày,
đánh giá cuối chủ đề
 đánh giá cuối độ tuổi


3.2. Về mục đích của các hình thức đánh giá
• a) Mục đích đánh giá trẻ hằng ngày
Đánh giá những biểu hiện tâm - sinh lí của trẻ hàng ngày trong
các hoạt động, nhằm phát hiện những biểu hiện tích cực hoặc
tiêu cực, điều chỉnh kế hoạch hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ,
lựa chọn các biện pháp giáo dục thích hợp

• b) Mục đích đánh giá trẻ theo giai đoạn
* Trẻ nhà trẻ:
Làm cơ sở đó điều chỉnh kế hoạch chăm sóc, giáo dục cho các
giai đoan tiếp theo.


3.2. Về mục đích của các hình thức đánh giá
*Trẻ mẫu giáo
* Đánh giá trẻ cuối chủ đề
Làm căn cứ điều chỉnh kế hoạch chăm sóc – giáo dục
cho các chủ đề tiếp theo.
* Đánh giá trẻ cuối cuối độ tuổi
Làm căn cứ đề xuất kế hoạch giáo dục tiếp theo khi
trẻ chuyển nhóm, lớp hoặc vào lớp 1 tiểu học; rút
kinh nghiệm cho việc xây dựng kế hoạch năm học
tiếp theo của lớp.



3.3. Về nội dung đánh giá của các hình thức
đánh giá trẻ
a)

Nội dung đánh giá trẻ hằng ngày



Hàng ngày thông qua các hoạt động của trẻ, đánh
giá trẻ ở các mặt:
+ Tình trạng sức khoẻ;
+ Trạng thái cảm xúc và hành vi của trẻ;
+ Kiến thức và kỹ năng của trẻ.
Dựa trên kết quả đánh giá hằng ngày, giáo viên xác
định những trẻ cần lưu ý đặc biệt, đề xuất những
biện pháp phù hợp trong những ngày sau.




3.3. Về nội dung đánh giá của các hình thức
đánh giá trẻ
b) Nội

dung đánh giá trẻ theo giai đoạn
* Trẻ nhà trẻ:
• Giáo viên đánh giá mức độ đạt được của trẻ về thể chất, nhận
thức, ngôn ngữ, tình cảm – xã hội – thẩm mỹ, căn cứ vào các
chỉ số phát triển trẻ.

*Trẻ Mẫu giáo
Đánh giá trẻ cuối chủ đề
• - Giáo viên đánh giá mức độ đạt được của trẻ theo mục tiêu
chủ đề sau khi thực hiện xong chủ đề
Đánh giá trẻ cuối cuối độ tuổi

Đánh giá mức độ đạt được của trẻ về các lĩnh vực: thể chất,
sức khoẻ, dinh dưỡng, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm- kĩ năng
xã hội, thẩm mĩ ở cuối mỗi độ tuổi, sau một giai đoạn học tập ở
trường mầm non.


3.4. Về cách ghi chép thông tin của các hình
thức đánh giá
a) Đánh giá trẻ hằng ngày: Kết quả đánh giá
hàng ngày được ghi vào nhật kí lớp hoặc sổ kế
hoạch giáo dục bằng những nhận định chung,
những vấn đề nổi bật đặc biệt thu thập được
qua quan sát đối với cá nhân hoặc một nhóm
trẻ (có thể là tiêu cực hoặc tích cực), có thể
xác định nguyên nhân để có biện pháp khắc
phục những tồn tại trong những ngày tiếp theo
hoặc lưu ý để tiếp tục theo dõi.


3.4. Về cách ghi chép thông tin của các hình
thức đánh giá
b) Đánh giá trẻ theo giai đoạn
*Trẻ nhà trẻ:


Phiếu đánh giá sự phát triển trẻ (cá nhân) - (Lưu vào
hồ sơ cá nhân trẻ)
*Trẻ mẫu giáo:

-Phiếu đánh giá trẻ cuối chủ đề (cả lớp).
- Phiếu đánh giá sự phát triển trẻ cuối năm ( cá nhân)
(Lưu vào hồ sơ cá nhân trẻ)


3.4. Về cách ghi chép thông tin của các hình
thức đánh giá
Lưu ý:
• Kết quả đánh giá cá nhân không dùng để:
 xếp loại trẻ
so sánh trẻ này với trẻ khác
 sử dụng để làm tiêu chuẩn tuyển chọn trẻ vào
trường tiểu học đối với trẻ 5 tuổi.
• Kết quả đánh giá cá nhân trẻ cần được:
phân tích, xác định nguyên nhân  đề xuất các
biện pháp phối hợp can thiệp giữa gia đình trẻ và giáo
viên phụ trách giúp trẻ phát triển .  đề xuất các
điều kiện đảm bảo sự phát triển của trẻ


HĐ 4: Hướng dẫn thực hiện phương pháp
đánh giá sự phát triển của trẻ
Câu hỏi thảo luận:
• Trong thực tế hiện nay, anh/chị đã sử dụng các
phương pháp đánh giá trẻ nào chưa?
• Nếu có thì cách thức thực hiện như thế nào? những

thuận lợi và khó khăn khi thực hiện các phương pháp
đánh giá trẻ


4.1.Các phương pháp đánh giá sự phát triển
của trẻ
Nhà trẻ
Quan sát;
Trò chuyện;
Sử dụng bài tập ;
Phân tích sản phẩm;
Trao đổi phụ huynh.

Mẫu giáo
Quan sát;
Trò chuyện;
Sử dụng bài tập ;
Phân tích sản phẩm;
Sử dụng tình huống;
Trao đổi phụ huynh

Các phương pháp được sử dụng phối hợp trong
các hình thức đánh giá trẻ.


4.2.Cách thực hiện các phương pháp


Cách thức quan sát
Quan sát là phương pháp thu thập thông tin có giá trị thực tiễn giáo

dục về những biểu hiện trong cuộc sống hàng ngày của trẻ.
Những ghi chép, quan sát cẩn thận với mục tiêu rõ ràng sẽ cung cấp
những thông tin giá trị về nhu cầu, sự tiến bộ và những tồn tại trong sự
phát triển của trẻ để có những quyết định kịp thời trong việc thúc đẩy sự
tiến bộ của trẻ..
- Quan sát trẻ được tiến hành qua các hoạt động như: đón, trả trẻ, ăn, ngủ,
vệ sinh, chơi, học tập, qua giao tiếp, hành động: lời nói, nét mặt, cử chỉ,
biểu hiện cảm xúc của trẻ.
- Quan sát toàn bộ trẻ trong lớp, đồng thời kết hợp quan sát nhóm trẻ, từng
cá nhân trẻ; phân công mỗi cô quan sát theo dõi nhóm trẻ, một số cá nhân
trẻ.
- Quan tâm nhiều hơn những trẻ/nhóm trẻ cần lưu ý để có biện pháp hỗ trợ
cần thiết.
Giáo viên không gây trở ngại và phân biệt trẻ này với trẻ khác qua các
thông tin thu thập được.


4.2.Cách thực hiện các phương pháp
* Cách thức trò chuyện
Trò chuyện là cách tiếp cận trực tiếp với trẻ thông qua sự giao
tiếp bằng lời nói. Trong trò chuyện, giáo viên có thể đưa ra câu hỏi,
gợi mở kéo dài cuộc trò chuyện để có thể thu thập các thông tin theo
mục đích đã định.
• - Khi trò chuyện với trẻ giáo viên cần xác định mục đích, nội dung
phù hợp, ;
• - Chuẩn bị phương tiện đồ dùng, đồ chơi...cần thiết để tạo ra sự gần
gũi, quen thuộc;
• - Gợi ý để trẻ dùng động tác, cử chỉ biểu đạt, nếu trẻ chưa nói được
bằng lời;
• - Dùng lời nói ngắn ngọn, đơn giản; ân cần khi trò chuyện với trẻ;

động viên, khuyến khích hướng trẻ vào cuộc trò chuyện.
• - Khi đưa ra câu hỏi, cần cho trẻ thời gian suy nghĩ để trả lời, có thể
gợi ý;
• - Trò chuyện khi trẻ thoải mái, vui vẻ, tự nguyện ...


4.2.Cách thực hiện các phương pháp
* Cách sử dụng bài tập







Sử dụng bài tập là cách thức giao nhiệm vụ để trẻ tự giải quyết,
thực hiện, được dùng phù hợp nhất để đánh giá trẻ định kì theo giai
đoạn.
Bài tập đánh giá đối với trẻ giúp giáo viên thu thập được các
thông tin về các khả năng có liên quan đến kiến thức, kĩ năng cũng như
một số phẩm chất được hình thành và phát triển qua quá trinh giáo dục.
VD: kiến thức nhận biết về số lượng, chữ cái...; kĩ năng cắt, dán; quan
sát, so sánh...; phầm chất tự tin, tự lực.. trong thực hiện nhiệm vụ...
- Bài tập có thể thực hiện với một nhóm trẻ, hoặc cho từng trẻ.
- Cho trẻ thực hiện bài tập khi trẻ vui vẻ, sảng khoái,
- Khi trẻ thực hiện bài tập, cần động viên để trẻ đỡ căng thẳng
- Một bài tập đo có thể kết hợp đo một số chỉ số/lĩnh vực.
- Kết quả thực hiện của trẻ được ghi vào phiếu đánh giá của từng trẻ.



4.2.Cách thực hiện các phương pháp
* Cách phân tích sản phẩm của trẻ
• - Thông qua sản phẩm, giáo viên đánh giá ý tưởng, mức

độ khéo léo, sự sáng tạo, khả năng thẩm mỹ của trẻ; cách
thức sử dụng dụng cụ, vật liệu của trẻ và so sánh sự tiến
bộ của trẻ giữa sản phẩm sau so với sản phẩm trước;
thông qua sản phẩm, có thể đánh giá trạng thái xúc cảm,
thái độ, sức khoẻ của trẻ.
• - Chú ý quan sát quá trình trẻ tạo ra sản phẩm cùng với
đánh giá kết quả của sản phẩm (trẻ sử dụng công cụ thế
nào, cách thức ra sao, tốc độ thực hiện...), không quan
tâm nhiều đến kết quả trẻ vẽ xấu, đẹp;
• - Có thể sử dụng các sản phẩm trước đó của trẻ để đánh
giá sau chủ đề và cuối độ tuổi.


4.2.Cách thực hiện các phương pháp
* Trao đổi với phụ huynh
• Trao đổi với phụ huynh nhằm mục đích khẳng định thêm những nhận
định, đánh giá của giáo viên về trẻ, đồng thời có biện pháp tăng cường sự
phối hợp trong chăm sóc, giáo dục trẻ.

Giáo viên có thể trao đổi với phụ huynh hàng ngày, trao đổi trong
các cuộc họp phụ huynh, qua những buổi thăm gia đình trẻ để thu thập
thêm thông tin về trẻ (VD: Trẻ ít nói, thiếu hoà đồng có phải do chậm
phát triển ngôn ngữ hay chưa thích ứng với môi trường lớp học, do mắc
bệnh tự kỉ hoặc do sự bất hòa trầm trọng trong gia đình....). Giáo viên sẽ
phân tích thông tin, xác định nguyên nhân để phối hợp với gia đình tìm
biện pháp tác động giúp trẻ tiến bộ

• Kết quả đánh giá trẻ hàng ngày/ đánh giá sau chủ đề được sử dụng làm
cơ sở để đánh giá theo giai đoạn (trẻ nhà trẻ )/đánh giá cuối độ tuổi ( trẻ
mẫu giáo).


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×