Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Đến năm 2015 theo định hướng của chính phủ việt nam có bao nhiêu sàn giao dịch chứng khoán tập trung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (57.87 KB, 3 trang )

1. Đến năm 2015 theo định hướng của chính phủ Việt Nam có bao nhiêu sàn giao

dịch chứng khoán tập trung?
 Trả lời: Theo Quyết định 1826/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt đề án tái cấu trúc thị trường chứng khoán và doanh nghiệp bảo
hiểm, chủ trương cấu trúc lại các sở giao dịch chứng khoán đã được xác định
theo hướng sáp nhập các sở giao dịch chứng khoán thành một sở giao dịch
chứng khoán Việt Nam, thống nhất về bộ máy quản lý và điều hành, thống nhất
về nền tảng công nghệ, thống nhất và chuẩn hóa tiêu chí niêm yết, chế độ báo
cáo, công bố thông tin, tiêu chuẩn về thành viên và giao dịch…Với chủ trương
này, lộ trình thực hiện dự kiến theo hai giai đoạn. Giai đoạn 1: nghiên cứu xây
dựng và ban hành Đề án tái cấu trúc các sở giao dịch chứng khoán (2012 2013). Giai đoạn 2: tổ chức triển khai thực hiện và hoàn tất việc tái cấu trúc
các sở giao dịch chứng khoán (2014 - 2015). Quá trình tái cơ cấu này sẽ hoàn
thành vào năm 2015 và Việt Nam chỉ còn một sàn giao dịch chứng khoáng tập
trung.
4. Thị trường chứng khoán tạo thuận lợi và khó khăn cho các doanh nghiệp niêm
yết trên thị trường như thế nào?
Trả lời:
Lợi ích
- Tiếp cận kênh huy động vốn dài hạn: khi tham gia niêm yết cổ phiếu trên
TTCK, doanh nghiệp có thể huy động vốn một cách nhanh chóng, thuận tiện,
dễ dàng từ việc phát hành cổ phiếu dựa trên tính thanh khoản cao và uy tín của
doanh nghiệp được niêm yết trên thị trường. Huy động theo cách này, doanh
nghiệp không phải thanh toán lãi vay cũng như phải trả vốn gốc giống như việc
vay nợ, từ đó sẽ rất chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn huy động được cho
mục tiêu và chiến lược dài hạn của mình. Đây được coi là yếu tố quan trọng
nhất khi quyết định niêm yết cổ phiếu trên TTCK.
- Khuyếch trương uy tín của doanh nghiệp: để được niêm yết chứng khoán,
doanh nghiệp phải đáp ứng được những điều kiện chặt chẽ về mặt tài chính,
hiệu quả sản xuất - kinh doanh cũng như cơ cấu tổ chức... Do đó, những công
ty được niêm yết trên thị trường thường là những công ty có hoạt động sản


xuất - kinh doanh tốt. Thực tế đã chứng minh, niêm yết chứng khoán là một
trong những cách thức quảng cáo tốt cho doanh nghiệp, từ đó thuận lợi cho
hoạt động kinh doanh, tìm kiếm đối tác…
- Tạo tính thanh khoản cho cổ phiếu của doanh nghiệp: khi doanh nghiệp niêm
yết trên TTCK sẽ giúp các cổ đông của doanh nghiệp dễ dàng chuyển nhượng
cổ phiếu đang nắm giữ, qua đó tăng tính hấp dẫn của cổ phiếu.


- Gia tăng giá trị thị trường của doanh nghiệp: xét về dài hạn, giá cổ phiếu của
doanh nghiệp niêm yết đều tăng so với mức giá tại thời điểm trước khi niêm
yết.

Bất lợi
- Chi phí niêm yết khá tốn kém: để chứng khoán có thể niêm yết được, doanh
nghiệp phải bỏ ra rất nhiều khoản chi phí như hội họp, thuê tư vấn, kiểm toán,
chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ, quảng cáo...
- Áp lực đối với lãnh đạo doanh nghiệp về kết quả hoạt động sản xuất - kinh
doanh: tổ chức niêm yết luôn phải chịu áp lực giám sát của xã hội, áp lực phải
nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh nhằm duy trì và tăng giá cổ phiếu trên
TTCK và những người đứng đầu doanh nghiệp hiển nhiên sẽ chịu áp lực lớn
nhất.
- Quyền kiểm soát có thể bị đe doạ: khi niêm yết, việc giao dịch chứng khoán
khiến cơ cấu cổ đông thường thay đổi, dẫn đến sự biến đổi và bất ổn định trong
quá trình quản lý doanh nghiệp và có thể đe doạ đến quyền kiểm soát của các
cổ đông lớn.
- Chịu nhiều nghĩa vụ công bố thông tin và các ràng buộc khác: khi niêm yết
chứng khoán, doanh nghiệp phải công bố ra bên ngoài các thông tin như số
lượng chứng khoán do các nhân vật chủ chốt nắm giữ; thông tin về tình hình
tài chính, doanh thu, chi phí, định hướng, chiến lược phát triển... điều này đòi
hỏi nguồn lực về tài chính và con người. Mặt khác, chính việc công bố này đôi

khi cũng bất lợi cho doanh nghiệp, khi đối thủ cạnh tranh nắm được thông tin.
7. Tại sao chứng khoán trên thị trường thứ cấp do cung cầu quyết định?
 Trả lời: Thị trường thứ cấp là nơi giao dịch các chứng khoán đã được phát
hành trên thị trường thị sơ cấp. Thị trường đảm bảo tính thanh khoản cho các
chứng khoán đã phát hành. Đây là nơi trao đổi, mua bán các chứng khoán đã
được phát hành. Nhà đầu tư mua đi bán lại chứng khoán nhằm vào một trong
các mục đích: cất giữ tài sản tài chính, nhận một khoản thu nhập cố định hàng
năm, hưởng chênh lệch giá. Thị trường thứ cấp tạo ra khả năng chuyển đổi
chứng khoán thành tiền mặt dễ dàng, thuận tiện; Tiền thu được ở đây không
thuộc về nhà phát hành mà thuộc về nhà đầu tư bán chứng khoán, nhượng lại
quyền sở hữu chứng khoán cho nhà đầu tư khác. Từ thực tế trên cho thấy giá cả
của chứng khoáng trên thị trường thứ cấp do cung cầu quyết định,nó phụ thuộc
vào nhu cầu đầu tư của các nhà đầu tư chứng khoáng nào được các nhà đầu tư
mua nhiều sẽ tăng giá và ngược lai.


13. Theo bạn thị trường OTC có phù hợp với thị trường chứng khoán Việt Nam hay
không? Thị trường OTC có những hạn chế gì?
20. Theo bạn nhà nước có nên khuyến khích người dân chơi chứng khoán không? Vì sao?
2 câu này để suy nghĩ đã, buồn ngủ quá hôm sau làm tiếp



×