Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Công giáo và ảnh hưởng của nó đối với đời sống cộng đồng giáo dân ở huyện duy tiên, tỉnh hà nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 60 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
--------------

ĐỖ THỊ NGUYỆT

CÔNG GIÁO VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA NÓ ĐẾN VỚI CỘNG
ĐỒNG GIÁO DÂN Ở HUYỆN DUY TIÊN, TỈNH HÀ NAM
HIỆN NAY

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học

Ngƣời hƣớng dẫn :
Th.s: Lê Thị Minh Thảo

HÀ NỘI, 2012

1


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian làm khóa luận cũng nhƣ học tập tại trƣờng, em
nhận đƣợc sự quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện của các thầy cô trong khoa
Giáo dục chính trị, nhất là các thầy cô trong tổ CNXHKH cùng sự động viên
khích lệ của gia đình, bạn bè. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu
này.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo - Lê Thị Minh
Thảo đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ em trong suốt thời gian qua để em có thể
hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp đại học.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, do điều kiện hạn hẹp về thời


gian và do sự hạn ché về kiến thức của bản thân nên em không thể tránh khỏi
những thiếu sót khi hoàn thành bài khóa luận, vì vậy em rất mong nhận đƣợc
sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và của các bạn để đề tài của em đƣợc
hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2012
Sinh viên
Đỗ Thị Nguyệt

2


LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận tốt nghiệp đƣợc hoàn thành dƣới sự hƣớng dẫn của cô giáo Lê Thị Minh Thảo. Tôi xin cam đoan rằng:
Đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi.
Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, tháng 5 năm 2012
Sinh viên
Đỗ Thị Nguyệt

3


MỤC LỤC

Trang
Mở đầu ..............................................................................................................
Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận ....................................................................
1.1. Khái quát về đạo Công giáo ........................................................................
1.1.1. Nguồn gốc ra đời ......................................................................................

1.1.2. Nội dung cơ bản về giáo lý, luật lệ và lễ nghi ......................................
1.2. Công giáo ở Việt Nam ................................................................................
1.2.1. Quá trình du nhập và phát triển của đạo Công giáo ở Việt Nam .............
1.2.2. Những biến đổi của Công giáo khi đƣợc du nhập vàoViệt Nam .............
Chƣơng 2: Ảnh hƣởng của đạo Công giáo đối với đời sống của
cộng đồng giáo dân huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam hiện nay ......................
2.1. Khái quát chung về huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam....................................
2.1.1. Một số đặc điểm về huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam ................................
2.1.2. Sự du nhập của Công giáo vào huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam ...............
2.2. Ảnh hƣởng của đạo Công giáo đối với giáo dân và một số phƣơng
hƣớng, giải pháp xây dựng cuộc sống “tốt đời, đẹp đạo” ở huyện Duy
Tiên, tỉnh Hà Nam ..............................................................................................
2.2.1. Lĩnh vực kinh tế, văn hóa xã hội
2.2.2. Đạo đức lối sống ......................................................................................
2.2.3. Một số phƣơng hƣớng và giải pháp .........................................................
Kết luận .............................................................................................................
Tài liệu tham khảo ...........................................................................................

4


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tôn giáo là một hiện tƣợng lịch sử - xã hội có quá trình ra đời và phát
triển của riêng nó, xuất hiện cùng với sự hình thành và phát triển của ý thức,
tinh thần của con ngƣời. Tôn giáo là một vấn đề xã hội khách quan luôn gắn
liền với đời sống chính trị, văn hóa và là nhu cầu của một bộ phận nhân dân.
Từ khi ra đời đến nay nó đã tác động chi phối đời sống của con ngƣời trên
nhiều lĩnh vực, có lúc có nơi tôn giáo đã đóng vai trò chính trong một nƣớc,
một khu vực nhất định.

Ngày nay, vai trò ảnh hƣởng của tôn giáo thu hẹp dần trong đời sống là
xu hƣớng tất yếu của sự phát triển. Nhƣng cũng có tình hình ngƣợc lại ở một
số nơi trên thế giới tôn giáo có xu hƣớng phục hồi và phát triển mạnh hơn
trong đó có Việt Nam.
Ở Việt Nam vấn đề tôn giáo rất phức tạp, đa dạng và phong phú bên
cạnh những tôn giáo nội sinh còn có những tôn giáo mới thu nhập vào nhƣ
Thiên Chúa giáo (ở Việt Nam gọi là Công giáo, tách ra từ Kitô giáo). Ở nƣớc
ta hiện nay có khoảng 8% theo Công giáo (ƣớc tính khoảng 5 - 6 triệu ngƣời)
đƣợc phân bổ ra tất cả các tỉnh, các vùng miền trên đất nƣớc trong đó có
huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.
Duy tiên là một huyện thuộc tỉnh Hà Nam, trên địa bàn huyện chỉ có một
dân tộc sinh sống (dân tộc Kinh) nhƣng có nhiều tôn giáo tồn tại. Trong
những năm gần đây hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện trở nên sinh động
hơn bao giờ hết. Sự phát triển của đạo Phật, của đạo Công giáo đã ảnh hƣởng
nhiều đến đời sống của ngƣời dân nơi đây, đặc biệt sự phát triển của Công
giáo đã làm cho một số giáo dân trƣớc đây khô khan đạo nay đã trở thành
những con chiên ngoan đạo, hơn nữa ngày càng có nhiều ngƣời gia nhập vào
đạo. Hiện nay trên toàn huyện có khoảng 13% ngƣời theo tôn giáo này.
5


Công giáo có mặt ở huyện Duy Tiên trên 3 thế kỉ, chừng ấy thời gian tồn
tại, chung sống với ngƣời dân Công giáo đã in dấu ấn vào đời sống của họ
không ít. Ảnh hƣởng của Công giáo đối với giáo dân đƣợc nhìn nhận nhƣ một
tác động kép vừa tích cực vừa tiêu cực.
Với những lí do trên em chọn đề tài: “Công giáo và ảnh hƣởng của nó
đối với đời sống cộng đồng giáo dân ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam hiện
nay” làm đề tài luận văn của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Ở Việt Nam, Công giáo là tôn giáo lớn đứng thứ hai sau Phật giáo, có số

lƣợng tín đồ đông và cũng là đề tài đƣợc nhiều ngƣời nghiên cứu và tìm hiểu
ở nhiều góc độ khác nhau nhƣ:
Ủy ban đoàn kết Công giáo Việt Nam (2005), “Nửa thế kỉ ngƣời Công
giáo Việt Nam đồng hành cùng dân tộc”: Kỉ yếu tọa đàm khoa học Hà Nội
ngày 21 - 22 tháng 12 năm 2004, Nxb Tôn giáo, Hà Nội. Nhằm khẳng định
vai trò tích cực của Ủy ban đoàn kết Công giáo Việt Nam và phong trào yêu
nƣớc của các đồng bào Công giáo trong tiến trình xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Hồ Bá Thâm (2007), “Đạo và đời với truyền thống nhân văn Việt Nam”,
Nghiên cứu Tôn giáo, tháng 10. Nghiên cứu chủ nghĩa nhân văn thực tiễn,
triết lí về con ngƣời trong văn hóa truyền thống gắn với hiện đại ở nƣớc ta và
trong nền văn minh nhân loại là nhằm cả vào mục tiêu thực tiễn và mục tiêu
xây dựng nền triết học Việt Nam hiện nay.
Hà Huy Tú (2002), “Tìm hiểu nét đẹp văn hóa Thiên Chúa giáo”, Nxb
Văn hóa thông tin. Tác giả muốn đi tìm hiểu về những luật lệ, lễ nghi rất phong
phú và chặt chẽ của Thiên Chúa giáo và ảnh hƣởng của nó đến nền văn hóa
Việt Nam để biết đƣợc những nét hay, nét đẹp của giáo lý Thiên Chúa giáo.
Hội đồng Giáo hoàng về công lý và hòa bình (chủ biên), “Tóm lƣợc học
thuyết xã hội của Giáo hội Công giáo”, Nxb Tôn giáo, Hà Nội. Là công trình

6


tập thể của Ủy ban Bác ái xã hội thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam biên
dịch nhằm giới thiệu cho đồng bào Công giáo và không Công giáo những
nguyên tắc nền tảng và đƣờng hƣớng hoạt động của giáo hội công giáo trong
lĩnh vực xã hội.
Trên cơ sở kế thừa nhũng công trình Công giáo của những nhà nghiên
cứu đi trƣớc tôi muốn đi sâu vào tìm hiểu cụ thể ảnh hƣởng của Công giáo đối
với đời sống tinh thần của ngƣời dân Việt Nam nói chung và của cộng đồng
giáo dân huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam nói riêng trong giai đoạn hiện nay.

3. Mục đích và nhiệm vụ
* Mục đích:
Trên cơ sở lý luận chung về tôn giáo khóa luận đi sâu vào nghiên cứu
làm rõ ảnh hƣởng của Công giáo đối với đời sống cộng đồng giáo dân huyện
Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.
* Nhiệm vụ:
Thứ nhất, khái quát sự du nhập, phát triển của Công giáo vào Việt Nam
nói chung và vào huyện Duy Tiên nói riêng.
Thứ hai, khóa luận làm rõ ảnh hƣởng của Công giáo đối với đời sống
cộng đồng giáo dân huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.
4. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Khóa luận tập trung nghiên cứu sự ảnh hƣởng của Công
giáo đối với đời sống của giáo dân huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.
Về thời gian: Khóa luận tập trung chủ yếu nghiên cứu từ năm 1986 đến
nay, cụ thể là từ năm 2005 đến nay.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Khóa luận đƣợc nghiên cứu dựa trên cơ sở lí luận và phƣơng pháp luận
của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử. Ngoài ra còn có
sử dụng một số phƣơng pháp sau:
Phân tích – tổng hợp
7


Phƣơng pháp lôgic – lịch sử
Điều tra xã hội học...
6. ý nghĩa của khóa luận
Khóa luận góp phần củng cố thêm những lý luận về tôn giáo nói chung
và Công giáo nói riêng. Từ đó thấy đƣợc ảnh hƣởng của nó đối với đời sống
của con ngƣời.
Đồng thời khóa luận giúp cho ngƣời viết bƣớc đầu làm quen việc đọc

và tìm hiểu tài liệu, rèn luyện tƣ duy khoa học. Nâng cao tính tích cực, nâng
cao tính tích cực, nhận thức khoa học về Công giáo, từ đó có cái nhìn đúng
đắn khách quan về tôn giáo nói chung và Công giáo nói riêng.
7. Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận
đƣợc chia làm 2 chƣơng, 4 tiết.

8


NỘI DUNG
Chƣơng 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
1.1.
1.1.1. Nguồn gốc ra đời
Đạo Kitô là tên gọi chung của các tôn giáo cùng thờ một Đấng thƣợng đế
là Crixtô (Christo), phiên âm Hán Việt là Cơ đốc, đạo này ra đời vào khoảng
thế kỉ I Tr.CN ở các tỉnh phía đông Đế quốc La Mã cổ đại.
Về kinh tế - xã hội: Đây là thời kì Đế quốc La Mã cổ đại lâm vào khủng
hoảng trầm trọng và chứa nhiều mâu thuẫn ,đặc biệt là mâu thuẫn giữa nô lệ
với chủ nô và mâu thuẫn giữa các dân tộc bị xâm lƣợc với đế quốc La Mã là
kẻ đi xâm lƣợc. Khởi nghĩa nô lệ nổ ra ở khắp mọi nơi và phát triển nhanh.
Nhƣng do đế quốc La Mã vẫn còn rất hùng mạnh nên các cuộc khởi nghĩa đều
nhanh chóng bị dập tắt một cách dã man, tàn bạo. Tâm trạng bi quan tuyệt
vọng bao trùm đời sống của quần chúng lao khổ. Khắp mọi nơi, nhân dân
trông chờ vào một Đấng cứu thế có thể giải thoát cho họ cuộc sống hiện tại.
Sự ra đời đạo Kitô chính là xuất phát từ nhu cầu tinh thần đó. Nó vừa là mơ
ƣớc đƣợc giải thoát khỏi cuộc sống bi đát, bế tắc và đẩy khổ ải, đau thƣơng
của quần chúng, vừa là phản ứng của họ trƣớc thực tại cuộc sống đó. Trong

tác phẩm: “Góp phần vào lịch sử Ki tô giáo nguyên thủy” Ănghen nhận định
rằng: Kitô giáo nguyên thủy là “một thứ tôn giáo của ngƣời nô lệ và bán tự do
của những ngƣời nghèo khổ và của những ngƣời bị tƣớc hết mọi quyền lợi,
các dân tộc bị Rô ma đô hộ hay tan tác”.
Về triết học: Sự xuất hiện của Công giáo dựa trên cơ sở tƣ tƣởng là triết
học khắc kỉ đang rất lƣu hành lúc đó, đặc biệt là tƣ tƣởng triết học của Sê
nếch (4 - 65)và Phulông (25 Tr.CN-50).
Sê nếch cho rằng cuộc đời ở trần thế là giả dối, thân xác con ngƣời chỉ là
gánh nặng tâm hồn, hạnh phúc và bình đẳng chỉ có đƣợc ở thế giới bên kia,
9


mọi ngƣời nhƣ lời khuyên răn của ông không những nên bỏ thú lạc ở đời,
sống tham đạm, đạo đức mà con tin vào sự an ủi của thƣợng đế sống phục
tùng theo số mệnh. Sê nếch là ngƣời sáng lập ra chủ nghĩa khắc kỉ ở La Mã.
Tƣ tƣởng căn bản của Phulông là: Con ngƣời đã gây lên sự suy đốn đạo
đức và những tệ nạn xã hội con ngƣời phải sống nhẫn nhục và liên tục không
ngừng sám hối, con ngƣời hãy chờ một Đấng cứu thế là trung gian giữu
thƣợng đế và con ngƣời. Ph.Ăngghen đã hoàn toàn có lí khi coi Phulông là
“cha” và Sê nếch là “chú” của Công giáo.
Nhƣ vậy Công giáo đã dựa trên nền thần học Do Thái và tƣ tƣởng triết
học duy tâm Hi Lạp La Mã để xây dựng một giáo thuyết hoàn chỉnh. Công
giáo đã sử dụng nhiều yếu tố của tôn giáo, tín ngƣỡng, phong tục, tập quán
của các dân tộc vùng Trung Cận Đông nhƣ quan niệm về Đấng cứu thế đã
đƣợc nhiều nhà tiên tri của các dân tộc nói đến bằng những tên tuổi khác nhau
nhƣ: Esos, Khsnos, hình ảnh Chúa đƣợc xây dựng bằng nhiều phẩm chất
thiêng liêng của vị trí thần nhƣ Josuah là thần của câu lạc bộ Esphaine đã hi
sinh để cứu đồng bào mình.
Tuy Công giáo sử dụng nhiều yếu tố triết học, thần học, phong tục tập
quán đƣơng thời để xây dựng học thuyết của mình, nhƣng trong quá trình phát

triển nó đã chọn lọc, gạt bỏ những chi tiết địa phƣơng không thích hợp, cố
gắng tạo những nét chung mang tính phổ cập đáp ứng với xu hƣớng thờ nhất
thần và phù hợp

c khác nhau về một Đấng

cứu thế.
Công giáo là giáo phái sinh ra từ đạo Do Thái đã trở thành tôn giáo phổ
biến nhất từ trƣớc đến nay và hiện tôn giáo này đang là tôn giáo thống trị thế
giới vì nó có nhiều tín đồ nhất thế giới (chủ yếu ở các nƣớc phƣơng Tây).
Công giáo đã mang tính chất đại đồng chủ nghĩa về nguyên tắc đồng thời nó
có một tầm quan trọng về ảnh hƣởng của nó trong các lĩnh vực văn hóa, đời
sống và chính trị.

10


Về tôn giáo: Sự ra đời của đạo Kitô dựa trên sự kế thừa những yếu tố
thần học và tín ngƣỡng phong tục tập quán của các dân tộc vùng Trung Cận
Đông đặc biệt là đạo Do Thái - một tôn giáo thờ phụng chúa Giêhôva ra đời
từ thế kỉ VI Tr.CN.
Do Thái là một sứ nhỏ bé ở vùng Trung Cận Đông chỗ tiếp giáp 3 châu
Âu - Á - Phi, là giao điểm của nhiều nền văn minh khoảng hơn một ngàn năm
trƣớc Công Nguyên, quốc gia Do Thái đƣợc thành lập theo chế độ quân chủ
chủ nô, là quốc gia trải qua nhiều lần hƣng thịnh và suy vong.
Thời kỳ đầu Công Nguyên trong xã hội Do Thái phát triển nhiều giáo
phái cứu thế đạo Công giáo ra đời chủ yếu dựa trên cơ sở thần học Do Thái.
Ngay từ năm 61 Công giáo đã có mặt ở Rô ma. Sau nhiều sự ngƣợc đãi cuối
cùng Công giáo đã đƣợc mở thông lối vào mọi miền của xã hội La Mã, từ thế
giới La Mã Công giáo đã vƣợt sang miền Basbasie và phát triển rộng rãi chủ

yếu ở Tây Âu.
Ngay từ thời Trung cổ Công giáo đã dừng chân ở xứ sở những ngƣời
slavơ. Nếu ở những vùng đã bị Đạo Hồi trinh phục thì đạo này đành lùi bƣớc
nhƣng lại không ngừng phái những nhà truyền giáo xuất phát từ cộng đồng
Thiên Chúa giáo Tây Âu, đi xa đến tận Châu Á và Châu Mỹ ở thế kỉ XVI, đến
Châu Phi vào thế kỉ XIX.
Kinh thánh của đạo Do Thái (gồm có 3 phần là Luật pháp, Tiên tri và ghi
chép thánh tích) đƣợc đạo Kitô kế thừa gọi là kinh “Cựu Ƣớc” để phân biệt
với “Tân Ƣớc” viết về cứu chuộc của Chúa Giêsu đối với loài ngƣời. Những
tín điều nêu trong cuốn Kinh thánh gồm: Lịch sử cứu thế của Thiên Chúa, tội
tổ tông, mầu nhiệm nƣớc trời, linh hồn và thể xác, thiên đàng và hỏa ngục,
thiên thần và ác quỷ. Ngƣời sáng lập ra Công giáo là Chúa Giêsu (là ngôi hai
con Thiên Chúa đƣợc sai xuống trần gian để cứu chuộc loài ngƣời khỏi tội
lỗi), là hiện thân của Đấng cứu thế đƣợc nhắc nhiều nhất trong Kinh thánh

11


đạo Do Thái. Nội dung giáo lí cơ bản của Công giáo giữ nguyên hoặc phát
triển những tín điều của đạo Do Thái.
1.1.2.

, luật lệ và lễ nghi

Nội dung giáo lý: Giáo lý Công giáo là một hệ thống từ đơn giản đến
phức tạp cho các Kitô hữu của học thuyết kinh viện với các quan điểm triết
học và thần học siêu hình căn cứ vào Kinh thánh nhƣng phải dựa vào những
lời giải thích truyền thống là thẩm quyền của Giáo hội. Công giáo đề cao
thuyết thần quyền tuyệt đối đó là mọi việc do Chúa định đoạt và thuyết giáo
truyền tập trung, Giáo hoàng là đại diện của Thiên Chúa ở trần gian.

Kinh thánh: Là lời Chúa diễn tả bằng ngôn ngữ loài ngƣời ở một thời kì
và trong một nền văn hóa rõ rệt. Kinh thánh gồm 73 sách,nhiều sách khác
nhau hợp lại. Hiện nay Kinh thánh đƣợc dịch ra hầu hết các tiếng trên thế
giới. Kinh thánh chia làm 2 bộ: Tân ƣớc và Cựu ƣớc ban đầu đƣợc truyền
miệng về sau đƣợc các thánh Mát-thêu, Lu-ca, Gio-an, Mác-cô ghi lại trong
các sách tin mừng, bốn sách tin mừng này quan trọng nhất trong Kinh thánh.
- Bộ Cựu ƣớc: Có 46 cuốn gồm 5 cuốn đầu gọi là “Năm quyển sách của
Môise”, trong đó nổi tiếng nhất là cuốn đầu gọi là “Sáng thế kỉ” kể chuyện
Đức Chúa Trời tạo thành trời đất cùng muôn loài, 14 cuốn tiếp theo là “Các
sách về lịch sử” kể chuyện các chi họ Do Thái phiêu bạt khắp vùng Tiểu Á, 7
cuốn tiếp theo là “Các sách văn thơ”, 18 cuốn cuối cùng là “Các sách tiên tri”
ghi lời đoán ƣớc của các bậc thông thái.
- Bộ Tân ƣớc: Có 27 cuốn gồm 4 cuốn “Phúc âm” nói về cuộc đời Chúa
Giêsu, 1 cuốn “Công vụ các sƣ đồ” chuyện kể về các thánh Tông đồ, 22 lá thƣ
gửi các giáo đoàn và cuối cùng là sách “khải huyền” tiên đoán về tƣơng lai:
Trái đất và muôn loài tận thế, quỷ sa tan bị thua đời đời,…
Nội dung giáo lý:
Theo giáo lý thì Thiên Chúa có trƣớc đời đời, có trƣớc cả không gian và
thời gian. Thiên Chúa có ba ngôi: Ngôi nhất là Cha - ngôi hai là Con - ngôi ba
là Thánh Thần. Tuy là 3 ngôi riêng biệt nhƣng cùng một bản thể là thánh,
12


Thiên Chúa 3 ngôi nhƣng đều “Đồng đẳng, đồng vinh, đồng tuyền”. Mỗi ngôi
có một chức năng, vai trò khác nhau đối với con ngƣời (ngôi nhất tạo dựng,
ngôi hai cứu chuộc, ngôi ba thánh hóa). Thiên Chúa là đấng sáng tạo nên trời
đất, muôn loài từ hƣ không trong 6 ngày:
- Ngày thứ nhất: Tạo nên sự sáng, tối đặt tên là ngày, đêm.
- Ngày thứ hai: Tạo ra không gian gọi là trời
- Ngày thứ ba: Tạo ra cây cỏ, đất, nƣớc

- Ngày thứ tƣ: Tạo ra tinh tú, mặt trời, mặt trăng
- Ngày thứ năm: Tạo ra muôn vật, chim, thú
- Ngày thứ sáu: Tạo ra con ngƣời
- Ngày thứ bảy: Thiên Chúa nghỉ ngơi
Thiên Chúa là đấng thiêng liêng, sáng láng, là chúa trời đất muôn loài,
có quyền phép vạn năng, sắp xếp vận hành trật tự trong vũ trụ. Mọi sự tồn tại
trong vũ trụ đều do Thiên Chúa tiền định một cách hợp lí và tuyệt đối.

Thiên Chúa.
Vì vậy, con ngƣời có quan hệ trực tiếp với Thiên Chúa và đƣợc Thiên
Chúa thƣơng yêu. Sau này khi con ngƣời sa ngã mối quan hệ trực tiếp này
không con nữa mà thông qua đấng cứu chuộc là Chúa Giêsu. Con ngƣời có
hai phần: Thể xác (mang tính phàm tục), Linh hồn (mang tính thiêng liêng).
Linh hồn do Thiên Chúa truyền vào khi chết còn tồn tại vĩnh cửu, còn thể xác
trở về với cát bụi. Con ngƣời có tính phàm tục nên mắc nhiều tội, bản chất tội
lỗi của con ngƣời là tính tự do. Khi chết linh hồn không đƣợc vào Thiên đàng
ngay mà phải chịu phán xét của Thiên Chúa, nếu có tội thì phải bị đẩy xuống
Hỏa ngục cho quỷ dữ hành hạ và lửa thiêu đốt. Con ngƣời từ khi sinh ra đã
mắc tội gọi là tội tổ tông do vợ chồng Ađam và Êva gây ra. Con cháu Ađam

13


đông đúc, phạm nhiều tội, đƣợc Thiên Chúa nhiều lần răn dạy qua các tiên tri
nhƣng không có kết quả, nên phải bị trừng phạt bằng nạn đại hồng thủy. Chỉ
có ông Noê là ngƣời sống đạo đức, thánh thiện đƣợc Thiên Chúa báo trƣớc
cho đóng thuyền lớn trở gia đình, vợ con, muông thú mỗi loài một cặp để lƣu
giống.
Về sau loài ngƣời khởi từ ông Noê vẫn tiếp tục phạm tội, lại còn toan
tính xây tháp Ba Ben (Ba Ben nghĩa là lộn xộn) để vào cõi trời chung sống

với Thiên Chúa. Vì thế, loài ngƣời mới bị Thiên Chúa trừng phạt bằng cách
bất đồng ngôn ngữ để không xây đƣợc tháp.
Chúa Giêsu) xuống trần gian để cứu
chuộc tội lỗi cho loài ngƣời.
:
* Mƣời điều răn: Đây là mƣời điều răn mà Chúa truyền cho Môise đƣợc
ghi lại trong Kinh Cựu ƣớc, ở “sách thứ 5 của Môise” gọi là phục truyền luật
lệ kí. Mƣời điều răn đó là:
Thờ phƣợng một Đức Chúa Trời trên hết mọi sự
Chớ kêu tên Đức Chúa Trời vô cớ
Giữ ngày chủ nhật
Thảo kính cha mẹ
Chớ giết ngƣời
Chớ làm sự dâm dục ngƣời
Chớ lấy của ngƣời
Chớ làm chứng dối
Chớ muôn vợ chồng ngƣời
Chớ tham của ngƣời

14


Mƣời điều răn ấy tóm về hai điều này: Trƣớc kính mến Ngƣời trên hết
mọi sự, sau này yêu ngƣời nhƣ mình ta vậy.
* Bảy phép bí tích:
1. Phép rửa tội
Mục đích là rửa tội tổ tông để đƣợc trở thành Kitô hữu, đƣợc gia nhập
hội thánh và đƣợc tái sinh trong ngày phán xét. Đối tƣợng chịu Phép rửa là trẻ
sơ sinh và ngƣời trƣởng thành muốn gia nhập vào đạo.
Nghi lễ tiến hành Phép rửa là dùng nƣớc lã đã đƣợc làm phép dội lên đầu

ngƣời chịu phép và đọc lời kinh nguyện. Ngƣời thực hiện là linh mục.
2. Phép thêm sức
Mục đích là giúp cho ngƣời Kitô hữu vững tin và đƣợc an ủi, đƣợc ban
thêm sức mạnh.

rửa.

Nghi lễ tiến hành phép thêm sức là bôi dầu thảo mộc đã làm phép lên
trán ngƣời chịu bí tích này và đọc lời kinh nguyện. Ngƣời thực hiện là giám
mục, linh mục.
3. Phép giải tội
. Ngƣời đƣợc
giải tội phải tự xét về hành vi của mình trên cơ sở đối chiếu với lời răn dạy,
khuyên bảo của Thiên Chúa và Giáo hội, rồi xƣng tội với linh mục một cách
trung thành.
Linh mục thay mặt Thiên Chúa xét tha tội hoặc định ra những hình thức
sửa chữa đền tội bằng những việc làm nhân đức. Luật quy định mỗi năm
ngƣời Kitô phải xƣng tội ít nhất một lần.
4. Phép thánh thể
Còn gọi là phép Mình thánh Chúa, là sự tái diễn việc Chúa Giêsu đã
hiến dâng thánh thể cho sự nghiệp cứu chuộc. Đây là bí tích “bữa tiệc cuối
cùng” của Giêsu với các môn đệ. Ngƣời đã lấy bánh và rƣợu cho các môn đệ
với lời biệt ly cuối cùng: “Các con hãy nhận lấy, đây là mình của ta, đây là

15


máu của ta, mình máu ta đổ xuống để chuộc tội lỗi cho con ngƣời". Chủ tế là
linh mục, giám mục.
Tín đồ sau khi đã xƣng tội và đƣợc giải tội thì đƣợc chịu mình Thánh,

đƣợc ăn bánh, uống rƣợu đã làm phép để Thiên Chúa ngự vào trong lòng họ.
5. Phép xức dầu thánh
Đƣợc thực hiện đối với bệnh nhân trong cơn nguy ngập để xin Thiên
Chúa cứu vớt. Giám mục, linh mục xức dầu thánh lên trên trán hoặc thân thể
bệnh nhân và đọc lời nguyện Thiên Chúa.
6. Phép truyền chức thánh
Phép này đƣợc thực hiện đối với các Kitô hữu có ơn gọi riêng của Thiên
Chúa, trở thành thừa tác viên (giám mục, linh mục, phó tế) thay mặt Thiên
Chúa để “chăn dắt” đoàn chiên của Ngƣời.
7. Phép hôn phối
Là sự nhìn nhận của Thiên Chúa đối với việc chung sống trọn đời của
hai ngƣời nam - nữ đã chịu phép rửa tội. Làm tăng cƣờng quan hệ hôn nhân,
gia đình của ngƣời Công giáo. Có bảy phép bí tích thì linh mục đƣợc thực
hiện năm phép, còn bí tích thêm sức, truyền chức thánh thuộc quyền của giám
mục.
Ngoài ra giáo hội Công giáo thời Trung cổ còn đƣa thêm sáu điều răn
của Giáo hội và quy định nghĩa vụ của tín đồ.
Về sáu điều răn Giáo hội dạy:
Thứ nhất: Xem lễ ngày chủ nhật và các ngày lễ trọng
Thứ hai: Kiêng việc xác ngày chủ nhật
Thứ ba: Xƣng tội mỗi năm ít nhất là một lần
Thứ tƣ: Chịu lễ mùa Phục sinh
Thứ năm: Giữ chay những ngày Hội thánh quy định
Thứ sáu: Kiêng ăn thịt vào những ngày quy định (vào thứ tƣ và thứ sáu


).

16



Về nghĩa vụ của tín đồ: Lấy điều thiện mà khuyên ngƣời, hƣớng dẫn cho
kẻ mê muội, tha thứ cho kẻ khinh rẻ mình, nhịn kẻ xúc phạm đến mình, răn
bảo kẻ tội lỗi, an ủi kẻ âu lo, cầu nguyện cho kẻ sống và ngƣời chết, rồi cho
kẻ đói ăn, cho kẻ khát

,....

* Những ngày lễ trọng:
Lễ Giáng sinh 25 - 12 (Noel).
Lễ Phục sinh khoảng từ 21 - 3 đến 25 - 4
Lễ Chúa Giêsu lên trời, sau lễ Phục sinh 40 ngày.
Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, sau lễ Chúa Giêsu lên trời 10 ngày.
Lễ Đức Mẹ linh hồn và xác lên trời (15 - 8).
Lễ các Thánh ngày 1 - 11 (giống với lễ Thanh Minh của những ngƣời
không theo Công giáo).
Lễ chủ nhật quanh năm.
Tất cả các lễ trọng trên ngƣời giáo dân phải nghỉ làm việc xác cả ngày.
Riêng đạo chính thống không có lễ Giáng sinh vào ngày 25 - 12 mà là vào
ngày 6 - 1.
1.2. Công giáo ở Việt Nam
1.2.1.
Công giáo khởi điểm là một tôn giáo dân tộc địa phƣơng đã nhanh chóng
tỏa ra rộng rãi trở thành tôn giáo của đế chế La Mã. Công giáo cho rằng việc
truyền đạo là một sứ mạng rất đỗi thiêng liêng và luôn thƣờng trực trong tâm
tƣởng, Kinh thánh từng viết: “Hãy đi khắp thế gian và giảng phúc âm cho mọi
ngƣời” lời thúc đó có từ rất sớm.
Thời kì cận đại, có nhiều cuộc phát kiến địa lí đã mở ra trƣớc mắt nhân
loại nhiều triển vọng mới, trong đó có việc mở rộng “nƣớc Chúa” đến những
miền đất ngoại. Những quốc gia hƣng thịnh thời đó nhƣ Bồ Đào Nha, Tây

Ban Nha đã nổ ra những cuộc tranh chấp đất đai để mở rộng phạm vi ảnh
hƣởng của họ. Bởi vì do họ quá khát khao, thèm muốn những vùng đất vô chủ
tới đó mà tích lũy của cải cho quá trình tƣ sản hóa. Tòa thánh Vatican đã là
17


thế lực mạnh nhất Châu Âu thời bấy giờ đứng ra hòa giải dàn xếp điều chỉnh.
Đầu thế kỉ XVI Tòa thánh đã phân định ranh giới ảnh hƣởng và truyền giáo
cho những nƣớc mới phát triển ở Phƣơng Tây chủ yếu là Tây Ban Nha và Bồ
Đào Nha (chính vì vậy hiện nay tôn giáo này chiếm ƣu thế của hai nƣớc này
khoảng 90% dân số).
Việc xâm lƣợc của thực dân và việc truyền giáo ở các nƣớc khu vực
Viễn Đông trong đó có Việt Nam nằm ở trong bối cảnh bên ngoài nhƣ vậy.
Dân tộc Việt Nam là một dân tộc có tín ngƣỡng, thậm chí là một dân tộc đậm
tính tôn giáo. Đến thế kỷ XVI và nhất là từ đầu thế kỷ XVII khi một tôn giáo,
thực chất là từ Phƣơng Tây vào xã hội con Rồng Cháu Tiên cũng đƣợc một số
ngƣời tận tình, nhiệt tâm, thành tín tiếp nhận. Tôn giáo này gọi chung là đạo
Thiên Chúa hay nói đúng ra là đạo Công giáo, dù về giáo lý, hình thức tế lễ,
hàng giáo sĩ khác hẳn với các tín ngƣỡng, tôn giáo thời đó trên đất Việt.
Giở lại những trang sử nƣớc Việt vào đầu thế kỉ XVI từ những năm đầu
tiên đã thấy hình bóng của giáo sĩ phƣơng Tây, họ đến Việt Nam với mục
đích truyền giáo. Đến thế kỉ XVII – XVIII có nhiều nhóm thừa sai ở Việt
Nam nhƣ: Nhóm thừa sai Paris (MEP) gồm toàn ngƣời Pháp, bị ảnh hƣởng
Pháp; thừa sai Dòng Tên (SJ) gồm nhiều quốc tịch khác nhau nhƣng quá một
nửa là ngƣời Bồ Đào Nha, bị ảnh hƣởng chế độ bảo trợ Bồ Đào Nha; thừa sai
Đa Minh (OP) hầu hết là ngƣời Tây Ban Nha, chịu ảnh hƣởng Tây Ban Nha;
thừa sai Phan Sinh (OFM) từ đầu thế kỉ XIX trở về nƣớc, hầu hết là ngƣời
Tây Ban Nha cũng chịu ảnh hƣởng của Tây Ban Nha; thừa sai ngƣời Ý Dòng
Barnabê và Dòng Augutinh đều chịu ảnh hƣởng Ý. Chỉ nói riêng về mặt dòng
tu, thì mỗi Dòng có linh đạo riêng, phƣơng pháp huấn luyện và hoạt động

truyền giáo cũng không hoàn toàn giống nhau nên công việc truyền bá Tin
Mừng của mỗi Dòng là khác nhau. Nhiều thừa sai vào xã hội Việt đã cố gắng
trở nên giống dân Việt bao nhiêu có thể. Họ cũng phải ăn cơm, ở nhà lá, nhà
sàn nhất là ở tại Đàng Trong vào thế kỉ XVII – XVIII,…

18


Trong đó các giáo sĩ dòng Phan-xi-cô thuộc Bồ Đào Nha và dòng Đa
Minh thuộc Tây Ban Nha đóng vai trò chủ yếu đã đi theo thuyền buôn vào
Việt Nam thời kì 1533 đến 1614. Buổi ban đầu ấy họ chƣa quen phổ thông và
chƣa thành thạo ngôn ngữ nên gặp nhiều khó khăn, do “Tây với Ta” mới gặp
nhau, hai bên chƣa hiểu nhau. Vì vậy, đã ảnh hƣởng đến kết quả truyền giáo.
Đến năm 1613 đến 1645 các giáo sĩ dòng tên thuộc Bồ Đào Nha từ Ma Cao
(Trung Quốc) vào Việt Nam mở rộng phạm vi hoạt động cả Đàng Trong và
Đàng Ngoài. Thời gian này nhiều giáo sĩ đã thông thạo tiếng Việt và biết hoạt
động khôn khéo nên cho dù gặp nhiều khó khăn phức tạp có khi phải đổ máu
nhƣng họ đã thu hút đƣợc khá đông ngƣời theo đạo. Nhƣ ở Đàng Ngoài năm
1659 đã có 240 nhà thánh (tức là nhà thờ) và sau 36 năm truyền giáo (1627 1663) đã có tới 350.000 ngƣời tòng giáo [4, tr.171].
Năm 1626, giáo sĩ ngƣời Pháp Alexandere de Rhodes (1591 - 1660),
thƣờng phiên âm là Á - lịch - sơn Đắc Lộ, thuộc giáo hội Bồ Đào Nha đã đến
Thanh Hóa. Ông là ngƣời có nhiều sáng kiến trong hoạt động truyền giáo lại
thông thạo tình hình, vì thế sau mấy năm truyền giáo ở Đàng Trong và Đàng
Ngoài cuối năm 1642 ông đã trở về Châu Âu vận động tòa thánh Rô ma giao
cho Pháp quyền truyền đạo ở Viễn Đông (trong đó có Việt Nam).
Đạo phát triển mạnh đặt ra yêu cầu mới là cần phải có Giám mục phụ
trách việc truyền giáo ở mức cao hơn. Năm 1645 bề trên dòng tên ở Việt Nam
đã cử giáo sĩ về Rô ma chọn ngƣời xin Giáo hoàng phong Giám mục và phái
sang Việt Nam. Một giáo sĩ dòng tên tên là Alexandere de Rhodes ngƣời Pháp
dù đã tuyên thề trung thành với vua Bồ Đào Nha nhƣng vấn đề tình cảm và

quyền lợi với Pháp đã có gần 30 năm hoạt động ở Viễn Đông trong đó có 17

19


. Năm 1645 A.de Rhodes đã lập kế hoạch
vận động vua Pháp và giới quý tộc Pháp đề nghị Giáo hoàng lập ra hội thừa
sai truyền giáo Pari (MEP). Năm 1664 MEP chính thức ra đời và đƣợc Giáo
hoàng truyền đạo từ Việt Nam, Trung Quốc xuống Đông Nam Á.
Nhƣ vậy, trong nửa sau thế kỉ XVII tổng số 19 giáo sĩ của hội thừa sai
truyền giáo Pari đã đƣợc cử sang truyền giáo ở Viễn Đông đều đƣa vào Đại
Việt. Trong thế kỉ XVIII toàn bộ 72 giáo sĩ MEP đƣợc cử sang nƣớc ngoài
cũng đƣợc đƣa đến Đại Việt. Sang thế kỉ XIX, MEP đƣa 634 linh mục sang
Việt Nam. Trong 8 giáo khu của Việt Nam đƣợc Giáo hoàng chia năm 1850,
MEP đƣợc coi

6/8 giáo khu.

Các giáo sĩ dòng tên Bồ Đào Nha và các giáo sĩ hội thừa sai Pari đã có
mâu thuẫn khá gay gắt với nhau. Do các giáo sĩ dòng tên không thừa nhận
quyền cai trị của hai Giám mục ngƣời Pháp, đến bức thƣ gửi giới thiệu hai
Giám mục này cũng không tiếp nhận. Hai Giám mục đó đã kiện lên Giáo
hoàng nhƣng họ bị thất bại vì lực lƣợng của quân Pháp mạnh hơn. Vì vậy năm
1688 Alếch Xang II đã ra sắc chỉ cho hội thừa sai Pari đƣợc độc quyền truyền
giáo với sự tổ chức và hỗ trợ của chính phủ Pháp.
Dƣới sự bảo trợ của Pháp, Công giáo ở Việt Nam đã phát triển khá
nhanh. Năm 1679, Tòa thánh chia địa phận Đàng Ngoài thành hai địa phận là:
Tây Đàng Ngoài và Đông Đàng Ngoài.
Dƣờng nhƣ chịu thua các giáo sĩ dòng tên có trụ sở ở Ma Cao (Trung
Quốc) vẫn hoạt động để chống phá hội thừa sai Pari. Cuối thế kỉ XVII trƣớc

tình hình tranh chấp gay gắt nhƣ vậy Giáo hoàng phải ra lệnh rút khỏi Đông
Dƣơng và cũng từ đó hội thừa sai Pari đã độc quyền truyền giáo ở Pari. Thế kỉ
XVI và XVII là thời kì truyền giáo của các giáo sĩ Tây Ban Nha và Bồ Đào
Nha, nhƣng theo thời gian vai trò của họ lu mờ dần, trong khi đó các giáo sĩ
Pháp ngày càng mạnh đặc biệt từ khi hội thừa sai ra đời. Nƣớc ta thế kỉ XVII
và XVIII đã có rất nhiều thay đổi phức tạp nhƣ cuộc thôn tính giữa hai chúa
phong kiến Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài và Nguyễn ở Đàng trong. Tiếp đó là
20


cuộc nội chiến Nguyễn Ánh Tây Sơn và sự phục hồi của nhà Nguyễn làm cho
kinh tế bị gián đoạn, hỗn loạn về chính trị dao động li tán trong lòng dân
chúng bởi cách ấy làm cho tình thế thuận lợi cho sự bành trƣớng của hội thừa
sai Pari, hoạt động ráo riết ấy phải kể đến các giáo sĩ Pallu, Pugini, Puginter,
Behaine, Letebver,…họ có những đóng góp tích cực vào việc truyền giáo ở
Việt Nam cả ở Đàng Trong và Đàng ngoài.
Giáo sĩ Pallu là Giám mục Đàng Ngoài, năm 1669 đã gửi thƣ cho bộ
trƣởng hải quân Pháp Lambest đem quân sang chiếm vùng Châu thổ Sông
Hồng.
Pingneau de Behaine còn gọi là Bá Đa Lộc, giám mục can thiệp rất sâu
vào nội bộ Việt Nam đã xây dựng giúp đỡ Nguyễn Ánh lại lập cơ đồ và đƣa
Việt Nam vào vòng ảnh hƣởng của Pháp.
Letebver phó Giám mục thƣờng xuyên liên lạc với tàu chiến của quân
đội Pháp và đã dẫn dắt đến những hành động bạo lực những năm 40, 50 của
thế kỉ XIX ngƣời Pháp đánh giá cao lòng trung thành của Letebvre. Một sứ
giả ngƣời Pháp đã viết: “Ngày nay nếu viết lịch sử các cuộc chinh phục của
chúng ta không nên quên Đức Cha Letebver ngƣời mà lòng ái quốc đã khiến
cho nƣớc An Nam trở thành thuộc địa của Pháp”.
Giám mục Pellesin là ngƣời đã mở cuộc vận động trong chinh giới Pháp
can thiệp vũ trang vào Việt Nam. Ngƣời đã gợi ý cho quân đội Pháp chọn Đà

Nẵng làm điểm tấn công và Ngài đã có mặt trên tàu cả tƣớng Rigault de
Genauilly trong cuộc nổ súng vào Đà Nẵng năm 1858.
Giám mục Puginter (còn gọi là cố Phƣớc) ngƣời chuẩn bị tích cực cho
Pháp đánh chiếm Bắc kì lần thứ nhất. Puginter đã tuyển mộ cho F.Garinies
một lực lƣợng chính khá đông khoảng 2 ngàn ngƣời, chủ yếu là ngƣời theo
Công giáo.
Cuộc nội chiến Nguyễn Ánh - Tây Sơn vào thế kỉ XVIII là một cơ hội
tốt cho sự bành trƣớng của hội truyền giáo nƣớc ngoài và sự can thiệp của
thực dân Pháp. Giám mục Pierr Pignenaux de Behaine (1741 - 1799), thƣờng
21


gọi là Bá - đa - lộc đại diện cho tòa thánh ở Đàng Trong đã trở thành ngƣời đỡ
đầu tích cực cho Nguyễn Ánh. Ông đã đƣa hoàng tử Cảnh đi Pháp và năm
1787 đã đại diện cho Nguyễn Ánh kí với Pháp hiệp ƣớc Versailles. Sau đó, do
xảy ra cách mạng Pháp năm 1789 hiệp ƣớc này không đƣợc thực hiện. Bá - đa
- lộc đã tự mình mộ quân và sắm vũ khí giúp Nguyễn Ánh đánh Tây Sơn.
Hoạt động của Bá - đa - lộc đã giúp cho nƣớc Pháp có đƣợc một chỗ đứng
vững chắc ở Việt Nam về tôn giáo và chính trị .
Sau khi lên ngôi vào năm 1802, lấy niên hiệu là Gia Long, Nguyễn Ánh
lâm vào một tình thế nƣớc đôi: Một mặt thì chịu ơn các giáo sĩ và ân nhân
Pháp, do vậy ông đã ban thƣởng hậu và sử dụng một số ngƣời làm cố vấn và
quan lại trong triều. Mặt khác lại lo ngại sự phát triển của Kitô giáo trƣớc mắt
sẽ ảnh hƣởng xấu đến truyền thống đạo đức và thuần phong mĩ tục cổ truyền,
sau nữa có thể làm mất ổn định chính trị và dẫn đến nguy cơ mất nƣớc. Để
đối phó tình hình, nhà Nguyễn chủ trƣơng “bế môn tỏa cảng” trong giao lƣu
và giữ nguyên trạng đạo Kitô chứ không khuyến khích phát triển.
Nhìn chung 18 năm dƣới triều vua Gia Long (1802 - 1820) Công giáo
phát triển yên ổn, các giáo sĩ đƣợc tự do đi lại truyền đạo. Đến năm 1804, chỉ
dụ cấm đạo đầu tiên của nhà Nguyễn ra đời, đạo dụ này tuyên bố hạn chế các

tôn giáo trong đó có Công giáo, lời lẽ nhƣ sau “...Lại như đạo Gia tô là tôn
giáo nước khác truyền vào nước ta, bịa ra thuyết Thiên Đàng, địa ngục khiến
kẻ ngu phụ chạy vạy như điên, tiêm nhiễm thành quen mà không biết. Từ nay
về sau dân các tổng xã nào có nhà thờ Gia tô thì phải đưa đơn trình quan
trấn mới được tu bổ, dựng nhà thờ mới thì đều cấm...” [13, tr.168]. Để bảo
tồn văn hóa và tạo điều kiện giữ ổn định về chính trị, nhà Nguyễn đã khôi
phục Nho giáo làm quốc giáo. Gia Long từng căn dặn Minh Mạng: “Hãy biết
ơn người Pháp, nhưng đừng bao giờ để họ đặt chân vào triều đình của con”.
Dƣới thời Minh Mạng (1820 - 1840), các thừa sai nƣớc ngoài bị cấm
nhập cảnh vào Việt Nam. Với 21 năm cầm quyền Minh Mạng ra 6 chỉ dụ cấm
đạo vào các năm 1825, 1826, 1833, 1836, 1838 và 1839. So sánh thấy 13 năm
22


đầu (1820 - 1832) có 2 chỉ dụ, 4 chỉ dụ còn lại tập trung vào 8 năm về sau
(1833- 1840). Tƣơng tự trong số 117 vị thánh tử đạo ở Việt Nam đƣợc công
nhận vào tháng 6 năm 1988, có 58 vị dƣới thời Minh Mạng thì 13 năm đầu
không có ai, 7 vị ở 5 năm (1833 -1837), 51 vị vào 3 năm (1838 - 1840).
Dƣới thời vua Thiều Trị (1841 - 1847), Công giáo đƣợc phép hoạt động
trở lại, chia thành 4 địa phận: địa phận Đông Đàng Trong, địa phận Tây Đàng
Trong và địa phận Đông Đàng Ngoài, địa phận Tây Đàng Ngoài.
Sang thời Tự Đức (1848 - 1883) cuộc leo thang xâm lƣợc của thực dân
Pháp ngày càng gia tăng . Những ngƣời Pháp làm quan tại triều Nguyễn và
nhiều cha cố đã báo về cho chính phủ Pháp nhiều tin tình báo quan trọng, một
số giáo sĩ theo tàu chiến Pháp thâm nhập Việt Nam,...không phân biệt đƣợc
bọn thực dân đội lốt tôn giáo và tay sai với những con chiên nhẹ dạ cả tin và
những giáo dân lƣơng thiện. Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức đã ra một loạt
chỉ dụ cấm đạo. Việc cấm đạo và giết giáo dân đến lƣợt mình lại tạo thêm một
cớ rất mủi lòng cho bọn thực dân can thiệp vũ trang ráo riết hơn, cái sai này
kéo theo cái sai khác. Trƣớc sức ép của Pháp tháng 5 năm 1862 Tự Đức buộc

phải kí với Pháp Hòa ƣớc Nhâm Tuất, theo đó thì triều đình phải nhƣợng cho
Pháp 3 tỉnh miền Đông Nam Bộ và bỏ cấm đạo.
Chính âm mƣu xâm lƣợc của thực dân Pháp đã đe dọa nền độc lập dân
tộc đã là lí do chính trị chủ yếu trực tiếp bên cạnh lí do về tƣ tƣởng truyền
giáo và văn hóa để các chủ phong kiến Việt Nam nghi ngờ cấm đạo, bức đạo
quyết liệt. Cấm đạo gay gắt nhất là vào thời Nguyễn, bên cạnh các hoạt động
cấm đạo của triều đình còn có phong trào “binh tây sát tả” do các văn thân sĩ
phu lãnh đạo bắt đầu từ năm 1862, khi triều đình nhà Nguyễn cắt ba tỉnh miền
Đông Nam kì cho Pháp, kéo dài đến năm 1888.
Thực dân Pháp chiếm đƣợc Việt Nam thiết lập đƣợc chế độ thống trị.
Thực dân Ph

23


chất thực dân vốn có của họ, hội thừa
sai đã áp dụng chủ nghĩa thực dân ngay trong Giáo hội, các giáo sĩ thừa sai đã
có sự phân biệt đối xử có khi rất tàn nhẫn trong mọi mặt với giáo sĩ bản xứ,
hàng ngàn giáo phẩm có sự mâu thuẫn chia rẽ nhau.
Đến năm 1850, Giáo hội Công giáoViệt Nam đã có khoảng 500.000 giáo
dân. Hàng loạt các nhà thờ chính tòa, các thánh đƣờng, trƣờng học đƣợc xây
dựng nhƣ : Thánh đƣờng Phát Diệm đƣợc xây dựng từ năm 1875 đến 1895,
nhà thờ La Vang xây dựng năm 1901,...
Sau hơn 400 năm t

làm ba tỉnh: Hà Nội, Huế, Sài Gòn với ba vị tổng Giám mục do ngƣờ
,

.
Đến năm 1939, Giáo hội Công giáo Việt Nam có 16 giáo phận, 17 Giám

mục, 1.544.765 giáo dân trên tổng số 23.193.769 ngƣời.
Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, Đảng cộng sản Đông Dƣơng đã tiếp
tục chỉ đạo cách mạng Việt Nam trong hoàn cảnh mới. Trong giai đoạn này
các tổ chức Công giáo đã đƣợc thành lập nhƣ: Việt Nam Công giáo cứu quốc
hội, Việt Nam Công giáo cứu quốc đoàn,...và đã tham gia cƣớp chính quyền
cùng với dân tộc.
Tuy cuộc chiến tranh ác liệt, nhƣng nhân ngày lễ của các tôn giáo Hồ
Chí Minh thƣờng gửi thƣ chúc mừng và nói rõ những chính sách đoàn kết của
mình. Trong Noel năm 1945, ngƣời gửi thƣ cho đồng bào Công giáo, Ngƣời
viết “...Ngày nay đồng bào cả nƣớc giáo và lƣơng đều đoàn kết chặt chẽ nhất
tâm nhất trí nhƣ con một nhà, kiên quyết giữ vững quyền tự do độc lập,...tinh
24


thần hy sinh ấy là noi theo tinh thần cao thƣợng của Đức Chúa Giêsu” [10,
tr.490]. Trong cuộc kháng chiến ngƣời Công giáo chịu nhiều khổ cực thiếu
thốn về vật chất nhƣng điều đáng nói là họ còn bị Giáo hội coi là phản tin
mừng. Dù khó khăn nhƣng Giáo hội Công giáo Việt Nam vẫn đồng tâm hiệp
lực đóng góp cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Trong sứ điệp gửi giáo hoàng Pie XII ngày 23/9/1945 Giám mục Nguyễn
Bá Tòng viết: “Đứng trước những biến cố hết sức xúc động như thế này và
bản thân chúng con cảm động đến tận đáy lòng, vì ý thức bổn phận thiêng
liêng với Tổ quốc chúng con, các Giám mục người Việt Nam chúng con nài
xin Đức Thánh Cha, Tòa thánh Rô ma, các Đức Hồng Y, các Đức Tổng Giám
mục và toàn thể anh chị em Công giáo khắp thế giới và đặc biệt Công giáo
Pháp hãy hỗ trợ cho quyết định của Tổ quốc yêu quý chúng con” [12, tr.59 60]. Thực dân Pháp đã quay trở lại xâm lƣợc nƣớc ta một lần nữa, khi nhân
dân bƣớc vào cuộc kháng chiến cũng là lúc liên đoàn Công giáo kháng chiến
Nam bộ và các Uỷ ban liên lạc Công giáo kháng chiến ở Bắc Bộ đƣợc thành
lập tham gia chống Pháp. Để đóng góp cho sự nghiệp giải phóng dân tộc Hội
nghị Công giáo toàn quốc đã đƣợc tổ chức từ ngày mồng 8 đến ngày 11 tháng

3 năm 1955. Hội nghị có quy mô nhƣ một đại hội thành lập ra Uỷ ban liên lạc
toàn quốc những ngƣời Công giáo Việt Nam yêu Tổ quốc, yêu hòa bình, tiền
thân của Uỷ ban đoàn kết Công giáo ngày nay.
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp đã có nhiều ngƣời thuộc hàng giáo
sĩ hi sinh nhƣ: Nguyễn Bá Luật cha sở nhà thờ Huyện Sĩ, Gabriel Thọ cha sở
ở Hóc Môn - Sài Gòn, linh mục Phạm Bá Trực,... và hàng chục linh mục yêu
nƣớc khác [7, tr.8].
Sau chiến dịch Điện Biên Phủ với Hiệp định Giơnevơ đƣợc kí kết ngày
20/7/1954 quân đội Pháp rút khỏi Việt Nam, nhƣng thay thế vào đó là cuộc
kháng chiến chống Mỹ với chính sách thực dân kiểu mới thâm độc hơn, nƣớc
Việt Nam bị chia cắt thành hai miền, vĩ tuyến 17 là giới hạn tạm thời.
25


×