Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số giống ngô đường trồng vụ đông năm 2013 tại phường nông tiến, thành phố tuyên quang, tỉnh tuyên quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 40 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN
--------------

-------------

ĐOÀN THỊ DUNG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC CỦA
MỘT SỐ GIỐNG NGÔ ĐƢỜNG TRỒNG VỤ ĐÔNG
NĂM 2013 TẠI PHƢỜNG NÔNG TIẾN, THÀNH
PHỐ TUYÊN QUANG, TỈNH TUYÊN QUANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Kỹ thuật nông nghiệp

HÀ NỘI - 2014


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN
--------------

-------------

ĐOÀN THỊ DUNG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC CỦA
MỘT SỐ GIỐNG NGÔ ĐƢỜNG TRỒNG VỤ ĐÔNG
NĂM 2013 TẠI PHƢỜNG NÔNG TIẾN, THÀNH
PHỐ TUYÊN QUANG, TỈNH TUYÊN QUANG



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Kỹ thuật nông nghiệp

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
TS. DƢƠNG TIẾN VIỆN

HÀ NỘI - 2014
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và
chân thành nhất đến với thầy giáo TS. Dƣơng Tiến Viện đã tận tình hƣớng
dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành khóa luận.
Qua đây em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy giáo cô
giáo trong Khoa Sinh – KTNN trƣờng Đại Học Sƣ Phạm Hà Nội 2 đã giúp đỡ
em trong quá trình học tập tại trƣờng và tạo điều kiện thuận lợi động viên,
khích lệ cho em thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Do thời gian có hạn và kinh nghiệm còn hạn chế, cho nên khóa luận
của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong nhận đƣợc sự góp ý
của thầy cô và bạn bè để khóa luận của em đƣợc hoàn thiện hơn.
Em xin trân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2014
Sinh Viên
Đoàn Thị Dung


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đề tài “Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một

số giống ngô đƣờng trồng vụ đông năm 2013 tại Phƣờng Nông Tiến, Thành
Phố Tuyên Quang, Tỉnh Tuyên Quang” là công trình nghiên cứu của riêng
em, dƣới sự giúp đỡ tận tình của thầy Dƣơng Tiến Viện. Các số liệu, kết quả
là trung thực và chƣa từng ai công bố trong bất kì công trình nào khác.
Hà Nội, tháng 5 năm 2014
Sinh viên
Đoàn Thị Dung


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1. Diện tích, năng suất và sản lƣợng ngô của một số quốc gia trên thế
giới từ năm 2010 đến 2012 ..................................................................... 5
Bảng 3.1. Các giai đoạn sinh trƣởng phát triển của các giống ngô đƣờng trồng
vụ đông 2013 tại phƣờng Nông Tiến thành phố Tuyên Quang. ............. 17
Bảng 3.2. Động thái tăng trƣởng chiều cao cây, số lá trên cây của các
giống ngô đƣờng ................................................................................... 19
Bảng 3.3 Chiều cao cây, chiều cao đóng bắp và số lá trên cây của giống ngô
đƣờng ................................................................................................... 21
Bảng 3.4. Mức độ sâu bệnh hại và khả năng chống đổ của các giống
ngô đƣờng............................................................................................. 23
Bảng 3.5: Trạng thái cây, đặc trƣng hình thái bắp của giống ngô đƣờng .......... 24
Bảng 3.6. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống ngô
đƣờng ................................................................................................... 25
Bảng 3.7. Đánh giá cảm quan chất lƣợng của một số giống ngô đƣờng ............ 27


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU...................................................................................................................... 1

1. Đặt vấn đề .................................................................................................. 1
2. Mục đích, yêu cầu của đề tài ...................................................................... 2
2.1. Mục đích ................................................................................................. 2
2.2. Yêu cầu ................................................................................................... 2
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................... 3
1.1. Tình hình sản xuất và nghiên cứu ngô trên thế giới ................................. 3
1.2. Tình hình nghiên cứu sản xuất ngô ở Việt Nam ....................................... 5
1.3. Tình hình sản xuất và nghiên cứu ngô ở Tuyên Quang ............................ 7
1.4. Nguồn gốc, phân loại và đặc tính của ngô đƣờng .................................... 8
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ..........................................................................................................10
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................ 10
2.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu ............................................................. 11
2.2.1. Thời gian nghiên cứu .......................................................................... 11
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu........................................................................... 11
2.3 Nội dung, phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................ 11
2.3.1 Bố trí thí nghiệm.................................................................................. 11
2.3.2. Qui trình kỹ thuật ............................................................................... 11
2.3.3. Các chỉ tiêu theo dõi ........................................................................... 12
2.3.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu .................................................................. 15
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN................................16
3.1. Điều kiện tự nhiên tỉnh Tuyên Quang .................................................... 16
3.2. Các giai đoạn sinh trƣởng phát triển của ngô đƣờng .............................. 17
3.2.1. Giai đoạn từ khi gieo đến khi mọc ...................................................... 18
3.2.2.Giai đoạn gieo đến trỗ cờ ..................................................................... 18


3.2.3.Giai đoạn từ trỗ cờ đến phun râu.......................................................... 18
3.2.4. Giai đoạn từ phun râu đến chín ........................................................... 20
3.2.5. Thời gian sinh trƣởng ......................................................................... 18

3.3. Một số đặc trƣng về hình thái của các giống ngô đƣờng ........................ 19
3.3.1 Tốc độ tăng trƣởng chiều cao cây ........................................................ 19
3.3.2. Động thái tăng trƣởng số lá................................................................. 20
3.3.3. Đặc điểm hình thái của cây ngô đƣờng ............................................... 20
3.4. Mức độ sâu bệnh hại và khả năng chống chịu của các giống ngô
đƣờng ........................................................................................................... 22
3.4.1. Sâu hại................................................................................................ 23
3.4.2. Bệnh hại ............................................................................................. 23
3.4.3. Khả năng chống đổ ............................................................................. 23
3.5. Trạng thái cây và đặc trƣng hình thái bắp của các giống ngô đƣờng ...... 24
3.6. Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống ngô đƣờng ...................... 24
3.6.1. Số bắp hữu hiệu trên cây..................................................................... 25
3.6.2. Chiều dài bắp ...................................................................................... 25
3.6.3. Đƣờng kính bắp .................................................................................. 25
3.6.4. Số hàng hạt trên bắp ........................................................................... 26
3.6.5. Số hạt trên hàng .................................................................................. 26
3.6.6. Năng suất............................................................................................ 26
3.7. Chỉ tiêu chất lƣợng của một số giống ngô đƣờng trồng vụ đông 2013 .. 26
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.......................................................................................28
1. Kết luận .................................................................................................... 28
2. Đề nghị ..................................................................................................... 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................29
PHỤ LỤC HÌNH ẢNH MINH HỌA .......................................................................31


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cây ngô ( Zea mays L) là cây lƣơng thực đƣợc phát hiện cách đây 7000
năm tại Mexico và Peru, với những đặc điểm nông sinh học quý nhƣ: tính
thích ứng rộng, chống chịu tốt với điều kiện bất thuận của sâu bệnh hại. Tiềm

năng năng suất cao trên cây ngô đã nhanh chóng đƣợc gieo trồng rộng rãi,
phổ biến trên các vùng lãnh thổ. Ngô cung cấp lƣơng thực cho 1/3 dân số thế
giới nhƣ các nƣớc: Ấn Độ, Mexico, Philippin và một số nƣớc Châu Phi làm
lƣơng thực chính cho con ngƣời.
Ở Việt Nam, ngô là cây lƣơng thực đứng hàng thứ 2 sau lúa gạo. Diện
tích gieo trồng và năng suất, sản lƣợng ngô cũng tăng mạnh, từ hơn 200 ngàn
ha với năng suất 1 tấn/ha (năm 1960), đến năm 2009 đã vƣợt ngƣỡng 1 triệu
ha thấp. Đặc biệt tại một số địa phƣơng miền núi vùng sâu, vùng xa của các
tỉnh Lai Châu, Sơn La, Thanh Hóa, Quảng Nam, Lâm Đồng… một số đồng
bào dân tộc ít ngƣời sử dụng ngô là nguồn lƣơng thực, thực phẩm chính, sử
dụng các giống ngô địa phƣơng và tập quán canh tác lạc hậu nên năng suất
ngô ở đây chỉ đạt trên dƣới 1 tấn/ha. Sản lƣợng ngô trong nƣớc vẫn chƣa đáp
ứng đủ nhu cầu mà hàng năm chúng ta còn phải nhập khẩu khá nhiều ngô hạt
(trị giá trên 500 triệu USD) để sản xuất thức ăn gia súc. Diện tích cây ngô vụ
đông đang có xu hƣớng giảm xuống và chuyển dịch sang các cây trồng khác.
Để khắc phục tình trạng này chuyển sang trồng ngô trong đó có ngô nếp, ngô
đƣờng là một trong những lựa chọn hợp lý.
Theo tính toán của 1 số hộ nông dân tại phƣờng Nông Tiến, thành phố
Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang. Khi thu hoạch mỗi sào (bắc bộ) ngô nếp,
ngô đƣờng (60-70 ngày tùy vùng) thu đƣợc 1700-1800 bắp nếu bán buôn tại
rộng thu khoảng 2 triệu đồng/sào trừ chi phí giống, phân bón, thuốc bảo vệ
thực vật còn lãi 1,5-1,7 triệu đồng/sào bắc bộ. Nếu ngƣời dân mang bán lẻ với
1


giá 1500-2000 đồng/bắp (trung bình 4 bắp/kg) thu lời 3 triệu đồng/sào bắc
bộ, ngoài ra khi thu hoạch bắp ,thân lá vẫn còn xanh có thể sử dụng làm thức
ăn cho gia súc rất tốt. Bên cạnh đó,thời gian sinh trƣởng của ngô đƣờng nên
vấn đề sức ép thời vụ đƣợc giải quyết, thị trƣờng tiêu thụ lại sẵn có. Thậm chí
ngô đƣờng còn đƣợc coi nhƣ một trong những giải pháp cho vùng thiên tai

bão lũ, hạn hán cần loại cây trồng cực ngắn này, để nhanh chóng giải quyết
các khó khăn trƣớc mắt cho bà con nông dân. Với các ƣu thế trên diện tích
ngô đƣờng ngày càng đƣợc tăng lên trong những năm gần đây.Vì vậy, tôi
chọn nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số
giống ngô đường trồng vụ đông năm 2013 tại Phường Nông Tiến, Thành
Phố Tuyên Quang, Tỉnh Tuyên Quang”.
2. Mục đích, yêu cầu của đề tài
2.1. Mục đích
- Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của các giống ngô đƣờng trồng
vụ đông.
- Xác định các giống ngô đƣờng mới cho năng suất cao, chất lƣợng tốt,
phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai và mức độ thâm canh của địa phƣơng
2.2. Yêu cầu
- Đánh giá khả năng chống chịu điều kiện bất thuận và sâu bệnh của
các giống ngô đƣờng.
- Đánh giá mức độ nhiễm sâu bệnh.
- Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống
ngô đƣờng.
- Đánh giá chất lƣợng của các giống ngô đƣờng.

2


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Tình hình sản xuất và nghiên cứu ngô trên thế giới
Ngành sản xuất ngô thế giới tăng liên tục từ đầu thế kỷ 20 đến nay, nhất
là trong hơn 45 năm gần đây, ngô là cây trồng có tốc độ tăng trƣởng về năng
suất cao nhất trong các cây lƣơng thực chủ yếu. Vào năm 1961, năng suất ngô
trung bình của thế giới chỉ chƣa đến 20 tạ/ha, năm 2004 đã đạt 49,9

tạ/ha…Năm 2007 theo USDA, diện tích ngô đã vƣợt qua lúa nƣớc, với 157
triệu ha, năng suất 49,0 tạ/ha, sản lƣợng đạt 766,2 triệu tấn. Với lúa nƣớc năm
1961 có diện tích là 115,26 triệu ha, năng suất 18,7 tạ/ha và sản lƣợng là
215,27 triệu tấn ; năm 2007 diện tích là 153,7 triệu ha, năng suất 41 tạ/ha, sản
lƣợng 626,7 triệu tấn. Còn lúa mỳ, năm 1961 có diện tích là 200,88 triệu ha,
năng suất 10,9 tạ/ha, sản lƣợng 219,22 triệu tấn và năm 2007 diện tích là
217,2 triệu ha, năng suất đạt 28,0 tạ/ha, sản lƣợng 603,6 triệu tấn. Kết quả
trên có đƣợc, trƣớc hết là nhờ ứng dụng rộng rãi lý thuyết ƣu thế lai trong
công tác chọn tạo giống mà ngô là đối tƣợng thành công điển hình trong số
các cây trồng lƣơng thực, đồng thời không ngừng cải thiện biện pháp kỹ thuật
canh tác (Phan Xuân Hào, 2008)[5].
Năm 2012 theo FAOSTAT, diện tích ngô đã đạt 177,4 triệu ha, năng
xuất trung bình 4,92 tấn/ha, sản lƣợng đạt 872,1 triệu tấn. Mỹ là nƣớc có diện
tích và sản lƣợng ngô lớn nhất thế giới và 100% diện tích đƣợc trồng bằng
giống ngô lai. Năm 2004 năng suất ngô trung bình của Mỹ là 100,7 tạ/ha, trên
diện tích là 29,8 triệu ha. Năm 2009 diện tích trồng ngô của Mỹ đạt 32,2 triệu
ha, năng suất trung bình 103,4 tạ/ha và là nƣớc có năng suất xếp vào hàng cao
nhất trên thế giới . Năm 2012 diện tích trồng ngô của Mỹ đạt 67,6 triệu ha,
năng xuất trung bình 61,8 tạ/ha (FAOSTAT, 2012). Thời gian gần đây, trong
khi phần lớn các nƣớc phát triển tăng không đáng kể, thì năng suất ngô ở Mỹ
3


lại có sự tăng đột biến. Kết quả đó có đƣợc là nhờ ứng dụng công nghệ sinh
học. Theo Ming- Tang Chang và cộng sự (Ming- Tang Chang et al, 2005)
[16], ở Mỹ chỉ còn 48% giống ngô đƣợc sử dụng là chọn tạo theo công nghệ
truyền thống, còn lại 52% là bằng công nghệ sinh học (nhiều hơn năm 2004 là
5%).
Trung Quốc là nƣớc có diện tích ngô đứng thứ hai trên thế giới, năm
2009 đạt 30,5 triệu ha, trong đó tới 90% diện tích đƣợc trồng bằng giống lai.

Năng suất bình quân ngô của Trung Quốc đã tăng từ 51,5 tạ/ha (năm 2004)
lên 53,5 tạ/ha vào năm 2009)[14]. Đến năm 2012 diện tich trồng ngô đã tăng
lên 34,96 triệu ha, năng xuất bình quân của Trung Quốc tăng lên 59,55 tạ/ha
(FAOSTAT 2012)[15].
Ở Thái Lan, diện tích ngô 2004 là 1,13 triệu ha, năng suất bình quân là
36,2 tạ/ha, năm 2009 diện tích vẫn ở mức 1,1 triệu ha nhƣng năng suất đã
tăng lên 41,8 tạ/ha, đạt sản lƣợng 4,6 triệu tấn. Đến năm 2012 diện tích trồng
ngô của Thái Lan 1,08 triệu ha, năng xuất 48,13 tạ/ha, đạt sản lƣợng 4,8 triệu
tấn. (FAOSTAT 2012)[15].
Indonesia diện tích ngô lớn nhất ở khu vực, năm 2004 với diện tích 3,35
triệu ha, cho năng suất bình quân 33,9 tạ/ha và sản lƣợng là 11,35 triệu tấn.
Tuy nhiên, diện tích trồng bằng giống lai của nƣớc này còn thấp, khoảng 30 40%. Năm 2009, diện tích ngô đã đạt 4,16 triệu ha, năng suất 42,3 tạ/ha và
sản lƣợng đạt 17,6 triệu tấn. Năm 2012, diện tích ngô đạt 3,95 triệu ha, năng
xuất 48,9 tạ/ha và sản lƣợng đạt 17,3 triệu tấn (FAOSTAT 2012)[15].
Sản lƣợng sản xuất ngô ở thế giới trung bình hằng năm từ 581,17 triệu
tấn (năm 2010) đến 872,02 triệu tấn (năm 2012).

4


Bảng 1.1. Diện tích, năng suất và sản lƣợng ngô của một số quốc gia
trên thế giới từ năm 2010 đến 2012
Quốc gia
Thế giới

Diện tích (triệu Ha)
2010

2011


2012

Năng suất (tấn/ha)
2010 2011 2012

Sản lƣợng (tạ/ha)
2010

2011

2012

164,30 172,04 177,37 5,18

5,16

4,91

581,17 888,00 872,06

63,8

64,1

67,6

7,07

6,830 6,18


445,19 428,45 418,22

Trung Quốc 32,5

33,5

34,9

5,45

5,74

5,95

177,54 192,90 28,23

Mỹ

Brazin

12,6

13,2

14,1

4,36

4,21


5,00

53,36

55,66

71,07

Ấn Độ

8,55

8,71

8,40

2,54

2,49

2,50

21,72

21,76

21,06

Mêxico


7,14

6,06

6,92

3,20

2,90

3,12

23,30

17,63

22,06

Indonesia

4,13

3,86

3,95

4,43

4,56


4,89

18,32

17,62

17,37

Pháp

1,58

1,59

1,71

8,81

9,90

9,01

13,97

15,91

19,61

Thái Lan


1,16

1,12

1,08

4,10

4,21

4,45

48,60

48,16

48,13

Nguồn: FAOSTAT, 2012 [15]

1.2. Tình hình nghiên cứu sản xuất ngô ở Việt Nam
Ngô vào Việt Nam có thể thông qua 2 đƣờng, từ Trung Quốc và từ
Inđônêsia. Theo nhà bác học Lê Quí Đôn nêu trong “Vân đài loại ngữ” thì vào
thời Khang Hy (1662 – 1723) Trần Thế Vinh ngƣời huyện Tiên Phong, Sơn
Tây sang xứ nhà Thanh thấy loại cây mới này mang về trồng ở hạt Sơn Tây
và gọi là “Ngô”. Một số tƣ liệu cho rằng ngƣời Bồ Đào Nha đã nhập ngô vào
Java vào năm 1496 có thể trực tiếp từ Nam Mỹ. Sau đó từ Inđônêxia, ngô
đƣợc chuyển sang Đông Dƣơng và Miến Điện[8].
Theo các nghiên cứu phân loại ngô địa phƣơng ở Việt Nam từ những
năm 1960 cho thấy, ngô Việt Nam tập trung chủ yếu vào 2 loài phụ chính là


5


đá rắn và nếp. Ngô nếp, đƣờng đƣợc phân bố ở khắp các vùng, miền trong cả
nƣớc, với nhiều dạng màu hạt khác nhau: trắng, vàng, tím, nâu, đỏ…
Theo các nghiên cứu phân loại ngô địa phƣơng ở Việt Nam từ những
năm 1960 cho thấy, ngô Việt Nam tập trung chủ yếu vào 2 loại phụ chính là
đá rắn và nếp (Ngô Hữu Tình, 1997)[13]. Năng suất ngô Việt Nam những
năm 1960 chỉ đạt trên 1 tấn/ha, với diện tích hơn 200 nghìn ha và sản lƣợng
hơn 400.000 tấn do vẫn trồng các giống ngô địa phƣơng với kỹ thuật canh tác
lạc hậu.
* Tình hình sản xuất và tiêu thụ ngô đường ở Việt Nam
Giống ngô ngọt là giống ngô lai đơn F1, phần lớn đƣợc sản xuất tại
Thái Lan nên rất phù hợp với thời tiết khí hậu nƣớc ta. Ngô đƣờng mới đƣợc
nhập và trồng nội khoảng từ 10 năm qua, ban đầu phát triển mạnh ở các tỉnh
phía nam, đến nay đã đƣợc trồng ở một số tỉnh phía Bắc tập trung ở các vùng
ngoại thành Hà Nội và một số tỉnh lân cận nhƣ Hƣng Yên, Hà Tây. Theo
thống kê Bộ Thƣơng mại Hoa Kỳ từ năm 2002 Việt Nam đã nhập 333 tấn ngô
đƣờng hạt đóng hộp phục vụ cho tiêu dùng của ngƣời dân. Mặt khác nông dân
Việt Nam đã quen với việc trồng ngô, nên trồng ngô ngọt yêu cầu kỹ thuật
cũng không có nhiều khác biệt. Kết quả điều tra sơ bộ tại Công ty xuất nhập
khẩu Đồng Giao tháng 6 năm 2008 cho thấy hàng năm sử dụng 2500 - 2800
kg hạt giống ngô đƣờng để sản xuất nguyên liệu cho đóng hộp. Sản lƣợng ngô
bắp tƣơi nhà máy thu đƣợc 4000 tấn/năm... Ngoài ra khu vực phía Bắc còn
xuất hiện nhiều nhà máy chế biến ngô đƣờng của các công ty trách nhiệm hữu
hạn ở Nam Định, Nam Hà, Hƣng Yên… Hiện nay trên thị trƣờng đang bán
các giống ngô ngọt: Sugar 75, ĐL10, ĐL20. Tuy nhiên việc nghiên cứu chọn
giống ngô ngọt mới đƣợc bắt đầu nên bộ giống còn ít, thị trƣờng tiêu thụ hẹp.
Sản phẩm ngô đƣờng chủ yếu đƣợc phục vụ ăn tƣơi và sản phẩm đông lạnh

nhƣng chƣa phổ biến.
6


1.3. Tình hình sản xuất và nghiên cứu ngô ở Tuyên Quang
Tuyên Quang là một tỉnh miền núi nằm ở vùng Đông Bắc với diện tích
đất tự nhiên 586733 ha, diện tích đất nông nghiệp là 531953 ha, chiếm
90,66%. Tỉnh Tuyên Quang gồm có 6 huyện (5 thị trấn và 123 xã), 1 thành
phố với 7 phƣờng và 6 xã. Nền kinh tế của tỉnh chủ yếu là sản xuất nông lâm
nghiệp, hằng năm sản xuất nông lâm nghiệp đem lại 54% GDP toàn tỉnh. Vụ
Đông xuân 2011-2012 toàn tỉnh Tuyên Quang gieo trồng 6735 ha ngô, đạt
101,75% kế hoạch, bằng 101,6% so với vụ đông xuân 2010-2011. Trong đó diện
tích trồng ngô trên ruộng 1 vụ là 2065,5 ha (đạt 91% kế hoạch) (Sở NN&PTNT
Tuyên Quang, số 308/BC-SNN, ngày 12 tháng 3 năm 2012).
Các giống ngô đang đƣợc sử dụng hiện nay là giống ngô địa phƣơng, ngô
lai của Viện nghiên cứu ngô và một số công ty liên doanh với nƣớc ngoài nhƣ
Bioseed, Piooner, Pacific seeds,.. chủ yếu phục vụ nhu cầu làm thức ăn chăn
nuôi. Ở một số xã của huyện Sơn Dƣơng, xã Yên Nguyên huyện Chiêm Hóa,
nông dân cũng đã bắt đầu trồng các giống ngô đƣờng mới phục vụ nhu cầu tiêu
dùng tại địa phƣơng.
Trong các năm 2010, 2011 và 2012, thành phố Tuyên Quang với diện tích
trồng ngô tƣơng đối ổn định vào khoảng 560-570 ha, trong đó ngô vụ xuân 335
ha và ngô vụ đông 225 ha.
So với các tỉnh nhƣ Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Kạn, Thái Nguyên thì ở
Tuyên Quang diện tích trồng, ngô đƣờng làm quà và dùng làm thực phẩm còn
chƣa phát triển mạnh.
Trồng ngô đƣờng với thời gian từ khi gieo đến khi thu hoạch bắp dùng
để bán ngô quà hay làm thực phẩm khoảng từ 65-75 ngày. Do đó việc phát
triển diện tích ngô đƣờng giúp cho nông dân tăng hệ số sử dụng ruộng đất, cải
tạo đất, làm tăng sản lƣợng góp phần đảm bảo an ninh lƣơng thực, tạo việc

làm cho nông dân, thuận lợi cho việc bố trí cơ cấu cây trồng phù hợp hơn.
7


Trồng ngô nếp, ngô đƣờng ngoài việc thu hoạch bắp tƣơi làm sản phẩm thì
ngƣời nông dân còn thu hoạch một khối lƣợng lớn thân lá tƣơi dùng làm thức
ăn chăn nuôi đại gia súc có giá trị dinh dƣỡng cao.
1.4. Nguồn gốc, phân loại và đặc tính của ngô đƣờng
Việc trồng ngô đƣợc bắt nguồn ở Trung Mỹ, Đặc biệt là Mêhicô, từ đó
ngô đƣợc truyền bá lên phía bắc tới Canada và xuống phía nam tới Achentina.
Ngô cổ nhất khoảng 7000 năm, đƣợc các nhà khảo cổ học tìm thấy ở
Teotihuncan, một thung lũng gần Puebla ở Mêhicô, nhƣng có lẽ còn có các
trung tâm khởi nguyên thứ cấp ở Châu Mỹ (Vũ Đình Hoà, Bùi Thế
Hùng,1995)[6]. Nguồn gốc này ảnh hƣởng tới một số đặc điểm sinh trƣởng,
phát triển của cây ngô, ảnh hƣởng đến một số yêu cầu của cây ngô đối với các
điều kiện ngoại cảnh và là những điều cần đƣợc chú ý đến trong quá trình tác
động các yếu tố kỹ thuật tăng năng suất ngô (Đƣờng Hồng Dật, 2004)[2].
Vào cuối thế kỷ 15, sau sự khám phá lục địa Châu Mỹ của Christopher
Columbus, ngô đƣợc nhập vào Châu Âu qua Tây Ban Nha. Sau đó ngô đƣợc
truyền bá qua các vùng khí hậu ấm áp của Địa Trung Hải và lên Bắc Âu.
Mangelsdorf và Reeves (1939) chỉ ra ngô đƣợc trồng ở mọi vùng nông nghiệp
thích hợp trên thế giới và tất cả các tháng trong năm ngô đều đƣợc thu hoạch ở
đâu đó trên thế giới. Ngô đƣợc trồng từ vĩ độ 580 Bắc ở Canada và Liên xô cũ tới
vĩ độ 400 Nam bán cầu. Ngô cũng đƣợc trồng ở những vùng thấp hơn mực nƣớc
biển ở đồng bằng Caspia và ở độ cao trên 4000 m ở dãy Anđơ của Pêru.
Mặc dù ngô có tính đa dạng rất lớn, tất cả các loại ngô đƣợc biết đến
ngày nay đều đã đƣợc ngƣời dân bản xứ tạo ra khi khám phá ra Châu Mỹ. Tất
cả các loại hình ngô đƣợc phân loại là Zeamays. Hơn nữa, bằng chứng thực
vật học, di truyền và tế bào học chỉ ra một nguồn gốc chung đối với mọi loại
hình ngô hiện có. Hầu hết các nhà nghiên cứu tin rằng ngô hình thành từ


8


teosinte, Euchlaena mexicana Shrod, một loại cây trồng hàng năm có lẽ có họ
hàng gần nhất với ngô.
Ngô đƣờng, tên khoa học là Zea mays var. saccharata and Zea mays
var. rugosa, tên tiếng anh là Sweet corn. Ngô đƣờng là hiện tƣợng đột biến
gen lặn Sugary (su), ngô đƣờng có hàm lƣợng đƣờng lớn (chiếm từ 5-30%)
(Clarrie Beckingham, 2007).
Nhiều tài liệu đã chứng minh rằng, nguồn gốc khởi nguyên của cây ngô
nói chung bắt nguồn từ Mexico, là một loài cây hoang dại Teosinte, và đƣợc
phát hiện ở thung lũng Tehuacan. Sau này, thổ dân Châu Mỹ đã gieo trồng
nhiều loại hình ngô có loại dạng đá và đƣợc tạp giao với nhau. Vào năm 1779,
lần đầu tiên cây ngô ngọt (Sweet corn), đƣợc khám phá bởi những ngƣời dân
da đỏ ở lƣu vực sông Susquehanna. Giống ngô ngọt có tên “Papoon” đã đi
thực đến nƣớc Anh. Năm 1821, một số công ty giống đã chính thức công bố
danh mục các giống ngô đƣờng. Ngô đƣờng đã phát triển và trở thàh thực
phẩm đƣợc yêu thích ở Mỹ trƣớc những năm 1880. Năm 1902, các quần thể
nội nhũ trắng đƣợc thay đổi do có sự kết hợp với “Golden Batman”. Công ty
giống W. Atlle Burpee, chính thức công bố danh mục các giống ngô đƣờng có
nội nhũ vàng.
Từ khi định luật của Menden đƣợc công bố, chƣơng trình lai tạo đã
phát triển nhanh chóng, nhiều thử nghiệm về ngô đƣờng đƣợc mở ra ở nƣớc
Anh.
Nhiều tài liệu công bố về lịch sử hình thành và phát triển ngô đƣờng,
nhƣng tựu chung lại ngô đƣờng mới đƣợc phát hiện ở thế kỷ 18. Cho đến nay
ngô đƣờng đã nhanh chóng lan truyền và phát triển rộng khắp ở các nƣớc trên
thế giới.


9


CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Một số giống ngô đƣờng lai (ĐL10, ĐL20, Sugar75) với đối chứng là
Sugar75 đƣợc gieo trồng trên địa bàn phƣờng Nông Tiến, thành phố Tuyên
Quang, tỉnh Tuyên Quang .
- Giống ngô ngọt đƣờng lai 10 (ĐL10) là giống ngô lai đơn thuộc nhóm
ngô thực phẩm, do Viện Nghiên cứu Ngô chọn tạo, đã đƣợc cho sản xuất thử
từ năm 2010. Thời gian sinh trƣởng trong các vụ hè thu, thu và đông sớm là
68-70 ngày, vụ xuân là 80-82 ngày; chiều cao cây 158-178 cm; chiều cao
đóng bắp 50-70 cm; cứng cây, bộ lá xanh đậm; chiều dài bắp 18,2-22,0 cm;
đƣờng kính bắp 4,8-6,0 cm; số hàng hạt/bắp 16-18; số hạt/hàng 38-45; hàm
lƣợng đƣờng 15-16%; hạt màu vàng tƣơi, mỏng vỏ, vị ngọt đậm và có mùi
thơm đặc trƣng; khả năng chống đổ, gãy, đặc biệt là khả năng chịu rét và
nóng rất tốt; năng suất cao và ổn định ở các vụ và vùng sinh thái (đạt 180 –
200 tạ/ha bắp tƣơi); thích ứng rộng, có thể trồng trong đƣợc nhiều vụ và ở
nhiều vùng sinh thái.
- Giống ngô đƣờng lai 20 (ĐL20): là giống ngô lai đơn thuộc nhóm ngô
thực phẩm, do Viện Nghiên cứu Ngô chọn tạo.Thời gian thu hoạch bắp tƣơi
65-72 ngày. Chiều cao cây 180-189cm, chiều cao đóng bắp 65-70 cm. Chiều
dài bắp 17,5-19,4 cm, số hàng hạt/bắp 16-18 hàng; số hạt/hàng 36-40; hạt
màu vàng, năng suất bắp tƣơi từ 150 – 180 tạ/ha.
- Giống ngô Sugar 75: là giống ngô ngọt lai F1 do Cty Syngenta cung
ứng tại thị trƣờng Việt Nam. Sugar75 sinh trƣởng khỏe, phát triển nhanh, sớm
cho thu hoạch, là giống ngắn ngày (chỉ 65-67 ngày với vụ xuân và 70-75 ngày
với vụ thu-đông). Giống Sugar75 cho bắp to, tỷ lệ đóng bắp cao, chắc và đều
10



hạt, lƣợng đƣờng cao, phù hợp cho ăn tƣơi và làm nguyên liệu chế biến thực
phẩm dinh dƣỡng và đồ hộp cho hiệu quả cao.
2.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu
2.2.1. Thời gian nghiên cứu
- Vụ ngô đông 2013, từ ngày 1/10/2013 tới 12/2013.
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu đƣợc thực hiện tại Phƣờng Nông Tiến – Thành Phố Tuyên
Quang – Tỉnh Tuyên Quang.
2.3 Nội dung, phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1 Bố trí thí nghiệm
Các giống ngô đƣợc bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, 3 lần nhắc
lại. Diện tích ô 14 m2 (5 m x 2,8 m). Khoảng cách giữa các lần nhắc lại tối
thiểu 1m. Mỗi giống đƣợc gieo 4 hàng/ô. hàng cách hàng 60 cm.Giống đối
chứng là Sugar 75.
2.3.2. Qui trình kỹ thuật
- Khoảng cách trồng, bón phân, chăm sóc và các chỉ tiêu theo dõi đƣợc
áp dụng theo QCVN01.56:2011/BNNPTNT “Quy phạm khảo nghiệm giá trị
canh tác và giá trị sử dụng của giống ngô”
- Phân bón: Phân chuồng 8 đến 10 tấn/ha; Phân vô cơ: 130 kgN + 80kg
P2O5 + 70kg K2O/ha. Tƣơng đƣơng: Đạm Urê 260 kg/ha; Lân Supe 500
kg/ha; Kaliclorua 150 kg/ha.
+ Bón lót: Toàn bộ phân hữu cơ và phân lân + 1/4 lƣợng đạm
+ Bón thúc lần 1: khi ngô 4 - 5 lá: 1/4 lƣợng đạm + 1/2 lƣợng kali
+ Bón thúc lần 2: khi ngô 8 - 9 lá: 1/2 lƣợng đạm + 1/2 lƣợng kali
- Chăm sóc
+ Khi ngô từ 4 đến 5 lá: Xới vun, bón thúc lần 1 và vun nhẹ quanh gốc
11



+ Khi ngô từ 8 đến 9 lá: Xới vun, bón thúc lần 2 và vun cao chống đổ.
- Tƣới tiêu:
Đảm bảo đủ độ ẩm đất cho ngô trong suốt quá trình sinh trƣởng và phát
triển, đặc biệt chú ý vào các thời kỳ ngô 6-7 lá, xoắn nõn, trổ cờ, chín sữa.
Sau khi tƣới nƣớc hoặc sau mƣa phải thoát hết nƣớc đọng trong ruộng ngô.
- Phòng trừ sâu bệnh:
Phòng trừ sâu bệnh và sử dụng thuốc hoá học theo hƣớng dẫn của ngành
bảo vệ thực vật.
- Thu hoạch
Khi ngô chín ( chân hạt có vết đen hoặc khoảng 75% số cây có lá khô)
chọn ngày nắng ráo để thu hoạch.
2.3.3. Các chỉ tiêu theo dõi
Các chỉ tiêu theo dõi đƣợc áp dụng theo QCVN01-56:2011/BNNPTNT
“Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử
dụng của giống ngô”[1]
+ Các giai đoạn sinh trưởng (ngày): Từ ngày gieo đến
- Ngày mọc: Ngày có trên 50% số cây có bao lá mầm lên khỏi mặt đất.
- Ngày tung phấn: Ngày có ≥ 50% số cây có hoa nở đƣợc 1/3 trục chính.
- Ngày phun râu: Ngày có ≥ 50% số cây có râu nhú dài 2 - 3 cm.
- Ngày chín: Ngày có ≥ 75% cây có lá bi khô hoặc chân hạt có chấm
đen.
+ Các chỉ tiêu về hình thái:
- Chiều cao cây (cm): Đo từ gốc sát mặt đất đến đỉnh bông cờ của 30 cây
mẫu vào giai đoạn chín sữa (sau trỗ cờ 2-3 tuần).
- Chiều cao đóng bắp (cm): Đo từ gốc sát mặt đất đến đốt mang bắp trên
cùng (bắp thứ nhất) của 30 cây mẫu vào giai đoạn chín sữa (sau trỗ cờ 2-3
tuần).
12



- Số lá trên cây: Đếm số lá thật trên cây.
- Chiều dài bắp (cm): Đo từ đáy bắp đến mút bắp 30 cây mẫu lúc thu
hoạch. Chỉ đo bắp thứ nhất của cây mẫu.
- Đƣờng kính bắp (cm): Đo ở giữa bắp của 30 cây mẫu lúc thu hoạch.
Chỉ đo bắp thứ nhất của cây mẫu.
- Độ che kín bắp: Quan sát các cây ở giai đoạn chín sáp cho điểm từ 1 - 5.
Rất kín: Lá bi kín đầu bắp và vƣợt khỏi bắp

(điểm 1)

Kín: Lá bi bao kín đầu bắp

(điểm 2)

Hơi hở: Lá bi bao không chặt đầu bắp

(điểm 3)

Hở: Lá bi không che kín bắp để hở đầu bắp

(điểm 4)

Rất hở: Bao bắp rất kém đầu bắp hở nhiều

(điểm 5)

- Dạng hạt, màu sắc hạt: quan sát màu sắc, dạng hạt 30 bắp khi thu
hoạch.
+ Khả năng chống chịu:

- Sâu đục thân Ostrinia nubilalis, sâu đục bắp Heliothis armigera: tỷ lệ
% cây bị nhiễm sâu/ tổng số cây theo dõi trong ô thí nghiệm.
<5% số cây, số bắp bị sâu

(điểm 1)

5-<15% số cây, bắp bị sâu

(điểm 2)

15-<25% số cây, bắp bị sâu

(điểm 3)

25-<35% số cây, bắp bị sâu

(điểm 4)

35-<50% số cây, bắp bị sâu

(điểm 5)

- Rệp cờ Rhopalosiphum maidis:
Không có rệp

(điểm 1)

Rất nhẹ: có từ một quần tụ rệp trên lá, cờ.

(điểm 2)


Nhẹ: xuất hiện một vài quần tụ rệp trên lá, cờ.

(điểm 3)

Trung bình: Lƣợng rệp lớn, không thể nhận ra các quần tụ rệp.

(điểm 4)

Nặng: số lƣợng rệp lớn, đông đặc, lá và cờ kín rệp.

(điểm 5)

13


- Bệnh đốm lá Helminthosporium và bệnh khô vằn Rhizoctoniasonali
tính tỷ lệ diện tích lá bị bệnh (%).
Không bị bệnh:

(điểm 0)

Rất nhẹ (1-10%):

(điểm 1)

Nhiễm nhẹ (11-25%):

(điểm 2)


Nhiễm vừa ( 26- 50%):

(điểm 3)

Nhiễm nặng (51-75%):

(điểm 4)

Nhiễm rất nặng (>75%):

(điểm 5)

- Bệnh khô vằn: cho điểm:
Điểm 1: không có cây bị bệnh
Điểm 2: 10% số cây bị bệnh
Điểm 3: 20% số cây bị bệnh
Điểm 4: 30% số cây bị bệnh
Điểm 5 ≥40% số cây bị bệnh
- Bệnh thối bắp
Điểm 1: không có cây bị bệnh
Điểm 2: 10% số cây bị bệnh
Điểm 3: 20% số cây bị bệnh
Điểm 4: 30% số cây bị bệnh
Điểm 5 ≥ 40% số cây bị bệnh
- Đổ rễ (%): tỷ lệ cây nghiêng 300 so với chiều thẳng đứng/tổng số cây
theo dõi.
- Đổ thân (điểm): tỷ lệ các cây bị gãy ở đoạn thân dƣới bắp khi thu
hoạch.
<5% cây gãy


Tốt

5-15% cây gãy

Khá

15-30% cây gãy

Trung bình
14


30-50% cây gãy

Kém

>50% cây gãy

Rất kém

+ Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
- Số bắp/cây: Tổng số bắp/tổng số cây/ô. Đếm số bắp và số cây lúc thu
hoạch.
- Số hàng hạt trên bắp: Đếm số hàng hạt ở giữa bắp của 30 cây mẫu lúc
thu hoạch. Chỉ đếm bắp thứ nhất của cây mẫu.
- Số hạt trên hàng: Đếm số hạt của hàng có chiều dài trung bình của
bắp của 30 cây mẫu lúc thu hoạch. Chỉ đếm bắp thứ nhất của cây mẫu.
2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu
- Số liệu thu đƣợc từ thí nghiệm đƣợc xử lý bằng chƣơng trình Excel
- Các kết quả nghiên cứu đƣợc xử lý thống kê bằng phần mềm

IRRISTAT.

15


CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Điều kiện tự nhiên phƣờng Nông Tiến, thành phố Tuyên Quang
Thành phố Tuyên Quang có diện tích đất sản xuất nông nghiệp là
4.010,84 ha, diện tích đất lâm nghiệp là 3846,49 ha, đất nuôi trồng thủy sản là
150.10 ha và đất nông nghiệp khác là 34,50.
Khí hậu phƣờng Nông Tiến nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Nhiệt độ hằng năm khoảng 23°C nóng ẩm mƣa nhiều về mùa hạ hanh khô và
lạnh kéo dài về mùa đông
Nhiệt độ chênh lệch khá cao: Nhiệt độ cực đại tuyệt đối 40,8°C, trong đó
nhiệt độ cực tiểu tuyệt đối chỉ khoảng 3,2°C. Độ ẩm không khí trung bình
hằng năm khoảng 82%.
Lƣợng mƣa trung bình 1,653 mm. Về mùa hạ thƣờng có nhiều mƣa
giông bão từ tháng 5 đến tháng 8, gây ảnh hƣởng không tốt đến sản xuất nông
nghiệp và đời sống sinh hoạt của ngƣời dân.
Phƣờng Nông Tiến với diện tích là 12,7 km2, dân số gần 7000 ngƣời, có
khu công nghiệp tập trung. Điểm du lịch sinh thái Núi Dùm rộng 400 ha tại xã
Tràng Đà và phƣờng Nông Tiến, thành phố Tuyên Quang là một trong những
dự án đang mời gọi đầu tƣ của tỉnh. Việc chuyển đổi cây trồng từ cây ngô
truyền thống sang phát triển diện tích, ngô đƣờng làm quà và thực phẩm sẽ góp
phần làm tăng thu nhập cho ngƣời nông dân và hình thành vùng sản xuất hàng
hóa tập trung, thâm canh. Ngoài phƣờng Nông Tiến, trên địa bàn tỉnh Tuyên
Quang còn nhiều vùng khác, đặc biệt là những vùng cận thị, khu du lịch, ngô
đƣờng cũng đƣợc trồng ngày một nhiều để phục vụ nhu cầu của dân địa
phƣơng và du khách.

Diện tích trồng ngô ở phƣờng Nông Tiến hàng năm vào khoảng 110-115
ha, trong đó chủ yếu tập trung ở vụ ngô xuân và ngô hè thu (mỗi vụ khoảng 55
16


ha), vụ ngô đông chiếm diện tích nhỏ (3-5 ha). Diện tích ngô trồng ở phƣờng
Nông Tiến thành phố Tuyên Quang chủ yếu trên chân đất soi bãi vào vụ ngô
xuân và ngô hè thu. Trên chân đất ruộng 2 lúa, 1 vụ ngô là rất ít.
3.2. Các giai đoạn sinh trƣởng phát triển của ngô đƣờng
Thời gian sinh trƣởng của cây ngô bắt đầu từ lúc hạt nảy mầm đến khi
hạt chín hoàn toàn, thời gian này không cố định mà biến động theo giống mùa
vụ, kỹ thuật chăm sóc và các vùng sinh thái khác nhau.
Theo dõi thời gian sinh trƣởng của cây ngô có ý nghĩa lớn trong khoa
học và sản xuất, giúp cho công tác đánh giá giống chín sớm hay chín muộn.
Từ đó có cơ cấu bố trí thâm canh từng vụ hợp lý giải quyết vấn đề chọn giống
ngô phù hợp cho từng vùng từng địa phƣơng. Qua theo dõi thời gian sinh
trƣởng và phát triển của các giống ngô đƣờng kết quả thu đƣợc ở bảng 3.1.
Bảng 3.1. Các giai đoạn sinh trƣởng phát triển của các giống ngô đƣờng
trồng vụ đông 2013 tại phƣờng Nông Tiến thành phố Tuyên Quang
Chỉ tiêu
Tên
giống
ĐL10
ĐL20
Sugar 75 (đc)

Từ gieo
đến mọc
(ngày)


Từ gieo
đến trỗ cờ
(ngày)

Từ trỗ cờ
đến phun
râu (ngày)

Từ phun
râu tới chín
(ngày)

5

49

2

38

1/10/2013

19/11/2013

21/11/2013

28/12/2013

5


51

2

37

1/10/2013

21/11/2013

23/11/2013

26/12/2013

5

51

3

39

1/10/2013

20/11/2013

23/11/2013

29/12/2013


Thời gian
sinh
trƣởng
(ngày)
89

90

93

Ghi chú: Ngày gieo 1 tháng 10 năm 2013.

17


3.2.1. Giai đoạn từ khi gieo đến khi mọc
Khả năng mọc mầm của hạt giống là một trong những chỉ tiêu quan
trọng để đánh giá tiêu chuẩn của hạt giống tốt, giống tốt thì có tỉ lệ nảy mầm
cao. Qua theo dõi thì chúng tôi thấy tất cả các giống đem thí nghiệm đều có
thời gian nảy mầm tƣơng đƣơng nhau(5 ngày). Trong mỗi giống tỉ lệ nảy
mầm cũng rất cao. Các giống ĐL10, ĐL20, Sugar 75 nảy mầm đều, mầm cây
phát triển ngang nhau.
3.2.2.Giai đoạn gieo đến trỗ cờ
Sau khi mọc mầm, cây ngô bƣớc sang giai đoạn sinh trƣởng sinh
dƣỡng, ở giai đoạn này các bộ phận trên mặt đất ( thân, lá ) sinh trƣởng chậm,
sau đó thì thân lá tăng nhanh, bộ rễ phát triển mạnh. Qua theo dõi 3 giống ngô
đƣờng thì chúng tôi thấy giống ĐL10 trỗ cờ sớm nhất (49 ngày). Còn giống
còn lại có thời gian sinh trƣởng sau 2 ngày.
3.2.3.Giai đoạn từ trỗ cờ đến phun râu
Qua theo dõi 3 giống ngô đƣờng tôi thấy các giống có thời gian từ trỗ

cờ đến phun râu là tƣơng đƣơng nhau, không có sự chênh lệch nhiều từ (2 - 3
ngày).
3.2.4. Giai đoạn từ phun râu đến chín
Giai đoạn này các giống có sự biến động đáng kể dao động từ (37-39
ngày). Giống có thời gian phun râu tới chín dài nhất là Sugar 75 (39 ngày)
Giống ĐL 20 có thời gian phun râu chín ngắn nhất ( 37 ngày).
3.2.5. Thời gian sinh trưởng
Thời gian sinh trƣởng của mỗi giống ngô phụ thuộc vào thời vụ, đất đai,
đặc biệt là thời gian sinh trƣởng dài hay ngắn phụ thuộc vào từng giống.
Xác định thời điểm thu hoạch đúng để đảm bảo năng suất và chất lƣợng
hạt. Khi dùng để làm giống, nếu thu hoạch bắp khi chƣa đạt độ chín sinh lý,
18


×