Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

HOÀN THIỆN QUY TRÌNH XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TẠP PHẨM HÀ NỘI (TOCONTAP)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (652.19 KB, 59 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Mai Thế Cường
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TÉ
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
HOÀN THIỆN QUY TRÌNH XUẤT KHẨU TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TẠP PHẨM HÀ NỘI
(TOCONTAP)

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Long Hải
Chuyên ngành : Quản trị KDQT
Lớp : KDQT 46A
Khoá : 46
Hệ : Chính quy
Giảng viên hướng dẫn:TS. Mai Thế Cường
HÀ NỘI, 2008
Sinh viên: Trần Long Hải KDQT46A
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Mai Thế Cường
MỤC LỤC
NỘI DUNG
DANH MỤC BIỂU BẢNG VÀ SƠ ĐỒ 1
LỜI NÓI ĐẦU 2
I - Lý do chọn đề tài 2
II - Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài 2
1. Mục đích nghiên cứu 2
2. Đối tượng nghiên cứu 2
3. Phạm vi nghiên cứu 2
4. Phương pháp nghiên cứu 2


5. Kết cấu đề tài 3
CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ QUI TRÌNH XUÂT KHẨU
VÀ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY
CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU 4
I - Giới thiệu chung về qui trình xuất khẩu 4
1. Xin giấy phép (nếu có) 4
2. Kiểm tra xác nhận thanh toán 4
3. Chuẩn bị hàng xuất khẩu 5
4. Kiểm tra hàng xuất khẩu 5
5. Thuê vận chuyển chặng chính (nếu có) 5
6. Mua bảo hiểm (nếu có) 6
7. Làm thủ tục hải quan xuất hàng 6
8. Giao hàng 7
9. Làm thủ tục thanh toán 8
10. Giải quyết khiếu nại (nếu có) 9
II – Tình hình xuất khẩu hàng dệt may vủa Việt Nam sang EU 10
1. Ngành dệt may ở EU 10
2. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU 13
Sinh viên: Trần Long Hải KDQT46A
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Mai Thế Cường
CHƯƠNG II
QUI TRÌNH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA TOCONTAP 18
I – Giới thiệu chung về Tocontap 18
1. Cơ cấu tổ chức sản xuất theo không gian 21
2. Cơ cấu bộ máy quản trị 21
3. Các lĩnh vực, nghành nghề kinh doanh của Tocontap 25
4. Trang thiết bị phục vụ quá trình kinh doanh 26

5. Nguồn nhân lực và chính sách quản lý nguồn nhân lực 26
6. Chính sách Marketing 27
II - Qui trình xuất khẩu hàng dệt may tại Tocontap 27
1. Qui trình nghiệp vụ gia công xuất khẩu 27
2. Qui trình nghiệp vụ xuất khẩu trực tiếp 38
3. Tổ chức đàm phán ký kết hợp đồng mua bán 41
4. Tổ chức thực hiện hợp đồng mua bán hàng Dệt – May 43
III - Đánh giá chung về quá trình thực hiện các nghiệp vụ
xuất nhập khẩu hàng Dệt – May của Tocontap 46
1. Thuận lợi 46
2. Khó khăn 47
CHƯƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUI TRÌNH
XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA TOCONTAP 51
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện qui trình nghiệp vụ
xuất khẩu hàng Dệt – May của Tocontap 15
1. Giải pháp về các qui định và chính sách của nhà nước 51
2. Giải pháp về các thủ tục hành chính 53
3. Vấn đề hạn ngạch hàng Dệt – May vào thị trường EU 53
4. Giải pháp về vấn đề cạnh tranh giá gia công 54
5. Công tác đào tạo cán bộ nghiệp vụ 54
KẾT LUẬN 55
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 56
Sinh viên: Trần Long Hải KDQT46A
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Mai Thế Cường
DANH MỤC BIỂU BẢNG VÀ SƠ ĐỒ
Bảng 1: Xuất khẩu hàng dệt may của Việt nam sang EU 13
Bảng 2: Danh sách cổ đông sáng lập 18

Bảng 3: Địa điểm và người hướng dẫn thực tập 18
Bảng 4: Sơ đồ bộ máy quản trị của TOCONTAP 20
Bảng 5: Danh mục nguyên phụ liệu nhập khẩu thuộc hợp đồng gia công 30-31
Sinh viên: Trần Long Hải KDQT46A
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Mai Thế Cường
LỜI NÓI ĐẦU
I - Lý do chọn đề tài
Cùng với tiến trình đổi mới, công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, hoạt động
thương mại quốc tế của Việt nam đang diễn ra với một nhịp độ khẩn trương đưa đất nước
từng bước hội nhập với kinh tế thế giới và khu vực.
Hoà nhịp chung với tiến trình phát triển của đất nước, ngành hàng dệt may của
Việt nam đang cùng cả nước dần vượt qua những khó khăn của thời kỳ chuyển đổi từ nền
kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường để tồn tại và phát triển vững
mạnh. Trong đó, hoạt động xuất khẩu hàng dệt may đang dần trở thành một trong những
hoạt động thu lại ngoại tệ cao cho đất nước. Và đi liền với hoạt động xuất khẩu là những
doanh nghiệp chỉ hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu như Tocontap. Trong tình hình
nền kinh tế thế giới đang tiến tới sự hội nhập toàn cầu thì hoat động kinh doanh xuất nhập
khẩu của các doanh nghiệp như Tocontap cũng trở nên dễ dàng hơn. Việc nghiên cứu và
hoàn thiện qui trình xuất khẩu hàng dệt may của Tocontap cũng nhằm mục đích hoàn
thiện và đẩy mạnh việc xuất khẩu của doanh nghiệp.
II - Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
1. Mục đích nghiên cứu
Hoàn thiện qui trình xuất khẩu của Tocontap.
2. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu dựa vào hai hợp đồng xuất khẩu áo sơ mi và quần của Tocontap
ra nước ngoài.
3. Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt hàng: nghiên cứu về xuất khẩu hàng dệt may

- Về không gian: xuất khẩu ra thị trường EU
- Về thời gian: từ năm 2007 đến nay(vì đây là hợp đồng mới nhất của phòng XNK 6 –
Tocontap).
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện chuyên đề này, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu: thu thập
số liệu, thông tin từ các nguồn thông tin thứ cấp, phân tích các báo cáo của công ty kết
hợp phỏng vấn (hỏi) các cán bộ trong phòng xuất nhập khẩu 6 về qui trình xuất khẩu hàng
dệt may. Bên cạnh đó, tôi còn kết hợp thêm thông tin từ các nguồn báo chí về xuất khẩu
Sinh viên: Trần Long Hải KDQT46A
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Mai Thế Cường
và các vấn đề lý thuyết về qui trình xuất khẩu thông qua giáo án về nghiệp vụ ngoại
thương tại các trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân và Đại học Ngoại Thương Hà Nội.
5. Kết cấu đề tài
Chương I: Giới thiệu chung về qui trình xuất khẩu và tình hình xuất khẩu hàng dệt may
của Việt Nam sang thị trường EU
Chương II : Qui trình xuất khẩu hàng dệt may của Tocontap
Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện qui trình xuất khẩu hàng dệt may của
Tocontap
CHƯƠNG I
Sinh viên: Trần Long Hải KDQT46A
6
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Mai Thế Cường
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ QUI TRÌNH XUÂT KHẨU VÀ TÌNH
HÌNH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA VIỆT NAM SANG
THỊ TRƯỜNG EU
I - Giới thiệu chung về qui trình xuất khẩu
Theo như giáo án về nghiệp vụ ngoại thương mà tôi được học ở trường Đại học

Kinh Tế Quốc Dân kết hợp với việc tham khảo thêm giáo án của Đại học Ngoại Thương
Hà Nội thì ở Việt Nam hiện nay, khi tiến hành xuất khẩu, đa số các doanh nghiệp thường
thực hiện theo một số bước sau:
1. Xin giấy phép (nếu có)
Nghiệp vụ xin giấy phép xuất khẩu đối với những hàng hoá thuộc diện quản lý đặc
biệt của các chính phủ là tất yếu trừ phi có quy định khác. Những hàng hoá cần giấy phép
xuất khẩu là những mặt hàng bị hạn chế hay xuất khẩu có điều kiện. Khi kinh doanh
những mặt hàng này đòi hỏi phải có giấy phép từ các cơ quan có thẩm quyền của nước sở
tại. Thông thường bộ hồ sơ xin giấy phép xuất khẩu phải bao gồm:
- Đơn xin cấp phép
- Hợp đồng xuất khẩu
- Bộ hồ sơ tư cách pháp nhân doanh nghiệp gồm có giấy phép đăng ký kinh doanh,
giấy chứng nhận mã số thuế, mã số xuất nhập khẩu bản sao công chứng
- Báo cáo tình hình xuất khẩu sản phẩm xin phép, các giấy tờ liên quan chứng
minh về nguồn gốc, chất lượng
Toàn bộ hồ sơ cần phải có xác nhận của doanh nghiệp xuất khẩu và gửi cho cơ
quan có thẩm quyền xét duyệt. Một số mặt hàng thuộc diện phải cấp hạn ngạch xuất khẩu,
diện hạn chế xuất khẩu vẫn phải xin giấy phép xuất khẩu. Khi hội nhập kinh tế quốc tế thì
các loại giấy phép xuất khẩu này ít được sử dụng hơn. Một số quốc gia là thành viên của
tổ chức thương mại thế giới sẽ loại bỏ dần hạn ngạch cho một số mặt hàng chính như
hàng dệt may vv...
2. Kiểm tra xác nhận thanh toán
Một trong những nội dung quan trọng trong xuất khẩu hàng hoá là vấn đề thanh
toán.
Sinh viên: Trần Long Hải KDQT46A
7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Mai Thế Cường
Căn cứ vào hình thức thanh toán có thể tóm lược những nghiệp vụ kiểm tra xác
nhận thanh toán của bạn hàng như sau:

- Thanh toán bằng tiền mặt
- Thanh toán bằng phương thức nhờ thu
- Thanh toán bằng điện chuyển tiền (T.T, TTR...)
- Thanh toán bằng thư tín dụng ( letter of credit -L/C): Bộ chứng từ thanh toán
thông dụng bao gồm:
+ Vận đơn đường biển
+ Hoá đơn thương mại
+ Phiếu đóng gói
+ Giấy chứng nhận xuất xứ
+ Giấy chứng nhận số lượng, trọng lượng, chất lượng
+ Đơn bảo hiểm/giấy chứng nhận bảo hiểm
3. Chuẩn bị hàng xuất khẩu
Sau khi kiểm tra xác nhận thanh toán của khách hàng nhà xuất khẩu cần tập trung
vào chuẩn bị hàng hoá cho xuất khẩu
Nhà xuất khẩu là nhà sản xuất sẽ phải chuẩn bị vật tư, thiết bị và lao động, lập kế
hoạch sản xuất, nhập kho sản phẩm chuẩn bị xuất khẩu. Hàng hoá xuất khẩu thường theo
một tiêu chuẩn quốc tế nên có những tiêu chí đánh giá cao. Vì vậy, từ khâu lựa chọn vật
tư, nguyên vật liệu cho sản xuất đến việc đánh giá lựa chọn trang thiết bị và công nghệ ,
lao động có tay nghề cao đều phải được lập kế hoạch chi tiết.
4. Kiểm tra hàng xuất khẩu
Hàng hoá xuất khẩu thường có tiêu chuẩn cao theo các tiêu chí đánh giá quốc tế
nên khi hàng hoá được sản xuất hay chế biến ra cần phải có sự kiểm tra đánh giá để có các
chứng thưu chứng nhận về chất lượng và số lượng hàng hoá. Mặt khác, giấy chứng nhận
về chất lượng và số lượng cho lô hàng xuất khẩu thường được quy định là một trong các
chứng từ thanh toán cần xuất trình cho ngân hàng thanh toán do đó các nhà xuất khẩu sẽ
phải thực hiện nghiệp vụ kiểm tra hàng hoá xuất khẩu để phát hành chứng thư.
5. Thuê vận chuyển chặng chính (nếu có)
Nghiệp vụ này thường do các điều kiện và cơ sở giao hàng quyết định nghĩa vụ,
chi phí và chuyển rủi ro hàng hoá. Nghĩa vụ về thuê tầu đối với nhà xuất khẩu thuộc về
Sinh viên: Trần Long Hải KDQT46A

8
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Mai Thế Cường
các điều kiện nhóm C, D. Khi thực hiện nghĩa vụ thuê tầu chặng chính cần phải biết rõ
những qui định liên quan về vận tải trong hợp đồng xuất khẩu. Thông thường, vận tải
trong ngoại thương cũng có nhiều hình thức khác nhau như vận chuyển đường biển,
đường không hay đường bộ vv... Mỗi phương thức vận chuyển sẽ có một số các nghiệp
vụ riêng biệt. Tuy nhiên, về cơ bản để thực hiện việc thuê vận chuyển chặng chính sẽ phải
thực hiện những nghiệp vụ sau:
Bước 1: Liên hệ với hãng vận chuyển hoặc đại lý vận chuyển để lấy thông tin về
lịch trình và giá cước
Bước 2: Lựa chọn hãng vận chuyển, chuyến vận chuyển và đăng ký chuyển hàng,
thuê dịch vụ cần thiết như vỏ công, bốc xếp vv...
Bước 3: Tổ chức giao hàng cho hãng vận chuyển, người chuyên chở ký biên bản
giao hàng
Bước 4: Cung cấp thông tin bổ sung cho hãng vận chuyển chuẩn bị vận đơn
Bước 5: Đổi biên lai hay biên bản lấy vận đơn và thanh toán cước phí trả trước.
6. Mua bảo hiểm (nếu có)
Đối với nghiệp vụ mua bảo hiểm cũng không phải là bắt buộc đối với nhà xuất
khẩu. Trong các trường hợp mua bán theo điều kiện CIF, CIP và nhóm D, nhà xuất khẩu
mới thực hiện nghiệp vụ mua bảo hiểm.
7. Làm thủ tục hải quan xuất hàng: (Hàng xuất khẩu, tái xuất, chuyển khẩu, quá
cảnh, gia công xuất khẩu)
Trước khi giao hàng lên phương tiện vận tải chính người xuất khẩu cần phải khai
báo hải quan cho các điều kiện cơ sở giao hàng nhóm F,C và D. Thực hiện việc thông
quan hàng hoá theo quy định của các quốc gia khác nhau sẽ có quy trình thủ tục và chứng
từ khai báo khác nhau. Đối với Việt nam, việc thông quan hàng hoá cần phải xuất trình
các chứng từ hải quan bao gồm: Tờ khai hải quan, hợp đồng xuất khẩu, hoá đơn thương
mại, phiếu đóng gói, giấy chứng nhận số lượng và chất lượng, hồ sơ pháp nhân doanh
nghiệp, giấy phép xuất khẩu (nếu có). Quy trình nghiệp vụ khai báo và thông quan hàng

hoá bao gồm:
Bước 1: Mua tờ khai và khai báo theo mẫu qui định (không dùng bản sao, hay tẩy
xoá)
Bước 2: Nộp tờ khai và đăng ký chờ kiểm hoá
Sinh viên: Trần Long Hải KDQT46A
9
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Mai Thế Cường
Bước 3: Nhận thông báo kiểm hoá, vận chuyển hàng đến địa điểm kiểm hoá
Bước 4: Ký xác nhận chủ hàng xuất hàng vào tờ khai, để hải quan kẹp chì, xin xác
nhận hàng đã kiểm của hải quan và nhận thông báo thuế (nếu có)
Tuy nhiên, nếu có những vướng mắc về hải quan thì các nghiệp vụ trên sẽ thay đổi
và thời gian sẽ kéo dài hơn.
8. Giao hàng
Nghiệp vụ thuê vận chuyển chặng chính sẽ liên quan đến cách giao hàng của nhà
xuất khẩu. Căn cứ vào việc lưu kho lưu bãi sẽ có hai cách giao hàng xuất khẩu như sau:
- Đối với hàng phải lưu kho, lưu bãi: Nhà xuất khẩu giao hàng cho chủ kho hay
chủ cảng để sau đó chủ kho hay chủ cảng chủ động giao hàng lên tầu sẽ thực hiện hai
bước:
+ Giao danh mục hàng hoá xuất khẩu (cargo list) và đăng ký với phòng điều độ
bố trí kho bãi và lập phương án xếp dỡ.
+ Lấy lệnh nhập hàng và kho hàng
+ Giao hàng vào kho, bãi
- Đối với hàng xuất khẩu không lưu kho, lưu bãi hay giao trực tiếp cho hãng tầu
vận chuyển:
+ Kiểm dịch hay kiểm nghiệm (nếu có)
+ Thông báo ngày giờ phương tiện dự kiến đến cảng cho cảng biển, chấp nhận
thông báo sẵn sàng
+ Giao cho cảng danh mục hàng xuất khẩu phối hợp với thuyền phó lên phương
án sơ đồ xếp hàng (cargo plan)

+ Thuê đội xếp dỡ của cảng biển, lấy lệnh xếp hàng, ấn định máng xếp hàng, xe
và đội bốc xếp hay người áp tải hàng.
+ Tổ chức giao hàng lên phương tiện vận chuyển. Khi giao hàng trực tiếp phải có
sự giám định của hải quan, nhân viên kiểm đếm của cảng trên báo cáo (final report) và
nhân viên hãng tầu ghi trên bản giao nhận (Tally sheet)
+ Lấy biên lai thuyền phó (Mate’s receipt) để lập và đổi lấy vận đơn đồng thời lập
bản tổng kết xếp hàng (general loading report) với đầy đủ xác nhận của các bên. Tính toán
thưởng phạt xếp dỡ (nếu có) và thanh toán chi phí cần thiết cho cảng biển.
Sinh viên: Trần Long Hải KDQT46A
10
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Mai Thế Cường
Trong trường hợp nếu giao hàng cho phương tiện vận chuyển qua cảng biển lưu
kho lưu bãi thì phải làm hai bước gồm giao cho cảng và sau đó giao lên tầu như các
nghiệp vụ giao hàng trực tiếp cho phương tiện vận chuyển.
Căn cứ vào việc gửi hàng theo phương thức đóng công-ten-nơ cũng có hai phương
thức là gửi hàng nguyên công và gửi hàng lẻ.
Nhà xuất khẩu gửi hàng nguyên công sẽ thực hiện các nghiệp vụ như sau:
+ Liên hệ với hãng vận chuyển hay đại lý để lấy đăng ký gửi hàng gửi kèm danh
mục hàng xuất khẩu (cargo list)
+ Thuê hay mượn vỏ công bằng cách lấy lệnh cấp vỏ từ hãng kèm phiếu đóng gói
và chì hãng tầu.
+ Đóng hàng vào công, kẹp chì hãng tầu vận chuyển đến cảng biển
+ Lấy biên bản giao nhận để làm căn cứ giao hàng lên tầu và đổi lấy vận đơn.
Nhà xuất khẩu gửi hàng lẻ cũng thực hiện các bước tương tự như với hàng nguyên
công nhưng cần bổ xung cách giao hàng không dùng nguyên vỏ công. Hàng hoá sẽ được
giao cho người chuyên chở để gom hàng đóng công tại địa điểm của hãng vận chuyển hay
địa lý ấn định (CFS hoặc ICD). Người chuyên chở xếp công-ten – nơ lên tầu và ký phát
vận đơn cho người gửi hàng theo biên bản giao nhận.
Ngoài ra, khi giao hàng xuất khẩu đường hàng không thì các nghiệp vụ trên sẽ tiến

hành theo các bước:
- Lưu cước với hãng hàng không hoặc đại lý giao nhận vận tải. Điền vào đăng ký
gửi hàng (Booking note) theo mẫu của hãng.
- Đóng hàng và giao hàng cho người chuyên chở. Lập phiếu cân hàng (scanling
report), đóng gói, ghi ký mã hiệu, dán nhãn hiệu cần thiết
- Làm thủ tục hải quan và giao hàng cho hãng vận chuyển đường không
- Lập vận đơn đường không (Airway Bill, AWB). Nếu gửi qua đại lý thì hãng
hàng không phát hành Master AWB cho người giao nhận và người giao nhận cấp House
AWB khi gom hàng.
9. Làm thủ tục thanh toán
Trong trường hợp thanh toán bằng tiền mặt hay chuyển tiền sau khi giao hàng thì
nghiệp vụ làm thủ tục thanh toán thực hiện tương tự như khi kiểm tra xác nhận thanh toán.
Thanh toán bằng tiền mặt hay chuyển tiền trong phương thức thanh toán nhiều giai đoạn
Sinh viên: Trần Long Hải KDQT46A
11
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Mai Thế Cường
thì các nghiệp vụ yêu cầu thanh toán cũng được thực hiện tuần tự theo các giai đoạn đó.
Các nghiệp vụ yêu cầu thanh toán được thực hiện lặp đi lặp lại cho đến hết kỳ thanh toán
và số tiền cần thanh toán.
Trường hợp thanh toán nhờ thu cần chú ý đến các nghiệp vụ yêu cầu thanh toán từ
phía nhà xuất khẩu
Trong trường hợp thanh toán bằng thư tín dụng (L/C) trả ngay không huỷ ngang
thì việc thanh toán tiền hàng xuất khẩu sẽ dựa vào việc xuất trình các chứng từ thanh toán
hợp lệ với ngân hàng. Bộ chứng từ thanh toán với ngân hàng được quy định chi tiết trong
thư tín dụng với những yêu cầu chung như sau:
- Tất cả chứng từ phải hợp lệ, không thừa và không thiếu chứng từ
- Bộ chứng từ phải không có sai sót về mặt hình thức, chữ viết, ký tự hay nội dung
- Số lượng chứng từ về bản sao và bản chính phải đầy đủ
- Xuất trình trong thời hạn hiệu lực của thư tín dụng và của hợp đồng

Các chứng từ thanh toán đòi hỏi phải phù hợp cả về hình thức và nội dung theo qui định
nên từng chứng từ sẽ được kiểm tra kỹ trước khi xuất trình với ngân hàng như sau:
- Vận đơn đường biển phải đủ nội dung và theo quy định về việc ghi trên vận đơn
là người nhận hàng hay đại lý vv... Vận đơn đã trả trước hay trả sau vv..
- Hoá đơn thương mại, phiếu đóng gói, giấy chứng nhận số lượng và chất lượng
phải soạn theo mẫu thông lệ, với đầy đủ nội dung và đặc biệt lưu ý về yêu cầu người ký
phát hoá đơn thương mại.
- Giấy chứng nhận xuất xứ phải xin đúng cơ quan có thẩm quyền ký phát với tên
tuổi chính xác theo phân cấp quản lý của từng quốc gia.
- Giấy chứng nhận bảo hiểm phải mua theo quy định về trị giá, điều kiện mua bảo
hiểm, đồng tiền mua và chi trả, nơi thanh toán vv...
10. Giải quyết khiếu nại (nếu có)
Nghiệp vụ giải quyết khiếu nại chỉ xảy ra khi có sự khiếu nại từ phái khách hàng.
Thông thường khi có các khiếu nại của khách hàng về hàng hoá thì nhà xuất khẩu sẽ giải
quyết theo tinh thần của hợp đồng. Điều khoản quy định rõ trách nhiệm về liên đới đến
thủ tục khiếu nại là điều khoản khiếu nại hay thưởng phạt.
II – Tình hình xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU
1. Ngành dệt may ở EU
Sinh viên: Trần Long Hải KDQT46A
12
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Mai Thế Cường
Ngành dệt may ở EU đã có lịch sử phát triển lâu đời, sản phẩm chiếm tỷ trọng khá
lớn trong tổng sản phẩm xã hội và kim ngạch xuất khẩu. Theo như một số tạp chí kinh tế
như báo thương mại hay các tạp chí điện tử hiện nay thì tình hình xuất khẩu hàng may
mặc của các doanh nghiệp Việt Nam đang có rất nhiều thuận lợi khi tiến vào thị trường
EU.
a. Xu hướng tăng tỷ trọng nhập khẩu từ các nước bên ngoài EU
Do giá nhân công ngày càng cao và các nguyên liệu khác khiến cho giá thành sản
xuất trong nội bộ EU tăng cao. Để giải quyết các vấn đề này, các thành viên EU đã tăng

nhập khẩu từ nước ngoài để thỏa mãn nhu cầu bằng việc thuê nước ngoài sản xuất với
những nguyên liệu hay bán thành phẩm mình cung cấp hay còn gọi là gia công. Các nước
trong EU xuất khẩu vải hoặc mảnh quần áo đã cắt sẵn cùng phụ liệu để gia công ở một
nước khác, sau đó lại nhập thành phẩm vào EU. Phương thức này còn được gọi là OPT
(outward processing trade). Các nước gia công chủ yếu cho EU là các nước Đông Âu như
Ba lan, Rumani, Hungary.... và các nước đang phát triển như Bangladet, Việt nam...
b. Thị trường có qui mô lớn, yêu cầu cao
Thị trường EU với số dân 360 triệu người là nơi tiêu thụ khá lớn và đa dạng các
loại quần áo và hàng dệt. Mức tiêu thụ vải ở thị trường này khá cao là 17kg vải/một
người/một năm. EU đã và vẫn đang là một thị trường đầy tiềm năng. Tuy GNP tính theo
đầu người của EU thấp hơn của Nhật và Mỹ (tương ứng với thu nhập USD) nhưng EU
lại có mức xuất nhập khẩu cao nhất thế giới. Người dân Châu Âu chi rất nhiều tiền để
mua hàng khắp thế giới.
Tại đây người ta thấy có đủ mặt các loại hàng tơ lụa, hàng dệt: Mỹ, Nhật.. và đặc
biệt là từ các nước châu Á như Đài loan, Trung Quốc...Những nước cung cấp lớn loại mặt
hàng này cho EU là Trung quốc, Nhật, Thổ Nhĩ Kỳ.
Người tiêu dùng EU tiêu thụ vải với số lượng lớn, đồng thời cũng yêu cầu hàng
may mặc phải có chất lượng cao. Nhu cầu bảo vệ thân thể chỉ chiếm 10-15%, còn 85-90%
là theo mốt nên tỷ trọng chất xám chứa trong giá trị sản phẩm rất lớn.
EU nổi tiếng là một trung tâm thời trang của thế giới, là trung tâm thông tin về
mốt của hàng may mặc. Đồng thời EU cũng là một khu vực có kỹ thuật sản xuất cao sản
xuất các loại hàng sợi tự nhiên như len, tơ tằm và các loại quần áo cao cấp. Chính vì vậy
Sinh viên: Trần Long Hải KDQT46A
13
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Mai Thế Cường
mà yêu cầu về phẩm chất hàng hoá càng cao. Đây chính là một thử thách lớn đối với hàng
dệt may Việt nam.
Việt nam có được chỗ đứng rất khiêm tốn trong con số hàng nhập khẩu khổng lồ
của EU với hai mặt hàng chủ yếu là áo jacket và sơmi nam. Hàng dệt may xuất khẩu Việt

nam đã tăng dần kim ngạch qua các năm (kim ngạch năm 2007 đạt trên 1,4 tỷ USD, tăng
15% so với năm 2006), ngành từng bước đổi mới công nghệ để nâng cao năng lực cạnh
tranh của mình trên trường quốc tế.
c. Quan hệ mậu dịch giữa EU và Việt nam
EU ngày càng mở rộng quan hệ giữa ngành dệt may của mình với ngành dệt may
của các nước khác dưới hình thức liên kết sản xuất và marketing đang ngày càng tăng tại
nhiều nước, đặc biệt là các nước châu Á. Với Việt nam, quan hệ mậu dịch về hàng dệt
may mới chỉ phát triển trong một vài năm gần đây, kể từ khi Hiệp định về hàng dệt may
được ký kết giữa Việt nam và EU.
Kể từ năm 1993 - năm đầu tiên thực hiện Hiệp định về hàng dệt may với EU– đến
nay, Việt nam đã xuất khẩu được trên 20 tỷ USD. Đây là một thành công rất đáng ghi
nhận bởi lẽ EU là thị trường bảo hộ đặc biệt. Đối với sản phẩm dệt may, các khách hàng
EU nổi tiếng khó tính về mẫu mốt, thị hiếu, yêu cầu chất lượng cao và thời hạn giao hàng
chặt chẽ. Mặt khác mối quan hệ truyền thống lâu đời giữa EU với 50 nước bạn hàng khác
trên thế giới là bức tường thành cản trở sự xâm nhập của Việt nam vào thị trường này.
Chính vì thế mà khâu đột phá này là một thắng lợi to lớn đối với hàng dệt may Việt nam.
Trước năm 1992, Việt nam cũng đã xuất khẩu một số chủng loại mặt hàng vào EU
(lúc đó là EC) mặc dù quan hệ mậu dịch mới chỉ là quan hệ đơn phương và kim ngạch
xuất khẩu rất nhỏ bé. Năm 1991, Đức là nước đầu tiên và duy nhất của EC cấp hạn ngạch
về may mặc cho Việt nam. Mãi cho ngày 15 tháng 12 năm 1992 Hiệp định về buôn bán
hàng dệt may giữa Việt nam và EC mới được ký kết. Hiệp định này có hiệu lực trong
vòng 5 năm kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1993. Tổng hạn ngạch được cấp cho năm 1993 là
21.938 tấn, trị giá khoảng 450 triệu USD áp dụng cho 106 mặt hàng còn chịu sự điều tiết
của chế độ hạn ngạch. Ngoài ra, Hiệp định còn cấp cho Việt nam hạn ngạch 1.230 tấn
gồm 13 mặt hàng để làm gia công dùng nguyên liệu nhập từ các nước thành viên EU, gọi
là gia công thuần tuý (TPP) và 45 nhóm mặt hàng khác được bán vào EU không cần hạn
ngạch.
Sinh viên: Trần Long Hải KDQT46A
14
Website: Email : Tel : 0918.775.368

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Mai Thế Cường
Khi bắt tay vào thực hiện Hiệp định, số lượng đơn vị may ở Việt nam đã không
ngừng tăng lên. Một số cơ sở may tư nhân cũng đã ra đời như Huy Hoàng,.. Mặt khác, ta
đã chú trọng đầu tư thu hút vốn nước ngoài nhằm đổi mới trang thiết bị cũ, lạc hậu đồng
thời xây dựng cơ sở hạ tầng mới và kết quả là một số liên doanh đã ra đời.
Khi Việt nam tham gia vào thị trường EU, nhãn hiệu "Made in Vietnam" khá mới
mẻ đối với người tiêu dùng Châu Âu, nó gợi lên ký ức không mấy dễ chịu về chiến tranh
với Mỹ trước kia, một hình ảnh mờ nhạt về một đất nước nghèo nàn, lạc hậu.
Vì vậy để đạt được con số 20 tỷ USD xuất khẩu hàng dệt may sang EU các doanh
nghiệp đã không ngừng nỗ lực để tự hoàn thiện mình và cùng với hỗ trợ của Nhà nước
trong việc thương lượng thêm với EU về các vấn đề liên quan đến Hiệp định, tạo thuận lợi
hơn nữa cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may Việt nam.
Hiệp định buôn bán hàng dệt may giữa EU và Việt nam đã góp phần không nhỏ
trong sự phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt nam. Bởi vì EU là một thị trường
buôn bán lớn số một thế giới, chiếm 15% xuất khẩu của thế giới. EU là một thị trường
thống nhất. Tại EU, hàng hoá, dịch vụ, tiền vốn con người tự do di chuyển trên lãnh thổ
thông suốt. Đó chính là cơ hội tốt cho các nhà xuất khẩu nước ngoài. Vì thế các nhà kinh
doanh Việt nam cần nắm bắt đầy đủ các thể chế mậu dịch, các chính sách và qui định
khác của ở thị trường này. EU là thị trường có những khác biệt đáng kể về thái độ buôn
bán cũng như thị hiếu của người tiêu dùng. Các nhà kinh doanh Việt nam phải tự đưa ra
cho mình chiến lược marketing có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm của thị trường này.
Trong điều kiện các sản phẩm của Việt nam là tương đối mới ở EU, các nhà xuất khẩu
Việt nam phải làm sao để gây được ấn tượng tốt cho hàng hoá của mình bằng chất lượng
cao chứ không phải bằng giá cả thấp. Lượng hạn ngạch EU dành cho Việt nam chỉ chiếm
5% trên tổng giá trị hạn ngạch nhập khẩu hàng dệt may của EU so với 10 - 20 % dành
cho các nước ASEAN khác. Vì vậy, các doanh nghiệp phải nỗ lực cao độ và phải soạn
thảo kế hoạch kỹ lưỡng mới hy vọng thành công và dành được ngày càng nhiều hạn
ngạch.
2. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU
a. Vài nét về Hiệp định buôn bán hàng dệt may Việt nam vào EU

Hiệp định buôn bán hàng dệt may của Việt nam với EU được ký tại Brussel (Bỉ)
ngày 15 tháng 12 năm 1992 được đánh giá là đã mở ra một thời kỳ mới trong quan hệ
Sinh viên: Trần Long Hải KDQT46A
15
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Mai Thế Cường
kinh tế giữa hai bên. Đây cũng là một tiền đề thuận lợi cho việc ký kết các hiệp định
khung về hợp tác, kinh tế, thương mại và khoa học kỹ thuật sau này.
Hiệp định gồm một văn bản hiệp định khung, bốn nghị định thư, bốn bản thoả
thuận và hai thư trao đổi. Tất cả gồm hai phần chính :
1. Danh mục mặt hàng và hạn ngạch
2. Các điều khoản
• Danh mục mặt hàng và hạn ngạch
Danh mục gồm có 151 nhóm mặt hàng, trong đó có 106 nhóm phải quản lý bằng
hạn ngạch và 45 nhóm mặt hàng tự do. Riêng khối lượng hàng dệt may qui định trong
Hiệp định năm 1993 so với các hạn ngạch đơn phương năm 1991 và năm 1992 thì tăng
gấp 22 lần và 13 lần. Ngoài ra, Hiệp định còn dành cho Việt nam hạn ngạch cho 13 mặt
hàng để gia công theo phương thức gia công thuần túy.
• Các điều khoản
Hiệp định bao gồm 20 điều khoản, trong đó qui định rất rõ ràng về quyền và nghĩa
vụ của bên Việt nam cùng với cách thức thực hiện, đồng thời cũng nêu lên những qui
định về quản lý của EU.
• Những thuận lợi Việt nam được hưởng
Khác với chế độ đơn phương hạn ngạch trước đây, trong quá trình thực hiện Hiệp
định, hai bên đều bình đẳng trong hiệp thương nhằm tìm biện pháp giải quyết những vấn
đề phát sinh hoặc cùng sửa đổi những vấn đề không còn phù hợp. Hạn ngạch năm trước
dùng không hết được chuyển sang sử dụng cho năm sau hoặc sử dụng trước một phần hạn
ngạch của năm sau. Từ mùng 1tháng 1 năm 2001 EU chỉ còn quản lý hơn 10 mặt hàng
bằng hạn ngạch, 18 mặt hàng được cấp giấy phép xuất khẩu tự động cho mọi doanh
nghiệp được tự do xuất khẩu

• Những điều kiện ràng buộc
- Chất lượng sản phẩm là một đòi hỏi rất cao. Những lô hàng không đạt chất lượng
không chỉ bị từ chối và phạt hợp đồng mà còn có thể dẫn đến mất cả thị trường.
- Yêu cầu về số lượng, mẫu mã, thời gian giao hàng rất chặt chẽ và liên quan đến
thời vụ nên nếu vi phạm EU sẽ xem xét lại việc cung cấp hạn ngạch theo chiều hướng bất
lợi.
Sinh viên: Trần Long Hải KDQT46A
16
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Mai Thế Cường
- Các doanh nghiệp Việt nam không được bán hàng thấp hơn giá nội địa và không
được bán hàng cho nước thứ ba để tái xuất vào EU. Nếu để xảy ra tình trạng đó, EU sẽ
dùng biện pháp trừ hạn ngạch và không cấp hạn ngạch cho những mặt hàng đó vào những
năm sau.
Cho đến nay đã được gần 10 năm kể từ khi thực hiện Hiệp định. Trong nội dung
của Hiệp định cũng có nhiều thay đổi. Điều thay đổi quan trọng nhất là số mặt hàng quản
lý bằng hạn ngạch đã giảm xuống. Bởi vì trong số 151 mặt hàng đã đăng ký trong Hiệp
định, Việt nam chưa làm được tất cả mà chỉ khai thác được 55 mặt hàng do chưa có đủ
điều kiện thiết bị kỹ thuật.
b. Công tác quản lý bằng hạn ngạch
EU là một thị trường tiêu thụ hàng may mặc rất lớn nhưng có một đặc điểm là thực
hiện chế độ hạn ngạch đối với hàng may mặc để điều tiết tiêu dùng trong khu vực và đặt
điều kiện cho các nước xuất khẩu vào EU. Thông thường, xuất khẩu vào thị trường có hạn
ngạch vẫn đạt hiệu quả cao nên dễ xảy ra tình trạng tranh giành hạn ngạch.
Để khắc phục tiêu cực đó, ngay sau khi ký kết Hiệp định, Bộ Thương mại và Bộ
Công nghiệp đã xác định qui chế phân bổ hạn ngạch một cách công khai, trên cơ sở các
tiêu chuẩn cụ thể được nêu trong các Thông tư Liên Bô. Theo Công văn số 3611/TM-
XNK của Liên Bộ đã đề nghị Bộ Tài chính không thu lệ phí hạn ngạch XK hàng dệt may
và thị trường EU những mặt hàng năm 2001 cấp giấy phép tự động, không cấp hạn ngạch
cụ thể cho 18 mặt hàng thuộc nhóm 1 sau: khăn bông (cat. 9), quần lót (cat.13), áo khoác

nam (cat.14), bộ pijama (cat.18), khăn trải gường (cat. 20), áo jacket (cat.21), áo dài nữ
(cat.26), quần dệt kim (cat.28), vải tổng hợp (cat.35), khăn trải bàn (cat.39), sợi tổng hợp
(cat.41), quần áo trẻ em (cat.68), quần áo bảo hộ lao động (cat.76), luới sợi (cat.97), gai
(cat.118), quần áo bằng vải thô (cat.161) và khăn trải bàn bằng lanh. Và Bộ Tài chính đã
chấp thuận và cho áp dụng đề nghị trên từ ngày 1/8/2000 với mục đích tăng sức cạnh
tranh cho hàng dệt may của ta. Đồng thời hai Bộ đã thành lập một tổ điều hành bao gồm
các chuyên viên hai bộ, có nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra việc thực hiện của các doanh
nghiệp, kịp thời báo cáo với lãnh đạo hai Bộ để xử lý các trường hợp vi phạm, phối hợp
với EU giải quyết những vướng mắc kỹ thuật trong quá trình thực hiện Hiệp định. Và
trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt hiện nay, để giảm bớt gánh nặng tài chính cho các
Sinh viên: Trần Long Hải KDQT46A
17
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Mai Thế Cường
doanh nghiệp, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa, khuyến khích khai thác tối đa
nguồn hạn ngạch sẵn có, giảm bớt những thủ tục không cần thiết.
Công tác quản lý thời kỳ đầu còn lúng túng nay đã đi vào nền nếp và phát huy tác
dụng. Tổ điều hành đã kiểm tra đôn đốc việc thực hiện của các doanh nghiệp, định kỳ
công bố tình hình thực hiện Hiệp định để các doanh nghiệp theo dõi, khai thác những mặt
hàng chưa sử dụng hết. Tổ điều hành cũng thường xuyên liên hệ với Phái đoàn Uỷ ban
châu Âu và Thương vụ Việt nam tại Brussel để trao đổi thông tin và yêu cầu Uỷ ban hỗ
trợ thêm bằng cách tăng hạn ngạch cho những mặt hàng có nhu cầu cao và dễ sản xuất.
Ngoài ra, tổ điều hành EU cũng giới thiệu một số khách hàng đến với các doanh nghiệp
chưa có điều kiện tiếp cận thị trường quốc tế. Công việc theo dõi thực hiện hạn ngạch đã
được vi tính hoá, số liệu thực hiện từng loại hàng của từng doanh nghiệp được đưa vào
máy tính hàng tuần. Các doanh nghiệp luôn luôn được đôn đốc, nhắc nhở kịp thời để
không xảy ra tình trạng nơi không có hạn ngạch để làm, nơi thì làm không hết.
Bảng 1: Xuất khẩu hàng dệt may của Việt nam sang EU
Đơn vị tính: Triệu USD
2006 2007

Kim ngạch Xuất khẩu sang EU 1.190 1.400
Kim ngạch Xuất khẩu toàn ngành 5.096 7.780
Nguồn: doanh nghiệp 24h tháng 2/2008
Nhìn vào bảng chi tiết trên có thể thấy rằng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào
thị trường EU năm 2007 so với năm 2006 tăng 15% Dự báo, năm 2008, xuất khẩu dệt
may của nước ta vào EU sẽ gặp nhiều trở ngại hơn do EU bãi bỏ hạn ngạch với Trung
Quốc.
Theo nhận định của Hiệp hội Dệt may Việt Nam, việc EU bãi bỏ hạn ngạch đối với
hàng dệt may Trung Quốc, đồng thời áp dụng một hệ thống giám sát “kiểm tra kép” để
theo dõi việc cấp phép xuất khẩu hàng dệt may tại Trung Quốc và việc nhập khẩu mặt
hàng này vào EU, sẽ tác động đáng kể đến hàng dệt may Việt Nam xuất sang EU, bởi
Trung Quốc có năng lực cạnh tranh rất lớn do chủ động được nguyên liệu và có khả năng
đáp ứng nhiều loại phẩm cấp hàng hóa.
Theo đại diện một số doanh nghiệp dệt may Việt Nam cho biết, không chỉ riêng các
DN xuất khẩu dệt may VN, mà các DN của nhiều quốc gia xuất khẩu dệt may lớn khác
Sinh viên: Trần Long Hải KDQT46A
18
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Mai Thế Cường
như Ấn Độ, Bangladesh..cũng lo ngại trước sức cạnh tranh của hàng dệt may Trung Quốc
tại thị trường EU năm nay.
c. Cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam
Mới đây, tại Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Quốc tế TPHCM (HIECC), Tập đoàn
Dệt may Việt Nam (Vinatex), phối hợp với Công ty Tổ chức triển lãm VCCI
(VietchamExpo) và Công ty Triển lãm CP-Hồng Công, tổ chức triển lãm quốc tế chuyên
ngành về máy, thiết bị và nguyên phụ liệu ngành dệt và may Việt Nam 2008.
Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam cho biết: triển lãm lần này sẽ giúp các doanh
nghiệp (DN) dệt may đầu tư thêm công nghệ mới nhằm tăng dần tỷ lệ nội địa hóa, có
thêm nguồn nguyên liệu để chủ động đáp ứng nhu cầu mua hàng của khách hàng nước
ngoài, góp phần vào việc phát triển ngành dệt may Việt Nam từng bước hội nhập khu vực

và quốc tế. Bởi, hàng dệt may của Việt Nam tuy có mức tăng trưởng cao, nhưng đang
phải đối đầu với những nước có khả năng cạnh tranh cao, có nhiều thuận lợi từ nguồn
nguyên liệu, thiết bị hiện đại, quản lý DN tốt, tài chính mạnh…
Bên cạnh đó, có thể nhận thấy một điều, các sản phẩm của các nước đang cạnh
tranh với Việt Nam thường rất đa dạng, mẫu mã luôn được thay đổi, chính vì vậy có thể
đáp ứng thỏa mãn các nhu cầu của người tiêu dùng từ cấp thấp đến cấp cao. Mặc dù vậy,
ngành dệt may Việt Nam vẫn còn nhiều cơ hội phát triển mạnh mẽ trong 15-20 năm tới
đây nhờ vào yếu tố giá lao động rẻ, phát triển ngành công nghiệp hóa dầu nên chủ động
được nguyên liệu.
Còn theo Thứ trưởng Bộ Công thương đưa ra bức tranh phát triển của ngành dệt
may trong những năm tới là: phải đưa ngành dệt may đạt mức tăng trưởng sản xuất hàng
năm từ 16%-18%, trong đó xuất khẩu đạt 20%. Theo đó, đến năm 2020, tăng trưởng sản
xuất hàng năm từ 12%-14%, xuất khẩu đạt 15%; doanh thu toàn ngành đến 2010 đạt 14,8
tỷ USD, tăng lên 22,5 tỷ USD vào năm 2015 và 31 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 25 tỷ
USD vào năm 2020.
Để thực hiện được điều này, các DN trong ngành phải chuyên môn hóa, hiện đại
hóa, nhằm tạo ra bước nhảy vọt về chất và lượng sản phẩm. Trước hết, đó là đầu tư vào
thiết bị và công nghệ để gia tăng giá trị sản phẩm từ khâu thiết kế cho đến khâu bán hàng,
nhằm mang lại những lợi ích thiết thực cho người tiêu dùng trong nước cũng như cho xuất
Sinh viên: Trần Long Hải KDQT46A
19
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Mai Thế Cường
khẩu. Trong đó, tính thời trang của sản phẩm dệt may phải tăng lên mới có thể cạnh tranh
với sản phẩm dệt may các nước.
Để thực hiện được chiến lược phát triển đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt,
ngay bây giờ phải tập trung đầu tư phát triển nguồn nhân lực. Quá trình này sẽ được thực
hiện đồng bộ nhiều biện pháp như đào tạo nghề, kỹ năng thực hành máy, các nhà thiết kế
mẫu và thiết kế công nghệ (thiết kế nguyên liệu vải sợi...), công tác quản lý và tổ chức sản
xuất trên các dây chuyền, chăm lo nâng cao đời sống công nhân.

Giám đốc Vietcham Expo cho biết, năm nay là lần thứ 18 triển lãm được tổ chức và
được xem là cuộc triển lãm có quy mô lớn nhất từ trước đến nay.
Tổng diện tích cho các gian hàng tham gia là 12.000m2, với 395 công ty đến từ 27
quốc gia và các vùng lãnh thổ, trong đó có nhiều công ty chế tạo thiết bị dệt may hàng đầu
của thế giới như Đức, Ý, Hà Lan, Thụy Sĩ, Hoa Kỳ, Hàn Quốc...
Đây là cơ hội cho các DN dệt may Việt Nam tham quan, tìm hiểu mua các chủng
loại thiết bị hiện đại được sản xuất từ các nước có công nghệ tiên tiến, nhằm đáp ứng cho
sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng lực cạnh tranh trong xu thế hội nhập
toàn cầu.
CHƯƠNG II
QUI TRÌNH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA TOCONTAP
Sinh viên: Trần Long Hải KDQT46A
20
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Mai Thế Cường
I – Giới thiệu chung về Tocontap
- Tên đầy đủ : Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Tạp
Phẩm - Hà Nội
- Tên giao dịch : VietNam National Sundries Import &
Export Joint Stock Company
- Tên điện tín : TOCONTAP HANOI
- Fax : 84 (04) 8255917
- Tel : 84(04)-8254191
- E.mail :
- Website :
- Giám đốc : Cao Văn Thuỷ
- Số Đăng ký kinh doanh : 0103012689
- Ngày cấp : 01/06/2006. Thay đổi lần cuối ngày
28/06/2006
- Số lượng nhân viên : 99 người

- Loại hình doanh nghiệp : Công ty Cổ phần
- Loại hình kinh doanh : Thương mại
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu tạp phẩm, Bộ Thương mại với tên giao dịch
"TOCONTAP HANOI" là công ty XNK đầu tiên của Nhà nước Việt Nam độc lập, được
thành lập từ ngày 05/3/1956. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử của đất nước, công ty vẫn
không ngừng phát triển ổn định về mọi mặt và đóng góp một phần xứng đáng vào công
cuộc xây dựng và đổi mới đất nước. Hiện công ty có quan hệ với các khách hàng tại trên
30 nước, là một cầu nối tin cậy giữa các nhà sản xuất và tiêu thụ hàng hóa. Thương hiệu
TOCONTAP HANOI đã trở nên thân quen với nhiều bạn hàng trong và ngoài nước, đặc
biệt với các đơn vị sản xuất và xuất nhập khẩu. Hai chi nhánh của công ty tại Hải Phòng
và TP. Hồ Chí Minh đều hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Bên cạnh xí nghiệp TOCAN
chuyên sản xuất chổi quét sơn xuất khẩu năm vừa qua công ty đã thành lập thêm xí nghiệp
liên doanh sản xuất giấy trang trí hoạt động ngay từ những ngày đầu của năm 2006.
Sinh viên: Trần Long Hải KDQT46A
21
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Mai Thế Cường
Là một trong những đơn vị đầu tiên được giao nhiệm vụ xuất nhập khẩu trải qua 44
năm hoạt động của Công ty đã có 10 lần thay đổi cơ cấu tổ chức trong đó 9 lần tách 1 lần
nhập
- Năm 1964: Tách thành lập ARTEXPORT;
- Năm 1971: Tách thành lập BAROTEX;
- Năm 1972: Tách các cơ sở sản xuất của Công ty ra giao cho Bộ công nghiệp nhẹ
quản lý;
- Năm 1978: Tách thành lập TEXTIMEX;
- Năm 1985: Tách thành lập MECANIMEX;
- Năm 1987: Tách thành lập LEAPRODOXIM;
- Năm 1990: Tách Công ty Xuất nhập khẩu tạp phẩm phía nam thành Công ty trực
thuộc Bộ thương mại.
Đến năm 1993, để đáp ứng điều kiện kinh doanh trong cơ chế thị trường, theo đề

nghị của Vụ trưởng vụ tổ chức và của giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu tạp phẩm, Bộ
thương mại ra quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước số 333TM/TCCB ngày 31 - 3
- 1993
Và mới đây, đến năm 2006, công ty đã được chuyển đổi (CPH) DNNN theo quyết
định số 2537/QĐ – BTM ngày 18/10/2005 và số 0206/QĐ – BTM ngày 13/2/2006 của Bọ
trưởng Bộ Thương Mại và đổi tên thành Công ty cổ phần Xuât nhập khẩu tạp phẩm Hà
Nội.
Năm 2006 là năm mở đầu thời kỳ mới khi TOCONTAP HANOI đã hoàn thành xuất
sắc nhiệm vụ của DNNN để hoạt động theo mô hình công ty cổ phần. Với truyền thống
hơn 50 năm không ngừng phát triển và trưởng thành, với đội ngũ nhân viên có phẩm chất
đạo đức và trình độ chuyên môn sâu rộng, chủ động sáng tạo và thương hiệu TOCONTAP
HANOI đầy uy tín có thể nói Công ty là một cầu nối tin cậy giữa các nhà sản xuất và các
nhà tiêu thụ hàng hóa.
Khi được cổ phần hóa, vốn điều lệ của Tocontap là 34.000.000.000 ( Ba mươi tư tỷ
đồng VN) do vốn góp của nhà nước và các cổ đông khác, trong đó số cổ phần của nhà
nước lên tới 1.001.300 cổ phần, còn lại là 176.900 cổ phần của 97 cổ đông khác. Số cổ
Sinh viên: Trần Long Hải KDQT46A
22
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Mai Thế Cường
phần của nhà nước do Ông Cao Văn Thủy và ông Trần Như Sơn trực tiếp quản lý và Ông
Cao Như Thủy được bầu làm Tổng giám đốc Tocontap Hà Nội.
Bảng 2: Danh sách cổ đông sáng lập
Số
TT
Tên cổ đông Nơi đăng kí hộ khẩu thường trú đối với cá nhân hoặc
địa chỉ trụ sở chính đối với tổ chức
Số cổ phần
1
Vốn nhà nước

Người trực tiếp quản lý
phần vốn góp:
Cao Văn Thủy
Trần Như Sơn
Căn 612, nhà CT4A2, phường Đại Kim, quận Hoàng
Mai, Hà Nội
Số 2 Điện Biên Phủ, phường Cửa Nam, quận Hoàn
Kiếm, Hà Nội
1.001.300
2 97 Cổ đông khác 176.900
(Nguồn: Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh Công ty Cổ Phần Số 0103012689)
Bảng 3: Địa điểm và người hướng dẫn thực tập
Địa điểm thực tập Phòng XNK 6
Người hướng dẫn Ô. Phạm Văn Quế - Trưởng phòng XNK 6
Điện thoại 048253617
Mobile 0903225659
Giới thiệu về cơ cấu tổ chức và hoạt động của Tocontap
Trải qua quá trình phát triển với 10 lần thay đổi bộ máy quản lý và cơ cấu tổ chức
đội ngũ cán bộ công nhân viên của Công ty cũng có nhiều biến đổi được thay thế và hoàn
thiện hơn để đáp ứng yêu cầu của công việc.Ngày nay,trong cơ chế mới các chính sách
xuất nhập khẩu của nhà nước với việc mở rộng các thành phần kinh tế tham gia kinh
Sinh viên: Trần Long Hải KDQT46A
23
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Mai Thế Cường
doanh xuất nhập khẩu và Nghị quyết 47/1998-NQ-UBTVQH 10 nhằm thực hiện chủ
trương "CNH-HĐH hướng vào xuất khẩu" thì Công ty đã đứng trước thực tế có rất nhiều
đối thủ cạnh tranh.Do đó một bộ máy có năng lực tổ chức hợp lý sẽ quyết định rất nhiều
sự thành công của Công ty trên thương trường.
1. Cơ cấu tổ chức sản xuất theo không gian

TOCONTAP có cơ cấu tổ chức sản xuất theo không gian như sau:
- Trụ sở chính tại 36 phố Bà Triệu, phường Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
- 1 Xí nghiệp: Xí nghiệp Tocan, Phố Nguyễn Huy Tưởng, Phường Thanh Xuân
Trung, Quận Thanh Xuân, Hà Nội.
- 2 chi nhánh tại Hải Phòng và Hồ Chí Minh:
+ Chi nhánh Tocontap tại Thành Phố Hải Phòng: Địa chỉ 96A Đường Nguyễn Đức
Cảnh, Thành phố Hải Phòng.
Tel: 031700752 Fax: 031700512
+ Chi nhánh Tocontap tại Thành Phố Hồ Chí Minh: địa chỉ số 1168D 3/2, Quận 11,
Thành phố Hồ Chí Minh
Tel: 088 558 232/583783 Fax: 088 558232
2. Cơ cấu bộ máy quản trị
Bộ máy quản trị của công ty gồm có 4 cấp quản trị, bao gồm 7 phòng ban và các
chi nhánh, văn phòng đại diện của công ty. Các phòng ban được tổ chức rất hiệu quả, mỗi
phòng ban tuy có những chức năng, nhiệm vụ riêng nhưng đều được đặt trong mối quan
hệ chặt chẽ với các phòng ban khác nhằm đảm bảo sự phối hợp thống nhất từ trên xuống
dưới, góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh doanh XNK của công ty. Phòng
kinh doanh của công ty gồm 7 phòng XNK riêng biệt, chuyên XNK những mặt hàng riêng
và vẫn có thể mở rộng mặt hàng kinh doanh.Các phòng kinh doanh này có sự độc lập khá
cao và tự tìm kiếm các hợp đồng cho mình.
Cơ cấu bộ máy quản trị của Tocontap được biểu hiện qua sơ đồ dưới đây
Sinh viên: Trần Long Hải KDQT46A
24
TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Mai Thế Cường
Bảng 4: Sơ đồ bộ máy quản trị của TOCONTAP
Nguồn: Tổng hợp từ quá trình thực tập tại công ty
Chức năng, nhiệm vụ của các chức danh và các phòng ban trong công ty được quy

định cụ thể như sau
Tổng giám đốc
+ Chịu trách nhiệm điều hành chung mọi hoạt động của Công ty.
+ Tổng giám đốc có trách nhiệm báo cáo kết quả hoạt động và tình hình chung của
Công ty trước cơ quan Nhà nước có thẩm quyền,cụ thể là Bộ Thương mại.
+ Tổng giám đốc có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi của Công ty ,chịu trách nhiệm
trước phápluật về mọi hoạt động của Công ty.
Phó Tổng giám đốc
Sinh viên: Trần Long Hải KDQT46A
25
PHÒNG
KINH
DOANH
PHÒNG
KẾ
TOÁN
TÀI
CHÍNH
PHÒNG
HÀNH
CHÍNH
PHÒNG
TỔ
CHỨC
PHÒNG
TỔNG
HỢP
VĂN
PHÒNG
ĐẠI DIỆN

VÀ XÍ
NGHIỆP
CHI
NHÁNH
HẢI
PHÒNG
CHI
NHÁNH
HỒ CHÍ
MINH

NGHIỆP
TOCAN
XNK
1
XNK
2
XNK
3
XNK
4
XNK
6
XNK
7
XNK
8
PHÒNG
KHO
VẬN

×