Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Đầu tư nước ngoài tại Hải Dương. Thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.88 KB, 20 trang )

1
Chuyên đề tốt nghiệp
LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm 90 của thế kỷ XX, đầu tư nước ngoài trở thành một
xu hướng mạnh đối với các nước phát triển trên thế giới. đối với các nước
chậm phát triển và đang phát triển thì vốn và công nghệ là chìa khoá là điều
kiện hàng đầu để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước nên nhiều quốc gia đã sớm nắm bắt và tận dụng cơ hội này để
phát triển.
Đối với Việt Nam trong điều kiện chuyển dịch từ cơ chế kế hoạch hoá
tập trung sang kinh tế thị trường lại có điểm xuất phát thấp, tốc độ tăng
trưởng kinh tế chưa cao và để đưa dất nước phát triển nhanh, Đảng ta khẳng
định “phát huy cao nội lực đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài”
Hải Dương là một thành phố đang trên đà phát triển mạnh của miền
Bắc tỉnh đã xác định rõ lợi thế so sánh, xu hướng phát triển kinh tế quốc tế và
khẳng định thu hút vốn đầu tư nước ngoài là những giải pháp quan trọng để
phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nói riêng và đóng góp vào sự phát triển của
cả nước nói chung. Có thể nói sau hơn 10 năm đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài, tỉnh Hải Dương đã thu được những kết quả quan trọng.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy hoạt động thu hút sử dụng vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài ở tỉnh Hải Dương vẫn chưa tương xứng với tiềm năng lợi thế của
tỉnh, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển và hiệu quả sử dụng chưa cao.
Chính vì vậy, để nhìn lại những thành quả đã đạt được và tiếp tục đẩy mạnh
thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại hải Phòng, em đã lựa chọn đề tài “Đầu
tư nước ngoài tại Hải Dương. Thực trạng và giải pháp.”.
Đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả
huy động và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài tại tỉnh Hải Dương, vai trò của
đầu tư nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế- xã hội và trên cơ sở đó đưa ra
1
Nguyễn Hải Quỳnh Lớp: Đầu tư 45B
1


2
Chuyên đề tốt nghiệp
các giải pháp đồng bộ nhằm từng bước đẩy mạnh thu hút và nâng cao hiệu
quả của hoạt động đầu tư nước ngoài đối với tỉnh Hải Dương.
Với mục tiêu trên, đề tài được trình bày làm 2 phần:
Chương I: Thực trạng đầu tư nước ngoài tại tỉnh Hải Dương giai đoạn
từ năm 2001 đến nay
Chương II: Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư
nước ngoài tại tỉnh Hải Dương
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài là một vấn đề tuy đã được đề
cập nhiều nhưng cũng khá phức tạp đối với Việt Nam nói chung và tỉnh Hải
Dương nói riêng. Do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế, thời gian nghiên
cứu có hạn nên chắc chắn đề tài không tránh khỏi những sai sót. Rất mong được
sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các cô chú để đề tài được hoàn thiện.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo ThS. Nguyễn Thu Hà và các cô
chú, anh chị trong phòng Kinh tế đối ngoại, Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hải
Dương đã đóng góp ý kiến, chỉ bảo tận tình và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để
đề tài của em được hoàn thành.
2
Nguyễn Hải Quỳnh Lớp: Đầu tư 45B
2
3
Chuyên đề tốt nghiệp
CHƯƠNG I
THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI TỉNH HẢI DƯƠNG
GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2001 ĐẾN NAY
I. Các nhân tố tác động đến thu hút đầu tư nước ngoài ở tỉnh Hải Dương.
1. Nhân tố về mặt lí thuyết
Môi trường đầu tư là tổng hoà các yếu tố có ảnh hưởng đến công cuộc
đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài ở nơi nhận đầu tư. Nó bao gồm các yếu

tố: tình hình chính trị, chính sách – pháp luật, vị trí địa lí - điều kiện tự nhiên,
trình độ kinh tế, đặc điểm văn hoá xã hội. Các nhóm yếu tố này có thể làm
tăng khả năng sinh lãi hoặc rủi ro cho các nhà đầu tư.
1.1 Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên thuận lợi sẽ giảm được các chi phí vận
chuyển, đa dạng hoá các lĩnh vực đầu tư, cung cấp đước nguồn nguyên liệu
đầu vào phong phú với giá rẻ và tiềm năng tiêu thụ lớn. Những yếu tố này
không những làm giảm được giá thành sản phẩm mà còn thu hút được các nhà
đầu tư tìm kiếm nguyên liệu tự nhiên và thị trường tiêu thụ.
1.2 Tình hình chính trị
Tình hình chính trị ổn định của nơi tiếp nhận đầu tư là cơ sở quan trọng
hàng đầu để thực hiện các cam kết bảo đảm an toàn sở hữu tài sản và các
khuyến khích đầu tư cho các nhà đầu tư nước ngoài. Mặt khác sự ổn định
chính trị còn là tiền đề cần thiết để ổn định tình hình kinh tế xã hội, nhờ đó
giảm được rủi ro cho các nhà đầu tư. Một nước, một vùng không thể thu hút
được nhiều đầu tư nước ngoài nếu tình hình chính trị luôn luôn mất ổn định.
1.3 Chính sách, pháp luật
Các nhà đầu tư nước ngoài rất cần một môi trường pháp lí hợp lí và ổn
định của nước chủ nhà. Môi trường này gồm những chính sách, quy định đối
với đầu tư nước ngoài và tính hiệu lực của chúng trong thực hiện. Một môi
3
Nguyễn Hải Quỳnh Lớp: Đầu tư 45B
3
4
Chuyên đề tốt nghiệp
trường pháp lí hấp dẫn đầu tư nước ngoài nếu có các chính sách, quy định hợp
lí và tính hiệu lực cao trong thực hiện. Đây là những căn cứ pháp lí quan trọng
không chỉ đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài mà còn cho
chính các nhà đầu tư trong nước khi tính toán đến làm ăn lâu dài.
1.4 Trình độ phát triển kinh tế

Trình độ phát triển của nển kinh tế là các mức độ phát triển về quản lí
kinh tế vĩ mô, cơ sở hạ tầng, chất lượng cung cấp dịch vụ cho các hoạt động
kinh doanh của các nhà đầu tư nước ngoài mức độ cạnh tranh của thị trường
nước chủ nhà. Những nước có trình độ quản lí vĩ mô kém thường dẫn đến tình
trạng lạm phát cao, nợ nước ngoài lớn tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp, các thủ
tục hành chính rườm rà, nạn tham nhũng … Cơ sở hạ tầng cứng bao gồm các
yếu tố như sân bay, cảng biển, giao thông, điện lực, viễn thông, còn cơ sở hạ
tầng mềm bao gồm chất lượng lao động, dịch vụ công nghệ, hệ thống tài
chính. Sự phát triển của cơ sở hạ tầng và dịch vụ sẽ tạo ra những điều kiện
thuận lợi và giảm chi phí phát sinh cho các hoạt động đầu tư.
1.5 Đặc điểm văn hoá xã hội
Đặc điểm văn hoá xã hội của nước chủ nhà được coi là hấp dẫn đầu tư
nước ngoài nếu có trình độ giáo dục cao và nhiều sự tương đồng về ngôn ngữ,
tôn giáo, các phong tục tập quán với các nhà đầu tư nước ngoài. Các đặc điểm
này không chỉ giảm được chi phí đào tạo nguồn nhân lực cho các nhà đầu tư
nước ngoài mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho họ hoà nhập vào cộng đồng
nước sở tại.
2. Các nhân tố của tỉnh Hải Dương
Tỉnh Hải Dương là một tỉnh có tốc độ phát triển cao và nhanh chóng
của miền Băc và của cả nước, đóng vị trí quan trọng trong sự tăng trưởng
vùng kinh tế Bắc Bộ. Hoà nhịp với công cuộc đổi mới và mở cửa trong cả
nước, Hải Dương đã có những lỗ lực không ngừng để cải thiện môi trường
4
Nguyễn Hải Quỳnh Lớp: Đầu tư 45B
4
5
Chuyên đề tốt nghiệp
đầu tư, khắc huy những lợi thế so sánh vốn có của mình nhằm kích thích nhu
cầu đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước cho sự tăng trưởng và phát
triển kinh tế của thành phố.

Trong việc thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài, Hải Dương đã
đạt được những thành tựu đáng kể nhờ vào những lợi thế so sánh và các chính
sách, biện pháp thu hút đầu tư của mình. Tuy nhiên, bên cạnh những thành
tựu đạt được, hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài tại Hải Dương trong thời
gian qua còn có nhiều khó khăn. Phát huy những thành tựu đã đạt được và
khắc phục những khó khăn, hạn chế là chủ trương của tỉnh nhằm tăng cường
thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư nươc ngoài mà đặc biệt là
vốn FDI cho sự phát triển nhanh chóng và bền vững của tỉnh, xứng đáng với
vị trí là một tỉnh có tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế nhanh của vùng
kinh tế Bắc Bộ và của cả nước.
2.1. Thuận lợi
2.1.1 Điều kiện tự nhiên xã hội
a. Vị trí địa lí
Hải Dương là tỉnh nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, có
diện tích tự nhiên 1660,78 km
2
, toạ độ địa lý ở 20
o
57' độ vĩ bắc và 106
o
18' độ
kinh đông, gồm một thành phố và 11 huyện, dân số là 1.7 triệu người, chiếm
khoảng 2.23% dân số cả nước. Hải Dương tiếp giáp với các tỉnh: Quảng Ninh,
Bắc Giang ở phía bắc; Hải Phòng ở phía đông; Thái Bình ở phía nam và
Hưng Yên, Bắc Ninh ở phía tây. Tỉnh có 2 tuyến quốc lộ lớn chạy qua: quốc
lộ 5A nối Hà Nội với Hải Phòng và quốc lộ 18 nối Bắc Ninh với Quảng Ninh.
Nằm trên hành lang Hà Nội - Hải Phòng, Hải Dương có vị trí quan trọng
trong tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc.
Thành phố Hải Dương trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá khoa học kỹ
thuật của tỉnh nằm trên trục đường quốc lộ 5 cách Hải Phòng 45 km về phía

5
Nguyễn Hải Quỳnh Lớp: Đầu tư 45B
5
6
Chuyên đề tốt nghiệp
đông, cách Hà Nội 57 km về phía tây và cách Thành phố Hạ Long 80 km.
Phía bắc tỉnh có hơn 20 km quốc lộ 18 chạy qua nối sân bay quốc tế Nội Bài
ra cảng Cái Lân tỉnh Quảng Ninh. Đường sắt Hà Nội - Hải Phòng qua Hải
Dương là cầu nối giữa thủ đô và các tỉnh phía bắc ra các cảng biển. Là tỉnh
nằm giữa vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Hải Dương sẽ có cơ hội tham gia
vào phân công lao động trên phạm vi toàn vùng và xuất khẩu.
Với vị trí địa lý như trên, tỉnh Hải Dương có điều kiện khá thuận lợi mở
mang giao lưu, quan hệ thị trường trong nước và nước ngoài với hướng giao
lưu chủ yếu là Đông -Tây và hướng Bắc. Nằm trong trục kinh tế trọng điểm
Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh là điều kiện tốt để tiếp thu các tiến bộ khoa
học công nghệ, đồng thời các đô thị lớn cũng là thị trường tiêu thụ sản phẩm
hàng hoá lớn và đây là nơi thu hút nguồn lao động của tỉnh. Như vậy có thể
thấy, Hải Dương có những lợi thế rất lớn trong hoạt động sản xuất nông
nghiệp nói riêng và phát triển nền kinh tế chung của toàn tỉnh.
b. Địa hình
Phần lớn địa hình Hải Dương có địa hình bằng phẳng trừ 2 huyện Chí
Linh và Kinh Môn có đồi núi. Hướng địa hình nghiêng và thấp dần từ Tây bắc
xuống Đông nam. Hải Dương có vị trí địa lý giáp với khu vực miền núi và
đồng bằng đã phân địa hình thành 2 vùng rõ rệt:
- Vùng phía Đông Bắc là đồi núi, đây là rìa của cánh cung Đông Triều,
chiếm 10% diện tích lãnh thổ, gồm 3 vùng nhỏ: vùng đồi núi thấp, vùng đồi
bát úp lượn sóng và vùng núi đá vôi.
- Vùng đồng bằng nằm trong hạ lưu của hệ thống sông Thái Bình,
chiếm 90% diện tích lãnh thổ. Do tạo thành các nếp lượn sóng nên có thể chia
làm 3 tiểu vùng:

+ Tiểu vùng có địa hình tương đối cao từ phía bắc huyện Bình Giang,
Cẩm Giàng, nam Chí Linh, Nam Sách, Gia Lộc và phần Tây Bắc Tứ Kỳ.
6
Nguyễn Hải Quỳnh Lớp: Đầu tư 45B
6
7
Chuyên đề tốt nghiệp
+ Tiểu vùng có địa hình trung bình: Gồm phần nam huyện Ninh Giang,
huyện Thanh Miện.
+ Tiểu vùng thấp gồm các huyện Tứ Kỳ, phần nam Kinh Môn, đông
Nam Sách, và Thanh Hà, có địa hình dạng vàn thấp và trũng.
c. Khí hậu
Tỉnh Hải Dương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 4
mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông). Lượng mưa trung bình hàng năm 1.300 -
1.700 mm. Nhiệt độ trung bình 23,30C; số giờ nắng trong năm 1.524 giờ; độ
ẩm tương đối trung bình 85 - 87%. Khí hậu thời tiết đặc biệt thuận lợi cho sản
xuất nông nghiệp, bao gồm cây lương thực, thực phẩm và cây ăn quả đặc biệt
là sản xuất cây rau mầu vụ đông và các ngành khác. Dựa vào nhiệt độ bình
quân dưới 16
o
C và lượng mưa bình quân nhỏ hơn 1500 mm, khí hậu Hải
Dương có thể chia làm 2 vùng:
+ Vùng khí hậu bán sơn địa: Gồm huyện Chí Linh và các xã vùng đồi
huyện Kinh Môn, có nhiệt độ thấp hơn các huyện khác, năm rét đậm thường
có sương muối, tính chất hạn rõ ràng hơn các huyện khác.
+ Vùng khí hậu đồng bằng: Gồm các huyện còn lại của tỉnh, có nền
nhiệt lượng cao, mưa phùn đông xuân nhiều hơn.
Khí hậu của tỉnh Hải Dương không khắc nghiệt, ổn định, ít xảy ra thiên
tai như hạn hán, bão lụt, … rất thuận lợi cho đời sống và cho sản xuất. Đây là
một trong những điều kiện rất quan trọng tạo được tâm lí yên tâm cho các nhà

đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Hải Dương vì nó cho thấy mức độ rủi ro do
các yếu tố thiên nhiên khi đầu tư vào Hải Dương gần như không có. Có thể
nói, điều kiện về khí hậu chính là một lợi thế của tỉnh Hải Dương trong thu
hút đầu tư nước ngoài.
d. Thuỷ văn và nguồn nước
7
Nguyễn Hải Quỳnh Lớp: Đầu tư 45B
7
8
Chuyên đề tốt nghiệp
Hải Dương là tỉnh có hệ thống sông ngòi dày đặc với hơn 500 km sông
lớn và trên 2.000 km sông nhỏ cùng với hàng ngàn ao hồ lớn nhỏ. Mạng lưới
sông chính gồm: Sông Thái Bình có 3 nhánh là sông Kinh Thầy, sông Gùa và
sông Mía. Các sông này có đặc điểm là lòng sông rộng, độ dốc nhỏ và uốn
lượn, đáy sông thấp hơn nhiều so với mực nước biển; Sông Luộc (là một
nhánh của sông Hồng) có chiều rộng trung bình từ 150-250m, sâu từ 4-6m
chạy dọc danh giới phía nam của tỉnh.
e. Tài nguyên thiên nhiên
- Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản của tỉnh Hải Dương không đa dạng về chủng
loại, nhưng có một số loại trữ lượng lớn, chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu phát
triển công nghiệp; đặc biệt là công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. Đá vôi
ở huyện Kinh Môn, trữ lượng 200 triệu tấn, chất lượng tốt, CaCO
3
đạt 90 –
97% cung cấp đủ nguyên liệu cho sản xuất sứ. Xi măng sản lượng 4 – 5 triệu
tấn. Cao lanh ở Kinh Môn, Chí Linh trữ lượng 40 vạn tấn, tỷ lệ Fe
2
O
3

: 0,8 –
1,7 %, Al
2
O
3
17 – 19% cung cấp đủ nguyên liệu cho sản xuất sứ trong tỉnh và
một số tỉnh khác. Sét chịu lửa ở huyện Chí Linh, trữ lượng 8 triệu tấn, chất
lượng tốt, tỷ lệ Al
2
O
3
từ 23,5 – 28%, Fe
2
O
3
từ 1,2 – 1,9 % cung cấp nguyên
liệu sản xuất gạch chịu lửa trong tỉnh và một số tỉnh khác. Bôxít ở huyện Kinh
Môn, trữ lượng 200.000 tấn, hàm lượng Al
2
O
3
từ 46,9 – 52,4%, Fe
2
O
3
từ 21 –
26,6%, SiO
2
từ 6,4 – 8,9%.
Tài nguyên khoáng sản phong phú sẽ làm giảm chi phí đầu vào, chi phí

vận chuyển, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận, tạo điều kiện thuận lợi thu
hút đầu tư nước ngoài.
8
Nguyễn Hải Quỳnh Lớp: Đầu tư 45B
8

×