Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Chương VI tổ CHỨC PHỤC vụ kỹ THUẬT CHO HOẠT ĐỘNG xây lắp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.3 KB, 14 trang )

Chương VI TỔ CHỨC PHỤC VỤ KỸ THUẬT CHO HOẠT ĐỘNG XÂY LẮP
6.1. CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT XÂY DỰNG
6.1.1 Khái niệm

+ Cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành xây dựng: Cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành xây dựng
là sản phẩm của ngành công nghiệp VLXD và của các ngành khác có liên quan đến hoạt động
của ngành XDCB. Cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành xây dựng nói chung và XDGT phụ thuộc
trực tiếp từ năng lực, trình độ phát triển lực lượng sản xuất của đất nước, đặc biệt từ ngành công
nghiệp VLXD (như sản xuất xi măng), cơ khí luyện kim, khai thác chế biến gỗ. Vì vậy, những
tiến bộ và sự phát triển của các cơ sở vật chất của ngành xây dựng có ảnh hưởng trực tiếp đến
hoạt động cung ứng vật tư kỹ thuật của các doanh nghiệp XDGT.
+ Cơ sở vật chất kỹ thuật của các doanh nghiệp xây dựng:
Cơ sở vật chất kỹ thuật của các doanh nghiệp xây dựng là hệ thống các cơ sở khai thác, gia
công, chế tạo, sản xuất vật liệu, bán thành phẩm, chi tiết, cấu kiện... cho việc xây dựng các công
trình và các xí nghiệp sửa chữa, vận tải phục vụ các hoạt động xây lắp.
Cơ sở vật chất kỹ thuật là tiền đề kinh tế quan trọng để đẩy mạnh hoạt động xây dựng; chỉ có
làm cho nhịp điệu phát triển của cơ sở vật chất kỹ thuật vượt nhịp điệu gia tăng khối lượng công
tác xây lắp mới có thể đẩy mạnh được nhịp điệu xây dựng. Do tác động của TBKHKT, của nền
kinh tế hội nhập với khu vực và thế giới, hoạt động sản xuất xây lắp của các DNXDGT phải tuân
thủ các quy trình có tính phổ biến của khu vực và thế giới. Do đó khi phát triển và hoàn thiện cơ
sở vật chất kỹ thuật của các doanh nghiệp xây dựng, cần có sự phù hợp và hoà nhập về tiêu
chuẩn trong sản xuất sản phẩm.
6.1.2.
xây dựng

Nguyên

tắc

phát


triển



sở

vật

chất

kỹ

thuật

của

Phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật của xây dựng cần tuân theo các nguyên tắc:
+ Cần hình thành mạng lưới cơ sở SXVLXD tập trung, thống nhất phát triển kịp và vượt
nhịp điệu xây lắp.
+ Xác định cho được các nhu cầu VLXD theo từng loại chủ yếu và năng lực cần thiết bổ sung để
sản xuất. Biện pháp để tiến hành là sửa chữa, hiện đại hoá và mở rộng năng lực sản xuất để đạt được
yêu cầu cần thiết theo số lượng, chất lượng và chủng loại, đồng thời phải luôn tính đến yếu tố (sự
phát triển) động và phong phú của sản xuất. Để thoả mãn được yêu cầu phát triển, phải có kế hoạch
dài hạn về xây dựng, biết các tuyến đường, các dự án có công trình sẽ xây dựng trong các vùng cụ
thể của đất nước. Xác định và nắm được năng lực của các xí nghiệp hiện tại, nơi nào sẽ bố trí cơ sở,
xí nghiệp mới. Nắm được các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cần thiết khác như: suất vốn đầu tư, giá thành
vận chuyển và khai thác...
+ Tăng cường ứng dụng các kết cấu tiến bộ và áp dụng vật liệu mới có hiệu quả.
+ Thường xuyên xem xét, trang bị lại kỹ thuật cho các tổ chức xây dựng bằng máy móc, thiết
bị có năng suất.



+ Tăng cường sửa chữa tập trung máy thi công (phải tôn trọng nguyên tắc quản lý theo
ngành và lãnh thổ) khi lập dự án phát triển các cơ sở sản xuất; tức là phải tính đến chuyên môn
và hợp tác, liên kết liên doanh trong ngoài ngành giữa các cơ sở của các Bộ khác và địa phương,
sao cho đạt được hiệu quả cuối cùng cao nhất.
+ Bố trí các cơ sở vật chất kỹ thuật có thể phục vụ cho nhiều vùng (liên vùng) là những
doanh nghiệp của ngành hoặc phục vụ cho một vùng là doanh nghiệp của TCT, thậm chí có xí
nghiệp chỉ phục vụ cho một công trình; sau khi xong, công trình cần được hoàn thiện để duy trì
hoạt động thường xuyên, nhưng phải tính đến diện hoạt động thay đổi. Trong XDGT, cần bố trí
các xí nghiệp và chọn các mỏ vật liệu gần mạng lưới giao thông để giảm chi phí vận chuyển, cần
kết hợp thật tối ưu các cơ sở cố định và di động. Khuynh hướng phổ biến và quan trọng để hoàn
thiện tổ chức phục vụ kỹ thuật là giải phóng các tổ chức xây lắp khỏi hoạt động này. Điều này
chỉ có thể giải quyết có hiệu quả ở phạm vi ngành, nghĩa là phải tính đến tập trung, chuyên môn
và hợp tác hoá giữa các đơn vị trên phạm vi toàn ngành. Cần chú ý xác định năng lực của các cơ
sở sản xuất vật liệu, cấu kiện và phải dựa trên việc sử dụng quỹ thời gian lớn nhất khi khai thác
máy móc thiết bị, tức là theo chế độ (2 hay 3 ca).


Cơ sở vật chất kỹ thuật của xây dựng
Các ngành công nghiệp
Công
nghiệp
VLXD

Chế
tạo
thép

Chế

tạo
dụng
cụ,
thiết bị

Các tỉnh
và thành phố
CN
VLXD
địa
phương

Công
nghiệp
địa
phương

Các ngành
Chế
tạo
máy
xây
dựng

Chế
tạo
máy
thiết bị

Chế

tạo
máy
móc

Các
XN và
tổ
chức
khác
có liên
quan

Bảo
dưỡng
sửa
chữa
phục
hồi

Các đối tượng xây dựng
Cơ sở vật chất kỹ thuật của các TCXD
Các
nhà
máy XN
chế
biến
SXVL
cấu
kiện


Các
cơ sở
khai
thác
cát, đá
sỏi
các
trạm

Các
cơ sở
kho
tàng
gia
công

Các
phương
tiện thiết
bị cơ
giới hóa

Các
phương
tiện vận
tải

Các đối tượng xây dựng

Các

XN
chế
tạo
dụng
cụ,
sửa
chữa


6.2. TỔ CHỨC QUẢN LÝ MÁY THI CÔNG
6.2.1. Cơ giới hoá tổng hợp các quá trình xây lắp và hiệu quả sản xuất kinh doanh của
nhà thầu

Trong nền kinh tế cạnh tranh và hội nhập, ngành XDGT thường xuyên tiếp nhận ứng dụng
các tiến bộ kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới, các nhà thầu tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ
bằng các trang thiết bị hiện đại, máy móc thi công có công suất lớn (cả về số lượng và chủng
loại). Điều này không chỉ để thực hiện các dự án lớn mà ngay cả ở các công trình nhỏ ở thị
trường xây dựng giao thông nông thôn (ở đây, các cầu nông thôn ngày nay cũng là các loại kết
cấu hiện đại được sản xuất và lắp đặt theo công nghệ mới, nhẹ, đẹp và rẻ hơn) các đơn vị thi
công cũng phải đổi mới công nghệ cho phù hợp với thị trường. Tình hình trên cho thấy những
biến đổi liên tục về lực lượng sản xuất của các nhà thầu. Nhờ vậy đã làm thay đổi các chỉ tiêu
kinh tế - kỹ thuật trong sản xuất xây dựng và mang lại hiệu quả cả cho nền kinh tế và cho doanh
nghiệp. Đó là tiết kiệm được vốn đầu tư xây dựng, rút ngắn được tiến độ thi công, hạ giá thành,
cải tiến được chất lượng, tăng năng suất lao động và thu nhập cho người lao động. Mức độ cơ
giới hoá càng cao thì chi phí máy trong giá thành càng lớn. Do đó, sử dụng hiệu quả các tài sản
cố định này là một hướng để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhà thầu, chủ động giảm
thời hạn xây dựng, giảm chi phí sản xuất và cải tiến được chất lượng xây dựng. Đối với các hợp
đồng XD của các dự án có quy mô vừa và lớn, việc đề xuất các thiết bị của nhà thầu là mối quan
tâm đối với CĐT, đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí của nhà thầu. Có nhiều giải pháp để
tăng cường máy thi công như: tự đầu tư; thuê mua, vay mua... Cần phải tính toán cân nhắc để

vừa tiết kiệm chi phí, vừa phục vụ tốt yêu cầu của sản xuất. Khi quản lý không tốt, những tổn
thất từ chi phí máy thi công sẽ tác động xấu đến hoạt động SXKD của doanh nghiệp.
Loại trừ nguyên nhân khách quan do công tác chế tạo tác động, việc trang bị không phù hợp,
bố trí diện công tác không đảm bảo, tổ chức và quản lý sản xuất tồi, không tôn trọng quy trình
khai thác và bảo dưỡng thiết bị đều làm giảm hiệu quả khai thác máy thi công. Nguyên nhân chủ
quan này, nhà thầu có thể hạn chế khắc phục được nếu chủ động nâng cao trình độ tổ chức quản
lý đầu tư và khai thác máy thi công.
6.2.2. Tổ chức khai thác máy thi công

6.2.2.1. Cơ sở lựa chọn hình thức khai thác máy thi công
Sản xuất của các DNXDGT bao gồm nhiều hoạt động khác nhau, nhưng phổ biến là các
công tác đất, bê tông, đóng cọc, lắp ráp và sản xuất VLXD và cần có nhiều loại xe máy khác
nhau. Khi lựa chọn máy móc thiết bị, cần quan tâm đến các nhân tố: có độ tin cậy, phù hợp với
nhu cầu của công việc; dễ bảo quản, vận chuyển và điều khiển. Máy móc có công suất lớn hơn
yêu cầu của công việc sẽ lãng phí, ngược lại thì dễ hỏng và chi phí bảo trì sẽ cao.
Muốn lựa chọn hình thức khai thác xe máy phải căn cứ vào đặc tính công tác xây lắp, các
hoạt động xây dựng, vị trí của công trình và quy mô của chúng; phải xác định được chế độ, thời
gian khai thác xe máy, từ đó xác định được định mức sử dụng máy, lập được kế hoạch thi công
cơ giới và vẽ được sơ đồ điều phối xe máy trong kỳ thi công.


Xác định chế độ khai thác năm của máy theo công thức:
Tkt = Tl - (Tlễ, nghỉ + Ts.chữa + bd + Tdc + T#)
Trong đó: Tl là thời gian theo lịch
T lễ, nghỉ là thời gian nghỉ lễ, chế độ
Ts.chữa + bd là thời gian máy nghỉ để bảo dưỡng, sửa chữa
Tdc là thời gian vận chuyển máy tới công trường
T# các loại thời gian khác
Tkt số lượng ca máy công tác trong năm
Xác định chi phí trong giá thành ca máy bao gồm chi phí một lần, chi phí tính theo năm và

chi phí khai thác thường xuyên.
Chi phí một lần là chi phí trước khi khai thác máy ở công trình được xác định:
C=Cvc +Ct +Cxd+C#
trong đó:
Cvc: chi phí vận chuyển máy tới công trường và vị trí khác
Ct: chi phí tháo dỡ máy
Cxd: chi phí xây dựng phụ tạm
C#: chi phí khác
Chi phí theo năm là chi phí khấu hao cơ bản và sửa chữa lớn.
Chi phí thường xuyên là chi phí sửa chữa, mua sắm phụ tùng nguyên liệu, năng lượng, vật
liệu bôi trơn, chi phí cho cán bộ quản lý và bảo quản máy. Muốn quản lý giá thành và giảm chi
phí ca máy, phải chú ý giảm các loại chi phí này.
6.2.2.2. Phân chia trách nhiệm trong khai thác máy thi công
Có thể hình thành các đơn vị thi công cơ giới độc lập hoặc trực thuộc các doanh nghiệp xây
dựng. Ngày nay ở các TCTXDGT, các máy móc hiện đại, đặc chủng, thiết bị siêu trường siêu
trọng được tập trung về các doanh nghiệp trực thuộc TCT và chuyên một cách trực tiếp thi công
các công trình, hoặc cho thuê máy theo yêu cầu của khách hàng. Hình thức này có ưu điểm là tập
trung được lực lượng cán bộ và công nhân lành nghề, tận dụng được các cơ sở vật chất, dễ triển
khai thực hiện áp dụng TBKT và tích luỹ được kinh nghiệm quản lý.
Trường hợp máy thi công trực thuộc các doanh nghiệp xây dựng thì có ưu điểm là doanh
nghiệp chủ động được điều phối xe máy; nhược điểm là công tác bảo dưỡng sửa chữa bị hạn chế,
sử dụng máy tuỳ tiện, lãng phí, tuổi thọ máy thấp... Trong quan hệ với đơn vị thi công cơ giới,
mọi tính toán liên quan đến khai thác xe máy phải dựa trên khối lượng công tác được nghiệm thu
theo giá dự toán và tính đến các tỉ lệ gián tiếp cho đơn vị thi công cơ giới; tất cả phải được thể
hiện trong hợp đồng. Đơn vị có máy phải tiến hành bảo dưỡng kỹ thuật, sửa chữa và đưa máy tới
công trình sẵn sàng thi công. Muốn sửa chữa máy phải theo tiến độ đã được thông báo trước.
Đơn vị xây lắp phải đảm bảo diện công tác và chịu trách nhiệm lãnh đạo tác nghiệp chung trên


công trường; muốn xử lý, truyền tin về hoạt động của máy thi công (như hoàn thành tác nghiệp,

thực hiện quy trình) phải căn cứ vào sơ đồ tác nghiệp.
6.2.3. Tổ chức phục vụ và sửa chữa máy thi công

6.2.3.1.
thi công

Ý

nghĩa

của

hoạt

động

phục

vụ



sửa

chữa

máy

Muốn đảm bảo cho xe máy sẵn sàng về mặt kỹ thuật (đáp ứng cho thi công) phải có đội ngũ
phục vụ khai thác kỹ thuật và bảo dưỡng sửa chữa. Đó là nguồn dự trữ quan trọng để tăng thời

gian làm việc của máy, tăng sản lượng ca máy và cải tiến chất lượng thi công. Chủ động sửa
chữa dự phòng theo kế hoạch sẽ giảm được thời gian và chi phí sửa chữa.
6.2.3.2. Các hình thức bảo dưỡng và sửa chữa máy thi công
- Phục vụ khai thác. Đó là hoạt động cung cấp đảm bảo nhiên liệu cho máy hoạt động; di
chuyển máy đến công trình khác đảm bảo có đủ các dụng cụ, tạo điều kiện tốt phục vụ cho vận
hành và tiến hành trông nom bảo quản máy thi công.
- Bảo dưỡng máy thi công. Đó là các hoạt động bôi trơn, kiểm tra xem xét cơ cấu máy do thợ
điều khiển làm trước, trong và sau khi máy công tác. Chú ý mỗi máy có yêu cầu, quy trình bảo
dưỡng khai thác riêng.
- Sửa chữa thường xuyên. Nhằm kiểm tra trạng thái kỹ thuật, gia cố điều chỉnh, tăng cường
các chi tiết máy để loại bỏ các hư hỏng cục bộ; sửa chữa thường xuyên được tiến hành ở các bãi,
xưởng thợ và không tháo máy ra khỏi bệ. Các hoạt động trên đây đều chi từ vốn lưu động.
- Sửa chữa lớn (đại tu) xe máy. Là sửa chữa khôi phục toàn bộ các bộ phận chủ yếu của máy
và thay thế các bộ phận mòn nhiều nhất; sửa chữa máy cho phù hợp với các điều kiện kỹ thuật khai
thác bình thường của nó. Sửa chữa lớn chỉ tiến hành sau khi có ý kiến của hội đồng kiểm tra ở doanh
nghiệp. Thời gian giữa hai kỳ sửa chữa lớn là chu kỳ sửa chữa. Trình tự, thời gian, khối lượng lao
động cho sửa chữa phụ thuộc vào dạng máy và độ phức tạp của máy.
Máy bảo dưỡng cấp I cấu trúc không phức tạp lắm. Ví dụ: trục kéo, rơ moóc.
Máy bảo dưỡng cấp II cấu trúc tương đối phức tạp như cầu trục tháp.
Máy bảo dưỡng cấp III là máy phức tạp như máy đào đất, máy ủi.
Kết cấu của kế hoạch bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa máy gồm: kế hoạch khai thác và tiến
độ sửa chữa lớn; kế hoạch khai thác tháng và sơ đồ bảo dưỡng kỹ thuật. Muốn lập được kế hoạch
bảo dưỡng sửa chữa, phải nắm được kết cấu chu kỳ sửa chữa, định mức thời gian sửa chữa và
tình trạng của máy.
6.3. CÁC BIỆN PHÁP TỔNG HỢP CẢI TIẾN SỬ DỤNG MÁY THI CÔNG
6.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá trình độ sử dụng máy thi công

Trước hết, cần cải tiến thời gian làm việc của máy bằng cách bố trí sơ đồ vận hành hợp lý,
giảm thời gian máy không tải. Để đánh giá trình độ sử dụng thời gian làm việc của máy, sử dụng
hệ số K1:



K1 = Tt /Tk
Tt: Thời gian hoạt động thực tế của xe máy
Tk: Thời gian dự kiến kế hoạch hoạt động của máy (ca máy)
Đánh giá trình độ sử dụng năng suất của máy:
Kns = SLt/SLkh
Trong đó SLt là sản lượng thực tế của máy
SLkh là sản lượng kế hoạch của máy
Hiệu quả do nâng cao hệ số sẵn sàng kỹ thuật của máy được xác định:
∋ =Φ(K2-K1)
Trong đó: Φ là giá trị của tổ hợp máy
K1, K2 là hệ số sẵn sàng kỹ thuật trước và sau khi máy sửa chữa.
+ Các biện pháp tổng hợp cải tiến sử dụng máy thi công:
Thường xuyên cải tiến sử dụng máy thi công là một biện pháp có hiệu quả để tăng hiệu quả
SXKD của các doanh nghiệp XDGT. Cụ thể là:
Cung cấp đầy đủ tài liệu hướng dẫn khai thác, bảo quản máy, ghi chép có hệ thống các thông
tin về máy (năm chế tạo; số và ký hiệu; ngày mua và giá cả; giá trị còn lại; sơ đồ khai thác; giá
thuê; giờ vận hành có thể và thực tế; định mức tiêu hao nhiên liệu; thời gian bảo dưỡng sửa
chữa...) và có kế hoạch bồi dưỡng kèm cặp cho các đơn vị, cá nhân liên quan. Khai thác vận
hành và bảo trì xe máy có liên quan chặt chẽ với nhau, cần quan tâm sửa chữa dự phòng xe máy
theo kế hoạch và để ý tới phụ tùng thay thế; bố trí sơ đồ điều phối xe máy hợp lý trong kỳ thi
công; lựa chọn chế độ công tác hợp lý an toàn của máy, cần căn cứ vào điều kiện sản xuất và tính
năng sử dụng của từng loại máy; tăng cường tính đồng bộ của máy, thực hiện máy có nhiều tác
nghiệp hoặc máy cái có nhiều trang bị. Tổ chức lực lượng xe máy đồng bộ, thành phần cần đủ
loại để có thể phối hợp hoàn thành một quá trình sản xuất nhất định. Thường xuyên nâng cao
trình độ lãnh đạo cơ giới cho cán bộ chỉ huy và có kế hoạch nâng cao hệ thống tay nghề cho công
nhân điều khiển và sửa chữa máy thi công, kể cả người trông nom bảo quản máy móc, thiết bị và
dụng cụ trên công trường.
Khi hình thức tổ chức xây dựng có biến đổi phải thay đổi hình thức tổ chức quản lý khai thác

máy thi công; phải nâng cao trình độ tổ chức khai thác máy cho phù hợp với trình độ phát triển
sản xuất xây dựng và TBKT trong lĩnh vực SXXD. Ví dụ sơ đồ điều phối máy thi công - biểu đồ
công tác một số thiết bị của doanh nghiệp xây dựng giao thông trong năm kế hoạch.
Thời kỳ làm
việc

Các quý
TT

1
2
3

Các công trình

Cầu A
Cầu cảng X
Sân bay

I

II

III

IV

Bắt
đầu


Thiết bị cọc khoan nhồi 3. 4.04 3.7.04
Cần cẩu 5.6.04 5.7.04
Máy rải thảm 8.10.04 31.11

Kết
thúc


6.4. TỔ CHỨC CÔNG TÁC VẬN CHUYỂN
6.4.1. Ý nghĩa và các dạng vận chuyển

Hoạt động SXKD của nhà thầu phụ thuộc nhiều từ hoạt động vận tải cả về tiến độ và chi phí.
Chi phí hoạt động vận tải chiếm đến 14% giá trị công tác xây dựng và 20-25% giá thành công tác
xây lắp. Hiệu quả của công tác tổ chức vận chuyển phụ thuộc ở việc bố trí đúng đắn các cơ sở
sản xuất, chuyên môn hoá vận tải, lựa chọn đúng các dạng vận chuyển và ở trình độ sử dụng hợp
lý phương tiện vận tải, giảm khối lượng bốc dỡ, vận chuyển vòng quanh và giảm diện tích kho
bãi.
Có hai dạng vận chuyển: vận chuyển ngoài và vận chuyển nội bộ
- Vận chuyển ngoài: Là vận chuyển từ các điểm cung cấp tới kho (khu vực hoạt động) của
đơn vị xây lắp. Thông thường là vận chuyển bằng đường sắt, đường thuỷ và ô tô.
-Vận chuyển nội bộ: Là vận chuyển nội bộ (bên trong), chủ yếu bằng ô tô và các phương tiện
chạy ở cự ly ngắn dùng để đưa vật liệu cấu kiện từ kho đến các điểm tiêu dùng.
6.4.2. Các bước tổ chức vận tải

+ Xác định khối lượng vận chuyển: Nhằm xác định cường độ cần vận chuyển trong một
ngày đêm (Qnđ) ở đây:
Qnđ = (Qn/T).K
Qn là khối lượng vật liệu cần vận chuyển trung bình trong thời kỳ thi công
T là độ dài thời kỳ vận chuyển
K là hệ số không điều hoà vận chuyển

Tính Qn theo từng loại vật liệu chủ yếu.
+ Xác định địa điểm xuất và nhập hàng (tìm luồng hàng):
Cần lập bảng thể hiện khối lượng vật tư phải vận chuyển và các điểm cung cấp dưới dạng
bảng.
Nơi tiêu
dùng
Nơi cung
cấp
1
2
3
4

Công trình
A

Công trình
B

Công trình
C

Tổng cộng


Tổng cộng

Lựa chọn tính toán phương tiện vận chuyển:
• Chọn sơ bộ: Căn cứ vào mạng lưới đường cụ thể có sẵn và xét đến đặc điểm kinh tế của
từng loại vận chuyển mà quyết định trực tiếp chọn loại phương tiện cho thích hợp. Ví dụ, ở cự ly

ngắn nên dùng ô tô.
• So sánh dựa trên các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật: Là sự lựa chọn phương tiện dựa trên việc kết
hợp các yếu tố: khối lượng vận chuyển, cự ly vận chuyển, đặc điểm vùng lãnh thổ, thời kỳ xây
dựng, trạng thái giao thông và điều kiện xếp dỡ. Chỉ tiêu chủ yếu để quyết định là giá thành vận
chuyển một tấn hàng.
Cvc = ( C1 +C2+C3+C4)/Qn
Trong đó:
C1 là chi phí một lần (như xây dựng đường, chi phí vận chuyển đến nơi xây dựng và các
công trình phục vụ khai thác đường
C2 chi phí khai thác, bảo quản các loại động cơ
C3 chi phí bốc xếp
C4 chi phí phụ tùng
Qn là khối lượng vận chuyển trong kỳ kế hoạch.
• Tính toán số phương tiện vận tải:
Xác định khả năng lưu thông của đường (xác định chu kỳ quay vòng phương tiện):
Tck = Tx + 2L/Vtb + Td
Trong đó: Tx, Td là thời gian xếp và dỡ hàng
L là cự ly vận chuyển trung bình
Vtb là tốc độ trung bình của phương tiện
Xác định Tck là căn cứ để xác định số phương tiện, đồng thời còn xác định khả năng đáp ứng
các yêu cầu kỹ thuật khác. Ví dụ thời gian cho phép vận chuyển bê tông nhựa nóng...
Tính số lượng ô tô
Nôtô = (Q. Tck)/T.q
Trong đó: Q là khối lượng hàng hoá cần vận chuyển
T là thời gian làm việc của phương tiện trong ngày
q là trọng tải có ích của phương tiện
Tck là thời gian quay vòng phương tiện
Tính số ô tô bình quân tại trạm xe.



Ntb = Nôtô/K
K là hệ số sử dụng trạm xe
+ Tổ chức vận chuyển:
• Đối với đường sắt:
Yêu cầu phải giải phóng toa xe nhanh nhờ tăng cường cơ giới hoá bốc dỡ, tăng cường chạy
tàu có tải, tổ chức tàu chạy suốt (không thay lập đoàn tàu).
• Đối với ô tô:
Cần nâng cao chất lượng của hợp đồng quan hệ giữa đơn vị xây lắp và đơn vị vận tải. Tối ưu
hoá kế hoạch vận chuyển và cấu trúc phương tiện vận chuyển cho phù hợp nhu cầu phong phú
của chủng loại sản phẩm.
Thường xuyên cải tiến kế hoạch tác nghiệp, chọn phương tiện hợp lý, sơ đồ vận chuyển tối
ưu, bố trí hợp lý các cơ sở khai thác, sản xuất, gia công và loại đường vận chuyển kinh tế nhất.
6.5. TỔ CHỨC CUNG ỨNG VẬT TƯ KỸ THUẬT CHO XÂY DỰNG
6.5.1. Vị trí, nhiệm vụ cung ứng vật tư kỹ thuật cho xây dựng

XDGT chỉ có thể tiến hành được khi có sự cung cấp, đảm bảo được các đầu vào (đối tượng
lao động) cho các quá trình tạo ra sản phẩm xây dựng.
Cung cấp VTKT là một trong những khâu quan trọng nhất của hoạt động xây dựng. Tổ chức
tốt cung ứng VTKT sẽ góp phần cải tiến được các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật trong hoạt động kinh
doanh của nhà thầu, vì chi phí vật tư là yếu tố chủ yếu cấu tạo nên giá thành công trình (chiếm
tới 70-80% giá thành công tác xây lắp). Muốn giảm được chi phí vật liệu phải tổ chức hợp lý
việc cung cấp VTKT; ngược lại sẽ gây tổn thất chi phí vật tư, làm tăng giá thành công trình. Mối
quan hệ ảnh hưởng của các nhân tố tới chi phí vật liệu được thể hiện:
Khoản mục vật liệu

Giá vật liệu
Sử dụng và tiết kiệm số lượng vật liệu
Tổ chức vận chuyển, bảo quản vật liệu
Sử dụng các vật liệu hiệu quả


Yêu cầu đặt ra đối với hoạt động mua sắm VTKT là: Phải thực hiện đúng hợp đồng, đúng
giá, đúng nơi, đúng chủng loại, đúng chất lượng và đáp ứng kịp tiến độ xây lắp.


Trong xí nghiệp XDGT, cung ứng VTKT phải giải quyết được các nhiệm vụ sau đây:
+ Xác định đủ nhu cầu vật tư trong kỳ kế hoạch, tìm hiểu khả năng và thiết lập các hợp đồng
với từng nhà cung cấp nhằm đáp ứng yêu cầu VTKT cho xây lắp các công trình. Muốn vậy phải
căn cứ vào kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp và nhu cầu của các thầu phụ, khối lượng công
tác xây lắp bằng hiện vật, các bản vẽ thi công và các dự toán; các định mức sản xuất, tiêu hao vật
liệu và giá; các thông tin về khai thác, liên kết để khai thác vật liệu địa phương tại vùng lãnh thổ
như: cự ly vận chuyển, khả năng sản xuất, giá thành khai thác và dịch vụ khác. Người thiết kế
đưa ra bản liệt kê danh sách nguyên vật liệu và phải được kiểm tra chặt chẽ để đảm bảo độ chính
xác. Danh sách thiết bị và nguyên vật liệu là cơ sở cho các hoạt động mua sắm. Đối với các dự
án lớn, việc mua sắm phải phù hợp với trình tự triển khai dự án và được cụ thể hoá bằng các biểu
đồ. Hầu hết các thông tin về các nhà cung cấp máy móc thiết bị và vật liệu thường là do các
TVTK cung cấp, vì chính họ là người đặt ra các yêu cầu, tiêu chuẩn về nguyên vật liệu đối với
dự án; ngoài ra có thể tìm thấy các thông tin về nhà cung cấp trên các kênh quảng cáo, tạp chí
thương mại hoặc trong triển lãm, ở hội chợ và từ các hiệp hội. Nhu cầu vật liệu cho doanh nghiệp
XDGT, ngoài xây lắp, còn có nhiều nhu cầu khác, thể hiện:
Qvl = Qxl + Qdt + Qbptbkt +Qsc
Trong đó:
Qvl: - nhu cầu vật liệu của đơn vị xây lắp trong kỳ kế hoạch;
Qxl - nhu cầu vật liệu cho công tác xây lắp;
Qdt - nhu cầu vật liệu cho dự trữ;
Qbptbkt - nhu cầu vật liệu cho ứng dụng các biện pháp tiến bộ kỹ thuật;
Qsc - nhu cầu vật liệu cho công tác sửa chữa các tài sản cố định.
Cần tính toán cho từng loại vật liệu; đối với vật liệu khai thác tại chỗ hoặc mua tại vùng lãnh
thổ, không cần nhu cầu dự trữ.
Nhu cầu vật tư xác định được, có thể giảm nếu áp dụng các biện pháp sử dụng có hiệu quả
vật liệu như tập hợp được các sáng kiến của quần chúng. Căn cứ vào nhu cầu trên, tiến hành đàm

phán với người cung cấp; xác định khối lượng vật liệu và khoảng cách mỗi đợt cung cấp.
+ Xây dựng được định mức dự trữ hợp lý cho sản xuất.
Xác định vật tư dự trữ cho sản xuất phải căn cứ vào cường độ tiêu hao vật liệu trong một
ngày đêm, tình hình cung cấp trước đây, khả năng lỡ hẹn. Xác định vật tư dự trữ không chính xác
thì hoặc là bị ngừng sản xuất (nếu dự trữ thiếu), hoặc khê đọng vốn nếu dự trữ quá mức. Có 3
loại dự trữ: dự trữ thường xuyên, dự trữ bảo hiểm và dự trữ chuẩn bị.
● Dự trữ thường xuyên là lượng vật tư cần thiết để đảm bảo thi công liên tục trong thời gian
giữa hai kỳ cung cấp cách nhau theo hợp đồng.
Dtx =Vnđ. Ttx
Dtx - lượng vật tư dự trữ thường xuyên
Vnđ - lượng vật tư tiêu hao bình quân trong một ngày đêm


Ttx - thời gian dự trữ thường xuyên (khoảng cách giữa 2 kỳ cung cấp).
● Dự trữ bảo hiểm là lượng vật liệu cần thiết để đảm bảo thi công liên tục trong trường hợp
có khó khăn về vận chuyển, người cung cấp lỡ hẹn.
Dbh =Vnđ. Tbh
Dbh - lượng dự trữ bảo hiểm
Vnđ - lượng vật tư tiêu hao bình quân trong một ngày đêm
Tbh - thời gian dự trữ bảo hiểm, thường lấy theo kinh nghiệm.
● Dự trữ chuẩn bị là lượng vật liệu cần thiết để đảm bảo cho thi công liên tục trong trường
hợp có một loại vật liệu nào đó trước khi sử dụng phải có một thời gian sơ chế như ngâm tẩm,
sơn mạ…
Dcb =Vnđ. Tcb
Dcb là lượng vật liệu dự trữ chuẩn bị
Vnđ là lượng vật tư tiêu hao bình quân trong một ngày đêm
Tcb là thời gian dự trữ chuẩn bị, tuỳ thuộc vào loại vật liệu cụ thể mà quy định.
Dsx = Dtx + Dbh + Dcb
Dsx = Vnđ(Ttx + Tbh + Tcb)
Lượng dữ trữ thường xuyên luôn biến động.

Lượng dự trữ vật tư lớn nhất là:
Dmax = Dtx + Dbh + Dcb
Lượng dự trữ vật tư nhỏ nhất là: Dmin = Dbh + Dcb
+ Tổ chức tốt công tác kho bãi và vận chuyển vật liệu tới công trình.
Tổ chức kho bãi nhằm để nghiệm thu, bốc dỡ, phân bổ, giữ gìn bảo quản vật liệu. Cần xác
định được diện tích kho bãi hợp lý, xuất phát từ khối lượng vật liệu, vị trí, kích thước và cách
xếp vật liệu.
+ Tổ chức khai thác, tiếp nhận và bảo quản vật liệu. Hoạt động tác nghiệp ở kho gồm: Kiểm
tra số lượng vật liệu nhập, xem xét giá vật liệu và sắp xếp bảo quản vật liệu theo quy trình. Nếu
tổ chức kho bãi không hợp lý sẽ phát sinh tăng chi phí lao động, tốn kém thời gian tác nghiệp tại
kho và lãng phí vật liệu.
+ Theo dõi kiểm tra, đảm bảo vật liệu theo tiến độ thi công và biến động chi phí. Sản xuất
xây lắp luôn biến động, tiến độ thi công luôn đòi hỏi cung cấp phải kịp thời theo trình tự thi
công; cung cấp phải đồng bộ, đủ, kịp thời cho sản xuất. Ngược lại, không theo trình tự có thể dẫn
tới phá huỷ công nghệ và tổn thất cho hoạt động xây dựng.
+ Kiểm tra thực hiện định mức tiêu hao vật tư, thu hồi vật liệu thừa và phế liệu, xử lý vật liệu
tồn kho.
6.5.2. Tổ chức kho bãi


+ Ý nghĩa của kho bãi: Chức năng của kho bãi là để nghiệm thu, cất chứa, bảo quản vật liệu.
Các loại kho bãi phải được bố trí thích hợp để tiến hành thuận lợi việc xếp dỡ vật liệu khi chở
đến và chở đi; vận chuyển vật liệu trong nội bộ kho; bảo quản tốt các vật liệu đã nhập kho. Tổ
chức đúng đắn kho bãi sẽ giảm được vận chuyển vòng quanh, tiết kiệm được chi phí vận chuyển;
ngược lại bố trí kho bãi không hợp lý sẽ làm tăng giá thành xây lắp.
+ Phân loại kho bãi:
- Phân theo vị trí bao gồm:
● Kho trung gian (kho trung chuyển) được bố trí ở nơi có sự thay đổi hình thức và phương
tiện vận chuyển. Nên hạn chế loại kho này vì nó chỉ phát sinh tăng thêm chi phí trung gian như
bốc dỡ, bảo quản và xây dựng.

● Kho trung tâm để cất chứa, bảo quản nhiều chủng loại vật liệu, dụng cụ dùng cho nhiều
điểm thi công.
● Kho công trình dùng để tập kết bảo quản vật liệu có khối lượng lớn, dùng trực tiếp cho công
trình như: cát, đá, cấu kiện bê tông. Cần xác định chính xác khối lượng vật liệu sẽ phải đưa đến công
trình.
● Kho của các xưởng gia công dùng để cất chứa nguyên vật liệu, cũng như bảo quản thành
phẩm có liên quan đến hoạt động của xưởng.
- Phân theo hình thức bảo quản bao gồm:
● Kho lộ thiên: Nhằm để bảo quản vật liệu không chịu ảnh hưởng của thời tiết, loại kho này
chỉ cần gia cố nền, bãi, ví dụ để bảo quản cát, đá, sỏi. Khi cần tăng sức chứa của kho chỉ cần xây
thêm tường bao.
● Kho bán lộ thiên: Là loại kho có mái che để bảo quản vật liệu, kết cấu không chịu ảnh
hưởng trực tiếp của mưa nắng như bảo quản gỗ.
● Kho kín và kho chuyên dùng: Để bảo quản các loại vật liệu quý và chuyên dùng như nhiên
liệu, xi măng. Xác định chính xác khối lượng vật liệu và phân loại cho phù hợp với các kiểu kho
bãi là biện pháp chủ động, có hiệu quả để giảm chi phí vật tư.
+ Tính toán diện tích kho bãi:
Tính diện tích có ích của kho bãi:
S1 = Q/P
Trong đó:
Q - khối lượng vật liệu cất chứa tại kho bãi.
P - lượng vật liệu trên 1m2.
Diện tích tính đến diện tích phụ, như đường đi trong kho được tính theo:
S2 = α.S1(m2)
Trong đó:
S1 - diện tích có ích;p


α - hệ số sử dụng mặt bằng.
Tính được diện tích kho, phải xác định chiều dài tuyến bốc xếp, lựa chọn kiểu kho xây dựng

cho phù hợp với yêu cầu bảo quản vật liệu.
+ Tổ chức bảo quản vật tư
Cần sắp xếp vật tư theo hàng, theo lối; sắp xếp đồng bộ vật tư; xếp theo thời gian sử dụng
trước, sau và theo tính chất vật liệu. Thực hiện tổ chức hạch toán nghiệp vụ kho: cân đong chính
xác, ghi chép theo chế độ kế toán quy định và thường xuyên kiểm tra, đối chiếu, kiểm kê định kỳ
theo chế độ.



×