Tải bản đầy đủ (.docx) (65 trang)

Báo cáo thực tập tốt nghiệp đề tài trạm thu phí tại cảng hàng không quốc tế đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.04 MB, 65 trang )

BẢNG ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP
Họ và tên sinh viên

:

Lớp

:

10DT3

Cơ quan thực tập

:

Trung tâm dịch vụ kỹ thuật Hàng không Đà Nẵng
Đội kỹ thuật

Cán bộ hướng dẫn

:

Ths. NGUYỄN HỒNG VINH

Thời gian thực tập

:

30/09/2014 đến 07/11/2014

I.



ĐÁNH GIÁ VỀ CÁC PHẨM CHẤT CỦA SINH VIÊN THỰC TẬP
Các phẩm chất

Tốt

Khá

Trung bình

Yếu

Thông minh, khả năng sáng tạo
Khả năng thực hành
Khả năng tổ chức, lãnh đạo
Tính thân thiện, năng động
Hoài bão, khát vọng
II.

ĐÁNH GIÁ VỀ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP

A- Các công việc của sinh viên làm
trong đợt thực tập

Tốt

Khá

Trung bình


Yếu

Tốt

Khá

Trung bình

Yếu

Tự tiếp xúc tìm kiếm địa điểm thực tập
Khả năng làm việc nhóm
Giờ giấc làm việc
Phương pháp làm việc
Khối lượng công việc
Khả năng tổng kết công việc
B- Bảng báo cáo thực tập
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Page 1


Sự chuẩn bị báo cáo
Cấu trúc bản báo cáo và cách diễn đạt
Khả năng phát triển
III.

CÁC ĐÁNH GIÁ KHÁC

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………..
Đà Nẵng, ngày….. tháng…. năm 2013
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN

(ký tên đóng dấu)

(Ký và ghi rõ họ tên)

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Page 2


………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
..……………………………………………………………………………………………
Ngày …. tháng …. Năm 2014
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
(ký và ghi họ tên)

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Page 3


TRUNG TÂM DVKT HK ĐÀ NẴNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

ĐỘI KỸ THUẬT HÀNG KHÔNG

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số:

/TTr-ĐKT

Đà Nẵng, ngày

tháng


năm 2014

TỜ TRÌNH
V/v phê duyệt kế hoạch hướng dẫn sinh viên trong thời gian thực tập

Kính gửi: Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Kỹ thuật Hàng không Đà Nẵng
- Căn cứ Công văn số 969/ĐHBK-ĐT ngày 10/9/2014 của Trường Đại Học Bách
Khoa Đà Nẵng về việc Đề nghị tiếp nhận sinh viên thực tập tốt nghiệp đã được Giám đốc
Cảng HKQT Đà Nẵng phê duyệt.
Đội Kỹ thuật Hàng không kính trình Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Kỹ thuật Hàng
không Đà Nẵng phê duyệt kế hoạch hướng dẫn sinh viên trong thời gian thực tập, cụ thể
như sau:
1. Hướng dẫn Phần Lý thuyết:
Thời gian

Nội dung

Địa điểm

Nắm bắt nội quy, quy định của đơn vị, công
Ngày
30/9/2014
tác tổ chức nhân sự, thiết bị bảo đảm kỹ
-03/10/2014
thuật

Đội Kỹ thuật
Hàng không

Ngày

08/10/2014

06- Giới thiệu về Trạm thu phí, tổng đài, mạng
cáp thông tin liên lạc Cảng HK Đà Nẵng

Đội Kỹ thuật
Hàng không

Ngày
13/10/2014

09- Giới thiệu về hệ thống đèn tín hiệu và nguồn
điện dự phòng

Đội Kỹ thuật
Hàng không

Ngày
17/10/2014

14- Giới thiệu về hệ thống thông tin, dẫn đường,
khí tượng Hàng không

Đội Kỹ thuật
Hàng không

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Page 4



2. Hướng dẫn Phần Thực hành:
Trong thời gian còn lại từ ngày: 20/10/2014 đến 07/11/2014, các sinh viên nắm bắt
công việc thực tế tại các tổ thuộc Đội Kỹ thuật HK, Đội Khai thác thông tin và viết báo
cáo thực tập (Có kế hoạch hướng dẫn chi tiết kèm theo).
Đội Kỹ thuật Hàng không kính trình Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Kỹ thuật Hàng
không Đà Nẵng phê duyệt.
Trân trọng ./.
Nơi nhận:

ĐỘI TRƯỞNG

- Như trên;
- SV thực tập;
- Các Tổ thuộc Đội;
- Lưu ĐKT.
Nguyễn Chiến

PHỤ LỤC
KẾ HOẠCH HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC TẬP
(Kèm theo tờ trình số:

/TTr-ĐKT ngày

/

/2014 của Đội Kỹ thuật Hàng không)

A/ PHẦN LÝ THUYẾT:
Thời gian


Nội dung hướng dẫn
Cán bộ hướng dẫn
Địa điểm
- Nắm bắt nội quy, quy định
của đơn vị, công tác tổ chức
nhân sự, thiết bị bảo đảm kỹ
Ngày
thuật
Đội Kỹ thuật
30/9/2014
Nguyễn Hồng Vinh
- Tìm hiểu mô hình làm việc
Hàng không
-03/10/2014
tại Cảng HKQT Đà Nẵng; Viết
mô hình làm việc tại Cảng
HKQT Đà Nẵng.
Giới thiệu về trạm thu phí,
Ngày
06- tổng đài, mạng cáp thông tin Nguyễn Xuân Kiên Đội Kỹ thuật
08/10/2014
Hàng không
Phạm Xuân Hiệu
liên lạc Cảng HKQT Đà Nẵng
Ngày
09- Giới thiệu về hệ thống đèn tín
Lê Ngọc Tuyến
Đội Kỹ thuật
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP


Page 5


13/10/2014

hiệu và nguồn điện dự phòng

Nguyễn Thế Phiệt

Hàng không

Giới thiệu về hệ thống thông Nguyễn Hồng Vinh
Ngày
14- tin, dẫn đường, khí tượng
Đội Kỹ thuật
Nguyễn
Hoàng
17/10/2014
Hàng không
Hàng không
Duy Phú

B/ PHẦN THỰC HÀNH:
Thời gian

Nội dung hướng dẫn

Cán bộ hướng dẫn


Thực hành về trạm thu phí,
Ngày
20- tổng đài, mạng cáp thông tin Nguyễn Xuân Kiên
21/10/2014
Phạm Xuân Hiệu
liên lạc Cảng HKQT Đà Nẵng
Ngày
22- Thực hành về hệ thống đèn tín
hiệu và nguồn điện dự phòng
23/10/2014

Lê Ngọc Tuyến
Nguyễn Thế Phiệt

Địa điểm
Đội Kỹ thuật
Hàng không
và thiết bị
Đội Kỹ thuật
Hàng không
và thiết bị

Thực hành về hệ thống thông Nguyễn Hồng Vinh Đội Kỹ thuật
Ngày
24- tin, dẫn đường,khí tượng
Hàng không
Nguyễn Hoàng
27/10/2014
Hàngkhông
và thiết bị

Duy Phú
C/ PHẦN HƯỚNG DẪN LÀM BÁO CÁO:
- Xây dựng đề tài trên cơ sở
các vấn đề đã nghiên cứu các
phần mềm, thiết bị điện, điện
tử tại Cảng HKQT Đà Nẵng.

Ngày 28/10Đội Kỹ thuật
- Viết báo cáo về các thiết bị Nguyễn Hồng Vinh
07/11/2014
Hàng không
điện, điện tử tại Cảng HKQT
Đà Nẵng.
- Hoàn thiện đề tài để nhận xét
báo cáo.
GHI CHÚ:
Thứ 7, Chủ Nhật: nghỉ.

LỜI CẢM ƠN
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Page 6


Kính gửi:

Ban Giám Đốc Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng
Trung Tâm Dịch vụ Kỹ thuật Hàng không Đà Nẵng
Đội Kỹ thuật Hàng không


Kính gửi:

Trường đại học Bách Khoa Đà Nẵng
Khoa Điện tử viễn thông

Lời đầu tiên chúng em xin chân thành cảm ơn đến ban Giám Đốc Cảng Hàng
không Quốc tế Đà Nẵng, Trung Tâm Dịch vụ Kỹ thuật Hàng không Đà Nẵng cùng toàn
thể các anh trong Đội Kỹ thuật trực thuộc Trung Tâm Dịch vụ Kỹ thuật Hàng không –
Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho chúng em trong
suốt thời gian thực tập tại cơ quan. Tuy thời gian thực tập gần 2 tháng nhưng nhờ sự tận
tâm chỉ bảo, hướng dẫn của các anh trong Đội Kỹ thuật, cán bộ hướng dẫn ThS.Nguyễn
Hồng Vinh giúp chúng em hiểu biết thêm nhiều về các thiết bị điện tử-viễn thông, hệ
thống đèn, điện, khí tượng,… phục vụ trong ngành Hàng không tại Cảng Hàng không
Quốc tế Đà Nẵng để hoàn thành tốt bài báo cáo này. Không những thế, được tiếp xúc với
môi trường làm việc thực tế chuyên nghiệp tác phong kỷ luật nghiêm chỉnh là bài học
quý báu đi theo chúng em trên con đường sau này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Khoa Điện tử viễn thông, giáo viên
hướng dẫn KS.Vũ Vân Thanh đã chỉ bảo tận tình trong quá trình thực tập và hoàn thành
báo cáo.
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng báo cáo thực tập này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu
thập và kết quả phân tích trong báo cáo là trung thực, không sao chép từ bất cứ đề tài
nghiên cứu khoa học nào.
Ngày …. tháng …. Năm 2014
SINH VIÊN THỰC HIỆN (ký và ghi họ tên)
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Đề tài: Trạm thu phí tại Cảng Hàng Không Quốc Tế Đà Nẵng.
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Page 7



MỤC LỤC
BẢNG ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP

1

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

3

LỊCH THỰC TẬP

4

LỜI CẢM ƠN

7

MỤC LỤC

8

MỞ ĐẦU

10

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN CƠ QUAN THỰC TẬP

10


CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU CÁC HỆ THỐNG KỸ THUẬT SỬ DỤNG TẠI CƠ
QUAN THỰC TẬP
17
2.1 Giới thiệu

18

2.2 Tổng đài nội bộ

18

2.2.1 Tổng đài Hicom 350H

18

2.2.2 Tổng đài 4000 V5

20

2.3 Hệ thống đèn đêm tại Cảng hàng không
2.3.1 Giới thiệu:

22
22

2.3.2 Các hệ thống đèn đêm

22


2.3.2.1 Hệ thống đèn tiếp cận

22

2.3.2.2 Hệ thống đèn thềm

23

2.3.2.3 Hệ thống đèn giới hạn

24

2.3.2.4 Hệ thống đèn đường cất hạ cánh

24

2.3.2.5 Hệ thống đèn đường lăn

25

2.3.2.6 Hệ thống đèn PAPI, đèn chớp

26

2.4 Nguồn điện dự phòng

27

2.5 Giới thiệu về hệ thống thông tin, dẫn đường Hàng không
2.5.1 Giới thiệu

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

28
28

Page 8


2.5.2 Đài dẫn đường vô hướng NDB

28

2.5.3 Hoạt động đài dẫn đường NDB

29

2.5.4 Hệ thống dẫn đường hạ cánh chính xác IL

31

2.5.4.1 Giới thiệu

31

2.5.4.2 Chức năng thành phần của hệ thống ILS

31

2.5.4.3 Hệ thống đài xác định hướng Localizer (LOC)


32

2.5.4.4 Hệ thống đài xác định tầm Glide Path (GP)

32

2.5.4.5 Thiết bị đo khoảng cách DME
2.6

33

Hệ thống thu phí tự động

34

2.7 Kết luận

34

CHƯƠNG 3: HỆ THỐNG TRẠM THU PHÍ TẠI CẢNG HÀNG KHÔNG QUỐC
TẾ ĐÀ NẴNG
34
3.1 TỔNG QUAN TROẠN THU PHÍ

34

3.2 Hệ thống thiết bị thu phí làn xe

38


3.2.1 Sơ đồ hệ thống thiết bị làn xe

38

3.2.2 Thiết bị thu phí làn xe và chức năng mỗi loại

38

3.3 Các sự cố thường gặp

45

3.3.1 Sự cố tại phòng SERVER

45

3.3.2 Sự cố tại trạm thu phí

50

3.4 Kết luận

59

KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC SAU QUÁ TRÌNH THỰC TẬP TẠI CƠ QUAN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

60
60


MỞ ĐẦU

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Page 9


Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của đất nước ngành hàng không Việt
Nam cũng có những bước phát triển mạnh mẽ với số lượng hành khách nội địa và
quốc tế tăng qua từng năm. Với việc ngành hàng không Việt Nam là một thành viên
của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế ( ICAO ) và không ngừng được đầu tư cả
về máy bay lẫn trang thiết bị hàng không, ngành hàng không Việt Nam ngày càng lớn
mạnh và trở thành ngành mũi nhọn trong chiến lược phát triển nước nhà. Với sự phát
triển của ngành hàng không, cũng giúp hình ảnh đát nước Việt Nam đến gần hơn với
bạn bè quốc tế.
Cảng Hàng không Quốc Tế Ðà Nẵng là một cơ quan trực thuộc Tổng Công ty
Cảng Hàng không Việt Nam, Bộ Giao Thông Vận tải. Cảng Hàng không Quốc tế Ðà
Nẵng ngày càng thể hiện vị thế của mình là một trong ba cảng Hàng không hàng đầu
đất nước với việc góp phần thúc đẩy sự phát triển của miền Trung nói chung và thành
phố Ðà Nẵng nói riêng.
Với mục đích tạo cơ hội cho sinh viên trước khi tốt nghiệp được tiếp cận với môi
trường làm việc chuyên nghiệp cùng những trang thiết bị thực tế tại các cơ quan,
Khoa Ðiện Tử - Viễn Thông, Trường đại học Bách Khoa Đà Nẵng phối hợp cùng với
Cảng Hàng không Quốc tế Ðà Nẵng đã tạo điều kiện cho sinh viên được thực tập tại
công ty. Trong quá trình thực tập, với sự giúp đỡ nhiệt tình từ phía công ty, đặc biệt là
các cán bộ đang công tác trong Trung tâm Dịch vụ Kỹ thuật Hàng không Ðà Nẵng–
Cảng Hàng không Quốc Tế Ðà Nẵng, chúng em đã thu được những kinh nghiệm thực
tế quý báu sẽ giúp ích rất nhiều cho bản thân trong quá trình làm việc sau này.
Bố cục trình bày của bài báo cáo này được bố trí thành 3 chương sẽ được giới thiệu
chi tiết ở các phần dưới.


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN CƠ QUAN THỰC TẬP
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Page 10




Giới thiệu chung cơ quan thực tập



Tổng Công ty Cảng Hàng Không Việt Nam

Giới thiệu chung
Tên giao dịch quốc tế: Airports Corporation of Vietnam
Tên viết tắt:
Trụ sở chính:

ACV
58 Trường Sơn - Phường 2 - Quận Tân Bình – Tp.Hồ Chí Minh.

Điện thoại:

(84-8)

38.485.383

Fax:


(84-8)

38.445.127

Website:


Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam được thành lập theo Quyết định

số 238/QĐ-BGTVT ngày 08/2/2012 của Bộ Giao thông Vận tải, trên cơ sở hợp nhất
Tổng công ty Cảng hàng không miền Bắc, Tổng công ty Cảng hàng không miền Trung
và Tổng công ty Cảng hàng không miền Nam.
ACV là doanh nghiệp có quy mô khai thác vận chuyển, quản lí đầu tư xây dựng cơ
sở hạ tầng hàng không lớn nhất cả nước, hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực với 9 công ty
con, công ty liên kết, liên doanh. ACV trực tiếp khai thác 22 Cảng hàng không, bao gồm
08 Cảng hàng không Quốc tế: Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Phú Bài, Cam Ranh,
Chu Lai, Phú Quốc, Cần Thơ và 14 Cảng hàng không địa phương .


Mục tiêu hoạt động
Phát triển ACV là Doanh nghiệp có trình độ công nghệ, quản lý hiện đại và

chuyên môn hóa cao. Kinh doanh đa ngành, trong đó đầu tư, xây dựng, quản lý và khai
thác cảng hàng không – sân bay là ngành kinh doanh chính, gắn kết chặt chẽ giữa sản
xuất, kinh doanh với khoa học công nghệ, nghiên cứu và đào tạo, có sự tham gia của
nhiều thành phần kinh tế, góp phần xây dựng nghành công nghiệp Việt Nam phát triển
bền vững, có khả năng cạnh tranh, hội nhập kinh tế quốc tế hiệu quả và đảm bảo an ninh
an toàn hàng không, an ninh quốc phòng, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của
các địa phương và đất nước.

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Page 11


Ngành nghề kinh doanh chính:
• Đầu tư và quản lý vốn đầu tư, trực tiếp sản xuất kinh doanh tại cảng
hàng không, sân bay.


Đầu tư, khai thác kết cấu hạ tầng, trang bị, thiết bị cảng hàng không, sân
bay. Xây dựng, tư vấn xây dựng, sửa chữa, bảo trì, lắp đặt các công trình
xây dựng, các trang thiết bị, điện, điện tử, cơ khí chuyên ngành, công trình
dân dụng.



Cung ứng dịch vụ bảo đảm an ninh, an toàn hàng không, bảo dưỡng tàu
bay, phụ tùng, thiết bị hàng không và các trang thiết bị kỹ thuật khác.
Cung ứng các dịch vụ kỹ thuật, dịch vụ khoa học, công nghệ trong nước và
ngoài nước và các dịch vụ tại nhà ga hành khách, ga hàng hóa, dịch vụ
thương nghiệp, bán hàng miễn thuế, các dịch vụ phục vụ sân đỗ tại các
cảng hàng không, sân bay, các dịch vụ hàng không, dịch vụ công cộng
khác tại cảng hàng không, sân bay.



Dịch vụ kinh doanh vận tải hành khách, hàng hóa, kho hàng hóa, giao
nhận hàng hóa, nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ.




Xuất nhập khẩu, mua bán vật tư, phụ tùng, thiết bị hàng không.



Cung ứng xăng dầu, mỡ hàng không (bao gồm nhiên liệu, dầu mỡ bôi trơn
và các chất lỏng chuyên dùng) và xăng dầu khác tại cảng hàng không, sân
bay.





Cảng Hàng không Quốc Tế Đà Nẵng

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Page 12


Hinh 1.1: Cảng Hàng Không Quốc tế Đà Nẵng



Tên tiếng anh: DaNang International Airport (DIA)
Địa chỉ: Phường Hòa Thuận Tây, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng.




Điện thoại: (84-511)3.823.397 - (84-511)3.823.393
Fax : (84-511)3.823.393



ICAO : VVDN
Mã cảng hàng không (code IATA): DAD




Nhà ga hành khách: 36.600 m2
Đường cất hạ cánh (Runway): 2 đường cất hạ cánh.




Năng lực: 6 triệu khách/năm
Giờ phục vụ: 24/24



Cấp cảng sân bay: 4E và sân bay quân sự cấp I.

Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng - một trong ba cảng hàng không quốc tế nhộn
nhịp nhất tại Việt Nam sau Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài và Cảng hàng không Quốc
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Page 13



tế Tân Sơn Nhất. Là cảng hàng không chủ đạo phục vụ nhu cầu giao thông hàng không
quốc tế và nội địa cho thành phố Đà Nẵng và các tỉnh thành lân cận. Đây là điểm đi- đến
của hơn 100 chuyến bay trong nước và quốc tế với khoảng 10.000 lượt khách thông qua
mỗi ngày. Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng nằm ở quận Hải Châu, cách Trung tâm
thành phố Đà Nẵng 1 km về phía đông, giao thông rất thuận tiện.
Với vị trí địa lý nằm ở vị trí trung lộ của Việt Nam, Đà Nẵng là điểm trung chuyển
lý tưởng cho các đường bay quốc tế Đông- Tây (A1, A901) và Bắc Nam (W1) qua lãnh
thổ Việt Nam. Đà Nẵng hiện đóng vai trò chuyển tiếp quan trọng cho các tuyến bay quốc
nội từ Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đi các tỉnh khu vực miền Trung, nối hai đầu đất
nước với các địa phương xa xôi, đồng thời là cửa ngõ hàng không quốc tế lớn nhất tại
miền Trung Việt Nam.
Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng có hai đường băng cất hạ cánh, được trang bị
hệ thống đèn tín hiệu, các hệ thống phù trợ dẫn đường và hạ cánh chính xác (ILS,
DVOR\DME, NDB), các hệ thống radar sơ cấp- thứ cấp hiện đại, các hệ thống quan trắc
và phát tin dự báo khí tượng tiên tiến, hệ thống thường trực khẩn nguy, các hệ thống phục
vụ sân đỗ hiện đại… có khả năng phục vụ các loại máy bay thương mại cỡ lớn như
Boeing 747, Boeing 777, AN-124, MD-11… cất hạ cánh trong mọi điều kiện thời tiết.
Cảng hàng không Quốc tế Đà Nẵng có 2 đường cất hạ cánh song song (35R-17L
và 35L-17R), 2 tim đường CHC cách nhau 214m.


Trung tâm dịch vụ kỹ thuật hàng không Đà Nẵng


Tên giao dịch Quốc Tế: DANANG Avation Technical Services Center



Tên viết tắt: DNATS




Trụ sở chính: Cảng Hàng không Quốc Tế Đà Nẵng, Q.Hải Châu,
TP. Đà Nẵng.



Điện Thoại: (+84) 5113 614 638




Fax: (+84) 5113 614 638

Email:

Chức năng và nhiệm vụ


Chức năng:

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Page 14




Thực hiện các chức năng do Giám đốc CHKQTĐN giao trong lĩnh vực đảm

bảo kỹ thuật, bảo trì, bảo dưỡng các trang thiết bị: Thiết bị điều hành bay, các
phương tiện hoạt động trên khu bay, thiết bị nhà ga, thiết bị điện – nguồn dự
phòng, thiết bị thông tin liên lạc và truyền dẫn, thiết bị khác liên quan đến dịch
vụ kỹ thuật hàng không tại CHKQTĐN.



Thực hiện cung ứng các dịch vụ: thông tin, dẫn đường, giám sát hàng không,
nguồn điện (nguồn điện chính và dự phòng) phục vụ hoạt động bay. Tư vấn
thiết kế kỹ thuật sản xuất, thi công lắp đặt, hiệu chỉnh các công trình điện, điện
tử, các dịch vụ viễn thông và các dịch vụ khoa học kỹ thuật theo yêu cầu tại
CHKQTĐN



Làm đại lý cho các nhà sản xuất phụ tùng thiết bị và tổ chức thực hiện các dịch
vụ kỹ thuật theo ủy quyền của nhà sản xuất, khi được Giám đốc CHKQTĐN
giao.



Thực hiện việc quản lý giấy phép sử dụng tần số, thiết bị phát sóng vô tuyến
điện tại CHKQTĐN.



Tư vấn và hỗ trợ về chuyên môn liên quan cho các cảng hàng không trong khu
vực theo phân cấp hoặc yêu cầu của TCTCHKVN.




Thực hiện các chức năng khác do Giám đốc CHKQTĐN phân công.



Nhiệm vụ:



Lập và thực hiện kế hoạch bảo dưỡng định kỳ trang thiết bị kỹ thuật theo phân
cấp tại CHKQTĐN và các Cảng hàng không khu vực miền Trung (CHKQT
Phú Bài, CHK Chu Lai, CHK Phù Cát, CHK Pleiku).



Quản lý, khai thác hệ thống trang thiết bị kỹ thuật: Thông tin liên lạc, dẫn
đường, máy ghi âm 16 kênh, hệ thống đèn đường cất hạ cánh, điều hành bay,

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Page 15


nguồn điện (chính và dự phòng) cho trang thiết bị lắp đặt ở khu bay, điều hành
bay 24/24 giờ và hoạt động của CHKQTĐN.


Sửa chữa và khắc phục các tình trạng hư hỏng, sự cố bất thường của trang thiết
bị kỹ thuật theo phân cấp của TCTCHKVN tại CHKQTĐN và các Cảng hàng
không khu vực miền Trung.




Thực hiện công tác kiểm tra và hiệu chuẩn trang thiết bị dẫn đường hàng
không theo kế hoạch bay hiệu chuẩn hàng năm và theo phân cấp của
TCTCHKVN, tại CHKQTĐN và các CHK khu vực miền Trung.



Chủ trì xây dựng kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa trang thiết bị kỹ thuật. Tham
gia thưc hiện công tác mua sắm trang thiết bị kỹ thuật, vật tư dự phòng hàng
năm, các dự án mua sắm, xây lắp liên quan đến trang thiết bị kỹ thuật chuyên
ngành hàng không theo phân cấp của TCTCHKVN tại CHKQTĐN và các
Cảng hàng không khu vực miền Trung.



Tham gia biên soạn các tài liệu vận hành khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa, lắp
đặt, hiệu chỉnh hệ thống kỹ thuật, trang thiết bị thông tin liên lạc, dẫn đường,
giám sát hàng không.



Thực hiện các thủ tục về việc xin cấp giấy phép sử dụng tầ số, quản lý giấy cấp
phép và gia hạn giấy phép sử dụng tần số, thiết bị phát sóng vô tuyến điện tại
CHKQTĐN.



Tổ chức cung cấp các dịch vụ kỹ thuật như: Sản xuất, lắp đặt, bảo trì, sửa chữa

các trang thiết bị điện, điện tử, cơ khí chuyên ngành trong công trình công
nghiệp và dân dụng cho các tổ chức cá nhân có nhu cầu. Cung cấp các dịch vụ
thiết kế, tư vấn thiết kế và giám sát lắp đặt các hệ thông, trang thiết bị kỹ thuật
tại Cảng Hàng Không.



Thực hiện công tác quản lý, bảo quản xuất, nhập vật tư.

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Page 16




Hướng dẫn hỗ trợ vận hành, bảo trì, sửa chữa các hệ thống trang thiết bị kỹ
thuật hàng không tại CHKQTĐN và các Cảng hàng không khu vực miền
Trung theo phân cấp và yêu cầu của TCTCHKVN.



Tham gia đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ cho nhân viên kỹ thuật và nghiệp vụ
theo phân cấp của TCTCHKVN tại CHKQTĐN và các Cảng hàng không khu
vực miền Trung.



Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc CHKQTĐN phân công.




Cơ cấu tổ chức:

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU CÁC HỆ THỐNG KỸ THUẬT SỬ DỤNG TẠI CƠ
QUAN THỰC TẬP
2.1 Giới thiệu:
Một số hệ thống kỹ thuật hiện đang sử dụng tại sân bay sẽ được giới thiệu trong phần
này. Đó là những hệ thống Tổng đài nội bộ, hệ thống đèn tín hiệu. Hàng không, nguồn
điện dự phòng và các hệ thống thông tin dẫn đường Hàng không. Đây là các hệ thống
chuyên dụng phục vụ cho ngành Hàng không. Trong phần này chỉ giới thiệu về những
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Page 17


kiến thức cơ bản của mỗi hệ thống. Phần tìm hiểu, phân tích sẽ được thực hiện ở phần
sau.
Khi vận hành một hệ thống, để đảm bảo tính liên tục và an toàn dữ liệu cao và đặc
biệt, tại các Cảng Hàng không, chỉ cần sự gián đoạn của một hệ thống sẽ gây ra những
hậu quả hết sức nghiệm trọng, có thể nguy hiểm đến máy bay và tính mạng của rất nhiều
người. Do đó, tính dự phòng là một tính chất đặc trưng và quan trọng trong tất cả các hệ
thống tại Cảng Hàng không. Có nhiều cơ cấu dự phòng như cơ cấu dự phòng phân tải, cơ
cấu dự phòng cấp đồng bộ, dự phòng nóng, dự phòng cấp n+1… Tại Cảng Hàng không
Quốc tế Đà Nẵng, các hệ thống được thực hiện theo cơ cấu dự phòng n+1 và dự phòng
nóng. Điều này sẽ được thể hiện trong tính chất của từng hệ thống được giới thiệu ở sau.
2.2 Tổng đài nội bộ:
2.2.1 Tổng đài Hicom 350H:
Hicom 350H là hệ thống chuyển mạch toàn thông, đa dịch vụ, kỹ thuật số, thiết kế
module được chế tạo với những công nghệ tiên tiến nhất hiện nay. Hicom 350H là một

model trong họ Hicom 300H (Hicom 310H/330H/Hicom 350H).

Hình 2.1. Tổng đài Hicom 350H thực tế.
Một số tính năng cơ bản của tổng đài Hicom 350H:
• Tính năng hệ thống: Khả năng đánh số mềm dẻo, nhạc chờ và thông báo, phân cấp
phục vụ, tính cước chính xác, khả năng đồng bộ, dịch vụ thư thoại, các cấu trúc dự
phòng…
• Tính năng điện thoại viên: Phân biệt các loại cuộc gọi khác nhau bằng các tín hiệu
chuông khác nhau, trả lời các cuộc gọi cùng lúc, kiểm soát trạng thái cuộc gọi, chỉ
thị thông tin cuộc gọi chờ, hiển thị trạng thái các nhóm trung kế…
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Page 18


• Tính năng người sử dụng: mã số cá nhân, quay số, chuyển tiếp cuộc gọi, nhấc máy
hộ, báo thức, đường dây nóng, chọn trực tiếp máy lẻ, nhắn tin ngắn…
Cùng với khả năng mở rộng không hạn chế về quy mô và dịch vụ, lựa chọn hệ thống
Hicom 350H là một sự đầu được bảo toàn trong tương lai.
Cấu tạo, chức năng tổng đài Hicom 350H:
--------------------------------------------Chỉ số khe----------------------------------------->
16

19

P

S

S


D

U

3

C

H
X

31

40

46

52

58

70

H

D

L


D

Q

U

P

A

P

D

B

C

N

C

C

C

5

C


5

L

<----------ADP----------->

79

85 91 103 112 118 127

S

M

I

T

C

S

O

C

E

G


<------CCA--------->

D

Q

P

D

C

C

5

L

S

M

I

T

C

S


O

C

E

G

P
S
U
C

<--------CCB--------->

Hình 2.2. Tủ điều khiển trung tâm dự phòng nóng của tổng đài Hicom 350H
Tủ điều khiển trung tâm dự phòng nóng CCADX:
+ Hai bộ nguồn PSUC (Power Supply Unit, Control). Hai bộ nguồn này hoạt động song
song, nhờ vậy đảm bảo rằng hệ thống vẫn hoạt động tốt nếu như có sự cố ở một trong hai
bộ nguồn.
+Hai bộ điều khiển trung tâm CCA và CCB: Các bộ CCA và CCB đóng vai trò điều
khiển hoạt động và chuyển mạch toàn thông cho toàn hệ thống.CCA và CCB hoạt động
theo chế độ dự phòng nóng hot-standby, một bộ hoạt động trong khi bộ kia sẵn sàng thay
thế. Nếu ở thành phần đang hoạt động có sự cố, hệ thống tự động chuyển sang thành
phần dự phòng mà không hề làm gián đoạn mọi hoạt động của hệ thống.
+Một bộ điều khiển quản lý/ứng dụng ADP: Bộ điều khiển ADP làm nhiệm vụ giao tiếp
thiết bị quản lý với hệ thống, giao tiếp cho các ứng dụng (như là ACD server, hệ thống
tính cước, hệ thống quản trị vùng HDMS… ). ADP cũng làm nhiệm vụ lưu trữ toàn bộ dữ
liệu hệ thống.
+Tủ nguồn CABPSD: Tủ nguồn chính CABPSD làm nhiệm vụ chuyển đổi điện lưới

220V AC thành điện áp một chiều –48V DC. Điện áp –48VDC được cung cấp cho các
ngăn điều khiển, các ngăn ngoại vi của hệ thống thông qua bus nguồn chính của hệ thống.
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Page 19


+Tủ ngoại vi CABPR: Các thành phần cơ bản của mỗi tủ ngoại vi có hai bộ nguồn PSUP
giữ vai trò chuyển đổi điện áp hệ thống –48VDC thành các điện áp cần thiết cho các
thành phần trong tủ. Hai bộ PSUP hoạt động song song theo cấu hình dự phòng kép 1+1,
đảm bảo rằng tủ ngoại vi vẫn hoạt động bình thường nếu có sự cố ở một trong hai bộ
nguồn, Card thu phát báo hiệu SIUX (Signalling Interface Unit-Extended), card điều
khiển đơn vị trung kế thuê bao LTUCEX (Line Trunk Unit Controller Extended).

------------------------------------------ Chỉ số khe cắm
---------------------------------------1

2 3 3 4 4

5 6 6 7 7 8 9 9

9

5 1 7 3 9

5 1 7 3 9 5 1 7

1 1 1 1
0 0 1
3 9 5


L
P

S

T

P

S

I

U

S

U U

C

U

P

E

P


X

X

Hình 2.3. Tủ ngoại vi
2.2.2 Tổng đài 4000 V5:
Tổng đài HiPath 4000 là nền tảng cho truyền thông hội tụ IP cho các công ty từ 300
đến 100.000 người dung [5]. Điểm mạnh về tính năng và độ thuần thục của HiPath 4000
đã được minh chứng hàng ngày bởi các khách hàng đã lắp đặt hệ thống ở hơn 80 quốc gia
với hơn 12 triệu cảng. Với kiến trúc hiện đại và có thể mở rộng trong tương lại, hệ thống
hỗ trợ kiến trúc IP phân tán, mạng liên hợp phức tạp cũng như một hệ thống đơn lẻ.
Tổng đài HiPath cung cấp cho người dùng một sự hiệu quả về kinh tế, tối ưu hóa về
truyền thông , giúp doanh nghiệp tăng hiệu quả trong công việc. Giải pháp truyền thông
này bao gồm thiết bị đầu cuối , giải pháp di động, truyền thông tổng thể dựa trên tiêu
chuẩn tích hợp và tương thích với các ứng dụng thương mại và hệ thống của doanh
nghiệp.
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Page 20


Giao diện mở và các ứng dụng chuyên dụng đảm bảo sự tích hợp lạc quan trong
tiến trình kinh doanh cá nhân. Những vấn đề này có thể được kết hợp một cách tự nhiên
và được thích ứng thông minh để cắt giảm nhiều hơn Tco của bạn.
Hệ thống HiPath 4000 theo 7 nguyên tắc của chiến lược truyền thông mở và ngoài
ra là ý tưởng nền tảng truyền thông cho các công ty từ vừa đến rất lớn. với những yêu cầu
về giải pháp truyền thông hội tụ. HiPath 4000 kết hợp những thuận lợi của networking,
khả năng truy cập rào cản và sự kết nối linh hoạt điện thoại truyền thống TDM với điên
thoại IP, điện thoại di động và thiết bị không dây và các phần mềm điện thoại (soft
phone). Để đảm bảo tính an toàn dữ liệu hệ thống và tính dự phòng cao, HiPath 4000V5

được thiết kế theo cơ chế dự phòng 1+1.
Hệ thống HiPath 4000 V5 cung cấp một giải pháp lý tưởng một cơ sở hạ tầng
truyền thông cho doanh nghiệp có khả năng đáp ứng mọi yêu cầu về dung lượng cũng
như vị trí phân bổ, với cấu trúc module, hệ thống cho phép dễ dàng mở rộng các điểm
truy cập, mở rộng chi nhánh, hỗ trợ đồng thời tín hiệu tương tự, số, IP. HiPath 4000 V5 là
một giải pháp hoàn hảo cho phép sự mở rộng quy mô doanh nghiệp trong tương lai lâu
dài.

Hình 2.4. Tổng đài HiPath 4000 V5 thực tế.
2.3 Hệ thống đèn đêm tại Cảng hàng không:
2.3.1 Giới thiệu:
Hệ thống đèn tín hiệu Cảng HK QT Đà Nẵng được thiết kế dựa trên các yêu cầu
kỹ thuật trong Anex 14 của ICAO để trợ giúp cho phi công xác định vị trí đường CHC và
sân bay bằng mắt trong các điều kiện khác nhau nhất là khi ban đêm hoặc khi có thời tiết
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Page 21


xấu, trợ giúp cho các phương tiện di chuyển trên đường CHC, đường lăn, sân đỗ đồng
thời phát hiện các phương tiện xâm nhập bất ngờ vào đường CHC.
Để đạt được yêu cầu đó thì hệ thống đèn phải tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật về vị
trí lắp đặt, màu sắc ánh sáng, kiểu ánh sáng, cường độ sáng, hướng phát sáng và quan
trọng nhất phải đồng bộ với các hệ thống dẫn đường khác có trong sân bay.
Cấu hình của hệ thống đèn đêm cơ bản bao gồm:
- Hệ thống đèn tiếp cận.
- Hệ thống đèn thềm.
- Hệ thống đèn chớp.
- Hệ thống đèn đường băng.
- Hệ thống đèn giới hạn đường băng.

- Hệ thống đèn lề đường lăn, sân đỗ.
- Hệ thống đèn PAPI.
- Hệ thống đèn cột gió.
- Hệ thống đèn pha quay.
- Hệ thống biển báo tín hiệu.
- Hệ thống điều khiển từ xa.
- Hệ thống điều dòng CCR.
2.3.2 Các hệ thống đèn đêm:
2.3.2.1 Hệ thống đèn tiếp cận:
Hệ thống đèn tiếp cận được lắp ở đầu đường cất hạ cánh, màu trắng chia làm 2 phân hệ.
Phân hệ chẵn A4 và phân hệ lẻ A5 được sắp xếp xen kẽ nhau. Các đèn được cung cấp
nguồn từ bộ điều dòng CCR được điều khiển trực tiếp thay đổi dòng trên Panel điều
khiển CCR hoặc điều khiển tại màn hìnhđiều khiển xa tại đài chỉ huy. Các đèn được mắc

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Page 22


nối tiếp với nhau thông qua biến áp cách ly do đó bảo đảm hệ thống hoạt động khi có một
vài đèn bị cháy [7] [8].

Hình 2.5. Hệ thống đèn tiếp cận
Sơ đồ tổng quát hệ thống đèn tiếp cận:

Hình 2.6. Sơ đồ tổng quát hệ thống đèn tiếp cận
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Page 23



2.3.2.2 Hệ thống đèn thềm:
Hệ thống đèn thềm được đặt tại đầu đường CHC, giúp phi công xác định vị trí bắt
đầu đường băng hạ cánh, từ trên không phi công quan sát cùng với đặc điểm các đèn
khác trong hệ thống để quyết định việc hạ cách của máy bay.
Hệ thống đèn thềm nằm ngay vùng chuyển tiếp từ hệ thống đèn tiếp cận. Tương tự như
hệ thống đèn tiếp cận, hệ thống đèn thềm có thể sử dụng 2 loại đèn là đèn chìm và đèn
nổi. Hệ thống đèn thềm cảng HK QT Đà Nẵng sử dụng đèn lắp nổi.

Hình 2.7. Hệ thống đèn thềm và hình ảnh một đèn thềm nổi loại đang sử dụng.
2.3.2.3 Hệ thống đèn giới hạn:
Hệ thống đèn giới hạn nằm ở cuối đường băng để cho người phi công biết mức giới hạn
của đường bang, ra khỏi khu vực đó thì sẽ gặp nguy hiểm. Được cấp nguồn từ bộ điều
dòng CCR.

Hình 2.8. Hệ thống đèn giới hạn và hình ảnh một đèn giới hạn nổi loại đang sử dụng.
2.3.2.4 Hệ thống đèn đường cất hạ cánh:

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Page 24


Gồm hai hệ thống đèn: lề đường cất hạ cánh và tim đường cất hạ cánh. Hiện nay
tại Cảng HK QT Đà Nẵng chỉ sử dụng hệ thống đèn lề đường cất hạ cánh 35L-17R.
Hệ thống đèn lề đường cất hạ cánh giúp người lái nhận dạng đường cất hạ cánh.
Hệ thống đèn màu trắng được thiết kế theo hai loại đèn lề: đèn lề lắp chìm hoặc đèn lề lắp
nổi. Hệ thống đèn đường cất hạ cánh được giới thiệu ở hình 2.8[7] [8].
Vị trí lắp đặt:
• Hai dãy đèn song song và đối xứng với nhau qua tim đường cất hạ cánh.

• Đặt cách mép ngoài đường cất hạ cánh 3m.
• Khoảng cách hai đèn tối đa là 60m.
Tại những khoảng giao nhau giữa đường cất hạ cánh và đường lăn thì bắt buộc phải sử
dụng đèn lắp chìm như hình vẽ dưới.Hệ thống đèn đường cất hạ cánh sử dụng hai loại
đèn: đèn chìm, đèn nổi. Đèn chia làm hai phân hệ đèn chẵn và đèn lẻ được cung cấp
nguồn từ bộ điều dòng CCR.

Hình 2.9. Hệ thống đèn đường cất hạ cánh và các loại đèn chìm, nổi được sử dụng.
2.3.2.5 Hệ thống đèn đường lăn:
+ Hệ thống đèn đường lăn Cảng HK QT Đà Nẵng sử dụng hệ thống đèn lề đường lăn
LED.
+ Đèn lề đường lăn được bố trí trên cạnh của sân quay đầu đường CHC, sân chờ, sân
đỗ… và trên đường lăn không có đèn tim khai thác ban đêm.
+ Đèn lề đường lăn trên đoạn thẳng của đường lăn và đường CHC có khoảng cách dọc
đều nhau và không quá 60m. Đèn trên đường cong có khoảng cách nhỏ hơn 60m.
+ Đèn lề đường lăn trên sân chờ, sân cạnh đường CHC, sân đỗ… được bố trí với khoảng
cách dọc đều nhau không lớn hơn 60m.
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Page 25


×