Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

nghiên cứu về thị trường tiền tệ trung quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (584.71 KB, 44 trang )

TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Mục lục
Tóm tắt.........................................................................................................................................................................2
1. Giới thiệu................................................................................................................................................................ 2
Tại sao lại dùng BEER................................................................................................................................................4
2. Chính sách tỷ giá gần đây của Trung Quốc.............................................................................................................6
3. Tổng quan tài liệu....................................................................................................................................................7
4. Tỷ giá hối đoái cân bằng.........................................................................................................................................8
5. Lựa chọn biến..........................................................................................................................................................9
6. Kết quả thực tế.......................................................................................................................................................11
6.1. Kiểm định nghiệm đơn vị..............................................................................................................................12
6.2. Phương pháp đồng liên kết............................................................................................................................13
6.3. Mô hình sai số hiệu chỉnh và các phát hiện...................................................................................................15
Kiểm định tính hiệu quả của mô hình..........................................................................................................17
Sử dụng bộ lọc HP và ước lượng biên độ dao động của đồng nhân dân tệ..................................................17
7. Thảo luận...............................................................................................................................................................19
7.1. Cuộc tranh luận chính sách tỷ giá hối đoái của Trung Quốc từ quan điểm Trung Quôc và Mỹ...................20
7.2. Trình tự tự do hóa tài khoản vốn và áp dụng chế độ tỷ giá thả nổi...............................................................21
7.3. Chính sách tự do hóa tài khoản vốn và chuyển đổi đồng nhân dân tệ ở Trung Quốc hiện tại......................21
7.4. Kết quả thực nghiệm của chính sách tác động..............................................................................................22
8. Kết luận.................................................................................................................................................................24
MỞ RỘNG
1. Cơ sở lý thuyết về tỷ giá hối đoái cân bằng..........................................................................................................26
2. Các nghiên cứu mở rộng từ 2011 – 2014 về tỷ giá hối đoái của Trung Quốc......................................................26
MỞ RỘNG TẠI VIỆT NAM
1. Các nghiên cứu về tỷ giá hối đoái ở Việt Nam.....................................................................................................27
2. Sơ lược về chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam thời kì đổi mới (sau 1986)..................................................29
3. Phân tích tình hình biến động tỷ giá ở Việt Nam qua các thời kỳ.........................................................................31
4. Nhận diện định giá VND hiện nay: đang cao hay đang thấp?...............................................................................43
5. Việt Nam có nên phá giá đồng tiền?.....................................................................................................................44



1


TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Tóm tắt

“Sự can thiệp vào thị trường tiền tệ Trung Quốc đã gây ra mất cân bằng thương
mại lớn theo hướng có lợi cho Trung Quốc”. Tuy nhiên, nếu thiếu đi các ước lượng
tuyệt đối cho giá trị cân bằng trong dài hạn của đồng nhân dân tệ, thì tính xác thực
của lời khẳng định trên không thể được xác định là đúng hay sai. Bài nghiên cứu
này với mục đích đặt cuộc tranh luận về mức độ sai lệch của Đồng Nhân Dân Tệ
trong một khuôn khổ có thể quản lý được bằng cách ước lượng tỷ giá hiệu quả thực
cân bằng dài hạn của đồng tiền. Dựa trên ước lượng giá trị của tỷ giá hối đoái cân
bằng hành vi (BEER) và sử dụng kỹ thuật đồng kết hợp Johansen, tác giả kết luận
rằng Đồng Nhân Dân Tệ dao động xung quanh tỷ giá cân bằng dài hạn của nó với
biên độ nhỏ. Điều này nói lên rằng đồng tiền không phải liên tục bị định giá thấp.
Tác giả xác định rằng cung tiền, dự trữ ngoại hối của ngân hàng trung ương Trung
Quốc, và thước đo năng suất của Trung quốc là các biến quan trọng giải thích cho
giá trị cân bằng dài hạn của Đồng Nhân Dân Tệ. Một cuộc thảo luận về kết quả của
những phát hiện thực nghiệm trong bài nghiên cứu này chỉ ra chính sách tỷ giá của
Trung Quốc có thể đã đóng vai trò không quan trọng trong thặng dư thương mại
của quốc gia.
1.

Giới thiệu

Chính sách tỷ giá của Trung Quốc gần đây đã tạo ra sự bất đồng lớn giữa Cộng
Hòa Nhân Dân Trung Hoa và Mỹ. Cuộc tranh cãi này được khơi mào bởi việc giữ

cố định tỷ giá Đồng Nhân Dận Tệ so với Đồng Đô Mỹ của Trung Quốc. Kể từ việc
rớt giá của Đồng Nhân Dân Tệ năm 1994, tỷ giá tiền tệ so với Đồng Đô Mỹ hầu
như giữ nguyên cho đến giữa tháng 7/2005, và dao động trong biên độ rất hẹp ở
mức 8.11 RMB = 1 USD kể từ đó.
2


TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Trong hầu hết thời gian từ năm 1994 đến thời điểm viết bài nghiên cứu này, Mỹ
đã trải qua sự mất cân bằng thương mại đáng kể so với Trung Quốc. Sự kết hợp
giữa việc giữ tỷ giá giữa Đồng Nhân Dân Tệ và Đồng Đô Mỹ cố định cũng như
thâm hụt thương mại của Mỹ đã tạo nên tranh cãi trên quan hệ thương mại Trung Mỹ, với một số bên trung lập có ảnh hưởng lập luận rằng Trung Quốc cố ý hạ giá
đồng tiền của nó so với Đồng Đô bằng cách can thiệp vào thì trường tiền tệ. Mặc
dù mức độ chính xác của việc hạ giá của đồng tiền không được biết , ước lượng
của việc rớt giá của Đồng Nhân Dân Tệ kéo dài từ mức xấp xỉ 0% cho đến 60%
(xem, ví dụ, Coudert & Couharde, 2005).
Mặc dù có điều gì đó không chắc chắn liên quan đến sự tồn tại và quy mô của
việc hạ giá Đồng Nhân Dân Tệ, các nhà phê bình chính sách tỷ giá của Trung
Quốc khẳng định rằng việc giữ tỷ giá Đồng Nhân Dân Tệ so với Đồng Đô Mỹ ở
mức cố định đã tạo ra sự mất cân bằng thương mại có lợi cho Trung Quốc (trên
202 tỷ đô năm 2005). Trung Quốc, mặt khác, phản hồi rằng giá Đô La hiện tại so
với Đồng Nhân Dân Tệ phản ánh sự khác biệt hiệu suất giữa Mỹ và Trung Quốc,
và rằng tỷ giá Đồng Nhân Dân Tệ/Đồng Đô danh nghĩa hiện tại, nếu có, có rất ít
ảnh hưởng lên cán cân thương mại hiện tại giữa hai nước. Ngoài ra, dựa trên các
thuyết kinh tế, nó được khẳng định rằng bất cứ sự định giá chính thức Đồng Nhân
Dân Tệ nào cũng chỉ có ảnh hưởng tích cực tạm thời lên cán cân thương mại của
Mỹ với Trung Quốc (xem Higgins & Humpage, 2005).
Rõ ràng, tính xác thực của các lập luận trên xoay quanh đinh nghĩa của tỷ
giá cân bằng RMB/USD. Nếu không ước tính tỷ giá cân bằng giữa đồng Nhân dân

tệ so với USD trong dài hạn thì sự xác minh liệu RMB bị hạ giá hay tăng giá thực
sự rất khó khăn. Để giúp đặt ra cuộc tranh luận trên cơ sở có thể xử lý được, trong
bài nghiên cứu này, tác giả ước lượng tỷ giá RMB-USD cân bằng dài hạn. Ngoài
ra, tác giả sẽ thảo luận ảnh hưởng kết quả thực nghiệm của công trình này lên các
3


TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

chính sách.
Cụ thể, tác giả sử dụng cách tiếp cận tỷ giá cân bằng theo hành vi (BEER)
trong việc ước lượng tỷ giá cân bằng của Đồng Nhân Dân Tệ, sử dụng số liệu hàng
năm cho giai đoạn 1980-2004. Tác giả ước lượng BEER dựa trên phương pháp
đồng liên kết hợp lý cực đại Johansenm, định rõ mô hình sai số hiệu chỉnh, và lọc
dữ liệu bởi phương pháp lọc Hodrick- Prescott (H-P filter) để loại bỏ ảnh hưởng
ngắn hạn và ngẫu nhiên lên số liệu BEER ước lượng.
Bài nghiên cứu này được sắp xếp như sau. Phần 2 tác giả trình bày bản tóm tắt
ngắn gọn chính sách tỷ giá của Trung Quốc trong 20 năm qua. Trong phần 3, tác
giả xem xét tài liệu nghiên cứu mở rộng cho tới thời điểm hiện tại liên quan đến
việc ước lượng giá trị Đồng Nhân Dân Tệ. Phần 4 bàn về thuyết tỷ giá hối đoái cân
bằng. Trong phần 5, tác giả thảo luận sự lựa chọn biến để đưa vào mô hình tỷ giá
cân bằng dài hạn. Phần 6 giải quyết kiểm định nghiệm đơn vị của chuỗi thời gian ,
sự đồng liên kết, mô hình sai số hiệu chỉnh, và trình bày kết quả thực nghiệm.
Trong phần 7, tác giả thảo luận ảnh hưởng của chính sách từ các kết quả thực
nghiệm. Cuối cùng, phần 8, tác giả trình bày tóm tắt và vài điểm kết luận.
MỞ RỘNG: Có rất nhiều phương pháp để xác định tỷ giá cân bằng như
BEER, FEER, PPP,…Nhưng tại sao tác giả lại dùng BEER để xác định tỷ giá cân
bằng cho Trung Quốc. Vậy lí do là gì?



PPP: được dùng để dự báo tỷ giá hối đoái trong dài hạn: tốc độ tỷ giá hối
đoái hằng năm giữa đồng nội tệ và ngoại tệ sẽ bằng chênh lệch giữa tỷ lệ
lạm phát nội tệ và tỷ lệ lạm phát ngoại tệ. Tuy nhiên, PPP không được duy

-

-

trì liên tục, nguyên nhân:
Tác động của các yếu tố ảnh hưởng khác đến tỷ giá hối đoái: chênh lệch lãi
suất, mức thu nhập và các biện pháp kiểm soát của chính phủ.
Không có hàng thay thế cho hàng nhập khẩu.
4


TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

-

Hàng rào mậu dịch và hàng rào mậu dịch ẩn.
Tỷ trọng nhập lượng phi mậu dịch trong hàng hóa.
Thông tin bất cân xứng.
Các loại hàng hóa và tỷ trọng của các loại hàng hóa được đưa vào rổ hàng



hóa để tính chỉ số giá ở những quốc gia khác nhau sẽ khác nhau.
FEER : được xác lập khi mà nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng bên trong
lẫn bên ngoài, tức là khi nền kinh tế đảm bảo đầy đủ công ăn việc làm, giá
cả ổn định, đồng thời cán cân vãng lai ở mức cân bằng bền vững. Nói một

cách khác, tỷ giá cân bằng FEER được xác định dựa trên một số điều kiện
kinh tế được xác định bởi các biến số kinh tế quan trọng, còn các yếu tố
mang tính chu kì trong ngắn hạn bị loại bỏ. Đây là phương pháp xác định tỷ
giá cân bằng trong trung hạn. Là một phương pháp ước lượng, nó chỉ rõ tỷ
giá cân bằng là một hàm số của những biến số kinh tế cơ sở, được rút ra từ
những biến động kinh tế ngắn hạn, và hoàn toàn tập trung vào điều kiện
kinh tế trung và dài hạn. Nhược điểm của nó là khó khăn trong ước lượng vì
phép đo như vậy bao gồm một lượng lớn các tham số liên quan đến các tài
khoản vốn và tài khoản lưu động cũng như là các khoản nguồn vốn nội địa
và thị trường lao động. Vì vậy, kết quả được ước lượng bởi phương pháp



này trở nên khá nhạy cảm với những tham số của mô hình.
BEER: được xây dựng trên điều kiện ngang giá lãi suất thực không phòng
ngừa. Thay vì sử dụng tỷ giá danh nghĩa, các nhà nghiên cứu đã xem tỷ giá
thực đa phương như một biến số chính của mô hình. Xác định sự biến động
của tỷ giá trong ngắn hạn được xây dựng trên điều kiện ngang giá lãi suất
không phòng ngừa thực. Cách tiếp cận BEER thường được lập luận có một
số lợi thế hơn các biến thể của cách tiếp cận cân bằng bên trong lẫn bên
ngoài và đặc biệt là FEER. Ví dụ, trái ngược với FEER, Wren-Lewis (1998)
đã lập luận là một phương pháp tính toán chứ không phải là một mô hình tỷ
giá ước tính, BEER có khả năng nắm bắt tất cả các động thái có hệ thống và

5


TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

cơ bản của tỷ giá hối đoái và thông qua kiểm tra thống kê nghiêm ngặt, với

số liệu khác nhau. BEER cũng là một cách tiếp cận dễ kiểm soát để đo tỷ giá
hối đoái cân bằng, thường dựa vào một phương pháp tiếp cận phương trình
duy nhất, bằng cách sử dụng chuỗi thời gian hoặc dữ liệu bảng. Ngược lại,
ước tính FEER dựa trên thường đòi hỏi một mô hình kinh tế vĩ mô toàn diện
đa quốc gia có thể được rườm rà, mặc dù chúng cũng có thể có lợi thế về
đảm bảo nhất quán nội bộ của các ước tính.
2.

Chính sách tỷ giá gần đây của Trung Quốc

Trước năm 1978, chính sách tỷ giá của Trung Quốc hầu như được quyết định
bởi lợi ích chiến lược của quốc gia, và được hình thành trong bối cảnh căng thẳng,
môi trường khắc nghiệt của Chiến tranh lạnh mà các nhà lãnh đạo mới phải đối
mặt. Với sự khởi đầu của cải cách kinh tế ở Trung Quốc, các chức năng của thị
trường ngày càng được đánh giá cao bởi các nhà hoạch định chính sách, và từ năm
1981, một hệ thống tỷ giá hối đoái kép xuất hiện, theo đó, tỷ giá hối đoái cố định
chính thức được bổ sung với tỷ giá thị trường được xác định trong trung tâm hoán
đổi.
Năm 1988, các trung tâm hoán đổi được thành lập để các giao dịch của nhà xuất
khẩu, nhập khẩu, và các đồng tiền khác có thể được tập trung. Trước sự thành lập
của các trung tâm hoán đổi, những nhà giao dịch này trao đổi tiền tệ trên thị trường
tỷ giá phân tán.
Vào đầu những năm 1990, tỷ giá thị trường hoán đổi hạ nhanh chóng, và tỷ giá
chính thức được định giá quá cao. Năm 1994, tỷ giá chính thức bị hạ giá theo tỷ giá
hoán đổi thị trường quyết định, từ 5.8 RMB/USD lên 8.7 RMB/USD, và cơ chế tỷ
giá được định nghĩa chính thức như hệ thống thả nối có quản lý. Tỷ giá mới duy trì
hầu như ổn định cho đến 21 tháng 7, 2005, khi Trung Quốc định giá lại RMB gần
2.1% còn 8.11 RMB = 1USD và thông báo rằng nó sẽ chuyển từ cố định tỷ giá

6



TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

đồng đô đến cố định rổ tiền tệ, và cho phép sự thả nổi linh động của đồng tiền.
3.

Tổng quan tài liệu

Những bài nghiên cứu về việc ước lượng tỉ giá hối đoái cân bàng của đồng nhân
dân tệ ( RMB ) rất nhiều, tuy nhiên, những kết quả liên quan đến sự sai lệch của
đồng tiền đã được phối hợp một cách tối nhất. Trong phần tiếp theo, tác giả sẽ giới
thiệu những phát hiện của một số nghiên cứu này.
Việc nghiên cứu sự cân bằng trong dài hạn của đồng Nhân dân tệ (RMB ) có
thể được xếp thành hai loại:
Thứ nhất, một số nghiên cứu dựa trên lý thuyết sức mua tương đương (PPP).
Thứ hai, các nghiên cứu khác sử dụng cấu trúc các mô hình kinh tế dựa trên nền
tảng kinh tế. nhằm mục đích ước tính tỷ giá hối đoái cân bằng của đồng nhân dân
tệ (RMB ). Các mô hình này đi theo một loạt các khái niệm khác như: tỷ giá cân
bằng theo hành vi (BEER), tỷ giá cân bằng cơ bản (FEER), tỷ giá cân bằng vĩnh
viễn (PEER) và tỷ lệ cân bằng thực trao đổi (ERER).
Nghiên cứu sử dụng phương pháp ngang giá sức mua ( PPP ) dự toán tỷ giá
nhân dân tệ ( RMB) cân bằng bao gồm Yu Qiao (2000), Yang và Dou (2004). Cả 2
bài nghiên cứu đó chỉ ra rằng đồng Nhân dân tệ ( RMB ) không bị định giá thấp.
Funke và Rahn (2005), Coudert và Couharde (2005) sử dụng cả hai phương pháp
PPP cũng như cách tiếp cận kinh tế cơ bản trong tính toán sai lệch của đồng nhân
dân tệ. Funke và Rahn thấy không có sự định giá thấp đáng kể của đồng tiền, trong
khi Coudert và Couharde (2005) thấy rằng sai lệch 43-50% của nhân dân tệ (RMB)
đối với đồng USD. Goh và Kim (2005) thử nghiệm sai lệch của đồng nhân dân tệ
bằng phương pháp sử dụng nền tảng kinh tế và phương pháp đồng tích hợp và

không thể tìm thấy bất kỳ bằng chứng về việc định giá thấp của đồng nhân dân tệ.
4.

Tỷ giá hối đoái cân bằng
7


TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Việc mô tả rõ ràng các phương pháp của việc ước tính tỷ giá cân bằng là rất hữu
hiệu cho các phân tích tiếp theo.
Tác giả bắt đầu với một cuộc thảo luận về tỷ giá hối đoái cân bằng cơ bản
(FEER ). FEER vừa là một định nghĩa cho tỷ giá thực vừa là một phương pháp ước
lượng. Về khái niệm, các FEER đề cập rằng tỷ giá cân bằng dài hạn là phù hợp với
trạng thái cân bằng kinh tế vĩ mô bên ngoài và nội tại (Williamson, 1994). Là
phương pháp ước lượng, nó xác định tỷ lệ cân bằng như một chức năng của biến số
kinh tế cơ bản, tóm tắt từ những biến động kinh tế ngắn hạn, và hoàn toàn tập trung
vào các điều kiện kinh tế trung hạn và dài hạn. Điểm yếu của nó nằm trong những
khó khăn về đo lường, bởi vì đánh giá như trên liên quan đến một số lượng lớn các
thông số có liên quan đến các tài khoản vãng lai và tài khoản vốn cũng như thị
trường vốn và lao động trong nước. Theo đó, kết quả ước lượng bằng cách sử dụng
phương pháp này trở nên nhạy cảm với các thông số của mô hình.
Tỉ giá hối đoái cân bằng hành vi, cách tiếp cận BEER, không ước lượng tỷ giá
cân bằng thực tế bình quân hàng loạt, nhưng nó cố gắng ước tính sai lệch của một
đồng tiền như là sự khác biệt giữa tỷ giá ước tính theo phương pháp FEER và tỷ
giá hối đoái thực tế quan sát (xem Clark & MacDonald, 1999).
Tỷ giá hối đoái cân bằng hành vi của nhân dân tệ:
Trong bài báo này, phương pháp BEER sử dụng một mô hình dạng rút gọn của
yếu tố cơ bản để xác định tỷ giá cân bằng. Dạng rút gọn được quy định như sau: tỷ
giá thực hiệu quả của nhân dân tệ (REER), tỷ giá thương mại (tot), giá tương đối

của hàng hóa ngoại thương đối với hàng hóa phi ngoại thương (hiệu ứng BalassaSamuelson, được đặt tên tnt), dự trữ ngoại hối (res), và sự thay đổi của cung tiền
(mon) như một biện pháp của chính sách tiền tệ. Ở đây, tác giả có thể thiết lập các
hành vi mô hình tỷ giá cân bằng nhân dân tệ như sau:
8


TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

SPPP<========q∗ = α + β1res + β2mon + β3tot + β4tnt + μ

(1)

Trong đó q* đại diện cho tỷ giá hối đoái thực cân bằng, và μ là sai số. Biểu thị tỷ
giá hối đoái thực tế quan sát được là qt , tác giả thiết lập mối quan hệ sau:
qt = θ(qt∗ − qt ) + εt

(2)

εt là sự nhiễu ngẫu nhiên, và θ là hệ số điều chỉnh. Như một ví dụ các biến
ngẫu nhiên, ngắn hạn có thể ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái thực tế, người ta có thể
trích dẫn trong đầu cơ (các nghiên cứu) quốc tế về đồng Nhân dân tệ trong năm
2005.
Từ (1) và (2) ta có:
qt = θα + (1 − θ)qt−1 + θβ1res + θβ2mon + θβ3tot + θβ4tnt + θμ

(3)

Một cách ngắn gọn, tác giả xác định mô hình (3) như sau:
BEER= f (mon,res,tot,tnt)
5.


(4)

Lựa chọn biến

Tác giả lựa chọn các biến cho mô hình trong bài nghiên cứu dựa trên nguyên
tắc liệu chúng có tác động tới tỉ giá cân bằng trong ngắn hạn hay dài hạn. Các biến
số trong dài hạn là những biến mà nó ảnh hưởng giá trị của tiền tệ. Những biến số
đó bao gồm tỉ giá mậu dịch, chỉ số phát triển GDP, sự phát triển của công nghệ,
mức giá, lãi suất và dòng vốn ròng. Vì có sự tồn tại của việc kiểm soát vốn tại
Trung Quốc, nên khả năng cho sự biến động của dự trữ ngoại hối trong ngắn hạn
rất nhỏ. Vì vậy, chúng ta xem xét dòng vốn thuần như một biến dài hạn ảnh hưởng
tới tỉ giá hối đoái.
Các biến số trong ngắn hạn làm cho tỷ giá hối đoái thực hiệu lực thay đổi so với
tỷ giá cân bằng. Tuy nhiên, tác động của nó lên tỷ giá hối đoái chỉ là tạm thời và nó

9


TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

không có tác động lên xu hướng dài hạn của tỷ giá hối đoái. Các biến số đặc trưng
trong ngắn hạn là các công cụ của chính sách tài chính và tiền tệ. Bây giờ chúng ta
sẽ tìm hiểu kĩ hơn về các biến ngắn hạn và dài hạn ấy:
i.

Tỷ giá thương mại: Tỷ giá thương mại được định nghĩa là tỷ số của chỉ số
giá xuất khẩu trên chỉ số giá nhập khẩu. Trong bài nghiên cứu này, biến số

ii.


này được biểu diễn ở dạng log.
Giá tương đối của hàng hóa phi ngoại thương và hàng hóa ngoại thương:
biến số này cũng có thể gọi là tỷ số giá nội tại dựa trên mô hình BalassaSamuelson. Tỷ số này biểu trưng cho sự khác biệt về hiệu suất lao động ở
các quốc gia có hàng hoá ngoại thương và phi ngoại thương. Sự gia tăng
năng suất trong khu vực ngoại thương kết hợp với sự di chuyển lao động
giữa các ngành làm tăng tiền lương trong hai lĩnh vực. Tuy nhiên dù mức giá
trong khu vực trong khu vực ngoại thương có ổn định ít hay nhiều (bởi vì cả
tiền lương và năng suất lao động đều tăng như nhau) thì ở khu vực phi
thương mại mức lương ngày càng tăng mà không có sự gia tăng về năng suất
lao động ở khu vực này và làm giá ở khu vực phi thương mại tăng.Kết quả là
tỷ số giá nội bộ giảm nghĩa là tỷ giá thực hiệu lực REER của đất nước bị
định giá thấp và ngược lại. Nó được tính bằng cách lấy CPI chia cho PPI.
Thông thường, giá cả của thị trường phi ngoại thương được thể hiện thông
qua giá cả tiêu dùng, và giá cả thị trường ngoại thương được biểu hiện qua
giá bán buôn thông qua quan sát thực nghiệm. Vì vậy, tỷ số giá nội tại được
định nghĩa bằng tỉ số của chỉ số giá tiêu dùng trong nước trên chỉ số bán
buôn hay sản xuất trong nước (Clark và MacDonald, 1999). Tuy nhiên, việc
sử dụng công thức này rất mơ hồ bởi vì có rất nhiều mặt hàng ngoại thương
trong một tập hợp nhiều hàng hóa, điều này đã hình thành nên hằng số chỉ số
giá tiêu dùng. Hơn thế nữa, ở Trung Quốc, sự kiểm soát giá cả và việc hạn

10


TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

chế tự do di cư của các công nhân giữa các khu vực khác nhau của nền kinh
tế, hiệu ứng Balassa-Samuelson có lẽ không có tác dụng. Vì vậy, ở bài
nghiên cứu này, tác giả sử dụng bình quân sản lượng đầu ra tính trên đầu

người như là một công cụ đo lường gần đúng sự thay đổi sức sản xuất ở
Trung Quốc. Biến số này cũng được thể hiện qua dạng log.
Sự chênh lệch về lãi suất: vì kiểm soát vốn, tác giả không sử dụng sự chênh

iii.

lệch lãi suất giữa Trung Quốc và phần còn lại của thế giới trong nghiên cứu
này.
Dự trữ ngoại hối: biến này đề cập đến tổng số cổ phiếu của các tài sản nước

iv.

ngoài ròng được tích lũy bởi ngân hàng trung ương của Trung Quốc, Ngân
hàng Trung Quốc. Sự gia tăng tỷ lệ sở hữu dự trữ ngoại hối có nghĩa là nhu
cầu đối với đồng nội tệ cao, dẫn đến tỷ lệ tăng giá hối đoái thực. Tác giả
biểu thị biến này là (res).
Cung tiền: Một sự gia tăng trong cung tiền sẽ là nguyên nhân dẫn đến tỷ giá

v.

hối đoái thực giảm giá, và một sự giảm cung tiền sẽ đưa đến một sự tăng giá
trong tỷ giá hối đoái thực. Trong bài nghiên cứu này, biên này được đặt là
(mon).
Lưu ý rằng tác giả sử dụng sai phân cho tất cả các biến trong mô hình ước
tính dạng “log”.
6.

Kết quả thực tế:

Trong bài nghiên cứu này tác giả sử dụng phương pháp kĩ thuật đồng liên kết

johansen’s ML( Maximum Likelihood) (Johansen 1995) để dự đoán mô hình(4).
Trước khi phân tích đồng liên kết, điều nên làm bây giờ là kiểm tra xem có sự xuất
hiện của nghiệm đơn vị trong chuỗi thời gian để tránh hiện tượng hồi quy giả. Tác
giả sử dụng kiểm định Agument Diekey-fuller (ADF), để xác định xem các biến
trong mô hình (4) có ổn định ở sai phân bậc nhất hay không.

11


TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Bảng 1 Phân tích hồi quy vector Đồng liên kết

Số trong ngoặc đơn là những giá trị quan trọng.
* Dấu hiệu bác bỏ của giả thuyết ở mức ý nghĩa 1%.
6.1.

Kiểm định nghiệm đơn vị.
Có ba trường hợp trong kiểm định ADF cho mỗi chuỗi thời gian. Đầu

tiên,quá trình ngẫu nhiên bao gồm hệ số chặn (c) và xu hướng (t). Thứ hai, quá
trình ngẫu nhiên bao gồm hệ số chặn nhưng không có xu hướng. Thứ ba, quá
trình ngẫu nhiên không hệ số chặn và xu hướng. Đâu là lựa chọn của tác giả
trong bài viết này? Một cách tiếp cận thực tế đề nghị cách nhìn đồ thị của dữ liệu
về chuỗi thời gian(wang,2003). Nếu biểu đồ thể hiện một biến dễ thay đổi qua
thời gian( tăng hoặc giảm), và không có xu hướng rõ ràng, thì chuỗi thời gian
được biểu diễn tốt nhất qua mô hình thứ hai. Sau khi quan sát đồ thị của tất cả
các biến trong mô hình, tác giả sử dụng một mô hình với hệ số chặn và không có
xu hướng với một độ trễ (n = 1). Vì vậy, tác giả chọn (c, t, n) = (c, 0, 1) trong
kiểm định ADF. Các kết quả của kiểm định cho thấy rằng các biến của tỷ giá hối

đoái thực hữu hiệu, cung tiền, dự trữ ngoại hối, tỷ giá thương mại, chỉ số giá nội

12


TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

bộ lần lượt ổn định trong sai phân bậc nhất. Nói cách khác, các biến này là I(1)
hoặc tích hợp (dừng) ở cùng mức độ. Kiểm định bác bỏ giả thuyết có một
nghiệm đơn vị trong sai phân bậc nhất của mỗi biến ở mức ý nghĩa 5% (với các
biến số REER và tnt) và 1% (với các biến số res, mon, tot).
6.2.

Phương pháp đồng liên kết:
Với tất cả các chuỗi thời gian của mô hình dừng ở sai phân bậc nhất I(1), tác

giả tiến hành kiểm định tiếp liệu rằng chúng có mối quan hệ đồng kết hợp hay
không. Thứ nhất, xem xét nhạy cảm của mô hình VAR để chon độ trễ của các
biến, độ trễ tối ưu của mô hình cần phải được xác định. Trong công việc này tác
giả sử dụng Final Prediction Error (FPE), Akaike Information Criterion (AIC),
Schwarz Information (SC), Hannan-QuinnCriterion (HQ). Dựa vào những số
liệu thống kê, tác giả chọn độ trễ 3 là độ trễ tối ưu. Bảng 1 thể hiện các thống kê
Trace và Maximum-Eigen value trong mô hình VAR. Cột đầu tiên cho thấy H0,
với r = 0, r ≤ 1, r ≤ 2, r ≤ 3, hoặc r ≤ 4 đại diện cho các cấp của ma trận hệ số
trong mô hình VAR. Các bậc cho thấy số lượng các mối quan hệ đồng liên kết
giữa các biến. Cột thứ hai biểu diễn giá trị đặc trưng, cột thứ ba thì biểu diễn dấu
hiệu thống kê, và cột cuối cùng biểu diễn số liệu đặc trưng tối đa.
Tác giả kiểm định giả thuyết cho rằng r=0( không có đồng kết hợp ), với giả
thuyết ngược r=1,2,3 hoặc 4, bằng cách sử dụng số liệu thống kê riêng biệt. Dẫn
theo số liệu thông kê quan trọng trong bảng 1, tác giả bác bỏ giả thuyết và kết

luận rằng có nhiều nhất 4 mối quan hệ đồng kết hợp giữa các biến tại mức ý
nghĩa là 1%. Hơn nữa, tác giả kiểm định giả thuyết r=0( không có đồng kết hợp )
ngược lại với giả thuyết có một mối quan hệ đồng liên kết, bằng cách sử dụng
giá trị đặc trưng tối ưu. Dựa trên giá trị quan trọng (39.79), tác giả bác bỏ giả
thuyết và kết luận rằng có một mối quan hệ đồng kết hợp giữa các biến ở mức ý
nghĩa là 1%.
Bảng 2 Ước tính đồng liên kết và hệ số điều chỉnh
13


TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

* Dấu hiệu bác bỏ của giả thuyết ở mức ý nghĩa 1%.
** Dấu hiệu bác bỏ của giả thuyết ở mức ý nghĩa 5%.

Từ bảng 2 tác giả thu được kết quả phương trình về đồng kết hợp như sau:
REER= 0.859256res + 1.254370tnt – 1.178786mon + 0.337051tot + 5.508505
(5)
Vì REER là một dạng biến đổi của BEER, tác giả đề cập (5) như là (REER)
(tỷ giá thực hiệu dụng). Có thể nhìn thấy từ phương trình rằng tất cả các hệ số là
phù hợp với các lý thuyết kinh tế. Phương trình chỉ ra rằng ngoại trừ tỷ giá thương
mại, thì tất cả các biến khác của mô hình như cung tiền, dự trữ ngoại hối, thu nhập
bình quân của trung quốc thì có tác động mạnh mẽ tới tỷ giá cân bằng dài hạn. Ví
dụ, 1% tăng trong cung tiền là nguyên nhân của 1.179% đánh giá thấp giá trị tiền

14


TÀI CHÍNH QUỐC TẾ


tệ. Hơn nữa, kết quả còn chỉ ra rằng 1% tăng trong thu nhập bình quân là làm tăng
giá trị đồng nhân dân tệ là 1.25%. Ngoài ra, mỗi 1% tăng trong dự trữ ngoại hối,
đồng nhân dân tệ sẽ được đánh giá lại 0.86%. Tuy nhiên, sự tăng lên về tỷ giá
thương mại không có tác động rõ ràng đến đồng nhân dân tệ.
6.3.

Mô hình vectơ sai số hiệu chỉnh và các phát hiện:

Vì tỉ giá đống nhân dân tệ (RMB) có mối quan hệ tương thích với các nguyên
tắc cơ bản của nền kinh tế, vì thế tồn tại một mô hình vector sai số hiệu chỉnh
(VEC) diễn tả cơ chế điều chỉnh của tỉ giá từ ngắn hạn tới dài hạn. Chúng ta có thể
xác định mô hình vector sai số hiệu chỉnh như sau:
Xem xét biến k của mô hình VAR:
Yt =Π1 Tt−1 + Π2Yt−2 + ······ + ΠkYt−k + μt

(6)

Trong đó Yt là vector n chiều, μt là tham số ngẫu nhiên.
Giả sử Yt~I(1).Bằng thao tác toán học đơn giản, đơn giản (6) sẽ đưa nó trở thành
một dãng hữu dụng hơn. Đó là:
∆Yt =Γ1∆Yt−1+Γ2∆Yt−2+······Γk−1∆Yt−k+1+ΠYt−1+εt

(7)

∏= – I, Γi =

(8)

Trong đó:


Với Π=αβ’ . β là một ma trận tham số, thường được gọi là các tham số dài hạn.
Mỗi cột trong ma trận đại diện vector đồng liên kết (cointergating vector). Β = (β 1 ,
β2, ..., βr) có r vector đồng liên kết, β’. α được gọi là ma trận hệ số điều chỉnh, và I
là ma trận đơn vị. Mỗi phần tử trong α đai diện cho tốc độ điều chỉnh các sai số
hiệu chỉnh.

15


TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Yt−1∼I(1) gồm n biến hiệu chỉnh sai số.
Phép biểu diễn hiệu chỉnh sai số của hệ thống đồng tích hợp được viết như sau:
∆Yt =Γ1∆Yt−1+Γ2∆Yt−2+······Γk−1∆Yt−k+1+αβ’∆Yt−1+εt

(9)

Phương trình (9) được gọi là mô hình vector hiệu chỉnh sai số. Đó là mô hình VAR
giới hạn được thiết kế để sử dụng với chuỗi động và được gọi là đồng liên kết.
VEC có những quan hệ đồng tích hợp được xây dựng thành đặc trưng để hạn chế
tác động dài hạn của biến nội sinh nhằm tập trung vào những quan hệ tích hợp
trong khi cho phép những điều chỉnh ngắn hạn. Đồng liên kết được biết đến như
mô hình hiệu chỉnh sai số bởi vì sự chênh lệch trong dài hạn được hiệu chỉnh dần
thông qua một chuỗi các điều chỉnh ngắn hạn.
Hệ số điều chỉnh (-0.105554<0) (bảng 2) là âm, có nghĩa là tỉ giá thực được
đánh giá lại (tăng), nó sẽ được điều chỉnh giảm xuống và ngược lại. Các động lực
của mô hình sai số hiệu chỉnh buộc nó trở lại trạng thái cân bằng dài hạn. Giá trị
tuyệt đối của hệ số điều chỉnh càng lớn, tốc độ điều chỉnh càng nhanh. Nếu giá trị
tuyệt đối của hệ số điều chỉnh bằng 1, độ lệch sẽ được điều chỉnh trong vòng 1
năm. Thông qua mô hình, nếu tỉ giá thực hiệu lực đồng nhân dân tệ (RMB) giảm

xuống dưới mức cân bằng, nó sẽ được định giá lại ở tỉ lệ khoảng 10,5% một năm,
cho tới khi đạt tới giá trị cân bằng. Trong ngắn hạn, tỉ giá thực hiệu lực cũng bị ảnh
hưởng bởi các nhân tố cơ bản của nền kinh tế; lượng cung tiền và dự trữ ngoại hối
cũng có những ảnh hưởng riêng lên sự biến động của tỷ giá hối đoái. Các biến dài
hạn và ngắn hạn đều có ảnh hưởng một chiều lên tỉ giá hối đoái cân bằng. Vì vậy,
sự gia tăng trong GDP, sự gia tăng trong dự trữ ngoại hối và sự giảm trong cung
tiền sẽ dẫn dến sự gia tăng giá trị tỷ giá thực hiệu quả.
-

Kiểm định tính hiệu quả mô hình

16


TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Các số dư trong mô hình VAR (VEC) cần được kiểm tra sâu hơn để phát
hiện liệu tất cả các biến có duy trì được mối quan hệ đồng liên kết trong dài hạn
được hay không. Kết quả trong bảng 3 cho ta thấy các biến thỏa mãn các điều kiện
kiểm tra trên.

-

Sử dụng bộ lọc HP và ước lượng biên độ dao động của đồng nhân
dân tệ:

Tác giả tập trung vào ước lượng giá trị phương trình đồng tích hợp (5). Lấy
giá trị thực tế của các biến cơ bản trong (5) (res,tnt,mon,tot), để loại bỏ yếu tố ngắn
hạn và biến động ngẫu nhiên trong BEER tác giả sử dụng kĩ thuật lọc H-P, sau đó
nhận được một giá trị BEER ổn định, lâu dài nó được đặt là HPBEER như trong đồ

thị 1. So sánh với REER thực tế, chúng ta có thể quan sát thấy sự sai lệch nhỏ
trong tỷ giá hối đoái hữu hiệu của đồng Nhân dân tệ.(đồ thị 2)
Đồ thị 1 chỉ ra mối quan hệ giữa REER và BEER đã được lọc của Trung Quốc
trong giai đoạn 1980-2004. Như trong đồ cho thấy, hai đường di chuyển gần nhau,
17


TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

và mức độ khác nhau giữa hai chuỗi khá nhỏ. Giá trị dưới khoảng 5% (1993), giá
trị trên khoảng 3% (1984) (đồ thị 2)

18


TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Trong suốt những năm 1982 đến 1986, tỷ giá hối đoái thực hữu hiệu cao hơn tỷ giá
cân bằng được ước tính bằng mô hình BEER. Từ năm 1990 đến 1995, tỷ giá thực
hữu hiệu đồng Nhân dân tệ thấp hơn tỷ giá cân bằng. Kể từ năm 1995, tỷ giá hối
đoái thực hữu hiệu cao hơn tỷ giá cân bằng. Trong năm 2002, tỷ giá cân bằng lại
cao hơn. Đặc biêt kể từ năm 1999, mức độ sai lệch giữa hai tỷ giá đã giảm xuống.
Trong khoảng thời gian 2002 đến 2003, đồng nhân dân tệ lên giá. Cũng từ sau đó,
tỷ giá hối đoái nhân dân tệ dường như cũng tăng nhẹ. Tuy nhiên, theo như đồ thị 1
thì áp lực tăng giá vẫn còn tiếp tục.
7.

Thảo luận

Trong phần này, tác giả sẽ bàn về những tác động của các kết quả thực nghiệm

đối với chính sách tỷ giá của Trung Quốc. Tuy nhiên, trước khi bàn về những tác
động của chính sách này, đây là một bài học khi nhìn cuộc tranh luận chính sách tỷ

19


TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

giá của Trung quốc từ quan điểm của Mỹ và Trung Quốc.
1

Cuộc tranh luận chính sách tỉ giá hối đoái của Trung Quốc từ quan
điểm của Trung Quốc và Mỹ

Từ quan điểm của Trung Quốc, bất kì sai lệch cơ bản nào từ chính sách tỷ giá
hối đoái hiện nay đều đòi hỏi phải trả lời hai câu hỏi quan trọng mấu chốt. Thứ
nhất, liệu rằng một chế độ tiền tệ mới có cho phép một phần chính quyền Trung
Quốc linh hoạt hơn trong việc áp dụng chính sách tín dụng và chính sách tiền tệ
dựa trên thị trường hay không? Thứ hai, một chế độ tiền tệ mới có tác động gây bất
ổn lên hệ thống tài chính của đất nước và chiến lược xúc tiến xuất khẩu trong
trường hợp không phát triển tốt về thị trường tiền tệ kỳ hạn, giao ngay và hoán đổi
hay không?
Từ quan điểm của Mỹ, câu hỏi quan trọng là: Liệu Trung Quốc có thể - bằng
cách áp dụng một chính sách tỷ giá ít can thiệp và linh hoạt hơn - báo hiệu ý định
của mình trong việc chấp nhận nguyên tắc chia sẻ trách nhiệm nhằm giảm sự mất
cân bằng toàn cầu nói chung và sự mất cân bằng thương mại của Mỹ với Trung
Quốc nói riêng; do đó, liệu Trung Quốc có thể trở thành một phần trong việc mang
đến sự ổn định của kinh tế toàn cầu hay không?
Ngoài những mối quan tâm trong việc Trung Quốc đánh giá lại đồng nhân dân tệ
ngay lập tức, theo yêu cầu của Hoa Kỳ, chính quyền Trung Quốc cân nhắc đến các

vấn đề chính trị-xã hội rằng hành động như của các lực lượng đối kháng mạnh mẽ
chống lại áp lực của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc nhằm đánh giá lại đồng tiền
mạnh mẽ. Những yếu tố này bao gồm các lo ngại Trung Quốc không chống lại nổi
những mệnh lệnh nước ngoài cũng như sự suy xét nền kinh tế trong nước như đặt
20


TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

ngành nông nghiệp của nền kinh tế Trung Quốc ở một vị trí cạnh tranh bất lợi bằng
cách đánh giá lại nhân dân tệ một cách giả tạo. Hơn nữa, trình tự các chính sách,
như được mô tả dưới đây, đã tạo nên một vấn đề lớn trong cuộc tranh luận.
2

Trình tự tự do hóa tài khoản vốn và áp dụng chế độ tỷ giá thả nổi:
Một trong những vấn đề chính trong cải cách tài chính của các nền kinh tế

mới nổi là trình tự tự do hóa tài khoản vốn và chính sách tỷ giá hối đoái linh hoạt
hơn. Trình tự tự do hóa tài chính và sự cải cách hệ thống tỷ giá hối đoái được thực
hiện có thể có những hậu quả tài chính không mong muốn.
Loại bỏ kiểm soát tài khoản vốn trước khi bắt đầu một chế độ tỷ giá thả nổi
có thể thu hút dòng vốn đầu cơ chảy vào ồ ạt, gây ra áp lực lạm phát dẫn đến sự
đánh giá lại của đồng tiền gây tác động bất lợi đến sự tăng trưởng kinh tế của các
nước hàng đầu về xuất khẩu. Bằng chứng cho thấy rằng dòng vốn đầu cơ vào
Trung Quốc xảy ra rồi (Yang, 2005). Ngoài ra, việc nới lỏng kiểm soát tài khoản
vốn có thể có những hậu quả không mong muốn trong việc dịch chuyển vốn, buộc
các nhà chức trách phải phá giá đồng tiền.
Hiện nay, Chính quyền quản lý tiền tệ và tỷ giá hối đoái của Trung Quốc đầu
tiên loại bỏ sự kiểm soát vốn và sau đó áp dụng một chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi.
Bằng chứng cho thấy Trung Quốc đang đi theo trình tự cơ chế tỷ giá hối đoái linh

hoạt, tự do hóa tài khoản vốn, những thay đổi chính sách sau đây của chính quyền
Trung Quốc.
3

Chính sách tự do hóa tài khoản vốn và chuyển đổi đồng nhân dân tệ ở
Trung Quốc hiện tại
Ngày 18/3/2006 Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC), ngân hàng trung

ương Trung Quốc, đã công bố những thay đổi lớn trong chính sách kiểm soát tài
khoản vốn của Trung Quốc. PBOC cho rằng sự gia tăng mạnh trong việc nắm giữ
21


TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

dự trữ ngoại tệ (lên tới 941 tỷ $ vào cuối tháng 6, dự kiến gia tăng đến 1 ngàn tỷ $
vào cuối năm 2006) đòi hỏi những thay đổi lớn trong chính sách kiểm soát vốn.
Những thay đổi chính sách bao gồm hạn chế cổ phần tư nhân của ngoại tệ. Ví dụ,
theo quy định mới, người dân Trung Quốc có thể mua tới 20.000$ giá trị ngoại tệ,
tăng 150 % so với số tiền cho phép trước đó là 8.000$. Hơn nữa, các tổ chức ở
Trung Quốc được phép mở tài khoản ngoại tệ có gốc tại các ngân hàng thương
mại. Cuối cùng, các công ty bảo hiểm Trung Quốc hợp pháp (công ty có nhu cầu
chính đáng trong giao dịch ngoại hối) được phép đầu tư vào chứng khoán nước
ngoài, và các ngân hàng thương mại của Trung Quốc được phép đầu tư vào chứng
khoán ở nước ngoài thay mặt cho khách hàng của họ (Wu , 2006).
Cơ sở của chính quyền Trung Quốc trong việc áp dụng chính sách cụ thể
trình tự này là gì? Trung Quốc cho rằng phát triển khả thi, nghiệp vụ giao ngay và
thị trường kỳ hạn là điều kiện tiên quyết cho việc áp dụng một chế độ tỷ giá hối
đoái linh hoạt hơn.
Một thị trường tiền tệ phát triển tốt thì cần thiết cho các ngân hàng Trung

Quốc và các doanh nghiệp bảo hiểm chống lại rủi ro về tổn thất hối đoái. Trong bối
cảnh thị trường tiền tệ biến động, không có thị trường kỳ hạn và hoán đổi, các ngân
hàng và doanh nghiệp sẽ đối mặt với nhiều rủi ro tiền tệ - lập luận của chính quyền
Trung Quốc .
Nhìn vào tranh chấp chính sách tỷ giá Trung-Mỹ từ góc độ này, rõ ràng sự
khác biệt cơ bản là trình tự cải cách: Người Mỹ thích chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi
có quản lý trước khi hoàn thành tự do hóa tài khoản vốn, trong khi đó Trung Quốc
thực hiện chế độ tỷ giá thả nổi sau khi hoàn thành tự do tài khoản vốn.
4

Kết quả thực nghiệm của chính sách tác động:
22


TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Các kết quả thực nghiệm của nghiên cứu đều ủng hộ sự tự do hóa tài khoản
vốn của Trung Quốc và chính sách tỷ giá hối đoái cố định. Những phát hiện của
nghiên cứu này chỉ ra rằng sự tăng giá trị của tỷ giá hối đoái thực hiệu lực của
đồng nhân dân tệ là nhiệm vụ của tăng trường kinh tế, tăng trưởng dự trữ ngoại
hối, và giảm cung tiền giữa các biến số khác. Hiện nay tất cả các biến số đang gây
áp lực lớn cho nhân dân tệ để khôi phục lại giá trị. Thu nhập quốc gia và dự trữ
ngoại tệ đang ngày càng tăng. Sự gia tăng nhanh chóng trong việc dự trữ cổ phiếu
và các hoạt động vô hiệu hóa tiền tệ của PBOC cản trở sự tăng trưởng nhanh lượng
cung tiền tệ trong nước. Dưới những điều kiện đó, hiệu quả thực tế từ tỷ giá hối
đoái của đồng tiền chính thức được giới hạn để đánh giá cao trong vài năm tới.
Theo đó, chính sách cho phép chuyển đổi của RMB là phù hợp, cho phép các lực
lượng thị trường định giá lại đồng tiền trong trung và dài hạn.
Các phân tích cho thấy không có các sai lệch lớn liên tục của tỷ giá hối đoái
thực hiệu lực RMB/USD từ giá trị cân bằng dài hạn. Tỷ lệ thực có biên độ cộng

3% và trừ 5% của tỷ giá cân bằng dài hạn trong vòng 25 năm. Vì vậy, một sự đánh
giá lại giá trị của tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng ngắn hạn lên các biến số thực của
nền kinh tế là không có lý do. Nguyên tắc cơ bản của nền kinh tế đang đánh giá lại
đồng tiền trong dài hạn. Điều này không có nghĩa là không có phương pháp khác
để đối phó với vấn đề mất cân bằng thương mại của Mỹ trước Trung Quốc. Luôn
có sẵn các phương pháp thay thế để giải quyết những mối quan tâm của Mỹ.
Các chính sách thay thế bao gồm khuyến khích chính sách tiền tệ mở rộng ở
Trung Quốc, hạ thấp thuế quan nhập khẩu, loại bỏ trợ cấp xuất khẩu, lương cao
cho công nhân, và sự phân phối việc nắm giữ dự trữ của ngân hàng nhân dân
Trung Quốc trong cộng đồng và doang nghiệp Trung Quốc. Các cuộc thảo luận chi
tiết về các chính sách này thì nằm ngoài phạm vi nghiên cứu.
23


TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

8. Kết luận

Các kết quả thực nghiệm trong nghiên cứu này cho rằng có một sự sai lệch
nhỏ đồng Nhân Dân tệ trong suốt 25 năm qua. Các hệ số ước lượng của việc thử
nghiệm mô hình VAR cho mối quan hệ đồng liên kết thì đúng với lý thuyết kinh tế.
Cụ thể, hệ số cung tiền cho thấy mối quan hệ đối nghịch giữa cung tiền và sự thay
đổi tỷ giá hối đoái. Trong khi hệ số dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc, và sự đo
lường năng suất chỉ rõ mối quan hệ tích cực giữa các biến giải thích và tỷ giá thực
cân bằng.
Nhìn vào vấn đề theo chiều hướng tương lai, tác giả nhận thấy rằng hai biến
có thể có tác động sâu sắc đến giá trị tương lai của đồng Nhân Dân tệ. Từ mô hình
ước tính, có thể nhìn thấy rằng sự gia tăng của dự trữ ngoại hối và sự gia tăng trong
thu nhập quốc dân ở Trung Quốc có thể đóng vai trò chính cho sự định giá lại của
đồng Nhân Dân tệ trong tương lai không xa. Dựa vào những phát hiện này và cũng

dựa trên những chính sách hiện tại của Trung Quốc chuyển đổi đồng Nhân Dân tệ
một cách toàn diện, một sự định giá lại của tiền tệ có thể không cần thiết vào lúc
này. Tuy nhiên, luôn có sẵn những chính sách thay thế cho các nhà hoạch định
chính sách trong việc giải quyết sự mất cân bằng thương mại của Trung Quốc với
Mỹ. Theo đó, cuộc tranh luận về chính sách tỷ giá hối đoái của Trung Quốc cần tập
trung vào các biện pháp chính sách khác đem lại sự thay đổi mang ý nghĩa lâu dài
và cùng có lợi trong mối quan hệ thương mại Trung-Mỹ.

24


TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

MỞ RỘNG
1.

Cơ sở lý thuyết về tỷ giá hối đoái cân bằng:
Tỉ giá hối đoái cân bằng được tiếp cận qua 2 hướng chính là tương quan sức

mua (PPP) và tỉ giá hối đoái cân bằng hành vi. Chỉ số tỉ giá thực hiệu lực REER
nhằm tính toán giá trị thực của một đồng nội tệ so với một lượng ngoại tệ khác liên
quan đến tỉ trọng thương mại và chỉ số lạm phát.


Phương pháp ngang giá sức mua PPP
Thay đổi trong mức tỉ giá tương lai bằng thay đổi trong mức giá cả của 2

quốc gia. Khi quốc gia có lạm phát cao hơn quốc giá khác thì đồng tiền quốc gia
đó có xu hướng giảm giá. Và lý thuyết ngang giá sức mua sẽ dẫn đến tỉ giá hối
đoái thực cân bằng dài hạn bằng 1.



Phương pháp tỉ giá cân bằng REER
Phương pháp này được sử dụng nhằm phân tích sự biến động của tỉ giá thực

theo thời gian xây dựng trên điều kiện ngang giá lãi suất không phòng ngừa thực
( real UIP). Có nghĩa là thay vì sử dụng tỉ giá danh nghĩa, các nhà nghiên cứu sử
dụng tỉ giá thực đa phương làm biến số chính của mô hình.


Phương pháp tỉ giá cân bằng PEER

Phương pháp này bắt nguồn trực tiếp từ phương pháp tỉ giá cân bằng ngắn hạn
BEER cụ thể mỗi biến số kinh tế trong phương trình sẽ được tách thành 2 yếu tố
riêng biệt là ngắn hạn và dài hạn. Sau đó PEER chỉ xét trên các yếu tố mang tính
dài hạn.
2.

Các nghiên cứu mở rộng từ 2011 – 2014 về tỷ giá hối đoái của Trung
Quốc:
2011: You & Sarantis
Phương pháp nghiên cứu: Mô hình TABEER 12-vùng để ước
lượng tỷ giá hối đoái danh nghĩa NDT/USD.
25


×