Tải bản đầy đủ (.ppt) (37 trang)

Đổi mới dạy học nghề phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.23 KB, 37 trang )

Đổi mới dạy học
Hoạt động giáo dục nghề phổ thông lớp 11

I. Mục tiêu
a) Về kiến thức
- Phân tích được vì sao phải đổ mới dạy học? Định hư
ớng đổi mới phương pháp dạy học HĐ GDNPT.
- Phân tích được các tiền đề cho việc đổi mới phương
pháp dạy học HĐ GDNPT.
- Giải thích được bản chất và cách thực hiện các biện
pháp đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng
tích cực hóa hoạt động của học sinh;


Đổi mới dạy học
Hoạt động giáo dục nghề phổ thông lớp 11

b) Về kỹ năng
Thiết kế và thực hiện được các loại bài dạy lý thuyết
và thực hành HĐ GDNPT lớp 11 theo định hướng tích
cực hóa hoạt động của học sinh;
c) Về thái độ
ý thức được những thuận lợi, khó khăn của bản
thân trong đổi mới phương pháp dạy học bộ môn để
có biện pháp giải quyết.


Đổi mới dạy học
Hoạt động giáo dục nghề phổ thông lớp 11

II. Nội dung


1. Khái niệm.
2. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học HĐ GDNPT
3. Tiền đề đổi mới phương pháp dạy học HĐ GDNPT.
4. Nội dung đổi mới phương pháp dạy học HĐ GDNPT.
5. Một số bài soạn minh họa về đổi mới phương pháp dạy
học.
6. Kết luận.


2.1. KháI niệm
a) Phương pháp dạy học
Phương pháp dạy học là một trong những thành tố cơ bản
của quá trình dạy học và có ảnh hưởng trực tiếp đến
việc hoàn thành mục tiêu, nội dung cũng như đảm bảo
hiệu quả, chất lượng dạy học. Vậy phương pháp dạy
học là gì?
Xét về mặt hình thức, Phương pháp dạy học là cách thức,
con đường, hệ thống và trình tự các hoạt động mà
giáo viên sử dụng để tổ chức, chỉ đạo và hướng dẫn
học sinh nhằm đạt được mục tiêu dạy học đã định.


2.2. Định hướng đổi mới PPDH

2.1. Quan điểm chung về đổi mới PPDH ở trường phổ thông
a) Đổi mới PPDH phải phù hợp với xu thế chung đổi mới
PPDH của cấp học, bậc học.
b) Đổi mới PPDH phải xuất phát từ mục tiêu và hướng tới
mục tiêu, chương trình, nội dung SGK mới ở trường
phổ thông.

c) Đổi mới PPDH phải tính đến điều kiện dạy học thực tế ở
trường phổ thông.


Định hướng đổi mới PPDH
giáo dục nghề phổ thông lớp 11

2.2. Một số định hướng đổi mới PPDH Hoạt động GD nghề
phổ thông:
Là một môn học ứng dụng, Khi giảng dạy cần chú ý
một số định hướng sau:
a) Định hướng hành động
b) Định hướng tích cực và tương tác
Cụ thể:
+ HĐGDNPT là môn học có tính thực tiễn cao.
+ Tăng cường trực quan, thực hành trong mỗi giờ học.
+ GV giữ vai trò là người hướng dẫn, tổ chức cho HS thu
nhận kiến thức, hình thành kĩ năng thông qua việc tổ
chức giờ học dưới nhiều hình thức tích cực


Định hướng đổi mới PPDH
giáo dục nghề phổ thông lớp 11

Những dấu hiệu đặc trưng của các PPDH tích cực:
- Dạy học thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập
của HS;
- Dạy và học chú trọng đến việc rèn luyện phương pháp
tự học hơn là truyền thụ, tiếp thu tri thức; nghĩa là coi tri
thức là điều kiện, phương tiện cho việc rèn luyện phư

ơng pháp tự học (mục tiêu cuối cùng của dạy học).
- Tăng cường tính tự lực của cá nhân HS đồng thời chú
trọng sự hợp tác, tương tác giữa các cá nhân trong
nhóm, lớp; nghĩa là quan tâm đến mục tiêu hợp tác,
chung sống với cộng đồng.
- - Kết hợp đánh giá của GV với tự đánh giá của HS;
nghĩa là làm cho HS luôn tự ý thức được, khẳng định đư
ợc kết quả, mục tiêu hành động của mình.


Định hướng đổi mới PPDH
giáo dục nghề phổ thông lớp 11

Một số tiêu chí đánh giá tính tích cực nhận thức của HS
trong dạy HĐ GDNPT.
- Sự tập trung chú ý vào nhiệm vụ học tập.
- Khả năng định hướng nhanh vào mục tiêu học tập.
- Có các biểu hiện của sự hứng thú học tập.
- Tự giác thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Độc lập hành động.
- Hăng hái tham gia trao đổi, thảo luận; chủ động nêu vấn
đề, câu hỏi và sẵn sàng bày tỏ suy nghĩ, quan điểm của
mình.
- Khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
- Suy nghĩ và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo.


2.3. Tiền đề đổi mới phương pháp dạy học HĐGDNPT

a) Đổi mới mục tiêu môn học

Xây dựng Chuẩn kiến thức, kỹ năng HĐ GDNPT .
b) Về các mạch nội dung chính (từ lớp 4 đến lớp 12, có 11
các nghề), trong đó có một số mạch nội dung đã thực
hiện ở mức độ chuẩn bị (chưa đi sâu) từ lớp 4 đến lớp 10.
c) Quan điểm
- Quan điểm kỹ thuật tổng hợp và hướng nghiệp
- Quan điểm hiện đại, cơ bản và sát với thực tiễn Việt Nam
- Quan điểm coi trọng thực hành.


Tiền đề đổi mới phương pháp dạy học
giáo dục nghề phổ thông lớp 11

d) Hướng dẫn thực hiện:
- Về việc vận dụng chương trình theo đặc điểm địa phư
ơng và đối tượng học sinh.
- Nội dung HĐ GDNPT bao gồm các lĩnh vực liên quan
đến ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Mỗi
lĩnh vực này bao gồm nhiều ngành, nghề, nhiều công
nghệ khác nhau và mang nhiều nét đặc thù của từng
địa phương, từng vùng.
- Chương trình HĐ GDNPT chỉ đề cập đến một số nghề
phổ biến, vì vậy khi giảng dạy, GV cần vận dụng linh
hoạt cho phù hợp với điều kiện cụ thể để tăng tính khả
thi và tính hiệu quả của chương trình, đặc biệt là chọn
các nội dung thực hành cho phù hợp.


Tiền đề đổi mới phương pháp dạy học
giáo dục nghề phổ thông lớp 11


d) Hướng dẫn thực hiện:
- Về việc vận dụng chương trình theo đặc điểm địa phư
ơng và đối tượng học sinh.
- Với những quan điểm trên, chương trình HĐ GDNPT đư
ợc thiết kế để học sinh, nhà trường lựa chọn các nghề
phù hợp.
- Mỗi một nghề bao gồm những kiến thức cơ bản thuộc
các lĩnh vực có liên quan đến các nghề; một số nguyên
lí kĩ thuật và một số quy trình công nghệ chủ yếu mang
tính kĩ thuật tổng hợp, cần thiết cho HS ở thành thị
cũng như ở nông thôn.


Tiền đề đổi mới phương pháp dạy học
giáo dục nghề phổ thông lớp 11

e) Tài liệu giáo khoa HĐGNPT
- Công khai mục tiêu các bài học;
- Thực hiện yêu cầu giảm tải;
- Thể hiện tính nghề nghiệp;
- Không yêu cầu giải thích kĩ về nguyên lí mà hướng
vào thao tác thực hành, quy trình thực hành.
- - Kênh hình
- Tăng về số lượng
- Phù hợp kênh chữ


Tiền đề đổi mới phương pháp dạy học
giáo dục nghề phổ thông lớp 11


e) Tài liệu giáo khoa môn Công nghệ
- Về cấu trúc bài học trong SGK
+ Các bài học lý thuyết được thể hiện theo cấu trúc sau:
mục tiêu, nội dung, câu hỏi và bài tập, thông tin bổ
sung (nếu có).
+ Các bài thực hành: cố gắng thể hiện tính công nghệ
(quy trình/ các bước thực hành). Cấu trúc chung của
các bài thực hành gồm: mục tiêu, chuẩn bị, quy trình
thực hành, đánh giá kết quả.
- Định hướng cho đổi mới PPDH


2.4. Nội dung đổi mới phương pháp dạy học HĐ GDNPT

Quan điểm hoạt động trong PPDH có thể được triển khai
như sau:
a) Cho HS thực hiện và tập luyện những hoạt động thành
phần tương thích với nội dung và mục tiêu dạy học.
b) Gợi động cơ cho các hoạt động hay hoạt động thành
phần học tập.
c) Dẫn dắt HS chiếm lĩnh tri thức, đặc biệt là tri thức phư
ơng pháp (cách nghĩ, cách làm) như là phương tiện và
kết quả của hoạt động.
d) Phân bậc hoạt động hay phân tích hoạt động thành
các yếu tố thành phần để làm căn cứ điều khiển quá
trình dạy học.
Quan điểm này được thực hiện thông qua các biện pháp
cụ thể.



Nội dung đổi mới phương pháp dạy học HĐ GDNPT

Biện pháp 1.

Thiết kế/ xác định mục tiêu bài dạy cho người học
Có thể tham khảo cách phân chia các loại và mức độ/
thứ bậc của mục tiêu dạy học phỏng theo cách làm của
BS. Bloom
(Phụ lục: NPT)


Nội dung đổi mới phương pháp dạy học HĐ GDNPT
Biện pháp 2. Thiết kế bài dạy

a) Bài dạy lý thuyết
Bước 1:
Xác định mục tiêu bài dạy, trong đó chú ý mục tiêu kiến
thức, tham khảo bảng 5 và đối chiếu với mặt bằng trình
độ HS để quyết định thứ bậc cụ thể của mục tiêu.
Bước 2:
Xác định công việc chuẩn bị của GV và HS cho bài dạy,
có thể là các phương tiện, đồ dùng dạy học, các phiếu
học tập...


Nội dung đổi mới phương pháp dạy học HĐ GDNPT

Bước 3:
Thiết kế các hoạt động dạy học cụ thể. Đây là bước đặc

trưng nhất, trong đó cần chuyển từ cách thiết kế theo
nội dung trong SGK sang việc thiết kế theo các hoạt
động dạy học. Mỗi bài dạy có thể gồm các hoạt động
chính sau:
- Hoạt động tổ chức lớp và đặt vấn đề cho bài mới.
- Hoạt động giải quyết vấn đề (hoạt động trọng tâm này
có thể gồm nhiều hoạt động thành phần, mỗi hoạt động
thành phần cũng có thể lại được chia thành các hoạt
động nhỏ hay các hành động cụ thể).
- Hoạt động tổng kết và vận dụng những tri thức thu đư
ợc.


Nội dung đổi mới phương pháp dạy học HĐ GDNPT

Bước 4:
Hoạt động đánh giá kết quả bài dạy.
Có thể đánh gía thông qua từng hoạt động trên hoặc
một nhiệm vụ tổng hợp nào đó (câu hỏi, bài tập hoặc
liên hệ vận dụng...). Kết hợp đánh giá của GV với tự
dánh giá của HS để có những động viên kịp thời qua
từng hoạt động sẽ có tác dụng làm tăng trách nhiêm và
hứng thú học tập của HS.


Nội dung đổi mới phương pháp dạy học HĐ GDNPT

b) Bài dạy thực hành
Giai đoạn 1:
- Hướng dẫn ban đầu nhằm tạo hình ảnh, biểu tượng vận

động và chuyển chúng thành động hình vận động về
công việc cần thực hiện, gồm các hoạt động sau:
- GV nêu rõ mục tiêu cụ thể của bài học (cần hoàn thành
công việc gì? hình thành được kỹ năng gì? thời gian và
mức độ cần hoàn thành? điều kiện thực hiện? cách
đánh giá?...).
- Kiểm tra, hồi phục lại những kiến thức - kỹ năng có liên
quan đến bài thực hành, cung cấp hiểu biết và những
hướng dẫn mới cần thiết.


Nội dung đổi mới phương pháp dạy học HĐ GDNPT

b) Bài dạy thực hành
- Nêu khái quát trình tự công việc, phương tiện, cách thức
tiến hành, các thao tác, động tác chính... Có thể dùng
các biểu mẫu, sơ đồ, sản phẩm mẫu... để minh hoạ. Tuỳ
điều kiện cụ thể của bài dạy mà áp dụng một trong ba
mức độ sau:
+ Mức 1: GV nêu toàn bộ quy trình và làm mẫu, HS luyện
tập theo quy trình.
+ Mức 2: GV nêu một phần quy trình và làm mẫu, HS xây
dựng tiếp quy trình và luyện tập.
+ Mức 3: GV hướng dẫn HS xây dựng quy trình và kế
họach thực hiện.
- GV biểu diễn hành động mẫu và kiểm tra kq của gđ này.


Nội dung đổi mới phương pháp dạy học HĐ GDNPT
Biện pháp 2. Thiết kế bài dạy


Giai đoạn 2:
- Giai đoạn thực hành nhằm hình thành kỹ năng ban đầu:
Giai đoạn này được thực hiện tuỳ theo mục tiêu, nội dung
bài thực hành (đặc điểm của từng loại kỹ năng - kỹ xảo
cần luyện tập, số lượng HS tham gia, cơ sở vật chất của
lớp học...). Các hoạt động chính gồm:
- Phân chia vị trí, vật liệu, dụng cụ (theo cá nhân hoặc theo
nhóm HS).
- HS tổ chức chỗ làm việc, tái hiện, bắt chước hành động
mẫu của GV, quan sát các phương tiện trực quan hoặc
bản hướng dẫn... và luyện tập theo trình tự công việc đư
ợc giao.


Nội dung đổi mới phương pháp dạy học HĐ GDNPT

Biện pháp 2. Thiết kế bài dạy hđgdnpt
- GV theo dõi, uốn nắn, hướng dẫn thường xuyên và kiểm
tra từng bước, từng phần công việc của HS (có thể dùng
các phiếu theo dõi, bảng kê để ghi lại những kết quả
quan sát của GV đối với từng HS hoặc nhóm HS theo
các nhiệm vụ được giao để có tư liệu cụ thể cho bước
nhận xét đánh giá sau này). Đặc biệt chú ý hướng dẫn
HS tự kiểm tra và điều chỉnh hành động.


Nội dung đổi mới phương pháp dạy học HĐ GDNPT

Biện pháp 2. Thiết kế bài dạy

Giai đoạn 3 - Giai đoạn kết thúc và đánh giá; gồm các
hoạt động sau:
- GV yêu cầu HS ngừng luyện tập và tự đánh giá kết quả
(qua phiếu thực hành, bản báo cáo - thu hoạch, so sánh
và thảo luận nhóm...).
- GV đánh giá kết quả thực hành ( thông qua kết quả tự
đánh giá của HS, , báo cáo hoặc sản phẩm thực hành...)
kết hợp với quá trình theo dõi ở giai đoạn trên.
- HS thu dọn vật liệu, dụng cụ, vệ sinh lớp học.


Nội dung đổi mới phương pháp dạy học HĐ GDNPT

Biện pháp 3.
Khai thác các phương pháp, kỹ thuật dạy học theo hư
ớng tích cực hoá người học
1. Sử dụng phương tiện trực quan để tổ chức tìm tòi bộ
phận
2. Sử dụng thuật tựa lịch sử với phương pháp thuyết
trình
(quy trình)
3. Phương pháp đàm thoại gợi mở - tìm tòi
(các bước)


Nội dung đổi mới phương pháp dạy học HĐ GDNPT

Biện pháp 3.
Khai thác các phương pháp, kỹ thuật dạy học theo hư
ớng tích cực hoá người học

4. Dạy học theo dự án
a) Giáo viên cung cấp (vừa đủ) những thông tin ban đầu
có liên quan đến mục tiêu và các nhiệm vụ cho từng
nhóm HS.
b) Lập kế hoạch
c) Chọn phương án hành động
d) Thực hiện kế hoạch theo phương án đã chọn
e) Tự đánh giá của HS và đánh giá của GV


×