Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Tư tưởng HCM về đạo đức CM và nguyên tắc xây dựng chuẩn mực đạo đức CM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.38 KB, 6 trang )

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC VÀ NGUYÊN TẮC
XÂY DỰNG VÀ THỰC HÀNH ĐẠO ĐỨC:
1. Những phẩm chất đạo đức cơ bản
1.1. Trung với nước, hiếu với dân
Đây là phẩm chất đạo đức bao trùm quan trọng nhất và chi phối các phẩm chất
khác. Trung, hiếu là những khái niệm đạo đức trong xã hội phong kiến phương Đông.
Trên cơ sở kế thừa, phát triển chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam, khắc phục,
vượt qua những hạn chế của truyền thống đó, Hồ Chí Minh khẳng định trung với
nước, hiếu với dân là một trong những phẩm chất của đạo đức cách mạng Việt Nam.
Hồ Chí Minh không gạt bỏ từ ngữ “trung, hiếu” đã ăn sâu, bám rễ trong con người
Việt Nam với một ý nghĩa trách nhiệm, bổn phận của người dân, người con. Với khái
niệm cũ, Người đưa vào đây một nội dung mới, cách mạng, phản ánh đạo đức ngày
nay cao rộng hơn, không phải trung với vua và chỉ có hiếu với cha mẹ, mà “trung với
nước, hiếu với dân”.
Từ chỗ “trung với vua, hiếu với cha mẹ” chuyển thành “trung với nước, hiếu
với dân” là một sự đảo lộn trong quan niệm đạo đức truyền thống. Trước, quan là phụ
mẫu của dân, thì nay - Đảng, cán bộ, đảng viên là “đầy tớ trung thành của nhân dân”.
Theo Hồ Chí Minh, trung với nước, hiếu với dân là phải suốt đời đấu tranh cho cách
mạng, ra sức làm việc, giữ vững kỷ luật, thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng.
Hồ Chí Minh dạy rằng, hiếu với dân thì phải hoà mình với quần chúng thành một
khối, tin quần chúng, hiểu quần chúng, lắng nghe ý kiến của quần chúng, làm cho dân
tin, dân phục, dân yêu, đoàn kết quần chúng chặt chẽ xung quanh Đảng, tổ chức tuyên
truyền và động viên quần chúng hăng hái thực hiện chính sách và nghị quyết của
Đảng; phải lấy dân làm gốc, phải thực hiện dân chủ, bao nhiêu lợi ích đều vì dân.
Đảng, Nhà nước hoạt động phải gần dân, thân dân, lấy trí tuệ ở dân, học hỏi dân, phải
biết làm học trò dân mới làm được thầy học của dân. Chỉ có thực hiện được như thế
thì người cách mạng mới được dân tin yêu, cách mạng mới đi đến thành công.
1.2. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh có dạy:
“Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông,
Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc,


Người có 4 đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính,
Thiếu một mùa thì không thành trời,
1


Thiếu một phương thì không thành đất,
Thiếu một đức thì không thành người”.
Phẩm chất này gắn bó chặt chẽ với phẩm chất “trung với nước, hiếu với dân”.
Việc thực hiện phẩm chất này, đặt ra đối với tất cả mọi người, đòi hỏi mỗi người phải
lấy bản thân mình làm đối tượng điều chỉnh. Nó diễn ra hàng ngày, hàng giờ, trong
công tác, sinh hoạt. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là những khái niệm đạo
đức phương Đông, đạo đức truyền thống Việt Nam, được Hồ Chí Minh tiếp thu chọn
lọc, đưa vào những yêu cầu và nội dung mới. Người khẳng định: “Bọn phong kiến
ngày xưa nêu ra cần, kiệm, liêm, chính, nhưng không bao giờ làm mà lại bắt nhân dân
phải tuân theo để phụng sự quyền lợi cho chúng. Ngày nay ta đề ra cần, kiệm, liêm,
chính cho cán bộ thực hiện làm gương cho nhân dân theo để lợi cho nước, cho dân”.
Cần, kiệm, liêm, chính đối với cán bộ đảng viên lại càng cần thiết, bởi vì: “Cán
bộ các cơ quan, các đoàn thể, cấp cao thì quyền to, cấp thấp thì quyền nhỏ. Dù to hay
nhỏ, có quyền mà thiếu lương tâm là có dịp đục khoét, có dịp ăn của đút”. Theo Hồ
Chí Minh, càng có chức, có quyền càng cần phải cần kiệm, liêm, chính. Người viết:
“Những người trong các công sở đều có nhiều hoặc ít quyền hành. Nếu không giữ
đúng Cần, Kiệm, Liêm, Chính thì dễ trở nên hủ bại, biến thành sâu mọt của dân”.
Theo Hồ Chí Minh, cần, kiệm, liêm, chính là thước đo văn minh, tiến bộ của một dân
tộc. Người viết: “Một dân tộc biết cần, kiệm, biết liêm, là một dân tộc giàu về vật
chất, mạnh về tinh thần, là một dân tộc văn minh tiến bộ”.
Chí công, vô tư là không nghĩ đến mình trước, hưởng thụ đi sau, là “lòng mình
chỉ biết vì Đảng, vì Tổ quốc, vì đồng bào”. Hồ Chí Minh đòi hỏi, thực hành chí công
vô tư là phải “kiên quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng”.
Bởi vì, chủ nghĩa cá nhân là trái với chủ nghĩa tập thể, trái với đạo đức cách mạng.
1.3. Yêu thương con người

Xuất phát từ nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin, đặc biệt là từ thực tiễn cách
mạng, từ cuộc sống của các dân tộc bị áp bức và giai cấp cần lao, Hồ Chí Minh cho
rằng, trên đời này có hàng muôn triệu người, hàng trăm nghìn công việc nhưng có thể
chia thành hai hạng người: người Thiện và người Ác, và hai thứ việc: việc Chính và
việc Tà. Có lúc Người khái quát hai hạng người đó là hạng người đi áp bức bóc lột và
hạng người bị áp bức bóc lột. Hồ Chí Minh chỉ rõ: làm việc chính là người thiện, làm
việc tà là người ác. Cần phải thực hành chữ Bác ái. Khi trả lời các nhà báo, Người nói:
Tôi yêu nhất điều thiện và ghét nhất điều ác.

2


Quan niệm của Hồ Chí Minh về con người rất toàn diện và độc đáo. Con người
không phải thần thánh, có tốt có xấu ở trong lòng. Dù văn minh hay dã man, tốt hay
xấu, đều có tình. Chúng ta cần làm cho trong mỗi con người phần tốt nảy nở như hoa
mùa xuân và phần xấu mất dần đi.
Tình yêu thương con người ở Hồ Chí Minh không chung chung trừu tượng kiểu
tôn giáo, mà trước hết dành cho những người mất nước, người cùng khổ.
Hồ Chí Minh yêu thương con người với một tình cảm sâu sắc, vừa bao la, vừa
gần gũi, bao trùm cả cộng đồng đến từng số phận con người. Người thức tỉnh, tái tạo
lương tâm, vạch hướng đi, đánh thức những gì tốt đẹp nhất trong mỗi con người, tạo
điều kiện cho con người đứng dậy, vươn lên hoàn thành nhiệm vụ.
Hồ Chí Minh yêu thương những con người đang sống trên trái đất này. Đó là
tình yêu thương gắn liền với hành động cụ thể để mang lại cơm ăn, nước uống, trả lại
nhân phẩm cho con người.
Tình yêu thương con người ở Hồ Chí Minh vượt ra ngoài phạm vi dân tộc,
mang tính nhân loại, vừa bốn biển năm châu, vừa bốn phương vô sản. Đó chính là một
nội dung cơ bản của tinh thần quốc tế trong sáng thủy chung.
2. Những nguyên tắc cơ bản xây dựng đạo đức mới
2.1. Nói phải đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức.

Trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, Hồ Chí Minh luôn luôn nêu gương
sáng về đạo đức, Người nói ít làm nhiều, có nhiều vấn đề về đạo đức Người làm mà
không nói, phải đi sâu nghiên cứu hành vi đạo đức của Người mới thấy được bản chất
sâu xa của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.
Đối với cán bộ đảng viên Hồ Chí Minh nêu: "... Trước mặt quần chúng không
phải ta cứ viết lên trán hai chữ cộng sản mà được họ yêu mến. Quần chúng chỉ yêu
mến những người có tư cách, đạo đức muốn hướng dẫn nhân dân mình phải làm mực
thước cho người ta bắt trước”.
Trong cuốn đường cách mệnh, khi nói về tư cách người cách mệnh Hồ Chí
Minh viết: "Nói thì phải làm" "Có lòng bày vẽ cho người" hay trong tác phẩm nâng
cao đạo đức cách mạng quýet sạch chủ nghĩa cá nhân, Hồ Chí Minh yêu cầu Đảng cần
thực hiện "Đảng viên đi trước, làng nước theo sau" .
Luận điểm ấy đã khẳng định rất rõ vấn đề nêu gương có tầm quan trọng đặc biệt
trong đời sống đạo đức, nhất là đối với trách nhiệm của cán bộ, đảng viên.
Những tấm gương về đạo đức phải được hiểu theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp,
có tấm gương chung và riêng, lớn nhỏ, xa gần. Một nền đạo đức mới chỉ được xây
dựng trên một nền rộng lớn, vững chắc, những phẩm chất chuẩn mực đạo đức đã trở
thành hành vi đạo đức hàng ngày phổ biến trong toàn xã hội mà những tấm gương đạo
3


đức của những người tiêu biểu, những người tốt việc tốt có ý nghĩa thúc đẩy cho quá
trình đó.
2.2. Xây đi đôi với chống:
Theo Hồ Chí Minh trong đời sống hàng ngày cái tốt, cái xấu, đạo đức, phi đạo
đức luôn luôn đan xen lẫn nhau. Chính vì vậy vừa phải xây dựng đạo đức mới, vừa
phải chống cái phi đạo đức.
Muốn xây phải chống, chống nhằm mục đích cho xây. Cũng vì vậy Hồ Chí
Minh căn dặn toàn Đảng: "Phải cương quyết quýet sạch chủ nghĩa cá nhân nâng cao
đạo đức cách mạng bồi dưỡng tư tưởng tập thể, tinh thần đoàn kết, tính tổ chức và kỷ

luật".
Việc xây dựng đạo đức mới trước hết phải được tiến hành bằng việc giáo dục
những phẩm chất, chuẩn mực đạo đức từ trong gia đình, nhà trường, xã hội nhất là
trong những tập thể gắn với hoạt động mỗi người. Vấn đề quan trọng trong việc giáo
dục đạo đức là phải khơi dạy ý thức đạo đức lành mạnh ở mọi người để mọi người tự
giác nhận thức được trách nhiệm đạo đức của mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói,
Cảm nhận thấy sâu sắc việc trau dồi đạo đức cách mạng là việc làm "Sung sướng vẻ
vang nhất trong đời này" tiếp nhận sự giáo dục đạo đức là vấn đề nhất thiết không thể
thiếu được, nhưng sự tự giáo dục, tự trau dồi đạo đức ở mỗi người còn quan trọng hơn
nhiều đó cũng chính là điều mà Hồ Chí Minh nói về niềm vui của việc trau dồi đạo
đức phải trở thành phổ biến trong xã hội.
Khi xây dựng, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức mới phải gắn liền chống lại cái
xấu, cái sai, cái vô đạo đức thường diễn ra hàng ngày.
2.3. Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời:
Theo Hồ Chí Minh, Người đã nhiều lần chỉ rõ: Mỗi con người phải thường;
xuyên chăm lo tu dưỡng đạo đức như việc rửa mặt hàng ngày đấy cũng là công việc
phải kiên trì bền bỉ suốt đời, không người nào có thể chủ quan tự mãn. Theo Người:
"Đạo đức cách mạng không phải trên trời xa xuống. Nó do đấu tranh rèn luyện bền bỉ
hàng ngày mà phát triển củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng
luyện càng trong".
Nếu không thường xuyên rèn luyện thì lúc khó khăn có thể vượt qua, có công
với cách mạng, nhưng đến khi an nhàn lại xa vào chủ nghĩa cán nhân trở thành con
người ngăn cản cách mạng, cho dân, cho nước. Cũng chính vì lẽ đó mà tu dưỡng đạo
đức phải gắn với thực tiễn bền bỉ trong mọi lúc mọi nơi, mọi hoàn cảnh, có như vậy
mới phân biệt được đạo đức mới khác với đạo đức cũ.
Theo quan điểm của Hồ Chí Minh thì mỗi con người đều có cái tốt, cái xấu vấn
đề là không tự lừa dối mình mà nhìn thẳng vào mình thấy rõ cái tốt, cái thiện để phát
huy, thấy cái xấu, cái ác để khắc phục. Vì vậy việc tu dưỡng rèn luyện phải được thực
4



hiện trong hoạt động thực tiễn. Hồ Chí Minh là một tấm gương suốt đời tự rèn luyện
và trở thành tấm gương tuyệt vời về con người mới. Những đức tính quý báu của
người không phải là bẩm sinh có được mà do quá trình tu dưỡng rèn luyện học tập,
từng bước hấp thụ tinh hoa đạo đức dân tộc và nhân loại mà đã trở thành tư tưởng bất
tử.
3. Học tập, rèn luyện theo tấm gương và tư tương đạo đức Hồ Chí Minh:
Một là, nâng cao bản lĩnh chính trị, chống chủ nghĩa cá nhân trong đội ngũ cán
bộ, đảng viên. Phát huy tinh thần đoàn kết quốc tế, đoàn kết nội bộ; xây dựng tình
thương yêu đồng chí, đồng nghiệp; hợp tác, chia sẻ, giúp nhau cùng tiến bộ;
Bản lĩnh chính trị của người cán bộ đảng viên giúp họ đứng vững trước những
khó khăn, thử thách của cách mạng, có tính quyết định sự thành bại đối với công cuộc
xây dựng và chính đốn đảng trong sạch, vững mạnh, “là đạo đức, là văn minh”, là
công cụ hữu hiệu giúp loại bỏ và chống lại chủ nghĩa cá nhân. Bản lĩnh chính trị là sự
kiên định, vững vàng về tư tưởng chính trị, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và
CNXH trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, giữ vững các
nguyên tắc tổ chức hoạt động cơ bản của Đảng… Sinh thời Bác đã nhiều lần nhắc
nhở: Chủ nghĩa cá nhân đẻ ra bệnh quan liêu, tham nhũng, hối lộ và hàng trăm bệnh
khác làm suy yếu Đảng. Chính vì thế nên Bác thường xuyên căn dặn: “ Vô luận trong
hoàn cảnh nào, người đảng viên cũng phải đặt lợi ích của Đảng lên trên hết. Nếu khi
nào lợi ích của Đảng và lợi ích của cá nhân mâu thuẫn với nhau, thì lợi ích của cá
nhân phải tuyệt đối phục tùng lợi ích của Đảng”, “Những chính sách và nghị quyết
của Đảng đều vì lợi ích của nhân dân. Vì vậy, đạo đức cách mạng của người đảng viên
là bất kỳ khó khăn đến mức nào cũng kiên quyết làm đúng chính sách và nghị quyết
của Đảng, làm gương mẫu cho quần chúng. Mọi đảng viên cần phải nâng cao tinh
thần trách nhiệm trước nhân dân, trước Đảng; phải ngăn ngừa và kiên quyết chống lại
chủ nghĩa cá nhân”
Hai là, nâng cao đạo đức cách mạng, thực hiện cần kiệm liêm chính, chí công
vô tư:
Theo Hồ Chí Minh, cần có nghĩa là cần cù, siêng năng, chăm chỉ trong học tập,

trong lao động, trong chiến đấu và trong sản xuất; cần còn có nghĩa là làm việc có
phương pháp, có khoa học và có trí tuệ. Cần mà không có trí tuệ thì đó cũng chỉ là bán
thân bất toại.
Kiệm là tiết kiệm thời gian, tiền bạc của cải vật chất và tinh thần cho nhân dân,
không lãng phí, tiêu dùng hợp lý nhằm mục đích mở rộng sản xuất và không ngừng
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
Liêm là liêm khiết, trong sáng, không tham của cải vật chất, không tham địa vị,
không tham sung sướng; không nịnh hót kẻ trên và cũng không thích người khác tâng
bốc mình.

5


Chính là luôn đấu tranh để bảo vệ lẽ phải, lên án những cái xấu, cái sai trái.
Chí công vô tư là mình vì mọi người; luôn luôn đặt lợi ích của Đảng, của Tổ quốc, của
nhân dân lên hàng đầu; khi khó khăn thì đi trước, hưởng thụ sau; không tham tiền tài,
địa vị, danh vọng, chỉ có một mục đích cao nhất là làm sao để cuộc sống của nhân dân
no đủ, hạnh phúc, đất nước phồn vinh.
Chí công là rất mực công bằng, công tâm; vô tư là không được có lòng riêng,
thiên tư đối với người, với việc. “Khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình
trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau”, “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”.
Muốn chí công vô tư thì phải chiến thắng được chủ nghĩa cá nhân.
Cần, kiệm, liêm, chính có quan hệ chặt chẽ với nhau và với chí công vô tư. Cần, kiệm,
liêm, chính sẽ dẫn đến chí công vô tư. Ngược lại, đã chí công vô tư, một lòng vì nước,
vì dân, vì Đảng thì nhất định sẽ thực hiện được cần, kiệm, liêm, chính.
Ba là, xây dựng tinh thần tự phê bình và phê bình
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: Phê bình là nêu ưu điểm và vạch khuyết điểm của
đồng chí mình. Tự phê bình là nêu ưu điểm và vạch khuyết điểm của mình. Tự phê
bình và phê bình phải đi đôi với nhau. Người khẳng định: tự phê bình và phê bình có
vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng. Do đó, mỗi cán bộ, đảng viên phải xem tự phê

bình và phê bình như mỗi ngày soi gương, rửa mặt, để làm cho sạch sẽ cơ thể; mỗi cán
bộ, đảng viên “Luôn luôn tự kiểm điểm, tự phê bình, những lời mình nói, những việc
mình đã làm, để phát triển điều hay của mình, sửa đổi khuyết điểm của mình. Đồng
thời phải hoan nghênh người khác phê bình mình”. Theo Người, tự phê bình và phê
bình là công cụ quan trọng nhất để xây dựng, củng cố sự đoàn kết thống nhất trong
Đảng. Đoàn kết trong Đảng là đoàn kết thống nhất từ trong tư duy, nhận thức, lý
tưởng đến hành động cách mạng hàng ngày.
Đối với Đảng ta hiện nay, tự phê bình và phê bình cũng là một trong bốn giải
pháp quan trọng về xây dựng Đảng được Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI
“Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” đề ra và yêu cầu toàn thể cán
bộ, đảng viên thực hiện nghiêm túc, trong đó đặc biệt chú trọng đội ngũ cán bộ lãnh
đạo, quản lý.
Bốn là, quán triệt và nghiêm chỉnh thực hiện những quan điểm chỉ đạo của Nghị
quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về một số vấn
đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay

6



×