Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Xây dựng chuẩn mực đạo đức của kiểm toán viên Việt Nam trên cơ sở Chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (283.68 KB, 41 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình hội nhập vào kinh tế thế giới, sự ra
đời và phát triển của thị trường chứng khoán đòi hỏi Việt Nam phải dần tiêu chuẩn
hoá các dịch vụ theo thông lệ quốc tế. Kiểm toán là một hoạt động ra đời phục vụ cho
yêu cầu quản lý và đóng vai trò ngày càng quan trọng với nền kinh tế,do vậy,việc ban
hành ra những chuẩn mực kiểm toán trong đó có chuẩn mực đạo đức một cách chính
xác và phù hợp là vô cùng quan trọng. Hơn nữa, trong những năm gần đây, việc các
công ty bị phá sản do lỗi về vấn đề đạo đức của kiểm toán trở nên phổ biến hơn, điều
này làm cho vấn đề xây dựng và thực hiện chuẩn mực đạo đức kiểm toán càng trở
nên cấp thiết hơn.
Nhằm áp dụng những kiến thức của những môn học cơ bản, cơ sở và cụ thể ở
đây là Chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc nghiên cứu chuẩn
mực đạo đức của kiểm toán viên ở Việt Nam và xa hơn nữa là mong muốn được góp
phần tạo ra môi trường kiểm toán ngày càng trong sạch, lành mạnh em quyết định
chọn đề tài: ”Xây dựng chuẩn mực đạo đức của kiểm toán viên Việt Nam trên
cơ sở Chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức” cho đề án
môn học kiểm toán.
Nội dung nghiên cứu của đề án là đi từ lý luận chung về đạo đức và chuẩn
mực đạo đức của kiểm toán viên đến thực trạng vấn đề đạo đức của kiểm toán viên ở
Việt Nam từ đó đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện chuẩn mực đạo đức của
kiểm toán viên
Tuy nhiên, do khả năng còn hạn chế nên trong quá trình thực hiện không tránh
khỏi những thiếu sót, vì vậy em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ các
thầy, cô giáo và bạn đọc để đề án hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn GS.TS. Nguyễn Quang
Quynh đã giúp đỡ em hoàn thành đề án này!
CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẠO ĐỨC VÀ CHUẨN MỰC ĐẠO
ĐỨC CỦA KIỂM TOÁN VIÊN
1.1. Lý luận chung về đạo đức
1.1.1 Nguồn gốc của khái niệm đạo đức
Với tư cách là một bộ phận của tri thức triết học, những tư tưởng đạo đức học


đã xuất hiện hơn 26 thế kỷ trước đây trong triết học Trung Quốc, Ấn Độ, Hi Lạp cổ
đại. Danh từ đạo đức bắt đầu từ tiếng Latinh là moris- lề thói, nghĩa là những lề thói
tập tục và biểu hiện mối quan hệ nhất định giữa người với người trong giao tiếp hàng
ngày. Ở phương Đông, các học thuyết về đạo đức của người Trung Quốc bắt đầu từ
cách hiểu về đạo và đức của họ. Đạo có nghĩa là con đường, đường đi, về sau vận
dụng trong triết học chỉ con đường đi tự nhiên và cả con đường sống của con người
trong xã hội. Đức dùng để nói đến nhân đức, đức tính,nhìn chung là biểu hiện của
đạo, đạo nghĩa, là nguyên tắc luân lý. Như vậy có thể nói đạo đức của người Trung
Quốc cổ đại chính là những yêu cầu, nguyên tắc trong cuộc sống đặt ra mà mỗi người
phải tuân theo.
Ngày nay, đạo đức được định nghĩa như sau: Đạo đức là một hình thái ý thức
xã hội, tập hợp những nguyên tắc, qui tắc, chuẩn mực xã hội, nhằm điều chỉnh cách
đánh giá và cách ứng xử của con người với nhau và quan hệ xã hội, chúng được thực
hiện bởi niềm tin cá nhân, sức mạnh của truyền thống và sức mạnh của dư luận xã
hội.
1.1.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về đạo đức
Đạo đức với tư cách là một hình thái ý thức xã hội: Xã hội học trước Mác
không thể giải quyết một cách khoa học vấn đề nguồn gốc và thực chất của đạo đức.
Nó xuất phát từ “ mệnh lệnh thượng đế”, “ý niệm tuyệt đối, lý tính trừu tượng”, bản
tính bất biến của con người,…chứ không xuất phát từ điều kiện sinh hoạt vật chất của
xã hội, từ quan niệm hiện thực xã hội để suy ra toàn bộ lĩnh vực tư tưởng, trong đó có
tư tưởng đạo đức.
Theo Mác và Ăngghen, trước khi sáng lập các thứ lý luận và nguyên tắc bao
gồm cả triết học và luân lý học, con người đã hoạt động, tức là đã sản xuất ra các tư
liệu sản xuất cần thiết cho đời sống. Ý thức xã hội của con người phản ánh cho tồn
tại xã hội của con người. Các hình thái xã hội khác nhau tuỳ theo phương thức phản
ánh tồn tại xã hội và tác động riêng biệt đối với đời sống xã hội. Đạo đức cũng vậy,
nó là hình thái ý thức xã hội phản ánh một lĩnh vực riêng biệt trong tồn tại xã hội của
con người. Và cũng như các quan điểm triết học, tôn giáo, chính trị, nghệ thuật,…
đều mang đặc điểm của kiến trúc thượng tầng. Chế độ kinh tế xã hội là nguồn gốc

của quan điểm này thay đổi theo cơ sở đã đẻ ra nó. Ví dụ, thích ứng với chế độ phong
kiến, dựa trên cơ sở bóc lột những người nông nô bị cột chặt vào ruộng đất là đạo
đức chế độ nông nô. Thích ứng với chế độ tư bản, dựa trên cơ sở bóc lột công nhân
làm thuê là đạo đức chế độ tư sản. Chế độ xã hội chủ nghĩa tạo ra một nền đạo đức
biểu hiện mối quan hệ hợp tác trên tình đồng chí và quan hệ tương trợ xã hội chủ
nghĩa của những người lao động đã được giải phóng khỏi ách áp bức, bóc lột. Như
vậy, sự phát sinh và phát triển của đạo đức, xét đến cùng là một quá trình do sự phát
triển của phương thức sản xuất quyết định.
Đạo đức là phương thức điều chỉnh hành vi của con người: Loài người đã
sáng tạo ra nhiều phương thức điều chỉnh hành vi con người: phong tục, tập quán, tôn
giáo, pháp luật, đạo đức,… Đối với đạo đức, sự đánh giá hành vi con người qua
khuôn khép, chuẩn mực và qui tắc đạo đức biểu hiện thành những khái niệm về thiện
và ác, vinh và nhục, chính nghĩa và phi nghĩa. Bất kỳ trong thời đại lịch sử nào,
người ta cũng đánh giá như vậy. Các khái niệm thiện ác, khuôn phép và quy tắc hành
vi của con người thay đổi từ thế kỉ này sang thế kỉ khác, từ dân tộc này sang dân tộc
khác. Và trong xã hội có giai cấp bao giờ cũng biểu hiện lợi ích của một giai cấp nhất
định. Những khuôn phép, quy tắc là yêu cầu của mỗi xã hội, giai cấp đề ra cho hành
vi đạo đức cá nhân. Nó bao gồm hành vi của cá nhân đối với xã hội và đối với người
khác, được đông đảo công luận của xã hội, giai cấp, dân tộc thừa nhận. Đã là thành
viên của xã hội, con người phải chịu sự giáo dục nhất định về ý thức đạo đức, một sự
đánh giá với hành vi của mình và trong hoàn cảnh nào đó còn chịu sự khiển trách của
lương tâm…Cá nhân phải chuyển hoá những đòi hỏi của xã hội và những biểu hiện
của chúng thành nhu cầu, mục đích và hứng thú trong hoạt động của mình. Biểu hiện
của sự chuyển hoá này là hành vi của cá nhân tuân thủ các ngăn cấm, khuyến khích,
những chuẩn mực phù hợp với đòi hỏi xã hội. Do vậy, sự điều chỉnh của đạo đức
mang tính tự nguyện, và xét về bản chất, đạo đức là sự lựa chọn của con người.
Con người không chỉ là chủ thể của hoạt động sản xuất là yếu tố hàng đầu,
yếu tố đóng vai trò quyết định trong lực lượng sản xuất xã hội mà hơn nữa, con người
còn đóng vai trò chủ thể hoạt động của quá trình lịch sử. Thông qua hoạt động sản
xuất, con người sáng tạo ra lịch sử của mình, lịch sử xã hội loài người. Từ quan niệm

đó, Mác khẳng định sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội có ý nghĩa là sự phát
triển phong phú bản chất con người, coi như một mục đích tự thân. Bởi vậy, theo
Mác và Ăngghen ý nghĩa lịch sử cao cả của phát triển xã hội là phát triển con người
toàn diện, trong đó nâng cao đạo đức tạo điều kiện cho con người làm chủ tiến trình
lịch sử của chính mình.
Đạo đức là một hệ thống các giá trị : Giá trị học phân loại các hiện tượng giá
trị theo quan niệm được xây dựng nên một cách truyền thống về các lĩnh vực của đời
sống xã hội, các giá trị vật chất tinh thần, giá trị sản xuất, tiêu dùng, các giá trị xã hội:
chính trị, đạo đức, thẩm mĩ, tôn giáo, nhận thức. Đạo đức là một hiện tượng xã hội,
mang tính chuẩn mực: mệnh lệnh, đánh rõ rệt.
Các hiện tượng đạo đức thường được biểu hiện dưới hình thức khẳng định,
hoặc phủ định, hoặc chính đáng, hoặc không chính đáng nào đó. Nghĩa là họ bày tỏ
sự tán thành hay phản đối trước thái độ hay hành vi ứng xử của các cá nhân, giữa cá
nhân với cộng đồng trong một xã hội nhất định. Vì vậy, đạo đức là một nội dung hợp
lệ thống trị xã hội. Sự hình thành phát triển và hoàn thiện hệ thống giá trị đạo đức
không tách rời sự phát triển và hoàn thiện của ý thức đạo đức và sự điều chỉnh đạo
đức. Nếu hệ thống giá trị đạo đức phù hợp với sự phát triển, tiến bộ thì hệ thống ấy
có tính tích cực, nhân đạo. Ngược lại, nó sẽ mang tính tiêu cực, phi nhân đạo.
1.1.3.Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức
Quan điểm về vai trò của đạo đức cách mạng: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại
cho dân tộc ta một di sản vô giá, đó là tư tưởng của Người, trong đó có tư tưởng về
đạo đức. Bản thân chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng ngời về đạo đức.
Ngay trong tác phẩm lý luận đầu tiên Người viết để huấn luyện những người yêu
nước Việt Nam trẻ tuổi, cuốn Đường Kách mệnh, vấn đề đầu tiên Người đề cập là tư
cách người cách mệnh. Tác phẩm sau cùng bàn sâu về vấn đề đạo đức được Người
viết nhân dịp kỷ niệm 39 năm ngày thành lập Đảng ( 3- 2- 1969), đăng trên báo Nhân
dân là bài Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân. Trong Di chúc
thiêng liêng, khi nói về Đảng, Bác cũng căn dặn Đảng phải rất coi trọng giáo dục, rèn
luyện đạo đức cho cán bộ, Đảng viên.
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh bắt nguồn từ truyền thống đạo đức của dân

tộc Việt Nam đã được hình thành, phát triển trong suốt quá trình đấu tranh dựng nước và
giữ nước; là sự vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng đạo đức cách mạng của chủ
nghĩa Mác- Lênin. Đó là sự tiếp thu có chọn lọc và phát triển những tinh hoa văn hoá,
đạo đức của nhân loại cả phương Đông và phương Tây, mà Người đã tiếp thu được
trong quá trình hoạt động cách mạng đầy gian lao thử thách và vô cùng phong phú vì
mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.
Từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã khẳng định đạo đức là gốc của người cách mạng.
Trong tác phẩm Đường Kách mệnh, Người đã nêu lên 23 điểm thuộc “ tư cách một
người cách mệnh”, trong đó chủ yếu là các tiêu chuẩn về đạo đức, thể hiện chủ yếu
trong 3 mối quan hệ: với mình, với người và với việc. Người viết: “ Làm cách mạng
để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng nó cũng là
một nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu dài và gian khổ. Sức
có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa. Người cách mạng phải có đạo đức cách
mạng làm nền tảng , mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang”.
Với mỗi người, Hồ Chí Minh ví đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển
con người, như gốc của cây, như ngọn nguồn của sông suối. Người viết: “ Cũng như
sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc,
không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì
dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”.
Theo Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng giúp cho con người vững vàng trong
mọi thử thách. Người viết: “ có đạo đức cách mạng thì gặp khó khăn, gian khổ , thất
bại không rụt rè, lùi bước”, “ khi gặp thuận lợi, thành công vẫn giữ vững tinh thần
gian khổ, chất phác, khiêm tốn”, mới “ lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”; “ lo hoàn
thành nhiệm vụ cho tốt chứ không kèn cựa về mặt hưởng thụ; không công thần,
không quan liêu, không kiêu ngạo, không hủ hoá”.
Vai trò của đạo đức cách mạng còn thể hiện ở chỗ đó là thước đo lòng cao
thượng của con người. Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, mỗi người có công việc,
tài năng, vị trí khác nhau, người làm việc to, người làm việc nhỏ, nhưng ai giữ được
đạo đức cách mạng đều là người cao thượng.
Những phẩm đạo đức cơ bản cuả con người Việt Nam trong thời đại mới: Từ

cuộc sống thực của nhân dân, cuộc đời thực cuả con người và xã hội Việt Nam, từ sự
từng trải sâu sắc và tu dưỡng của chính mình, từ niềm tin lớn lao vào khát vọng và
sức vươn lên cái chân, cái thiện, cái mỹ của con người, Hồ Chí Minh đã dày công xây
đắp các phẩm chất đạo đức cho con người Việt Nam, cho mọi người, mọi đối tượng (
công nhân, nông dân, trí thức, văn nghệ sĩ, bộ đội, công an, già trẻ, thanh niên, phụ
nữ, đồng bào dâm tộc, tôn giáo…) trong mọi lĩnh vực hoạt động và sinh sống của con
người, trong mọi phạm vi ( cá nhân, gia đình, làng xóm, phố phường, tập thể…) và
trong các quan hệ phong phú, phức tạp, tinh tế của con người… Từ đó, Người khái
quát thành những phẩm chất cơ bản của con người Việt Nam trong thời đại mới:
Một là, trung với nước, hiếu với dân là phẩm chất quan trọng nhất, bao trùm
nhất. Vận dụng khái niệm truyền thống về trung với hiếu, Hồ Chí Minh đã đưa vào
đó nội dung hoàn toàn mới: trung với nước là sự trung thành với sự nghiệp dựng
nước, giữ nước và xây dựng đất nước của nhân dân. Nước ở đây là nước của dân, còn
dân là người làm chủ, chủ nhân của đất nước, “bao nhiêu quyền hạn đều là của dân”,
“ bao nhiêu lợi ích đều vì dân”. Vì thế, theo Hồ Chí Minh, tư tưởng mà Người đề
xướng “ hiếu với dân”, không phải chỉ dừng lại ở chỗ thương dân, mà là gần dân, gắn
bó với dân, kính trọng và học tập dân, dựa hẳn vào dân, lấy dân làm gốc.
“ Trung với nước, hiếu với dân, suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc lập, tự do
của Tổ Quốc, vì chủ nghĩa xã hội…” là chuẩn mực đạo đức bao trùm của con người
Việt Nam, là định hướng chính trị- đạo đức lớn nhất cho mỗi người, là khát vọng
vươn lên tự hoàn thiện mình của tất cả chúng ta theo ngọn cờ, tư tưởng đạo đức Hồ
Chí Minh.
Hai là, yêu thương con người là một trong những phẩm chất đạo đức đẹp đẽ và
cao cả nhất mà Hồ Chí Minh yêu cầu và khẳng định đối với con người Việt Nam và
chính Hồ Chí Minh đã chứng minh tuyệt vời phẩm chất đó bằng chính cuộc đời mình.
Hồ Chí Minh yêu thương đồng bào, đồng chí của Người, không phân biệt
miền xuôi hay miền ngược, già hay trẻ, trai hay gái… nhưng trước hết là dành cho
những người cùng khổ, những người lao động bị áp bức, bóc lột.Tình yêu thương đó
gắn liền với thái độ tôn trọng con người, biết cách nâng đỡ con người, rộng lượng và
khoan dung với người, đồng thời phải nghiêm khắc với mình, khát vọng vươn lên tự

hoàn thiện mình theo lý tưởng chân, thiện, mỹ.
Ba là, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là những phẩm chất được Hồ Chí
Minh đề cập nhiều nhất, thường xuyên nhất trong các bài viết, bài nói về đạo đức.
Phẩm chất này gắn với hoạt động thực tiễn, được thể hiện cụ thể, hàng ngày của mỗi
con người, là cái nhìn thấy được của đạo đức, không thể che dấu, gắn chặt giữa nói
và làm, suy nghĩ và hành động…
Hồ Chí Minh đã kế thừa và phát triển những khái niệm truyền thống của đạo
đức phương Đông phù hợp với thời đại mới.
Cần tức là lao động cần cù, siêng năng, tự lực cánh sinh, có kế hoạch, sáng tạo
và có năng suất cao.
Kiệm là tiết kiệm sức lao động, thì giờ, tiền của của dân, nước, bản thân, tiết
kiệm từ cái nhỏ đến cái to, không phô trương, hình thức, xa xỉ, hoang phí…
Liêm là “ luôn luôn tôn trọng của công, của dân”, liêm khiết trong mọi hoàn
cảnh “ không tham địa vị, không tham tiền tài. Không tham sung sướng. Không ham
người tâng bốc mình”.
Chính nghĩa là “ không tà, thẳng thắn, đứng đắn” đối với mình, đối với người
và đối với việc. “ Việc thiện thì dù nhỏ mấy cũng làm, việc ác thì dù nhỏ mấy cũng
tránh”.
Về chí công vô tư, theo Hồ Chí Minh là “ khi làm bất cứ việc gì cũng đừng
nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau”, “ phải lo trước thiên hạ, vui
sau thiên hạ”.
Cần, kiệm, liêm, chính tốt sẽ dẫn tới chí công vô tư, và chí công vô tư, một
lòng vì dân, vì nước nhất định sẽ thực hiện được cần, kiệm, liêm, chính. Người yêu
cầu mọi người dân Việt Nam đều phải rèn luyện, tu dưỡng theo các phẩm chất trên, “
trước hết là cán bộ các cơ quan, các đoàn thể, cấp cao thì quyền to, cấp thấp thì quyền
nhỏ. Dù to hay nhỏ, có quyền mà thiếu lương tâm là có dịp đục khoét, có dịp ăn của
đút, có dịp “ dĩ công vi tư”.
Bốn là, tinh thần quốc tế trong sáng, thuỷ chung yêu cầu phẩm chất đạo đức
mới của giai cấp công nhân và nhân dân lao động nhằm vào mối quan hệ rộng lớn,
vượt ra ngoài quốc gia, xây dựng tình đoàn kết quốc tế vì hoà bình, hữu nghị, công lý

và tiến bộ xã hội.
Những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới : Để xây dựng nền đạo đức mới,
cùng với việc đúc kết thành lý luận đạo đức nhằm chỉ đạo thực tiễn, Hồ Chí Minh
đồng thời xác định những nguyên tắc và phương châm để định hướng cho sự lãnh
đạo của Đảng và cho việc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức của mỗi con người.
Một là, nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức là một yêu cầu , một
phương châm lớn và sâu sắc để xây dựng đạo đức mà bằng cả cuộc đời mình, Hồ Chí
Minh đã thực hiện một cách triệt để, nghiêm túc và trọn vẹn. Đối với Người, nói phải
đi đôi với làm và cao hơn, làm rồi mới nói, làm nhiều nói ít và thậm chí là hết lòng,
làm tận tuỵ mà không nói, không phô trương mình.
Hồ Chí Minh rất ghét những kẻ đạo đức giả, nói mà không làm, nói một đàng,
làm một nẻo và Người cho rằng, những kẻ đó làm giảm lòng tin của nhân dân với
Đảng. Người chỉ ra một luận điểm rất quan trọng, có giá trị vô cùng thiết thực không
chỉ lúc đó, mà trực tiếp với hiện nay: “ Quần chúng chỉ quý mến những người có tư
cách, đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta
bắt chước”.
Chính luận điểm này đã thể hiện rõ một phương châm xây dựng đạo đức là
vấn đề nêu gương. Không gì thuyết phục hơn, có sức cảm hoá và lôi cuốn hơn trong
lĩnh vực đạo đức bằng việc nêu gương. Hồ Chí Minh đã làm như vậy một cách cần
mẫn, tinh tế, sáng tạo và vì thế đã có tác dụng vô cùng to lớn, sâu sắc trong toàn bộ
đời sống xã hội của đất nước ta. Người đã khai thác triệt để các tấm gương “ người
tốt, việc tốt”, gương các anh hung, liệt sĩ, gương các vị tiền bối, cha ông trong lịch
sử, từ chung đến riêng, từ lớn đến nhỏ, từ xa tới gần, của thế hệ này đối với thế hệ
khác để dày công xây đắp nền tảng vững chắc và các đỉnh cao đạo đức mới.
Hai là xây đi đôi với chống, muốn xây phải chống, chống nhằm mục đích xây
là con đường để xây dựng đạo đức mới, là nguyên tắc được Hồ Chí Minh khẳng
định và vận dụng thường xuyên, linh hoạt, đầy sáng tạo trong chỉ đạo thực hiện. Xây
dựng đạo đức mới là cuộc đấu tranh vô cùng phức tạp, gay gắt, tinh vi, diễn ra trong
mọi lúc, mọi nơi, trong từng tập thể và từng con người, vì thế nguyên tắc trên là một
đòi hỏi khách quan, cần vận dụng triệt để, đặc biệt chống cái ác, cái xấu, sự thoái

hoá, biến chất trong một bộ phận cán bộ, đảng viên.
Xây dựng đạo đức mới, trước hết là tuyên truyền, giáo dục các phẩm chất,
chuẩn mực đạo đức mới cho mỗi người, tạo môi trường đạo đức trong sáng, lành
mạnh cho con người, cho từng cộng đồng. Xây dựng đạo đức cũng bằng việc khơi
dậy ý thức vươn lên tự nguyện của con người tới cái chân, cái thiện, cái mỹ, từ đó tạo
ra bằng được năng lực tự trau dồi đạo đức trong mỗi con người, loại bỏ cái xấu, cái
ác, cái vô đạo đức.
Cùng với xây, nhiệm vụ chống giữ vị trí đặc biệt quan trọng để tạo môi trường
cho cái tốt đẹp nảy nở, để bảo vệ và khẳng định được cái mới về đạo đức đang hình
thành và phát triển trong cuộc đấu tranh quyết liệt với cái ác, cái xấu, cái phản động,
cái vô đạo đức.
Ngay từ năm 1952, Người đã coi những tệ nạn tham ô, lãng phí, quan liêu là
tội ác, là kẻ thù nguy hiểm của nhân dân, là bạn đồng minh của thực dân, phong kiến,
là thứ “ giặc nội xâm”, “ giặc ở trong lòng”, phá từ trong phá ra. Người khẳng định
dứt khoát, phải kiên quyết chống lại những tệ nạn đó. “ Cần phải nêu những đồng chí
đã ăn hối lộ ra để cho dư luận qưở trách và cần phải đuổi họ ra khỏi Đảng…Phải lập
tức đề nghị một đạo luật để trừng trị những vụ hối lộ”.
Ba là, phải tu dưỡng đạo đức suốt đời, kiên trì, bền bỉ, hàng ngày, bởi vì “Đạo
đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng
ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện
càng trong”.Hồ Chí Minh cũng đã chỉ ra một hiện tượng mà đến nay, chúng ta càng
thấm thía vì tính thời sự của nó, đó là những người trong lúc đấu tranh thì không sợ
nguy hiểm, cực khổ song đến khi có ít quyền hành trong tay thì đâm ra kiêu ngạo, xa
xỉ, phạm vào tham ô, lãng phí, quan liêu…
Theo quan điểm Hồ Chí Minh, đã là người ai cũng có chỗ hay, chỗ dở, cái
xấu, cái tốt, ai cũng có thiện, có ác ở trong bản thân mình, trong lòng mình. Vì vậy
cần có cái nhìn biện chứng và nhân văn để phát triển cái thiện, đẩy lùi cái ác trong
mỗi con người và đặc biệt quan trọng là từng người phải tự rèn luyện, tu dưỡng, dám
đấu tranh với chính mình để làm cho “ phần tốt ở trong mỗi người nảy nở như hoa
mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi”.

1.2 Khái quát về kiểm toán và chuẩn mực đạo đức kiểm toán
1.2.1 Khái quát về kiểm toán và kiểm toán viên
Khái niệm kiểm toán : Kiểm toán bắt nguồn từ thuật ngữ “Audit” trong tiếng
Latin. Nhưng điều thú vị là từ “ Audit” của tiếng Latin lại có nghĩa là người nghe
(one who hears). Vào khoảng thế kỷ thứ III trước công nguyên, chính quyền La Mã
đã tuyển dụng các quan chức để kiểm tra độc lập về tình hình tài chính và nghe
thuyết trình của họ về kết quả kiểm tra này.
Từ đó đến nay, “Audit” đã trở thành một từ phổ biến để chỉ công việc kiểm tra
và bày tỏ ý kiến đối với các báo cáo tài chính. Hiện nay đã có nhiều định nghĩa chính
xác hơn về kiểm toán. Trong lời mở đầu giải thích các chuẩn mực kiểm toán của
Vương Quốc Anh thì: “ Kiểm toán là sự kiểm tra độc lập và bày tỏ ý kiến về những
bảng khai tài chính của một doanh nghiệp do một kiểm toán viên được bổ nhiệm để
thực hiện công việc theo đúng nghĩa vụ pháp định có liên quan”. Theo quan điểm của
chuyên gia kiểm toán Hoa Kỳ: “ Kiểm toán là một quá trình mà qua đó một người
độc lập, có nghiệp vụ tập hợp và đánh giá rõ ràng về thông tin có thể lượng hoá có
liên quan đến một thực thể kinh tế riêng biệt nhằm mục đích xác định và đánh giá
mức độ phù hợp giữa thông tin có thể lượng hoá với những tiêu chuẩn đã được thiết
lập”. Tuy có khác nhau về từ ngữ với ý nghĩa cụ thể nhưng các định nghĩa trên đều
có một số đặc trưng cơ bản sau:
Thứ nhất, chức năng của kiểm toán là xác minh và bày tỏ ý kiến về tính
trung thực, hợp lý, hợp pháp của việc thực hiện các nghiệp vụ hay việc thiết lập các
bảng khai tài chính.
Thứ hai, đối tượng trực tiếp của kiểm toán là bảng khai tài chính của tổ
chức hoặc thực thể kinh doanh.
Thứ ba, khách thể kiểm toán là tổ chức hoặc thực thể kinh tế.
Thứ tư, chủ thể kiểm toán là những kiểm toán viên có năng lực và trình độ
chuyên môn.
Thứ năm, công việc kiểm toán được tiến hành trên cơ sở luật định, tiêu
chuẩn và chuẩn mực chung.
Khái niệm kiểm toán viên : Qua đó chúng ta có thể thấy rằng kiểm toán viên là

một yếu tố vô cùng quan trọng trong cuộc kiểm toán. Kiểm toán viên- Họ là ai? Kiểm
toán viên là khái niệm chỉ những người làm công tác kiểm toán cụ thể có trình độ
chuyên môn nghiệp vụ tương xứng với công việc đó. Theo nghĩa hẹp, từ kiểm toán
viên (Auditor) thường chỉ kiểm toán viên công chứng ( Certified Public Accountant_
CPA). Tuy nhiên trong cả lý luận và thực tế, khái niệm kiểm toán viên còn bao hàm
cả kiểm toán viên Nhà nước( Government Auditor) và kiểm toán viên nội bộ
( Internal Auditor).
Vai trò của kiểm toán : Kiểm toán không phải là hoạt động “ tự thân” và “
vị thân”. Nó sinh ra từ yêu cầu quản lý và phục vụ cho yêu cầu của nhà quản lý.
Thứ nhất, kiểm toán tạo niềm tin cho những người quan tâm. Trong cơ chế
thị trường có rất nhiều người quan tâm đến tình hình tài chính và sự phản ánh của nó
trong tài liệu kế toán bao gồm nhà quản lý, nhà đầu tư, cơ quan nhà nước, khách
hàng, người lao động,…
Thứ hai, kiểm toán góp phần hướng dẫn nghiệp vụ và hướng dẫn nề nếp
hoạt động tài chính kế toán nói riêng và hoạt động quản lý nói chung.
Thứ ba, kiểm toán góp phần nâng cao hiệu quả và năng lực quản lý. Điều
này thể hiện rõ trong chức năng tư vấn của kiểm toán.
Kiểm toán giống như một quan toà công minh cho quá khứ, người dẫn dắt
hiện tại và cố vấn sáng suốt cho tương lai. Từ đó chúng ta thấy rõ được trách nhiệm
của kiểm toán viên với nghề nghiệp của họ. Nếu mỗi kiểm toán viên có ý thức và
năng lực, tuân thủ những quy tắc, chuẩn mực nghề nghiệp thì sẽ góp phần rất lớn vào
hiệu quả cũng như uy tín của nghề kiểm toán.
Đạo đức kiểm toán viên : Đạo đức nghề nghiệp kiểm toán đảm bảo cho hiệu
quả và niềm tin xã hội với kiểm toán viên. Nó yêu cầu mỗi kiểm toán viên phải có
đạo đức và mỗi tổ chức kiểm toán phải là cộng đồng người có đạo đức. Vì thế đạo
đức nghề nghiệp là yêu cầu bắt buộc trong nghề kiểm toán, một mặt giúp quản lý và
giám sát mọi kiểm toán viên cũng như tổ chức kiểm toán; mặt khác sẽ giúp công
chúng hiểu biết về kiểm toán viên, để qua đó công chúng có quyền đòi hỏi và đánh
giá kiểm toán viên trong quá trình làm việc.
Đạo đức nghề nghiệp là những chỉ dẫn để những thành viên luôn duy trì

thái độ làm việc đúng đắn qua đó nâng cao uy tín nghề nghiệp của mình. Thông
thường các nội dung sau đây được quy định trong đạo đức kiểm toán viên: Độc lập,
Chính trực, Khách quan, Thận trọng, Bảo mật.
1.2.2 Khái quát về chuẩn mực đạo đức kiểm toán viên
Sự hình thành các chuẩn mực đạo đức kiểm toán viên : Kiểm toán ra đời từ
những năm 30 của thế kỷ XX xuất phát từ yêu cầu thực tiễn tăng cường quản lý các
hoạt động kinh doanh. Kiểm toán đã hình thành và phát triển với tư cách là một
ngành nghề độc lập trong nền kinh tế. Như tất cả các ngành nghề khác, nghề kiểm
toán cũng đã hình thành những chuẩn mực, quy tắc nhằm điều tiết hành vi của các
thành viên theo một hướng xác định để đảm bảo uy tín nghề nghiệp nói chung và
kiểm soát chất lượng hoạt động của thành viên nói riêng. Chuẩn mực kiểm toán của
nhiều nước đã hình thành từ đầu thế kỷ XX dưới hình thức sơ khai là những ấn phẩm
hướng dẫn về các thủ tục kiểm toán do các tổ chức nghề nghiệp ban hành. Năm 1948,
Hiệp hội Kiểm toán viên công chúng Hoa Kỳ đã ban hành các chuẩn mực được chấp
nhận phổ biến. Sau đó chuẩn mực của các quốc gia khác lần lượt ra đời như Úc
( 1951), Đức ( 1964), Pháp ( 1971), Anh ( 1980)…Nhằm phát triển và tăng cường sự
phối hợp hài hoà của ngành nghề trên thế giới, Liên đoàn kế toán quốc tế
( International Federation of Accountants- IFAC) đã uỷ nhiệm cho Uỷ ban quốc tế về
Chuẩn mực kiểm toán và Dịch vụ bảo đảm ( International Auditing and Assurance
Standards Board- IAASB) ban hành hệ thống chuẩn mực quốc tế về kiểm toán
( International Standard on Auditing- ISA). Thông qua hoạt động thực tiễn, các ISA
đã được một số quốc gia công nhận là tiêu chuẩn để kiểm toán báo cáo tài chính. Đối
với một số quốc gia đã hình thành chuẩn mực từ trước khi có ISA, họ có thể dựa vào
hệ thống này để sửa đổi các chuẩn mực, các quốc gia khác có thể dựa vào ISA khi
xây dựng chuẩn mực kiểm toán cho riêng mình hoặc áp dụng toàn văn.
Chuẩn mực đạo đức ra đời là mối liên hệ giữa nghề nghiệp và môi trường
xã hội. IFAC đã ban hành quy tắc về đạo đức nghề nghiệp và đề nghị sẽ sử dụng để
làm xây dựng các yêu cầu về đạo đức kiểm toán viên ở các quốc gia. Tại các quốc
gia, nội dung chi tiết của đạo đức nghề nghiệp thường được trình bày trong Điều lệ
về đạo đức nghề nghiệp do tổ chức nghề nghiệp ban hành. Điển hình như Hiệp hội

Kế toán viên công chứng Hoa Kỳ ban hành điều lệ hạnh kiểm nghề nghiệp, Hiệp hội
Kế toán viên công chứng Canada ban hành quy tắc thống nhất về hạnh kiểm nghề
nghiệp… Trong điều lệ, tổ chức quy định những điều kiểm toán viên được làm và
không được làm khi hành nghề. Ngoài IFAC, trên thế giới còn có các tổ chức tham
gia biên soạn và ban hành chuẩn mực nghề nghiệp như IIA ( Hiệp hội Kiểm toán viên
nội bộ), INTOSAI ( Tổ chức quốc tế các cơ quan kiểm toán tối cao), ở châu Á có
ASOSAI ( Tổ chức các cơ quan kiểm toán tối cao ở châu Á)…
Chuẩn mực đạo đức ra đời để kiểm soát đạo đức và hành vi của kiểm toán
viên, đồng thời cũng tồn tại song song những quy định pháp luật điều chỉnh vấn đề
này cho phù hợp với sự biến động nhanh chóng và phức tạp của nền kinh tế và đặc
điểm riêng biệt ở mỗi quốc gia.
Tại Hoa Kỳ, các chuẩn mực kiểm toán và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp
do tổ chức nghề nghiệp kiểm toán (AICPA) ban hành và việc kiểm soát chất lượng
hoàn toàn do tổ chức nghề nghiệp đảm nhận. Mô hình tự kiểm soát xuất phát từ
nguyên nhân là hoạt động kiểm toán độc lập Hoa Kỳ đã phát triển mạnh và từ rất sớm
do nền kinh tế được tài trợ bởi thị trường chứng khoán. Sự phát triển mạnh của hoạt
động kiểm toán từ khi chưa có các quy định của Nhà nước đã đưa đến sự hình thành
và phát triển mạnh mẽ của các tổ chức nghề nghiệp. Cho đến những năm 2000 một số
vụ bê bối về tài chính và kế toán nổ ra đưa đến sự phá sản của những công ty hàng
đầu thế giới mà điển hình là sự sụp đổ của tập đoàn năng lượng khổng lồ Enron do
dính líu đến gian lận kế toán, kiểm toán và giao dịch nội bộ. Ngay sau đó, Kmart
cũng công bố phá sản ( 22/01/2002), rồi sau đó đến Global Crossing ( 28/01),
Adelphia ( 25/06), sau đó đến Wold Com (21/07) , vụ phá sản lớn nhất trong lịch sử
nước Mỹ. Cùng với đó là sự kiện gây chấn động ngành kiểm toán khi tập đoàn kiểm
toán hàng đầu thế giới Arthur Anderxen đã liên kết với tập đoàn Enron để đưa ra
những thông tin giả trên báo cáo tài chính, gây nên thiệt hại khổng lồ cho cổ đông và
trục lợi cho lãnh đạo tập đoàn. Để làm được điều này, Richard Causey, nguyên là
kiểm toán viên của Anderxen đã được chuyển sang làm kế toán trưởng của Enron, từ
đây thiết kế nên hệ thống lừa dối cổ đông khi chính mình lập ra và kiểm toán những
báo cáo tài chính của tập đoàn này do Anderxen đã ký hợp đồng làm tư vấn rồi làm

kiểm toán cho Enron. Ngoài lỗi không phát hiện những bất thường trong hoạt động,
làm cho Enron nổi danh trên thị trường chứng khoán, Anderxen còn phạm một lỗi
hình sự nghiêm trọng là đã tiêu huỷ những tài liệu liên quan đến Enron. Ngay khi
Enron bị kết tội, Anderxen đã phải đối mặt với nhiều vụ kiện khác, với tổng số thiệt
hại của khách hàng lên tới 300 tỷ USD và kết quả là năm 2002, tập đoàn này đã chính
thức sụp đổ.
Sau hàng loạt vụ bê bối tài chính này, chuyên gia quản trị Mỹ Peter F.
Drucker nhận định: “ Niềm tự hào của người Mỹ về nền tảng đạo đức kinh doanh hay
sự minh bạch mà họ thường rao giảng đang bị ma lực của đồng tiền gặm nhấm”.
Trước tình hình đó, Nhà nước Hoa Kỳ bắt đầu can thiệp thông qua sự ban hành luật
Sarbanes- Oxley được Quốc Hội phê chuẩn ngày 30/07/2002 nhằm nâng cao chất
lượng và tính minh bạch của báo cáo tài chính, tăng cường trách nhiệm của Hội động
quản trị, Ban giám đốc và kiểm toán viên. Ngoài một số điều khoản liên quan đến
tính độc lập của kiểm toán viên, Luật Sarbanes- Oxley còn cho phép Uỷ ban giám sát
kế toán và kiểm toán các công ty niêm yết ( PCAOB) thuộc SEC sẽ quản lý việc đăng
ký các công ty kiểm toán được phép kiểm toán công ty niêm yết, thiết lập hay chấp
nhận bằng luật lệ đối với các quy định liên quan đến kiểm soát chất lượng, đạo đức,
tính độc lập và các chuẩn mực khác liên quan đến việc soạn thảo báo cáo kiểm toán
và giám sát công ty kiểm toán.
Các quy định của luật Sarbanes- Oxley không hề mâu thuẫn với chuẩn
mực đạo đức kiểm toán tuy nhiên vẫn có một số khác biệt nhất định. Nó chỉ tập trung
vào tính độc lập, còn những quy tắc khác trong chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp như
trung thực, khách quan lại không được đề cập. Mặt khác, các quy định được ban hành
trong luật này rất chặt chẽ dưới dạng các điều cấm, các việc kiểm toán viên phải tuân
thủ để thể hiện tính độc lập của mình. Nếu họ làm trái những điều này chứng tỏ họ đã
vi phạm pháp luật và phải chịu hình phạt trong khi chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp
chỉ ban hành dưới dạng nguy cơ và biện pháp bảo vệ.
Tại Việt Nam:
Bộ Tài Chính là cơ quan chịu trách nhiệm soạn thảo và ban hành các chuẩn
mực kiểm toán. Trước đây, các quy định về đạo đức được trình bày chung trong

chuẩn mực số 200- Mục tiêu và nguyên tắc cơ bản chi phối kiểm toán báo cáo tài
chính. Hiện nay các quy định này được thể hiện chủ yếu trong Nghị Định 105/ 2004/
NĐ- CP ban hành ngày 30/ 03/ 2004 của Chính phủ và chuẩn mực đạo đức nghề
nghiệp kiểm toán cụ thể ban hành ngày 01/ 12/ 2005 theo quyết định số 87/ 2005/
QĐ- BTC của Bộ Tài Chính áp dụng cho tất cả những người làm kế toán và kiểm
toán. Việc tồn tại song song hai quy định nói trên là phù hợp với thông lệ chung trên
thế giới. Tuy nhiên, do mới chỉ dừng lại ở mức độ chuẩn mực nên một số nội dung
còn khá trừu tượng, cần có những quy định hướng dẫn cụ thể.
Các nguyên tắc cơ bản của chuẩn mực đạo đức kiểm toán viên : Theo quy
tắc về đạo đức nghề nghiệp do IFAC ban hành, chuẩn mực đạo đức nhiều nước trên
thế giới cũng như chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kiểm toán Việt Nam ban hành
ngày 01/ 12/ 2005 theo QĐ 87/ 2005/ QĐ- BTC thì nguyên tắc cơ bản của đạo đức
nghề nghiệp kiểm toán bao gồm một số nét chung sau đây:
1) Chính trực: Người làm kiểm toán phải thẳng thắn, trung thực, có chính
kiến rõ ràng
2) Khách quan: Người làm kiểm toán phải công bằng, tôn trọng sự thật và
không được thành kiến, thiên vị.
3) Năng lực chuyên môn và tính thận trọng: Người làm kiểm toán phải thực
hiện công việc với đầy đủ năng lực chuyên môn cần thiết, với sự thận trọng cao nhất
và tinh thần làm việc chuyên cần. Kiểm toán viên có nhiệm vụ duy trì, cập nhật và
nâng cao kiến thức trong hoạt động thực tiễn, trong môi trường pháp lý và các tiến bộ
kỹ thuật để đáp ứng yêu cầu công việc.
4) Tính bảo mật: Người làm kiểm toán phải giữ bí mật các thông tin trong
quá trình kiểm toán, không được tiết lộ bất cứ một thông tin gì khi chưa có sự cho
phép của người có thẩm quyền, trừ khi có nghĩa vụ phải công khai theo yêu cầu của
pháp luật hoặc trong phạm vi quyền hạn của mình.
Ngoài những điểm chung trên, quy tắc đạo đức kiểm toán của IFAC có thêm
quy định về cách hành xử chuyên nghiệp: Kiểm toán viên phải tự điều chỉnh những
hành vi của mình cho phù hợp với uy tín ngành nghề và tự kiềm chế những hành vi
không gây tổn hại đến uy tín nghề nghiệp.

Đối với chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kiểm toán Việt Nam những nguyên
tắc còn được chi tiết thêm 3 điểm sau
5) Độc lập: Độc lập là nguyên tắc hành nghề cơ bản của kiểm toán viên.
Trong suốt quá trình làm việc, người làm kiểm toán phải thực sự không bị chi phối
hoặc tác động bởi bất kỳ lợi ích vật chất hoặc tinh thần nào làm ảnh hưởng đến sự
trung thực, khách quan và độc lập của mình.
Kiểm toán viên không được nhận làm kiểm toán cho các công ty mà mình có
quan hệ, lợi ích kinh tế như góp vốn, cho vay, vay vốn hoặc cổ đông chi phối, nhận
hợp đồng gia công, dịch vụ, tiêu thụ hàng hoá… và bản thân có quan hệ gia đình ruột
thịt như bố, mẹ, anh, chị, em ruột, vợ chồng là người trong bộ máy điều hành của
khách hàng.
Kiểm toán viên hành nghề không được vừa làm dịch vụ kế toán như ghi sổ,
lập báo cáo tài chính, kiểm toán nội bộ, định giá tài sản, tư vấn quản lý, tư vấn tài
chính vừa làm dịch vụ kiểm toán cho cùng một khách hàng.
Trong quá trình thực hiện kiểm toán, nếu thấy bất kỳ sự hạn chế nào về tính
độc lập thì kiểm toán viên hành nghề phải tìm mọi cách loại bỏ sự hạn chế này. Nếu
không loại bỏ được thì phải ghi rõ điều này trong báo cáo kiểm toán.
6) Tư cách nghề nghiệp: Người làm kiểm toán phải trau dồi và bảo vệ uy tín
nghề nghiệp, không được gây ra những hành vi làm giảm uy tín nghề nghiệp.
7) Tuân thủ chuẩn mực chuyên môn: Người làm kiểm toán phải thực hiện
công việc kiểm toán theo những kỹ thuật và chuẩn mực chuyên môn được quy định
trong chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, quy định của Hiệp hội nghề nghiệp và các quy
định pháp luật hiện hành khác.
Vai trò của chuẩn mực đạo đức kiểm toán viên:
Đối với kiểm toán viên :Sự ra đời của chuẩn mực đạo đức là cơ sở rõ ràng
để kiểm toán viên xây dựng tư cách đạo đức nghề nghiệp cho mình theo một hướng
cụ thể. Một kiểm toán viên ngoài trình độ chuyên môn cần đạt được những tiêu chuẩn
về đạo đức nghề nghiệp sẽ nhận được niềm tin của cấp trên, khách hàng. Việc tuân
thủ những quy định này giúp cho họ không ngừng trau dồi đạo đức, bồi dưỡng kiến
thức tránh những sai sót có thể xảy ra trong nghề nghiệp, nâng cao uy tín cho bản

thân, công ty và rộng hơn là cả ngành nghề kiểm toán.
Đối với xã hội : Với vai trò đối với hoạt động của kiểm toán viên như trên,
chuẩn mực nghề nghiệp kiểm toán đã gia tăng được mức độ chính xác các thông tin
được đưa ra về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đấy là cơ sở đưa
ra các quyết định quan trọng trong quản lý, đầu tư. Một quyết định sẽ là sai lầm nếu

×