ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
----------------
NGUYỄN TUYẾT MAI
NGHIÊN CỨU NGUỒN TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC MỌC TỰ
NHIÊN Ở KHU BẢO TỒN LOÀI VÀ SINH CẢNH NAM XUÂN LẠC
HUYỆN CHỢ ĐỒN – TỈNH BẮC KẠN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Hà Nội – Năm 2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
----------------
NGUYỄN TUYẾT MAI
NGHIÊN CỨU NGUỒN TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC MỌC TỰ
NHIÊN Ở KHU BẢO TỒN LOÀI VÀ SINH CẢNH NAM XUÂN LẠC
HUYỆN CHỢ ĐỒN – TỈNH BẮC KẠN
Chuyên ngành: Thực vật học
Mã số:
60 42 20
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS NGUYỄN VĂN TẬP
Hà Nội – Năm 2014
LỜI CẢM ƠN
Đ
ực vật trường Đại học
S
Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nộ
-
Nguyễn Văn Tập
Ban quản lý Khu bảo tồn Loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc – Huyện Chợ Đồn –
Tỉnh Bắc Kạn và các đồng chí kiểm lâm
chúng
thực địa.
các thành viên trong gia đình đặc biệt là chồng và con
gái
,
Tác giả
Nguyễn Tuyết Mai
i
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Các Vườn quốc gia và Khu Bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam.
Bảng 1.2. Tình hình dân số xã Xuân Lạc và xã Bản Thi.
Bảng 1.3. Hiện trạng sử dụng đất đai của xã Xuân Lạc.
Bảng 3.1. Sự phân bố trong các bậc taxon của các loài cây thuốc ở khu Bảo tồn Loài
và sinh cảnh Nam Xuân Lạc.
Hình 3.1. Sự phân bố trong các bậc taxon của các loài cây thuốc ở khu Bảo tồn Loài
và sinh cảnh Nam Xuân Lạc.
Bảng 3.2. Sự phân bố các taxon của các cây thuốc thuộc ngành Ngọc lan.
Hình 3.2. Sự phân bố các taxon của các cây thuốc thuộc ngành Ngọc lan.
Bảng 3.3. Một số họ có nhiều loài cây thuốc nhất.
Bảng 3.4. Dạng thân của các loài cây thuốc tại khu Bảo tồn Loài và sinh cảnh Nam
Xuân Lạc.
Hình 3.4. Dạng thân của các loài cây thuốc tại khu Bảo tồn Loài và sinh cảnh Nam
Xuân Lạc.
Bảng 3.5. Tần số sử dụng các bộ phận làm thuốc.
Bảng 3.6. Sự phong phú về giá trị chữa bệnh của cây thuốc ở khu Bảo tồn Loài và
sinh cảnh Nam Xuân Lạc.
Bảng 3.7. Những cây thuốc nằm trong danh sách khai thác thu mua ở Việt Nam
hiện có tại khu Bảo tồn Loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc.
Bảng 3.8. Danh sách cây thuốc thuộc diện bảo tồn ở Việt Nam hiện có tại khu Bảo
tồn Loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc.
ii
BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐDSH
Đa dạng sinh học
FAO
Food and Agriculture Organization of the United Nations
GACP
Good Agricultural and Collection Practices
IUCN
The International Union for Conservation of Nature and
Natural Resourcse
Khu BT.L & SC NXL
Khu bảo tồn Loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc
Khu BTTN
Khu Bảo tồn thiên nhiên
NXB
Nhà xuất bản
UBND
Ủy ban nhân dân
UNDP
United Nations Development Programme
UNEP
United Nations Environment Programme
VQG
Vườn quốc gia
WHO
World Health Organization
WWF
The World Wild Fund for Nature
iii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN .........................................................................................3
1.1. Tình hình nghiên cứu về cây thuốc và bảo tồn cây thuốc trên thế giới ............3
1.1.1 Tình hình nghiên cứu chung về cây thuốc ...............................................3
1.1.2. Nghiên cứu bảo tồn cây thuốc ................................................................4
1.2. Tình hình nghiên cứu về cây thuốc và bảo tồn cây thuốc ở Việt Nam ......7
1.2.1. Khái quát về thực trạng và giá trị nguồn tài nguyên cây thuốc ở
Việt Nam ...........................................................................................................7
1.2.2. Nghiên cứu bảo tồn cây thuốc ở Việt Nam ...........................................11
1.3. Vài nét về điều kiện tự nhiên và xã hội khu vực nghiên cứu ....................14
1.3.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................14
1.3.2. Tình hình tài nguyên thực vật ..............................................................16
1.3.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội ......................................................................17
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG - MỤC TIÊU - NỘI DUNG - PHƢƠNG PHÁP
VÀ ĐỊA ĐIỂM ĐIỀU TRA NGHIÊN CỨU .........................................................21
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu ...................................................................................21
2.2. Mục tiêu nghiên cứu .....................................................................................21
2.3. Nội dung nghiên cứu .....................................................................................21
2.4. Phƣơng pháp điều tra nghiên cứu ...............................................................22
2.5. Điạ điểm điều tra nghiên cứu: .....................................................................23
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN .....................................26
3.1. Tổng số loài và sự đa dạng của nguồn tài nguyên cây thuốc ở khu Bảo
tồn ..........................................................................................................................26
3.1.1. Tổng số loài cây thuốc và sự đa dạng trong các bậc taxon..................26
3.1.2. Sự phong phú về dạng sống ..................................................................30
3.1.3. Sự đa dạng về bộ phận được sử dụng và giá trị chữa bệnh .................31
3.2. Những cây thuốc tiềm năng ở khu Bảo tồn ................................................35
iv
3.2.1. Số loài cây thuốc nằm trong danh sách đang được khai thác thu mua: .....35
3.2.2. Một số loài có giá trị sử dụng cao, gặp tương đối phổ biến ở khu
Bảo tồn ...........................................................................................................38
3.3. Những cây thuốc thuộc diện cần bảo tồn ở Việt Nam đã phát hiện thấy ở
khu BT.L & SC Nam Xuân Lạc .........................................................................43
3.3.1. Số loài cây thuốc thuộc diện bảo tồn ở Việt Nam hiện có tại khu
Bảo tồn ...........................................................................................................43
3.3.2. Hiện trạng của các cây thuốc thuộc diện bảo tồn tại khu Bảo tồn ......46
3.4. Tình hình quản lý cây thuốc ở khu BT L.&SC Nam Xuân Lạc ...............61
3.4.1. Một số loài cây thuốc vẫn bị khai thác: ................................................61
3.4.2. Công tác quản lý cây thuốc gặp nhiều khó khăn: .................................61
3.5. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển tiềm năng cây thuốc ở
khu BT.L & SC Nam Xuân Lạc .........................................................................62
3.5.1. Về công tác quản lý ...............................................................................62
3.5.2. Thực hiện khai thác cây thuốc ở vùng đệm theo các tiêu chí GACP của
WHO, 2003 .....................................................................................................63
3.5.3. Phát triển trồng thêm cây thuốc ở vùng đệm ........................................63
3.5.4. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền làm nâng cao nhận thức cho
người dân .......................................................................................................64
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .....................................................................................65
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................67
v
MỞ ĐẦU
Cây thuốc có tầm quan trọng đặc biệt trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe
cộng đồng.
Ngày nay, trên thế giới ước lượng đã biết khoảng 250.000 - 300.000 loài thực
vật bậc cao cũng như bậc thấp, trong đó có khoảng 35.000 - 70.000 loài được sử
dụng vào mục đích chữa bệnh ở khắp nơi trên thế giới ở các mức độ khác nhau [45].
Ước tính tổng giá trị buôn bán cây thuốc (dược liệu) và các chế phẩm thuốc có xuất
xứ từ thực vật trên toàn thế giới mỗi năm đạt tới 16 tỷ Euro [53].
Nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa, nước ta có nguồn tài nguyên thực vật đa
dạng và phong phú. Tuy nhiên, do hậu quả nặng nề của chiến tranh và ý thức của
cộng đồng trong việc khai thác các nguồn tài nguyên trong đó có cây thuốc của
nước ta chưa cao, đã dẫn đến sự suy giảm nghiêm trọng về số lượng và đẩy một số
loài vào nguy cơ tuyệt chủng. Đứng trước thực trạng đó, nhiều hội nghị đã được tổ
chức nhằm mục đích bảo tồn nguồn tài nguyên cây thuốc. Rất nhiều biện pháp đã
được nêu ra trong đó, quan trọng nhất là phải tiến hành bảo tồn nguyên vị tại các
Vường quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên.
Khu Bảo tồn Loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc thuộc huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc
Kạn được UBND tỉnh Bắc Kạn phê duyệt tại Quyết định số 342/QĐ-UB ngày
17/3/2004 với tổng diện tích tự nhiên là 1.788 ha nằm trên địa phận hai xã Xuân
Lạc và Bản Thi, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn [36].
Là hành lang quan trọng nối liền Vườn quốc gia Ba Bể và Khu Bảo tồn thiên
nhiên Nà Hang, nhiệm vụ của Khu Bảo tồn Loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc là bảo
tồn sinh cảnh sống cho hai loài linh trưởng là Voọc đen má trắng và Voọc mũi hếch,
đồng thời bảo vệ các loài động thực vật quý hiếm khác trong đó có các loài cây thuốc.
Trong những năm qua, mặc dù đã được bảo vệ nghiêm ngặt, nhưng các hoạt
động khai thác cây thuốc trái phép vẫn diễn ra. Điều đó đã có ảnh hưởng xấu đến
tính đa dạng sinh học trong khu bảo tồn nói chung và nguồn tài nguyên cây thuốc
nói riêng mà hiện tại vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu cụ thể về nguồn tài
nguyên cây thuốc tại đây.
1
Xuất phát từ những thực tế trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Nghiên cứu nguồn
tài nguyên cây thuốc mọc tự nhiên ở Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân
Lạc, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn” làm luận văn Thạc sĩ Sinh học, chuyên ngành
Thực vật học.
2
Chƣơng 1
TỔNG QUAN
1.1. Tình hình nghiên cứu về cây thuốc và bảo tồn cây thuốc trên thế giới
1.1.1 Tình hình nghiên cứu chung về cây thuốc
Từ cổ xưa, con người đã biết sử các loài thảo mộc để làm thuốc phòng và chữa
bệnh. Cách đây 3000 – 5000 năm, ở các nước có nền Y học cổ truyền lâu đời như
Trung Quốc, Ấn Độ hay từ thời La Mã cổ đại,… đã có những bằng chứng về sự sử
dụng cây thuốc [45]. Cùng với sự phát triển và tiến hóa của xã hội loài người,
những kiến thức và kinh nghiệm dùng cây thuốc của nhân loại đã trở nên vô cùng
phong phú và đa dạng. Số lượng các loại cây cỏ được dùng làm thuốc ngày càng
được ghi nhận nhiều hơn.
Ngày nay, trên thế giới ước lượng có khoảng 250.000 - 300.000 loài thực vật
bậc thấp cũng như bậc cao, trong đó có khoảng 35.000 - 70.000 loài thực vật được
sử dụng vào mục đích làm thuốc chữa bệnh ở khắp nơi trên thế giới. Theo thống kê
sơ bộ, Trung Quốc có trên 10.000 loài, Ấn Độ có khoảng 7.500 loài, Indonesia có
khoảng 7.500 loài, Malaysia có khoảng 2.000 loài, Nepal có hơn 700 loài, Sri
Lanka có khoảng 550 - 700 loài [45]. Báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO),
ghi nhận khoảng 3,5 đến 4 tỷ người trên thế giới ít nhiều đã được chăm sóc sức
khỏe bởi y học cổ truyền. Phần lớn trong số đó phụ thuộc vào nguồn dược thảo
hoặc các chất chiết suất từ dược thảo [45].
Bên cạnh phương thức sử dụng cây thuốc theo y học cổ truyền, ngày nay nhờ
sự phát triển của khoa học kỹ thuật, người ta đi sâu nghiên cứu các hợp chất hóa
học có trong cây cỏ có tác dụng chữa bệnh. Hiện biết đã có trên 100 hợp chất hóa
học tự nhiên được chiết từ 90 loài thực vật bậc cao để làm thuốc, hoặc từ đó tổng
hợp nên những loại thuốc mới có hiệu lực chữa bệnh cao [45].
Cây thuốc không chỉ có vai trò quan trọng trong việc cung cấp thuốc chữa
bệnh, mà còn là nguồn tài nguyên có giá trị kinh tế cao. Thị trường thảo dược thế
giới vào năm 1999 đã đạt trị giá 19,4 tỷ USD, trong đó cao nhất là châu Âu (6,7 tỷ
USD), tiếp theo là châu Á (5,1 tỷ USD), Bắc Mỹ (4,0 tỷ USD), Nhật Bản (2,2 tỷ
3
USD) [42]. Đã có những ước tính tổng giá trị buôn bán cây thuốc (dược liệu) và các
chế phẩm thuốc có xuất xứ từ thực vật trên toàn thế giới mỗi năm đạt tới 16 tỷ Euro
[53]. Tại Trung Quốc, có khoảng 1.000 loài cây thuốc thường xuyên được sử dụng,
với tổng giá trị là 11 tỷ Nhân dân tệ (1992), sản phẩm cây thuốc của Trung Quốc ở
mức 1,6 triệu tấn trong năm 1996, với tổng giá trị (không tính xuất khẩu) về thành
phẩm khoảng 3,7 tỷ USD [42]. Tại Nhật Bản, có đến 41,7% dân sử dụng thuốc cổ
truyền trong các hoạt động chữa bệnh, với tổng chi tiêu cho y học cổ truyền là 150
triệu USD (1983) [45]. Tại Ấn Độ, có 400 loài trong số 7.500 loài cây thuốc thường
xuyên được sử dụng tại các xưởng sản xuất thuốc nhỏ [45]. Doanh số bán thuốc cây
cỏ ở các nước Tây Âu năm 1989 là 2,2 tỷ USD so với tổng doanh số buôn bán dược
phẩm là 65 tỷ USD [45]. Ở Mỹ mỗi năm lợi nhuận thu được từ cây thuốc khoảng
1,5 tỷ USD [52].
1.1.2. Nghiên cứu bảo tồn cây thuốc
Là một nguồn tài nguyên phong phú lại mang lại giá trị sử dụng cao nên từ lâu,
các loài cây thuốc đã được đầu tư nghiên cứu và khai thác. Tuy nhiên, hầu hết các
loài cây thuốc được khai thác từ tự nhiên nên với việc khai thác quá mức của con
người đã dẫn đến sự báo động về hiện tượng thu hẹp đáng kể đa dạng sinh học nói
chung và cây thuốc nói riêng.
Tổng số loài cây thuốc được trồng là rất ít, như ở Trung Quốc - quốc gia có
diện tích trồng cây thuốc lớn nhất, cũng chỉ có 100 – 250 loài được trồng. Ở Châu
Âu, chỉ 130 – 140 trong số hơn 1000 loài được mua bán có nguồn gốc từ trồng trọt.
Có rất nhiều nơi trên thế giới, hầu như không có bất kỳ canh tác cây thuốc nào trên
quy mô lớn [42]. Chính vì vậy, IUCN cảnh báo có tới 30.000 loài thực vật bị đe
dọa, trong đó có nhiều loài cây thuốc [45]. Alan Hamilton, thành viên của Quỹ Thế
giới Bảo vệ Thiên nhiên (WWF), thống kê có tới 4.000 - 10.000 loài cây cỏ dùng
làm thuốc có nguy cơ bị tuyệt chủng [53].
Theo UNDP, ước tính có khoảng 316 loài cây thuốc ở Ấn Độ đang bị đe dọa
tuyệt chủng, gây nguy hiểm cho cuộc sống và chăm sóc sức khỏe [42].
4
Theo He Shan An và Cheng Zhong Ming thì ở Trung Quốc, một số loài
Dioscorea spp. vốn mọc tự nhiên ở nhiều nơi, vào những năm 50 có thể khai thác
300.000 tấn, đến nay đã bị giảm sút nhiều do khai thác quá mức, thậm chí phải
trồng [45].
Ngoài mục đích làm thuốc, một số loại cây thuốc đôi khi bị khai thác quá mức
để phục vụ cho mục đích khác hơn là chữa bệnh như trường hợp của cây Acacia
Senegal (trị viêm phế quản), Pterocarpus angolensis (trị nấm) đã bị thu thập vì mục
đích thương mại hơn là sử dụng [42].
Hamilton cũng cho rằng những mối đe dọa đối với các loài cây thuốc cũng
tương tự như những mối đe dọa đến đa dạng thực vật nói chung. Trong đó, mất sinh
cảnh, suy thoái môi trường sống và khai thác quá mức là những mối đe dọa nghiêm
trọng nhất [42].
Thảm thực vật trên thế giới đang bị thay đổi và bị phá hủy ở mức báo động.
Rừng ẩm nhiệt đới, nơi sống của một nửa số loài thực vật trên thế giới, đang trong
tình trạng nguy hiểm, giảm khoảng 16,8 triệu ha/năm theo UNEP/FAO [46]. Cùng
với việc khai thác, việc mất sinh cảnh đã đặt nhiều cây thuốc vào nguy cơ xói mòn
di truyền nghiêm trọng và thậm chí tuyệt chủng [46].
Nhận ra rằng cây thuốc là rất cần thiết trong việc chăm sóc sức khỏe ban đầu,
cả trong tự điều trị và trong các dịch vụ y tế quốc gia nhưng lại đang phải đối mặt
với những hậu quả của sự mất mát của đa dạng thực vật trên thế giới; tại Chiang
Mai, Thái Lan 26/3/1988, các thành viên của Hội nghị Quốc tế về Bảo tồn cây
thuốc đã kêu gọi tất cả mọi người cam kết “Cứu thực vật để bảo vệ cuộc sống” [46].
Trước thực trạng suy giảm nghiêm trọng của nguồn tài nguyên cây thuốc, rất
nhiều hội nghị được mở ra, nhiều biện pháp được đề cập nhằm mục đích bảo tồn và
phát triển tài nguyên sinh vật nói chung và thực vật làm thuốc nói riêng. Trong đó
các loài sinh vật có nguy cơ bị đe dọa trên toàn thế giới được IUCN tập hợp lại
trong Sách đỏ nhằm khuyến cáo và đinh hướng cho công tác bảo tồn [45]. Từ đó,
mỗi quốc gia có thể xây dựng Sách đỏ của mình để cảnh báo mức độ đe dọa của
một loài sinh vật nào đó.
5
Khi đề cập đến vấn đề cây thuốc đang bị đe dọa, O. Akerel cho rằng: vấn đề
bảo tồn cây thuốc ở các quốc gia chính là sự nhận biết và bảo tồn giá trị sử dụng
chúng trong Y học dân tộc. Còn theo Hamann (1991), không có cách nào khác là
phải nắm vững về phân bố và tình hình hiện trạng của chúng để thiết lập các khu
bảo tồn nguyên vị và bảo tồn chuyển vị [45].
Phương tiện tốt nhất của bảo tồn là để đảm bảo rằng các quần thể của các loài
thực vật và động vật tiếp tục phát triển và tiến hóa trong tự nhiên - trong môi trường
sống tự nhiên của chúng. Như vậy bảo tồn tại chỗ cây thuốc phải được thực hiện
song song với bảo tồn thiên nhiên [46].
Phương pháp bảo tồn nguyên vị được thực hiện tại các Vườn quốc gia, hoặc
khu bảo tồn thiên nhiên mà ở đó các loài cây thuốc được giữ gìn nguyên vẹn là lâu
dài ngay trong các hệ sinh thái tự nhiên vốn có của chúng. Bảo tồn chuyển vị là bảo
toàn các bộ phận hợp thành của ĐDSH bên ngoài môi trường sống tự nhiên của
chúng (Công ước ĐDSH, 1992). Nói cách khác, đó là sự duy trì các cơ thể và các
bộ phận sống của sinh vật bên ngoài môi trường sống vốn có của chúng trong
những điều kiện, phương tiện như Vườn sinh vật, Ngân hàng hạt, Ngân hàng gen
in-vitro hoặc Ngân hàng gen đồng ruộng [45, 47, 48].
Biện pháp bảo tồn lý tưởng nhất các loài được bảo tồn và phát triển trong quần
thể tự nhiên. Tuy nhiên, các loài cũng cần được bảo tồn chuyển vị (tức là bên ngoài
môi trường sống của chúng). Hai biện pháp này nên được thực hiện đồng thời để
đảm bảo kết quả được tốt nhất. Loài được bảo tồn chuyển vị vẫn có thể bị xói mòn
di truyền và phụ thuộc vào chăm sóc liên tục của con người. Vì vậy, bảo tồn chuyển
vị không thể thay thế, mà cần phải bổ sung với bảo tồn nguyên vị [42, 43].
Theo IUCN (2008), tính đến năm 2004, trên thế giới có hơn 100.000 khu bảo
tồn thiên nhiên (trong đó có cả các Vường quốc gia), chiếm 11,7% diện tích đất liền
toàn thế giới. Vườn quốc gia chiếm số lượng và diện tích lớn nhất, tiếp đến là các
khu bảo tồn loài và sinh cảnh [51]. Trong đó có 152 vườn của 33 quốc gia là
chuyên trồng cây thuốc (có tên là vườn cây thuốc) hoặc có trồng cây thuốc cùng với
các loại cây kinh tế khác như ở Liên Xô (cũ) có 31 vườn, Nhật Bản: 26 vườn (có 10
6
vườn cây thuốc); Hoa Kỳ: 13 vườn (2 vườn cây thuốc); Ba Lan: 10 vườn (trong đó
có tới 5 vườn chủ yếu là cây thuốc); Trung Quốc: trong số 5 vườn thực vật Quốc
gia, có 2 vườn cây thuốc nổi tiếng thế giới [45]. Năm 1986, ở Sri – Lanka, một hình
thức bảo tồn cây thuốc mới được thực hiện dưới sự hỗ trợ của WHO, UNDP,
WWF, Bộ Y tế Sri – Lanka đã thiết lập một vườn ươm trồng những loại cây thuốc
thiết yếu để điều trị cho người bệnh [45].
Ngoài phương thức bảo tồn chuyển vị ở Vườn thực vật, người ta đã bắt đầu tiến
hành bảo tồn cây thuốc bằng cách bảo tồn hạt tại "Seed Bank" hoặc các hình thức
"In-vitro conservation" khác [45, 47, 48].
Hiện nay, do hoạt động sản xuất công nghiệp của các nhà máy ngày càng tăng
cùng với việc thiếu ý thức bảo vệ môi trường của con người khiến cho môi trường
ngày càng ô nhiễm dẫn rất nhiều loại bệnh tật và dịch bệnh như: ung thư, AIDS, các
đại dịch cúm H5N1, H1N1... Người ta nhận thấy rằng sức khỏe của hàng trăm triệu
người trên địa cầu có thể gặp nguy hiểm do những loại cây dùng làm thuốc đang bị
khai thác quá mức. Sara Oldfield, tổng thư ký của Tổ chức bảo tồn các vườn bách
thảo quốc tế đã nhận xét:"Sự biến mất của các cây thuốc là một thảm họa thực sự".
Tuy nhiên, để tiến hành bảo tồn có hiệu quả thì vấn đề triển khai các nghiên
cứu nhằm hoàn thiện các dẫn liệu khoa học của các loài cần bảo tồn là hết sức quan
trọng. Bên cạnh đó phải tạo ra những động lực để người dân bảo vệ chúng. Mặc dù
trên thế giới có nguồn tài nguyên thực vật phong phú và kinh nghiệm sử dụng dược
liệu làm thuốc có từ xa xưa, nhưng hiện tại hệ thống bảo tồn, gìn giữ, xây dựng và
phát triển nguồn gen và giống cây thuốc mới phát hiện được khoảng 50.000 loài cây
thuốc. Trong số đó, đa số các cây thuốc quý hiếm lại đang có nguy cơ tuyệt chủng.
Như vậy công tác nghiên cứu và bảo tồn nguồn tài nguyên cây thuốc là một việc
làm cần thiết hơn bao giờ hết, nó không chỉ ở riêng một quốc gia mà phải tiến hành
trên toàn thế giới.
1.2. Tình hình nghiên cứu về cây thuốc và bảo tồn cây thuốc ở Việt Nam
1.2.1. Khái quát về thực trạng và giá trị nguồn tài nguyên cây thuốc ở Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương, khu vực Đông Nam
7
Á. Việt Nam có đường biên giới trên đất liền dài 4.550 km tiếp giáp với Trung
Quốc ở phía Bắc, với Lào và Căm-pu-chia ở phía Tây, phía Đông giáp biển Đông.
Trên bản đồ, dải đất liền Việt Nam mang hình chữ S, kéo dài từ vĩ độ 23023’ Bắc
đến 8027’ Bắc, dài 1.650 km theo hướng bắc nam, phần rộng nhất trên đất liền
khoảng 500 km; nơi hẹp nhất gần 50 km [51].
Đất nước Việt Nam có địa hình đa dạng với hai vùng đồng bằng châu thổ lớn là
Sông Hồng ở phía Bắc và Sông Cửu Long ở phía Nam; có hai dãy núi lớn là Hoàng
Liên Sơn và Trường Sơn với nhiều vùng có độ cao trên 2.000 m và các cao nguyên
nhỏ như Đồng Văn, Mộc Châu, Sơn La, Di Linh, …. Việt Nam nằm ở vành đai khí
hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, nhiệt độ trung bình năm khác nhau giữa miền Bắc và
miền Nam, lượng mưa trung bình lớn nhưng phân bố không đều trong năm [51].
Các yếu tố địa hình và khí hậu đa dạng như vậy dẫn đến Việt Nam có thảm
thực vật phong phú với nguồn tài nguyên thực vật đa dạng ước tính có khoảng
12.000 loài cây cỏ khác nhau và có người còn dự đoán có thể lên tới 13.000 đến
15.000 loài nếu được nghiên cứu đầy đủ [51].
Việt Nam là ngôi nhà chung của 54 dân tộc, thuộc 3 họ ngôn ngữ và 8 nhóm
khác nhau, trong đó có nhiều dân tộc có quan hệ gần gũi với các quốc gia trong khu
vực. Để tồn tại đến ngày nay, các thế hệ đi trước của mỗi cộng đồng đã phải trả giá
bằng cuộc sống và sức khỏe để tích lũy tri thức kinh nghiệm sử dụng cây thuốc
ngày nay. Mỗi dân tộc lại có tập quán, niềm tin, vì vậy tri thức kinh nghiệm sử dụng
cây cỏ làm thuốc là rất đa dạng.
Từ xa xưa, trước khi có sự xâm nhập vào Việt Nam của Trung y (thời kỳ Bắc
thuộc: 197 trước công nguyên – 938 sau công nguyên) và Tây y (thời kỳ Pháp
thuộc: 1884 – 1945), thì người Việt cổ trước đây và cộng đồng các dân tộc thiểu số
ở Việt Nam đã có nền y học dân gian, gia truyền bản địa phát triển rất phong phú và
đa dạng, rất nhiều loài cây thuốc đã được sử dụng để chữa bệnh [52]. Thời các Vua
Hùng (12879 - 257 trước công nguyên), cha ông ta đã biết uống nước vối, ăn gừng
giúp tiêu hóa, nhai trầu để bảo vệ răng,... Đời Thục An Dương Vương, lương y Thôi
Vỹ đã biết châm cứu để chữa bệnh. Đời nhà Lý, người dân đã trồng thuốc Nam ở
8
làng Đại Yên (Hà Nội), Nghĩa Trai (Hải Hưng). Đời nhà Trần đã thành lập Thái Y
viện và tổ chức đi tìm cây thuốc ở núi Yên Tử (Quảng Ninh) và xây dựng vườn cây
thuốc gọi là “Dược sơn” ở Chí Linh – Hải Dương [51].
Chính bởi vai trò rất quan trọng mà ngay từ thời xưa, chúng ta đã có rất nhiều
tài liệu ghi chép lại đặc điểm của cây thuốc cũng như công dụng của chúng trọng đó
phải kể tới cuốn "Nam Dược thần hiệu" của danh y Tuệ Tĩnh đã mô tả được 496
loài cây làm thuốc [27]. Năm 1772, Hải Thượng Lãn Ông cho xuất bản bộ sách
"Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh" gồm 66 quyển về y lý và cây thuốc [27].
Trong thời kỳ 1884 - 1945, thực dân Pháp đô hộ nước ta khiến Y học cổ truyền
không được chú ý đúng mức. Tuy nhiên có một số nhà thực vật học, dược học
người Pháp nghiên cứu nhưng với mục đích chính là để khai thác tài nguyên. Trong
đó phải kể đến một số nhà dược học nổi tiếng như Crévost, Pételot,... đã xuất bản
bộ "Catalogue des produits de L’ indochine" (1928-1935), trong đó tập V (Prodiuits
medicinaux, 1928) đã mô tả 368 cây thuốc là các loài thực vật có hoa [50].
Sau khi hòa bình lập lại ở miền Bắc năm 1954, nhận thức được vai trò và tiềm
năng của cây thuốc trong công tác chăm sóc sức khỏe, chữa trị bệnh tật và phát triển
kinh tế, bảo vệ bản sắc văn hóa các dân tộc. Ngay từ ngày hòa bình lập lại, Đảng và
nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác điều tra, nghiên cứu nguồn cây thuốc ở
Việt Nam nhằm mục đích phục vụ sức khỏe cho nhân dân. Ngoài ra nhà nước cũng
quan tâm đầu tư cho việc sưu tầm các nguồn tài liệu về thuốc Nam, tổ chức điều tra,
phân loại, tìm hiểu dược tính, thành phần hóa học, lập bản đồ dược liệu trong cả
nước. Đồng thời cũng phát triển việc nghiên cứu, sản xuất các loại thuốc từ nguồn
cây cỏ trong thiên nhiên. Người có công lớn trong lĩnh vực này là GS.TS Đỗ Tất
Lợi, một người đã dày công nghiên cứu và xuất bản nhiều tài liệu liên quan đến các
bài thuốc của các dân tộc. Từ năm 1962-1965, Đỗ Tất Lợi lại cho xuất bản bộ sách
"Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam" gồm 6 tập. Đến năm 1969 tái bản thành 2
tập, trong đó giới thiệu trên 500 vị thuốc có nguồn gốc thảo mộc, động vật và
khoáng vật. Ông đã kiên trì nghiên cứu, bổ sung về cây thuốc liên tục trong các
9
công trình của ông. Lần tái bản thứ 7 (1995) số cây thuốc của ông nghiên cứu đã lên
tới 792 loài [16].
Đề cập tới cây thuốc trong hệ thực vật Việt Nam, Võ Văn Chi là người từ lâu
có rất nhiều tâm huyết nghiên cứu. Năm 1976, trong luận án phó tiến sĩ khoa học
của mình, ông đã thống kê có 1.360 loài cây thuốc, thuộc 192 họ trong ngành thực
vật hạt kín ở miền Bắc [9]. Đến năm 1989, trong báo cáo tham gia Hội thảo quốc
gia về cây thuốc lần thứ II tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, Võ Văn Chi đã giới
thiệu một danh sách các cây thuốc Việt Nam trong đó có 2.280 loài cây thuốc bậc
cao có mạch, thuộc 254 họ, trong 8 ngành. Có thể nói, công bố này đã giới thiệu
một số lượng cây thuốc lớn nhất tính tới thời điểm đó [10].
Nhắc đến các công trình nghiên cứu về cây thuốc ở nước ta thì không thể
không nhắc đến bộ sách “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam” do nhiều
đồng tác giả xuất bản năm 2004. Đây là bộ sách chứa đựng một khối lượng lớn dữ
liệu khoa học toàn diện về dược liệu, đặc biệt là cây thuốc, được tập hợp từ những
kết quả nghiên cứu của các đồng tác giả, đồng thời cũng được tham khảo đúc kết từ
nhiều tạp chí khoa học có uy tín trong nước và trên thế giới. Đặc biệt, bộ sách cung
cấp những thông tin khoa học rất phong phú và cập nhật cho đến những năm gần
đây nhất về thành phần hóa học, tác dụng dược lý thực nghiệm và dược lý lâm sàng
của cây thuốc [8].
Theo kết quả điều tra gần đây nhất của Viện Dược liệu – Bộ Y tế, tính đến năm
2005, đã phát hiện có 3.948 loài thực vật và nấm lớn được dùng làm thuốc, thuộc
307 họ của 9 ngành và nhóm thực vật khác nhau. Trong đó có 52 loài Tảo biển, 22
loài Nấm, 4 loài Rêu và 3.870 loài Thực vật bậc cao có mạch [31]. Điều này cho
thấy rằng nguồn tài nguyên cây thuốc ở Việt Nam vô cùng đa dạng, phong phú và
dự đoán có thể lên tới 6.000 cây thuốc nếu được nghiên cứu đầy đủ trong tương lai
[31].
Nguồn tài nguyên cây thuốc phong phú về thành phần loài và có trữ lượng lớn.
Vài chục năm trở về đây, ngoài việc người dân tự thu hái để chữa bệnh, cây thuốc
còn được khai thác trên quy mô lớn để làm nguyên liệu sản xuất dược phẩm. Nhu
10
cầu dược liệu cho khối công nghiệp dược khoảng 20.000 tấn và cho xuất khẩu là
10.000 tấn hàng năm. Năm 1998, Tổng công ty Dược Việt Nam xuất khẩu được 13
triệu USD trong đó dược liệu, tinh dầu và các hoạt chất từ cây thuốc chiếm 74%.
Tiềm năng cung cấp dược liệu có thể đạt 500 – 800 tỷ đồng [31].
Tuy nhiên trên thực tế do khai thác bừa bãi, không hợp lý, nhiều loài cây thuốc
trước đây có trữ lượng lớn như Ngũ gia bì các loại, Thiên niên kiện, Cẩu tích, Vàng
đắng, … nhưng do tiếp tục bị thu hái theo kiểu tận thu làm mất khả năng tái sinh tự
nhiên dẫn đến cạn kiệt nhanh chóng. Một số loài như Vàng đắng (Coscinium
fenestratum), Hoàng đằng (Fibraurea spp.) Ba kích (Morinda quinquesecta), …. đã
trở nên rất hiếm hoặc không còn khả năng khai thác lớn [31].
1.2.2. Nghiên cứu bảo tồn cây thuốc ở Việt Nam
Là một quốc gia đông dân, lại chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh cùng với
chính sách khai thác tài nguyên chưa hợp lý và ý thức của người dân chưa tốt dẫn
đến việc thu hẹp đáng kể diện tích rừng mà kèm theo đó là sự cạn kiệt tài nguyên
rừng. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, diện tích rừng tự nhiên của nước ta đã
giảm từ 14,3 triệu ha (độ che phủ 43%) xuống còn 13,2 triệu ha (độ che phủ 39,1%)
từ năm 1945 đến năm 2009 trong đó có những lúc đã giảm xuống 9,3 triệu ha vào
năm 1995. Mất rừng cũng đồng nghĩa với mất đi mọi nguồn tại nguyên của rừng
trong đó có cây thuốc. Vì vậy, với mục đích bảo vệ rừng, Nhà nước ta đã sớm có
những quy định về việc bảo vệ rừng như: Pháp lệnh bảo vệ rừng (1972), Luật Bảo
vệ và phát triển rừng (2004), ….[33].
Nhận thức được vai trò và tiềm năng của cây thuốc trong công tác chăm sóc
sức khỏe cộng đồng, Nhà nước Việt Nam đã tích cực tham gia và phê chuẩn các
công ước quốc tế như: Công ước Đa dạng sinh học (1992), Kế hoạch hành động đa
dạng sinh học (1994) và ban hành nhiều luật và chính sách có gắn liền với chăm sóc
sức khỏe, phát triển ngành Dược và bảo tồn cây thuốc.
Nguyễn Tập trong tạp chí Lâm nghiệp số tháng 7/1984 và Tạp chí hoạt động
khoa học, kỹ thuật, số tháng 11/1990 đã nêu lên ba vấn đề chủ yếu dẫn đến sự suy
thoái nguồn tài nguyên cây thuốc ở nước ta: Khai thác quá mức, không chú ý bảo vệ
11
tái sinh tự nhiên; do nạn phá rừng làm nương rẫy, hồ thủy điện đã hủy hoại hàng
loạt quần thể rừng, trong đó có nhiều vùng cây thuốc mọc tập trung và do các
nguyên nhân khác, như tu bổ rừng, khai thác rừng, trồng rừng mới, làm thay đổi hệ
sinh thái tự nhiên vốn có của cây thuốc [19].
Do lợi nhuận trước mắt, nhiều loài cây thuốc bị khai thác ồ ạt không chú ý bảo
vệ tái sinh, thêm vào đó là nạn phá rừng làm nương rẫy đã làm cho các loài cây
thuốc bị sa sút về trữ lượng nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng.
Theo Nguyễn Tập (1996), tất cả các vùng núi trước khi tập trung nhiều cây
thuốc, nay đã bị thu hẹp hoặc mất hẳn. Tình trạng suy giảm này, càng trở nên gay
gắt đối với những cây thuốc quý vốn hiếm gặp ở Việt Nam. Chúng bị tìm kiếm ráo
riết đến mức kiệt quệ như Sâm vũ diệp (Panax bipinnatifidus Seem.), Sâm ngọc
linh (Panax vietnamensis Ha et Grushv.), Tam thất hoang (Panax stipuleanatus H.T
Tsai et K.M.feng), Hoàng tinh vòng (Polygonatum kingianum Collett et Hemsl.),
Hoàng liên (Coptis spp.)... hầu hết đã và đang đang lâm vào tình trạng bị đe dọa
tuyệt chủng [21].
Bên cạnh đó là nhiều nghiên cứu của một số tác giả khác về việc bảo tồn những
loài thực vật quý hiếm và có nguy cơ bị tiêu diệt ở nước ta như Nguyễn Tiến Bân
[2, 3]; Phan Kế Lộc, Nguyễn Văn Yên [15], ....
Với nỗ lực bảo tồn các loài có nguy cơ bị tuyệt chủng, ngay từ những năm đầu
thập kỷ 70 của thế kỷ trước, IUCN đã thu thập được nhiều thông tin của hơn 30.000
loài thực vật trên thế giới [31]. Căn cứ vào các thông tin này, IUCN đã 3 lần đưa ra
những tiêu chuẩn để đánh giá về tình trạng bị đe dọa đối với mỗi loài [47, 48]. Dựa
trên cơ sở các loài thực vật bị đe dọa ở Việt Nam, năm 1996, Sách đỏ Việt Nam –
Phần II – Về Thực vật đã được biên soạn, trong đó có 365 loài thực vật, thuộc 265
chi, 123 họ, 9 ngành [3] trong đó có các loài làm thuốc. Đến năm 2007, Sách đỏ
Việt Nam, phần II – Thực vật lại được bổ sung và tái bản, trong đó có đề cập tới
448 loài [3]. Đây cũng chính là cơ sở để định hướng cho kế hoạch bảo tồn.
Căn cứ vào kết quả điều tra tiềm năng và hiện trạng cây thuốc ở Việt Nam, các
thông tin đã được công bố và các tiêu chí trong khung phân hạng của IUCN,
12
Nguyễn Tập đã 3 lần xây dựng và công bố “Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam” vào
các năm 1996, 2001, 2006 [22]; trong đó “Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam” công
bố năm 2006 bao gồm 144 loài cây thuốc được phân hạng cụ thể ở các mức độ:
- Đang cực kỳ nguy cấp (CR): 18 loài (Sâm vũ diệp, Sâm Ngọc Linh, Tam thất
hoang, Hoàng liên, Hoàng liên bắc, Hoàng liên ô rô lá dày, …)
- Đang bị nguy cấp (EN): 57 loài (các loài Hoàng tinh, Bảy lá một hoa, Tế tân,
Thổ hoàng liên, …).
- Sắp bị nguy cấp (VU): 69 loài (một số loài Ba gạc, Bình vôi, Thiên niên kiện
hiếm, …).
Việc xây dựng được “Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam” là kết quả trước tiên
của công tác bảo tồn và là cơ sở khoa học đầy thuyết phục trong định hướng
phương thức bảo tồn cây thuốc ở Việt Nam [24].
Bảo tồn cây thuốc nói riêng ở nước ta được tiến hành đồng thời dưới hai hình
thức là Bảo tồn nguyên vị (In situ) và Bảo tồn chuyển vị (Ex situ), kết hợp với trồng
thêm những loài cây thuốc đang có nhu cầu cao.
Cũng theo những nghiên cứu của một tập thể các nhà khoa học, việc bảo tồn
nguyên vị các cây thuốc đã được tiến hành điều tra nghiên cứu và bảo tồn tại 11 Vườn
quốc gia (VQG) và 2 Khu bảo tồn thiên nhiên (Khu BTTN) [31, 41], cụ thể như sau:
Bảng 1.1. Các Vƣờn quốc gia và Khu Bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam
TT
Tên VQG/Khu BTTN
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
VQG Tam Đảo
VQG Ba Bể
VQG Bạch Mã
VQG Núi Chúa
VQG Vũ Quang
VQG Bù Gia Mập
VQG Hoàng Liên
VQG Pù Mát
VQG Yor Đôn
VQG Lò Gò Xa Mát
Thời gian
thực hiện
Số loài
cây thuốc
đƣợc phát
hiện
Số loài
cây thuốc
có tên trong
DLĐCTVN
2000
2002
2003
2004
2004
2005
2006
2007
2008
2008
350
415
548
518
429
361
675
370
264
152
13
16
16
7
14
6
63
17
6
1
13
Nguồn
Bảo tồn và phát
triển nguồn gen và
giống cây thuốc
11
VQG Xuân Sơn
2008
665
22
12
Khu BTTN Nà Hang
2002
81
14
13
Khu BTTN Đa Krông
2007
315
21
ĐDSH và Bảo tồn
nguồn gen sinh vật
tại VQG Xuân Sơn
– Phú Thọ
Bảo tồn và phát
triển nguồn gen và
giống cây thuốc
Song song với quá trình bảo tồn nguyên vị trên, Viện Dược liệu cũng đã tiến
hành thu thập và bảo tồn chuyển vị cây con và hạt giống của 70 loài cây thuốc bị đe
dọa ở Việt Nam trong đó đáng chú ý có một số loài thuộc diện đặc biệt quý hiếm ở
Việt Nam, có nguy cơ tuyệt chủng cao như 3 loài sâm mọc tự nhiên, 3 loài Hoàng
liên gai, 3 loài Hoàng liên ô rô, 3 loài Tế tân, 4 loài Ba gạc, 2 loài Hoàng tinh, ….
Kết hợp với quá trình bảo tồn, nhiều loài cây thuốc cũng đã được đi sâu nghiên cứu
đưa vào trồng thêm tại chỗ để khai thác như Ngũ gia bì gai, Ngũ gia bì hương, Ba
kích, Sì to,…[31]
Trong những kết quả điều tra nghiên cứu trên, điều quan trọng nhất là bước đầu
đã ghi nhận được vị trí phân bố và từng loài có tên trong Danh lục Đỏ cây thuốc ở
từng Vườn quốc gia và Khu BTTN, từ đó là cơ sở để xây dựng các biện pháp bảo
tồn thích hợp cho từng loài cây thuốc.
Từ những công trình nghiên cứu về cây thuốc ở trên cho thấy, đề tài luận văn
của chúng tôi cũng tiến hành theo định hướng này tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh
Nam Xuân Lạc, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn
1.3. Vài nét về điều kiện tự nhiên và xã hội khu vực nghiên cứu
1.3.1. Điều kiện tự nhiên [29]
Tọa độ địa lý
Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Xuân Lạc - Bắc Kạn có tọa độ địa lý:
Từ 22o17’- 22o19’ vĩ độ Bắc.
Từ 105o28’- 105o33’ kinh độ Đông.
Phạm vi ranh giới
Khu bảo tồn Loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc được thành lập theo quyết định
số 342/QĐ-UB ngày 17/3/2004 của UBND tỉnh Bắc Kạn, với diện tích 1.788 ha,
14
diện tích vùng đệm 7.508 ha. Diện tích rừng tự nhiên chiếm trên 92% tổng diện tích
khu bảo tồn, diện tích rừng ở đây chủ yếu nằm trên núi đá. Khu Bảo tồn Loài và
sinh cảnh Nam Xuân Lạc nằm trên địa phận 4 thôn Nà Dạ và Bản Khang thuộc xã
Xuân Lạc; thôn Khuổi Kẹn, Kéo Nàng và thôn Phia Khao của xã Bản Thi, huyện
Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn [36, 37].
Khu Bảo tồn ở cách trung tâm thị trấn Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn 35 km, tiếp
giáp:
- Phía Bắc giáp thôn Bản Eng, Bản Tưn xã Xuân Lạc, huyện Chợ Đồn, tỉnh
Bắc Kạn.
- Phía Tây giáp xã Thanh Tương và xã Vĩnh Yên, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên
Quang.
- Phía Đông giáp thôn Nà Áng xã Đồng Lạc, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.
- Phía Nam giáp thôn Phia Khao và thôn Khuổi Kẹn xã Bản Thi, huyện Chợ
Đồn, tỉnh Bắc Kạn.
Khí hậu thủy văn
Khí hậu
Khu bảo tồn nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa.
- Mùa hè từ tháng 4 đến tháng 10, mùa đông từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
- Nhiệt độ trung bình hàng năm là 20,10C; nhiệt độ trung bình cao nhất 26,70C
vào tháng 7, nhiệt độ trung bình thấp nhất là 13,50C vào tháng 1.
- Lượng mưa năm, tập trung vào tháng 6, 7 lên tới 340 mm, trung bình là 153
mm/năm phân bố không đều giữa các tháng trong năm.
Sương muối mùa đông thường xuất hiện 1 đến 2 đợt, mỗi đợt từ 1 đến 3 ngày
nhưng mức độ không cao, ít gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống.
Thuỷ văn
Trong khu vực có một con suối chính bắt nguồn từ xã Vĩnh Yên huyện Nà
Hang, tỉnh Tuyên Quang chảy theo hướng Tây-Bắc, qua các thôn Nà Dạ, Bản Eng,
Bản Tưn, Bản Ó và Tà Han của xã Xuân Lạc rồi đổ ra Hồ Ba Bể với chiều dài suối
dài khoảng 9km, thường có nước quanh năm nhưng về mùa đông thì mực nước thấp
15
hơn. Ngoài ra còn nhiều khe suối nhỏ bắt nguồn từ các đỉnh núi cao đổ xuống suối
Tà Han. Do hiện tượng Cáxtơ nên một số khe suối có đoạn chảy ngầm trong lòng
đất, có đoạn chảy nổi trên mắt đất.
Địa chất - Thổ nhưỡng
- Địa chất: Nền địa chất của Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc có nguồn
gốc trầm tích nằm trong quy luật tạo sơn của vùng Đông Bắc Việt Nam. Với các sản
phẩm trầm tích chủ yếu là bội kết và cát kết cùng với đá vôi màu đen và màu xám
sáng khó phong hóa. Khu vực này tiếp giáp với khu khai thác quặng ở xã Bản Thi
(chủ yếu là chì kẽm).
- Thổ nhưỡng: Trong khu vực gồm có hai loại đất chính :
+ Nhóm đất dốc tụ: nằm ở các thung lũng hình thành do quá trình bồi đắp phù
sa, đất tốt, tầng dày.
+ Nhóm đất trên núi đá vôi: đất tốt, màu đen, tầng mỏng.
1.3.2. Tình hình tài nguyên thực vật [18]
Các kiểu thảm thực vật
Các kiểu thảm thực vật ở độ cao trên 700m
- Rừng kín thường xanh mưa mùa á nhiệt đới
- Rừng kín thường xanh trên núi đá vôi
- Rừng hỗn giao cây lá rộng lá kim
- Thảm cây bụi lùn trên đỉnh núi
Các kiểu thảm thực vật ở độ cao dưới 700m
- Rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới ở đất thấp
- Rừng kín thường xanh trên núi đá vôi
- Rừng thứ sinh phục hồi sau khai thác
- Rừng thứ sinh phục hồi sau nương rẫy
- Thảm cây bụi có hay không có cây gỗ
Thực vật rừng
Theo Báo cáo hợp phần thực vật của Chi cục Kiểm lâm Bắc Kạn tháng 6 năm
2010, kết quả điều tra thành phần thực vật đã ghi nhận được 515 loài thực vật bậc
16
cao có mạch thuộc 348 chi, 115 họ và 4 ngành như sau:
-
Ngành Thông đất: 2 họ, 3 chi, 7 loài.
-
Ngành Dương xỉ: 6 họ, 7 chi, 13 loài.
-
Ngành Thông: 2 họ, 2 chi, 2 loài.
-
Ngành Ngọc lan: 104 họ, 336 chi, 496 loài, trong đó:
+ Lớp 2 lá mầm: 87 họ, 258 chi 363 loài
+ Lớp 1 lá mầm: 17 họ 78 chi 133 loài
Trong đó có 30 loài quí hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam.
1.3.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Theo báo cáo về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc
phòng – an ninh năm 2012 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2013 của xã Xuân Lạc và xã
Bản Thi [38, 39]
Dân số, lao động và dân tộc
Tình hình dân số vùng khu bảo tồn: Khu bảo tồn nằm trên địa bàn của xã Xuân
Lạc, với tổng số 628 hộ, 3.247 khẩu, phần lớn là đồng bào Dao và Tày.
Bảng 1.2. Tình hình dân số xã Xuân Lạc và xã Bản Thi
TT
Tên xã
Số hộ
Số khẩu
Mật độ dân
1
Xuân Lạc
628
3247
số ngƣời/km2
38
2
Bản Thi
358
1503
23
986
4750
Tổng số
Số hộ nghèo
Hộ
%
340
54,14
105
29,3
445
45,13
Cư dân trong vùng chủ yếu sống tập trung thành các bản, những hộ ở trên cao
rải rác đã chuyển xuống thấp sống cùng bản làng. Phần lớn trong số họ đến định cư
ở khu vực này vào những năm 1979 – 1980 là các hộ nghèo người H’Mông và Dao.
Một trong những tập quán cần được thay đổi của cả người Dao và người H’Mông là
săn bắt động vật rừng. Thường các gia đình đều có súng săn tự tạo, họ đi săn không
chỉ vì mục đích thực phẩm, thu nhập mà đây còn là tập quán, là thú vui đối với
thanh niên để thể hiện mình trước cộng đồng.
Điều kiện sinh kế và đời sống
17
Bảng 1.3. Hiện trạng sử dụng đất đai của xã Xuân Lạc
Các loại đất đai
TT
Đơn vị (ha)
Tổng diện tích tự nhiên
8.421,13
I
Đất Nông lâm Nghiệp
5.025,2
1
Đất trồng cây hàng năm
389,65
2
Đất trồng lúa
124,49
3
Đất Lâm nghiệp
4
Đất nuôi trồng thuỷ sản
II
Đất phi Nông nghiệp
1
Đất ở nông thôn
6,92
2
Đất chuyên dụng
351,12
3
Đất khác
66.31
III
4.498,42
2,94
424,35
Đất chưa sử dụng
2.971,85
- Trồng trọt
Diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ quá nhỏ so với tổng diện tích. Trong đó
đất trồng lúa, màu bình quân 383m2/khẩu. Sản phẩm trồng trọt chủ yếu là lúa nước,
ngô, lúa nương, sắn… .
Ruộng nước được phân bố nơi thấp gần khu dân cư, ven suối và một số diện
tích nhỏ ruộng bậc thang. Năng suất lúa thấp do kỹ thuật canh tác chưa cao phụ
thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, giống chưa được cải thiện. Lúa nương được
canh tác trên các sườn đồi, núi thấp. Do đất dốc và hoàn toàn phụ thuộc vào điều
kiện tự nhiên nên năng suất không cao và bấp bênh. Diện tích lúa nương thường
không ổn định do sự du canh qua nhiều vùng khác nhau quanh các điểm dân cư.
Các loại rau màu thường như Ngô, Sắn… được trồng trên nơi đất cao, bằng phẳng
nhưng không có điều kiện khai hoang ruộng nước. Do diện tích ruộng nước chỉ hơn
1 sào/người, chủ yếu là 1 vụ, người dân phải làm nương rẫy để bổ sung nguồn
lương thực. Diện tích đất nương rẫy hiện nay tuy không cao nhưng nếu luân chuyển
hàng năm thì diện tích rừng bị chuyển đổi sẽ tăng nhanh đáng kể.
18