Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Thực trạng chất lượng sản phẩm dệt may của các doanh nghiệp Tập đoàn Dệt May Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (282.77 KB, 36 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
LỜI MỞ ĐẦU
Trong môi trường phát triển kinh tế hội nhập hiện nay, môi trường kinh
doanh đầy biến động không ngừng, diễn biến phức tạp và đầy rủi ro, áp lực
cạnh tranh ngày càng gay gắt. Đó là thách thức to lớn cho các doanh nghiệp
nói chung và các doanh nghiệp dệt may Việt Nam nói riêng.
Với những lợi thế riêng biệt như vốn đầu tư không lớn, thời gian thu hồi
vốn nhanh, thu hút nhiều lao động và có nhiều điều kiện mở rộng thị trường
trong và ngoài nước với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế khác nhau.
Tuy vậy, trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, ngành dệt may
đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn, phải cạnh tranh ngang bằng với
các cường quốc xuất khẩu lớn như Trung Quốc, ấn Độ, Inđônêxia, Pakixtan,
Hàn Quốc.... Đặc biệt, từ 1/1/2006, thuế xuất nhập khẩu hàng dệt may từ các
nước Asean vào Việt Nam sẽ giảm từ 40-50% như hiện nay xuống tối đa còn
5% nên hàng dệt may Việt Nam phải cạnh tranh quyết liệt với hàng nhập từ
các nước trong khu vực. Vũ khí cạnh tranh của các doanh nghiệp Dệt may
hiện nay là: chất lượng, giá cả, và thời gian. Trong đó, chất lượng sản phẩm
luôn là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự tồn tại và phát triển của các
doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Cần phải khẳng định chất lượng được coi là
vũ khí cạnh tranh của các doanh nghiệp trong xu thế toàn cầu hoá. Chất lượng
đem lại thương hiệu và giúp thương hiệu Việt Nam thâm nhập và khẳng định
được mình trên thị trường thế giới. Chất lượng hiện nay không đơn giản chỉ là
một sản phẩm hoàn thiện, đầy đủ chức năng, đẹp, đáp ứng được mọi yêu cầu
kỹ thuật, mà là độ thoả mãn của khách hàng. Vì thế chất lượng được coi trọng
ở tất cả các khâu từ thiết kế, sản xuất đến phân phối.
Từ những lý do trên, em xin chọn đề tài: “Thực trạng chất lượng sản
phẩm dệt may của các doanh nghiệp Tập đoàn Dệt May Việt Nam” làm đề
tài đề án của mình.
Pham thi thu – Líp QTKD Tæng Hîp 48D
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368


NỘI DUNG
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
1.1. Khái niệm chất lượng sản phẩm
Khái niệm chất lượng sản phẩm đã xuất hiện từ lâu, ngày nay được sử
dụng phổ biến và thông dụng hằng ngày trong ngày cuộc sống cũng như trong
sách báo. Và cũng có nhiều cách tiếp cận khác nhau, mỗi cách tiếp cận hình
thành một cách hiểu về chất lượng sản phẩm
- Quan niệm siêu việt: Chất lượng là sự tuyệt vời, hoàn hảo nhất về sản
phẩm;
- Quan niệm xuất phát từ sản phẩm: Chất lượng là tập hợp các thuộc tính
vốn có, phản ánh giá trị sử dụng của sản phẩm;
- Quan niệm xuất phát từ sản xuất: Chất lượng là sự phù hợp của một sản
phẩm với một tập hợp các yêu cầu, tiêu chuẩn, quy cách được xác định trước;
- Quan điểm xuất phát từ giá trị: Chất lượng là cung cấp những sản phẩm
với mức giá có thể chấp nhận được;
- Quan điểm xuất phát từ người tiêu dùng: Chất lượng là sự đáp ứng (và
vượt) yêu cầu của khách hàng;
- Để giúp cho hoạt động quản lý chất lượng trong các Doanh nghiệp
được thống nhất, dễ dàng, Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hoá (ISO) trong bộ
tiêu chuẩn ISO 9000 đã đưa ra định nghĩa chất lượng: “Chất lượng là mức độ
thoả mãn của một tập hợp các thuộc tính đối với các yêu cầu”. Yêu cầu có
nghĩa là những nhu cầu hay mong đợi được nêu ra hay tiềm ẩn. Định nghĩa
chất lượng trong ISO 9000 là thể hiện sự thống nhất giữa các thuộc tính nội
tại khách quan của sản phẩm với đáp ứng nhu cầu chủ quan của khách hàng;
Pham thi thu – Líp QTKD Tæng Hîp 48D
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Tuy có nhiều cách tiếp cận khác nhau về chất lượng sản phẩm nhưng tựu
chung lại thì chúng phải bao gồm những khía cạnh sau:
- Chất lượng sản phẩm phải là một tập hợp các chỉ tiêu, những đặc trưng

thể hiện tính năng kỹ thuật nói lên tính hữu ích của sản phẩm;
- Chất lượng sản phẩm phải thể hiện trong tiêu dùng và cần xem xét sản
phẩm thoả mãn tới mức nào yêu cầu của thị trường;
- Chất lượng sản phẩm phải gắn liền với điều kiện cụ thể của nhu cầu thij
trường về các mặt kinh tế, kỹ thuật, xã hội và phong tục. Phong tục tập quán
của một cộng đồng có thể phủ nhận hoàn toàn những thứ mà thông thường ta
cho là “có chất lượng”, có tính hữu ích cao.
1.2. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm được đánh giá thông qua các chỉ tiêu, các thông số
kinh tế- kỹ thuật cụ thể. Với mỗi sản phẩm cụ thể vai trò của các nhóm chỉ
tiêu trong đánh giá chất lượng là khác nhau. Vì vậy đánh giá chất lượng phải
sử dụng phạm trù sức nặng để phân biệt vai trò của từng chỉ tiêu đối với chất
lượng sản phẩm
Những chỉ tiêu chung nhất phản ánh chất lượng sản phẩm gồm:
- Các thuộc tính kỹ thuật: phản ánh công dụng chức năng của sản phẩm.
Nhóm này đặc trưng cho các thuộc tính xác định chức năng tác dụng chủ yếu
của sản phẩm được quy định bởi các chỉ tiêu kết cấu vật chất, thành phần cấu
tạo về đặc tính cơ, lý, hoá của sản phẩm. Các yếu tố này được thiết kế theo
những tổ hợp khác nhau tạo ra chức năng đặc trưng cho sản phẩm và hiệu quả
của quá trình sử dụng sản phẩm đó;
- Các yếu tố thẩm mỹ: đặc trưng cho sự truyền cảm, sự hợp lý về hình
thức, dáng vẻ, kết cấu, kích thước, sự hoàn thiện tính cân đối, màu sắc, trang
tri, tính thời trang;
Pham thi thu – Líp QTKD Tæng Hîp 48D
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
-Tuổi thọ của sản phẩm: Đây là yếu tố đặc trưng cho tính chất của sản
phẩm giữ được khả năng làm việc bình thường theo đúng tiêu chuẩn thiết kế
trong một thời gian nhất định trên cơ sở đảm bảo đúng các yêu cầu về mục
đích, điều kiện sử dụng và chế độ bảo dưỡng quy định. Tuổi thọ là một yếu tố

quan trọng trong quyết định lựa chọn mua hàng của người tiêu dùng;
- Độ tin cậy của sản phẩm: Độ tin cậy được coi là một trong những yếu
tố quan trọng nhất phản ánh chất lượng của một sản phẩm và đảm bảo cho
doanh nghiệp có khả năng duy trì và phát triển thị trường mình;
- Độ an toàn của sản phẩm: những chỉ tiêu an toàn trong sử dụng, vận
hành sản phẩm, an toàn đối với sức khoẻ người tiêu dùng và môi trường là
yếu tố tất yếu, bắt buộc phải có đối với mỗi yếu tố sản phẩm trong điều kiện
tiêu dùng hiện nay. Khi thiết kế sản phẩm phải luôn coi đây là tiêu chí cơ bản
không thể thiếu được của sản phẩm;
- Mức độ gây ô nhiễm của sản phẩm: cũng giống như độ can toàn, mức
độ gây ô nhiễm được coi là một yếu tố bắt buộc các nhà sản xuất phải tuân
thủ khi đưa sản phẩm của mình ra thị trường;
- Tính tiện dụng: phản ánh những đòi hỏi về tính sẵn có, tính dễ vận
chuyển, bảo quản, dễ sử dụng của sản phẩm và khả năng thay thế khi có
những bộ phận bị hỏng;
- Tính kinh tế của sản phẩm: đây là yếu tố quan trọng đối với những sản
phẩm khi sử dụng có tiêu hao nguyên liệu, năng lượng. Tiết kiệm nguyên liệu,
năng lượng trong sử dụng trở thành một trong những yếu tố quan trọng phản
ánh chất lượng và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm trên thị trường;
Ngoài ra những dịch vụ đi kèm sản phẩm, đặc biệt là dịch vụ sau khi bán
đang trở thành một trong những tiêu chí quan trọng trong thành phần chất
lượng sản phẩm. Trong nhiều trường hợp chúng đóng vai trò cơ bản cho sự
thành công của doanh nghiệp trên thị trường. Tên, nhãn hiệu, danh tiếng, uy
tín của sản phẩm cũng được coi như yếu tố chất lượng vô hình tác động lên
Pham thi thu – Líp QTKD Tæng Hîp 48D
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
tâm lý lựa chọn của khách hàng, thu hút sự chú ý và kích thích ham muốn
mua hàng của họ.
1.3. Các yêu cầu và đặc điếm của chất lượng sản phẩm

Chất lượng sản phẩm chính là kết quả của sự phối hợp thống nhất giữa
lao động với các yếu tố công nghệ, kỹ thuật, kinh tế và văn hoá xã hội. Bao
hàm trong chất lượng là một tập hợp các thuộc tính thể hiện thông qua các chỉ
tiêu kinh tế- kỹ thuật đặc trưng phù hợp với môi trường xã hội và trình độ
phát triển trong từng thời kỳ;
Sản phẩm khi đưa ra thị trường, trở thành hàng hoá phải thoả mãn được
khách hàng về cả hai mặt giá trị sử dụng và giá trị. Xuất phát từ bản chất sản
phẩm luôn có hai đặc tính là giá trị sử dụng và giá trị. Giá trị sử dụng phản
ánh công dụng cụ thể của sản phẩm và chính công dụng này làm nên tính hữu
ích của nó. Và khi nói đến chất lượng sản phẩm không thể chỉ nói đến giá trị
sử dụng của sản phẩm mà phải đề cập đến cả mặt giá trị và các dịch vụ khác
có liên quan trực tiếp đến sản phẩm, thoả mãn được yêu cầu của khách hàng
về mặt kinh tế;
Chất lượng sản phẩm phải được hình thành trong tất cả mọi hoạt động,
mọi quá trình tạo ra sản phẩm. Chất lượng sản phẩm phải được xem xét trong
mối quan hệ chặt chẽ , thống nhất giữa các quá trình trước, trong và sau sản
xuất: nghiên cứu thiết kế, chuẩn bị sản xuất, sản xuất và sử dụng sản phẩm.
Phải đánh giá đúng vị trí, vai trò của từng yếu tố và mối quan hệ giữa các yếu
tố kinh tế, xã hội và công nghệ liên quan đến mọi hoạt động trong toàn bộ quá
trình hoạt động sản xuất- kinh doanh. Các yếu tố tác động đến chất lượng
mang tính nhiều vẻ, có yếu tố bên trong và bên ngoài, có yếu tố trực tiếp và
yếu tố gián tiếp, nguyên nhân và kết quả;
Chất lượng sản phẩm có tính tương đối cần được xem xét trong mối
quan hệ chặt chẽ với thời gian và không gian. Chất lượng sản phẩm không ở
Pham thi thu – Líp QTKD Tæng Hîp 48D
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
trạng thái cố định, mà thay đổi theo từng thời kì phụ thuộc vào sự biến động
của các yếu tố sản xuất của khoa học- công nghê, tiến bộ kỹ thuật và yêu cầu
của từng thị trường. Trên những thị trường khác nhau có những yêu cầu chất

lượng khác nhau đối với cùng một loại sản phẩm. Chất lượng sản phẩm cần
phải xem xét trong mối quan hệ chặt chẽ với điều kiện và môi trường kinh
doanh, tình hình và khả năng phát triển kinh tế xã hội và công nghệ trong mỗi
thời kỳ và của từng nước, từng khu vực thị trường cụ thể;
Chất lượng được đánh giá trên cả hai mặt chủ quan và khách quan. Tính
chủ quan của chất lượng thể hiện thông qua chất lượng trong sự phù hợp hay
còn gọi chất lượng thiết kế. Đó là mức độ phù hợp của thiết kế đối với nhu
cầu của khách hàng. Nó phản ánh nhận thức của khách hàng về chất lượng
sản phẩm. Nâng cao loại chất lượng này có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng
tiêu thụ của sản phẩm. Tính khách quan thể hiện thông qua các thuộc tính vốn
có trong từng sản phẩm. Nhờ tính khách quan này chất lượng có thể đánh giá
thông qua các tiêu chuẩn, chỉ tiêu cụ thể. Tính khách quan của chất lượng
thông qua chất lượng tuân thủ thiết kế. Đó là mức độ phù hợp của các đặc tính
chất lượng sản phẩm so với tiêu chuẩn thiết kế đặt ra. Loại chất lượng này
phụ thuộc chặt chẽ vào tính chất đặc điểm và trình độ công nghệ và trình độ
tổ chức quản lý, sản xuất của các doanh nghiệp. Nâng cao chất lượng loại này
giúp các doanh nghiệp giảm chi phí chất lượng;
Chất lượng sản phẩm chỉ thể hiện đúng trông những điều kiện tiêu dùng
xác định phù hợp với mục đích tiêu dùng cụ thể. Không thể có chất lượng
chung cho tất cả mọi điều kiện, mọi đối tượng. Đặc điểm này đòi hỏi việc
cung cấp những thông tin cần thiết về sản phẩm cho người tiêu dùng là một
trong những yêu cầu không thể thiếu được đối với các nhà sản xuất.
1.4. Vai trò của chất lượng sản phẩm
Pham thi thu – Líp QTKD Tæng Hîp 48D
6
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Trong môi trường phát triển kinh tế hội nhập ngày nay, cạnh tranh trở
thành một yếu tố mang tính quốc tế đóng vai trò quyết định đến sự phát triển
của mỗi doanh nghiệp. Tình hình đó đặt ra những thách thức to lớn cho các
doanh nghiệp Việt Nam trong việc tham gia thị trường thế giới. Chất lượng

sản phẩm sẽ là yếu tố đầu tiên quan trọng nhất cho sự tham gia của sản phẩm
Việt Nam vào thị trường quốc tế và nâng cao khả năng cạnh tranh của các
doanh nghiệp nước ta;
Nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu
nâng cao đời sống và phát triển sản xuất kinh doanh. Chất lượng sản phẩm tạo
ra sức hấp dẫn thu hút người mua. Mỗi sản phẩm có rất nhiều thuộc tính khác
nhau. Khách hàng quyết định lựa chọn mua những sản phẩm có thuộc tính
phù hợp với nhu cầu và khả năng, điều kiện sử dụng của mình. Họ so sánh
các sản phẩm cùng loại và lựa chọn loại hàng nào có tính kinh tế- kỹ thuật
thoả mãn những mong đợi của họ ở mức cao hơn;
Khi sản phẩm có chất lượng cao, ổn định, đáp ứng được nhu cầu của
khách hàng sẽ tạo ra một biểu tượng tốt, tạo ra niềm tin cho khách hàng vào
nhãn mác của sản phẩm. Nhờ đó uy tín và danh tiếng của doanh nghiệp được
nâng cao có tác động lớn đến quyết định lựa chọn mua hàng của khách hàng.
Nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường nhờ chất lượng cao là cơ sở
cho khả năng duy trì và mở rộng thị trường, tạo sự phát triển lâu dài cho
doanh nghiệp;
Chất lượng sản phẩm là chỉ tiêu tổng hợp và đánh giá năng lực của tiến
bộ khoa học- công nghệ, năng suất lao động, tổ chức quản lý. Trong nhiều
trường hợp nâng cao chất lượng sản phẩm có ý nghĩa tương đương với tăng
năng suất lao động xã hội. Giá trị sử dụng, lợi ích kinh tế- xã hội trên một đơn
vị chi phí đầu vào tăng lên, tiết kiệm các nguồn lực cho sản xuất, tăng doanh
thu và lợi nhuận, trên cơ sở đó đảm bảo kết hợp thống nhất các loại lợi ích
trong doanh nghiệp và xã hội, tạo động lực phát triển cho mỗi doanh nghiệp;
Pham thi thu – Líp QTKD Tæng Hîp 48D
7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Nâng cao chất lượng còn giúp cho người tiêu dùng tiết kiệm được thời
gian và sức lực khi sử dụng sản phẩm do các doanh nghiệp cung cấp. Nó tạo
cho người tiêu dùng những tiện lợi hơn và đáp ứng nhanh hơn, đầy đủ hơn.

Suy cho cùng đó là những lợi ích mà mục tiêu của việc sản xuất và cung cấp
sản phẩm đưa lại cho con người. Bởi vậy, chất lượng đã và luôn là yếu tố
quan trọng số một đối với các doanh nghiệp và người tiêu dùng;
Nâng cao chất lượng là giải pháp quan trọng tăng khả năng tiêu thụ sản
phẩm, tăng doanh thu và tăng lợi nhuận, trên cơ sở đó đảm bảo kết hợp thống
nhất các loại lợi ích trong doanh nghiệp và xã hội, tạo động lực phát triển cho
mỗi doanh nghiệp. Nhờ đảm bảo, duy trì và nâng cao chất lượng, các doanh
nghiệp, chủ sở hữu, người lao động, người tiêu dùng và toàn xã hôị đều thu
được những lợi ích thiết thực. Doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh, phát
triển thị trường, mở rộng sản xuất, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho
người lao động, người tiêu dùng thoả mãn nhu cầu với chi phí hợp lý, chủ sở
hữu có nguồn thu tăng và cuối cùng là Nhà nước tăng ngân sách và giải quyế
những vấn đề xã hội;
Tóm lại nâng cao chất lượng sản phẩm là cơ sở quan trọng cho việc đảy
mạnh quá trình hội nhập, giao lưu kinh tế và mở rộng trao đổi thương mại
quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam. Chất lượng sản phẩm có ý nghĩa đến
nâng cao khả năng cạnh tranh, khẳng định vị thế của sản phẩm hàng hoá Việt
Nam và sức mạnh kinh tế của đất nước trên thị trường thế giới.
1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm được tạo ra trong toàn bộ chu kỳ của sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp, bắt đầu từ khâu thiết kế sản phẩm tới các khâu
tổ chức mua sắm nguyên vật liệu triển khai quá trình sản xuất, phân phối và
tiêu dùng. Chất lượng sản phẩm chịu tác động của rất nhiều các nhân tố thuộc
môi trường kinh doanh bên ngoài và những nhân tố bên trong của doanh
Pham thi thu – Líp QTKD Tæng Hîp 48D
8
Website: Email : Tel : 0918.775.368
nghiệp. Các nhân tố này có mối quan hệ chặt chẽ ràng buộc với nhau, tạo ra
tác động tổng hợp đến chất lượng sản phẩm do các doanh nghiệp sản xuất ra
1.5.1. Những nhân tố môi trường bên ngoài

1.5.1.1. Tình hình phát triển kinh tế thế giới
Xu hướng toàn cầu hoá với sự tham gia hội nhập vào nền kinh tế thế giới
của mọi quốc gia- đẩy mạnh tự do thương mại quốc tế;
Sự phát triển nhanh chóng của tiến bộ khoa học- công nghệ, đặc biệt là
sự phát triển của công nghệ thông tin đã thay đổi nhiều cách tư duy cũ và đòi
hỏi các doanh nghiệp phải có khả năng thích ứng;
Cạnh tranh gay gắt cùng với sự bão hoà của thị trường. Vai trò của các
lợi thế về năng suất chất lượng đang trở thành hàng đầu.
1.5.1.2. Tình hình thị trường
Đây là nhân tố quan trọng nhất, là xuất phát điểm, tạo lực hút định
hướng cho sự phát triển chất lượng sản phẩm. Sản phẩm chỉ có thể tồn tại khi
nó đáp ứng được những mong đợi của khách hàng. Xu hướng phát triển và
hoàn thiện chất lượng sản phẩm phụ thuộc chủ yếu vào đặc điểm và xu hướng
vận động của nhu cầu trên thị trường. Nhu cầu càng phong phú đa dạng và
thay đổi nhanh càng cần hoàn thiện chất lượng để thích ứng kịp thời đòi hỏi
ngày càng cao của khách hàng.
1.5.1.3. Trình độ tiến bộ khoa học công nghệ
Tiến bộ khoa học công nghệ tạo ra khả năng không ngừng nâng cao chất
lượng sản phẩm. Tác động của tiến bộ khoa học công nghệ là không giới hạn,
nhờ đó mà sản phẩm sản xuất ra luôn có các thuộc tính chất lượng với những
chỉ tiêu kinh tế- kỹ thuật ngày càng hoàn thiện, mức thoả mãn nhu cầu người
tiêu dùng ngày càng tốt hơn.
1.5.1.4. Cơ chế, chính sách quản lý kinh tế của các quốc gia
Pham thi thu – Líp QTKD Tæng Hîp 48D
9
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Cơ chế quản lý kinh tế tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư nghiên cứu
nhu cầu, thiết kế sản phẩm. Nó cũng tạo ra sức ép thúc đẩy các doanh nghiệp
phải nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua cơ chế khuyến khích cạnh
tranh, bắt buộc các doanh nghiệp phải nâng cao tính tự chủ sáng tạo trong cải

tiến chất lượng. Mặt khác cơ chế quản lý kinh tế còn là môi trường lành
mạnh, công bằng, đảm bảo quyền lợi cho các doanh nghiệp sản xuất đầu tư,
cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm và bảo vệ người tiêu dùng trong lĩnh
vực đảm bảo chất lượng sản phẩm.
1.5.1.5. Các yêu cầu về văn hoá, xã hội
Những yêu cầu về văn hoá, đạo đức, xã hội và tập tục truyền thống, thói
quen tiêu dùng có ảnh hưởng trực tiếp tới các thuộc tính chất lượng của sản
phẩm, đồng thời có ảnh hưởng gián tiếp thông qua các quy định bắt buộc mỗi
sản phẩm phải thoả mãn những đòi hỏi phù hợp với truyền thống, văn hoá,
đạo đức, xã hội của cộng đồng xã hội. Những đặc tính chất lượng sản phẩm
chỉ thoả mãn toàn bộ những nhu cầu các nhân nếu nó không ảnh hưởng tới lợi
ích của xã hội.
1.5.2. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp
1.5.2.1. Lực lượng lao động trong doanh nghiệp
Chất lượng không chỉ thoả mãn nhu cầu khách hàng bên ngoài mà còn
phải thoả mãn nhu cầu khách hàng bên trong doanh nghiệp. Con người là
nhân tố trực tiếp tạo ra và quyết định đến chất lượng sản phẩm. Cùng với
công nghệ con người giúp doanh nghiệp đạt chất lượng cao trên cơ sở giảm
chi phí. Chất lượng phụ thuộc lớn vào trình độ chuyên môn, tay nghề, kinh
nghiệm, ý thức trách nhiệm và tinh thần hiệp tác phối hợp giữa mọi thành
viên và bộ phận trong doanh nghiệp. Năng lực và tinh thần của đội ngũ lao
động, những giá trị chính sách nhân sự đặt ra trong mỗi doanh nghiệp có tác
động sâu sắc toàn diện đến hình thành chất lượng sản phẩm tạo ra.
Pham thi thu – Líp QTKD Tæng Hîp 48D
10
Website: Email : Tel : 0918.775.368
1.5.2.2. Khả năng về máy móc thiết bị, công nghệ hiện có của doanh
nghiệp
Mỗi doanh nghiệp tiến hành hoạt động trong những điều kiện xác định
về công nghệ. Trình độ hiện đại về máy móc thiết bị và quy trình công nghệ

của doanh nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm, đặc biệt những
doanh nghiệp tự động hoá cao, có dây chuyền sản xuất hàng loạt. Cơ cấu
công nghệ, thiết bị của doanh nghiệp và khả năng bố trí phối hợp máy móc
thiết bị, phương tiện sản xuất ảnh hưởng lớn đến chất lượng các hoạt động,
chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp.
1.5.2.3. Nguyên vật liệu và hệ thống cung ứng nguyên vật liệu của
doanh nghiệp
Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố đầu vào cấu thành sản phẩm
và hình thành các thuộc tính chất lượng. Đặc điểm và chất lượng nguyên vật
liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm.Mỗi loại nguyên vật liệu
khác nhau sẽ hình thành những đặc tính chất lượng khác nhau. Tính đồng nhất
và tiêu chuẩn hoá của nguyên liệu là cơ sở quan trọng cho ổn định chất lượng
sản phẩm.
1.5.2.4. Trình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp
Chất lượng của hoạt động quản lý phản ánh chất lượng hoạt động của
doanh nghiệp.Sự phối hợp, khai thác hợp lý giữa các nguồn lực hiện có để tạo
ra sản phẩm lại phụ thuộc vào nhận thức, sự hiểu biết về chất lượng và quản
lý chất lượng, trình độ xây dựng và chỉ đạo tổ chức thực hiện chương trình,
chính sách mục tiêu kê hoạch chất lượng của các bộ phận quản lý doanh
nghiệp.
Pham thi thu – Líp QTKD Tæng Hîp 48D
11
Website: Email : Tel : 0918.775.368
2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM DỆT MAY CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP THUỘC TẬP ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM LÀ
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
2.1. Thực trạng chất lượng sản phẩm dệt may của các doanh nghiệp
thuộc Tập đoàn dệt may Việt Nam
2.1.1. Đánh giá khái quát thực trạng chất lượng sản phẩm
2.1.1.1. Vài nét khái quát về Tập đoàn Dệt May Việt Nam

Tên công ty : Tập đoàn Dệt-May
Việt Nam
Tên công ty viết
tắt :
Vinatex
Điện thoại : 84-04-8257700
Fax : 84-04-8262269
Email :
Website : www.vinatex.com.vn
Địa chỉ : 25 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Tỉnh/Thành phố : Hà Nội
Ngành nghề : DệtMay-ThờiTrang » Dệt may-Thời trang
Loại hình thương
mại:
- Công nghiệp dệt may: sản xuất kinh doanh từ nguyên
liệu, vật tư, thiết bị, phụ tùng, phụ liệu, hoá chất, thuốc
nhuộm và các sản phẩm cuối cùng của ngành dệt may;
sản xuất kinh doanh hàng dệt may gồm các chủng loại
xơ, sợi, vải, hàng may mặc, dệt kim, chỉ khâu, khăn
bông, len, thảm, đay tơ, tơ tằm.
- Xuất nhập khẩu
Pham thi thu – Líp QTKD Tæng Hîp 48D
12
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Dịch vụ
- Kinh doanh thương mại
- Kinh doanh siêu thị các sản phẩm dệt may và các sản
phẩm tiêu dùng khác
- Kinh doanh tài chính: hoạt động trung gian tài chính,
đầu tư tài chính, dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm,...

- Đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp và
đô thị
- Các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật.
Thông tin công ty : Tổng Công Ty Dệt May Việt Nam (Vinatex ) được thành
lập là một khối liên kết giữa các xí nghiệp trung ương
của Nhà Nước trong lĩnh vực dệt may . Vinatex đóng
nhiều vai trò khác nhau như : sảnxuất , xuất nhập khẩu
và là một mạng lưới tiêu thụ bán buôn hay bán lẻ hàng
dệt
Nhiệm vụ chính
- Ðầu tư, sản xuất, cung cấp, phân phối, nhập khẩu xuất khẩu trên lĩnh
vực dệt may. Thành lập liên doanh và hợp đồng thương mại với các công ty
trong và ngoài nước;
- Phát triển và mở rộng thị trường trong và ngoài nước cũng như phân
công các công ty thành viên thâm nhập các thị trường tiềm năng;
-Nghiên cứu, chỉ đạo và áp dụng công nghệ phát triễn mới nhất, cải tiến thiết
bị theo chiến lược phát triển;
- Ðào tạo và mở các lớp chuyên sâu cho cán bộ quản lý,cán bộ kỹ thuật
cũng như đào tạo tay nghề cho công nhân.
Pham thi thu – Líp QTKD Tæng Hîp 48D
13
Website: Email : Tel : 0918.775.368

2.1.1.2. Các tiêu chuẩn sản phẩm dệt may Việt Nam theo tiêu chuẩn
ISO 9001:2000
- Yêu cầu về sử dụng: phù hợp với mục đích và thời hạn sử dụng cả về
hao mòn vật lý và hao mòn vô hình. Để thoả mãn yêu cầu này cần phải lựa
chọn nguyên vật liệu may các vật liệu lót, đệm, chỉ, phụ liệu cho phù hợp.
- Yêu cầu về vệ sinh: đòi hỏi các sp phải đảm bảo được sự hoạt động
bình thường của cơ thể trong quá trình sử dụng, quần áo phải có khả năng bảo

vệ được cơ thể, chống lại được các tác động của môi trường. Đồng thời không
được gây độc hại cho cơ thể do những hoá chất được sử dụng trong quá trình
giặt, tẩy…
- Yêu cầu đối với gia công: yêu cầu về kích cỡ, đường may, mũi chỉ…
- Yêu cầu về chỉnh lý: các chế độ giặt, ủi, hoàn chỉnh, bao gói, nhãn
hiệu, bảo quản.
- Yêu cầu về thẩm mỹ: mức độ phong phú về kiểu dáng, màu sắc, tính
thời trang, độc đáo của sản phẩm, kỹ năng sáng tạo của các nhà thiết kế mốt
thời trang.
- Yêu cầu về tính kinh tế của sản phẩm: các loại chi phí cần thiết, giá
thành sản phẩm, khả năng cạnh tranh về giá trên thị trường.
- Yêu cầu về dịch vụ: hoạt động giới thiệu sản phẩm, trình diễn sản
phẩm mới, hướng dẫn thị hiếu tiêu dùng, các dịch vụ bán và sau bán hàng.
- Yêu cầu về cơ lý hoá đối với nguyên phụ liệu (NPL): để đảm bảo chất
lượng sản phẩm, việc kiểm soát chất lượng NPL là khâu quan trọng và phải
đặt ngay từ khâu đặt hàng, khi giao nhận, bảo quản. Các chỉ tiêu chính cần
kiểm tra là những chỉ tiêu về độ bền, bền màu, chỉ số sợi các vật liệu dùng
làm bao bì sản phẩm, thành phần các loại thuốc nhuộm, chất tẩy…được sử
dụng trong suốt chu kì sống và sau khi thải bỏ sản phẩm.
Pham thi thu – Líp QTKD Tæng Hîp 48D
14

×