Bộ giáo dục và đào tạo
Trường đại học nông nghiệp I
------------------------
Đoàn Hữu Thành
đề tài
một số yếu tố thú y ảnh hưởng đến tỷ lệ viêm vú bò
sữa và các giải pháp phòng trị
luận văn thạc sĩ nông nghiệp
Chuyên nghành : Thú y
Mã số
: 60.62.50
Người hướng dẫn khoa học: PGS-TS Trần Tiến Dũng
Hà Nội - 2007
Trng i hc Nụng nghip H Ni - Lun vn Thc s khoa hc Nụng nghip ---------
Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu
trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để
bảo vệ một học vị nào
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận
văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận
văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà nội, ngày 10 tháng 9 năm 2007
Tác giả luận văn
Đoàn Hữu Thành
Trng i hc Nụng nghip H Ni - Lun vn
i Thc s khoa hc Nụng nghip ---------
Lời cảm ơn!
Tôi xin trân trọng cảm ơn các Thầy, Cô giáo Khoa sau Đại học, Khoa
Thú y Trường Đai học Nông nghiệp I Hà Nội, Ban giám đốc và toàn thể
cán bộ công nhân viên Trung tâm Nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba vì Hà tây
đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề
tài luận văn Thạc sỹ khoa học nông nghiệp.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới PGS TS Trần Tiến
Dũng giáo viên bộ môn Ngoại Sản, người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo
tận tình và chu đáo trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn sự đóng góp quí báu của thầy giáo TS
Nguyễn Văn Thanh Trưởng bộ môn Ngoại Sản và tập thể các thầy giáo
trong bộ môn Ngoại sản Khoa thú y Trường Đại học Nông nghiệp I Hà
nội.
Xin trân trọng cảm ơn thầy Dr Anri Akira chuyên gia của JICA Nhật
bản, người hướng dẫn các kỹ thuật chẩn đoán trong phòng thí nghiệm.
Nhân dịp này tôi xin trân trọng cảm ơn các anh chị em trong dự án
JICA, các bạn bè, đồng nghiệp ở Trung tâm Nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba vì,
ở Viện Chăn Nuôi đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi trong
quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn dự án P.H.E đã giúp đỡ về kinh phí để tôi
thực hiện đề tài này được thuận lợi.
Cuối cùng tôi xin được dành lời cảm ơn tới gia đình và những người
thân đã động viên, chia sẻ và khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập, thực
hiện và hoàn thành bản luận văn này
Hà Nội ngày 10 tháng 9 năm 2007.
Học viên
ĐOàn hữu thành
Trng i hc Nụng nghip H Ni - Lun vn
ii Thc s khoa hc Nụng nghip ---------
1 . Mở Đầu ..................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ......................................................................................................1
1. 2. Tính cấp thiết của đề tài .....................................................................2
1.3. ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................3
1.4. Mục tiêu của đề tài ................................................................................4
2. Tổng quan tài liệu ........................................................................5
2.1. Một vài đặc điểm cấu tạo và chức năng sinh lý tuyến vú .................5
2.2. Giới thiệu một số phương pháp phát hiện bệnh viêm vú bò sữa
trên thế giới . 11
2.2.1. Đếm tế bào soma sữa ..........................................................................11
2.2.2. Enzym...................................................................................................14
2.2.2.1. NAGase ............................................................................................14
2.2.2.2. Các enzym khác................................................................................15
2.2.3. Độ dẫn điện của sữa ...........................................................................16
2.2.4. Protein pha cấp tính............................................................................18
2.2.5. Các chỉ thị khác của sự viêm .............................................................20
2.2.5.1. Adenosin Triphosphate (ATP) ........................................................20
2.2.5.2. Lactose .............................................................................................20
2.2.6. Phương pháp phát hiện kháng thể tụ cầu vàng trong sữa ...............20
2.3. Phương pháp chẩn đoán bệnh viêm vú bò sữa ở Việt nam ..............21
2.3.1. Phương pháp chẩn đoán trên lâm sàng ............................................21
Trng i hc Nụng nghip H Ni - Lun vn Thc s khoa hc Nụng nghip ---------
2.3.2. Xác định tính chất lý hoá học của sữa ..............................................22
2.3.3. Xác định độ tăng của men calataza và peroxydaza ..........................22
2.3.4. Xác định sự thay đổi pH của sữa .......................................................23
2.3.5. Xác định số lượng bạch cầu, tế bào nhu mô trong sữa ....................23
2.3.6. Phương pháp chẩn đoán vi khuẩn học .............................................23
2.4. Bệnh viêm vú bò sữa (Bovine Mastitis) .............................................23
2.4.1. Một vài khái niệm cơ bản ...................................................................23
2.4.2. Một số biểu hiện lâm sàng và biến đổi bệnh lý của bệnh viêm vú ở bò sữa 25
2.5. Những nguyên nhân chính gây bệnh viêm vú bò sữa .......................27
3. Đối tượng, thời gian, địa điểm(.) ................................................37
3.1. Đối tượng nghiên cứu ...........................................................................37
3.2.Thời gian ................................................................................................37
3.3. Địa điểm .................................................................................................37
3.4. Nội dung và phương pháp ...................................................................37
3.4.1. Nội dung .............................................................................................37
3.4.2. Phương pháp ......................................................................................38
Trng i hc Nụng nghip H Ni - Lun vn Thc s khoa hc Nụng nghip ---------
4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ....................................45
4.1.Điều tra điều kiện tự nhiên ...................................................................45
4.1.1.Vài nét về Trung tâm Nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì ....................45
4.1.2. Đặc điểm khí hậu và thuỷ văn ...........................................................45
4.2. Điều tra tình hình mắc bệnh viêm vú ở đàn bò sữa () .................47
4.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến bệnh viêm vú ....................................48
4.3.1.ảnh hưởng của mùa vụ đến bệnh viêm vú ........................................48
4.3.2. ảnh hưởng của phương pháp vắt sữa ...............................................50
4.3.3. ảnh hưởng của các vị trí núm vú đối với() ...................................50
4.4. Các thể viêm vú ....................................................................................51
4.5. Kết quả chẩn đoán viêm vú bò sữa phi lâm sàng ..............................52
4.5.1 Kết quả kiểm tra bệnh viêm vú bò sữa bằng phương pháp CMT.......52
4.5.2. Qui trình vắt sữa bò, qui trình phòng bệnh () ............................53
4.5.2.1. Qui trình vắt sữa bò .........................................................................53
4.5.2.2. Qui trình phòng bệnh viêm vú bò ..............................................................54
4.5.2.3. Qui trình điều trị .............................................................................56
4.5.2.4 Kết quả phân lập vi khuẩn gây bệnh viêm vú ở bò sữa ..................58
4.5.3. Kết quả thử nghiệm kháng sinh đồ ....................................................60
4.5.4. Kết quả điều trị ...................................................................................61
5. Kết luận và đề nghị ....................................................................63
5.1. Kết luận .................................................................................................63
5.2. Đề nghị ...................................................................................................63
Trng i hc Nụng nghip H Ni - Lun vn Thc s khoa hc Nụng nghip ---------
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng Thang mẫu chuẩn để chẩn đoán CMT
………………………39
Bảng tiêu chuẩn đánh giá tính mẫn cảm với kháng sinh
………………………44
của các chủng vi khuẩn
Bảng 1. Đặc điểm khí hậu Ba Vì các tháng trong năm
………………………46
Bảng 2. Tỷ lệ mắc bệnh viêm vú lâm sàng ở đàn bò sữa ……………………….47
từ năm 2004 đến năm 2005
Bảng 3. Tỷ lệ mắc bệnh viêm vú theo các mùa trong
……………………….48
năm (2004 – 2006)
Bảng 4. Ảnh hưởng của phương pháp vắt sữa đến viêm
……………………….50
vú
Bảng 5. Ảnh hưởng của các vị trí núm vú đối với bệnh
……………………….50
viêm vú ở bò sữa
Bảng 6. Các thể viêm vú
……………………….51
Bảng 7a. Kết quả kiểm tra viêm vú bằng phương pháp
……………………….52
CMT
Bảng 7b. Kết quả kiểm tra viêm vú bằng phương pháp
……………………….57
CMT (sau khi áp dụng quy trình)
Bảng 8. Kết quả phân lập vi khuẩn gây bệnh viêm vú
……………………….59
Bảng 9. Kết quả thử nghiệm kháng sinh đồ
……………………….60
Bảng 10. Kết quả điều trị bệnh viêm vú bò sữa tại
……………………….61
Trung tâm Nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn
vii Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ---------
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1. Cấu trúc bầu vú
……………………….5
Hình 2. Sơ đồ bầu vú (đại thể)
.………………………6
Hình 3. Cấu trúc tế bào tuyến vú
…………………….…7
Hình 4. Sơ đồ bầu vú (vi thể)
……………………….7
Hình 5. Sơ đồ phản xạ tiết sữa
……………………….8
Hình 6. Sơ đồ sản sinh và tiết sữa
……………………….10
Hình 7. Bệnh viêm vú là kết quả cuối cùng của sự
……………………….27
tương tác qua lại của một vài yếu tố
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn
viii Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ---------
1 . Mở Đầu
1.1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây ngành chăn nuôi bò sữa đã có những bước
phát triển mạnh mẽ. Năm 2000 cả nước có 4.165.000 con bò trong đó đàn bò
sữa là 32.000 con. Sản lượng sữa là 50.000 tấn, năm 2005 cả nước đã có
110.000 con bò sữa và sản xuất được 185.000 tấn sữa (Trần Trọng Thêm,
2006).
Mặc dù sản lượng sữa bò liên tục tăng với tốc độ cao nhưng cũng chỉ
đáp ứng 1114% nhu cầu tiêu thụ trong nước và mức sữa tiêu thụ bình quân
chỉ là 5,4 kg, còn ở các nước trong khu vực là 10 20 kg. Theo ước tính của
các chuyên gia trong nước và quốc tế, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu đến 80%
nhu cầu về sữa vào năm 2010.
Nhằm đẩy mạnh phát triển chăn nuôi bò sữa, Chính phủ đã ban hành
Quyết định số 167/2001/QĐ/TT về chính sách phát triển chăn nuôi bò sữa giai
đoạn 2001 đến 2010. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2010 có 200.000 con bò sữa
và sản xuất được 350.000 tấn sữa đáp ứng khoảng 40% nhu cầu tiêu thụ sữa
trong nước.
Để đạt được mục tiêu trên, ngoài việc nhập giống bò sữa chất lượng tốt,
chúng ta còn phải lai tạo các giống bò sữa trong nước, ngoài việc cho sản
lượng và chất lượng sữa cao mà còn có khả năng chống đỡ với bệnh tật nhất là
bệnh viêm vú vì đây là một bệnh gây thiệt hại rất lớn cho người chăn nuôi, là
nỗi băn khoăn lo lắng, có gia đình bị phá sản vì bò bị viêm vú không được
điều trị kịp thời.
Ngày nay khi kinh tế nước ta ngày càng phát triển, nhu cầu đời sống
của nhân dân ngày càng cao, việc sử dụng sữa có chất lượng là một trong
những yêu cầu của người tiêu dùng. Vì vậy trong chăn nuôi bò sữa ngoài việc
Trng i hc Nụng nghip H Ni - Lun vn1 Thc s khoa hc Nụng nghip ---------
nâng cao chất lượng đàn giống, chất lượng thức ăn thì việc phòng trị bệnh cho
đàn bò là việc làm cực kỳ cần thiết và cấp bách. Đối với bò sữa việc chăm sóc
bầu vú là hết sức quan trọng, bởi lẽ khi bò bị viêm vú thì chất lượng sữa và
năng suất sữa giảm gây thiệt hại kinh tế. Bệnh viêm vú không những sữa bị
loại bò mà nhiều trường hợp bệnh nặng bò cũng bị loại thải. Do vậy điều quan
trọng là phải cố gắng làm giảm tỷ lệ viêm vú thông qua các quy trình kỹ thuật
hơn là cố gắng giảm tiêu tốn trực tiếp cho việc chữa trị viêm vú bò. Do đó việc
phòng chống bệnh là một vấn đề then chốt trong công tác kiểm soát bệnh
viêm vú bò.
Xuất phát từ thực tiễn sản xuất cũng như ở cơ sở để chẩn đoán sớm,
phòng bệnh kịp thời. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài Một số yếu tố
thú y ảnh hưởng đến tỷ lệ viêm vú ở bò sữa và các giải pháp phòng trị.
1. 2. Tính cấp thiết của đề tài
Bệnh viêm vú bò sữa đã và đang tồn tại khắp các trang trại chăn nuôi bò
sữa tập trung cũng như hộ gia đình. Nó là mối hiểm hoạ cho các cơ sở chăn
nuôi mà nguyên nhân chủ yếu dẫn tới bệnh viêm vú ở bò sữa là do vệ sinh
chuồng trại, dụng cụ vắt sữa không đảm bảo vệ sinh, tay người vắt sữa và phần
quanh bầu vú không được rửa sạch và lau khô trước khi vắt sữa là nguồn lây
nhiễm vi sinh vật.
Mặt khác nhiều người chăn nuôi chưa ý thức được tầm quan trọng của
việc sát trùng núm vú trước và sau khi vắt sữa và cũng chưa thấy rõ được sự
thiệt hại về kinh tế do viêm vú gây ra.
Qua theo dõi nhiều năm ở cơ sở chăn nuôi bò sữa, chúng tôi nhận thấy
bệnh viêm vú thường xuyên xẩy ra gây hậu quả không nhỏ cho các gia đình
chăn nuôi cũng như ở các trang trại vì sữa bị viêm nhiễm các độc tố, vi khuẩn,
tế bào chết, dịch rỉ viêm và một số chất khác, gây ảnh hưởng xấu tới sức
khoẻ người tiêu dùng. Nếu bò sữa bị viêm vú không được phát hiện sớm mà
Trng i hc Nụng nghip H Ni - Lun vn2 Thc s khoa hc Nụng nghip ---------
vẫn được khai thác dẫn đến bò bị bệnh nặng hơn, lan truyền bệnh rộng hơn và
chất lượng sữa bị giảm đi rất nhiều.
Bệnh viêm vú được nhiều tác giả trên thế giới nghiên cứu và cho rằng
bệnh viêm vú bò là một bệnh phức tạp do một hoặc nhiều nguyên nhân gây ra.
Nhiều tác giả đã nghiên cứu công phu và đưa ra nhiều ý kiến khác nhau trong
việc đánh giá nguyên nhân gây viêm vú bò sữa.
ở nước ta một số tác giả như Nguyễn Ngọc Nhiên (1999), Bạch Đăng
Phong (1995), Nguyễn Hữu Ninh (1994), Trần Thị Hạnh (2005), Trần Tiến
Dũng (2003), Phùng Quốc Quảng (2002), nghiên cứu, tập trung chủ yếu
vào nguyên nhân gây bệnh và biện pháp phòng trị. Các nhân tố ảnh hưởng tới
bệnh viêm vú đối với các vùng sinh thái khác nhau, điều kiện vắt sữa khác
nhau, các thể viêm vú, các vị trí núm vú khác nhau có liên quan tới bệnh viêm
vú. Những nhân tố đó là cần thiết góp phần vào công tác phòng bệnh một cách
chủ động. Đồng thời chúng tôi tiến hành một số biện pháp chẩn đoán phi lâm
sàng qua sữa nhằm phát hiện bệnh sớm để có biện pháp điều trị kịp thời.
1.3. ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.
Việc hoàn thiện đề tài luận án thạc sĩ khoa học nông nghiệp mà chúng
tôi thực hiện mang lại những ý nghĩa lý luận và thực tiễn sau:
- Góp phần làm sáng tỏ một số nhân tố ảnh hưởng tới bệnh viêm vú, áp
dụng các biện pháp chẩn đoán phi lâm sàng đã học được của các chuyên gia
JICA Nhật Bản bổ sung vào lý thuyết cũng như thực tiễn giúp cho quá trình
chẩn đoán sớm và chính xác bệnh viêm vú bò sữa để có phương pháp phòng
và điều trị kịp thời.
- Đề tài cũng đã phân lập và xác định một số căn nguyên chủ yếu gây
bệnh viêm vú bò sữa ở Trung tâm Nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì. Trên cơ
Trng i hc Nụng nghip H Ni - Lun vn3 Thc s khoa hc Nụng nghip ---------
sở đó bổ sung những kiến thức cơ bản về nguyên nhân gây bệnh và vai trò của
một số vi khuẩn, đồng thời đưa ra biện pháp phòng trị.
- Góp phần giải quyết những khó khăn do chăn nuôi bò sữa đặt ra trên
cơ sở hạn chế thiệt hại do áp dụng các quy trình.
- Làm cơ sở khoa học cho những nghiên cứu tiếp theo nhằm mục đích
đưa ra những quy trình có hiệu quả nhất, ít tốn kém nhất, sử dụng thuốc điều
trị tốt nhất nhưng lại rẻ nhất phù hợp với điều kiện của Trung tâm.
1.4. Mục tiêu của đề tài.
- Xác định nguyên nhân chủ yếu gây bệnh viêm vú ở bò sữa.
- Đưa ra các quy trình vắt sữa hợp vệ sinh, quy trình phòng bệnh, quy trình
điều trị bệnh phù hơp.
Trng i hc Nụng nghip H Ni - Lun vn4 Thc s khoa hc Nụng nghip ---------
2. Tổng quan tài liệu
2.1. Một vài đặc điểm cấu tạo và chức năng sinh lý tuyến vú
+ Cấu trúc của tuyến vú.
Hình 1. Cấu trúc bầu vú
Giải phẫu của tuyến vú khá đơn giản: nó gồm có thân của tuyến là khối
lượng chính của tuyến tiết ra sữa, và núm vú: là núm để bài tiết sữa ra ngoài.
Vậy tuyến vú là một tuyến ngoại tiết có một hay nhiều hệ hốc để tích luỹ sữa
trong đó trước khi đẩy ra ngoài: đó là những bể chứa sữa. Nhưng sữa cũng có
thể tích luỹ trong bể chứa của núm vú và trong các mạch sữa. Đầu của núm vú
được hình thành bởi kênh của núm vú mà trong lòng được phủ một lớp tế bào
tiết ra chất keratin: một chất ngăn không cho vi trùng đi qua, thậm chí có thể
giết chết vi trùng. Phần ngoài của kênh núm vú được đóng bởi một cơ trơn nhỏ
và đàn hồi gọi là sphincter. Kênh của núm vú, chất keratin và sphincter là các
tuyến phòng vệ tự nhiên đầu tiên của con bò chống lại sự xâm nhập của các vi
trùng, nên ta phải giữ cho chúng ở trong tình trạng tốt nhất.
Các vú được cách ly với nhau bằng mô liên kết và mô cơ: đó là các dây
treo. Người ta thấy chúng ở bên cạnh vú (dây bên cạnh) ở giữa các vú (dây
Trng i hc Nụng nghip H Ni - Lun vn5 Thc s khoa hc Nụng nghip ---------
giữa), phía trước và phía sau vú, người ta gọi chúng là dây treo trước và dây
treo sau. Dây treo sau có tầm quan trọng hơn cả để nâng đỡ vú, giữ cho vú
được khoẻ mạnh, cho tuyến được bền lâu và tạo tư thế cho con bò. Bốn mảnh
thịt đó (khu) độc lập với nhau cả về mặt giải phẫu, sinh lý lẫn mặt bệnh lý.
Màng ngăn cách các mảnh trước với các mảnh sau thì rất mỏng, khó nhín
thấy, còn màng ngăn cách các mảnh hai bên thì dày hơn nhiều. Trong 40%
trường hợp ta thấy có những núm vú vượt quá số lượng núm vú bình thường.
Khối lượng núm vú thay đổi từ 3 45 kg.
Hình 2. Sơ đồ bầu vú (Đại thể)
Tuyến vú là một dạng túi nhỏ phân nhánh. Nó chứa những chùm túi nhỏ
(gọi là acini) mỗi túi nhỏ là một tuyến sản sinh sữa tí hon, nó được lát bằng
những tế bào biểu mô, chịu trách nhiệm sản sinh ra sữa. Nó được bao quanh
bởi những tế bào gọi là biểu mô cơ, các tế bào này chịu trách nhiệm co bóp túi
nhỏ khi cho bú hoặc vắt sữa để đẩy sữa ra dưới sự điều khiển của các
hormone. Người ta thấy có hàng tỷ túi nhỏ như vậy trong vú của một con bò.
Mỗi túi nhỏ được tiếp tế bởi một vài vi ti huyết quản và được thoát sữa bởi một
kênh sữa, rồi một kênh liên búp nhỏ để đi đến bể chứa của vú. Một nhánh của
chùm túi nhỏ được gọi là búp nhỏ và cả chùm được gọi là búp.
Trng i hc Nụng nghip H Ni - Lun vn6 Thc s khoa hc Nụng nghip ---------
Hình.3 Cấu trúc tế bào tuyến vú
+ Sự phát triển của tuyến vú
Trong thời gian tăng trưởng sau khi sinh, mô vú phát triển ít: nó tăng
trưởng cùng với cơ thể. Sự tăng trưởng này gồm có sự tăng trưởng của hệ các
kênh sữa, của mô liên kết và của mô mỡ.
Hình 4. Sơ đồ bầu vú (Vi thể)
Trng i hc Nụng nghip H Ni - Lun vn7 Thc s khoa hc Nụng nghip ---------
Vú chỉ tăng thể tích vào tuổi dậy thì. Sự tăng khối lượng này, dưới ảnh
hưởng các Oestrogen chủ yếu gắn với việc phát triển các kênh làm chúng phân
hoá, và phân nhánh. Lúc này chất lượng suất ăn có tầm quan trọng lớn lao:
nếu có quá nhiều năng lượng, thì mô mỡ trong vú sẽ phát triển lám giảm sự
phát triển các kênh, điều này có thể ảnh hưởng đến chất lượng của việc sản
xuất sữa về lâu về dài. Vú chỉ đạt tới sự phát triển hoàn toàn vào lúc mang thai
lần đầu tiên, dưới ảnh hưởng kéo dài của các hormon giới tính được sản sinh
ra rât nhiều. Cac oestrogen gây ra sự phân hoá của hệ kênh, các kênh này chia
ra nhiều nhánh. Dưới ảnh hưởng của progesterone các mầm cuối của các kênh
sữa mọng lên và trở thành những tuyến. các acini hình thành và phân hoá
thành hai loại tế bào: phía trong là các tế bào biều mô (tiết sữa) và phía ngoài
là các tế bào biểu mô cơ (co bóp).
Hình 5. Sơ đồ phản xạ tiết sữa
Vào lúc sinh con, tuyến vú bắt đầu hoạt động và quá trình tiết sữa bắt
đầu. Lúc đó các prolactin phát động và duy trì sự tiết sữa. Túi nhỏ được bao
bọc ở phía ngoài bởi những cơ trơn nhỏ. Các cơ trơn này không lệ thuộc vào ý
chí, nghĩa là chúng chỉ tuân theo một sự chỉ huy, oxytocin là một chất hormon
được tiết ra bởi tuyến yên, nằm ở đáy óc. Oxytocin rời tuyến yên và lưu thông
Trng i hc Nụng nghip H Ni - Lun vn8 Thc s khoa hc Nụng nghip ---------
theo máu đến các cơ trơn nhở bao quanh các túi nhỏ. Sự giải phóng oxytocin
được phát động bởi ảnh hưởng của nhiều nhân tố: sự bú sữa, các thao tác ở vú,
ở cơ quan sinh dục, tiếng động và tác động của hệ thống vắt sữa, ánh sáng, sự
phân phối các dịch đặc, sự bước chân vào phòng vắt sữa, sự trông thấy các
thiết bị vắt sữa. Oxytocin được giải phóng theo từng đợt nối tiếp nhau với
cường độ cực đại khoảng 1 phút sau khi bắt đầu kích thích vú; nó bắt đầu
giảm dần đi 2 phút rưỡi sau khi cái đỉnh cực đại ấy bắt đầu. Dưới sự chỉ huy
của oxytocin, các cơ bao quanh túi nhỏ co lại, đẩy sữa chứa trong các túi nhỏ
thoát ra qua kênh.
Không nhờ chất oxytocin, ta không thể thu hoạch sữa của túi nhỏ,
chiếm tới 70% tổng lượng sữa. Cũng không thể thu hoạch hết sữa của túi nhỏ,
cái còn lại là sữa dư, chiếm khoảng 30% tổng lượng sữa.
+ Sự tiết sữa
Vào cuối thời kỳ mang thai, các tế bào biểu mô của túi nhỏ chịu những
biến đổi đặc trưng: chúng cao lên, những hạt mỡ nhỏ xuất hiện trong chất của
các tế bào, số lượng các mitochondri tăng lên cũng như kích thước của bộ máy
golgi. Tất cả các bộ phận của mỗi tế bào biểu mô góp phần vào việc sản xuất
ra các thành phần của sữa. các tế bào này tiết các sản phẩm của chúng ở đỉnh
của chúng, vào bên trong túi nhỏ.
Trng i hc Nụng nghip H Ni - Lun vn9 Thc s khoa hc Nụng nghip ---------
Hình 6. Sơ đồ sinh sản và tiết sữa
Trong quá trình một kỳ cho sữa, các đặc trưng của sữa có những thay
đổi. Đến đầu thời kỳ vú sản xuất ra sữa non (colostrum) mà vẻ ngoài và thành
phần rất khác sữa. Rồi sau vài ngày, sữa có tất cả các đặc trưng của sữa bình
thường. Lượng sữa tăng lên trong các tuần lễ đầu, đạt tới cực đai rồi giảm dần
cho tới khi cạn sữa. Hoạt động tiết sữa tích cực của vú đòi hỏi vú phải được
tưới máu rất nhiều. ở một con bò sản xuất 20 lít sữa một ngày, vú phải được
10.000 lít máu chạy qua; vậy là cần gần 500 lít máu cho mỗi lít sữa. Việc tiết
sữa cũng kéo theo một sự tăng cường tuần hoàn to lớn: trong thời gian cho
sữa, 20-30% máu mà tim bơm ra mỗi phút đi qua vú.
Các huyết quản tưới các tế bào túi nhỏ hay acini cung cấp các thành phần dinh
dưỡng cốt yếu cần thiết để sản sinh ra sữa. các tế bào túi nhở dùng các chất
này để sản xuất ra chất béo của sữa lactoza và các protein của sữa; còn các
thành phần khác như nước, các kháng thể, các vitamin và muối khoáng đi trực
tiếp từ máu vào hốc giữa của túi nhỏ, ở đó chứa hỗn hợp được hình thành gọi
Trng i hc Nụng nghip H Ni - Lun vn
10Thc s khoa hc Nụng nghip ---------
là sữa. Lưu lượng máu hàng ngày phải tưới cho vú của một con bò sản xuất 20
lít sữa mỗi ngày là vào khoảng 9 000 kg. Sữa tiết ra tích luỹ trong hốc túi nhỏ
và tạo ra trong đó một sự tăng áp suất; do đó mà một phần sữa chảy vào mạng
của các kệnh nhỏ và có khi đến được bể chứa của núm vú. Trong khoảng thời
gian giữa hai lần vắt sữa, phần lớn sữa tiết ra nằm lại trong túi nhỏ đã sản sinh
ra nó. Sự tăng áp suất ức chế sự tiết sữa, ít ra cho đến khi tháo sữa ra khỏi túi
nhỏ. Cần lưu ý rằng để sản xuất ra một giọt sữa nhỏ phải cần đến hàng nghìn
túi nhỏ.
2.2. Giới thiệu một số phương pháp phát hiện bệnh viêm vú bò sữa trên
thế giới
Để chẩn đoán bệnh viêm vú, trên thế giới người ta áp dụng một số
phương pháp sau:
2.2.1. Đếm tế bào soma sữa.
Tỷ lệ tế bào neutrophil trong bầu vú khoẻ mạnh chỉ có 1 11% nhưng
tăng lên tới 90% hoặc hơn ở bầu vú bị viêm nhiễm bên trong. Tỷ lệ % của
neutrophil được coi là môt biểu thị của viêm vú. Theo Satu PYORALA
(2003): Thay vì SCC tổng số việc đếm từng loại tế bào cho biết nhiều thông
tin về tình trạng sức khoẻ của một bầu vú hơn nhưng phương pháp này chưa
được áp dụng rộng rãi và khó thực hiện trong thực tiễn.
SCC đã được sử dụng rộng rãi như là biểu thị của bầu vú bị viêm bên
trong từ những năm 1960 của thế kỷ trước. SCC đã được đưa vào là một thành
phần của định nghĩa viêm vú và giới hạn ban đầu cho SCC của một bầu vú
khoẻ mạnh là 500.000 tế bào/ml sữa. Các mức độ ngưỡng cho SCC dựa trên
trung bình quần thể thêm hai lần độ lệch chuẩn (SD) cho một lần đo sữa phía
trước của một bầu vú. Định nghĩa là một sự hướng dẫn cho sự chẩn đoán, mặc
dù 50% bầu vú bị viêm vào bất kỳ thời gian nào đều có thể có một số lượng tế
bào ít hơn 500.000 tế bào/ml.
Trng i hc Nụng nghip H Ni - Lun vn
11Thc s khoa hc Nụng nghip ---------
Thuật ngữ viêm nhiễm tiềm tàng hay viêm vú không đặc trưng đã được
sử dụng và những dữ liệu đó không hoàn toàn làm mọi người thoả mãn.
Ngưỡng 500.000 tế bào/ml không thích đáng lâu nay. Độ nhạy và độ đặc
trưng của việc sử dụng ngưỡng thấp hơn 200.000 tế bào/ml để chẩn đoán bầu
vú bị viêm bên trong đã được sử dụng trong nhiều nghiên cứu với độ nhạy dao
động 73 89% và độ đặc trưng từ 75 85%. SCC luôn luôn được dùng để so
sánh với vi khuẩn học và những thử nghiệm này chưa bao giờ được nhất trí
hoàn toàn. Gần đây, theo Satu PYORALA (2003): Bầu vú khỏe mạnh có giới
hạn SCC là 100.000 tế bào/ml. SCC cho sữa hoà trộn của một con bò không
nên vượt quá 100.000 tế bào/ml . Như vậy một bầu vú khoẻ SCC nhỏ hơn
100.000 tế bào/ml. Nếu như SCC lớn hơn 200.000 tế bào/ml bầu vú này có thể
bị coi là viêm nhiễm. Không thích hợp nếu coi vi khuẩn là tác nhân gây bệnh
chủ yếu hay thứ yếu mặc dù tác nhân gây bệnh thứ yếu làm SCC tăng lên ít
hơn. Sử dụng số liệu SCC lưu trữ thường xuyên từ các cá thể bò giúp chúng ta
đánh giá tình trạng sức khoẻ bầu vú bò chính xác hơn.
Giai đoạn tiết sữa ảnh hượng tới SCC. Ngay sau khi bò đẻ SCC tăng lên
cao nhưng giảm xuống nhanh chóng tới mức độ bình thường trong vòng 4 5
ngày sau khi đẻ. Tới cuối kỳ tiết sữa SCC tăng nhẹ. Theo các nghiên cứu gần
đây, thể trạng sinh lý của bò hoàn toàn khoẻ mạnh ảnh hưởng rất ít tới SCC.
Theo Barkeman (1999) SCC ở những bầu vú khoẻ giảm xuống mức thấp trong
vòng 3 ngày nhưng vẫn còn cao ở những bầu vú bị viêm. Vì thế chỉ số SCC có
thể được sử dụng để chẩn đoán ở những bầu vú mới bị viêm bên trong. Trong
một nghiên cứu ở bò mới đẻ, sử dụng ngưỡng 100.000 TB/ ml, mức độ phát
hiện viêm vú chính xác nhất trong phạm vi 5 ngày sau đẻ, độ nhạy xác định
được bầu vú bị viêm nhiễm do tác động gây bệnh chính đạt 66,2 % và tác
nhân thứ yếu là 51,4 %.
Trng i hc Nụng nghip H Ni - Lun vn
12Thc s khoa hc Nụng nghip ---------
Tần suất vắt sữa cũng ảnh hưởng tới SCC của sữa. Tăng số lần vắt sữa từ
2 đến 3 lần/ngày làm giảm SCC. Khoảng cách giữa các lần vắt sữa kéo dài làm
tăng SCC.
ảnh hưởng của các mầm bệnh khác nhau tới SCC của từng bầu vú đã
được nghiên cứu, gần đây sử dụng phương pháp phân tích Meta - analysis.
SCC trung bình ở các bầu vú âm tính là 68 000 TB/ml. SCC trung bình ở bầu
vú bị nhiễm bởi mầm bệnh thứ yếu dao động 110.000 TB/ml đến 150.000
TB/ml. Số liệu này ở các bầu vú bị nhiễm bệnh bởi các mầm bệnh chủ yếu cao
hơn 350.000 TB/ml. Viêm vú gây ra bởi coliform và streptococus uberis có số
SCC trung bình cao nhất (trên 1 triệu TB/ml) viêm vú bởi vi khuẩn Coryne
bacterium có số SCC thấp nhất (105.000 TB/ml).
Có nhiều phương pháp đếm tế bào soma tự động khác nhau và phương
pháp tiêu chuẩn là phương pháp Fossomatic quang điện. CMT cũng có thể
đánh giá SCC dựa trên cơ sở hàm lượng DNA của sữa với thuốc thử đơn giản
chỉ là một loại thuốc tẩy và cresol brôm tím theo chỉ thị độ pH: khả năng sử
dụng CMT để xác định các bầu vú bị viêm bên trong đã được đánh giá rộng
rãi với các kết quả khác nhau. CMT được coi là một công cụ để chọn lọc bò để
áp dụng biện pháp điều trị khi cạn sữa. Phương pháp này có thể xác định
chính xác 75 80 % số bò cần điều trị, phụ thuộc vào sự nghiên cứu và vào
mầm bệnh gây viêm vú. Trong nghiên cứu gần đây, CMT được so sánh với
SCC ở bò mới đẻ. CMT được coi là thích hợp cho các chương trình quản lý
đàn bò để phát hiện bò mới bị viêm vú bên trong do các mầm bệnh chủ yếu.
CMT được tiến hành vào ngày thứ 3 sau khi bò đẻ sử dụng ngưỡng lớn hơn 0
(các kết quả CMT được cho điểm từ 0 đến 3 trong đó kết quả 0 thể hiện SCC ít
hơn 200.000 TB/ml) cho thấy độ nhạy và độ đặc trưng cao nhất để phát hiện
bầu vú bị viêm bên trong. Dùng chương trình lấy mẫu này, độ nhạy phát hiện
bầu vú bị viêm bên trong gây ra bởi các mầm bệnh chủ yếu đạt 66,7% và bởi
Trng i hc Nụng nghip H Ni - Lun vn
13Thc s khoa hc Nụng nghip ---------
mầm bệnh thứ yếu đạt 49,5%. Độ nhạy cao nhất đạt được trong việc phát hiện
bầu vú bị viêm bên trong gây ra bởi Streptococus môi trường (84%) CMT có
lợi thế là rẻ tiền và là cách kiểm tra cơ thể bò duy nhất cho kết quả nhanh
chóng để chọn các bầu vú cho việc kiểm tra vi khuẩn học thường xuyên.
2.2.2. Enzym
Nhiều loại enzym tăng lên trong sữa trong thời kỳ bò bị viêm vú. Các
enzym liên quan tới quá trình tổng hợp sữa giảm và các enzym liên quan tới sự
viêm nhiễm tăng lên. Các enzym bắt nguồn từ các đại thực bào tăng lên đáng
kể, bao gồm các enzym NAG (N - Acetyl - - D - Glucosaminidoza)
- glucuronidaza và catalaza Sự hoạt động của các enzym bắt nguồn
từ máu cũng tăng lên.
VD: Enzym plasminogen kích hoạt plasmin, một loạt enzym phân giải
protein làm giảm chất lượng fibrin và casein.
2.2.2.1. NAGase
Các loại enzym lysozim đã được chứng minh là các chỉ thị của sự viêm
nhiễm. NAGase là một enzym lysozym nội tế bào các neutrophil giải phóng
vào sữa trong quá trình thực bào và phân giải tế bào, ở một mức độ nào đó ảnh
hưởng tới các tế bào biểu mô. Phần hoạt động chính của NAG trong sữa diễn
ra trong gian bào và như thế sự làm lạnh giải đông các mẫu được sử dụng để
giải phóng tối đa sự hoạt động. Trong nhiều nghiên cứu hoạt động của
NAGase đã được dùng để phát hiện bầu vú bị viêm bên trong với các mầm
bệnh viêm vú rất đáng tin cậy. Hoạt động của NAGase sữa có tương quan rất
chặt chẽ với SCC. Nó phản ánh chính xác mức độ viêm nhiễm. Trong các ca
viêm vú gây ra bởi các mầm bệnh chủ yếu, mức độ NAGase cao hơn đáng kể
so với các ca viêm vú gây ra bởi các mầm bệnh thứ yếu. Khả năng hoạt động
của NAGase để phát hiện viêm vú cận lâm sàng đã được kiểm tra với việc coi
SCC lớn hơn 400.000 Tb/ml là một dấu hiệu dương tính. Theo: Indicator of
Trng i hc Nụng nghip H Ni - Lun vn
14Thc s khoa hc Nụng nghip ---------
inflammation to ditect mastitis. Kết luận rằng sự kiểm tra đã được thực hiện
tốt vì trung bình chỉ có 17% chẩn đoán dương tính và 2% chẩn đoán âm tính
sai. Hoạt động của NAGase cao ở đầu kỳ sữa và tăng nhẹ tới cuối kỳ sữa. Tuy
vậy ở các bầu vú khoẻ mạnh nó đạt mức độ bình thường vào ngày thứ 5 sau
khi đẻ.
Một phương pháp đánh giá NAGase bằng cách đo fluo dựa trên cơ sở
kỹ thuật đĩa vi chuẩn độ đã được phát triển. Phương pháp có khả năng cao và
dựa trên cơ sở so sánh trong phạm vi các bầu vú được kiểm tra. Trong đó các
bầu vú khác được so sánh với giá trị thấp nhất của một bò đặc trưng. Phương
pháp này có khả năng kiểm soát toàn đàn nhưng có nhược điểm là chưa được
phổ biến trên thị trường. Các kết quả cơ bản từ phương pháp điện hoá để xác
định NAGase đã được xuất bản nhưng vẫn cần phải nghiên cứu tiếp tục để áp
dụng phương pháp này độc lập hay kết hợp với các tham số khác để phát hiện
viêm vú.
2.2.2.2. Các enzym khác
Kitchen đã lập danh sách nhiều enzym tăng lên khi viêm vú và có khả
năng phát hiện viêm vú như các loại Lipase, Esterase, Phosphatase, Lactase,
Dehydrogenase vv.. Không có bằng chứng cho thấy rằng chúng có thể được
dùng để kiểm tra viêm vú cận lâm sàng. Nồng độ của enzym phân giả protein
plasmin tăng lên khi bò bị viêm vú. Plasminagen chuyển từ máu vào sữa và
chuyển thành plasmin về lý thuyết plasmin có thể sử dụng như là chất chỉ thị
cho viêm vú nhưng nồng độ của plasmin trong sữa khác nhau cũng còn bởi vì
các yếu tố sinh lý và môi trường. Hoạt động của plasmin có tương quan rõ
ràng với SCC. SCC tăng từ 100.000 TB/ml tới 1300.000 TB/ml có quan hệ với
sự tăng lên 2,3 lần của plasmin phương pháp đo fluo để xác định plasmin đã
được phát triển và thích hợp với kỹ thuật đĩa nhỏ nhưng không áp dụng được
phương pháp này trên diện rộng. Không có thông tin về độ mẫn cảm hay đặc
Trng i hc Nụng nghip H Ni - Lun vn
15Thc s khoa hc Nụng nghip ---------
trưng của plasmin để phát hiện bầu vú bị viêm bên trong gây ra bởi các mầm
bệnh khác nhau.
2.2.3. Độ dẫn điện của sữa
Độ dẫn điện (EC) của sữa để phát hiện viêm vú dựa trên cơ sở thay đổi
Ion xảy ra trong khi viêm vì nồng độ Na và Cl tăng lên trong sữa. Sự thay đổi
pH và giảm tỷ lệ mỡ cũng ảnh hưởng tới EC. EC có tương quan cao với SCC ở
sữa đầu. Việc đo EC có thể được chuyển đổi thành tín hiệu có thể đọc được
bằng máy tính và vì vậy phương pháp này dễ áp dụng khi việc quản lý viêm vú
được tự động hoá hoà mạng và có thể lắp đặt vào các máy vắt sữa. Viêm vú
không chỉ là yếu tố ảnh hưởng tới nồng độ Ion của sữa và các sai khác liên
quan tới không viêm vú. ở EC là hạn chế chủ yếu tới giá trị chẩn đoán của EC
nhưng nhiều tham số viêm vú khác, độ dẫn điện cũng chịu ảnh hưởng bởi tuổi
bò và giai đoạn tiết sữa. Việc sử dụng EC làm phương pháp chẩn đoán để xác
định viêm vú cận lâm sàng cũng đã được nghiên cứu lâu nay với nhiều kết quả
khác nhau. Mối tương quan dương giữa SCC và EC là 0,51 0,75 và việc sử
dụng các tỷ số giữa các bầu vú làm tăng thêm sự đánh giá. Các mầm bệnh liên
quan tới viêm vú chưa được chú ý nhưng gần đây ảnh hưởng của các mầm
bệnh khác nhau đã được nghiên cứu. Nói chung các giá trị từ các bầu vú bị
nhiễm khuẩn cao hơn đáng kể so với các bầu vú không nhiễm. Các bầu vú bị
nhiễm Staphylococcus aureus và streptococus agalactiae. Có giá trị dẫn điện
thấp hơn so với các bầu vú bị nhiễm streptococci môi trường. Các giá trị từ các
bầu vú không bị nhiễm bệnh không khác nhau rõ rệt khi ngày chu kỳ sữa và
tuổi bò được đưa vào công thức mẫu. Kết luận từ nghiên cứu này là EC sữa là
một thành phần của một hệ thống cảnh báo sớm cho sức khoẻ bầu vú chỉ thích
hợp khi tất cả các yếu tố ảnh hưởng được xem xét và các giá trị đã đo được
điều chỉnh tương ứng.
Trng i hc Nụng nghip H Ni - Lun vn
16Thc s khoa hc Nụng nghip ---------
EC được dùng làm thước đo chẩn đoán viêm vú lâm sàng đáng tin cậy
trong công thức thí nghiệm về viêm vú bởi Streptococcus uberis. Trong một
nghiên cứu tất cả các ca viêm vú lâm sàng đều được phát hiện (ngưỡng
500.000 TB/ml với chẩn đoán vi khuẩn học dương tính) nhưng chỉ có 50% từ
các ca viêm vú cận lâm sàng được phát hiện (lớn hơn 200.000 TB/ml). Trong
một nghiên cứu khác khi giai đoạn tiết sữa, năng suất sữa và sự tương đương
được xem xét. EC đã thể hiện độ mẫn cảm 55% khi được phát hiện viêm vú
cận lâm sàng (ngưỡng 500.000 1000.000 TB/ml). Để kiểm tra chính xác, tốt
nhất là dùng sữa non. Gần đây các chuyên gia của IDF đã đánh giá EC dùng
phương pháp phân tách meta và kết luận rằng EC không phát hiện chuẩn xác
khi nào là viêm vú lâm sàng hay cận lâm sàng. Tuy nhiên gần đây một kiểu
phát hiện tự động đã được giới thiệu trong đó các mẫu thời gian loạt cho 2
biến (năng suất sữa và EC) đã được sử dụng và cho kết quả phát hiện viêm vú
tốt hơn. Trong AMS, EC thường được sử dụng cùng với năng suất sữa và vận
tốc dòng sữa, màu và nhiệt độ sữa. Các nhà sản xuất nói chung không cung
cấp các thuật toán chính xác trong hệ thống của họ vì nó làm cho sự đánh giá
về các hệ thống phát hiện khác nhau khó khăn.
Các máy đo EC sẵn có ở nhiều nước. Gần đây mức độ chính xác của
một số thiết bị chẩn đoán đã được đánh giá. Theo Satu PYORALA (2003): ở
điểm ngưỡng được gợi ý bởi nhà sản xuất, 71% các mẫu kiểm tra dương tính
là âm tính về mặt vi khuẩn học và các vi khuẩn gây viêm vú chính được tách
ra từ 11% các mẫu thử âm tính. Các báo cáo khác cũng cho kết quả tương tự
và có thể kết luận rằng giá trị dự đoán của phương pháp nói chung còn nghèo
nàn. Các phương pháp kiểm tra sàng lọc khác như CMT và các giá trị SCC
có thể rõ ràng là có giá trị hơn so với độ dẫn điện của sữa. Sự so sánh các
giá trị EC giữa các vú của một bò làm giảm sự sai khác bên trong. Việc sử
dụng sự đánh giá giữa các bầu vú đã được báo cáo là cải thiện độ mẫn cảm
và độ đặc trưng của EC và hiện nay là phương pháp nên sử dụng kiểm tra
Trng i hc Nụng nghip H Ni - Lun vn
17Thc s khoa hc Nụng nghip ---------