Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Một số yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến hành vi bạo lực học đường của học sinh THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (563.61 KB, 15 trang )

Một số yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến hành vi
bạo lực học đường của học sinh THPT


Lê Thị Lan Anh


Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Luận văn Thạc sĩ ngành: Tâm lý học; Mã số: 60 31 80
Người hướng dẫn: GS.TS. Trần Thị Minh Đức
Năm bảo vệ: 2012


Abstract. Trình bày cơ sở lý luận cho đề tài “Một số yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến
hành vi bạo lực học đường của học sinh THPT”: khái niệm hành vi bạo lực học
đường, các yếu tố tâm lý cá nhân (nhận thức, xúc cảm), các yếu tố tâm lý xã hội (bạn
bè, trường học, giáo dục gia đình … ), học sinh trung học phổ thông (THPT). Điều
tra thực trạng hành vi bạo lực học đường tại địa bàn nghiên cứu. Làm rõ một số yếu
tố tâm lý cá nhân và một số yếu tố xã hội dẫn đến hành vi bạo lực học đường của
học sinh THPT. Đề xuất một số kiến nghị nhằm giảm thiểu ngăn chặn hành vi bạo
lực học đường.

Keywords. Tâm lý học; Bạo lực học đường; Hành vi bạo lực; Học sinh; Giáo dục
trung học phổ thông

Content

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Hiện nay trên thế giới, nạn bạo lực học đuờng và bắt nạt học đường đang ngày một tăng
nhanh, đặc biệt là các vụ bạo lực học đường có sử dụng đến vũ khí. Tại Châu Á, theo một nghiên


cứu của chính phủ Nhật Bản thì nạn gây hấn trong các trường học với bạn đã tăng hơn 5% trong
năm 2003 so với các năm trước đó. Các vụ bắt nạt trong các trường học lên tới đỉnh điểm vào
năm 1995 với 60.096 vụ. Tại Châu Âu, hiện tượng bắt nạt học đường thường xuyên xảy ra ở
trường tiểu học, liên quan tới khoảng 15% số học sinh, ở trung học cơ sở, tỷ lệ học sinh bắt nạt từ
3% - 10%, với mức độ cao đột biến ở độ tuổi 13 – 14. Ở Nam Phi, hơn 1/5 học sinh bị tấn công
tình dục trong trường học. Ủy ban quyền con người Nam Phi cho biết 40% trẻ em được phỏng
vấn tiết lộ các em là nạn nhân của bạo lực học đường. Tại Mỹ, nghiên cứu của hội đồng phòng
chống tội phạm quốc gia khẳng định 43% học sinh cả nam lẫn nữ thuộc độ tuổi từ 13 – 17 tuổi
đã từng bị dọa nạt hoặc chế giễu trên Internet[9]…
Riêng ở Việt Nam, bạo lực học đường đã và đang là mối lo ngại của ngành giá dục, cha
mẹ học sinh và toàn xã hội. Theo thống kê của cục cảnh sát điều tra về trật tự xã hội thì trong 5
năm có 47.000 vụ phạm pháp hình sự do học sinh, sinh viên gây ra. Tuy nhiên trên thực tế, con
số đó đang ngày một tăng lên và những nạn nhân của những vụ bạo lực học đường là không thể
kể hết. Bạo lực học đường không chỉ xảy ra trong phạm vi trường học mà có thể là ở những địa
điểm khác ngòai trường học (quán nước, quán game, ngòai sân cỏ…).
Trong một hệ thống những vấn đề, lí do dẫn đến tình trạng bạo lực học đường, chúng ta
không thể bỏ qua một vấn đề hết sức quan trọng là những yếu tố tâm lý dẫn đến hành vi bạo lực
học đường. Việc phân tích những yếu tố tâm lý dẫn đến hành vi bạo lực học đường chính có ý
nghĩa quan trọng giúp chúng ta có thể vạch ra những giải pháp cụ thể để góp phần thiết thực
nhằm giảm bớt hành vi bạo lực học đường, từ đó góp phần giảm thiểu, ngăn chặn tình trạng bạo
lực học đường, một vấn đề gây bức xức và nhức nhối trong dư luận xã hội.
Với ý nghĩa như vậy, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Một số yếu tố tâm lý ảnh hƣởng
tới hành vi bạo lực học đƣờng của học sinh THPT”.
2. Mục đích nghiên cứu.
Phân tích một số yếu tố tâm lý dẫn đến hành vi bạo lực học đường của học sinh THPT.
Từ đó, đề xuất một số kiến nghị giúp giảm thiểu hành vi bạo lực học đường, trong đó có biện
pháp tác động thông qua tham vấn tâm lý cho học sinh THPT.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
Một số yếu tố tâm lý cá nhân và một số yếu tố xã hội ảnh hưởng đến hành vi bạo lực học
đường của học sinh THPT.

4. Khách thể nghiên cứu
- 200 học sinh tại trường THPT Xuân Đỉnh, Từ Liêm, Hà Nội, trong đó:
+ Học sinh khối lớp 11: 100.
+ Học sinh khối lớp 12: 100.
- Phỏng vấn sâu 05 học sinh có hành vi bạo lực học đường.
- Phỏng vấn sâu 02 giáo viên đang giảng dạy tại trường, trong đó mỗi khối bao gồm 1
giáo viên.
5. Giả thuyết nghiên cứu
- Các yếu tố tâm lý cá nhân: Nhận thức của học sinh (về hình thức, mục đích, hậu quả
của hành vi bạo lực học đường); yếu tố xúc cảm (cảm xúc tức giận, thất vọng) và các yếu tố tâm
lý xã hội (giáo dục gia đình, giáo dục nhà trường, mối quan hệ bạn bè, hoạt động vui chơi giải trí
mà học sinh tham gia) có ảnh hưởng đến hành vi bạo lực lực đường của học sinh THPT.
- Phần lớn học sinh THPT có xu hướng ứng xử bạo lực khi xuất hiện những xúc cảm tiêu
cực như sự tức giận, thất vọng.
- Có thể làm giảm hành vi bạo lực học đường ở học sinh thông qua biện pháp tham vấn
tâm lý.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài và làm rõ một số khái niệm cơ bản: Khái niệm hành
vi bạo lực, khái niệm hành vi bạo lực học đường, Các yếu tố tâm lý cá nhân (nhận thức, xúc
cảm), các yếu tố tâm lý xã hội (bạn bè, trường học, giáo dục gia đình ), học sinh THPT.
- Điều tra thực trạng hành vi bạo lực học đường tại địa bàn nghiên cứu. Làm rõ một số
yếu tố tâm lý cá nhân và một số yếu tố xã hội dẫn đến hành vi bạo lực học đường của học sinh
THPT.
- Đề xuất một số kiến nghị nhằm giảm thiểu, ngăn chặn hành vi bạo lực học đường.
7. Phạm vi nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài và làm rõ một số khái niệm cơ bản: Khái niệm hành
vi bạo lực, khái niệm hành vi bạo lực học đường, các yếu tố tâm lý cá nhân (nhận thức, xúc
cảm), các yếu tố tâm lý xã hội (bạn bè, trường học, giáo dục gia đình ), học sinh THPT.
- Điều tra thực trạng hành vi bạo lực học đường tại địa bàn nghiên cứu. Làm rõ một số
yếu tố tâm lý cá nhân và một số yếu tố xã hội dẫn đến hành vi bạo lực học đường của học sinh

THPT.
- Đề xuất một số kiến nghị nhằm giảm thiểu, ngăn chặn hành vi bạo lực học đường.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
8.1 Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu
Chúng tôi đã tham khảo các tài liệu trong và ngoài nước để xây dựng cơ sở lý luận
cho việc triển khai nghiên cứu về các yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến hành vi bạo lực học đường
của học sinh THPT Xuân Đỉnh, Từ Liêm, Hà Nội.
8.2 Phƣơng pháp điều tra bảng hỏi
Nhằm thu thập những ý kiến chủ quan của học sinh THPT về hành vi bạo lực học
đường. Từ đó, đưa ra kết quả định lượng nhằm rút ra kết luận về thực trạng hành vi bạo lực
học đường của học sinh THPT và một số yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến hành vi bạo lực học
đường của học sinh THPT.
8.3 Phƣơng pháp phỏng vấn sâu
Phương pháp này nhằm mục đích tìm hiểu sâu hơn, chi tiết hơn thực trạng hành vi
bạo lực học đường của học sinh THPT, một số yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến hành vi bạo lực
học đường của học sinh tại địa bàn nghiên cứu. Qua đó, làm sáng tỏ những vấn đề mà
phương pháp điều tra bằng bảng hỏi chưa đáp ứng được.
8.4 Xử lý kết quả bằng phần mềm SPSS
Đề tài sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để xử lý những kết quả thu thập được từ điều tra
bằng bảng hỏi và đưa ra kết quả cuối cùng cho thực trạng hành vi bạo lực học đường của học
sinh THPT và phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến hành vi bạo lực học đường của các em
học sinh.
8.5 Phƣơng pháp tác động thay đổi nhận thức và hành vi bạo lực học đƣờng của
học sinh THPT thông qua tham vấn tâm lý
Phương pháp được sử dụng nhằm giúp học sinh thay đổi quan niệm, nhận thức về các
hình thức của hành vi bạo lực học đường, ý nghĩa của hành vi bạo lực, hậu quả của hành vi
bạo lực. Đồng thời, hình thành những suy nghĩ, hành vi tích cực cho học sinh mỗi khi xuất
hiện cảm xúc tiêu cực trong mối quan hệ với bạn bè và những người xung quanh (thầy/ cô,
cha/ mẹ, anh chị em ). Từ đó, giúp học sinh giảm thiểu, từ bỏ hành vi bạo lực.


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Những nghiên cứu về bạo lực học đƣờng trên thế giới
Ở nhiều quốc gia trên thế giới, tình trạng bạo lực học đường đã và đang diễn ra với hình
thức, mức độ, tính chất ngày một nghiêm trọng, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển toàn
diện về thể chất, tinh thần của học sinh. Điều này được thể hiện qua các báo cáo về những trường
hợp học sinh bị tấn công từ trong trường học, ngoài trường học và ngay cả trong nhà. Trước tình
trạng này, nhiều công trình nghiên cứu của các nước trên thế giới cũng đã tập trung đi sâu nghiên
cứu về chủ đề này.
Nhìn chung, các nghiên cứu của các nước tập trung phản ánh thực trạng bạo lực, bắt nạt
học đường ở một số quốc gia trên thế giới, chỉ ra một số hình thức bạo lực, bắt nạt học đường
điển hình, ảnh hưởng của hành vi bạo lực, bắt nạt học đường đến tâm lý, thể chất của thanh thiếu
niên, chỉ ra một số yếu tố góp phần gia tăng hay giảm thiểu tình trạng bạo lực, bắt nạt học đường
(mối quan hệ bạn bè, sự hỗ trợ của bố mẹ…)
1.1.2. Một số công trình nghiên cứu về bạo lực học đƣờng ở Việt Nam
Trong vòng khoảng 10 năm trở lại đây, có thể kể đến một số nghiên cứu nhỏ lẻ, các bài
báo khoa học có liên quan đến vấn đề bạo lực trong phạm vi trường học của học sinh đã được
nhắc đến như:
Đặng Hoàng Minh và Trần Thành Nam với báo cáo khoa học “Hành vi bạo lực ở thanh
thiếu niên – con đường hình thành và cách tiếp cận đánh giá” đã chỉ ra con đường hình thành
hành vi bạo lực học đường và cách tiếp cận, đánh giá hành vi bạo lực học đường. [18, tr. 9 - 20].
Bài báo khoa học: “Bạo lực học đường: Nguyên nhân và một số biện pháp hạn chế” của
Nguyễn Văn Lượt đã đi sâu tìm hiểu một số nguyên nhân tâm lý xã hội dẫn đến hành vi bạo lực
học đường giữa học sinh với học sinh và một số biện pháp nhằm hạn chế tình trạng bạo lực học
đường hiện nay. [27, tr. 322 - 325]
Một bài viết khác có tên: “Thực trạng bạo lực học đường hiện nay” của Phan Mai Hương
đã trình bày khảo sát của tác giả về thực trạng bạo lực học đường bằng phương pháp phân tích tài
liệu và các số liệu thứ cấp được công bố trên diễn đàn. Qua bài viết, tác giả đã đưa ra thực trạng
hành vi bạo lực học đường hiện nay, đưa ra một số giải pháp nhằm giúp đẩy lùi tình trạng bạo
lực học đường [23, tr. 28 - 33]

Đề tài nghiên cứu có tên “Hành vi gây hấn của học sinh phổ thông trung học”, Năm
2008- 2010 do Trần Thị Minh Đức chủ trì đã tìm hiểu về nhận thức của học sinh THPT về hành
vi gây hấn; chỉ ra thực trạng, nguyên nhân của hành vi gây hấn ở học sinh THPT. Bên cạnh đó,
nghiên cứu cũng đưa ra một số đặc điểm tâm lý – xã hội của học sinh thực hiện hành vi gây hấn
và học sinh bị gây hấn, đưa ra một số giải pháp nhằm giảm thiểu, ngăn chặn hành vi gây hấn ở
học sinh THPT. [21]
Tóm lại, các nghiên cứu trên đây chủ yếu vạch ra thực trạng của vấn đề bạo lực học
đường ngày nay, nghiên cứu hành vi lệch chuẩn của thanh thiếu niên. Tại Việt Nam, những sự
việc rất nhỏ như chuyện bạn bè bắt nạt nhau, nói xấu , tung tin đồn, tẩy chay hay cô lập bạn học
còn chưa được quan tâm phân tích từ góc độ tâm lý, xã hội và giới ở người có hành vi bạo lực và
người chịu bạo lực. Do đó, nghiên cứu “Một số yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến hành vi bạo lực
học đường của học sinh THPT” là vấn đề mới, có ý nghĩa lí luận và thực tiễn sâu sắc, góp phần
làm phong phú hơn lí luận về vấn đề bạo lực trong môi trường học đường dưới góc độ tâm lý học
và góp phần làm rõ thực trạng hành vi bạo lực trong môi trường học đường của học sinh THPT.
1.2. Các khái niệm liên quan đến đề tài
1.2.1. Hành vi bạo lực
Hành vi bạo lực là bất kì hành vi nào mang tính tấn công, xâm kích (sử dụng lời nói, thể
hiện thái độ, hành vi đe dọa, sử dụng công cụ, phương tiện…); không phù hợp với chuẩn mực
đạo đức xã hội, pháp lý (xúc phạm, cô lập, uy hiếp…người khác) dẫn đến hay có khả năng dẫn
đến những tổn thất về mặt thể chất, tinh thần, văn hóa, xã hội cho người chịu bạo lực.
1.2.2. Hành vi bạo lực học đƣờng
1.2.2.1. Khái niệm hành vi bạo lực học đƣờng
Hành vi bạo lực học đường là bất kì một hành vi bạo lực nào làm hại, gây tổn thương về
thể chất, tinh thần cho học sinh một cách cố ý, bao gồm các mức độ khác nhau từ không lời đến
đến có lời, từ hành động đơn giản đến thù địch, phá phách, sử dụng công cụ, phương tiện xảy
ra ở trường học hoặc ở bên ngoài trường học nhưng do mối quan hệ học đường gây nên.
1.2.2.2. Các hình thức bạo lực học đƣờng
1.2.3. Các yếu tố tâm lý cá nhân ảnh hƣởng đến hành vi bạo lực học đƣờng
- Nhận thức
- Xúc cảm

1.2.4. Các yếu tố xã hội tác động đến hành vi bạo lực học đƣờng
1.2.4.1. Yếu tố kinh tế và yếu tố văn hóa
- Kinh tế xã hội
- Yếu tố văn hóa
1.2.4.2. Giáo dục gia đình
1.2.4.3. Ảnh hƣởng của bạn bè
1.2.4.4. Giáo dục nhà trƣờng
1.2.5. Một số đặc điểm tâm lý đặc trƣng của Học sinh THPT

CHƢƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Tổ chức nghiên cứu
2.1.1. Nghiên cứu về mặt lý thuyết
- Từ tháng 01/2012 – 05/2012: Thu thập văn bản, tài liệu liên quan đến đề tài; phân tích,
khái quát hóa các văn bản và tài liệu thu được để viết phần tổng quan tình hình nghiên cứu hành
vi bạo lực học đường ở trong nước và trên thế giới, xây dựng đề cương nghiên cứu chi tiết.
2.1.2. Nghiên cứu về mặt thực tiễn (Tiến trình nghiên cứu để thu thập số liệu)
- Từ tháng 06 – 10/2011: Xây dựng hệ thống phương pháp nghiên cứu thực tiễn; điều
tra, khảo sát thử, chỉnh sửa phiếu và thu thập số liệu; xử lý số liệu thống kê toán học bằng
phần mềm SPSS; tác động trường hợp thông qua tham vấn tâm lý.
- Từ tháng 11- 12/2011: Viết tổng hợp báo cáo khoa học; hoàn thiện báo cáo khoa
học, nộp sản phẩm nghiên cứu và nghiệm thu đề tài.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1.Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu
Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và khái quát hóa hệ thống lý thuyết, các nghiên cứu
của các tác giả trong và ngoài nước về các vấn đề liên quan đến hành vi bạo lực học đường. Từ
đó, xây dựng cơ sở lý luận định huớng cho nghiên cứu thực tiễn.
2.2.2. Phƣơng pháp điều tra bảng hỏi
Chúng tôi tiến hành điều tra học sinh tại trường THPT Xuân Đỉnh, Từ Liêm, Hà Nội.
Khách thể nghiên cứu là 100 học sinh lớp 11 và 100 học sinh lớp 12 . Tổng số phiếu thu về là
198 phiếu.

2.2.3. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu
Chúng tôi đã chọn lựa 05 học sinh có hành vi bạo lực học đường đại diện để tiến hành
phỏng vấn sâu. Ngoài ra, chúng tôi cũng tiến hành phỏng vấn 02 giáo viên hiện đang giảng dạy
tại địa bàn nghiên cứu
2.2.4. Phƣơng pháp xử lí số liệu bằng SPSS
Phương pháp này được sử dụng để xử lý, phân tích, đánh giá kết qủa nghiên cứu về
mặt định tính và định lượng. Chúng tôi xây dựng thang đánh giá để đưa ra cách tính toán
điểm số của các phần trong các bảng hỏi.
2.2.5. Phƣơng pháp tác động thay đổi nhận thức, hành vi bạo lực học đƣờng
của học sinh THPT thông qua tham vấn tâm lý
Do hạn chế về thời gian và điều kiện tổ chức, vì vậy, chúng tôi chỉ tiến hành tác động qua
tham vấn tâm lý trên 02 học sinh có hành vi bạo lực học đường tại địa bàn nghiên cứu.
Phương pháp tác động tham vấn tâm lý chỉ tập trung tác động vào vấn đề đã nêu mà không
tác động toàn diện vào nhận thức, thái độ, kỹ năng của học sinh.

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Trải nghiệm của học sinh về hành vi bạo lực học đƣờng
Nhằm tìm hiểu trải nghiệm của học sinh về hành vi bạo lực học đường, chúng tôi đã đặt
ra câu hỏi nhằm tìm hiểu xem các em học sinh đã bao giờ có cách ứng xử bạo lực với bạn bè của
mình hay ngược lại, nhận hành vi bạo lực từ các bạn. Kết quả khảo sát cho thấy học sinh THPT
đã có từng có những hành vi bạo lực học đường với bạn bè của mình và ngược lại, cũng nhận sự
bạo lực từ phía các bạn. Các hành vi bạo lực này chủ yếu là bạo lực về mặt tinh thần.
Bảng 1: Hành vi bạo lực tinh thần của học sinh THPT
Hành vi
Bạn bè
đã từng
ứng xử
với
mình
Mình

đã từng
ứng
xử với
bạn
1.1 Gán ghép bạn bè bằng những biệt
hiệu xấu dẫn đến việc bạn bè xấu hổ, e
ngại
51.5
42.9
1.2 Bịa ra những tin đồn ác ý cho bạn

40.4
10.1
1.3 Nói xấu sau lưng bạn
5.2
23.2
1.4 Chửi rủa bạn bằng những ngôn từ
xúc phạm
39.4
21.2
1.5 Khiến bạn của bạn tin rằng sự
xúc phạm như thế là đúng
31.8
9.6
1.6 Khai trừ, cô lập, tránh tiếp xúc
với bạn một cách có chủ ý
29.3
10.1
1.7 Đe dọa, sỉ nhục/ lăng mạ bạn với
những lời lẽ mạt sát

19.7
5.6
1.8 Chụp ảnh, quay phim cảnh lăng
nhục bạn và phát tán trên Internet, trên
điện thoại…
8.1
2.0
1.9 Dọa nạt bạn bằng bất cứ cách nào:
quắc mắt, quát mắng, đập phá tài sản (cặp
sách, điện thoại, đồ dùng học tập…)
16.7
8.6
1.10 Chấn, cướp đồ dùng (đồ dùng học
tập, cặp sách, điện thoại…) của bạn
8.1
2.0

Mười hành vi nêu trên là các hành vi bạo lực về mặt tinh thần, trong số đó, một số
hành vi chiếm tỉ lệ% cao các em em học sinh cho rằng bản thân đã ứng xử với bạn bè hay
bạn bè đã từng ứng xử với mình như: “Gán ghép bạn bè bằng những biệt hiệu xấu dẫn đến
việc bạn bè xấu hổ, e ngại” có tỉ lệ 51,5% các học sinh đã từng bị bạn bè gán ghép mình với
những biệt hiệu xấu và khiến các bạn cảm thấy xấu hổ, e ngại và có 42,9% các bạn học sinh
cho rằng các em cũng từng có hành vi ứng xử như vậy với bạn bè của mình. Các hành vi bạo
lực về mặt tinh thần khác cũng chiếm tỉ lệ% cao là : “Bịa ra những tin đồn ác ý cho bạn bè”
chiếm tỉ lệ tương ứng là 40,4% và 10,1%. Chửi rủa bạn bằng những ngôn từ xúc phạm
39,4% và 21,2% ; Khiến bạn của bạn tin rằng sự xúc phạm như thế là đúng 31,8% và 9,6% ;
Khai trừ, cô lập, tránh tiếp xúc với bạn một cách có chủ ý 29,3% và 10,1%.

Bảng 2: Hành vi bạo lực thể chất của học sinh THPT
Hành vi

Bạn bè
đã từng
ứng xử
với bạn
Bạn đã
từng
ứng
xử với
bạn bè
1.1 Tát hoặc ném vật gì đó vào bạn, làm
bạn tổn thương
9.6
5.1
1.2 Đẩy hoặc xô thứ gì vào bạn, kéo
tóc bạn
13.6
8.1
1.3 Đấm bạn bằng tay hoặc bằng vật gì
đó
12.6
6.6
1.4 Đá, kéo lê, đánh đập bạn tàn nhẫn
5.1
0.0
1.5 Đe dọa sử dụng hoặc thực tế đã sử
dụng đồ vật, dụng cụ gì đó (roi, gậy, ghế
gộc, lưỡi lam, ống nước vạt nhọn…) để
làm hại bạn
6.1
2.0


Trong nhóm các hành vi bạo lực về mặt thể chất thì một số các hành vi cũng chiếm
tỉ lệ% cao xét trong nhóm các hành vi bạo lực về mặt thể chất là : Đẩy hoặc xô thứ gì vào
bạn, kéo tóc bạn, số học sinh lựa chọn phương án bạn bè đã từng ứng xử với mình chiếm tỉ lệ
13,6% và có 8,1% trong tổng số các em học sinh đã từng có hành vi ứng xử này với bạn của
mình. Bên cạnh đó, hành vi Đấm bạn bằng tay hoặc bằng vật gì đó cũng chiếm tỉ lệ tương
ứng là12,6% và 6,6%, cao thứ hai so với các hành vi bạo lực trong nhóm các hành vi bạo lực
về mặt thể chất. Chính vì nhận biết các hành vi bạo lực thể chất dễ dàng hơn nên các em học
sinh không hoặc ít khi sử dụng các hành vi bạo lực này với bạn bè của mình và ngược lại,
các em cũng nhận được ít hơn các hành vi này từ phía bạn bè của mình.
Nếu học sinh không nhận thức đúng đắn, đầy đủ về các hình thức của hành vi bạo
lực học đường thì sẽ dẫn tới việc các em liên tục, thường xuyên gây ra hành vi bạo lực với
bạn bè của mình. Đồng thời, nhiều em cũng sẽ có tâm lý cam chịu khi bị bạo lực, không dám
tố cáo với thầy cô, cha mẹ về hành vi của các bạn, đặc biệt là với các hình thức bạo lực về
tinh thần.
3.2. Đánh giá các kiểu hành vi trƣớc các tác nhân kích thích
Với câu hỏi đặt ra là: “Bạn sẽ làm gì khi một bạn học sinh nào đó có những hành vi
sau đây với bạn?” chúng tôi đã chia ra làm 2 nhóm tình huống ( mỗi nhóm gồm 7 tình huống
nhỏ) và 4 nhóm hành vi đáp trả. Hai nhóm tình huống chúng tôi gọi là tác nhân kích thích
bao gồm: Học sinh bị bạn bè xúc phạm về mặt danh dự, nhân phẩm và nhóm tình huống thứ
hai là học sinh bị bạn bè đánh giá về mặt ngoại hình, học tập. Có 4 kiểu hành vi đáp trả bao
gồm: Im lặng, bỏ qua; Đánh và chửi bạn một trận để lần sau bạn ấy không còn lặp lại hành vi
này nữa; Chửi bạn ấy để lần sau bạn không còn lặp lại hành vi này nữa; Nói cho bạn ấy biết
về cảm xúc của bản thân bạn và đề nghị bạn ấy lần sau không nên tiếp tục có hành vi đó nữa.


Biểu đồ 3 : Các hành vi phản ứng khi có tác nhân kích thích
(tính theo điểm tỉ lệ%)
Nhìn biểu đồ 3, chúng ta thấy rằng chỉ có hai nhóm giải pháp xếp hạng thứ bậc 4, thứ
bậc kém nhất, nghĩa là học sinh ít sử dụng nhất, cụ thể là kiểu hành vi đáp trả: “Chửi bạn ấy

để lần sau bạn không còn lặp lại hành vi này nữa” có tỉ lệ trung bình là 23,4% và “Đánh và
chửi bạn một trận để lần sau bạn ấy không còn lặp lại hành vi này nữa”, 17,3%. Hai kiểu
hành vi đáp trả còn lại đều xếp thứ bậc 3, thứ bậc trung bình là: “Im lặng, bỏ qua”, có tỉ lệ
trung bình là 30,7% và “Nói cho bạn ấy biết về cảm xúc của bản thân bạn và đề nghị bạn ấy
lần sau không nên tiếp tục có hành vi đó nữa”, 28,5%.
Như vậy, trước 7 tình huống trên thì kiểu hành vi đáp trả hướng tới sự xâm kích vẫn
ít được học sinh sử dụng nhất, thứ hai là nhóm giải pháp hướng tới sự thỏa hiệp và nhóm giải
pháp im lặng. Điều đó cho thấy xét về tổng thể thì phần lớn học sinh ít gây bạo lực với bạn
bè của mình trong những tình huống trên, tuy nhiên, việc sử dụng nhóm giảp pháp thương
thuyết hay im lặng, bỏ qua vẫn còn rất ít.
Xem xét cụ thể hơn, chúng ta thấy rằng những tình huống bị đánh giá, bị xúc phạm
về mặt nhân cách, phẩm chất thì học sinh sẽ có xu hướng gây bạo lực nhiều hơn so với các
tình huống bị đánh giá thấp về mặt ngoại hình, học tập, bị nghi ngờ…Đối với học sinh
THPT, lòng tự trọng của các em rất cao, các em không muốn bất cứ ai xúc phạm đến danh
dự của bản thân các em hoặc coi thường giá trị của các em trong mối quan hệ bạn bè.
3.3. Một số yếu tố tâm lý cá nhân ảnh hƣởng đến hành vi bạo lực học đƣờng của
học sinh THPT trên địa bàn nghiên cứu
3.3.1 Nhận thức
3.3.1.1. Nhận thức của học sinh THPT về các hình thức bạo lực học đƣờng
Nhằm tìm hiểu nhận thức của học sinh liên quan đến các hình thức, biểu hiện của hành vi
bạo lực học đường, chúng tôi đã đặt ra câu hỏi: “Theo bạn, những hành vi nào sau đây là hành vi
bạo lực, hành vi nào không phải là hành vi bạo lực?”. Điều đó được thể hiện qua biểu đồ sau:


0
20
40
60
80
100

120
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
Hành vi
Tỉ lệ %
Không phải là bạo lực
Là bạo lực

Biểu đồ 4: Nhận thức của học sinh THPT về các hình thức bạo lực học đường (%)

Qua biểu đồ, chúng ta cũng có thể nhận thấy rằng phần lớn các em học sinh đều cho rằng
hành vi từ số 1 đến số 6 không phải là hành vi bạo lực học đường. Cụ thể đối với hành vi “Gán
ghép bạn bè bằng những biệt hiệu xấu dẫn đến việc bạn bè xấu hổ, e ngại” có 92,9% học sinh
cho rằng đấy không phải là hành vi bạo lực học đường. Tỉ lệ% của item trên cao bởi vì các em
cho rằng việc gán ghép bạn bè bằng những việc làm xấu là việc làm “hết sức bình thường” mà ai
cũng đã từng trải qua. Do vậy, không thể coi là hành vi bạo lực. Các hành vi khác như : “Bịa ra
những tin đồn ác ý cho bạn bè” có tỉ lệ là 83,8%; “Nói xấu sau lưng bạn” 83,8%; “Chửi rủa bạn
bằng những ngôn từ xúc phạm” 67,2%; “Khiến bạn của bạn tin rằng sự xúc phạm như thế là
đúng” 74,2%; “Khai trừ, cô lập, tránh tiếp xúc với bạn một cách có chủ ý” 65,6%.
Vì cho rằng bạo lực là phải gây ra hậu quả về thể chất, phải gây đau đớn cho bạn bè bằng
những hành vi như đấm, đá, tát…hoặc đập phá tài sản của bạn, do vậy mà có 96,5% số em học
sinh cho rằng hành vi: “Đe dọa sử dụng hoặc thực tế đã sử dụng đồ vật, dụng cụ gì đó (roi, gậy,
ghế gộc, lưỡi lam, ống nước vạt nhọn…) để làm hại bạn” và hành vi “Đá, kéo lê, đánh đập bạn
tàn nhẫn” đều là hành vi bạo lực. Các hành vi khác như: “Đấm bạn bằng tay hoặc bằng vật gì đó”
có tỉ lệ 95,5% học sinh cho rằng đây là hành vi bạo lực ; “ Đẩy hoặc xô thứ gì vào bạn, kéo tóc
bạn” 92,4%; “Tát hoặc ném vật gì đó vào bạn, làm bạn tổn thương” 94,4%; “Chấn, cướp đồ
dùng (đồ dùng học tập, cặp sách, điện thoại…) của bạn” 94,4%.
Như vậy, phần đa các em đều đã nhận ra những hành vi bạo lực về mặt thể chất. Trong
khi đó, những hành vi thiên về bạo lực tinh thần lại ít được các em coi trọng và cho rằng đó là
những hành vi bình thường, không phải là hành vi bạo lực. Lí do là vì các em cho rằng các hành
vi này là phổ biến trong học sinh và khong gây hậu quả gì nghiêm trọng cho đối phương hoặc

hậu quả không thấy rõ bằng mắt thường.
3.1.1.2. Nhận thức về mục đích của hành vi bạo lực
Khi đề cập về mục đích của hành vi bạo lực, những em học sinh đã từng gây ra hành
vi bạo lực với bạn bè của mình chia sẻ: “Về việc đánh nhau thì em vẫn nghĩ là phải đánh để
lần sau các bạn ấy chừa, không dám đụng đến bọn em nữa” (Nam học sinh lớp 12) Ngoài
ra, nhiều bạn đánh nhau để…khẳng định bản thân mình, cho thấy rằng mình không thua kém
ai, mình là người chiến thắng hay để bảo vệ danh dự của bản thân mình: “Mình không đánh
nghĩa là thua nó, mà thua nó thì lần sau nó còn gây sự với mình nữa” (Nam học sinh lớp 11
A6). Không những từ phía chủ thể gây ra hành vi bạo lực, một số em học sinh ngoài cuộc
cũng có những cái nhìn, thái độ, lời nói có xu hướng ủng hộ quan điểm cho rằng những bạn
gây ra hành vi bạo lực là những kẻ mạnh, anh hùng.
Những nhận thức sai lầm, không phù hợp về ý nghĩa, vai trò của hành vi bạo lực cũng
là một trong số những lí do khiến cho các em gây ra các hành vi bạo lực về mặt thể chất, tinh
thần với bạn bè của mình.
3.1.1.3. Nhận thức về hậu quả của hành vi bạo lực
Kết quả phỏng vấn sâu cho thấy,nhiều em học sinh không hề nghĩ đến hậu quả của
hành vi bạo lực trước khi thực hiện hành vi bạo lực bởi theo các em, khi tức giận thì rất khó
để bình tĩnh và suy nghĩ : “Em không nghĩ nhiều đến hậu quả, lúc tức giận em không nghĩ
được gì hết” (Nam học sinh lớp 11 D2). Dù có thời gian để cân nhắc về hậu quả của hành vi
bạo lực do mình gây ra thì các em cũng nghĩ rằng việc gây ra hành vi bạo lực không ảnh
hưởng gì nhiều đến bản thân mình và không nghĩ rằng việc làm của mình gây ảnh hưởng đến
thể chất, tinh thần của đối phương. Một số học sinh cũng nghĩ đến việc bị kỉ luật, tuy nhiên,
các em không cảm thấy sợ vì các hình thức kỉ luật của nhà trường theo các em là nhẹ. Điều
này cho thấy, việc không nhận thức được một cách đầy đủ, tòan diện các hậu quả của hành vi
bạo lực thì các em học sinh sẽ không ngần ngại khi thực hiện hành vi bạo lực với bạn bè của
mình.
3.3.2. Các xu hƣớng hành vi khi xuất hiện cảm xúc tức giận và thất vọng
Trong phần lí luận về xúc cảm thì chúng ta cũng nhận thấy rằng, hai cảm xúc tiêu cực:
Tức giận, thất vọng có thể có ảnh hưởng, dẫn đến hành vi bạo lực của chủ thể. Nhằm tìm hiểu
thực trạng xu hướng hành vi của học sinh khi xuất hiện hai cảm xúc tiêu cực này chúng tôi đã

đưa ra câu hỏi để tìm hiểu xem mỗi khi tức giận hoặc thất vọng thì học sinh sẽ thực hiện việc làm
gì.
Qua kết quả khảo sát, chúng tôi đã thu được kết quả về các biểu hiện hành và mức độ
hành vi của học sinh THPT khi có cảm xúc tức giận xuất hiện như sau:


Biểu đồ 5: Các biểu hiện hành vi khi học sinh cảm thấy tức giận (tính theo điểm
trung bình)
Nhìn vào biểu đồ 5 chúng ta thấy rằng, khi cảm xúc tức giận xuất hiện thì xu hướng
hành vi xâm kích được học sinh lựa chọn nhiều hơn các xu hướng hành vi khác. Cụ thể hạng
mục xếp thứ hạng cao nhất là: “Chửi rủa” có điểm trung bình 3, 44 điểm, xếp bậc 1 trên
thang điểm trung bình, là hành vi được thực hiện rất thường xuyên mỗi khi học sinh tức giận.
Xếp ở bậc 2 (là thứ bậc mà các hành vi được thực hiện với mức độ thường xuyên) là các
mục: “Ném, đẩy, xô một thứ gì đó” 3,15 điểm; “Đánh, đấm, đá” 3,12 điểm; “Tát” 3,05 điểm.
“Chửi rủa” là giải pháp có vẻ như là an toàn cho các em vì không dùng vũ lực với các bạn
khác. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, chính hành vi chửi rủa này đã dẫn đến việc các em học
sinh sử dụng bạo lực với nhau. Xếp thứ bậc thấp nhất (bậc 4) là hai hạng mục: “Nghe nhạc
tại nhà, xem ti vi, xem phim, đọc truyện” có điểm trung bình là 1,55 điểm và “Ngồi một
mình và không làm gì cả” có điểm trung bình là 1,46 điểm, hai hạng mục này đều xếp thứ
bậc 4, đây là hành vi mà học sinh hiếm khi thực hiện nhất khi xuất hiện cảm xúc tức giận.
Đối với cảm xúc thất vọng, khi cảm xúc này xuất hiện thì xu hướng hành vi xâm kích
cũng được học sinh lựa chọn nhiều hơn các xu hướng hành vi khác. Cụ thể các mục xếp thứ
bậc cao là: “Chửi rủa” có điểm trung bình 3,12 điểm; “Ném, đẩy, xô một thứ gì đó” 3,01
điểm; “Đánh, đấm, đá” 2,98 điểm đều xếp bậc 2. Cũng như cảm xúc tức giận, khi cảm xúc
thất vọng xuất hiện thì xu hướng xâm kích cũng được lựa chọn để giải tỏa sự thất vọng thay
vì lựa chọn xu hướng chuyển di hay né tránh.
Tóm lại, khi xuất hiện cảm xúc tức giận hoặc thất vọng thì học sinh có xu hướng lựa
chọn xu hướng xâm kích nhiều hơn so xu hướng né tránh hoặc xu hướng chuyển di. Trong
trường hợp này, xu hướng xâm kích hướng các em tấn công sự vật xung quanh, tấn công
người khác bằng lời nói, hành động gây tổn thương tới đối phương về thể chất, tinh thần để

làm giảm hoặc thỏa mãn cảm xúc tức giận, thất vọng của mình.
3.4. Một số yếu tố xã hội ảnh hƣởng đến hành vi bạo lực học đƣờng của học sinh
THPT trên địa bàn nghiên cứu
3.4.1. Giáo dục gia đình
Nghiên cứu của chúng tôi đã đặt ra câu hỏi nhằm tìm hiểu về cách thức ứng xử của
gia đình khi học sinh làm hỏng việc, không vâng lời, kết quả thu được như sau:


Biểu đồ 7: Cách thức dạy bảo của bố mẹ khi học sinh làm hỏng việc, không vâng lời
(tính theo điểm trung bình)
Qua tìm hiểu về cách thức ứng xử của bố mẹ khi học sinh phạm lỗi đã cho thấy các
mục có điểm trung bình cao và xếp thứ bậc cao là “Chửi rủa, la mắng” có điểm trung bình là
3,08 điểm, xếp thứ bậc 2, là cách ứng xử được thể hiện thường xuyên. Các mục khác cũng
xếp thứ bậc 2 là: “Ví em như những con súc”" vật tầm thường (Ví dụ: Ngu như lợn, đồ
chó…)” 3,01 điểm; “Mắng là đồ ngốc, lười, kém cỏi” 2,90 điểm và “Dọa đánh, nhưng không
đánh” 2,85 điểm. Cách ứng xử bạo lực của người thân trong gia đình đã ảnh hưởng tới cách
ứng xử của các em học sinh đối với bạn bè của mình. Cụ thể là các em sẽ nhìn nhận bạo lực
là cách thức để giải quyết vấn đề, không ngần ngại khi sử dụng cách ứng xử bạo lực với bạn
bè.
3.4.2. Giáo dục nhà trƣờng
Trước tiên, việc quản lý học sinh của trường còn lỏng lẻo, chưa chặt chẽ. Việc điều
tra, phát hiện, xử lí các hành vi bạo lực học đường thực hiện không nghiêm túc và chưa
nghiêm minh. Vì là trường chuẩn quốc gia cho nên những hiện tượng xấu trong trường như
học sinh đánh nhau, đánh cờ bạc thường chỉ được giáo viên, ban giám hiệu trường giải
quyết nhanh gọn, giảm nhẹ hình thức trách phạt để không để ảnh hưởng đến uy tín, thành
tích của trường. Bên cạnh đó, vì “nghĩ cho tương lai” của các em học sinh nên nhà trường đã
có cách ứng xử chưa nghiêm minh với các trường hợp các em học sinh có hành vi bạo lực
học đường.
Tóm lại, trong môi trường nhà trường, cách thức quản lý học sinh lỏng lẻo, xử phạt
nhẹ, xử phạt không công bằng các trường hợp học sinh vi phạm kỉ luật nói chung, những học

sinh có hành vi bạo lực học đường nói riêng đã khiến cho học sinh không sợ các hình thức kỉ
luật của nhà trường.
3.4.3. Mối quan hệ bạn bè
Kết quả điều tra của chúng tôi cũng cho thấy rằng nhóm bạn có ảnh hưởng rất quan
trọng lên nhận thức, hành vi bạo lực của học sinh. Dưới áp lực hoặc tác động của nhóm bạn
hoặc bạn bè thân quen, học sinh không nhận thức được vấn đề của mình là sai trái, thậm chí
còn có em cho rằng lời nói của bạn cũng là của mình, mong muốn của bạn cũng là của mình,
chỉ cần bạn nhờ là thực hiện, dù hành động đó là tốt hay xấu vì như vậy mới là bạn bè, mới
thể hiện rằng bạn bè là phải biết vì nhau. Nhóm bạn cũng có khi tạo ra tác động rất tiêu cực
đến thành viên của nhóm khác bằng cách dùng hành động để ruồng bỏ, làm xấu hổ thậm chí
hành hạ học sinh khác về mặt thể chất và tinh thần. Ảnh hưởng của mối quan hệ bạn bè trong
tình huống này có tác động tiêu cực đến sự phát triển nhân cách của các em học sinh, biến
các em từ người bị bạo lực thành người gây hành vi bạo lực đối với người khác.
3.4.4. Hoạt động vui chơi giải trí mà học sinh tham gia
Bên cạnh những hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh như đọc sách, chơi cầu lông,
đá bóng, bơi lội, Aerbobic thì có những hoạt động vui chơi giải trí không lành mạnh khác mà
học sinh cũng tham gia như chơi game, đánh bài, đua xe. Đây là mảnh đất thuận lợi để các
lệch chuẩn xã hội nảy sinh, phổ biến trong học sinh là những lệch chuẩn trong ứng xử và
hành vi, đó là sự vô kỉ luật trong học tập cũng như trong lối sống, sự tha hóa về nhân cách :
Bỏ tiết, trốn học,cướp giật đồ, trộm cắp
3.5. Tác động qua tham vấn tâm lý
Mục đích tác động là nhằm giúp học sinh thay đổi quan niệm, nhận thức về các hình thức
của hành vi bạo lực học đường, ý nghĩa của hành vi bạo lực, hậu quả của hành vi bạo lực. Đồng
thời, hình thành những suy nghĩ, hành vi tích cực cho học sinh mỗi khi xuất hiện cảm xúc tiêu
cực trong mối quan hệ với bạn bè và những người xung quanh (thầy/ cô
Chúng tôi tiến hành phương pháp tác động qua tham vấn tâm lý thông qua ba biện pháp:
Thứ nhất là nâng cao nhận thức, thái độ của học sinh về hành vi bạo lực học đường. Thứ hai là
nâng cao nhận thức của học sinh về các tình huống có khuynh hướng sử dụng bạo lực với bạn bè.
Và cuối cùng là hình thành kĩ năng kiềm chế nóng giận, kĩ năng thương thuyết, từ bỏ thói quen
sử dụng bạo lực khi xuất hiện cảm xúc tiêu cực.

Kết quả tác động qua tham vấn tâm lý trên hai trường hợp cho thấy rằng có thể làm giảm
hành vi bạo lực học đường ở học sinh THPT thông qua biện pháp tham vấn tâm lý.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
- Những cảm xúc tiêu cực như tức giận, thất vọng có liên quan rất lớn đến hành vi bạo
lực học đường của học sinh THPT, khi những cảm xúc này xuất hiện thì xu hướng gây ra hành vi
bạo lực ở học sinh là rất lớn. Những tình huống học sinh sẽ xuất hiện cảm xúc tức giận, thất vọng
và gây nên hành vi bạo lực là khi học sinh bị đánh giá, xúc phạm về nhân phẩm, danh dự, trong
khi đó, các hành vi đáp trả như im lặng, bỏ qua hay thương thuyết sẽ được học sinh lựa chọn
trong những tình huống học sinh bị đánh giá về vẻ bề ngoài, ngoại hình.
- Các yếu tố có liên quan đến hành vi bạo lực học đường của học sinh THPT: Các yếu tố
thuộc thuộc về cá nhân như nhận thức của các em học sinh về hành vi bạo lực, mục đích, hậu quả
của hành vi bạo lực; Yếu tố xúc cảm (cảm xúc tức giận, thất vọng) có ảnh hưởng đến hành vi bạo
lực học đường của học sinh THPT. Bên cạnh yếu tố tâm lý cá nhân, các yếu tố tâm lý xã hội:
Giáo dục gia đình, giáo dục nhà trường, mối qua hệ bạn bè, hoạt động vui chơi, giải trí mà học
sinh tham gia cũng có mối liên quan chặt chẽ với hành vi bạo lực học đường của học sinh THPT.
- Có thể làm giảm hành vi bạo lực học đường ở học sinh THPT thông qua biện pháp
tham vấn tâm lý.
Từ những vấn đề trên, đề tài cũng đưa ra một số khuyến nghị trước mắt nhằm hạn chế và
đi đến xóa bỏ tình trạng bạo lực học đường của học sinh THPT.
2. Kiến nghị một số biện pháp
Từ kết quả nghiên cứu trên đây, để có thể giảm thiểu, ngăn chặn tình trạng bạo lực học
đường, góp phần nâng cao đời sống tâm lý của học sinh THPT, chúng tôi đưa ra những kiến nghị
sau:
- Về phía học sinh:
Học sinh cần nâng cao nhận thức về khái niệm, hình thức, hậu quả của hành vi bạo lực
học. Đồng thời, trang bị những kĩ năng cần thiết như kĩ năng kiềm chế nóng giận, kĩ năng thương
thuyết… và có cách ứng xử phù hợp với bản thân và bạn bè trước những tình huống có thể dẫn
tới hành vi bạo lực.

-Về phía nhà trường:
Trước hết, sự gần gũi của các thầy cô chủ nhiệm, các thầy cô bộ môn với học trò, trò
chuyện, tâm tình với các em như những người bạn là một cách để thầy cô có thể hiểu được suy
nghĩ, mong muốn của học trò, từ đó, có cách ứng xử phù hợp thay vì chỉ giáo dục theo phương
pháp áp đặt, một chiều.
Nhà trường cũng cần chú ý, quan tâm hơn đến việc rèn luyện đạo đức, lối sống cho học
sinh, giáo dục về mặt kiến thức liên quan đến hành vi bạo lực học đường, nguyên nhân, biểu
hiện, hậu quả… Việc làm này có thể thông qua các bộ môn như giáo dục công dân, đưa môn kĩ
năng sống vào giảng dạy trong trường học để trang bị cho các em các kĩ năng mềm như kĩ năng
giao tiếp, kiềm chế nóng giận, kĩ năng thương thuyết…
Bên cạnh đó, nhà trường cũng có thể thành lập và duy trì hoạt động của phòng tư vấn,
tham vấn tâm lý học đường để giúp đỡ, hỗ trợ các em học sinh giải quyết những khó khăn,
vướng mắc trong học tập, trong các mối quan hệ xã hội…
Ngoài ra, nhà trường cũng cần thay đổi, điều chỉnh các chính sách, nguyên tắc làm việc
trong việc phát hiện và xử lí các trường hợp học sinh vi phạm kỉ luật nói chung, có hành vi bạo
lực học đường nói riêng.
- Về phía gia đình:
Gia đình cần tạo nên bầu không khí lành mạnh, không bạo lực, sử dụng kĩ năng thương
thuyết trong mọi vấn đề của cuộc sống gia đình để các em học tập được mẫu hành vi ứng xử tốt.
Bên cạnh đó, các bậc cha mẹ cũng cần quan tâm tới đời sống của con cái, gần gũi, lắng
nghe, chia sẻ, tôn trọng con, trở thành người bạn đồng hành của con để có thể hiểu được suy
nghĩ, mong muốn của con cái. Từ đó, bố mẹ có thể đưa ra ứng xử phù hợp dựa trên sự hiểu biết
tâm lý, đời sống của con mình.
Bố mẹ cần có sự quan tâm sâu sát hơn, cần thường xuyên liên lạc, trao đổi trực tiếp hoặc
gián tiếp với các lực lượng giáo dục này nhằm nắm bắt được tình hình học tập của con, những
khó khăn ở nhà trường mà con cái đang gặp phải để từ đó, phối hợp cùng nhà trường có định
hướng giáo dục phù hợp, hỗ trợ con vượt qua khó khăn trong học tập, khó khăn trong mối quan
hệ bạn bè.
- Về phía xã hội:
Các phương tiện truyền thông đại chúng cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến về vấn đề

bạo lực học đường. Góp phần định hướng cho người dân nói chung, học sinh THPT nói riêng có
nhận thức, hành vi đúng đắn trước vấn nạn bạo lực học đường, tham gia tích cực vào việc giảm
thiểu vấn đề bạo lực học đường.
Tất nhiên, sự phối hợp đồng bộ của các yếu tố nêu trên sẽ là yếu tố cần thiết để giảm
thiểu được vấn đề bạo lực học đường một cách có hiệu quả.


References
Tài liệu tiếng việt
1. Dương Thị Diệu Hoa (Chủ biên), Nguyễn Ánh Tuyết, Nguyễn Kế Hào, Phan Trọng
Ngọ, Đỗ Thị Hạnh Phúc, Giáo trình Tâm lý học phát triển, Nxb ĐH Sư phạm.
2. Đỗ Hạnh Nga (2005), Xung đột tâm lý giữa cha mẹ và con lứa tuổi học sinh trung học
cơ sở về nhu cầu độc lập, Hà Nội, tr. 73-75.
3. Hoàng Bá Thịnh (08/2009), Bạo lực học đường: một vấn đề xã hội hiện nay, Hội
thảo “Nhu cầu, định hướng đào tạo tâm lí học đường tại Việt Nam”, Hội thảo Khoa
học quốc tế, Hà Nội , tr.16 – 27.
4. Hoàng Linh (biên soạn), Tư vấn tâm lý thanh thiếu niên, Nxb ĐH Quốc gia Hà Nội.
5. Hoàng Phê (1997)– Từ điển tiếng Việt, Viện ngôn ngữ học.
6. Lê Thị Ngọc Quý (2002), “Quan niệm và biểu hiện tình bạn của học sinh THPT hiện
nay”, Luận văn thạc sỹ Tâm lý học.
7. Lê Văn Hồng (1998), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sự phạm, Nxb Giáo dục.
8. Mã Ngọc Thể (1998), Ảnh hưởng của nhóm bạn không chính thức đến hành vi phạm
pháp của trẻ, tạp chí tâm lý học số 4, tr. 22- 26.
9. Nguyễn Khắc Viện (1999) – Tâm lý gia đình, Nxb Thanh Niên.
10. Nguyễn Khắc Viện (1995)– Từ điểm Tâm lý học, Nxb Thế Giới, Hà Nội, tr.91, tr.138.
11. Nguyễn Thị Hồng Thúy (2008), Ảnh hưởng của một số yếu tố tâm lý đến rối loạn lo
âu của trẻ em, Luận văn thạc sỹ, Hà Nội.
12. Nguyễn Thành Ly (1998), “Tìm hiểu một số đặc điểm về tình bạn thân thiết của học
sinh THPT”, khóa luận tốt nghiệp.
13. Nguyễn Quang Uẩn (2009), Tâm lý học đại cương, Nxb Đại học Sư Phạm.

14. Nguyễn Văn Siêm (2007), Tâm bệnh học trẻ em và thanh thiếu niên, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội.
15. Phạm Kiều Quy, khoa Xã hội học - Bạo lực trong gia đình từ phía người chồng đối
với người vợ (nghiên cứu khoa học).
16. Phạm Minh Hạc (1998), Tâm lí học - Tập 1, NXB Giáo dục Hà Nội, tr. 95, tr. 117.
17. Phạm Minh Hạc (Chủ biên) (1998), Tâm lý học xã hội (Những vấn đề lý luận), Nxb
Giáo dục.
18. Nguyễn Văn Lượt (11/2009), Bạo lực học đường: nguyên nhân và một số biện pháp
hạn chế, Hội thảo khoa học toàn quốc: Nhà trường Việt Nam trong một nền giáo dục
tiên tiến, mang đậm bản sắc dân tộc, TP. Hồ Chí Minh, tr. 9 - 20
19. Trần Hiệp (1996), Tâm lý học xã hội (Những vấn đề lý luận), Nxb Khoa học xã hội,
Hà Nội.
20. Trần Thị Minh Đức (2010), Hành vi gây hấn phân tích từ góc độ Tâm lý học xã hội,
Nxb ĐH Quốc Gia Hà Nội.
21. Trần Thị Minh Đức, Hành vi gây hấn của học sinh phổ thông trung học, Năm 2008-
2010, Trung tâm hỗ trợ nghiên cứu Châu Á và Quỹ cao học Hàn Quốc, ĐHQGHN,
chủ trì đề tài.
22. Đặng Hoàng Minh, Trần Thành Nam (2011), Hành vi bạo lực ở thanh thiếu niên –
con đường hình thành và cách tiếp cận đánh giá, Tạp chí Tâm lý học số 12, tr. 22 –
26.
23. Phan Mai Hương (08/2009) , Viện Tâm lý học, “Thực trạng bạo lực học đường hiện
nay ”, Hội thảo “Nhu cầu, định hướng đào tạo tâm lí học đường tại Việt Nam”, kỷ
yếu hội thảo khoa học quốc tế, Hà nội, tr. 28 - 33
24. Văn Thị Kim Cúc (2003), Những tổn thương tâm lý của thiếu niên do bố mẹ li hôn,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 97- 98.
25. Vũ Mạnh Lợi - Bạo lực trên cơ sở giới: Trường hợp Việt Nam .
26. Viện Ngôn ngữ, Từ điển Tiếng Việt, Nxb Hồng Đức.
27. Vũ Dũng, Từ điển Tâm lý học (2000), Nxb Khoa học xã hội, tr. 322 – 325.
28. Vũ thị Nho (2000)– Tâm lý học phát triển, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, tr.133-134,
tr. 116, tr.256.

29. Vũ Thị Thu Trang (2003), “Những yếu tố tâm lý dẫn đến hành vi bạo lực của người
chồng đối với người vợ trong các gia đình ở thành phố Hải Dương, Khóa luận tốt
nghiệp”.
30. Carroll E.Lzard (1992), Những cảm xúc người, Nxb Giáo dục.
31. Fischer, Những khái niệm cơ bản của tâm lý học xã hội, Nxb Thế giới.
32. LX Côn, Tâm lý thanh niên, NxbTrẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.
33. P.M. Iacopxơn (1997), Đời sống tình cảm của học sinh, Nxb Giáo dục.
34. P.M. Lacopxơn (1997), Đời sống tình cảm của học sinh, Nxb Giáo dục.
Website
35.
36. .
37. .
38. .
39. .
40. .
41. .
42. .
43. .

×