Tải bản đầy đủ (.pdf) (170 trang)

Lược sử phát triển của hóa chất bảo vệ thực vật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (881.66 KB, 170 trang )

LƯC SỬ PHÁT TRIỂN CỦA HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT
I. THỜI KỲ XA XƯA
Từ thời cổ đại TBVTV đã được sử dụng ít nhiều. Sách Ebers Papyrus, được viết
vào khoảng 1550 B.C. có liệt kê các cách thức chế tạo thuốc để đuổi bọ chét ra
khỏi nhà. Tài liệu cổ nhất về lưu huỳnh là của Homer (khoảng 1000 B.C.) viết
rằng Odyssey đốt lưu huỳnh"...để làm sạch đại sảnh phòng và cung đình..."
(Odyssey XXII, 492-494). Pliny the Elder (23-79 A.D.) ghi vào sách lòch sử tự
nhiên của ông nhiều câu chuyện về dùng thuốc sát trùng trong 3 đến 4 thế kỷ
trước đó. Nhà y học người Hy Lạp Dioscorides (40-90 A.D.) đã biết về tính độc
của lưu huỳnh và thạch tín. Đã có những tài liệu cho thấy rằng vào khoảng 900
A.D. người Trung Quốc dùng arsenic sulfides để trừ côn trùng trong vườn. Hai
loài cây Veratum album và V.nigrum (cây lê lư) đã được người La Mã dùng làm
thuốc trừ loài gậm nhấm. Vào 1669, tài liệu đầu tiên về arsenic ở phương Tây
là tài liệu về cách dùng arsenic trộn với mật để bẫy diệt kiến. Vào cuối thế kỷ
17 đã có cách dùng thuốc lá làm thuốc tiếp xúc trừ chí rận. Các hợp chất đồng
được biết đến từ 1807 dùng để trò nấm và dung dòch Bordeaux (gồm vôi ngậm
nước và sulfat đồng) được dùng đầu tiên ở pháp vào 1883. Acid hydrocyanic
được người Hy Lạp và La Mã dùng làm chất độc. Năm 1877 chất này được
dùng xông hơi để tiêu diệt dòch hại phá các bộ sưu tập côn trùng trong nhà bảo
tàng. CS2 đã được dùng làm chất xông hơi để diệt côn trùng vào năm 1854.
Cho đến năm 1930 phần lớn thuốc trừ dòch hại có nguồn gốc tự nhiên hoặc là
các hợp chất vô cơ. Các chấât gốc arsenic được dùng phổ biến bất kể tính đôïc
hại của nó.
Mặc dù việc sử dụng thuốc trừ sâu gốc arsenic trong nông nghiệp giảm dần đi
khi các thuốc trừ sâu loại mới xuất hiện, việc dùng các thuốc diệt cỏ gốc
arsenic vẫn còn tiếp diễn.
Đầu thế kỷ 19 (1802) đã có những đề nghò đầu tiên về việc dùng lưu huỳnh để
trừ bệnh. Vào khoảng năm 1850 người ta biết đến tính chất xông hơi của lưu
huỳnh. Mãi đến năm 1903, 95% lưu huỳnh dùng trên thế giới được lấy từ đảo
Sicily. Mặc dù có sự xuất hiện thuốc diệt nấm lưu huỳnh hữu cơ như: captan,
maneb và những chất khác vào những năm cuối của thập niên 1950 chúng vẫn


có khuyết điểm do có độc tính vì vậy lưu huỳnh vô cơ vẫn còn là thuốc diệt
nấm quan trọng. Ưu thế chính của lưu hỳnh là chúng ít độc với người, động vật
hoang dã và môi trường.

DOWNLOAD» WWW.AGRIVIET.COM


Nicotine được dùng rộng rãi để diệt côn trùng khắp nơi trên thế giới, rotenone
cũng vậy, chất này được dùng để thuốc cá ở Nam Mỹ từ năm 1725. HgCl2
được sử dụng rộng rãi làm thuốc trừ nấm kể từ 1891 và dần dần bò thay thế
bởi các hợp chất thủy ngân phenyl (1915), thủy ngân alkyloxyalkyl (vào những
năm 1920) và thủy ngân anlyl (vào những năm 1940). Các hợp chất thủy ngân
hữu cơ đã gây ra tai họa nhiễm độc chết người ở Iraq năm 1971-1972 do người
ăn bánh mì làm từ các hạt ngũ cốc xử lý thuốc. Khoảng 5000 người lâm nạn
trong biến cố này. Rất nhiều nhiễm độc liên tục do mắt phải thủy ngân hữu cơ
đã khiến loại thuốc này bò hạn chế sử dụng dần dần.
Thuốc diệt côn trùng tổng hợp đầu tiên được đem sử dụng rộng rãi là các hợïp
chất dinitro và thiocyanates vào đầu những năm 1930. Từ đó, nhiều khám phá
quan trọng đã diễn ra và đưa đến sự phát triển ồ ạt của các loại thuốc trừ dòch
hại tổng hợp mới bao gồm DDT, các lân hữu cơ và pyrethroids
II. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC THUỐC SÁT TRÙNG MỚI
Thời kỳ từ 1935 đến 1950 là thời kỳ phát triển của DDT và các thuốc sát trùng
gốc clo khác. Mặc dù đã được Zeidler tổng hợp trước tiên vào năm 1874, mãi
đến năm 1939 DDT (Dichloro Diphennyl Trichloroethane) mới được Paul
Muller chứng minh là có tác dụng độc tiếp xúc diệt ruồi muỗi và các côn trùng
khác. Năm 1940 khám phá này được cấp bằng sáng chế và đến năm 1942 chế
phẩm đã được thương mại hóa dưới tên Gerasol và Neocid và nhiều tên khác.
Vào năm 1948 ông Muller được nhận giải Nobel Y học về khám phá này.
Trong suốt thế chiến thứ II giá trò thực tiễn của DDT đã được chứng minh vì nó
giúp chận đứng thành công dòch sốt phát ban trầm trọng ở Naples. Bệnh này do

chấy rận ký sinh trên cơ thể truyền đi, Tẩm bột DDT vào áo quần của 1,3 triệu
người đã khống chế hoàn toàn cơn dòch. Sau đó DDT đã được dùng mộït cách
thành công vào các chương trình diệt trừ sốt rét. Trong suốt nửa thế kỷ này, có
khoảng 300 triệu người bò bệnh sốt rét mỗi năm trong số đó có 3 triệu người
chết.
Trước khi có DDT hầu hết những nỗ lực diệt trừ sốt rét đều không thành công.
Một ví dụ về sự thành công của DDT là ở tỉnh Latina (Ý) có 50-60 trường hợp
bênh sốt rét trên mỗi ngàn dân cư vào năm 1944. Con số này giảm đến zero
vào năm 1949 sau khi khởi động chiến dòch phun DDT vào năm 1945. Sức sản
xuất DDT ở Mỹ đã lên đến cao điểm vào những năm đầu thập niên 1960 và
sau đó giảm xuống dần. Năm 1962, Rachel Carson xuất bản cuốn sách Mùa
Xuân Câm Lặng (Silent Spring), chỉ trích hóa chất đã gây ô nhiễm môi trường,
đặc biệt nhấn mạnh vào sự tích lũy sinh học của DDT và ảnh hưởng của thuốc
trên sự sinh sản của chim. Cuốn sách này đã thúc đẩy chính phủ Liên bang Mỹ

DOWNLOAD» WWW.AGRIVIET.COM


đề ra các biện pháp chống lại sựï ô nhiễm nước và không khí cũng như chống
một số thuốc sát trùng có tính bền bó. Do đó, việc sản xuất và bán DDT đã bò
cấm ở Thụy điển năm 1970 và ở Mỹ năm 1973. Thò trường thế giới về các
thuốc hydrocarbon clo hóa vẫn duy trì trong khoảng 10 năm tiếp theo sau đó
chủ yếu bởi vì DDT vẫn còn cần dùng ở nhiều vùng trên thế giới để trừ các côn
trùng môi giới truyền bệnh sốt rét.
Bảng 1
Năm

Lòch sử phát triển của thuốc trừ dòch hại
Loại thuốc


1000BC
900 BC
1763
1800
1848
1939
1940-1950
1944

Người Hy Lạp dùng lưu huỳnh.
Người Trung Quốc dùng các chất thạch tín
Dùng nicotine trong thuốc lá thô để diệt côn trùng.
Lần đầu tiên dùng pyrethrin ở châu Á
Lần dầu tiên dùng các chất rotenoids
P. Muller khám phá tính chất sát trùng của DDT
Phát triển thuốc sát trùng clo hữu cơ (aldrin, dieldrin...)
G. Schrader tổng hợp parathion

1950
1963

Phát triển các thuốc carbamate
Schering A.G. tổng hợp chất Chlordimeform, chất đầu
tiên trong nhóm thuốc sát trùng formamidine
Phát triển các thuốc pyrethroids đời mới.

1970

Cùng với DDT các thuốc sát trùng hydrocarbon clo hóa cũng đã được phát triển
trong cùng thời kỳ. Chất đầu tiên là hexachlorocyclohexan (còn gọi là benzen

hexachloride, BHC) được Faraday tổng hợp năm 1825 nhưng tính sát trùng của
nó không được phát hiện trong suốt hơn 100 năm sau đó. Vào những năm đầu
của thập niên 1940, các nhà khoa học ở Anh và Pháp tìm ra chất đồng phân
gamma của BHC, thường được gọi là Lindane có tính sát trùng mạnh và sản
xuất đưa vào thò trường. Các thuốc sát trùng hydrocarbon clo hóa có dạng
cyclodien bắt đầu đưa vào thò trường vào những năm giữa thập kỷ 1940. Các
tính chất diệt côn trùng của chlordane được mô tả vào những năm 1945, vào
năm 1948 heptachlor được đưa vào sủ dụng trong nông nghiệp và trong vòng
năm năm sau đó dieldrin và aldrin cũng được đưa vào thò trường.
Tại Mỹ, thò phần DDT đã bò thay thế bởi các hợp chất lân hữu cơ bao gồm phần
lớn các thuốc sát trùng đang dùng hiện nay. Vào năm 1931, Willy Lange ở
Viện Đại học Berlin tổng hợp một số chất chứa nối P-P. Trong khi tổng hợp
dimethyl và dimethyl phosphofluoridate, ông và sinh viên là G. Von Kreuger,

DOWNLOAD» WWW.AGRIVIET.COM


phát hiện thấy hiệu ứng độc hại của thể hơi chất này lên chính họ. Họ đã viết
lại như sau:”... Thể hơi của các hợp chất này có một mùi thơm mạnh, dễ chòu,
nhưng sau khi hít phải chỉ vài phút, phần yết hầu nghe bò ép nặng nề và không
thở được. Thế rồi, ý thức bắt đầu rối loạn, chóng mặt và mắt đau buốt vì trở
nên quá nhạy với ánh sáng. Sau nhiều giờ triệu chứng mới giảm bớt ... Chỉ cần
một lượng nhỏ đủ để tạo ra triệu chứng kể trên...” Lange hoàn toàn biết về khả
năng dùng các hợp chất lân hữu cơ để làm thuốc sát trùng nhưng ông ta sau đó
đã rời nước Đức và không tiếp tục hoạt động trong lãnh vực này. Bỡi vậy,
Gerhard Scharader được xem như là cha đẻ của các loại thuốc sát trùng lân hữu
cơ. ng là một nhà hoá học tại I.G. Farbenindustrie (Bây giờ là Bayer A.G.).
Vào những năm giữa của thập niên 1930 tại Đức tất cả tài nguyên đều được sử
dụng vào việc xây dựng các dự án quốc phòng, hạn chế tối đa các nhập cảng
không cần thiết, trong đó có nicotine và rotenone, vốn là những chất cần thiết

để bảo vệ cây trồng. Trong khi tổng hợp các hợp chất fluorine và lưu huỳnh
hữu cơ, vào một ngày tháng 12 năm 1936, Schrader ghi lại rằng:” ... khi tôi đi
trên đường về nhà, thò lực tôi hơi bò giảm, mãi đến ngày hôm sau thò lực mới
trở lại bình thường và tôi mới làm việc lại được, rõ ràng là thò lực bò rối loạn do
một chất mới tổng hợp được”. Về sau ông đã phân lập được chất này nhưng nó
quá độc đối với động vật máu nóng nên không thể dùng trong nông nghiệp.
Vào những năm đầu của thập niên 1940, Schrader và các đồng nghiệp đã tìm ra
một phương pháp đơn giản để tôûng hợp một ester đặc trưng của acid
pyrophosphoric (tetraethylpyrophosphate; TEPP) và chất này được thương mại
hóa vào năm 1944 dưới tên thương mại là Bladan. Rất thú vò là một nhà hóa
học Pháp tên là de Clermont đã tổng hợp được cùng một chất và đã cùng ghi
lại là ông đã thoát nạn khi thử mùi vò của thuốc.
Tuy nhiên, cũng đã hơn 100 năm trôi qua trước khi khám phá ra được tính độc
tiếp xúc của thuốc đối với côn trùng. Bởi vì Bladan không đủ bền vững trong
dung dòch lỏng, sau đó người ta đã tổng hợp ra các hợp chất hữu cơ mới. Cho
đến lúc kết thúc chiến tranh Schrader đã tổng hợp được 7000 chất lân hữu cơ.
Vào năm 1944, một chất mới được tổng hợp (mã hiệu là E 605) có hoạt tính
diệt côn trùng và độ bền vững cao. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phương
pháp tổng hợp chất này đã bò lực lượng đồng minh chiếm lấy; sau đó chất E
605 được đưa vào thò trường nông dược dưới tên thương mại là Parathion, sau
đó trở thành thuôùc sát trùng thông dụng nhất trong nhóm lân hữu cơ. Trong
khoảng những năm đó đã tổng hợp được những chất độc hơn như Sarin, Sorman
và Tabun dùng trong chiến tranh và chính phủ Đức giữ bí mật rất kỹ. Năm 1946
Mc Combie và Saunder lần đầu tiên tổng hợp được chất organophotphate
diisopropyl phosphorofluoridate (DEP).

DOWNLOAD» WWW.AGRIVIET.COM


Cùng với việc tổng hợp các chất, người ta đã khám phá ra cơ chế gây độc của

lân hữu cơ, đó là sự ức chế men acetylcholinesterase. Các nhà khoa học Đức
đã tìm ra hiệu ứng parasympatomimetic của các chất lân hữu cơ và tìm thấy
rằng atropin có thể dùng để giải độc. Những hiểu biết về hiệu ứng và cơ chế
của chất physostigmine chắc chắn đã tạo tiền đề thuận lợi cho khám phá này.
Chất physostigmine là mộït alkaloid được Jobst và Hesse ở Anh ly trích từ hạt
cây đậu Calabar vào năm 1864. Cây đậu này có tên khoa học là Physostigma
venenosum, là một loài cây lâu năm mọc ở vùng nhiệt đới Tây Phi , vốn từ lâu
được xem như một chất độc thử tội trong các cuộc lễ phù thủy. Hoạt tính co
đồng tử của chất này và tính đối kháng với atropin đã được phát hiện sớm vào
năm 1863. Vào năm 1926 Loewi và Nevratil đã tìm thấy cách tác động ức chế
men acetylcholine. Trên nền tảng này vào năm 1939 Gros đã sớm đề ra được
cơ chế tác động của các chất lân hữu cơ. Vào năm 1949 Du Bois đã khẳng đònh
rằng độc tính của parathion là do sự ức chế men cholineterase.
Các khám phá quan trọng khác trong lòch sử các chất lân hữu cơ là việc khám
phá sự tái hoạt hóa và già cỗi của những men cholinesterase phosphoryl hóa.
Vào những năm giữa của thập niên 1950 Wilson đã tìm thấy rằng chất oximes
có thể tái hoạt hoá acetylcholinesterase sau khi nó đã bò chất lân hữu cơ ức
chế. Hobbiger khám phá ra rằng tính tái hoạt hóa của oxime bò giảm theo thời
gian, đó là sự kiệïn các men phsphoryl hóa già cỗi không thể phục tráng bằng
oximes và như vậy phần nào ảnh hưởng tới lý thuyết nhiễm độc do lân hữu cơ.
Kể từ năm 1930 người ta đã biết rằng một số chất lân hữu cơ có khả năng gây
ra bệnh thiểu năng đa thần kinh khi có hơn 10 000 người ở Mỹ nhiễm độc bởi
cresyl phosphate được sử dụng để chiết trích củ gừng để làm trong rượu chưng
cất. Cơ chế liên quan đến hiệu ứng đặc biệt này của các lân hữu cơ đã được
nghiên cứu một cách có hệ thống chỉ trong thập niên qua, và không do sự ức
chế của cholinesterase. Khái niệm về sự chuyển hóa biến dưỡng của lân hữu
cơ thành chất ức chế cholinesterase mang hoạt tính và tiềm năng tăng tính độc
của chúng do các hoá chất hoặc nông dược khác là hai khám phá chủ yếu khác
trong lónh vực này vào thập niên 1950.
Măc dù có những nghiên cứu về physostigmine, các carbamate chỉ được đưa

vào làm thuốc diệt côn trùng vào những năm cuối thậïp niên 1940 và trong thập
niên 1950. Loại chất carbamate đầu tiên được đưa vào sử dụng rộng rãi nhất ở
Mỹ là carbaryl do công ty Union Carbide sản xuất năm 1953.
Bảng 2: Một số sự kiện liên quan đến tính độc do hóa chất trừ dòch hại
gây ra.

DOWNLOAD» WWW.AGRIVIET.COM


Năm
1930
phosphate gây ra
1962
1970-1973
Mỹ cấm sử
1971-1972
1976
trong
1977
nó trên cơ
1984
20.000 người
1986

Biến cố
Chứng bại liệt “Ginger Jake” ở Mỹ do chất cresyl
Rachel Carson xuất bản cuốn “Mùa Xuân Câm Lặng”
Vì ảnh hưởng lên môi trường, DDT đã bò Thụy Điển và
dụng
Ngộ độc thuốc trừ nấm alkyl thủy ngân ở Iraq

Người phun thuốc ở Pakistan bò ngộ độc do các tạp chất
malathion
Giới hạn sử dụng dibromochloropropane do độc tính của
quan sinh dục nam giới.
Ngộ độc carbaryl ở Bhopal, n Độ gây chết khoảng
và hơn 100,000 bò nhiễm độc
Tràn 100 tấn thuốc sát trùng vào sông Rhine

Nhóm thuốc sát trùng quan trọng được khám phá gần đây nhất là các
pyrethroid tổng hợp. Các hợp chất này dẫn xuất từ phân tử ly trích được trong
hoa cây thúy cúc. Loại hoa này được dân trong các bộ tộïc vùng Caucase và
Persia sử dụng từ 1800 để trừ chấy rận cơ thể. Hoa thúy cúc được sản xuất hàng
hóa lần đầu tiên ở Armenia vào năm 1828. Nam Tư khởi sự sản xuất vào năm
1840 và tập trung sản xuất cho đến thế chiến thứ nhất, sau đó hoa được trồng ở
Nhật và Đông Phi. Chất trích từ thúy cúc chứa 6 ester có quan hệ gần gũi với
nhau và đều có tính sát trùng được gọi chung là pyrethrin, cấu trúc của chúng
được biết rõ vào khoảng 1910-1924. Trong thời gian này hàng trăm chất
pyrethroids đã được tổng hợp và chất đầu tiên được thương mạïi hóa là allethrin.
Sau khi allethrin được thương mại hóa chỉ có một vài loại pyrethroids được tiếp
tục khám phá. Mãi đến năm 1966 Công ty hóa chất Sumitomo Nhật Bản và
phòng thí nghiệm Michael Elliot (Trạm thí nghiệïm Rothamsted tại Harpenden ở
Anh) mang lại những bước phát triển mới về pyrethroids. Một số pyrethroids
dùng sát trùng thông dụng nhất là Permethrin, Cypermethrin và Fenvalerate,
đều được tổng hợp vào những năm trong thập niên 1970, bỡi vì chúng ít độc cho
loài có vú và ít bền vững trong môi trường, trong những năm tới mức sử dụng
loại này sẽ gia tăng.
Trong những thập niên qua, TBVTV hóa học đã được phát triển mạnh mẽ. Dân
số đòa cầu gia tăng nhanh chóng làm tăng nhanh nhu cầu về thực phẩm và các

DOWNLOAD» WWW.AGRIVIET.COM



loại nông sản khác. Do vậïy, Bảo vệ Thực vật trở thành một lãnh vực trọng tâm
của các nhà làm luật và nhà khoa học.
Ngoài nổ lực để phát triển các loại thuốc trừ dòch hại có thể thắng được tính
chống chòu của các đối tượng gây hại, nhiều nghiên cứu cũng đã được tiến hành
để tìm ra các chất thay thế thuốc trừ dòch hại hóa học. Vì hiện nay công chúng
hiểu rõ về mối hiểm họa đi liền với các hóa chất trừ dòch hại được tổng hợp ,
cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ sinh học, phòng trừ dòch hại
bằng biện pháp sinh học đang trở thành ngành kỹ nghệ phát triển. Những tiến
bộ này dẫn đến khái niệm về IPM, là biện pháp sử dụng cả hoá chất , sinh học
và các biện pháp canh tác có hệ thống để trừ dòch hại và cải thiện sản xuất cây
trồng.

CÁC HẬU QUẢ XẤU DO VIỆC SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

DOWNLOAD» WWW.AGRIVIET.COM


Có nhiều loại tác hại đi kèm với việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (TBVTV). Người
tiếp xúc với một số loại TBVTV có thể gánh chòu những hậu quả dài hạn hoặc ngắn
hạn. Dư lượng quá cao của TBVTV trong môi trường làm giảm chất lượng nước và tác
hại đến các sinh vật không phải là dòch hại như ong mật, chim chóc và các loại sinh
vật hoang dã khác. TBVTV cũng có thể gây độc cho cây trồng khi sử dụng. Dùng
không đúng cách TBVTV sẽ làm cho dòch hại quen thuốc trở nên đề kháng hoặc tiêu
diệt hết các đối tượng là thiên đòch của dòch hại.
I. SỰ TÁC ĐỘNG CỦA TBVTV TRÊN NGƯỜI
Hít thơ,û nuốt hoặc làm đổ, tóe TBVTV vào mắt có thể sẽ gây nên một số tổn thương.
Các hóa chất độc gây hại hoặc làm chết người bằng cách ngăn trở các chức năng sinh
lý sinh hóa của cơ thể. Đặc điểm và mức độ tổn thương tùy thuộc vào tính độc của hóa

chất và liều lượng xâm nhập vào cơ thể. Một số TBVTV cực độc gây hại ở liều rất
thấp, trái lại có những hóa chất ít độc gây hại cho sinh vật với liều lượng rất cao. Vì
khả năng gây nguy hiểm của các loại TBVTV , những người làm việc với TBVTV cần
phải tránh không để thuốc xâm nhập vào cơ thể qua da, phổi, hệ tiêu hóa và mắt. Cần
phải cẩn thận với mọi loại TBVTV. Không ai có thể tiên đoán hậu quả của việc tiếp
xúc lập lại lâu dài ngay cả với những loại TBVTV ít nguy hại nhất.
1.1 Cách xâm nhập của thuốc vào cơ thể người:
Có nhiều cách thuốc xâm nhập vào cơ thể người làm việc với TBVTV nhưng nhiều
nhất là lúc pha trộn phun xòt thuốc hoặc khi đi vào vùng xử lý thuốc ngay sau khi mới
phun thuốc xong. Do đó khi vào vùng mới phun xòt thuốc cần phải có đủ dụng cụ bảo
hộ, cần phải theo đúng quy đònh trên nhãn hiệu về khoảng thời gian cách ly trước thu
hoạch để bảo đảm sức khoẻ cho người tiêu dùng.
Con người còn có thể tiếp xúc với liều lượng thấp của TBVTV nếu họ sống gần vùng
sử dụng thuốc, ăn phải thực phẩm bò nhiễm TBVTV, sờ vào thuốc mới phun lên gia
súc gia cầm để trừ ký sinh, sờ vào tàn lá, sản phẩm tồn trữ .v.v. có xử lý TBVTV.
TBVTV bò đổ tràn do tai nạn cũng là một mối đe dọa nghiêm trọng cho sức khoẻ con
người. Cách nhiễm độc có thể do hấp thu một lượng thuốc lớn một lần hoặc hấp thu
lâu dài nhiều lần lượng thuốc nhỏ. Con người phản ứng khác nhau với cùng một liều
lượng thuốc. Tuổi tác và thể trọng cũng ảnh hưởng đến sự hấp thu thuốc. Trẻ em và nữ
giới nhạy với thuốc hơn so với người lớn và nam giới.
1.1.1 Tiếp xúc do tai nạn:

DOWNLOAD» WWW.AGRIVIET.COM


Thông thường sự tiếp xúc do tai nạn là nguy hại hơn cả, đôi khi còn do sự thiếu cẩn
thận khi tiếp xúc với thuốc. Trong nông nghiệp, số người bò tai nạn do TBVTV cao
nhất và phần lớn xảy ra khi pha chế và phun xòt thuốc. Đổ tràn, nổ hoặc các loại tai
nạn khác xảy ra trong khi chế tạo và đóng gói sẽ gây hại cho những công nhân làm
việc trong nhà máy hoặc nhân dân sống trong vùng phụ cận với nhà máy(ví dụ tai nạn

ở nhà máy Union Carbide ở Bhopal, n Độ làm thoát thuốc hơi thuốc sát trùng làm
chết gần 6000 người). Đổ tràn, cháy nổ nhà kho chứa có thể gây hại nghiêm trọng cho
công nhân, nhân viên cứu cấp và nhiều người khác.
1.1.2 Tiếp xúc do công việc:
Mặc dù người phun xòt và vận chuyển bò rủi ro nhiều nhất do TBVTV , những người
khác có liên quan gián tiếp đến sản xuất nông nghiệp cũng có thể bò ảnh hưởng. Tuân
thủ theo quy đònh thời gian an toàn trước khi vào trở lại vùng phun xòt hóa chất độc là
cách tốt nhất để bảo vệ sức khoẻ của nông dân. Huấn luyện cách sử dụng thuốc an
toàn cho nông dân là một việc làm rất cần thiết. Rửa sạch sẽ các dụng cụ phun xòt
thuốc là biện pháp rất cần thiết để tránh vấy thuốc vào người khi phun xòt lần sau. Bảo
đảm thời gian dừng thuốc trước thu hoạch vừa bảo vệ sức khoẻ người tiêu thụ vừa bảo
vệ công nhân trong các xưởng đóng hàng nông sản, trong nhà máy chế biến nông sản.
Nông dân làm việc trong nhà kiếng, vườn ươm tiếp xúc dễ dàng với tàn lá dính thuốc
do trồng cây dày và lối đi lại chật hẹp cũng như không khí ít thông thoáng. Điều kiện
này cũng xảy ra cho những người phun xòt thuốc trong những nơi khép kín như nhà ở,
kho tàng, nhà xưởng, văn phòng. Do vậy những người làm việc trong các điều kiện này
cần phải luôn luôn mang dụng cụ bảo hộ lao động.
1.1.3 Tiếp xúc với thuốc trong nhà ở:
Dùng quá nhiều hoặc không đúng cách TBVTV trong nhà ở sẽ gây hại cho con người.
Thường gặp nhất trong các vùng phi nông nghiệp là trường hợp trẻ con tình cờ nuốt
phải TBVTV. Cần phải để thuốc tránh xa tầm tay của trẻ con.
1.1.4 Tiếp xúc qua thực phẩm bò nhiễm thuốc:
Dư lượng TBVTV trên thực phẩm thường làm cho người tiêu thụ bò trúng độc. Dư
lượng trong thực phẩm còn nhiều là do nông dân sử dụng sai các loại TBVTV. Một số
loại TBVTV để lại dư lượng trên thực phẩm theo những độ dài thời gian khác nhau tùy
theo loại thuốc và nông sản. Các loại TBVTV tồn lưu trong đất cũng có thể được cây
hút vào và tạo ra dư lượng trong nông sản thực phẩm. Các cơ quan quốc tế như FAO,
WHO đã đề ra những tiêu chuẩn dư lượng trong nông sản thực phẩm, từng quốc gia
cũng đề ra tiêu chuẩn riêng của mình tùy theo điều kiện cụ thể. Trên các nhãn thuốc


DOWNLOAD» WWW.AGRIVIET.COM


thường quy đònh liều lượng và thời gian dừng thuốc trước thu hoạch, cần phải tuân thủ
theo các hướng dẫn này. Những cơ quan chòu trách nhiệm về an toàn thực phẩm phải
thường xuyên kiểm nghiệm để giám sát dư lượng trong thực phẩm.
Thỉnh thoảng, thực phẩm cũng bò nhiễm TBVTV do sự sử dụng sai TBVTV sau khi thu
hoạch. TBVTV thường được dùng trong việc bảo quản các nông sản trong kho vựa,
thường bằng cách xông hơi. Công nghiệp thực phẩm có thể dùng TBVTV trong khi
đóng kiện, chế biến và đóng gói hộp để tiêu diệt hoặc ngăn ngừa dòch hại bên trong
cũng như bên ngoài nhà máy. Đôi khi TBVTV cũng được dùng ở những nơi tồn trữ và
bán lẻ thực phẩm để phòng diệt các dòch hại xâm nhiễm . Các tiệm ăn cũng có thể
dùng TBVTV để diệt bọn gặm nhấm . Để có thể giám sát dư lượng một cách hiệu quả
cần phải có đủ hệ thống luật lệ cần thiết và nhà nước phải kiểm tra các cơ sở chế biến,
tồn trữ và phân phối nông sản thực phẩm .
Nếu sử dụng quá nhiều TBVTV để tiêu diệt ký sinh sống trên cơ thể các loại gia súc,
gia cầm có thể dẫn tới sự nhiễm độc các sản phẩm sữa trứng thòt. Để giải quyết tình
trạng này cũng cần phải có luật lệ và sự kiểm soát của nhà nước. Cần phải có thời
gian cách ly sau khi sử dụng TBVTV trên các sản phẩm được dùng làm thức ăn cho gia
súc gia cầm .
Nước uống nhiễm TBVTV cũng là một cách đưa thuốc vào cơ thể con người. Thông
thường sự thải bỏ hoặc dùng không đúng cách TBVTV cũng làm cho nước ngầm hay
nước mặt bò nhiễm thuốc sát trùng
1.1.5 Sự tiếp xúc với TBVTV từ các nguồn khác:
Các nguồn khác có thể là: (1) thuốc dư lại sau khi xông hơi nhà ở hoặc khu vực làm
việc, (2) thuốc dính trên đồ gỗ, thảm lót nhà được xử lý TBVTV để chống côn trùng,
nấm mốc, (3) thuốc lưu lại trên các động vật nuôi trong nhà được xử lý thuốc để chống
ký sinh trùng.
II. Các con đường thuốc đi vào cơ thể:
TBVTV có thể đi vào cơ thể qua nhiều con đường. Các con đường hay gặp nhất là: (1)

qua da; (2) qua miệng; (3) qua hệ hô hấp; và (4) qua mắt.
2.1 Qua da: Đây là con đường tiếp xúc thông thường nhất. Khi dính vào da, TBVTV
thường gây mẫn đỏ hoặc kích ứng, một số TBVTV khác có thể làm hư da. Nếu lượng
thuốc thấm qua da quá nhiều sẽ dẫn đến nhiễm độc máu và các cơ quan của cơ thể.
Sự thấm qua da tùy thuộc vào loại TBVTV. Các loại thuốc dễ hòa tan trong dầu hoặc
các dung môi dầu lửa thấm sâu vào da dễ dàng hơn những thuốc hòa tan dễ dàng vào

DOWNLOAD» WWW.AGRIVIET.COM


trong nước. Để phòng ngừa sự tiếp xúc qua da cần phải mang đầy đủ dụng cụ bảo hộ
khi làm việc với TBVTV.
2.2 Qua đường miệng: Sự xâm nhập TBVTV qua đường miệng xảy ra do việc tình
cờ nuốt phải thuốc, do sự toé thuốc vào miệng khi pha thuốc, ăn uống các thực phẩm
thức uống bò nhiễm TBVTV. Hút thuốc khi sử dụng thuốc cũng đưa TBVTV vào cơ
thể. Thuốc được thấm vào máu qua màng lót của miệng, bao tử và ruột. Cần phải để
riêng thực phẩm ra khỏi các khu vực tồn trữ, pha chế thuốc, giữ tất cả TBVTV trong
chai lọ nguyên thủy, không nên chiết tách ra các loại chai lọ vốn dùng để đựng các
chất lỏng khác. Không được dùng dụng cụ nhà bếp để đong đo TBVTV.
2.3 Qua đường hô hấp: Những người sử dụng thuốc sát trùng có thể bò tổn hại do bụi
hoặc hơi của TBVTV đi vào phổi. Nếu không mang khẩu trang thì rất khó tránh hít
phải thuốc hoặc bụi trong khi pha trộn TBVTV.
2.4 Qua mắt: Thuốc đi vào mắt sẽ gây nên những tổn hại nghiêm trọng và từ đó có
thể đi vào cơ thể qua hệ tuần hoàn. Khi TBVTV vương vào mắt phải dội rửa thật nhiều
bằng nước sạch trong vòng 15 phút, sau đó phải đến bác só để khám điều trò nếu cần.
III. Hậu quả của sự tiếp xúc với TBVTV :
Hình thức ngộ độc và độ trầm trọng tùy thuộc vào độ độc của thuốc, cách thức tác
động của TBVTV; lượng thuốc thấm vào cơ thể và khả năng phân hủy bài tiết TBVTV
của cơ thể. Độ trầm trọng do ngộ độc có thể giảm đi nếu sơ cứu sớm . Hậu quả của sự
tiếp xúc có thể cục bộ như rát mắt, da, cổ họng hoặc toàn cơ thể nếu TBVTV thấm

vào trong máu và dẫn đến các cơ quan khác. TBVTV có thể ảnh hưởng đến nhiều hệ
thống bên trong cơ thể cùng lúc.
Nếu tiếp xúc với TBVTV và có nghi ngờ bò nhiễm độc cần phải đi kiểm tra sức khoẻ.
3.1 Triệu chứng ngộ độc:
Triệu chứng ngộ độc là những điều kiện bất thường mà bệnh nhân thấy hoặc cảm nhận
được hoặc thông qua các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm cho thấy rằng cơ thể bò
tổn hại, tật bệnh hoặc rối loạn. Sự nhiễm độc có thể ở dạng cấp tính thể hiện ra ngoài
lập tức hoặc kinh niên, chỉ thể hiện sau một thời gian dài tiềm ẩn. Một số các triệu
chứng thường gặp được ghi ở bảng 8.1

Bảng 8.1
Các triệu chứng nhiễm độc TBVTV thông thường
------------------------------------------------------------------------------------------------------

DOWNLOAD» WWW.AGRIVIET.COM


Các triệu chứng có thể có do da tiếp xúc với dạng bụi, lỏng và hơi TBVTV
- Da bò nhuốm màu
- Da bò đỏ lên ở vùng tiếp xúc
- Phỏng nhẹ hoặc cảm giác ngứa ngáy
- Cảm giác cháy bỏng đau rát
- Da phồng dộp lên
- Móng tay chân bò nứt và tổn hại
Các triệu chứng có thể xảy ra khi thuốc dạng bột, lỏng hoặc hơi vương vào mắt
- Khó chòu, bao gồm chảy nước mắt và bỏng nhẹ
- Bỏng dộp nặng đau rát (có thể thiệt hại mắt vónh viễn)
Các triệu chứng có thể xảy ra do hít hoặc nuốt TBVTV ở dạng bột, lỏng hoặc hơi
- Nhảy mũi
- Kích thích mũi và cổ họng

- Nghẹt mũi
- Sưng tấy miệng và cổ họng
- Ho
- Khó thở
- Thở ngắn hơi
- Đau ngực
-----------------------------------------------------------------------------------------------------Các triệu chứng nhiễm độc thay đổi tùy theo nhóm thuốc và tùy theo cả các TBVTV
khác nhau trong cùng một nhóm . Triệu chứng tùy theo liều lượng tiếp xúc. Các triệu
chứng thông thường gồm : nổi mẫn da, đau đầu hoặc kích thích mắt, mũi, họng. Các
triệu chứng này có thể biến mất đi sau một thời gian ngắn hoặc đôi khi khó phân biệt
với triệu chứng do dò ứng hoặc cảm cúm. Các triệu chứng khi hấp thu một lượng lớn
thuốc thường là: mờ mắt, chóng mặt, ra mồ hôi, suy yếu, ói mửa, đau bao tử, tiêu chảy,
rất khát nước, bồn chồn, cáu kỉnh, da phòng dộp, co giật, lắc lư và mất nhận thức. Mặc
dù các triệu chứng vừa kể có thể chỉ ra sự trúng độc, vẫn có thể lầm lẫn với triệu
chứng do bệnh tật hoặc rối loạn cơ thể. Thông thường cần phải có xét nghiệm y khoa
cẩn thận.
3.2 Loại tổn thương:
Các tổn thương có thể sinh ra do cơ thể hấp thu một lượng lớn thuốc một lần hay hấp
thu nhiều lần và lâu dài các lượng nhỏ. Tổn thương có thể xảy ra ở dạng cấp tính, đột
phát và mau dứt hoặc dạng kinh niên kéo dài rất lâu. Các tổn thương gây ra có thể hồi
phục một cách tự nhiên do khả năng cơ thể hay do điều trò bằng y dược hoặc không thể
hồi phục mà để lại các di chứng như đau bệnh kinh niên, mất khả năng và chết.
3.3 Các ảnh hưởng khác trên con người:

DOWNLOAD» WWW.AGRIVIET.COM


3.3.1 Dò ứng: Có một số người bò dò ứng với các loại TBVTV sử dụng ở nơi làm việc
hoặc nơi ở. Chất gây dò ứng có thể là bản thân hoạt chất TBVTV hoặc các phụ liệu có
mặt trong chế phẩm. Triệu chứng có thể là khó thở, nhảy mũi, chảy nước mắt và ngứa

mắt, da nổi mẫn, khó chòu trong người .
3.3.2 Lo âu: Sự lo âu phải tiếp xúc với TBVTV một phần gây ra do sự thiếu thông tin
hoặc nhận thông tin sai lạc về khả năng gây nguy hại của việc sử dụng TBVTV. Các
trường hợp tai nạn, ngộ độc, và dư lượng trong thực phẩm được công bố thường xuyên
trên phương tiện thông tin đại chúng và tiếp tục được công chúng quan tâm. Tuy nhiên
thông tin về sự ích lợi của việc sử dụng đúng đắn TBVTV đến nông dân hãy còn ít ỏi.
IV. Ô nhiễm nước ngầm:
Ô nhiễm nước ngầm do các TBVTV là một sự kiện nghiêm trọng. Khoảng 97% tổng
lượng nước trên thế giới là nước mặn trong đại dương. Chỉ có khoảng ít hơn 1% tổng
lưọng nước trên đòa cầu là có thể sử dụng được để uống, tưới cây, dùng trong nhà và
chế bến. Hai phần ba lượng nước này là nước ngầm , bò kẹt trong các vỉa đất dưới sâu.
Phần nước còn lại nằm trong hồ, ao, sông, suối. Sự kiện ô nhiễm nước ngầm do
TBVTV mới được lưu ý gần đây. Lúc đầu người ta cho rằng TBVTV không đe dọa đến
nước ngầm vì lúc bấy giờ các phương tiện khoa học không phát hiện được. Nhiều
nghiên cứu cho biết rằng vi sinh vật, các yếu tố môi trường, đất sẽ phân hủy và hấp
thu phần lớn TBVTV trước khi chúng có thể tiếp xúc với nước ngầm . Tuy nhiên trong
thời gian gần đây do các phương pháp phân tích hiện đại, người ta có thể tìm thấy
những lượng nhỏ các hoá chất kể cả TBVTV có trong nước ngầm . Cần phải ban hành
những luật lệ chặt chẽ về việc loại thải các hóa chất độc hại để bảo vệ nguồn nước
ngầm .
TBVTV đi vào nước ngầm theo cách: (1) do bò rửa trôi trực tiếp từ đất hoặc (2) xâm
nhập vào các loại giếng có liên lạc với mạch nước ngầm. Các loại TBVTV đi vào
nước ngầm từ những cách phun xòt bình thường trên đồng ruộng gọi là ô nhiễm phân
tán. Có một số trường hợp do tại nạn hoặc do loại thải TBVTV không đúng cách mà
TBVTV đi vào nước ngầm với một số lượng rất lớn, trường hợp này gọi là ô nhiễm
điểm .
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự ô nhiễm nước ngầm:
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự ô nhiễm nước ngầm gồm có: (1) đặc điểm của chính
TBVTV, các loại CHC bền bó trong môi trường nhưng ít di động vì thường kết chặt
trong các hạt đất, do đó chúng tập trung ở tầng đất mặt và ít làm ô nhiễm nước ngầm.

Tuy nhiên trong thời gian gần đây, các loại thuốc ít bền được dùng nhiều nhưng chúng

DOWNLOAD» WWW.AGRIVIET.COM


có tính di động cao, chẳng hạn như các hợp chất phenoxy, urea, carbamate. Các
TBVTV này không kết chặt vào hạt đất và một số lại dễ hòa tan trong nước nên dễ
ngấm sâu vào nước ngầm. Tính di động của TBVTV được liệt kê trong Bảng 8.2
Bảng 8.2

Tính di động của các loại TBVTV

-----------------------------------------------------------------------------------------------------Tính di động loại I (rất khó di chuyển trong đất)
Aldrin
Ethion
Benomyl
Heptachlor
Chlordane
Lindane
Dacthal
Morestan
DDT
Paraquat
Dieldrin
Parathion
Diquat
Phorate
Disulfoton
Trifluralin
Endrin

Tính di động loại II (có thể di chuyển chút ít trong đất)
Azinphos-methyl
Linuron
Bensulide
Molinate
Carbaryl
Prometryn
Chlorpropham
Propanil
Diazinon
Pyrazon
Diuron
Tính di động loại III (có khả năng di chuyển trung bình trong đất)
Alachlor
Prometone
Atrazine
Propham
Diphenamid
Simazine
Endothall
Terbacil
Fenuron
2,4,5-T
Tính di động loại IV (Diazinon chuyển trong đất dễ dàng)
Amitrole
Fenac
Bromacil
MCPA
2,4-D
Picloram

Tính di động loại V (di động mạnh mẽ trong đất)
Chloramben
Dicamba
Dalapon
TCA
------------------------------------------------------------------------------------------------------

DOWNLOAD» WWW.AGRIVIET.COM


Khả năng gây ô nhiễm nước ngầm còn tùy thuộc ở loại đất và cấu tạo đòa chất ở khu
vực sử dụng thuốc. Chất lỏng thấm qua cát và sỏi nhanh hơn qua các loại đất bùn
sình, đất thòt hay đất sét. Lượng chất hữu cơ trong đất ảnh hưởng đến sự lưu giữ các
TBVTV và phân hủy chúng nhanh chóng. Các yếu tố pH, độ ẩm, các muối hòa tan.
Lượng và loại vi sinh vật đất có thể ảnh hưởng đến tính bền vững của TBVTV và ảnh
hưởng đến khả năng thấm sâu xuống tầng nưóc ngầm của TBVTV. Nếu bên dưới vùng
sử dụng thuốc không có mạch nước ngầm hoặc có nhưng rất sâu thì khả năng ô nhiễm
nước ngầm giảm tối thiểu. Trái lại nếu mực nước ngầm cao thì khả năng bò ô nhiễm rất
lớn. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự ô nhiễm nước ngầm do TBVTV được liệt kê
trong Bảng 8.3
Bảng 8.3

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự rửa trôi của TBVTV

-----------------------------------------------------------------------------------------------------Kỹ thuật canh tác
1. Lượng và loại TBVTV được sử dụng
2. Phương pháp sử dụng thuốc
3. Kỹ thuật tưới tiêu tại điểm phun thuốc
a. Tần số tưới
b. Thời biểu tưới và phun thuốc

Điều kiện đòa chất tại điểm sử dụng thuốc
1. Độ dốc
2. Cấu tạo lớp đất bên dưới
3. Độ lân cận của các vực chứa nước mặt như ao, hồ, sông
Tương tác giữa TBVTV trong đất
1. Tính chất của TBVTV
a. Tính hòa tan trong nước
b. Tính bay hơi
c. Sự hấp thu của đất
d. Sự phân hủy
2. Tác động của đất lên TBVTV
a. Cấu trúc đất
b. Lượng chất hữu cơ trong đất
c. Lượng nước trong đất
-----------------------------------------------------------------------------------------------------5. Phương pháp chống ô nhiễm nước ngầm:
5.1 Tồn trữ: Tồn trữ thuốc ở nơi kín đáo, không bò nước mưa tạt, nền không thấm

DOWNLOAD» WWW.AGRIVIET.COM


5.2 Pha trộn thuốc: Tránh đổ vãi TBVTV, nếu bò đổ thì phải dọn sạch bằng những
phương pháp thích hợp. Rửa sạch chai thuốc ba lần và đổ hết vào bình phun. Các loại
bình chứa phải được loại thải đúng chỗ thích hợp. Không đổ thuốc quá nhiều làm tràn
bình phun.
5.3 Phun xòt: Nên dùng các loại thuốc ít di chuyển trong đất và dễ phân hủy trong môi
trường đất. Chọn điều kiện thời tiết thích hợp để phun xòt. Trong những khu vực nước
ngầm dễ bò ô nhiễm cần phải:
(1) Giảm sử dụng TBVTV bằng cách thay các biện pháp phòng trừ dòch hại
khác.
(2) Chỉ dùng TBVTV khi thật cần thiết

(3) Dùng lượng vừa đủ để diệt dòch hại
(4) Giảm bớt tần số sử dụng
5.4 Loại thải: Không loại thải TBVTV dư hoặc nước thuốc đã pha vào đất, hệ thống
cống rảnh, ống thoát nước hay hầm tự hoại.
5.5 Kỹ thuật canh tác: Tránh tưới nước sau khi phun xòt thuốc xong, ngăn chặn nước
tưới chảy tràn.
5.6 Ghi chép: Lưu trữ các ghi chép về lượng và loại các TBVTV đã sử dụng trên
vùng trồng. Ghi chép cần thiết cho việc quy hoạch các biện pháp khống chế dòch hại
sau này.
V. Tác động đến các sinh vật không đối tượng:
Một số TBVTV có ảnh hưởng mạnh mẽ đến môi trường nơi và xung quanh nơi phun
thuốc bao gồm cả sinh vật, không khí, đất và nước. Khoảng 55% TBVTV sử dụng sẽ
rời khỏi khu vực xử lý do bay lạc, bay hơi, rửa trôi, chảy tràn và theo đất bò xói mòn.
6.1 Ong mật: Một số TBVTV có thể làm hại ong mật làm thiệt hại cho những nhà
nuôi ong và và làm giảm thụ phấn cho một vài loại cây trồng. Do vậy vào mùa ra hoa
có nhiều ong lai vãng cần phải tránh phun thuốc hoặc dùng các loại ít độc hại cho ong.
Phun thuốc vào lúc thật sớm , xế chiều sẽ giảm bớt thiệt hại trực tiếp cho ong vì lúc
này chúng ít lai vãng. Nếu phun thuốc cần báo cho những nhà nuôi ong biết trước để
tránh thiệt hại.
6.2 Các thiên đòch và những sinh vật có ích khác: Ngoài ong ra, TBVTV còn tác
hại đến các sinh vật hữu ích khác. Các thiên đòch ký sinh trên các dòch hại góp phần
làm giảm dân số của chúng. Một số các sinh vật như bọ cánh cứng và nhiều côn trùng
đất khác giúp phân hủy xác bã thực và động vật trong đất. Các loài nấm và tuyến
trùng giữ vai trò quan trọng trong việc phân hủy vật chất cũng như góp phần vào quá
trình đấu tranh sinh học lâu dài trong môi trường đất, chúng có thể bò tiêu diệt do xông
hơi hoặc phun xòt. Do vậy nếu phá vỡ cơ chế phòng trừ tự nhiên thì có thể tạo ra sự lệ

DOWNLOAD» WWW.AGRIVIET.COM



thuộc thường xuyên vào TBVTV. Các phương thức để làm giảm thiệt hại cho các sinh
vật có ích là:
(1) Chọn TBVTV ít độc cho các sinh vật có ích
(2) Sử dụng TBVTV vào những thời kỳ ít tổn hại nhất cho các sinh vật hữu ích, chẳng
hạn phun thuốc vào thời kỳ ngủ của côn trùng.
(3) Giảm bớt liều lượng khi có thể
(4) Dùng phương pháp xử lý giới hạn tại chỗ để giảm bớt tác động tai hại
6.3 Sự trỗi dậy của dòch hại và phát sinh dòch thứ cấp:
Các dòch hại trong tự nhiên thường bò khống chế bởi các thiên đòch và tạo ra một sự
cân bằng về dân số. Do đó trừ khi dùng loại thuốc rất chuyên tính, phần lớn các thuốc
đều giết hại luôn cả thiên đòch. Các thiên đòch thoát chết do thuốc cũng sẽ chết vì
thiếu thức ăn là các dòch hại đã bò thuốc tiêu diệt hết. Bởi vì các thiên đòch sống tùy
thuộc vào dòch hại nên chúng cần nhiều thời gian hơn để phát triển dân số. Vì vậy, sau
khi sử dụng thuốc, dòch hại có thể di chuyển trở lại nhanh chóng, lúc đó còn lại quá ít
thiên đòch để tiêu diệt dòch hại, chúng sẽ bùng phát dân số nhanh chóng hơn trước, đây
là sự trỗi dậy của dòch hại. Một vấn đề khác liên quan đến việc sử dụng TBVTV là sự
phát sinh dòch thứ cấp. Các dòch hại thứ cấp trước đây do bò thiên đòch kiềm hãm và bò
dòch hại chính cạnh tranh, khi các cạnh tranh này bò mất đi thì dòch hại thứ cấp có cơ
hội để phát sinh mạnh mẽ gây thiệt hại kinh tế.
6.4 nh hưởng đến sinh vật hoang dã: Sinh vật hoang dã có thể bò thiệt hại do
TBVTV trực tiếp khi bò trúng độc hoặc gián tiếp khi nguồn thức ăn hoặc nơi sinh sống
của chúng bò mất đi. Các động vật có xương sống kể cả chim thường kiếm ăn và cư trú
gần các cánh đồng có dùng TBVTV. Đôi khi chúng là bò ngộ độc do các mồi bã độc
hoặc chúng ăn các dòch hại bò chết do TBVTV. Mặc dù TBVTV có thể không giết chết
trực tiếp các động vật hoang dã nhưng thuốc làm cho hệ miễn dòch của chúng bò yếu
đi, hay nhiễm bệnh tật, ảnh hưởng đến sức sinh sản và chúng không kiếm được mồi
hoặc nước uống hoặc tự bảo vệ chống lại các thiên đòch.
Cá thường rất nhạy cảm với nhiều TBVTV có trong nước ngay cả ở nồng độ thấp. Một
số TBVTV có tính bền vững cao tích lũy lại trong chuỗi thực phẩm với nồng độ cao
dần lên trong chuỗi, đây là hiện tượng tích lũy sinh học. Các loài thủy cầm thì bò ngộ

độc do kiếm thức ăn từ những cánh đồng có sử dụng TBVTV .
6.5 nh hưởng đến thực vật: Thuốc diệt cỏ dùng để khống chế cỏ dại trên đồng
ruộng và ven đường có thể ảnh hưởng đến các thực vật khác không phải là đối tượng.
Có nhiều loài thực vật có tầm quan trọng trong việc bảo vệ lưu vực, làm giảm xói
mòn, cung cấp thực phẩm và nơi ở cho thú hoang. Các thực vật này là một bộ phận của

DOWNLOAD» WWW.AGRIVIET.COM


hệ sinh thái cân bằng của tự nhiên, khi bò hệ sinh thái này bò rối loạn có thể làm bộc
phát các thực vật mới không mong muốn hoặc suy giảm lợi ích cho hoang thú và lưu
vực các sông ngòi.
6.6 Độc tính đối với thực vật: Độc tính đối với thực vật có thể là một trở ngại đối
với việc sử dụng một số TBVTV vì chúng có thể làm hư hại các hoa màu khác, cây
kiểng hoặc cây tạo cảnh quan. Đôi khi độc tính không gây ra do chất hoạt động nhưng
do các chất phụ gia hoặc tạp chất. Các điều kiện môi trường như nhiệt ẩm, thời gian
phun thuốc có thể ảnh hưởng đến độc tính thực vật.
VII. Tính kháng của dòch hại:
Khi sử dụng một loại TBVTV nào quá lâu, dòch hại sẽ tăng dần tính chống chòu vì vậy
phải tăng dần liều thuốc để đạt được cùng một kết quả phun xòt như lần trước. Cuối
cùng thuốc hầu như mất tác dụng. Sự thay đổi các loại thuốc cũng có tác dụng nhưng
đôi khi dòch hại vẫn phát triển tính chống thuốc ngay cả đối với các loại thuốc không
cùng nhóm , hiện tượng này gọi là kháng chéo. Sự kháng thuốc liên quan đến sự thay
đổi tính di truyền của quần thể dòch hại làm tăng dần tỉ lệ các cá thể có bộ máy di
truyền qui đònh sự chòu đựng đối với TBVTV đang được sử dụng.
Tính kháng của côn trùng đối với hợp chất lưu huỳnh vôi được phát hiện năm 1914.
Vào những năm 1920 người ta đã phát hiện được tính kháng của côn trùng đối với các
TBVTV có arsenic. Vào những năm 1950, côn trùng kháng với DDT. Trong mấy thập
niên qua, TBVTV được sử dụng rất rộng rãi, tính kháng chéo với các TBVTV cũ lại
diễn ra với các TBVTV thế hệ mới đã làm tăng tính kháng tổng quát của dòch hại. Tuy

nhiên tính kháng của dòch hại là một trở ngại có thể giải quyết được và tùy thuộc vào
các yếu tố di truyền và sinh học và phương thức sử dụng.
VII. Dư lượng TBVTV :
Dư lượng là phần còn lại của TBVTV sau khi xử lý trên đồng ruộng hay nông sản. Dư
lượng liên quan đến tính chất của thuốc và dạng chế phẩm, tần số và liều lượng
TBVTV xử lý và mối tương tác giữa chúng với các yếu tố môi trường. Dư lượng cũng
cần thiết trong trường hợp cần thuốc lưu lại lâu dài để tiêu diệt dòch hại. Tuy nhiên, dư
lượng lại có hại cho người tiêu thụ.
Các nước đều có những quy đònh cho phép mức tồn dư tối đa (MRL= maximum residue
limit) của TBVTV trên nông sản thực phẩm . Một số thí dụ về tiêu chuẩn này cho ở
bảng 8.4

DOWNLOAD» WWW.AGRIVIET.COM


Bảng 8.4

Mức dư lượng tối đa cho phép (MRL) trên một số nông sản của một số
thuốc BVTV do FAO đưa ra
-----------------------------------------------------------------------------------------------------Tên thông dụng
Tên khác
MRL (mg/kg)
--------------------------------------------------------------------------------------------------------Diazinon
Basudin
Ngũ cốc :
0,1
Rau quả :
0,5-0,7
Dichlorvos
DDVP

Ngũ cốc :
2
Rau quả :
0,2
Bi-58
Dimethoat
Rau, quả, củ: 0,5-1
Rau ăn lá : 0,1
Sumithion
Fenitrothion
Rau quả:
0,5
Rau ăn củ : 0,05
Malathion
Carbofos
Rau ăn lá, quả:1,0
Rau ăn củ:
1,0
Monitor
Methamidophos
Rau các loại 0,1-0,2
Azodrin
Monocrotophos
Cà chua
1,0
Cà rốt
0,002
Methyl Parathion
Wofatox, Metaphos
Cà chua

Rau ăn quả khác
Cà rốt
Dipterex

Trichlorofon

Sevin

Carbaryl

Rau quả
Rau họ đậu
Các sản phẩm khác
Rau quả
Rau củ

Furadan
Carbofuran
Padan
Cartap
Polytrin, Sherpa
Cypermethrin
-----------------------------------------------------------------------------------------------------Ngoài MRL để khuyến cáo về tổng lượng dư lượng có thể hấp thu hằng ngày người ta
còn sử dụng khái niệm mức cho phép ăn vào hàng ngày (ADI= acceptable daily
intake).

DOWNLOAD» WWW.AGRIVIET.COM


CHƯƠNG II

ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ CHẤT ĐỘC NÔNG NGHIỆP:
1.1 Đònh nghóa thuốc bảo vệ thực vật:
FIFRA (Đạo luật Liên bang Mỹ về thuốc trừ côn trùng, nấm và bọn gậm
nhấm [Federal Insecticde, Fungicide, and Rodenticide Act]) đònh nghóa về
thuốc bảo vệ thực vật (TBVTV) như sau:
“ TBVTV là đơn chất hoặc hỗn hợp các chất thuốc được dùng để :
• ngăn ngừa, tiêu diệt, xua đuổi, hoặc làm giảm bớt côn trùng, bọn gậm
nhấm , tuyến trùng, nấm , cỏ dại hoặc các dạng sinh vật khác được xem
như là dòch hại.
• kích thích tăng trưởng cây trồng, gây rụng hoặc làm khô lá.
TBVTV bao gồm các hóa chất hữu cơ tổng hợp nhân tạo hoặc hóa chất hữu
cơ hoặc vô cơ có sẵn trong tự nhiên, các vi sinh vật hoặc một số các chất
khác được dùng thường ngày như chlorine (dùng khử trùng nước uống, nước
hồ tắm, dùng khử trùng trong nhà).
Độc tính (của TBVTV) là khả năng gây tổn hại đến sinh vật của một hóa
chất . Các TBVTV có độc tính khác nhau, thuốc càng có độc tính cao thì
lượng gây độc càng nhỏ. Các chất độc khi xâm nhập vào cơ thể với lượng
nhỏ cũng có thể gây nên ngộ độc, phá hủy nghiêm trọng các chức năng của
cơ thể hoặc làm cho cơ thể bò chết. Chất độc còn được đònh nghóa là chất gây
tác động xấu khi xâm nhập vào bên trong tế bào sống.
Tuy vậy khái niệm độc mang tính chất quy ước vì có những chất tuy độc đối
với sinh vật này nhưng độc ít hoặc không độc đối với sinh vật khác. Mặt
khác cũng là một chất mà tùy theo điều kiện và phương pháp sử dụng mà có
thể là chất độc hay không. Độc tính còn thay đổi theo tuổi và giới tính cũng
như trạng thái cơ thể sinh vật và điều kiện môi trường.

DOWNLOAD» WWW.AGRIVIET.COM



Độc tính của một chất độc là khả năng gây độc của chất đó đối với cơ thể
tính theo liều lượng sử dụng. Độ độc của một loại chất độc thay đổi tùy theo
đối tượng bò gây độc thể hiện ở những liều lượng khác nhau. Liều lượng là
lượng chất độc cần có để gây một tác động nhất đònh trên cơ thể sinh vật.
Cách để xác đònh độ độc là cho các sinh vật thí nghiệm hấp thu một liều
lượng nhất đònh chất độc và theo dõi diễn tiến kết quả.
1. 2 Liều lượng và nồng độ gây chết
Trong thực tế người ta thường đề cập liều lượng gây chết 50% sinh vật thí
nghiệm, ký hiệu
LD50 (lethal dose). Đơn vò của LD50 là mg ai/kg (mg chất độc hoạt động
(active ingredient) trên mỗi kg thể trọng của sinh vật thí nghiệm). Độc tính
còn được diễn tả như là nồng độ hơi hoặc bụi trong không khí hoặc lượng
chất độc dạng lỏng hòa tan trong nước sông suối hồ có thể gây chết cho 50%
số sinh vật thí nghiệm . Nồng độ này được ký hiệu là LC50 (lethal
concentration). LC50 có đơn vò là microgram (10-6 gram) trên mỗi lít không
khí hoặc nước. TBVTV xâm nhập vào cơ thể thông qua miệng, da, mắt,
phổi. TBVTV còn có thể được tiêm vào cơ thể qua tónh mạch. LD50 thường
được tính qua đường da hoặc miệng.
Một loại thuốc có LD50 cao chưa chắc là an toàn, liều lượng bán gây chết
của một số thuốc cũng có thể gây ra các triệu chứng ở da và mắt như: kích
ngứa, đau đầu, ói mửa và các tật bệnh khác.
Bảng 2.1

Một số ví dụ về LD50 của thuốc:

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------Hóa chất
Tên thương mại
LD50
Loại thuốc BVTV
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------Carbofuran

Furadan
8-14
Diệt
côn trùng(DCT)
Parathion-methyl
Wofatox
14
DCT
Carbaryl
Sevin
850
DCT
Aldicarb
Temik
0,79
DCT

DOWNLOAD» WWW.AGRIVIET.COM


BT
Dipel
Diazinon
300
Iprodione
Rovral
3500
Diệt nấm (DN)
Zineb
Dithane

5200
DN
Captan
9000
DN
Metalaxyl
Ridomil
670
DN
Glyphosate
Roundup
4300
Diệt cỏ (DC)
Trifluraline
Treflan
3700
DC
2,4-D
375
DC
Simazine
Princep
5000
DC
Propagite
Omite
2200
Diệt nhện (DNh)
Difocol
Kelthane

668
Diệt nhện
Metaldehyde
600
Diệt ốc sên
Zinc phosphide
45,7
Diệt chuột
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------Có nhiều quy ước phân loại các chất độc dựa vào LD50 của chúng như sau:
Nhóm I
Nhóm II
Nhóm III
Nhóm IV

: Rất độc LD50 < 100mg/kg.
: Độc cao LD50 = 100 - 300 mg/kg.
: Độc vừa: LD50 = 300 - 1000 mg/kg.
: Độc ít: LD50 > 1000mg.

Có thể chia chi tiết hơn như sau:
I : Đặc biệt độc : LD50 < 1 mg/kg
II : Rất độc
: LD50 = 1 - 50 mg/kg
III : Độc cao
: LD50 = 50 - 100 mg/kg
IV : Độc vừa
: LD50 = 100 -500 mg/kg.
V : Độc ít
: LD50 = 500 - 5000mg/kg
VI : Độc không

đáng kể : LD50 = 5000 - 15000 mg/kg

DOWNLOAD» WWW.AGRIVIET.COM


1. 3 Mức không thấy được hiệu ứng của thuốc (No Observable Effect
Level = NOEL)
Là liều lượng tối đa của một chất độc không tạo ra được một hiệu ứng thấy
rõ rệt ở các động vật thí nghiệm . NOEL thường được dùng làm hướng dẫn
để lập ra các mức tiếp xúc tối đa ở người và thiết lập các mức dư lượng chấp
nhận được trên các loại nông sản. Thông thường, mức tiếp xúc và mức dư
lượng chấp nhận được được quy đònh khoảng 100 đến 1000 lần nhỏ hơn
NOEL để có được sự an toàn cần thiết.
1. 4 Trò số ngưỡng giới hạn (Threshold Limit Value = TLV)
TLV đối với một hóa chất, chẳng hạn như chất được dùng làm thuốc xông
hơi là nồng độ của hóa chất (tính theo ppm ) không tạo ra những ảnh hưởng
xấu cho sinh vật trong một khoảng thời gian nào đó. TLV thông dụng nhất
thường áp dụng cho nông dân là nồng độ của hóa chất mà nông dân phải
chòu đựng trong vòng 8 giờ mỗi ngày và trong 5 ngày liên tục. Đôi khi có
những trò số TLV ngắn hạn áp dụng cho nông dân vì công việc phải đi vào
vùng xử lý thuốc. Tính TLV bằng cách cho sinh vật tiếp xúc với những nồng
độ chất độc khác nhau rồi khảo sát và phân tích các kết quả.
TBVTV thường được phân thành 3 hạng I, II, và III. Hạng I là những
TBVTV rất độc, sử dụng phải rất hạn chế. Hạng III gồm các TBVTV ít độc
hại nhất. Mỗi một loại mang những dấu hiệu khác nhau trên nhãn và có quy
chế riêng.
1.4.1 Các TBVTV trong Hạng I
Các TBVTV thuộc Hạng I có LD50 đường miệng bằng hoặc nhỏ hơn 50
mg/kg và LD50 qua da bằng hoặc nhỏ hơn 200 mg/kg. Theo quy ước quốc tế,
các nhãn thuốc nhóm này có ghi chữ “Nguy hiểm” cùng với chữ ”Chất độc”

với dấu hiệu sọ ngøi và hai xương bắt chéo. Các thuốc trong hạng này gây
nhiều rủi ro nhất vì chúng quá độc. Các TBVTV ít độc hơn vẫn có thể được
xếp vào Hạng I nếu chúng gây ra những nguy hiểm đặc biệt như: tổn thương
nghiêm trọng da và mắt hoặc nguy hại đối với môi trường. Trong trường hợp
này trên nhãn chỉ có chữ nguy hiểm mà không ghi chữ chất độc. Một vài
giọt đến 1 một muỗng cà phê thuốc này có thể làm chết một ngøi lớn.
1.4.2 Các TBVTV trong hạng II

DOWNLOAD» WWW.AGRIVIET.COM


Hạng này bao gồm các TBVTV có LD50 đường miệng từ 50 đến 500 mg/kg
hoặc LD50 qua da từ 200 đến 2000 mg/kg. Trên nhãn thuốc loại này có ghi
chữ “Cẩn thận”. Liều khoảng 1-6 muỗng cà phê có thể làm chết một người
lớn.
1.4.3 Các TBVTV trong hạng III
Hạng III gồm các TBVTV có LD50 đường miệng lớn hơn 500 mg/kg và
LD50 qua da lớn hơn 20000 mg/kg. Ngoài nhãn có ghi chữ “Lưu ý”. Nuốt
khoảng 30 g thuốc hạng này, người lớn có thể chết.
1.5 Phương pháp trắc nghiệm tính độc với động và thực vật
Sinh vật thường được dùng để trắc nghiệm độ độc là : thỏ, chó, khỉ, nai,
chuột trắng, chuột lang, bọn bò sát, cá, thực vật, ong. Trong vài năm gần đây
một phương pháp mới được sử dụng làø dùng các vi khuẩn phát sáng
(phytobacteria) trộn lẫn với độc chất pha loãng theo các nồng độ khác nhau
và đo độ phát sáng của vi khuẩn để xác đònh độ độc. Phương pháp này cho
kết quả rất nhanh chóng. Các con số về liều gây độc LD50 đều phải chỉ đònh
rõ loại sinh vật thí nghiệm . Ngoài ra còn có việc thử hiệu lực thuốc trên các
côn trùng đối tượng.
Theo quy luật thông thường của tự nhiên, những động vật nhỏ bé thường có
sức đề kháng mạnh hơn các động vật lớn nên trong thực tế người ta lấy 1/10

liều lượng LD50 để chỉ đònh độ độc của thuốc đối với người lớn khoẻ mạnh.
Đối với người già, trẻ em và phụ nữ có thai thì chỉ số đó còn nhỏ hơn nhiều
nữa. Trong trạng thái say rượu khả năng đề kháng của người say còn thấp
hơn rất nhiều lần.
Ngoài sự sai biệt do các giống sinh vật khác nhau đem lại, LD50 còn thay đổi
theo con đường xâm nhập của thuốc vào cơ thể. Chất độc thường có thể xâm
nhập vào cơ thể sinh vật theo 3 con đường: tiêu hóa, tiếp xúc và hô hấp. Do
đó chúng ta cũng có 3 loại LD50 tương ứng:
- LD50 qua đường miệng (Oral LD50): thuốc xâm nhập vô đường tiêu hoá.
- LD50 qua đường da (Dermal LD50): thuốc xâm nhập qua da do tiếp xúc.
- LD50 qua đường thở (Inhalation LD50); thuốc xâm nhập đường hô hấp.
Trong 3 loại này, LD50 qua hô hấp thường có trò số thấp nhất bởi vì thuốc
xâm nhập qua hệ hô hấp sẽ được nhanh chóng chuyển vào máu, đưa đi khắp
cơ thể và gây độc cấp kỳ. Kế đến là sự xâm nhập của chất độc qua đường

DOWNLOAD» WWW.AGRIVIET.COM


tiếp xúc, nhất là đối với chất độc dễ hoà tan trong mô mỡ, hoặc là khi thuốc
rơi vào các vò trí như cánh mũi, mắt, cổâ hoặc vết thương.
Các thuốc có nguồn gốc khác nhau thì tính độc và khả năng gây độc khác
nhau:

lũy.

* Các thuốc gốc lân có độ độc cấp tính cao nhưng ít hoặc không tích

* Các thuốc gốc Clo có độ độc cấp tính không lớn nhưng tích lũy
trong mỡ.
* Các thuốc vô cơ như Cu và S có độ độc kéo dài.

* Các thuốc gốc thảo mộc có độ độc cấp tính cao nhưng phân giải
nhanh.
Thuốc gốc lân thường kiềm hãm enzyme cholinesterase trong khi thuốc gốc
Clo tác động lên hệ thần kinh. Có khi thuốc làm liệt cơ và thần kinh của
động vật có xương sống thì lại không có cùng tác dụng ở côn trùng.
Có nhiều loại trắc nghiệm với động và thực vật , tùy theo mục tiêu mà lựa
chọn các phương pháp khác nhau, chẳng hạn:
Để xác đònh NOEL và liều lượng dưới tử vong (sublethal dose) hoặc độ độc
mãn tính (chronic), hoặc người ta thường cho động vật hấp thu hàng ngày
liều nhỏ hơn LD50. Trắc nghiệm này cũng dùng để đánh giá sự bất dục, sinh
con khuyết tật, ung thư, hoặc các vấn đề sức khỏe khác ở người.
Để xác đònh độc cấp tính thường sử dụng LD50 và LC50. Vật thí nghiệm
được cho hấp thu liều cao và đơn độc để khảo sát hiệu ứng, từ đó giúp dự
đoán mối nguy cơ tiếp xúc với thuốc ở liều nhỏ và lâu dài ở người.
1. 6 Các yếu tố ảnh hưởng đến độc tính của TBVTV
Có nhiều yếu tố làm tăng hoặc giảm khả năng phòng diệt của TBVTV đối
với các dòch hại. Các yếu tố ảnh hưởng gồm có: nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng,
gió, mưa, yếu tố di truyền, tuổi và thể trạng của sinh vật. Thời gian cần có
để mất đi một nửa lượng thuốc ban đầu gọi là bán sinh (half life) của thuốc.
Bán sinh của thuốc tùy thuộc vào đặc điểm của hóa chất và dạng bào chế, vi
sinh vật đất, UV, chất lượng nước pha thuốc cũng như các chất lẫn tạp trong
thuốc. Trộn các loại thuốc BVTV lại với nhau có thể làm tăng hoặc giảm
bán sinh. Loại thuốc tồn tại lâu trong thiên nhiên dưới dạng hoạt động được
gọi là thuốc bền vững. Sau đây là các yếu tố chính ảnh hưởng đến độc tính
của TBVTV .

DOWNLOAD» WWW.AGRIVIET.COM



×