Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

sườn giáo án các bộ môn nhà trẻ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.96 KB, 9 trang )

THỐNG NHẤT CHUYÊN MÔN NHÀ TRẺ
1. Giáo án soạn vẫn như mẫu đã hướng dẫn trước đây, riêng phần mục
đích yêu cầu ( kiến thức, kỷ năng, thái độ) có thể soạn gạch đầu dòng
nắn gọn nhưng đủ ý, có 4 nội dung như môn phát triển vận động thêm
phần phát triển vận động, môn nhận biết tập nói thêm phần phát triển
ngôn ngữ, kể chuyện thêm phần giáo dục.( không phải bài nào cũng
rập khuôn mục đích yêu cầu có 3 phần trên)
2. Soạn hoạt động góc 1 tuần 1 lần, lần sau chỉ cần bổ sung những phần
nâng cao, trò chơi soạn luật chơi và cách chơi đơn giản hơn.
3. Nếu thứ 2 tổ chức dạy hoạt động phát triển vận động thì không cần tổ
chức cho trẻ ra chơi ngoài trời, phần ra chơi ngoài trời nên đưa lên sau
khi đón trẻ, không nhất thiết lên kế hoạch dạy môn phát triển vận
động vào ngày thứ 2, có thể lên kế hoạch dạy môn khác cũng được.
4. Nhóm 24-36 tháng lên kế hoạch dạy theo chủ đề, nhóm nhỡ 18-24
tháng không dạy theo chủ đề nhưng dựa vào chủ đề của nhóm lớn xây
dựng kế hoạch, bài dạy có thể giống nhau nhưng mức độ đơn giản
hơn.
5. Các hoạt động ở nhà trẻ có bài đủ 4 lĩnh vực nhưng có bài chỉ có 3
lĩnh vực, không nhất thiết bài nào cũng đủ 4 lĩnh vực.
6. Kế hoạch dạy trẻ 12-18 tháng ( KH 1 tuần dạy cho 1 tháng)
7. Kế hoạch dạy trẻ 18-24tháng ( KH 2 tuần dạy cho 1 tháng; tuần 1-3;
tuần 2-4)
8. Kế hoạch dạy trẻ 24-36 tháng ( KH theo chủ đề) có chủ đề 2 tuần, có
chủ đề 3 tuần, tuỳ theo nội dung nhiều hay ít.
9. Thời gian dạy trẻ
* Thời gian hoạt động góc:
- Nhóm lớn: 20 phút: Sau khi chơi khoảng 9-10 phút đổi vai chơi.
- Nhóm nhỡ 15-16 phút: Sau khi chơi khoảng 7-8 phút đổi vai chơi
- Nhóm nhỏ 10 - 12 phút: 5-6 phút đổi góc chơi.
• Thời gian HĐC:
- Nhóm lớn: 12-15 phút ( 10-12 trẻ)


- Nhóm nhỡ: 8-10 phút ( 6-7 trẻ)
- Nhóm nhỏ: 6-7 phút ( 3-4 trẻ)
Thời gian không nhất thiết đúng như trên, nếu trẻ còn hứng thú thì có thể
kéo dài 1-2 phút, nếu trẻ không hứng thú chuyển sang hoạt động khác.


GỢI Ý TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
MẦM NON MỚI NHÀ TRẺ
GIÁO DỤC THỂ CHẤT
1. Thể dục sáng
Thể dục sáng tập hàng ngày sau khi đón trẻ, tuỳ theo thòi tiết mà tập
ngoài sân hay trong phòng học, mùa hè nên cho cháu ra sân tập, khi tập
chú ý quàn áo,giầy hoặc mang tất, chuản bị vòng, gậy, nơ….để cháu
hứng thú ( đồ dùng của cô to hơn của trẻ).
trước khi tập khởi động một vòng, chạy chậm, nhanh, chậm sau đó cô
làm mẫu cho trẻ tập theo qua băng nhạc, bài hát, nhạc chậm vừa với trẻ,
thời gian 5-7 phút, kết thúc cho trẻ đi nhẹ nhàng hít thở vài phút ( nếu bài
tập đã nhuyễn cho trẻ tập theo cô, không cần làm mẫu).
2. Hoạt động có chủ đích thực hiện đảm bảo trình tự:
- Khởi động: đi, chạy nhẹ nhàng 1-2 phút, sau đó đứng thành vòng cung
hướng về phía cô.
- Trọng động: khoảng 12-15 phút.
+ BTPTC: tay-vai, lưng- bụng, lườn- chân.
+ Tập với 2 vận động cơ bản ( 1 vận động mới chưa thành thạo, 1 vận
động ôn luyện với hình thức trò chơi)
- Hồi tỉnh: 1-2 phút cho trẻ đi nhẹ nhàng 2 vòng hít thở, có thể chuyển
trò chơi tĩnh ở góc hoặc choi trò chơi bàn tay, ngón tay và các trò chơi
trong sách hướng dẫn)
1.
2.

3.
4.
5.
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.

PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Luyện tập các giác quan và phối hợp các giác quan.
Nhận biết một số bộ phận cơ thể.
Nhận biết một số đồ dùng đồ chơi quen thuộc.
nhận biết bản thân và những người gần gũi.
GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
Nghe các âm thanh
Nghe và thực hiện theo lời nói
trò chuyện
Đọc thơ, ca giao, đồng giao.
kể chuyện
Kể chuyện theo tranh
Đọc thơ với trẻ hàng ngày.


GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM, KỸ NĂNG XÃ HỘI VÀ
THẨM MỸ
1. Phát triển tình cảm
a. Giáo dục trẻ ý thức về bản thân

b. Nhận biết và thể hiện một số trạng thái cảm xúc
2. Phát triển kỷ năng xã hội: giáo dục mối quan hệ tích cực với con
người và sự vật gần gũi xung quanh.
3. Phát triển cảm xúc thẩm mỹ
a. Nghe hát- nghe nhạc, hát và vận động đơn giản theo nhạc
b. Tô màu, vẽ, nặn, xé, dán, xếp hình.
c. Trẻ xem tranh chuyện, rối.
BỐN LĨNH VỰC XẮP XẾP THEO MÔN BÀI KHÁC NHAU
Ví dụ:
Kể chuyện: Thỏ con không vâng lời.
Phát triển vận động: Trò chơi Thỏ đi tắm nắng.
Phát triển nhận thức: Chọn củ cà rốt to, củ cà rốt nhỏ.
Phát triển ngôn ngữ: Kêt chuyện Thỏ con không vâng lời.
Phát triển tình cảm xã hội và thẩm mỹ: Hát múa, đọc thơ về giáo dục lễ
giáo hay bài quả, củ hoặc tô màu lá, quả, củ….
Ví dụ: NBTN:
Các loài hoa.
- Phát triển tình cảm xã hội và thẩm mỹ: Cho trẻ hát bài hát, vận động
về hoa, quả..
- Phát triển về nhận thức: nhận biết về các đặc điểm, tính chất về các
loài hoa..
- Phát triển ngôn ngữ: Đọc thơ về hoa, phát âm các từ ngữ cần truyền
thụ như tên, màu sắc các loài hoa..
- Phát triển vận động; trò chơi hái hoa bỏ giỏ theo màu sắc.
CÁC BƯỚC DẠY THEO TRÌNH TỰ
1. Cho trẻ quan sát mô hình có liên quan đến bài trẻ sáp học sau đó
chuyển tiếp qua trò chơi động, vận động theo nhạc…
2. giới thiệu bài học qua câu chuyện nhỏ, qua câu đố, qua thơ, qua bài
hát liên quan…
3. Đàm thoại đặt câu hỏi cho trẻ trả lời sau đó cô nhắc lại củng cố kiến

thức
- Luện tập cả lớp, nhóm, các nhân tuỳ theo bài dài ngắn mà phân bổ
thời gian.


4. Trò chơi củng cố kiến thức đã học, hoặc chuyển hoạt động khác ( tích
hợp đưa vào lúc nào tuỳ chọn cho phù hợp).

1.
2.
3.
4.

1.
2.
3.
4.

CÁC KHU VỰC GÓC HOẠT ĐỘNG CHÍNH
TRONG NHÓM, LỚP.
Khu vực góc thao tác vai.
Khu vực hoạt động với đồ vật
Khu vực nghệ thuật ( đất nặn, bút vẽ, giấy màu, đàn, máy nghe nhac,
trống, mũ phách gõ, tranh, truyện…) góc xem tranh đưa vào góc nghệ
thuật nhưng để kệ sách riêng.
Khu vực chơi với các thiết bị đồ chơi vận động ( vòng gậy, nơ, cờ, túi
cát….)
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GÓC
Giới thiệu cho cả nhóm hôm nay nhân ngày gì tổ chức cho trẻ làm gì
để tăng ai? sau đó cô dẫn dắt trẻ đến các góc chơi, đồng thời dặn dò

trẻ trong khi chơi và sau khi chơi.
Cô đến từng góc hướng dẫn trẻ cách chpơi: cách đóng vai, cách xưng
hô lễ phép, lịch sự, cách cầm bút tô màu, cách xâu hạt theo màu sắc…
Cô bao quát từng góc chơi, động viên, hỏi han trẻ, giả chơi cùng trẻ,
nhất là góc chơi thao tác vai, cô phụ luân phiên giữa các góc, khi cô
chính qua góc chơi khác.
Kết thúc cho trẻ mang sản phẩm tạo ra để tặng…, cô nhận xét sản
phẩm các góc, khen ngơi, động viên, sau đó cho trẻ cùng cô thu dọn
đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp.
CÁC KHU VỰC CHƠI NGOÀI TRỜI

1. Khu vực có các đồ chơi trang thiết bị ngoài trời: Bậc thang, cầu trượt,
đu quay, các con giống nhún, bập bênh, xích đu, xe đạo ba bánh…
2. Vườn cây cảnh, hoa, cây có bóng râm, chỗ nuôi các con vật nuôi mà
trẻ yêu thích.
3. Nơi chơi với cát, nước: xẻng, xô nhựa, khuôn in hình, các đồ chơi có
thể nổi như thuyền, các con giống…
• Lưu ý: 2 GV cùng chơi với trẻ hướng dẫn trẻ chơi, bảo đảm an toàn
cho trẻ nhất là chơi cầu tuột, đu quay.
• Thời gian chơi khoảng 30-40 phút, tuỳ theo thời tiết mùa hè, xuân, tuỳ
theo sự hứng thú của trẻ để kết thúc giờ chơi.
• Một tuần tổ chức 2 lần tuỳ theo điều kiện từng địa phương ( thứ 2, thứ
4 hoặc thứ 3, thứ 5)


KỂ CHUYỆN
1. Thu hút sự chú ý của trẻ ( trò chơi, câu đố, chuyện ngắn, quan sát hình
ảnh bài sắp học)
2. Kể chuyện cho trẻ nghe ( khi mới kể cháu chưa thuộc chuyện)
- Kể lần 1: dùng tranh

Đàm thoại: - Tựa đề câu chuyện.
- Nhân vật câu chuyện
- Kể lần 2: Minh hoạ độn tác, kể diễn cảm qua ánh mắt,điệu bộ.
- Kể lần 3: Cô dẫn chuyện qua tranh, cháu tập kể cùng cô, cô gợi ý nhất
là những từ khó cháu không nói được.
- Kể lần 4: Cô tóm tắt chuyện, liên hệ thực tế, lồng giáo dục trẻ.
* Chú ý: Nhũng lần kể sau, dựa vào nhận thức của cháu để nâng độ khó,
hỏi tình tiết, hành động của các nhân vật trong chuyện ( sử dụng khi trẻ
gần thuộc chuyện hoặc đã thuộc chuyện
* Kể lần 4 chia ra 3 mức độ:
- Mới kể chuyện thì tóm tắt nội dung câu chuyện, liên hệ thực tế, lồng
giáo dục.
- Gần thuộc chuyện thì cho xem rối, trẻ liên hệ thực tế, lồng giáo dục.
- Thuộc chuyện thì cho trẻ đóng kịch, cô dẫn chuyện và giới thiệu các
nhân vật trong câu chuyện nhẹ nhàng, đơn giản, không cầu kỳ.( cháu
làm điệu bộ động tác của các nhân vật trong câu chuyện, đưa phần
giáo dục trẻ khi kể lần 3.
KỂ CHIYỆN THEO TRANH
1. Trò chơi, bài hát, thơ
2. Trò chuyện về bức tranh ( từ trái sang phải. từ trên xuống dưới)
3. Đàm thoại, dặt câu hỏi hỏi trẻ ( từ tổng thể đến chi tiết, hỏi tập thể dến
cá nhân)
4. kể chuyện theo tranh, cô kể chuyện dùng que chỉ, cô kể 1-2 lần, liên
hệ thực tế lồng giáo dục trẻ
5. Khuyến khích trẻ tự kể, dùng que chỉ vào bức tranh kể, cô gợi ý khi
trẻ quen hoặc không biết dùng từ.
6. Chuyển hoạt động khác
NHẬN BIẾT TẬP NÓI
1. Trẻ quan sát tranh, vật thật, đồ vật sắp dạy cho trẻ sờ mó, ngửi…tuỳ
bài.

2. Thu hút sự chú ý qua trò chơi câu đố, thơ, hát, câu chuyện ngắn…
3. Đàm thoại;
- Hỏi cả lớp ( từ tổng quát đến chi tiết, công dụng)


- Hỏi cá nhân ( từ tổng quát đến chi tiết, công dụng) cháu chỉ vào tranh,
đồ vật và nói được.
- Cô nhắc lại ( tổng quát đến chi tiết đồng thời nói công dụng và giáo
dục trẻ).
4. So sánh: cô giới thiệu những điểm giống và khác nhau, chỉ cần 1-2
đặc điểm, nêu giống trước khác sau, rồi mới hỏi trẻ.
5. Luyện tập qua lô tô hoặc qua tranh, đồ dùng, đồ vật cô tự làm.
6. Chuyển hoạt động khác.
• Chú ý:
- Dạy dứt điểm từng tranh.
- Dạy 1 đồ vật thì nói nhiều đặc điểm, dạy nhiều đồ vật thì nói 1 số đặc
điểm chính.
- Một tranh gọi 1-2 cháu chỉ và nói, tránh thời gian truyền thụ kiến thức
lâu, cháu chán, chú ý khâu luyện tập và trò chơi tích hợp để tích hợi
nội dung cần truyền thụ.
GIÁO DỤC ÂM NHẠC
Giáo dục âm nhạc có thể dạy 2 phần, co sthể dạy 3 phần, nếu dạy 2 phần
mới tổ chức các trò chơi lồng giáo dục các lĩnh vực khác.
1. Hoạt động nghe nhạc nghe hát: nội dung kết hợp là vận động theo
nhạc hoặc trò chơi âm nhạc.
2. Hoạt động hát: nội dung kết hợp là vận động theo nhạc hoặc trò chơi
âm nhạc
3. Hoạt động vận động theo nhạc: nội dung kết hợp là nghe nhạc- nghe
hát.
• Nghe nhạc - nghe hát; cô hát múa biểu diễn hoặc đánh đàn là chủ

yếu, cháu ngôi nghe, xem và có thể ngẩu hứng theo cô.
• Dạy hát:
- Cô làm mẫu lần 1, lầ 2 vừa hát vừa vỗ tay.
- Tập thể hát vỗ tay cùng cô, chia nhóm hát vỗ tay, các nhân sửa sai, cả
lớp hát.
- Nếu dạy từ lần 2 cho trẻ gõ phách tre, xắc xô ( chia nhóm như trên)
• Vận động theo nhạc: Cô làm mẫu 1-2 lần, sau đó mở rnhạc cho tập
thể cùng vận động, chia nhóm, có bài cho 2 cháu cùng vận động, rồi
cả lớp
4. Biểu diễn văn nghệ: ( cuối chủ đề).
- thời gian không quá 20 phút, tuỳ theo sự hứng thú của trẻ có thể kéo
dài 1-2 phút.


- Chuẩn bị đàn, máy, nhạc cụ, xắc xô, phách gõ, quần áo cho ô và cháu,
mũ đội, chuẩn bị phông màn, bàn ghế ch o cháu ngồi xem và cháu
diễn, cháu diễn cho ngồi hàng ghế trên cho tiện lên xuống khi diễn.
- cô dẫn chương trình từ đầu đến kết thúc.
- Nôi dung các bài đã học trong chủ đề do cô và cháu biểu diễn những
bài hát múa, thơ, tiểu phẩm, hoạt cảnh, kịch, vận động theo nhạc, nghe
hát.
TẠO HÌNH
1. Cho trẻ quan sát những vật trẻ sắp học, sắp tạo ra.
2. Giới thiệu qua câu chuyện ngắn, trò chơi, bài hát…
3. Cô làm mẫu 1-2 lần ( mẫu của cô phải chính xác, to hơn của cháu, cô
để mẫu suốt thời gian cháu vẽ nặn,vị trí dễ thấy, dễ nhìn).
4. Cháu luyện tập:
- Cô chuẩn bị bàn ghế, giấy A4, bút vẽ hoặc đất nặn, bảng đen, đĩa để
đất nặn, đĩa để khăn ướt lau tay, hoặc rổ đựng bút chì vẽ…
- Cô mở nhạc từ lúc cháu vẽ đến lúc kết thúc luyện tập.

- Tập thể, nhóm thi đua, chủ yếu chia nhóm qua lời để dộng viên trẻ,
không nhất thiết cháu phải dừng tay chờ tổ bạn.
- Cô đến bên cháu động viên, hỏi cháu đang làm gì? cái gì đây? Mầu
gì? để làm gì?
- Hết giờ cô tắt nhạc cháu dừng tay.
- Mang sản phẩm lên treo hoặc cô xuống bàn lựa chon những sản phẩm
đẹp và những sản phẩm chưa đẹp để nhận xét, động viên.
5. Chuyển hoạt động khác.
TÔ MÀU
• Cho trẻ tô trên những bức tranh trắng đen đã vẽ sẳn, hình vẽ to, rõ
ràng, đơn giản, ít chi tiết như hoa, quả, em bé, đồ dùng, đồ chơi, ô tô
bằng bút chì màu, bút dạ, tăm bông, bút lông….
TẬP VẼ
• Cho trẻ vẽ các nét xiên, thẳng, nét xoay tròn để tạo ra các sản phẩm
đơn giản. khuyến khích trẻ đặt tên các sản phẩm đó: cây cỏ, con
đường, mưa, cái bánh, quả bóng.
• Khi trẻ vẽ nét ngang cô gợi ý các con hãy vẽ con đường cho ô tô chạy,
con đường cho các chú thỏ đi về nhà.
TẬP DÁN
• Cô cho trẻ phết hồ lên tờ giấy và khuyến khích trẻ dán các hình để tạo
ra các sản phẩm có màu sắc như ngôi nhà, bông hoa, lá,quả, đồ dùng,
đồ chơi… cô xé những mẫu hoạ báo, giấy màu đã sử dụng hoặc cắt


những mảnh vải nhỏ có hình hoa văn, hình dạng, màu sắc khác nhau
để trẻ tập dán.
XÂU VÒNG- XẾP HÌNH
1. Thu hút sự chú ý qua trò chơi, câu đố, nhạc, chuyện ngắn…..
2. Đàm thoại hoặc giới thiệu (tuỳ theo bài).
- Cô làm mẫu từ 1-2 lần, vừa làm vừa giải thích, sau đó mời 1 trẻ nhanh

nhẹn lên làm thử cho các bạn xem. ( đồ dùng của cô to hơn đồ dùng của trẻ,
đồ dùng của cháu đủ mỗi cháu một bộ, đồ dùng từ 2-3 bộ).
3. Luyện tập:
- Tập thể chơi, chia nhóm.
- Cô đến bên cháu động viên hỏi cháu đang làm giò? để làm gì? màu gì đây?
- Dạy dứt điểm từng bộ đồ chơi, co sthể bộ này liên quan đến bộ kia.
4. Chuyển hoạt động khác.
* Chú ý: dạy riêng 1 bài giờ hoạt động có chủ đích thời gian nhiều hơn, đồ
dùng sử dụng từ 2-3 bộ, dạy tích hợp thời gian ít hơn từ 3-4 phút, đồ dùng 1
bộ là vừa, chủ yếu luyện tập và trò chơi.
PHƯƠNG PHÁP ĐỌC THƠ, CHUYỆN
1. Thu hút sự tập trung chú ý qua thơ, hát, trò chơi..
2. Giới thiệu sách, tranh( sờ, quan sát).
3. Trò chuyện với trẻ ( các nhân vật trong câu chuyện, thơ)
- Giới thiệu từ tổng quát đến chi tiết.
- Liên hệ thực tế giáo dục trẻ
4. Đọc truyện:
- Đoạ lần đàu quàng que chỉ
- Đọc lần 2, sau đó tóm tắt chuyện
- Cả lớp đọc cùng cô.
- Nhấn mạnh từ, câu khó cô dọc, cháu đọc theo.
5. Hoạt động tiếp theo:
- Kích thích tẻ thể hiện kinh nghiệm như: hát, vẽ, nặn, đóng kịch, trò chơi
liên quan đến nội dung câu chuyện
DẠY THƠ
1. Thu hút sự chú ý qua hát,câu chuyện ngắn để giưói thiệu hoặc dùng
tranh giới thiệu, đàm thoại về bức tranh lồng giao sdục trẻ..
2. Cô đọc thơ diễn cảm 2 lần, lần 2 làm động tác minh hoạ, nói nội dung
bài thơ lồng giáo dục trẻ.
3. Luyện tập; Cháu đọc thơ theo cô truyền khẩu, đọc vuốt đuôi từ cuối

( không ngắt từng câu).
- Cả lớp đọc theo cô, chia nhóm để thi đua, cá nhân đọc để sửa sai từ
khó.


- Từ tiết thứ 2 mới cho cá nhân đọc, tăng đọc nhóm và đọc cá nhân
( giảm đọc tập thể).
4. Củng cố: cô đọc lại diễn cảm 1 lần.
5. Chuyển hoạt động khác.
NHẬN BIẾT PHÂN BIỆT
1. Quan sát vật sắp học, hoặc giới thiệu qua câu chuyện nhỏ, câu đố, bài
hát, bài thơ…
2.Đàm thoại; hỏi trẻ, giới thiệu bài.
3.Luyện tập: tập thể, nhóm, tập thể để thi đua.
- Cô bao quát lớp, đên bêb trẻ hỏi trẻ đang làm gì? để làm gì? động viên
trẻ.
4. Củng cố: Cô hỏi cả lớp, các nhân 1 vài cháu trả lời đứng tại chỗ.
5. Chuyển hoạt động khác.
• Lưu ý:
- Dạy dứt điểm từng đồ dùng, có thể đưa 2-3 đồ chơi, tuỳ theo dạy
riêng 1 bài hay dạy tích hợp.
- Dạy riêng 1 bài thì sử dụng 2-3 bộ đồ dùng, dạy tích hợp thì sử dụng 1
bộ đồ dùng, chủ yếu là luyện tập.
Trên đây là những gợi ý nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức
các hoạt động GDMN mới, nhưng GV không thể rập khuôn mà phải
chủ động, linh hoạt. thiết kế mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình
thức tổ chức hoạt động có sáng tạo đẻ cháu hứng thú, hoạt động tích
cực




×