Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

KẾT QUẢ NGHIÊN cứu xâm NHẬP mặn PHỤC vụ PHÁT TRIỂN KINH tế xã hội ĐỒNG BẰNG SÔNG cửu LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.36 KB, 8 trang )

Ketnooi.com di n n cụng ngh hng u

kết quả nghiên cứu xâm nhập mặn phục vụ phát triển
kinh tế - xã hội đồng bằng sông cửu long
GS.TS. Lê Sâm1

Tóm tắt: Mặn là thuộc tính vùng cửa sông. Trong sự tơng tác giữa sông và biển, hai dòng
nớc ngọt và mặn giao hội với nhau. Trong thời kỳ triều lên, xáo trộn và nớc mặn rút đi trong
thời kỳ triều xuống tạo thành sự mặn hoá đều đặn trong không gian, theo thời gian dới tác động
của hai yếu tố cơ bản: lu lợng nớc ngọt từ nguồn xuống và thủy triều thể hiện qua biên độ và
cờng suất.
Diễn biến phức tạp của xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long là vấn đề đã đợc dự
báo vì diễn biến này gắn liền với nhu cầu sử dụng nớc cho các mục tiêu kinh tế - xã hội ở đồng
bằng sông Cửu Long.
Xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long những năm gần đây trở nên gay gắt hơn và
ngày càng ảnh hởng đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội đồng bằng sông Cửu Long nói
chung, đặc biệt là các tỉnh ven biển.
1. Mở đầu
Với diện tích khoảng 3,9 triệu ha, đồng bằng sông Cửu Long giữ một vai trò quan trọng
trong nền kinh tế quốc dân. Đây là vùng đất có u thế lớn về nông nghiệp (chiếm 50% sản lợng
lơng thực của cả nớc) và thủy sản.
Đồng bằng sông Cửu Long là một hệ thống hở, thấp, chịu tác động của chế độ thủy văn
bán nhật triều biển Đông và nhật triều biển Tây. Hơn 300 năm khai thác, những năm gần đây
sinh thái và môi trờng đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là vùng ven biển, không ngừng biến
đổi sâu sắc, đang chuyển dần từ hệ sinh thái tự nhiên sang hệ sinh thái do con ngời điều khiển.
Toàn bộ diện tích tự nhiên của 8 tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long là 2,86 triệu ha.
Trớc đây diện tích bị xâm nhập mặn ở vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long ở mức 1 g/l là
2,1 triệu ha, mức 4 g/l là 1,7 triệu ha, hiện nay đã giảm và đang biến đổi nhiều do sự phát triển
hạ tầng thủy lợi và thay đổi mô hình canh tác. Những năm gần đây việc chuyển đổi cơ cấu sản
xuất ở vùng ven biển từ trồng lúa sang nuôi tôm một cách tự phát trên diện rộng đã làm cho bức
tranh xâm nhập mặn ven biển đồng bằng sông Cửu Long trở nên phức tạp, nhiều nơi nằm ngoài


sự kiểm soát và tiềm ẩn các hậu quả xấu về môi trờng.
Việc khai thác tiềm năng vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long là một vấn đề rất phức
tạp với độ rủi ro cao, đe dọa phá hủy sinh thái và môi trờng nếu khai thác không khoa học và
hợp lý.
________________
1. Viện Khoa học Thuỷ lợi miền Nam.

57


Do đó, để phát triển bền vững vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long đòi hỏi phải
nghiên cứu địa bàn này một cách toàn diện theo quan điểm hệ thống.
Một trong những nghiên cứu quan trọng đặt nền móng cho phát triển kinh tế - xã hội vùng
ven biển là nghiên cứu xâm nhập mặn, từ đó xây dựng các kịch bản phát triển và các mô hình
khai thác thích hợp trong mối quan hệ tổng thể toàn đồng bằng sông Cửu Long và cả nớc.
2. Kết quả nghiên cứu xâm nhập mặn
2.1. Phân vùng khảo sát xâm nhập mặn
Phạm vi ảnh hởng xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long chiếm khoảng trên 50%
diện tích toàn đồng bằng (diện tích tự nhiên của đồng bằng sông Cửu Long khoảng 3.933.000
ha) gồm các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và
Kiên Giang. Trên cơ sở phân tích đặc điểm tự nhiên về khí tợng, thủy văn, địa hình, hệ thống
thủy lợi đồng bằng sông Cửu Long đợc chia thành 4 vùng để khảo sát điều tra xâm nhập mặn,
đó là:
- Vùng cửa sông Cửu Long gồm các tỉnh: Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh và một phần tỉnh
Sóc Trăng.
- Vùng ven sông Vàm Cỏ thuộc tỉnh Long An.
- Vùng ven biển Tây gồm tỉnh Kiên Giang và một phần tỉnh Cà Mau.
- Vùng bán đảo Cà Mau gồm các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau.
2.2. Diễn biến xâm nhập mặn đồng bằng sông Cửu Long
2.2.1. Diễn biến xâm nhập mặn vùng cửa sông Cửu Long

Hệ thống sông Cửu Long thuộc vào loại hệ thống sông lớn trên thế giới. Sông Mêkông
chảy vào Việt Nam theo 2 nhánh là sông Tiền và sông Hậu. Qua ngã ba sông Vàm Nao có sự
phân phối lại dòng chảy từ sông Tiền sang sông Hậu. Xuôi về phía hạ lu, tại Vĩnh Long, Trà
Vinh, sông Tiền và sông Hậu phân nhánh rồi đổ ra biển trên các cửa sông là: Cửa Đại, Cửa Tiểu,
Ba Lai, Hàm Luông, Cỗ Chiên, Cung Hầu, Định An và Trần Đề. Trong mùa kiệt nguồn nớc
ngọt duy nhất vào đồng bằng sông Cửu Long và chảy ra 8 cửa sông là lu lợng của sông
Mêkông. Đây là nguồn nớc chính cung cấp cho sản xuất nông nghiệp và dân sinh. Chế độ thủy
văn của sông chịu sự chi phối mạnh của thủy triều biển Đông và chế độ nớc thợng nguồn. Từ
tháng 2 đến tháng 6 hàng năm lu lợng thợng nguồn tơng đối nhỏ và nhỏ nhất vào tháng 4.
Độ dốc lòng sông nhỏ, sông rộng và sâu, địa hình khá bằng phẳng, tạo điều kiện thuận lợi cho
nớc mặn xâm nhập sâu vào dòng chính và kênh rạch nội đồng. Độ mặn hàng ngày diễn biến
theo chu kỳ của thủy triều biển Đông (bán nhật triều) có hai đỉnh mặn và hai chân mặn, độ mặn
lớn nhất ứng với đỉnh triều, thời gian xuất hiện thờng sau đỉnh triều, chân triều khoảng 2 - 3
giờ.
Độ mặn ở biển Đông địa phận nớc ta trong khoảng 32 - 33 g/l, tại các cửa sông do tiếp
nhận nguồn nớc ngọt nên độ mặn đợc pha loãng.
Từ số liệu đo mặn qua các năm, xu thế chung độ mặn xâm nhập vào toàn vùng tăng dần từ
58


tháng 2 đến tháng 4 và một vài ngày đầu tháng 5. Giữa và cuối tháng 5 và 6 độ mặn giảm nhanh
trên toàn bộ vùng cửa sông trải rộng trên dải đất từ Gò Công tới Sóc Trăng.
Nhìn chung toàn vùng cửa sông diễn biến xâm nhập mặn thay đổi qua từng năm:
Diễn biến xâm nhập mặn vào vùng cửa sông đạt nồng độ cao, bất lợi theo thứ tự giảm dần
1998, 2004, 1993, 1995, 1991, 1992, 1994, 1996, 1997, 1999, 2003, 2002 và nồng độ nhỏ nhất
là năm 2000.
2.2.2. Diễn biến xâm nhập mặn vùng hai sông Vàm Cỏ
Nguồn mặn xâm nhập vào hai sông Vàm Cỏ Tây và Vàm Cỏ Đông thông qua cửa sông và
các kênh rạch nối với hai sông này để xâm nhập sâu vào nội đồng.
Chế độ thủy văn cả hai sông chịu ảnh hởng trực tiếp của chế độ thủy triều biển Đông là

chính. Mùa cạn lợng nớc từ thợng nguồn (biên giới Việt Nam - Campuchia) chảy về đồng
bằng nhỏ đã tạo cho thủy triều xâm nhập sâu vào nội đồng.
Nguồn xâm nhập mặn từ biển Đông vào trong vùng phụ thuộc rất nhiều vào lợng ma
đầu vụ, sự dùng nớc trong khu vực, lợng nớc từ sông Tiền chảy vào Vàm Cỏ Tây qua hệ
thống kênh trục nh Hồng Ngự, Tân Thành - Lò Gạch, Đồng Tiến Lagrange. Thời gian mặn
nhất thờng xuất hiện vào tháng 3, 4 và đầu tháng 5.
Độ mặn lớn nhất trên sông Vàm Cỏ Tây tại Cầu Nổi, Tân An, Tuyên Nhơn. Trên sông,
đờng quá trình mặn tơng tự nh đờng quá trình mực nớc nhng chậm sau 1 - 2 giờ.
Số liệu đo mặn các tháng trong mùa khô từ năm 1991 đến năm 2003 cho thấy độ mặn đạt
trị số lớn nhất vào chu kỳ triều cờng, trong tháng 3 và 4 hàng năm. Năm 1993, 1998, 2004 là
những năm các tháng 3, 4 có sự lan truyền mặn đạt trị số lớn nhất trong 14 năm.
Diễn biến mặn qua 14 năm, nồng độ mặn lan truyền vào sông Vàm Cỏ Tây theo thứ tự
năm giảm dần 1993, 1998, 2004, 1995,1994, 1991, 1992, 1996, 1997, 1999, 2002, 2003 và nhỏ
nhất là năm 2000.
Nồng độ mặn trên sông Vàm Cỏ Đông vào các tháng 3, 4 hàng năm đạt trị số cao nhất so
với các tháng trong năm ở hầu hết các trạm đo. Những năm độ mặn có trị số lớn bất lợi theo thứ
tự năm giảm là: 1993, 1994, 1998, 1995, 1991, 1992, 1996, 1997. Năm 1993 độ mặn đạt trị số
lớn nhất, giảm đáng kể ở năm 1999 và năm 2000 đạt trị số nhỏ nhất.
2.2.3. Diễn biến xâm nhập mặn vùng ven biển Tây
Khu vực từ Cái Sắn đến Hà Tiên có địa hình bằng phẳng, cao độ phổ biến từ 0,4 - 0,6 m.
Đây là khu vực chịu ảnh hởng trực tiếp triều biển Tây, biên độ triều trung bình 0,8 - 1,0 m.
Mực nớc chân triều dao động ít 0,2 - 0,4 m, mực nớc đỉnh triều dao động nhiều 0,6 - 0,8m.
Một chu kỳ triều trung bình 15 ngày. Nguồn nớc chính ở đây gồm có nớc sông Hậu và ma.
Hai yếu tố này đóng vai trò quan trọng trong việc pha loãng và hạn chế mặn xâm nhập vào
trong vùng từ biển Tây. Đại bộ phận các kênh rạch trong khu vực có hớng Đông Bắc - Tây
Nam, nối từ sông Hậu đổ ra biển Tây hoặc thông qua kênh Rạch Giá - Hà Tiên. Vùng này chịu
ảnh hởng trực tiếp của triều biển Tây, lại có nớc sông Hậu bổ sung nên khi triều lên độ mặn
lớn, khi triều xuống độ mặn giảm. Biên độ mặn lớn thờng xảy ra vào ngày triều cờng trong
tháng. Xâm nhập mặn ở 3 vị trí tiêu biểu của khu vực nhìn chung tăng dần từ tháng 3 sang tháng
59



4 hàng năm. Xét về trị số nồng độ mặn bất lợi nhất trong khu vực theo thứ tự giảm dần theo các
năm: 1993, 1995, 1996, 1998, 2004, 1995, 1993, 1994, 1997, l999, 2002. Năm 2000 và 2003 là
năm nồng độ mặn có trị số nhỏ nhất trong 14 năm.
Khu vực từ Cái Sắn tới sông Cái Lớn chịu ảnh hởng trực tiếp triều biển Tây, nớc sông
Hậu bổ sung nhiều so với khu vực 1 nên mặn đã đợc pha loãng. Biên độ mặn cũng nhỏ, xảy ra
vào ngày triều cờng. Độ mặn tăng dần từ tháng 2, hầu hết đạt trị số cực đại vào tháng 3 và
giảm mạnh vào tháng 4. Vào tháng 4 trong hai năm 1999 - 2000 đều có ma phân bố đều theo
thời gian, nguồn nớc sông Hậu cung cấp khá phong phú đẩy lùi xâm nhập mặn ở khu vực này.
Tuy năm 2002 mặn có tăng hơi bất thờng, nhng độ mặn đã giảm nhiều trong năm 2003. Độ
mặn bất lợi theo thứ tự giảm dần theo các năm: 1998, 1995, 1993, 1996, 2002, 1992, 1991,
1994, 2004, 1997, 1999, 2000 và năm 2003 .
Khu vực từ sông Cái Lớn đến sông Ông Đốc mang tính đặc thù của vùng ven biển Tây,
chịu ảnh hởng mặn từ biển Tây đặc biệt qua hệ thống sông Cái Lớn, sông Ông Đốc và mặn bổ
sung sang từ phía Bắc kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp, diễn biến mặn ở đây khá phức tạp. Mặn xuất
hiện sớm, tăng dần từ tháng 2 hầu hết đạt trị số lớn nhất vào tháng 3, sau đó giảm dần vào tháng
4 và những tháng tiếp sau trong mùa khô hàng năm theo sự gia tăng của ma. Xâm nhập mặn ở
khu vực biến đổi không theo xu hớng chung trong vùng ven biển Tây. Nồng độ mặn lớn nhất
giảm dần theo các năm 1995, 1993, 1998, 2002, 1996, 1992, 1991, 1994, 1999, 1997 và 2000.
2.2.4. Diễn biến xâm nhập mặn vùng trung tâm bán đảo Cà Mau
Chế độ thủy văn vùng trung tâm bán đảo Cà Mau bị chi phối bởi triều biển Đông, biển
Tây, dòng chảy sông Mêkông và chế độ ma trong đồng. Giống nh đồng bằng sông Cửu Long
hình thành hai mùa rõ rệt: mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 11 và mùa cạn từ tháng 7 đến tháng 4
năm sau.
Nguồn nớc mặn chính xâm nhập vào các kênh rạch vùng trung tâm bán đảo Cà Mau là từ
phía biển Đông thông qua sông Mỹ Thanh, Gành Hào và nguồn mặn xâm nhập từ phía biển Tây
qua sông Ông Đốc, sông Cái Lớn, Cái Bé và các kênh Rạch Sỏi, Nớc Mặn, Chắc Băng, Cán Gáo.
Hiện nay nhờ có hệ thống cống ngăn mặn Mỹ Phớc, Cái Trầu (Thạnh Trị)... cùng với hệ
thống cống vùng Tiếp Nhật nên một số khu vực thuộc hệ thống Tiếp Nhật và Quản Lộ - Phụng

Hiệp đã đợc ngăn mặn.
Nguồn ngọt chủ yếu của vùng trung tâm bán đảo Cà Mau là từ sông Hậu thông qua các
kênh trục: kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp, kênh Lai Hiếu, kênh Xà No, Ô Môn...
Từ 1994 đến nay, hệ thống ngăn mặn của Dự án Quản Lộ - Phụng Hiệp lần lợt hoàn tất
và đợc đa vào hoạt động, nguồn mặn từ phía biển Đông truyền theo sông Mỹ Thanh lên đã bị
ngăn chặn bởi các cống ngăn mặn.
Tuy nhiên, trong quá trình quản lý nớc ở khu vực lân cận, cống có thể bị nhiễm mặn vào
tháng 3, 4 nhng nồng độ không cao và duy trì trong thời gian ngắn. Mấy năm gần đây do
chuyển đổi cơ cấu sản xuất từ trồng lúa sang nuôi tôm nên môi trờng nớc vùng này đang có
những diễn biến phức tạp.
Khu vực tỉnh Sóc Trăng đợc tiếp ngọt từ sông Hậu với một số đê, cống ngăn mặn đợc
xây dựng. Trong mùa khô mấy năm gần đây (2000 - 2003), lợng ma đầu mùa đến sớm vào
60


cuối tháng 3, đầu tháng 4, tổng lợng phân bố đều theo thời gian. Xâm nhập mặn ở khu vực này
nhìn chung giảm rõ rệt so với cùng kỳ những năm trớc (1993 - 1999).
Khu vực Quản Lộ - Phụng Hiệp xa nguồn nớc ngọt từ sông Hậu, hệ thống công trình thủy
lợi đã và đang đợc xây dựng, bớc đầu đi vào hoạt động. Diễn biến nồng độ mặn qua một số
năm đều cho trị số cao hơn khu vực tỉnh Sóc Trăng và diễn biến bất lợi hơn. Nguồn xâm nhập mặn
vào khu vực từ nhiều phía, nồng độ mặn đo đợc qua các tháng 3, 4 rất cao năm 1995 ở trạm đo
Ngan Dừa, Cộng Hòa. Những năm gần đây nồng độ mặn giảm rất rõ (1999-2000). Ngoài lý do
thời tiết, các cống ngăn mặn đang đợc hoàn tất thu hẹp dần diện tích bị nớc mặn xâm nhập.
2.3. Dự báo độ mặn nền vùng đồng bằng sông Cửu Long
Giá trị độ mặn tại mỗi điểm và thời điểm cụ thể trong các sông, kênh vùng đồng bằng
sông Cửu Long đợc tổng hợp từ độ mặn nền và độ mặn biến động. Nhu cầu thực tế về các bản
đồ dự báo độ mặn vùng đồng bằng sông Cửu Long trung và dài hạn rất lớn và ngày càng trở nên
cấp bách, mọi nghiên cứu có thể đáp ứng dù chỉ một phần nhỏ của nhu cầu này luôn luôn có ý
nghĩa thực tiễn quan trọng.
Diễn biến độ mặn nền trong sông, kênh ven biển đồng bằng sông Cửu Long rất phức tạp vì

nó liên tục phụ thuộc vào chế độ dòng chảy không ổn định do dao động triều gây ra.
Quy trình lập bản đồ dự báo mặn nền cho vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long trên
mô hình HydroGis trong giai đoạn thử nghiệm bao gồm các bớc công tác sau:
- Thiết lập cơ sở dữ liệu nhập và phác đồ tính toán dự báo
- Kiểm định độ tin cậy của công cụ dự báo và bộ dữ liệu nhập
- Thiết lập điều kiện đầu và điều kiện biên để chạy bài toán dự báo
- Đóng gói sản phẩm dự báo và chuyển đến ngời dùng
- Tiếp nhận các ý kiến đánh giá và đóng góp của ngời sử dụng về chất lợng dự báo và
hình thức sản phẩm để hiệu chỉnh mô hình, dữ liệu nhập và cách làm trong các lần tiếp theo.
Kết luận về dự báo độ mặn nền:
- Dự báo độ mặn nền tại vùng ven biển ở đồng bằng sông Cửu Long trong các năm 2003,
2004 và 2005 với việc lập các bản đồ dự báo độ mặn nền trong sông rạch vùng đồng bằng sông
Cửu Long trên cơ sở xác định bởi 6 yếu tố thủy lực và khí tợng thuỷ văn chính. Công cụ để làm
dự báo là phần mềm HydroGis, đợc trang bị các trình con để dự báo độ mặn do 6 yếu tố nêu
trên xác định cho khoảng thời gian dự báo tùy ý.
- Các bản đồ dự báo độ mặn nền vùng đồng bằng sông Cửu Long rất có ý nghĩa thực tiễn,
cung cấp các dữ liệu đơn tính quan trọng trong việc xây dựng kế hoạch, mùa vụ trồng trọt, nuôi
trồng và đánh bắt thủy sản. Các bản tin dự báo này đã đợc chuyển đến các địa phơng trong
khu vực để sử dụng và lấy ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện thêm phơng pháp dự báo.
- Dự báo mặn cập nhật trong cùng một thời gian dự báo độ mặn nền theo mùa (mùa kiệt
năm 2002 - 2005) trên diện rộng toàn vùng ven biển, đề tài đã chọn địa điểm dự án Gò Công
(Tiền Giang) tiến hành dự báo cập nhật ngày nhằm cảnh báo mặn, dẫn ngọt phục vụ kịp thời sản
xuất; có sự cộng tác chặt chẽ giữa Công ty Khai thác Công trình Thủy lợi Tiền Giang và Viện
Khoa học Thủy lợi miền Nam.
61


2.4. Đề xuất giải pháp chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo quan điểm xâm nhập mặn
Trên cơ sở đánh giá thực trạng diễn biến xâm nhập mặn và hệ canh tác vùng ven biển đồng
bằng sông Cửu Long, những hợp lý và cha hợp lý, để từ đó đề xuất giải pháp chuyển đổi cơ cấu

sản xuất thích hợp.
Độ nhiễm mặn và thời gian duy trì mặn đóng vai trò chủ đạo để chuyển đổi cơ cấu sản xuất.
- Độ mặn < 4, thời gian nhiễm mặn < 3 tháng : Trồng lúa và hoa màu
- Độ mặn > 4 - 8Ê, thời gian nhiễm mặn < 6 tháng : Lúa - tôm.
- Độ mặn > 8Ê, thời gian nhiễm mặn > 6 tháng: Nuôi trồng thủy sản.
- Vùng cửa sông Cửu Long: Gồm các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh:
+ Cơ cấu cây trồng và mùa vụ cần chuyển dịch là: Nuôi trồng thủy sản; lúa một vụ cao sản
hoặc đặc sản; hai vụ lúa (hè thu, mùa); một vụ lúa mùa + màu; cây ăn trái trên các giồng cát;
một vụ lúa mùa + một vụ tôm sú mùa khô; nuôi tôm biển, nuôi tôm kết hợp trồng lúa.
+ Ngoài nuôi tôm cá chuyên canh, phát triển mô hình nuôi thuỷ sản kết hợp với trồng cây
dạng mơng vờn để nuôi nghêu, sò ở các bãi triều.
- Vùng hai sông Vàm Cỏ: thuộc tỉnh Long An:
+ Giảm sản xuất lúa 3 vụ ở những nơi điều kiện sản xuất cha ổn định, thay vào đó là mô
hình cá, tôm càng xanh.
+ Những khu vực trũng chịu ảnh hởng phèn nặng, nguồn nớc tới khó khăn, nên chuyển
từ đất trồng lúa sang trồng tràm, cừ, khoai mỡ, dứa, đay... có hiệu quả cao hơn lúa.
+ Cơ cấu cây trồng và cơ cấu mùa vụ là: 2 lúa + màu; các cây ngắn ngày chuyên canh
(mía, dứa...); các cây lâm nghiệp (tràm, tràm kết hợp nuôi cá).
- Vùng ven biển Tây: gồm các tỉnh Kiên Giang và Cà Mau.
+ Khu vực ven biển tiếp tục khai thác đất hoang hoá để nuôi tôm, chuyển đổi một số đất
lúa 1 vụ kém hiệu quả sang nuôi tôm nớc lợ (tôm sú).
+ Chuyển một phần đất canh tác 3 vụ lúa sang trồng hai vụ lúa kết hợp nuôi cá đồng, tôm
nớc ngọt để tăng hiệu quả sử dụng đất.
+ Trên các khu vực đất phèn nặng, trũng thấp chuyển sang trồng tràm.
+ Cơ cấu cây trồng và mùa vụ cần chuyển dịch: 2 vụ lúa (lúa đông xuân - hè thu); 1 vụ lúa +
nuôi trồng thủy sản (lúa mùa- tôm cá); 1 vụ lúa + 1 vụ màu (lúa mùa - da hấu, khoai hoặc rau
đậu đông xuân); chuyên màu (bí, khoai mỡ, mè...); chuyên mía; trồng tràm kết hợp nuôi cá.
- Vùng bán đảo Cà Mau: Gồm các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.
Vùng không bị ảnh hởng lũ, đất bị nhiễm mặn và có diện tích đất phèn lớn, bố trí nuôi
trồng thủy sản và trồng rừng ngập mặn phòng hộ. Vùng hởng lợi thuộc dự án thủy lợi Quản Lộ Phụng Hiệp: 1 vụ lúa cao sản, đặc sản; 2 vụ lúa (đông xuân - hè thu) và 2 vụ lúa (hè thu - mùa);

1 vụ mùa + 1 vụ tôm sú; chuyên rau đậu, cây ăn trái trên các giồng cát; nuôi tôm kết hợp trồng
lúa, nuôi tôm biển, phát triển các giống lúa mùa địa phơng có phẩm chất gạo ngon đáp ứng tiêu
dùng và xuất khẩu.
3. Kết luận
Xâm nhập mặn diễn biến rất bất thờng ngày này sang ngày khác, năm này sang năm khác
62


trên hệ thống sông ngòi kênh rạch ở đồng bằng sông Cửu Long. Chúng ta có thể hiểu đợc khá
rõ ràng các yếu tố ảnh hởng đến xâm nhập mặn trên toàn cảnh cũng nh trên từng nhánh sông,
kênh và ở mức độ nhất định đã thấy trớc đợc chiều hớng diễn biến của xâm nhập mặn ở
đồng bằng sông Cửu Long.
Hệ thống hóa và tóm tắt những vấn đề cơ bản của kết quả nghiên cứu về mặn đã đạt đợc
để giải trình, chuyển giao cho những ngời quản lý và khai thác tài nguyên nớc ở đồng bằng
sông Cửu Long và những ngời tiếp tục điều tra nghiên cứu sâu hơn đánh dấu một mốc quan
trọng trên con đờng tìm hiểu và chế ngự mặn xâm nhập ở đồng bằng sông Cửu Long.
Ngoài những mặt tích cực, xâm nhập mặn vốn là hạn chế rất to lớn đối với sự phát triển của
đồng bằng sông Cửu Long. Điều đáng nói thêm là: với yêu cầu phát triển trớc mắt, tình hình mặn
ngày càng trở nên nghiêm trọng và đã bắt đầu bớc vào tình trạng bấp bênh, mất ổn định, có lúc
có nơi trở nên rất bất lợi.
Đối với những vùng vốn bị mặn nhiều trong mùa khô, sự khai thác phát triển còn đang bộc
lộ một số mâu thuẫn, cần nghiên cứu giải quyết hài hòa. Vấn đề tiếp nớc ngọt cho dân sinh;
nớc phục vụ sinh hoạt và cho cảnh quan môi trờng của cộng đồng trong điều kiện công
nghiệp hoá, hiện đại hoá trở nên cấp thiết và rất khó giải quyết.
Công việc nghiên cứu về chiến lợc phát triển khai thác vùng mặn còn nhiều việc phải
làm. Công việc điều tra quan trắc tiếp cần đợc chọn lọc cho đúng hớng. Với mức độ hiểu biết
hiện nay về xâm nhập mặn và tác hại của nó mà điều quan trọng lúc này là xây dựng chiến lợc
phòng chống và khai thác hợp quy luật.
Cần đi sâu đề xuất biện pháp cho từng vùng với những đặc điểm khác nhau: vùng thờng
xuyên mặn nhiều, vùng bị mặn một số tháng trong năm, vùng bắt đầu bị đe dọa..., mỗi vùng

cần đi sâu vào các vấn đề mà toàn bộ cuộc sống kinh tế và xã hội đặt ra nh: nớc sinh hoạt,
nớc cho cây trồng và thời vụ, vờn ao, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, cảnh quan và môi
trờng... Từ đó có biện pháp công trình (đê, cống...) và cách quản lý thích hợp. Trên phạm vi
rộng hơn thì cần giải quyết thêm vấn đề tạo thế cho sự tiếp nớc ngọt và xử lý ảnh hởng đến
vùng xâm nhập mặn. Còn trên quy mô toàn đồng bằng thì cân đối giữa nớc đến của nguồn
sông Mêkông, nớc dùng cho đồng bằng sông Cửu Long và các nớc ven sông, lợng nớc
cần thiết ra biển để duy trì một sự kiềm chế mặn ở mức thích hợp, từ đó kiến nghị việc theo
dõi đánh giá và bảo vệ nguồn nớc sông chính, và kiến nghị sách lợc đối ngoại trong việc khai
thác tài nguyên giữa các nớc ven sông.
Tài liệu tham khảo
[1] Lê Sâm: Điều tra chua mặn đồng bằng sông Cửu Long, 1991 - 2000.
[2] Lê Sâm: Tổng quan nghiên cứu xâm nhập mặn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng
ven biển đồng bằng sông Cửu Long - Tuyển tập kết quả khoa học và công nghệ năm 2001. Viện
Khoa học Thuỷ lợi miền Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp - 2002.
[3] Lê Sâm: Đánh giá tác động của hệ thống công trình thủy lợi đến môi trờng nớc và hệ
canh tác ở đồng bằng sông Cửu Long, 2000.
63


[4] Ph¹m V¨n §øc: Tµi liÖu ®o mÆn cöa s«ng chÝnh ®ång b»ng s«ng Cöu Long, 1991 2002. §µi KhÝ t−îng Thñy v¨n Khu vùc Nam Bé.
[5] NguyÔn H÷u Nh©n: M« h×nh HydroGis, 2002.
Summary
Salinity is character of the estuary water. On the interactive between the river and the sea,
there is a confluence between two water courses (the fresh water and saline water). In the rising
tide, disorder and salt water go down in the falling tide establishing regularly salinisation in the
space, by time, it is effeced two main factors: Fresh water outflow from source and outflow of
tideways, which perform through amblitude and intensity.
Complicated situation of the salted intrustion in Mekong River Delta was forecasted
because it connects closly with the demands of water usage of Social - Economic purposes.
For the recent years, this salted intrustion becomes strongly, and day by day influences

much the socio-economic development in Mekong River delta, costal areas especially

64



×