Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học vinh
phạm thị lợm
MộT Số GIảI PHáP QUảN Lý nâng cao chất lợng
thực tập lâm sàng của học sinh điều dỡng
ở bệnh viện bệnh nhiệt đới thành phố hồ chí minh
Luận văn thạc sĩ khoa học GIáo dục
nghệ an - 2013
Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học vinh
phạm thị lợm
MộT Số GIảI PHáP QUảN Lý nâng cao chất lợng
thực tập lâm sàng của học sinh điều dỡng
ở bệnh viện bệnh nhiệt đới thành phố hồ chí minh
CHUYấN NGNH QUN Lí GIO DC
M S: 60.14.01.14
LUN VN THC S KHOA HC GIO DC
Ngi hng dn khoa hc:
PGS. TS. THAI VN THANH
NGHỆ AN - 2013
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này,
tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu trường Đại học Vinh đã giúp đỡ cho tôi được nâng
cao trình độ nhằm phục vụ sự nghiệp giáo dục ngày càng tốt hơn;
Ban Giám hiệu Trường Đại học Sài Gòn đã tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi học tập;
Quý Thầy Cô tham gia giảng dạy trong chương trình Thạc sĩ
Quản lý giáo dục khóa 19A đã hết lòng truyền đạt những kiến thức vô
cùng quý báo giúp tôi có những bài học ứng dụng trong cuộc sống,
trong công tác quản lý và trong quá trình làm luận văn này;
Tôi cũng không quên ơn Ban Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới,
Ban Giám hiệu,Trưởng Bộ môn Điều dưỡng Trường Đại học Quốc Tế
Hồng Bàng đã giúp đỡ ủng hộ tôi theo học chương trình này;
Tôi mãi mãi tôn kính và biết ơn sâu sắc về sự tận tình giúp đỡ của
Thầy Phó Giáo Sư Tiến sĩ Thái Văn Thành, Thầy Phó Giáo Sư Tiến sĩ
Nguyễn Văn Tứ đã hướng dẫn giúp đỡ tôi hoàn thành Luận văn này;
Hoàn thành luận văn này, tôi luôn ghi nhớ sự nhiệt tình giúp đỡ
của các Phòng Ban trong Bệnh viện, Giáo viên, Điều dưỡng hướng dẫn
lâm sàng, Học sinh Điều dưỡng đã nhận xét và cung cấp số liệu minh
chứng liên quan;
Cuối cùng tôi xin cảm ơn Quý tác giả của tài liệu mà tôi đã sử
dụng để làm tài liệu tham khảo trong quá trình nghiên cứu;
Các bạn học viên cao học khóa 19A đã cùng nhau chia sẻ kiến
thức và kinh nghiệm trong quá trình học tập.
Xin chân thành cảm ơn
Phạm Thị Lượm
CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
BGĐ
Ban giám đốc
BN
Bệnh nhân
BS
Bác sĩ
BV
Bệnh viện
BV. BND
Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới
BVSK
Bảo vệ sức khỏe
CBQL
Cán bộ quản lý
CNH
Công nghiệp hóa
CS
Chăm sóc
CSĐD
Chăm sóc Điều Dưỡng
CSNBTD
Chăm sóc người bệnh toàn diện
CSSK
Chăm sóc sức khỏe
CSYT
Chăm sóc Y Tế
ĐD
Điều Dưỡng
GD
Giáo dục
GD SK
Giáo dục sức khỏe
GV
Giáo viên
HĐH
Hiện đại hóa
HSĐD
Học sinh Điều Dưỡng
HSSV
Học sinh sinh viên
NB
Người bệnh
QL
Quản lý
TCVN
Tiêu chuẩn Việt Nam
TP
Thành phố
TTLS
Thực tập lâm sàng
VN
Việt Nam
XHCN
Xã hội chủ nghĩa
YT
Y Tế
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................................................1
CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN..............................................................................................2
MỤC LỤC...........................................................................................................................................3
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU.........................................................................................................1
MỞ ĐẦU............................................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu.....................................................................................................................3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu..............................................................................................3
4. Giả thuyết khoa học......................................................................................................................3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................................................................3
6. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................................................4
7. Những đóng góp của luận văn......................................................................................................4
8. Cấu trúc của luận văn....................................................................................................................5
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THỰC TẬP
LÂM SÀNG CỦA HỌC SINH ĐIỀU DƯỠNG..........................................................................................6
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề..........................................................................................................6
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài..................................................................................................6
1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nước ...............................................................................................11
1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài.........................................................................................17
1.2.1. Học sinh và học sinh Điều dưỡng...........................................................................................17
1.2.2. Thực tập lâm sàng, thực tập lâm sàng của học sinh Điều dưỡng..........................................19
1.2.3. Chất lượng thực tập lâm sàng của học sinh Điều dưỡng.......................................................20
1.2.4. Quản lý chất lượng thực tập lâm sàng của học sinh Điều dưỡng..........................................22
1.2.5. Giải pháp và giải pháp quản lý nâng cao chất lượng thực tập lâm sàng của học sinh Điều
dưỡng.............................................................................................................................................25
1.3. Một số vấn đề lý luận về quản lý chất lượng thực tập lâm sàng của học sinh Điều dưỡng......26
1.3.1. Ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng thực tập lâm sàng của học sinh Điều dưỡng.............26
1.3.2. Nội dung quản lý thực tập lâm sàng của học sinh Điều dưỡng.............................................27
1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thực tập lâm sàng của học sinh Điều dưỡng............28
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THỰC TẬP LÂM SÀNG CỦA HỌC SINH ĐIỀU DƯỠNG Ở BỆNH VIỆN BỆNH
NHIỆT ĐỚI, TP. HỒ CHÍ MINH..........................................................................................................32
2.1. Khái quát về bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, Tp. Hồ Chí Minh.........................................................32
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển bệnh viện.......................................................................32
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của bệnh viện................................................................................................35
2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của bệnh viện......................................................................................37
2.1.4. Chức năng, nhiệm vụ của bệnh viện trong huấn luyện và đào tạo........................................38
2.1.5. Đội ngũ cán bộ, giáo viên hướng dẫn lâm sàng của các trường tại bệnh viện BNĐ, đội ngũ
Bác sĩ, Điều dưỡng và đội ngũ giáo viên kiêm nhiệm của Bệnh viện BNĐ.......................................39
2.1.6. Quy mô chất lượng chăm sóc điều trị và đào tạo của bệnh viện...........................................41
2.1.7. Cơ sở vật chất của bệnh viện.................................................................................................43
2.2. Thực trạng thực tập lâm sàng của học sinh Điều dưỡng ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới,TP. Hồ Chí
Minh................................................................................................................................................44
2.2.1. Số lượng học sinh Điều dưỡng thực tập................................................................................44
2.2.2. Phân bổ học sinh Điều dưỡng thực tập.................................................................................46
2.2.3. Kết quả thực tập của HSĐD...................................................................................................46
2.2.4. Điều tra thực trạng thực tập lâm sàng của học sinh Điều dưỡng ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới,
TP. Hồ Chí Minh...............................................................................................................................47
2.3. Thực trạng quản lý thực tập lâm sàng của học sinh Điều dưỡng ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới,
TP. Hồ Chí Minh...............................................................................................................................48
2.3.1. Hệ thống tổ chức quản lý thực tập lâm sàng của học sinh Điều dưỡng ở Bệnh viện Bệnh
Nhiệt đới.........................................................................................................................................48
2.3.2. Điều tra thực trạng quản lý thực tập lâm sàng của học sinh Điều dưỡng ở Bệnh viện Bệnh
Nhiệt đới, Tp.Hồ Chí Minh...............................................................................................................50
2.4. Thực trạng sử dụng các giải pháp để nâng cao chất lượng thực tập lâm sàng của hoc sinh
Điều dưỡng.....................................................................................................................................52
2.4.1. Khái quát về điều tra thực trạng...........................................................................................52
2.4.2. Kết quả điều tra.....................................................................................................................52
2.5. Đánh giá chung về thực trạng..................................................................................................56
2.5.1. Nguyên nhân thành công......................................................................................................56
2.5.2. Nguyên nhân hạn chế, thiếu sót............................................................................................57
Kết luận chương 2...........................................................................................................................58
Chương 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
THỰC TẬP LÂM SÀNG CỦA HỌC SINH ĐIỀU DƯỠNG
Ở BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI, TP. HỒ CHÍ MINH..........................................................................59
3.1. Các nguyên tắc đề xuất giải pháp............................................................................................59
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu.......................................................................................59
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn.......................................................................................59
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả.......................................................................................60
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi..........................................................................................61
3.2. Các giải pháp quản lý nâng cao chất lượng thực tập lâm sàng của học sinh Điều dưỡng ở Bệnh
viện Bệnh Nhiệt đới, TP. Hồ Chí Minh..............................................................................................61
3.2.1. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, Bác sĩ, Điều dưỡng hướng dẫn thực tập
lâm sàng..........................................................................................................................................61
3.2.2. Xây dựng kế hoạch thực tập lâm sàng cho học sinh Điều dưỡng..........................................63
3.2.3. Tăng cường phối hợp giữa BV với các trường Trung cấp Điều dưỡng trong quản lý học sinh
........................................................................................................................................................65
3.2.4. Tăng cường bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên của trường và giáo
viên kiêm nhiệm .............................................................................................................................68
3.2.5. Giám sát, đánh giá hoạt động thực tập, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh được tiếp cận
với bệnh nhân, hồ sơ bệnh án, phương tiện, thiết bị chăm sóc.......................................................71
3.2.6. Xây dựng môi trường và tạo điều kiện thực tập thuận lợi cho HSĐD ...................................74
3.2.7. Đổi mới công tác đánh giá kết quả thực tập của học sinh Điều dưỡng.................................80
3.3. Thăm dò sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất...............................................82
3.3.1. Mục đích thăm dò.................................................................................................................82
3.3.2. Tổ chức thăm dò....................................................................................................................82
3.3.3. Kết quả thăm dò....................................................................................................................82
Kết luận chương 3...........................................................................................................................86
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................................................87
1. KẾT LUẬN ....................................................................................................................................87
2. KIẾN NGHỊ...................................................................................................................................89
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................................91
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
Sơ đồ:
Hình 2.1. Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới.................................................................................................33
Hình 2.2. Khu di tích Trần Phú nằm trong khuôn viên bệnh viện.....................................................34
Hình 2.3. BN nặng sử dụng những thiết bị hiện đại,
BS thăm khám thường xuyên..........................................................................................................35
Bảng 2.1. Tình hình nhân sự BV thời đểm tháng 10 năm 2012.......................................................36
Hình 2.4. Sơ đồ hệ thống tổ chức quản lý Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới...............................................37
Hình 2.5. Sơ đồ chức năng bệnh viện..............................................................................................38
Bảng 2.2. Thống kê số lượng GV bộ môn Y dược ở BV. BNĐ năm 2012..........................................39
Bảng 2.3. Thống kê số lượng giáo viên các trường trung cấp ĐD
hướng dẫn HS ở BV.BNĐ năm 2012...............................................................................................40
Bảng 2.4. Thống kê số lượng BS, ĐD hướng dẫn HS ở BV.BNĐ năm 2012......................................41
Bảng 2.5. Tình hình hoạt động BV 24 giờ
(tài liệu từ phòng kế hoạch BV. BNĐ)..............................................................................................42
Bảng 2.6 Tổng hợp công tác huấn luyện đào tạo năm 2012...........................................................43
Hình 2.6. Mô hình tổng thể BV. BNĐ...............................................................................................43
Bảng 2.7.Thống kê số lượng HSĐD thực tập ở BV.BNĐ năm 2012 .................................................45
Bảng 2.8. Phân bổ HSĐD thực tập ở các khoa.................................................................................46
Bảng 2.9. Kết quả thực tập của HSĐD năm 2012............................................................................46
........................................................................................................................................................48
Hình 2.7. Biểu đồ ý kiến giáo viên và ĐD về hoạt động TTLS của HSĐD...........................................48
Hình 2.8. Sơ đồ hệ thống quản lý học sinh Điều dưỡng thực tập....................................................50
Hình 2.9. Biểu đồ Ý kiến giáo viên và ĐD về quản lý TTLS của HSĐD...............................................51
Hình 2.10. Biểu đồ ý kiến GV và ĐD về giải pháp quản lý TTLS của HSĐD.......................................53
Hình 2.11. Biểu đồ ý kiến của HS về sự hài lòng khi TTLS ở BV. BNĐ..............................................53
........................................................................................................................................................54
Hình 2.12. Biểu đồ ý kiến của HS về những điều hài lòng
khi đi thực tập ở BV. BNĐ................................................................................................................54
Hình 2.13. Biểu đồ Ý kiến của HS về những khó khăn khi đi TT ở BV...............................................54
Hình 2.14. Biểu đồ Ý kiến của HS về mức độ học tập khi đi thực tập
BV. BND..........................................................................................................................................55
Bảng 3.1. Kết quả thăm dò tính cần thiết, khả thi của các giải pháp đề xuất.................................83
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Lý do về mặt lý luận
Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ vĩ đại của Cách mạng Việt Nam,
đồng thời là nhà giáo dục lớn của dân tộc. Người đã để lại cho chúng ta
nhiều quan điểm giáo dục có giá trị, trong đó quan điểm “Học đi đôi với
hành” là cơ sở khoa học, phương pháp luận biện chứng và là quy luật của sự
phát triển toàn diện nhân cách con người, phát triển nền giáo dục Việt Nam
hiện đại trong tương lai.
Theo quan điểm giáo dục mới, việc học kết hợp với thực tế được đề
cao, nhất là trong lãnh vực học nghề cần phải kết hợp học ở trường và học ở
các cơ sở có hành nghề ấy.
Trường Y trong đó thầy cô, sinh viên Y khoa, sinh viên, học sinh Điều
dưỡng hơn bao giờ hết họ thấu hiểu nguyên tắc này, phương châm của họ là
“Trăm nghe không bằng lần thấy, trăm thấy không bằng lần làm”.
Thực tập lâm sàng ở các bệnh viện là phần không thể thiếu trong
chương trình đào tạo sinh viên Y khoa, sinh viên, học sinh Điều dưỡng, nó
chiếm gần phân nửa số tiết và học phần trong chương trình. Thực tập lâm
sàng giúp sinh viên, học sinh tiếp cận với bệnh nhân làm quen với môi trường
bệnh viện, ứng dụng kiến thức, rèn luyện tay nghề. Ngoài giáo viên hướng
dẫn, Bác sĩ, Điều dưỡng, bệnh nhân, hồ sơ bệnh án, môi trường làm việc tại
các khoa, tất cả đều có thể là thầy, là bài học sống mà học sinh có thể được
hướng dẫn và học hỏi. Điều dưỡng Trưởng Bệnh viện là người chịu trách
nhiệm trong việc tổ chức, quản lý công tác thực tập lâm sàng của sinh viên,
học sinh Điều dưỡng các trường tại Bệnh viện đảm bảo hiệu quả thực tập lâm
sàng cho sinh viên, học sinh và an toàn cho người bệnh.
Trong các trường đào tạo nghề, trường Y trong đó có ngành Điều
dưỡng, học sinh có thời gian thực hành bắt buộc tại cơ sở Bệnh viện có thời
lượng dài và tần suất nhiều. Không phải chỉ ở Việt Nam mà tất cả các nước
trên thế giới chương trình đào tạo Điều dưỡng đều phải như thế vì do tính chất
nghề nghiệp: trực tiếp phục vụ cho sức khỏe con người, một sai sót nhỏ cũng
có thể ảnh hưởng đến tính mạng, mà tính mạng là điều thiêng liêng nhất của
con người và con người là vốn quý của xã hội.
Thực tập lâm sàng có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành kiến
thức, kỹ năng, thái độ của người Điều dưỡng sau khi tốt nghiệp và hành nghề.
Những bài học lý thuyết thầy cô giảng dạy tại trường hoặc các kỹ thuật thực
hành tại phòng thực hành của trường chỉ giúp sinh viên, học sinh có khái
niệm ban đầu. Người học sinh chưa thể hiểu chính chắn lý thuyết, chưa có kỹ
năng tốt để thực hiện các kỹ thuật, vì vậy nó chưa phải là kiến thức và kỹ
năng thật sự để người học sinh có thể hành nghề tốt sau khi tốt nghiệp, nếu
không qua thực tập lâm sàng tại bệnh viện.
Trong thời đại ngày nay, khi xã hội văn minh, điều kiện sống con người
được cải thiện, thì nhu cầu chăm sóc sức khỏe càng được lưu tâm, yêu cầu xã
hội về hệ thống Y tế càng cao nhất là chất lượng đội ngũ Bác sĩ và Điều
dưỡng, do vậy đào tạo đội ngũ nầy cần đặc biệt quan tâm về kiến thức, thái
độ, kỹ năng và nhất là khả năng ứng dụng thực tế, đối với Điều dưỡng còn gọi
là tay nghề mà tay nghề sẽ được hình thành qua thực tập lâm sàng.
1.2. Lý do về mặt thực tiễn
Số lượng học sinh Điều dưỡng đến thực tập ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt
đới rất đông, từ nhiều nguồn trường khác nhau. Cơ sở vật chất, nguồn bệnh
nhân, các mặt bệnh, các kỹ thuật, phương tiện thực hành của bệnh viện có
giới hạn.
Tâm lý lo sợ và ngại ngùn của học sinh Điều dưỡng khi “đi viện”.
Kinh nghiệm của giáo viên hướng dẫn lâm sàng, sự tạo điều kiện của lãnh
đạo Bệnh viện, sự sẵn lòng chỉ dẫn của Bác sĩ, Điều dưỡng khoa thực tập.
Những yếu tố trên chi phối chất lượng thực tập lâm sàng của học sinh
Điều dưỡng.
Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên, nhằm góp phần nâng cao
chất lượng thực tập lâm sàng của học sinh Điều dưỡng các trường tại Bệnh
viện Bệnh Nhiệt đới, TP. Hồ Chí Minh, tôi lựa chọn đề tài: “Một số giải pháp
quản lý nâng cao chất lượng thực tập lâm sàng của học sinh Điều dưỡng ở
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh”.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng thực tập
lâm sàng của học sinh Điều dưỡng ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ
Chí Minh đảm bảo an toàn cho người bệnh, đáp ứng chuẩn đào tạo ĐD.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Công tác quản lý chất lượng thực tập lâm sàng của học sinh Điều
dưỡng ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, TP. Hồ Chí Minh.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Giải pháp quản lý nâng cao chất lượng thực tập lâm sàng của học sinh
Điều dưỡng ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, TP. Hồ Chí Minh.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất được một số giải pháp quản lý có cơ sở khoa học, có tính khả
thi và áp dụng được trong thực tiễn thì sẽ nâng cao được chất lượng thực tập lâm
sàng của học sinh Điều dưỡng ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, TP. Hồ Chí Minh.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của quản lý chất lượng thực tập lâm sàng
của học sinh Điều dưỡng.
5.2. Đánh giá thực trạng quản lý chất lượng thực tập lâm sàng của học
sinh Điều dưỡng ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, TP. Hồ Chí Minh.
5.3. Đề xuất một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng thực tập lâm
sàng của học sinh Điều dưỡng ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, TP. Hồ Chí Minh.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu các tài liệu, các luận án, đề tài, các văn bản pháp lý có liên
quan đến vấn đề nghiên cứu để làm luận cứ khoa học cho các đề tài.
6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động.
- Phương pháp chuyên gia.
6.3. Phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu
7. Những đóng góp của luận văn
7.1. Đóng góp về mặt lý luận
- Góp phần hệ thống và cụ thể hóa một số vấn đề lý luận về quản lý
chất lượng thực tập lâm sàng của học sinh Điều dưỡng.
- Xây dựng một số qui trình quản lý học sinh Điều dưỡng thực tập ở BV
- Xây dựng chuẩn đánh giá chất lượng học sinh Điều dưỡng thực tập
lâm sàng ở Bệnh viện.
7.2. Đóng góp về mặt thực tiễn
- Đánh giá thực trạng quản lý chất lượng thực tập lâm sàng của học
sinh Điều dưỡng ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, TP. Hồ Chí Minh.
- Đề xuất một số giải pháp quản lý chất lượng thực tập lâm sàng của
học sinh Điều dưỡng có cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm nâng cao chất
lượng thực tập lâm sàng của đối tượng này ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới
Thành phố Hồ Chí Minh.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,
luận văn có 3 chương.
Chương 1. Cơ sở lý luận của quản lý chất lượng thực tập lâm sàng của
học sinh Điều dưỡng.
Chương 2. Thực trạng quản lý chất lượng thực tập lâm sàng của học
sinh Điều dưỡng ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, TP. Hồ Chí Minh.
Chương 3. Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng thực tập lâm
sàng của học sinh Điều dưỡng ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, Thành phố Hồ
Chí Minh.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THỰC TẬP
LÂM SÀNG CỦA HỌC SINH ĐIỀU DƯỠNG
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài
Đề cập đến sức khoẻ, chúng ta thường nghe những câu phổ biến như:
“Sức khoẻ là vàng” ; “Sức khoẻ quý hơn vàng”. Chúng ta thường mơ ước rất
nhiều điều, nhưng khi bệnh tật, chúng ta chỉ còn ước một điều duy nhất: đó là
có sức khoẻ. “Mất sức khoẻ là mất tất cả”; “Sức khoẻ là trụ cột của cuộc
sống”. Chính vì những lẽ trên mà hiện tại, xã hội không chỉ có nhu cầu lao
động kỹ thuật phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, mà
còn có nhu cầu về lực lượng chăm sóc sức khỏe của con người ngày càng cao
ở cả trong nước và quốc tế. ĐD chính là lực lượng lao động trực tiếp chăm
sóc sức khỏe cả cho BN tại BV và sức khỏe con người trong cộng đồng.
Hiện nay trên thế giới, nhu cầu đào tạo Điều dưỡng viên đã gia tăng
một cách nhanh chóng, để đáp ứng kịp thời các nhu cầu chăm sóc bệnh nhân/
khách hàng một cách toàn diện hơn. Vì vậy, quan niệm về nghề Điều dưỡng
cũng thay đổi và có một định hướng riêng biệt như các ngành nghề khác và
cấp đào tạo cũng đa dạng và phong phú hơn gồm từ hệ đào tạo 1-2 năm
(Nursing Assistant/ Licened Practice Nurse - LPN/ Licened Vocational
Nurse - LVN / tạm dịch là Tá viên Điều dưỡng), 2-3 năm (Associate in Applied
Science in Nursing-AS/ Registered Nurse / tạm dịch là Cán sự Điều dưỡng), 4
năm (Bachelor of Science in Nursing / Cử nhân ĐD), Thạc sĩ (Master of
Science in Nursing / 1- 2năm), Tiến sĩ (Doctor of Science in Nursing / 3-4
năm), bao gồm: Tiến sĩ Điều dưỡng thực hành (Doctor of Nursing Practice/
DrNP), Tiến sĩ Khoa học (Doctor of Philosophy in Nursing/ PhD), các khoá
học chứng chỉ (Certificate) hoặc bằng tốt nghiệp (Diploma) [22].
Một nghiên cứu khác của Học viện Khoa học Y học quốc gia Hoa kỳ đã
chỉ ra rằng: “Trình độ ĐD ảnh hưởng tới những kết quả đầu ra và sự an toàn của
NB”. Việc theo dõi không đầy đủ, thiếu phương tiện làm việc và sự quá tải công
việc trong khi số lượng ĐD chuyên nghiệp quá thiếu. Điều này liên quan tới sự
gia tăng tỷ lệ tử vong và thương tổn cho BN đã giết chết 98.000 NB ở Mỹ mỗi
năm, trong khi những sai sót Y tế nói trên có khả năng phòng ngừa được [9,24].
Tại Thái Lan, Philippine đã có những chương trình đào tạo Điều dưỡng theo
từng chuyên ngành (Nurse Practitioner/ Specialist) lão khoa, nhi khoa, người
lớn, chăm sóc gia đình, cộng đồng, sức khỏe tâm thần, … theo xu hướng
chăm sóc sức khỏe dựa vào chứng cứ (evidence- based healthcare) [22]. Mặc
khác, để giải quyết vấn đề chất lượng ĐD thì đào tạo là khâu quan trọng. Đặc
biệt trong đào tạo ĐD, chủ yếu là thực hành, thực tập, nhất là thực tập lâm
sàng tại bệnh viện. Vì đối tượng phục vụ của ĐD là chăm sóc sức khỏe con
người, nhất là khi ốm đau bệnh tật. Người ĐD cần phải có kiến thức, kỹ năng,
tay nghề, tất cả những điều này khi còn là HSĐD ngoài việc được trang bị
kiến thức kỹ năng trên ghế nhà trường, người HSĐD phải qua trải nghiệm
thực tế trên người bệnh bằng việc đi thực tập lâm sàng tại các cơ sở khám
chửa bệnh như bệnh viện, phòng khám, trạm xá…Trải nghiệm này là tối cần
thiết cho một HSĐD để hoàn tất khóa học và bước vào nghề. Trong lịch sử
ĐD, năm 60, bà Phoebe (Hy Lạp) đã đến từng gia đình có người ốm đau để
chăm sóc. Bà được ngưỡng mộ và suy tôn là người nữ Điều dưỡng tại gia đầu
tiên của Thế giới [28]. Thế kỷ thứ IV, bà Fabiola (La Mã) đã tự nguyện biến
căn nhà sang trọng của mình thành bệnh viện, đón những người nghèo khổ
đau ốm về để tự bà chăm sóc nuôi dưỡng [28]. Thế kỷ XIX Bà Florence
Nightingale - Bà tổ của ngành, cũng đã học nghề từ những thực hành trực tiếp
trên người bệnh khởi đầu từ chăm sóc cho những nông dân bị đau ốm và cả
súc vật nuôi trong gia đình. Như vậy cách để trở thành một người ĐD, từ
trong lịch sử của ngành là bắt nguồn từ việc thực hành ở những nơi có bệnh
nhân [26].
Chỉ ở môi trường có BN, môi trường bệnh viện người HSĐD mới có cơ
hội tiếp xúc với người bệnh, nhìn thấy những dấu hiệu, những biến đổi, những
triệu chứng thực thể, cơ năng, những tâm tư nguyện vọng của người bệnh. Bên
cạnh đó người HSĐD còn được kiến tập và thực tập những kỹ thuật ĐD trên
bệnh nhân dưới sự hướng dẫn “cầm tay chỉ việc” của GV hoặc ĐD Bệnh viện,
người HS còn học được cách sáng tạo và khéo léo của nhiều người trong thực
hành chăm sóc người bệnh. Đây là cách học để làm, để hành nghề sau này của
người HSĐD. Và cũng chính môi trường Bệnh viện là nơi để người HSĐD học
để chung sống, nơi đây người HSĐD có mối quan hệ tương tác trong công việc
với rất nhiều người Bác sĩ, ĐD, Hộ lý, nhân viên Y tế khác, bệnh nhân, người
nhà bệnh nhân, thầy cô giáo và những học sinh thực tập cùng cấp, trên cấp…
Tất cả, có lúc là tấm gương là hình ảnh đẹp, có lúc là sự thiếu sót, là những
hình ảnh không hay, có khi là sự cấu thành một tình huống cần giải quyết. Việc
giải quyết các tình huống này, có người làm rất khéo, đúng qui luật, hợp lý hợp
tình mang lại kết quả tốt. Qua đó người HSĐD sẽ học được cách chung sống,
cách đối nhân xử thế, đạo đức nghề nghiệp cũng sẽ được trui rèn. Sự nỗ lực của
người HSĐD, sự miệt mài học tập tại bệnh viện sẽ giúp người HSĐD có sự tự
tin trong nghề nghiệp và đạo đức khi hành nghề, từ đó người HSĐD, người ĐD
tương lai sẽ khẳng định được mình.
Theo quan điểm Trường Queensland University of technology của Úc
cho rằng:
- Việc giảng dạy trên lâm sàng và học tại nơi làm việc bị ảnh hưởng bởi
nhiều yếu tố: nguồn lực, đặc biệt là thời gian. Khối lượng công việc và số
nhân viên hiện có. Yêu cầu bên ngoài mong đợi và yêu cầu học hỏi trong môi
trường lâm sàng. Việc học tại nơi làm việc nhấn mạnh nhu cầu phối hợp giữa
học và làm nhằm đem lại lợi ích cho BN, HS và đơn vị. Điều này cho người
học cơ hội đạt được kiến thức, thái độ, kỹ năng phù hợp trong bối cảnh liên
quan.
- Môi trường học tập lâm sàng phức tạp vì sử dụng các kỹ thuật cao, đa
dạng, nhịp độ người ra vào thường xuyên. Tình trạng bệnh nguy kịch, nhu cầu
người bệnh đa dạng. Nhân viên Y tế đa dạng, nhiều thành phần. Có những
thay đổi về xã hội và chính sách.
- Một vài yếu tố khác tác động lên môi trường thực tập lâm sàng: vai
trò của người hướng dẫn lâm sàng. Vai trò của nhân viên Y tế trong hướng
dẫn lâm sàng (đặc biệt là thái độ quản lý). Sự tín nhiệm của người hướng dẫn
lâm sàng đối với nhân viên Y tế.
- Đặc tính của người hướng dẫn lâm sàng: chuyên gia trong lãnh vực
của mình, kiến thức và kỹ năng đáng tin cậy. Uyên thông trong vai trò giảng
dạy, giỏi tổ chức và chuẩn bị. Tự tin và sẵn sàng nhận các ý kiến đề nghị và
quan điểm khác. Linh hoạt và dễ tiếp cận, quan tâm và dành thời gian với HS.
Công bằng, điềm đạm, thân thiện và khôi hài. Biết rõ mặt mạnh và mặt yếu
của từng HS. Dẫn dắt HS tốt với nhịp độ thích hợp. Đưa ra phản hồi hợp lý và
hiệu quả. Có khả năng làm rõ mối liên kết giữa lý thuyết và thực hành. Nói
chuyện với SVHS bằng ngôn ngữ dễ hiểu. Khó bị ảnh hưởng của môi trường
làm xao lãng.
- Chọn lựa thầy hướng dẫn lâm sàng là người sẵn lòng làm việc, không
vì ép buộc. Phải thể hiện và đáp ứng yêu cầu tối thiểu về tiêu chuẩn năng lực
Điều dưỡng Việt Nam. Phải được trải qua khóa đào tạo thầy hướng dẫn lâm
sàng. Phải được hỗ trợ và trải nghiệm từ công tác chăm sóc sức khỏe và hiểu
biết về trường Y tế nơi gửi HS đi thực tập.
- Trách nhiệm của người hướng dẫn lâm sàng: tạo dựng không khí môi
trường học tập tích cực. Kết hợp HS trong hoạt động thực tập. Liên kết với
mục tiêu học tập. Đưa ra nhận xét phản hồi kịp thời đến HS, GV phụ trách
chính hoặc nhà trường. Đánh giá học sinh phải dựa trên năng lực.
- Trách nhiệm của HS: có thái độ tích cực trong việc học tập của mình.
Phối hợp đầy đủ các hình thức học tập: Học tập tích cực (Active learning),
học tập hành động (Action learning), học tập trải nghiệm (Expriential
learning), học tập từ sự phản hồi (Reflective learning), học tập qua dự án
(project learning). Có mục tiêu học tập cho riêng mình. Biết những ranh giới
cho phép (phạm vi thực tập, năng lực). Hiểu biết về quy chế bệnh viện. Phối
hợp tốt với người bệnh và các nhân viên Y tế khác. Tự lượng giá và phản hồi.
Hiện nay công tác quản lý HSĐD thực tập lâm sàng ở các nước đã
được chuẩn hóa cao.
- Tại Hoa kỳ, HSĐD thực tập khi đến BV trước khi thực hành trên BN
đều phải thực hành tại phòng thực hành của BV những kỹ thuật liên quan đến
khoa phòng BV hiện có. GV hướng dẫn lâm sàng thường làm việc tại khoa
thực tập, mỗi người chỉ phụ trách từ 2 - 3 HS, SV.
- Tại Úc, GV hướng dẫn lâm sàng là ĐD của BV được chỉ định làm GV
hướng dẫn lâm sàng, mỗi GV phụ trách từ 3 - 5 HS.
- Ở Singapore, trường học kết hợp với BV, mỗi trường thường có một
BV riêng và HS của họ thực tập ở đó.
- Ở Thái Lan, HS thực tập ít có cơ hội thực hành trên người bệnh, họ
chỉ thực hành trên người bệnh dưới sự giám sát hướng dẫn của GV lâm sàng
nhiều kinh nghiệm. Một GV hướng dẫn từ 5 - 8 em.
Tóm lại qua tham khảo các nghiên cứu nước ngoài dù chưa có đề tài
chuyên về quản lý chất lượng thực tập lâm sàng của HSĐD tại BV, nhưng
những thông tin về Điều dưỡng, những quan điểm, những hoạt động thực tập và
quản lý thực tập lâm sàng của HSĐD ở các nước tiên tiến đã cho ta thấy Điều
dưỡng là lực lượng rất cần thiết và rất khan hiếm hiện nay. Đào tạo ĐD rất đặc
biệt nhất là thực tập lâm sàng, hoạt động này đang được nâng cao và đi vào
chiều sâu, trong đó người ta chú trọng đến năng lực, trách nhiệm của GV hướng
dẫn, số lượng HS / người hướng dẫn, tinh thần và phương pháp học tập của HS.
1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nước
Ở nước ta, Đảng và Nhà nước coi GD là: “Quốc sách hàng đầu”, toàn
xã hội đều có ý thức chăm lo cho sự nghiệp GD, đặc biệt là GD chuyên
nghiệp. Trong Luật GD 2005 đã chỉ rõ mục tiêu của GD chuyên nghiệp là:
“Đào tạo người lao động có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp ở các trình độ
khác nhau. Có đạo đức lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, có tác phong
công nghiệp, có sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng
tìm việc làm, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng
an ninh” [15].
Luyện tập tay nghề là khâu quan trọng nhất trong quá trình đào tạo
nghề. Quy trình đào tạo nghề bao gồm các kiến thức phổ thông, chuyên môn
và bậc nghề. Luyện tập thực hành nhằm giải quyết mặt thực tế của HS được
đào tạo, sao cho HS có khả năng hoàn thành một nghề xác định ở bậc đào tạo.
Đào tạo ĐD cũng là hình thức đào tạo nghề và là một loại nghề đặc biệt
vì đối tượng hành nghề của Điều dưỡng là sức khỏe con người, theo tác giả
Lê Thanh Tùng và cộng sự: Trong vài chục năm trở lại đây, công tác đào tạo
nguồn nhân lực ĐD trong cả nước được quan tâm tích cực, nhiều văn bản về
công tác CSSK nhân dân và việc đào tạo phát triển nguồn nhân lực liên quan
công tác CSSK được ban hành và triển khai như: ngoài Luật GD 2005; Nhà
nước đã ban hành Luật Bảo vệ sức khỏe Nhân dân (1989); Nghị quyết của
Chính phủ về “Định hướng chiến lược công tác CSSK nhân dân trong thời
gian 1996 - 2000 và chính sách quốc gia của Việt Nam đến 2020”.
Hệ thống đào tạo nhân lực ĐD ngày càng được củng cố và mở rộng.
Hiện cả nước có 10 trường đại học, 7 trường cao đẳng và 56 trường trung cấp
Y tế đào tạo chuyên ngành ĐD [18] [8]. Riêng TP. Hồ Chí Minh có 3 trường
đào tạo ĐD đại học: Trường Đại học Y dược, Trường Phạm Ngọc Thạch,
Trường Đại học Quốc Tế Hồng Bàng; 12 trường đào tạo ĐD trung cấp:
Trường Đại học Y dược, Trường Phạm Ngọc Thạch, Trường Đại học Quốc
Tế Hồng Bàng, Trường Đại Học Nguyễn Tất Thành, Trường Trung Cấp Hồng
Đức, Trung Cấp Phương Nam, Trung Cấp Nam Sài Gòn, Trung Cấp Quang
Trung, Trung Cấp Cửu Long, Trung Cấp Đông Nam Á, Trung Cấp Âu Việt,
Trung Cấp Bách Việt. Hệ thống đào tạo ĐD đã và đang hình thành mạng lưới
đào tạo tương đối hoàn chỉnh, xu hướng đào tạo ĐD có trình độ cao nhiều hơn
ngày càng rõ nét. Dự kiến trong khoảng 10 năm tới tỷ lệ đào tạo cao đẳng và
đại học ĐD sẽ tăng. Tuy nhiên thực trạng đào tạo ĐD trung cấp một cách ồ ạt
vẫn còn đang diễn ra.
Các cơ sở đảm bảo thực hành cho SV, HSĐD tại TP. Hồ Chí Minh gồm
có các BV tuyến Trung ương và tuyến Thành phố như: Chợ rẫy, Thống nhất,
Nhiệt đới, Phạm Ngọc Thạch, An bình, Nguyễn Tri Phương, BV 115, Từ dũ,
Chấn thương chỉnh hình, Bình dân, BV 175, Nhi đồng 1, Nhi đồng 2, BV Y
học cổ truyền, BV Cấp cứu Trưng Vương, BV Sài Gòn…Các BV tuyến quận
như: BV quận 8, BV quận 5, BV quận 4.
- Về thành tựu: Trong những năm gần đây mạng lưới tổ chức ĐD được
củng cố và tăng cường từ Trung ương đến Y tế cơ sở. Năng lực ĐD được phát
triển lên tầm cao mới: ĐD sơ cấp giảm còn 25.7%, trung cấp tăng 71%, cao
đẳng và đại học chiếm 3.3%. Tuy số lượng ĐD cao đẳng và đại học có số
lượng ít nhưng đã làm thay đổi đáng kể nhận thức xã hội về vị thế nghề ĐD
và người ĐD Việt Nam. Chất lượng chăm sóc đã có những chuyển biến tích
cực. Thông qua việc thực hiện qui chế CSNBTD và các qui trình kỹ thuật
chăm sóc NB, qui trình chống nhiễm khuẩn đã được Bộ Y tế ban hành và áp
dụng thống nhất trong các BV. Chất lượng chăm sóc NB tại các trung tâm Y
tế chuyên sâu đã hỗ trợ tích cực cho việc áp dụng thành công các kỹ thuật Y
học hiện đại [25]. Chức năng nghề nghiệp của ĐD đã được mở rộng: Người
ĐD được giao thêm trách nhiệm chủ động trong chăm sóc NB, đồng thời phối
hợp với thầy thuốc trong công tác điều trị, tư vấn, GDSK bên cạnh việc thực
hiện Y lệnh điều trị (kế hoạch điều trị) [8].
- Bên cạnh các thành tựu mà ĐD đã đạt được, các nghiên cứu trong
nước còn chỉ ra những yếu kém, bất cập mà ngành ĐD cần phải nỗ lực khắc
phục. Nghiên cứu của tác giả Đỗ Đình Xuân và cộng sự cho thấy nguồn nhân
lực GV trong các trường đào tạo ĐD còn thiếu về số lượng: số giảng viên
chuyên ngành ĐD có trình độ sau đại học là 0.47%, trình độ đại học là 4.1%,
trình độ trung học là 22.4%, trong khi đó số GV là Bác sĩ lại chiếm tới 68%.
Tỷ lệ GV so với HS,SV còn bất hợp lý, đa số các trường có tỷ lệ GV / HS,SV
là 1/18. Trong số GV đó, số người chưa được học về nghiệp vụ Sư phạm hoặc
Sư phạm Y học chiếm 16,13%. GV hướng dẫn lâm sàng còn thiếu tính
chuyên nghiệp [8] [25].
Ở nước ta tỷ lệ BS/ĐD còn quá cao so với các nước trong khu vực và
trên thế giới: Tại Australia là 1/3.17, Singapore là 1/3.0, Philippines là 1/3.4,
Lào là 1/4.5 và ở Việt Nam là 1/1.4 [28] [33].
Tỷ lệ ĐD / 10.000 dân lại rất thấp so với nhu cầu CSSK và thấp hơn rất
nhiều so với các nước trên thế giới, trong khu vực: Malaysia (2001) là 10.31,
Singapore (2001) là 41.11, Philippines (2000) là 44.28, Thái Lan (2000) là
16.26... ở Việt Nam là 5.95 [22].
Cơ cấu trình độ ĐD đã có những thay đổi giữa trung học và sơ học.
Theo thống kê của Vụ điều trị và Hội ĐD: ĐD trung cấp tăng từ 25.26% năm
1990 lên 71.05% năm 2003. Từ năm 1993 đến nay đã đào tạo ĐD từ trình độ
cao đẳng và đại học, thống kê năm 2003 cho thấy ĐD có trình độ cao đẳng,
đại học chiếm 3.26%. Đội ngũ cán bộ ĐD trưởng chủ yếu có trình độ trung
cấp chiếm 70%.
Tuy nhiên trong thực tế hiện nay một nghịch lý thấy rõ là nguồn nhân
lực ĐD đang trong tình trạng vừa thừa vừa thiếu, thiếu trong các BV, thiếu
trong phục vụ người dân (tỉ lệ ĐD trên BS và tỉ lệ ĐD trên 10.000 dân rất thấp
so với các nước cùng khu vực), nhưng thừa trong đào tạo, ĐD ra trường
không có việc làm hoặc phải làm những công việc không thuộc ngành nghề
[27].Trong khi thị trường quốc tế đang thu hút ĐD. Để giải quyết thực trạng
này các nhà lãnh đạo BV phải đổi mới tư duy hơn nữa trong việc tăng tuyển
dụng ĐD. Hệ thống Y tế phải bố trí ĐD đến cộng đồng. Đồng thời trong đào
tạo cũng như thực hành ĐD cần có những bước phát triển hơn nữa để theo kịp
chuẩn ĐD quốc tế và hướng đến việc đào tạo ĐD lao động nước ngoài.
Ngày 24 tháng 4 năm 2012, Bộ Y tế đã ban hành quyết định số
1352/QĐ - BYT về việc phê duyệt tài liệu "Chuẩn năng lực cơ bản của Điều
dưỡng Việt Nam". Bộ chuẩn năng lực cơ bản của điều dưỡng Việt Nam được
cấu trúc theo khuôn mẫu chung của Điều dưỡng khu vực Châu Á Thái Bình
Dương và ASEAN để đáp ứng yêu cầu của khu vực và để dễ so sánh với
chuẩn năng lực Điều dưỡng các nước. Tài liệu chuẩn năng lực cơ bản ĐD
Việt Nam được cấu trúc thành 3 lĩnh vực, 25 tiêu chuẩn và 110 tiêu chí [ 4 ].
- Về lĩnh vực thực tập lâm sàng cùa HSĐD, chúng tôi tham khảo văn
bản quy định về học phần thực tập lâm sàng của một số trường đào tạo ĐD.
Trích của trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương (Ban hành theo Quyết
định số: 411/QĐ - ĐHKTYTHD ngày 22 tháng 10 năm 2012, văn bản đã nêu:
* Quy trình thực tập lâm sàng
- Trên cơ sở mục tiêu, nội dung, chỉ tiêu tay nghề, địa điểm thực tập
lâm sàng đã được lãnh đạo trường phê duyệt, Trưởng khoa/bộ môn và giáo vụ
khoa lâm sàng tổ chức triển khai đảm bảo đúng kế hoạch, tiến độ.