Tải bản đầy đủ (.doc) (113 trang)

Một số giải pháp quản lý công tác xây dựng văn hóa nhà trường ở trường Đại học Sài Gòn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 113 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

LÊ THỊ YẾN TÂM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ
CÔNG TÁC XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG
Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGHỆ AN - 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

LÊ THỊ YẾN TÂM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ
CÔNG TÁC XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG
Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60.14.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học:

PGS. TS. NGUYỄN VIẾT NGOẠN



NGHỆ AN - 2013


LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với Ban Giám
hiệu, các thầy, cô Khoa Giáo dục, Phòng Sau Đại học, Trung tâm Đảm bảo
chất lượng - Trường Đại học Vinh cùng toàn thể các thầy, cô đã tham gia
giảng dạy tôi trong suốt khóa học.
Tôi xin đặc biệt bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Phó giáo sư - Tiến sĩ
Nguyễn Viết Ngoạn - người Thầy đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và đóng góp
những ý kiến quý báu để tôi hoàn thành luận văn.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến Ban Giám hiệu trường Đại học
Sài Gòn và toàn thể các anh, chị, em đồng nghiệp các Phòng, Khoa, các em
học sinh sinh viên, các tổ chức đoàn thể cùng gia đình, bạn bè đã động viên,
tạo mọi điều kiện thuận lợi cho bản thân tôi trong quá trình học tập và hoàn
thành luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục.
Mặc dù đã hết sức cố gắng, nhưng do một số hạn chế nhất định về điều
kiện nghiên cứu nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy,
tác giả kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến và chỉ dẫn thêm.
Nghệ An, tháng 09 năm 2013
Tác giả
Lê Thị Yến Tâm


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 10
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 10
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 14

3. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 14
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC 15
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 15
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
7. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI 16
8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN 16
16
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC
XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC 17
1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 17
1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 18
1.2.1. Văn hóa 18
1.2.2. Văn hóa tổ chức và văn hóa nhà trường (School culture) 20
1.2.3. Văn hóa trường đại học 24
1.2.4. Quản lý và các chức năng của quản lý 26
1.2.5. Quản lý giáo dục 29
1.2.6. Quản lý nhà trường 30
1.2.7. Khái niệm về giải pháp 32
1.2.8. Khái niệm về giải pháp quản lý 33

1.3. QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÂY DỰNG VHNT TRONG TRƯỜNG
ĐẠI HỌC 33
1.3.1. Khái niệm 33
1.3.2. Vai trò của quản lý công tác xây dựng VHNT 34
1.3.3. Nội dung cơ bản của quản lý công tác xây dựng VHNT ở trường đại
học 34

1.4. SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG
38
1.4.1. Vai trò quan trọng của việc xây dựng VHNT 38

1.4.2. Mô hình xây dựng văn hóa nhà trường 42

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 44
Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÂY DỰNG VĂN
HÓA NHÀ TRƯỜNG Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN 46
2.1. GIỚI THIỆU VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN 46


5
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Trường Đại học Sài Gòn 46
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ 47
2.1.3. Về cơ cấu tổ chức 49
2.1.4. Về quy mô đào tạo 51
2.1.5. Về hợp tác với các cơ sở giáo dục trong và ngoài nước 51
2.1.6. Về nghiên cứu khoa học 52
2.1.7. Về cơ sở vật chất 52
2.1.8. Hoạt động công tác của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và
Hội Sinh viên trường 54

2.2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG Ở
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN 55
2.2.1. Thực trạng về chất lượng VHNT của các thành viên (CBQL -CNV GV, HSSV) trong nhà trường 56
2.2.2. Nhận thức của các thành viên trong nhà trường về VHNT 61
2.2.3. Sự tác động của chất lượng văn hóa nhà trường đối với các hoạt động
của Trường Đại học Sài Gòn 68

2.3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÂY DỰNG VHNT Ở
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN 73
2.3.1. Thực trạng quản lý công tác xây dựng kế hoạch và nội dung của việc
xây dựng VHNT ở Trường Đại học Sài Gòn 73

2.3.2. Thực trạng quản lý công tác kiểm tra, đánh giá việc xây dựng VHNT ở
Trường Đại học Sài Gòn 79
2.3.3. Thực trạng quản lý công tác đảm bảo các điều kiện của việc xây dựng
VHNT ở Trường Đại học Sài Gòn 80

2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG
TÁC XÂY DỰNG VHNT Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN 80
2.4.1. Thành tựu 80
2.4.2. Hạn chế 81
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế 81

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 82
Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÂY DỰNG
VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN 83
3.1. NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 83
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học, hệ thống 83
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính cụ thể, thực tiễn và kế thừa 83
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả, khả thi 84

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÂY DỰNG
VHNT Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN 84
3.2.1. Tăng cường, nâng cao chất lượng hiệu quả quản lý công tác tuyên
truyền nhận thức về vai trò quan trọng của việc xây dựng VHNT 84
3.2.2. Quản lý công tác xây dựng kế hoạch, nội dung hoạt động và xây dựng
đội ngũ cán bộ phụ trách việc xây dựng VHNT 86


6
3.2.3. Quản lý công tác phối hợp tổ chức thực hiện giữa các đơn vị, tổ chức,
đoàn thể trong và ngoài trường về việc xây dựng VHNT ở Trường Đại học Sài Gòn

88
3.2.4. Tăng cường quản lý công tác thanh tra, kiểm tra đánh giá, tổng kết
việc xây dựng VHNT 91
3.2.5. Xây dựng môi trường cảnh quan sư phạm, tăng cường xây dựng cơ sở
vật chất kết hợp với các điều kiện đảm bảo cho công tác xây dựng VHNT ở Trường
Đại học Sài Gòn 93

3.3. THĂM DÒ TÍNH CẦN THIẾT VÀ KHẢ THI CỦA CÁC GIẢI
PHÁP ĐỀ XUẤT 95
3.3.1. Mục đích của việc khảo sát 95
3.3.2. Nội dung, phương pháp của việc khảo sát 95
3.3.3. Đối tượng khảo sát 96
3.3.4. Kết quả khảo sát về sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đã
đề xuất 96

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 99
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 100
1. KẾT LUẬN 100
2. KIẾN NGHỊ 102
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 104
PHỤ LỤC 107


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT

Chữ viết tắt

Viết đầy đủ


1

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

2

CBQL

Cán bộ Quản lý

3

CNV

Công nhân viên

4

GV

Giảng viên

5

GD

Giáo dục


6

HSSV

Học sinh - sinh viên

7

QL

Quản lý

8

QLGD

Quản lí giáo dục

9

QLNT

Quản lí nhà trường

10

TP.HCM

Thành Phố Hồ Chí Minh


11

VH

Văn hóa

12

VHNT

Văn hóa nhà trường


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Bảng thống kê số lượng và trình độ của đội ngũ giảng viên 49
50
Cơ cấu tổ chức của Trường Đại học Sài Gòn 50
Bảng 2.2. Tự đánh giá của CBQL-CNV-GV về mức độ biểu hiện vi phạm
nội quy, chuẩn mực 56
Bảng 2.3. Tự đánh giá của HSSV về mức độ biểu hiện vi phạm chuẩn
mực và nội quy nhà trường 57
Bảng 2.4. Nhận thức về vai trò của xây dựng VHNT của các thành viên
trong nhà trường 61
Bảng 2.5. Nhận thức của CBQL,CBCNV-GV về nội dung xây dựng
VHNT ở Trường Đại học Sài Gòn 62
Bảng 2.6. Nhận thức của các thành viên về các nội dung giáo dục VHNT
đến HSSV hiện nay 64
Bảng 2.7. Nhận thức của các thành viên trong nhà trường về sự ảnh

hưởng của các yếu tố giáo dục đến VHNT trong HSSV hiện nay 65
Bảng 2.8. Đánh giá về mức độ biểu hiện VHNT của CBQL, GV, CNV 66
Bảng 2.9. Đánh giá về sự tác động của VHNT đến các hoạt động của
Trường Đại học Sài Gòn của CBQL-CNV-GV 68
Bảng 2.10. Đánh giá về mức độ mối quan hệ, ứng xử giữa các thành viên
trong nhà trường 72
Bảng 2.11. Đánh giá mức độ nhận thức của các thành viên trong nhà
trường về tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi của trường 74
Bảng 3.1. Đánh giá về mức độ cần thiết của những giải pháp đề xuất 96
Bảng 3.2. Đánh giá về mức độ khả thi của những giải pháp đề xuất 97


9


10
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xã hội loài người đang đứng trước bước ngoặt của nền văn minh nhân
loại, đó chính là quá trình toàn cầu hóa. Tác động của quá trình này, làm thay
đổi toàn bộ phương thức hoạt động của các tổ chức trong tất cả các lĩnh vực
của một đất nước. Giáo dục đại học không nằm ngoài tác động này, cũng bị
ảnh hưởng của làn sóng kinh tế thị trường, sự phát triển đan xen giữa các nền
văn hóa, của nhu cầu học tập ngày càng cao của người dân... Những điều đó,
đã tạo ra áp lực rất lớn tới các trường đại học, buộc họ một mặt phải mở rộng
quy mô đào tạo đáp ứng nhu cầu học tập của người dân, một mặt phải cạnh
tranh với các trường đại học của các quốc gia khác và đồng thời, phải nâng
cao chất lượng, giữ được nét truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc trong mỗi
“sản phẩm”, sinh viên của nhà trường và cho bản thân các nhà trường.


Theo kinh nghiệm phát triển của các trường đại học danh tiếng trên thế
giới, để giải quyết vấn đề đó, điều quan trọng nhất là bản thân các nhà trường
phải xây dựng nền văn hóa của mình thật đặc sắc. Vì nhà trường chính là một
trong những nơi bảo tồn và lưu truyền các giá trị văn hóa của nhân loại; là nơi
đào tạo những thế hệ chủ nhân mới để tiếp tục xây dựng và phát triển nền văn
minh nhân loại và cũng chính là môi trường lý tưởng nhất để con người
(người dạy và người học) cùng nhau sáng tạo và chiếm lĩnh các mục tiêu văn
hóa của tương lai.
VHNT được hình thành và phát triển trong quá trình xây dựng và phát
triển của nhà trường, không thể tự nhiên là có ngay, mà phải qua thời gian.
Sự phong phú, sâu sắc và bền vững của VHNT sẽ được nhân lên theo
cùng với sự trưởng thành của nhà trường. Mặt khác VHNT còn chịu ảnh
hưởng từ trình độ phát triển kinh tế xã hội của địa phương, từ chất lượng đời


11
sống VH của địa phương. Do đó, nhìn vào trình độ của VHNT người ta có thể
suy ra, nhận ra trình độ chất lượng giáo dục của nhà trường, và phần nào hình
dung ra được bộ mặt của đời sống văn hóa địa phương.
Trong nền kinh tế toàn cầu như hiện nay và nhất là khi Việt nam đã gia
nhập WTO với nhiều thời cơ và thách thức, mặt trái của nền kinh tế thị trường
và hội nhập đã tác động lớn đến xã hội nói chung cũng như giáo dục nói
riêng, nó làm cho bộ mặt văn hóa của xã hội dần bị biến dạng và đã có nhiều
biểu hiện xuống cấp, tha hóa. Những ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống văn
hóa con người, nhất là thế hệ trẻ đã được nêu trong báo cáo chính trị tại Đại
hội XI của Đảng như sau: “Môi trường văn hóa bị xâm hại lai căng, thiếu lành
mạnh, trái với thuần phong mỹ tục, các tệ nạn xã hội, tội phạm và sự xâm
nhập của các sản phẩm và dịnh vụ độc hại làm suy đồi đạo đức, nhất là trong
thanh thiếu niên, rất đáng lo ngại” [3; tr.169].
Trong công cuộc đổi mới đất nước, chúng ta đã chuyển sang nền kinh

tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Quá trình xây dựng và phát triển
kinh tế đất nước, chúng ta đã nỗ lực tìm kiếm nhiều cơ hội, đạt được những
thành tựu to lớn về khoa học, kỹ thuật và công nghệ,... Nhưng chúng ta đã
chưa lường hết được mức độ tấn công của mặt trái nền kinh tế thị trường để
ngăn chặn nó. Điều đó đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới bộ mặt văn hóa xã
hội, để lại những hậu quả khôn lường cho giáo dục nước nhà. Vấn đề này đã
đựợc Nghị quyết Hội nghị lần thứ V Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa
VIII) nhận định như sau: “Những biểu hiện tiêu cực trong lĩnh vực giáo dục,
đào tạo làm cho xã hội lo lắng như sự suy thoái đạo lý trong quan hệ thầy trò,
bè bạn, môi trường sư phạm xuống cấp; lối sống thiếu lý tưởng, hoài bão, ăn
chơi, nghiện ma túy.. ở một bộ phận học sinh, sinh viên; việc coi nhẹ giáo dục
đạo đức, thẩm mỹ và các bộ môn chính trị, khoa học xã hội và nhân văn” [4].
Mặt khác, lâu nay giáo dục chúng ta coi trọng dạy chữ mà lơ là việc
dạy người; coi trọng số lượng hơn là chất lượng. Để tạo ra được một sản


12
phẩm lao động cho xã hội, quả thực là cần đến kiến thức và kỹ năng của sinh
viên đã được đào tạo. Tuy nhiên, vì chạy đua theo sản phẩm, theo số lượng
mà chúng ta chưa quan tâm đến phương thức tạo ra sản phẩm đó một cách
đầy đủ. Xã hội cần phải nhìn nhận lại, đánh giá giá trị sản phẩm đó gồm cả
cách thức mà người đó lao động có chân chính không, có vì mục tiêu con
người không... hay nói cách khác là cách thức lao động để tạo ra sản phẩm đó
có văn hóa hay không. Một doanh nghiệp không thể kiếm lợi nhuận bằng mọi
cách bất chấp đạo lý, một nhà trường không được coi kinh tế làm mục tiêu
hàng đầu và một người lao động không thể tạo ra sản phẩm cho xã hội một
cách phi văn hóa.
Trước thực tế như vậy, những ai quan tâm tới sự nghiệp giáo dục thế
hệ trẻ, đều không khỏi đau lòng, băn khoăn, lo lắng; song làm thế nào để
khắc phục tình trạng đó thì không hề đơn giản, rất cần phải nghiên cứu khoa

học theo nhiều góc độ: đạo đức học, giáo dục học, tâm lý học, xã hội học,
văn hoá học.
Theo Kết luận số 51-KL/TW ngày 29/10/2012 của Hội nghị Trung
ương Đảng lần thứ sáu khóa XI có nhận định một trong những yếu kém của
giáo dục nước ta hiện nay là: “Chất lượng giáo dục và đào tạo chưa đáp ứng
yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng
quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo, giữa dạy chữ, dạy người và dạy
nghề; nội dung giáo dục còn nặng về lý thuyết, có mặt xa rời thực tế, chạy
theo thành tích, chưa chú trọng giáo dục đạo đức, ý thức và trách nhiệm
công dân” [2; tr.98].
Chính vì vậy, trong quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục của Thủ
tướng Chính phủ về Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 có nêu rõ:
“Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại
hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa, hội nhập quốc tế, thích ứng với nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển giáo dục gắn với phát triển


13
khoa học và công nghệ, tập trung vào nâng cao chất lượng, đặc biệt chất
lượng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành để
một mặt đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước, đảm bảo an ninh quốc phòng; mặt khác phải chú
trọng thỏa mãn nhu cầu của mỗi người học những người có năng khiếu được
phát triển tài năng” [25].
Như vậy, rõ ràng một trong những biện pháp quan trọng, hiệu quả để
thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị trọng tâm của ngành dưới sự chỉ đạo của
Đảng, Chính phủ, địa phương về giáo dục là cần giáo dục cho học sinh
lý tưởng, đạo đức, lối sống, ý thức trách nhiệm xã hội…Với xã hội, chúng ta
phải xây dựng “Đời sống văn hoá”, mỗi trường học của chúng ta, mỗi
Hiệu trưởng chúng ta đều rất cần thiết phải xây dựng được “Trường học thân

thiện - Học sinh tích cực”, xây dựng môi trường “Văn hoá nhà trường” lành
mạnh, trong sáng.
VHNT là môi trường rất quan trọng để rèn luyện nhân cách và giáo dục
thế hệ trẻ trở thành những con người sống có hoài bão, có lý tưởng tốt đẹp.
Vấn đề xây dựng VHNT phải được coi là có tính sống còn đối với từng nhà
trường, vì nếu nhà trường mà thiếu văn hóa thì không thể làm được chức năng
chuyển tải những giá trị kiến thức và nhân văn cho thế hệ trẻ.
Vấn đề VHNT và tìm kiếm các biện pháp quản lý sự hình thành và phát
triển VHNT hiện nay vẫn còn chưa được quan tâm đúng mức, mặc dù muốn
hay không muốn, những yếu tố tiêu cực từ môi trường VHNT tự phát đang
hàng ngày, hàng giờ tác động rất sâu sắc đến quá trình giáo dục - đào tạo
trong nhà trường, đến HSSV - thế hệ tương lai của đất nước.

Nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, Trường Đại học Sài Gòn tiền
thân là Trường Cao đẳng Sư phạm TPHCM được thành lập năm 2007,
trực thuộc Ủy ban nhân dân TPHCM, chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục của
Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trường Đại học Sài Gòn là cơ sở giáo dục công lập,


14
có nhiệm vụ đào tạo các ngành học, bậc học (từ trung cấp, cao đẳng, đại học
đến sau đại học), góp phần cung cấp, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu
cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của TPHCM và cho cả nước.
Ngay từ khi mới thành lập với tên gọi “Đại học Sài Gòn”, trường đã khẳng
định một thương hiệu riêng, một trường Đại học của TPHCM với mục tiêu đào
tạo là trở thành trung tâm đào tạo - nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ,
trung tâm văn hoá - giáo dục hàng đầu của thành phố.Với những thuận lợi
trước tiên về cơ sở vật chất như có mặt bằng thoáng mát, sân thể thao phòng
học tương đối khang trang, rộng rãi, có thư viện, kí túc xá…, trường cũng có bề
dày truyền thống là tiền thân từ một trường sư phạm, tuy nhiên trường còn rất

nhiều việc phải làm để khẳng định thương hiệu cũng như việc xây dựng một
môi trường văn hóa học đường lành mạnh, thân thiện, văn minh. Điều đó đòi
hỏi phải có sự nghiên cứu về thực trạng và đưa ra các giải pháp quản lý công
tác xây dựng VHNT để tạo cho trường một nền văn hóa riêng không thể lẫn
với bất kỳ trường nào khác. Chính vì vậy chúng tôi chọn đề tài: “Một số giải
pháp quản lý công tác xây dựng văn hóa nhà trường ở Trường Đại học Sài
Gòn” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng về văn hóa nhà
trường ở Trường Đại học Sài Gòn, đề xuất một số giải pháp quản lý công tác
xây dựng VHNT ở Trường Đại học Sài Gòn nhằm góp phần nâng cao chất
lượng đào tạo nguồn nhân lực của nhà trường.
3. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Công tác xây dựng VHNT ở các trường đại học trong giai đoạn hiện nay.

3.2. Đối tượng nghiên cứu
Một số giải pháp quản lý công tác xây dựng VHNT ở Trường Đại học
Sài Gòn.


15
4. Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất và thực hiện được những giải pháp quản lý công tác xây
dựng VHNT có cơ sở khoa học, phù hợp với thực tiễn, có tính khả thi thì sẽ góp
phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ở Trường Đại học Sài Gòn.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về công tác xây dựng VHNT
ở trường đại học.
5.2. Khảo sát thực trạng môi trường văn hóa và thực trạng công tác

xây dựng văn hóa nhà trường ở Trường Đại học Sài Gòn
5.3. Đề xuất một số giải pháp quản lý công tác xây dựng văn hóa nhà
trường ở Trường Đại học Sài Gòn
6. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu, chúng tôi sử dụng phối hợp các
phương pháp sau:
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp các văn bản, các tài liệu có liên quan
đến công tác xây dựng văn hóa nhà trường ở Trường Đại học Sài Gòn.
6.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin thực tiễn để
xây dựng cơ sở thực tiễn của đề tài. Thuộc nhóm phương pháp nghiên cứu
thực tiễn có các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:
- Phương pháp điều tra;
- Phương pháp khảo nghiệm;
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục;
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia;
6.3. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phần mềm SPSS để xử lý số liệu thu được.


16
7. Đóng góp của đề tài
7.1. Về mặt lý luận
Góp phần hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến
công tác quản lý giáo dục, quản lý nhà trường và quản lý công tác xây dựng
văn hóa nhà trường. Đồng thời, nhận diện và làm sáng tỏ cơ sở lý luận về
công tác quản lý xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường đại học, cao đẳng.
7.2. Về mặt thực tiễn
Hệ thống và phân tích đánh giá được thực trạng công tác quản lý

xây dựng VHNT ở Trường Đại học Sài Gòn
Những giải pháp quản lý do tác giả đề xuất có giá trị thực tiễn nhằm
nâng cao chất lượng công tác quản lý xây dựng VHNT ở Trường Đại học
Sài Gòn và của các trường đại học, cao đẳng có điều kiện tương tự.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục,
Luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận của vấn đề quản lý công tác xây dựng VHNT
ở trường đại học
Chương 2. Thực trạng quản lý công tác xây dựng VHNT ở Trường
Đại học Sài Gòn
Chương 3. Một số giải pháp quản lý công tác xây dựng VHNT ở
Trường Đại học Sài Gòn


17
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC
XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Văn hóa luôn đi liền với giáo dục, giáo dục luôn đi liền với văn hóa. Cả
hai đều là sản phẩm đặc thù của xã hội loài người và chỉ có loài người mới có,
Vladimir Ilyich Lênin đã khẳng định: Giáo dục là “phạm trù vĩnh hằng” - tồn
tại mãi mãi cùng loài người. Giáo dục được coi là nhân tố cực kỳ quan trọng
quyết định sự trường tồn của quốc gia và dân tộc. Cách đây khoảng 5.000
năm, thì phạm trù nhà trường như là một thiết chế xã hội có tổ chức, có mục
tiêu mới ra đời ở Trung Đông, rồi 1.500 năm sau ra đời ở Ai cập; tiếp theo từ
giữa thiên niên kỷ trước Công nguyên lớp học và trường học khá phát triển ở
Trung hoa và Hy Lạp [12]. Trong tiếng Anh thuật ngữ “văn hóa” xuất hiện
năm 1420 rồi đến giữa thế kỷ XX khoa học nghiên cứu VH gọi là “văn hóa

học” (culturology) mới ra đời. Thuật ngữ “văn hóa tổ chức” (organisational
culture, culture organisation) xuất hiện lần đầu tiên trên báo chí Mỹ vào
khoảng thập niên 1960. Thuật ngữ tương đương “văn hóa công ty” (corporate
culture) xuất hiện muộn hơn, khoảng thập niên 1970 và trở nên hết sức phổ
biến sau khi tác phẩm văn hóa công ty của Terrence Deal và Atlan Kennedy
được xuất bản tại Mỹ năm 1982.
Văn hóa học đường, VHNT (school culture) là thuật ngữ được xuất
hiện vào đầu những năm 90 của thế kỉ trước ở các nước phát triển như Anh,
Mỹ, Úc… bước đầu cho thấy đã có Trung tâm nghiên cứu về vần đề này. Tuy
chưa có nhiều tài liệu về chủ đề này nhưng hầu hết các tác giả đều nhất trí
rằng mỗi trường học cần có văn hóa học đường của riêng mình.
Tuy nhiên cho đến nay, lại có rất ít tác giả quan tâm đi sâu vào nghiên
cứu về lý luận một cách có hệ thống về việc xây dựng VHNT. Một số sách,


18
bài viết gần đây chủ yếu chỉ quan tâm tới công tác VH học đường ở các
trường học phổ thông, văn hóa giao tiếp trong nhà trường …
Xuất hiện gần đây nhất có hai tác phẩm: Văn hóa và văn hóa học
đường do Nguyễn Khắc Hùng chủ biên [18] và tác phẩm Văn hóa giao tiếp
trong nhà trường do Nguyễn Thị Kim Ngân chủ biên [23] cũng tổng hợp
nhiều tác giả viết về vấn đề văn hóa học đường và văn hóa giao tiếp trong nhà
trường. Các bài viết trong hai tác phẩm này cũng đưa ra một số giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, trong đó có bàn nhiều về các giải
pháp xây dựng văn hóa nhà trường hay văn hóa giao tiếp trong nhà trường,
song chưa đầy đủ.
Nhìn chung, trong các đề tài nghiên cứu trên đây chưa phải là những
khảo cứu chuyên sâu về VHNT, nhất là chưa đề cập đến công tác xây dựng
VHNT ở các trường đại học, cao đẳng.
Ngoài ra, cũng có một số luận văn chọn đề tài về công tác xây dựng

văn hóa nhà trường như: tác giả Lê Thị Ngoãn với đề tài “Biện pháp xây
dựng văn hoá nhà trường ở Trường Cao đẳng Công nghiệp Nam định; Đại
học Thái Nguyên 2009; tác giả Trần Nguyên Thục với đề tài “Một số giải
pháp quản lý công tác xây dựng văn hóa nhà trường ở Trường Cao đẳng
Kinh tế TP.HCM”, Đại học Vinh 2010… Các đề tài đã đưa ra nhiều giải pháp
nhằm góp phần xây dựng văn hóa nhà trường, nhưng chưa có công trình nào
nghiên cứu về quản lý công tác VHNT ở Trường Đại học Sài Gòn.
Ở Trường Đại học Sài Gòn, do mới thành lập vì vậy cần tập trung thời
gian để xây dựng phát triển nhân sự và chuyên môn nên cũng chưa xây dựng
được một kế hoạch hoàn chỉnh về quản lý công tác xây dựng VHNT.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Văn hóa


19
Muốn nghiên cứu về VHNT và vai trò của VH đối với sự phát triển,
trước tiên phải có một khái niệm chính xác và nhất quán về VH cũng như cấu
trúc của nó.
Theo định nghĩa của từ điển Wikipedia thì văn hóa là khái niệm mang
nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời
sống vật chất và tinh thần của con người vì vậy có rất nhiều định nghĩa về
văn hoá.
Theo nhà Nhân loại học người Anh Edward Burnett Tylor (1832 1917) đã đưa ra một định nghĩa mà đến nay vẫn được coi là định nghĩa kinh
điển về văn hóa. Trong tác phẩm nổi tiếng Văn hóa nguyên thủy (1871) ông
viết: “Văn hóa là tổng thể phức hợp gồm kiến thức, đức tin, nghệ thuật, đạo
đức, luật pháp, phong tục và bất cứ những khả năng, tập quán nào mà con
người thu nhận được với tư cách là một thành viên của xã hội”. Còn theo Chủ
tịch Hồ Chí Minh thì “Văn hóa là tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt
cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những
nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” [22; tr.341].

Năm 2002, UNESCO đã đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau:
Văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm
hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong
xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương
thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin.
Như vậy, dưới góc độ xã hội học thì VH là một hiện tượng xã hội gắn
với đời sống xã hội, còn nội dung của VH chính là sản phẩm của hoạt động
thực tiễn có tính sáng tạo của con người, luôn được chắt lọc kế thừa, phát
triển dưới tác động của con người, vì hạnh phúc của con người.
Theo những ý nghĩa đó, văn hóa là một hiện tượng xã hội đặc thù mà
nét trội cơ bản của hiện tượng này là ở chỗ chúng là một hệ thống những giá
trị chung nhất cả về vật chất và tinh thần cho một cộng đồng, một dân tộc,


20
một thời đại hay một giai đoạn lịch sử nào đó, là kết quả của quá trình hoạt
động thực tiễn của con người trong môi trường tự nhiên và trong các mối
quan hệ xã hội.
1.2.2. Văn hóa tổ chức và văn hóa nhà trường (School culture)
1.2.2.1. Văn hóa tổ chức
Văn hóa tổ chức là toàn bộ các giá trị, niềm tin, truyền thống và thói
quen có khả năng quy định hành vi của mỗi thành viên trong tổ chức, mang
lại cho tổ chức một bản sắc riêng, ngày càng phong phú thêm và có thể thay
đổi theo thời gian.
Văn hóa tổ chức là một tập hợp các chuẩn mực, các giá trị, niềm tin và
hành vi ứng xử của một tổ chức tạo nên sự khác biệt của các thành viên của tổ
chức này với các thành viên của tổ chức khác.
Văn hóa tổ chức liên quan đến toàn bộ đời sống vật chất, tinh thần của
một tổ chức. Nó biểu hiện trước hết trong tầm nhìn, sứ mạng, mục tiêu,
triết lý, các giá trị, phong cách lãnh đạo quản lý, bầu không khí tâm lý.

Thể hiện thành một hệ thống các chuẩn mực, các giá trị, niềm tin, quy tắc ứng
xử được xem là tốt đẹp và được mỗi người trong tổ chức chấp nhận.
1.2.2.2. Văn hóa nhà trường
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về VHNT, tùy theo mỗi người nhấn
mạnh khía cạnh này hay khía cạnh khác. Tuy nhiên, tư trưởng xuyên suốt
trong mọi định nghĩa là VHNT chính là văn hoá một tổ chức.
Hệ thống giá trị của VHNT bao gồm cả những giá trị vật chất và giá trị
tinh thần, nó tồn tại dưới dạng thức khác nhau như: những tồn tại vật lý bao
gồm cấu trúc, những nét hoa văn trang trí của các phòng học, khung cảnh nhà
trường, đồng phục của nhà trường, những biểu tượng, khẩu hiệu, các lễ nghi,
các hoạt động VH và học tập của nhà trường, trong đó nó mang các giá trị
tinh thần, những tồn tại tinh thần - phi vật thể như truyền thống, ý thức, tình
cảm, niềm tin của các thành viên đối với nhà trường, bầu không khí tâm lý.


21
- Kent.D.Peterson cho rằng: “Văn hóa nhà trường là tập hợp các chuẩn
mực, giá trị và niềm tin, các lễ nghi và nghi thức, các biểu tượng và truyền
thống tạo ra “vẻ bề ngoài” của nhà trường” [31].
- Stephen Stolp cho rằng: Văn hóa nhà trường như là “một cấu trúc,
một quá trình và bầu không khí của các giá trị và chuẩn mực dẫn dắt giáo viên
và học sinh đến việc giảng dạy và học tập có hiệu quả” [31].
Như bất kỳ một cơ quan công sở hoặc doanh nghiệp nào, mỗi khi bước
vào một nhà trường, người ta thường cảm nhận được bầu không khí đặc trưng
của nhà trường đó qua hàng loạt các dấu hiệu: hoặc hiển hiện dễ thấy, hoặc
ngầm định khó thấy. Mỗi nhà trường đều tự mình biểu lộ ra bên ngoài một
hình ảnh tốt đẹp hoặc tầm thường nào đó. Hình ảnh này được tạo nên bởi
người dạy, người học, người quản lý trong nhà trường, được chuyển tải và
phản ánh bởi đồng nghiệp trong địa phương và phụ huynh cũng như cộng
đồng xã hội xung quanh, bởi cơ quan quản lý và người sử dụng sản phẩm GD

- những đối tượng phản ánh chất lượng sản phẩm GD của nhà trường một
cách rõ nét và khách quan.
Văn hoá tổ chức của một nhà trường là hệ thống niềm tin, giá trị, chuẩn
mực, thói quen và truyền thống hình thành trong quá trình phát triển của nhà
trường, được các thành viên trong nhà trường thừa nhận, làm theo và được thể
hiện trong các hình thái vật chất và tinh thần, từ đó tạo nên bản sắc riêng cho
mỗi tổ chức sư phạm.
Tuy còn nhiều ý kiến khác nhau nhưng khái quát lại VHNT là hệ các
chuẩn mực, quy định cách xử sự giao tiếp giữa người học với nhau, giữa trò
với thầy và ngược lại; là cách dạy học và tiếp thu kiến thức. Văn hoá còn
được thể hiện qua triết lý giáo dục của nhà trường, qua hành vi giao tiếp, cách
ăn mặc, cách ứng xử với cảnh quan môi trường...
1.2.2.3. Một số yếu tố cơ bản của văn hóa nhà trường


22
- Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường là những định hướng cho
sự phát triển của nhà trường:
+ Tầm nhìn: Xác nhận tầm nhìn giúp cho mọi thành viên trong nhà
trường và xã hội thấy được thành quả của sự phát triển chung trong tương lai.
Từ đó giúp họ thấy được trách nhiệm của mình trong việc đóng góp cho sự
phát triển chung.
+ Sứ mệnh: mọi hoạt động của các thành viên trong nhà trường đều
nhằm thực hiện sứ mệnh chung đã được xác định.
+ Hệ thống giá trị: Lãnh đạo nhà trường cần phải lựa chọn, kết hợp
hữu cơ các giá trị, định hướng cho sự hình thành hệ thống giá trị trong nhà
trường. Đây cũng chính là các phẩm chất đạo đức cơ bản mà mỗi công dân
cần phải có được trong quá trình sống và làm việc, nhất là những phẩm chất
đặc trưng cho con người Việt Nam trong quá trình hội nhập. Sự kết hợp giữa
một số giá trị mang tính truyền thống như tôn sư trọng đạo, kính trên

nhường dưới… với các giá trị hiện đại: tinh thần trách nhiệm, tôn trọng lẫn
nhau, hợp tác làm việc…
+ Mục đích, mục tiêu: định hướng tổng quát và cụ thể cho từng giai
đoạn phát triển của nhà trường để có cơ sở đề ra các giải pháp thiết thực, hiệu
quả phù hợp.
- Ảnh hưởng của các nhà lãnh đạo trong nhà trường đến mọi thành
viên:
Sự ảnh hưởng này nếu được xác lập sẽ đảm bảo tôn ti trật tự cộng đồng,
nhờ đó sẽ dễ dàng triển khai các hoạt động nhằm thực hiện các giải pháp đã
đề ra. VHNT chịu ảnh hưởng không nhỏ từ phong cách lãnh đạo, quản lý cho
đến việc chỉ đạo thực hiện và ra quyết định.
- Các chính sách khuyến khích cho mọi hoạt động trong nhà trường:
Ban hành những chính sách khuyến khích tất cả các thành viên trong
nhà trường tham gia mọi hoạt động của nhà trường và cộng đồng: Dạy -


23
học, nghiên cứu khoa học, hoạt động ngoài giờ lên lớp, các hoạt động
chuyên môn, nghiệp vụ, hoạt động đoàn thể toàn trường… Tham gia hoạt
động là con đường giúp mọi thành viên thể hiện bản lĩnh của cá nhân trong
quá trình vận dụng những kiến thức và kinh nghiệm đã học. Đặc biệt là khả
năng hợp tác giữa các thành viên nhằm mang lại hiệu quả cao nhất các mục
tiêu đã đề ra.
- Xây dựng phương châm xử thế, bầu không khí chung cho cộng đồng:
Ứng xử, giao tiếp giữa các thành viên trong nhà trường, không khí hội
họp, sinh hoạt…. phù hợp với thuần phong mỹ tục, với xu thế phát triển của
thời đại trong từng giai đoạn phát triển của đất nước. Đây là yếu tố dễ dàng
nhận thấy nhất trong văn hóa trường học.
- Xây dựng khung cảnh nhà trường, cách bài trí lớp học:
Thể hiện sự khác biệt về hình thức so với bất kỳ một tổ chức nào đó

trong xã hội.
- Xác định sự đặc trưng của nhà trường thông qua Logo, khẩu hiệu,
bảng hiệu, biểu tượng:
Yếu tố này giúp các thành viên tự hào về những gì mình đóng góp cho
sự phát triển của nhà trường và mọi người trong xã hội dễ dàng phân biệt sự
đặc trưng giữa các trường này với trường khác.
- Xây dựng truyền thống trường qua đồng phục, các nghi thức, nghi lễ:
+Thể hiện truyền thống và tính lịch sử của nhà trường trong quá trình
tồn tại và hoạt động.
+ Tổ chức các hoạt động văn hóa trong trường, tham gia các hoạt động
văn hóa, lễ hội của địa phương.
+ Tạo mọi điều kiện để các cá nhân thể hiện mình, rèn luyện mình qua
cá thử thách trong hoạt động xã hội thực tiễn, giúp các giá trị của trường hình
thành ngày càng thêm bền vững.


24
- Quan tâm đến nhu cầu, cảm xúc, mong muốn của cá nhân:
Giúp các thành viên cởi mở, tự tin trong mọi hoạt động của mình sẵn
sàng bày tỏ ý kiến của mình trong mọi trường hợp, nhất là đối với học sinh.
- Xây dựng thương hiệu trường:
Là sự khẳng định hiệu quả chất lượng đào tạo của nhà trường đối với
xã hội. Trong đó, có các phẩm chất và năng lực của học sinh sinh viên mà
văn hóa nhà trường đã góp phần hình thành.
1.2.3. Văn hóa trường đại học
1.2.3.1. Khái niệm văn hóa trường đại học
Ở cấp độ trường đại học, văn hóa có thể được định nghĩa là những giá
trị và niềm tin của những người có liên quan đến nhà trường: các nhà quản lý,
giảng viên, sinh viên, thành viên hội đồng trường, nhân viên phục vụ;
dựa trên truyền thống và những giao tiếp bằng lời hoặc không lời (Deal and

Kennedy, 1982; Bartell, 2003). Giá trị và niềm tin được coi là có ảnh hưởng
lớn lao đối với quá trình ra quyết định ở các trường đại học (Tierney, 1988;
Bartell, 2003) và định hình cách xử sự của các cá nhân cũng như của tổ chức.
Cách xử sự dựa trên những giả định ngầm ẩn và niềm tin thì được thể hiện
qua những câu chuyện kể, những thứ ngôn ngữ đặc biệt và những chuẩn mực
của nhà trường (Bartell, 2003; Bartell, 1984; Cameron & Freeman, 1991;
Sporn, 1996) [21].
Văn hóa nhà trường trong giáo dục đại học cũng được coi như nhân
cách của một tổ chức. Thông qua quan sát kiến trúc của các tòa nhà, việc bảo
trì thiết bị của nhà trường, và tương tác giữa sinh viên với nhau, người ta có
thể thấy rất nhiều điều về văn hóa của một trường đại học. Các nhà lãnh đạo
ngày càng nhận thức rõ hơn khái niệm văn hóa và vai trò to lớn của nó trong
việc thay đổi và phát triển nhà trường [21].


25
Văn hóa đại học còn là văn hóa tìm kiếm chân lý, là văn hóa nghiêm
chỉnh coi trọng thực tế, là văn hóa theo đuổi sự tìm kiếm lý tưởng và hoài bão
của đời người, là văn hóa tôn thờ tự do học thuật, văn hóa đề xướng lý luận
gắn với thực tế, văn hóa tôn thờ đạo đức, văn hóa bao dung, là dạng văn hóa
có tinh thần phê phán quyết liệt [9].
1.2.3.2. Các yếu tố cơ bản để hoàn thành sứ mệnh của trường đại học
Từ bài viết của chủ nhân giải Nobel James Tobin (Nobel kinh tế 1981),
ông Richard C. Levin hiệu trưởng đại học Yale dẫn ra mấy yếu tố cơ bản để
thực hiện sứ mệnh của trường đại học như sau:
Thứ nhất, phải có tài sản hữu hình (tangible assets);
Thứ hai, phải có tài nguyên con người (human resources);
Thứ ba, phải có nội hàm văn hoá (internal culture).
Tài sản hữu hình không chỉ gồm có trường lớp mà còn có thiết bị, thư
viện… Cũng như vậy, tài nguyên con người cũng không chỉ có giảng viên

mà còn có sinh viên và nhân viên và cán bộ quản lý. “Một đại học không có
sinh viên giỏi thì không thể trở thành đại học hàng đầu được. Một trường đại
học sở dĩ gọi là đại học, tất cả là ở chỗ trường ấy có giáo sư giỏi hay không”
đó là lời một vị Giáo sư nổi tiếng - ông Mai Di Kỳ hiệu trưởng Trường Đại
học Thanh Hoa (Trung Quốc) từng nói [9].Yếu tố còn lại đó là việc xây
dựng nền văn hóa đặc trưng, là khẩu hiệu, triết lý, giá trị mà nhà trường
đang vươn tới.
Chúng ta có thể tham khảo một số khẩu hiệu truyền thống của các
trường Đại học danh tiếng trên thế giới như sau:
- Khẩu hiệu truyền thống của Đại học Harvard chỉ có một từ: Truth
(nghĩa là chân lý, sự thật)
- Khẩu hiệu truyền thống của Đại học Yale l “Ánh sáng và chân lý”.


×