1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trải qua trường kỳ chiến tranh khốc liệt, đất nước ta đã chịu vô vàn những
thiệt hại cả về vật chất lẫn tinh thần. Một trong những di hại để lại cho nhân dân ta
nỗi đau sâu sắc từ thế hệ này đến thế hệ khác đó là số người khuyết tật (KT) chiếm
tỷ lệ cao. Theo thống kê, hiện nay cả nước có 6,8 triệu người khuyết tật chiếm
khoảng 7,8% dân số, trong đó có khoảng 1,1 triệu trẻ khuyết tật, chiếm khoảng
3,4% so với trẻ em cùng độ tuổi. Hiện nay mới chỉ có khoảng gần 300.000 em,
chiếm 24,22% so với trẻ khuyết tật được đi học ở các loại hình trường lớp.
Thấu hiểu sâu sắc những khó khăn và thiệt thòi mà trẻ khuyết tật đang phải
đối mặt, Chính phủ ta đã hưởng ứng, tham gia các Tuyên bố quốc tế và khu vực để
bảo vệ quyền lợi của người khuyết tật. Thông qua các chủ trương, chính sách cùng
hành động cụ thể, Đảng và Nhà nước không chỉ quan tâm, chăm lo đến đời sống
vật chất, tinh thần của người khuyết tật mà còn tạo điều kiện cho người khuyết tật
tự lực trong cuộc sống, hòa nhập với cộng đồng, phát huy khả năng đóng góp sức
mình cho xã hội như lời Bác Hồ đã dạy "tàn nhưng không phế". Để triển khai chiến
lược phát triển giáo dục hòa nhập (GDHN) trẻ khuyết tật, Bộ giáo dục và đào tạo
chỉ rõ: "Cần làm cho chính quyền địa phương các cấp thấy được việc giáo dục trẻ
khuyết tật là trách nhiệm, nghĩa vụ của toàn xã hội và cộng đồng. Đây không phải
là việc làm mang tính nhân đạo đơn thuần mà là thực hiện các Luật, chính sách
Quốc gia, chính sách của Giáo dục - Đào tạo. Trẻ khuyết tật có quyền và cơ hội
bình đẳng trong học tập và hòa đồng với trẻ em phát triển bình thường".
Can thiệp sớm (CTS) là một trong những mô hình tích cực hỗ trợ cho trẻ
chậm phát triển trí tuệ (CPTTT) dưới 6 tuổi. Đây là chương trình hỗ trợ trẻ và gia
đình trẻ chậm phát triển trí tuệ ngay khi trẻ được phát hiện là có vấn đề đến tuổi
2
học đường. Hoạt động này được quan tâm và thực hiện từ năm 1998 với sự hỗ trợ
của Bộ giáo dục và Đào tạo Việt Nam. Các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng,
những năm đầu tiên của cuộc đời rất quan trọng cho việc học tập và phát triển. Đó
là thời kỳ có ảnh hưởng nhiều nhất đến sự phát triển về các mặt nhận thức, giao
tiếp, xã hội và tình cảm của trẻ. Nếu những nhu cầu đặc biệt được phát hiện và đáp
ứng kịp thời trong giai đoạn này, trẻ khuyết tật sẽ có cơ hội tốt hơn để trở nên
những người trưởng thành và tháo vát độc lập.
Nghệ An là một trong những tỉnh có số trẻ em chậm phát triển trí tuệ có số
lượng cao trong số trẻ khuyết tật. Công tác can thiệp sớm cho trẻ chậm phát triển trí
tuệ được triển khai và thực hiện trên địa bàn tỉnh suốt nhiều năm nay. Tuy nhiên,
đây là lĩnh vực còn rất mới ở Việt Nam nói chung và ở Nghệ An nói riêng chưa
được quan tâm đúng mức. Đồng thời việc quản lý công tác can thiệp sớm vẫn còn
nhiều tồn tại và bất cập, chưa thật sự đem lại hiệu quả thích đáng. Xuất phát từ
những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài "Một số giải pháp quản lý công tác can
thiệp sớm cho trẻ chậm phát triển trí tuệ tại Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Nghệ An"
để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, khảo sát và đánh giá thực trạng công tác can
thiệp sớm, đề xuất một số giải pháp quản lý công tác can thiệp sớm cho trẻ chậm
phát triển trí tuệ tại Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Nghệ An nhằm đáp ứng nhu cầu phát
triển giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Vấn đề quản lý công tác can thiệp sớm cho trẻ chậm phát triển trí tuệ.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Một số giải pháp quản lý Công tác can thiệp sớm cho trẻ chậm phát triển trí
tuệ tại Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Nghệ An.
3
4. Giả thuyết khoa học
Hiệu quả của việc quản lý công tác can thiệp sớm cho trẻ chậm phát triển trí
tuệ nhiều năm qua vẫn còn nhiều tồn tại và bất cập, chưa thật sự đem lại hiệu quả
đích đáng. Nếu thực hiện đồng bộ các chức năng quản lý trong công tác can thiệp
sớm cho trẻ chậm phát triển trí tuệ sẽ nâng cao hiệu quả công tác can thiệp sớm cho
trẻ chậm phát triển trí tuệ tại Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Nghệ An, đáp ứng được
những yêu cầu phát triển của giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận công tác quản lý can thiệp sớm cho trẻ chậm phát
triển trí tuệ.
5.2. Nghiên cứu khảo sát, đánh giá thực trạng công tác can thiệp sớm và thực trạng
quản lý công tác can thiệp sớm cho trẻ chậm phát triển trí tuệ tại Quỹ Bảo trợ trẻ
em tỉnh Nghệ An.
5.3. Đề xuất một số giải pháp quản lý công tác can thiệp sớm cho trẻ chậm phát
triển trí tuệ tại Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Nghệ An.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích, tổng hợp, phân loại các tài liệu có liên quan đến lĩnh vực nghiên
cứu nhằm xây dựng cơ sở lý luận các vấn đề nghiên cứu.
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Điều tra, quan sát, phỏng vấn, nghiên cứu hồ sơ, tổng kết kinh nghiệm,
nghiên cứu sản phẩm, lấy ý kiến chuyên gia nhằm khảo sát, đánh giá thực trạng
công tác can thiệp sớm cho trẻ chậm phát triển trí tuệ tại Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh
Nghệ An.
6.3. Phương pháp thống kê toán học
Nhằm xử lý số liệu điều tra về thực trạng và kiểm chứng tính khả thi của kết
quả nghiên cứu.
4
7. Đóng góp chủ yếu của luận văn
7.1. Về mặt lý luận
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về vấn đề quản lý công tác can thiệp sớm cho
trẻ chậm phát triển trí tuệ tại Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Nghệ An.
- Đánh giá một cách đầy đủ, toàn diện và khách quan về thực trạng công tác
quản lý can thiệp sớm cho trẻ chậm phát triển trí tuệ tại Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh
Nghệ An.
7.2. Về mặt thực tiễn
- Đề xuất một số giải pháp quản lý công tác can thiệp sớm cho trẻ chậm phát
triển trí tuệ tại Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Nghệ An.
Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo thì luận văn này gồm có 3
chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý can thiệp sớm cho trẻ chậm phát triển trí tuệ.
Chương 2: Thực trạng công tác can thiệp sớm và quản lý can thiệp sớm cho trẻ
chậm phát triển trí tuệ tại Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Nghệ An.
Chương 3: Một số giải pháp quản lý công tác can thiệp sớm cho trẻ chậm phát
triển trí tuệ tại Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Nghệ An.
5
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CAN THIỆP SỚM CHO
TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài
Những quan niệm cũ trước đây cho rằng trí thông minh là do di truyền chiếm
ưu thế, nhưng nay quan điểm đó ngày càng thay đổi dần và được đưa ra xem xét
lại. Kết quả nghiên cứu mới về quá trình phát triển của trẻ nhỏ cho thấy ảnh hưởng
mạnh mẽ của các trải nghiệm đối với quá trình phát triển và khả năng của trẻ.
Một trong những người đi đầu, khơi nguồn và đóng góp vào sự thay đổi quan
điểm về trẻ khuyết tật chính là Han Marc Gaspard Itard (1774-1836) - một nhà vật
lý kiêm giáo dục (GD) người Pháp. Ông là người đầu tiên đưa ra quan điểm và
phương pháp giáo dục đặc biệt cho trẻ khuyết tật vào cuối thế kỷ XVIII, cụ thể là
phương pháp dạy cho "cậu bé điên vùng Averyron" bằng một loạt các kỹ thuật huấn
luyện giác quan và điều chỉnh hành vi. Tuy nhiên, học trò của Itard là Edouard
Seguin lại được coi là người tiên phong quan trọng nhất trong lĩnh vực này. Seguin
là giám đốc một bệnh viện tại Paris, ông phát triển một phương pháp giáo dục (GD)
mang tính sinh lý học cho trẻ khuyết tật. Seguin đánh giá cao và tin tưởng rất lớn
vào công tác can thiệp sớm, ông cho rằng nếu một đứa trẻ điên không có cơ hội tiếp
xúc với những bài học đầu tiên của thời thơ ấu thì sau này sẽ không thể có một quá
trình thần kỳ nào có khả năng mở cánh cửa vàng tới trí tuệ cho trẻ. Trên thực tế,
Seguin chính là một trong những chuyên gia can thiệp sớm đầu tiên. Công việc của
Seguin tại Paris được khuyến khích và các chương trình giáo dục cho người chậm
phát triển trí tuệ đã được mở rộng trên khắp thế giới những năm đầu thế kỷ XIX.
Từ thập kỷ 60 của thế kỷ XX, công tác can thiệp sớm bắt đầu được triển khai
tại nước Mỹ, đây là một thập kỷ được coi là lạc quan đối với công tác giáo dục, đặc
6
biệt là giáo dục trẻ khuyết tật. Nhiều chương trình thực nghiệm về giáo dục trước
buổi học đã được xây dựng và thực hiện dựa trên nhận định rằng việc can thiệp vào
những năm tháng đầu đời giữ một vai trò quan trọng đối với sự phát triển của một
đứa bé kể cả về thể chất lẫn tinh thần. Năm 1965, tại hơn 2.500 cộng đồng trên
khắp nước Mỹ người ta đã tiến hành chương trình can thiệp sớm với quy mô đồ sộ
mang tên "Người tiên phong". Cơ sở khoa học của những công trình này là sự tin
tưởng vào những tác động quyết định trong tuổi thơ ấu đối với cuộc sống sau này
của một cá nhân. Tuy chương trình "Người tiên phong" chưa đạt được mục đích
cao cả loại trừ triệt để những hậu quả của tình trạng nghèo khó, nhưng con đường
mà chương trình này đã mở ra có tính cách mạng sâu sắc, khẳng định mạnh mẽ
hướng kết hợp 3 mặt: y tế, giáo dục và cứu trợ xã hội. Hướng giải quyết dựa phần
lớn vào sự tham gia tích cực của các bậc cha mẹ; việc thực hiện hỗ trợ được thực
hiện ngay trong gia đình. Các chương trình can thiệp sớm ngày nay cũng vẫn sử
dụng yếu tố này.
Năm 1969, giáo sư Valerie Dmittier của trường Đại học tổng hợp Settle
(Washington) đã triển khai một chương trình can thiệp sớm với các trẻ nhỏ mắc hội
chứng Down. Cho tới thời kỳ đó, đa số trẻ nhỏ bị khuyết tật không được giúp đỡ
một cách có hệ thống. Thông thường các nhà khoa học chỉ khuyến cáo rằng các cha
mẹ nên yêu thương và chăm sóc các trẻ đó về mặt vật chất cho đến khi trẻ đủ tuổi
theo học một chương trình đặc biệt. Kết quả chương trình của Settle mang nhiều
hứa hẹn. Với các can thiệp chu đáo ngay từ khi được chẩn đoán, các trẻ nhỏ trong
chương trình này đã có thể học được một phần quan trọng trong số các kỹ năng mà
trẻ bình thường vẫn học.
Cùng với sự phát triển của can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật nói chung, can
thiệp sớm cho trẻ chậm phát triển trí tuệ đang được phát triển mạnh mẽ và trở thành
một bộ phận không thể thiếu được trong lĩnh vực giáo dục. Nhiều nước trên thế
7
giới có bề dày lịch sử về giáo dục trẻ chậm phát triển trí tuệ như Ý, Australia,
Canada, Hà Lan, Mỹ.
Tại Ý, bác sỹ Maria Montessori - người đã áp dụng các phương pháp của
Seguin vào việc giáo dục trẻ em nghèo học mẫu giáo, đã lập nên trường học Casa
Del Bambini tại thành phố Rome. Quan điểm của bà là người lớn (giáo viên) nên
quan sát hành vi tự nhiên của trẻ và dựa vào những điều cụ thể đã quan sát được để
hình thành những bài học thích hợp để trẻ có thể phát triển tốt. Quan điểm này
mang tính tiên phong, đặt nền tảng cho lĩnh vực giáo dục sớm.
Kế tục của những nhà tiên phong trong lĩnh vực giáo dục trẻ khuyết tật, vào
cuối những năm 1930 các nghiên cứu mang tên Iowa đã ra đời và được coi là nền
tảng của lĩnh vực can thiệp sớm cho trẻ chậm phát triển trí tuệ. Các nghiên cứu này
nhằm làm rõ thêm mối quan hệ giữa việc nuôi dưỡng trong gia đình, ảnh hưởng của
môi trường sống và sự phát triển trí tuệ.
Tại Hà Lan chương trình can thiệp sớm cho trẻ chậm phát triển trí tuệ được
chính thức bắt đầu vào cuối những năm 80, dành cho những người Hà Lan mắc hội
chứng Down, là nơi đầu tiên thực hiện can thiệp sớm. Tuy nhiên, chương trình can
thiệp sớm này chỉ nhận được sự quan tâm từ một số cán bộ chuyên môn. Đến
những năm đầu của thập niên 90, các nhà chuyên môn đã quan tâm hơn đến can
thiệp sớm, một dự án lớn về can thiệp sớm đã được tiến hành trên toàn quốc vào
năm 1991. Sau 4 năm triển khai chương trình can thiệp sớm kết hợp theo dõi
nghiên cứu dưới sự hợp tác chặt chẽ của 4 trường đaị học. Chính phủ Hà Lan đã
quyết định mở các trung tâm và tiến hành can thiệp sớm cho tất cả các gia đình có
trẻ chậm phát triển trí tuệ trên khắp cả nước.
Tại Úc "Từng bước nhỏ một" là một chương trình can thiệp sớm cho trẻ
chậm phát triển trí tuệ, dựa trên chương trình nghiên cứu về hội chứng Down do
trường Đaị học Macquarie ở Sydney thực hiện. Đây là chương trình can thiệp sớm
đầu tiên ở Úc, đã và đang có ảnh hưởng lâu dài và sâu sắc trong công tác can thiệp
8
sớm với trẻ chậm phát triển trí tuệ ở Úc và cả ở ngoài phạm vi nước Úc. Mục đích
của chương trình này là nhằm phát huy tối đa khả năng của trẻ thông qua việc dạy
trẻ từ những năm đầu của cuộc sống, hay từ lúc chúng ta phát hiện sự chậm phát
triển ở trẻ. Ngày nay, có nhiều chương trình can thiệp sớm khắp nước Úc, phần
nhiều sử dụng chương trình và phương pháp của chương trình Macquarie cũng
được phổ biến của Hồng Kông và được quan tâm ở các nước Châu Âu khác.
Những công trình nghiên cứu về công tác can thiệp sớm trên thế giới cũng đã
thật sự đóng góp lớn lao trong việc khởi xướng và thực hiện công tác này ở nước
ta.
1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, công tác can thiệp sớm được thử nghiệm đầu tiên tại Hà Nội và
thành phố Hồ Chí Minh dành cho các trẻ khiếm thính vào đầu những năm 90 của
thế kỷ XX dựa trên việc học hỏi kinh nghiệm từ các nước có nhiều thành công
trong công tác can thiệp sớm, và sự giúp đỡ tận tình của chuyên gia các nước Úc,
Hà Lan. Công tác này ban đầu chỉ nhận được sự tham gia của một số ít gia đình và
dần tăng lên đến các tỉnh miền Bắc, Trung, Nam. Trước đó trẻ khuyết tật hầu như
không nhận được sự giáo dục, hoặc chỉ có cơ hội học trong các trường chuyên biệt.
Trong khi trẻ bình thường trong độ tuổi 6 tháng đến 72 tháng tuổi nhận được sự
giáo dục ở bậc mầm non (MN) thì đối với trẻ khuyết tật, trừ một ít trường hợp
ngoại lệ, hầu như không nhận được sự giáo dục hoặc can thiệp nào.
Với sự phát triển của công tác can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật, tháng 2 năm
1995. Trung tâm (TT) tư vấn, phát hiện sớm và chăm sóc trẻ tàn tật có tên là Sao
Mai được thành lập. Trung tâm thực hiện chức năng tư vấn, can thiệp sớm và dạy
trẻ chậm phát triển trí tuệ, trong đó chú trọng nhất là công tác can thiệp sớm cho trẻ
chậm phát triển trí tuệ.
Từ tháng 11 năm 1998 đến tháng 4 năm 2011, một dự án "Phát triển trung
tâm can thiệp sớm cho trẻ và gia đình trẻ" được bắt đầu tại TT nghiên cứu giáo dục
9
trẻ khuyết tật thành phố Hồ Chí Minh với mục đích phát triển can thiệp sớm cho trẻ
chậm phát triển trí tuệ và gia đình các em. Trung tâm bao gồm các hoạt động chẩn
đoán, đánh giá, thực hiện can thiệp sớm tại nhà hoặc TT, hỗ trợ tại trường mầm non
và tổ chức tập huấn, đào tạo cho giáo viên. Chương trình can thiệp sớm tập trung
vào đối tượng trẻ chậm phát triển trí tuệ từ 0 đến 6 tuổi và gia đình các em. Đến
nay TT đã tư vấn cho 150 gia đình có con chậm phát triển trí tuệ từ 0 đến 6 tuổi và
bồi dưỡng cho 75 giáo viên (GV) làm công tác can thiệp sớm tại cơ sở can thiệp
sớm khác nhau. Ngoài ra, TT cũng phối hợp với chuyên gia tiếp tục tổ chức các
chuyên đề bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng, làm việc với trẻ chậm phát triển
và gia đình trẻ cho đội ngũ GV nòng cốt của thành phố Hồ Chí Minh.
Tháng 6 năm 1999 dự án "Can thiệp sớm và giáo dục trước tuổi học cho trẻ
chậm phát triển trí tuệ tuổi mầm non" được bắt đầu thực hiện tại quận Hoàn Kiếm
Hà Nội. Đây là dự án thí điểm về can thiệp sớm và giáo dục trước tuổi học cho trẻ
chậm phát triển trí tuệ ở tuổi mẫu giáo được thực hiện bởi phòng giáo dục quận
Hoàn Kiếm. Dự án này đã tiến hành điều tra khảo sát thực trạng trẻ chậm phát triển
trí tuệ tại khu vực và sau cuộc điều tra này trẻ chậm phát triển trí tuệ được tiếp nhận
vào các trường mầm non của quận. Đồng thời, các cán bộ, giáo viên cũng đã được
tổ chức các khóa đào tạo, huấn luyện về chuyên môn trong công tác này.
Với sự tác động tích cực của công tác can thiệp sớm đến trẻ, Bộ Giáo dục và
Đào tạo (GD&ĐT) cũng đã có chủ trương phát triển trung tâm can thiệp sớm cho
trẻ chậm phát triển trí tuệ và gia đìnhh trẻ. Từ tháng 3 năm 2000 đến tháng 3 năm
2001, hoạt động đầu tiên được bắt đầu là "Chương trình tập huấn các chuyên gia
can thiệp sớm", tập trung chủ yếu vào vấn đề tâm lý của trẻ chậm phát triển trí tuệ
và nghiên cứu phát triển trung tâm can thiệp sớm cho trẻ và gia đình trẻ.
Các trung tâm giáo dục đặc biệt, chuyên ngành giáo dục đặc biệt đã dần được
thành lập ở các trường Đại học, Cao đẳng ở các thành phố lớn như thành phố Hồ
Chí Minh, Hà Nội và dần mở rộng ra các tỉnh, thành trong cả nước. Tại khoa giáo
10
dục đặc biệt, Trường Đại học sư phạm Hà Nội, chuyên ngành giáo dục đặc biệt cho
trẻ chậm phát triển trí tuệ đã được xây dựng và phát triển từ năm 1998 tới nay,
trong đó can thiệp sớm là một môn học bắt buộc. Từ năm 2001 đến nay, các
Trường Cao đẳng Sư phạm Trung Ương trên cả nước đã tiến hành đào tạo giáo
viên dạy trẻ khuyết tật với sự trợ giúp của Ủy ban II Hà Lan, trong chương trình
này can thiệp sớm là một bộ môn trọng tâm.
Trên cơ sở sự phát triển của công tác can thiệp sớm cho trẻ khiếm thính và
trẻ chậm phát triển trí tuệ, đến năm 2001 công tác giáo dục hòa nhập ở mầm non,
tiểu học và trung học cơ sở đã được đề cập đến trong tài liệu "Chiến lược phát triển
giáo dục 2001 - 2010".
Từ các quan niệm cổ xưa là xem nhẹ sự phát triển của trẻ chậm phát triển trí
tuệ, thông qua các chương trình giáo dục đặc biệt, cho đến nay công tác can thiệp
sớm cho trẻ khuyết tật nói chung và trẻ chậm phát triển trí tuệ nói riêng đang được
nhiều gia đình tham gia, hưởng ứng tích cực, các trung tâm can thiệp sớm ngày
càng mở rộng nhiều ở các tỉnh thành trong cả nước. Tuy nhiên, ở nước ta, can thiệp
sớm cho trẻ chậm phát triển trí tuệ còn là một lĩnh vực non trẻ, mới được triển khai
và chưa đồng bộ. Tài liệu về can thiệp sớm cho trẻ chậm phát triển trí tuệ ở nước ta
còn rất ít, việc thu nhận kiến thức, kinh nghiệm chủ yếu dựa vào các tài liệu nước
ngoài và sự huấn luyện, đào tạo chuyên môn của các chuyên gia nước ngoài. Việc
tiến hành nghiên cứu, tìm ra những biện pháp quản lý (QL) hiệu quả công tác này
sẽ là tiền đề nhằm đặt nền móng cho sự phát triển của công tác can thiệp sớm trong
thời gian sắp tới.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Khái niệm cơ bản liên quan đến hoạt động can thiệp sớm
1.2.1.1. Khái niệm can thiệp sớm.
Có nhiều quan niệm khác nhau về can thiệp sớm:
11
Can thiệp sớm là những chỉ dẫn ban đầu và các dịch vụ dành cho trẻ khuyết
tật trước tuổi học nhằm kích thích và huy động sự phát triển tối đa ở trẻ, tạo điều
kiện và chuẩn bị tốt cho trẻ tham gia vào hệ thống giáo dục bình thường và cuộc
sống sau này.
Can thiệp sớm là hướng dẫn sớm (mang tính giáo dục) cho trẻ và gia đình
trẻ. Can thiệp sớm trong 5 năm đầu có thể làm tăng chất lượng cuộc sống cho trẻ và
gia đình trẻ. Đây chính là sự chuẩn bị quan trọng cho việc học và tiếp tục học lên
lớp mẫu giáo sau này của trẻ, đồng thời can thiệp sớm cũng chuẩn bị tiền đề để trẻ
có thể học hội nhập tại các trường phổ thông.
Can thiệp sớm là việc cần thiết, phát hiện, đánh giá, chẩn đoán loại khuyết
tật và xây dựng chương trình can thiệp cho cha mẹ trẻ, nhà trường và giáo viên để
giáo dục và điều trị y tế cho trẻ - những công việc này cần phải được thực hiện
càng sớm càng tốt.
1.2.1.2. Khái niệm chậm phát triển trí tuệ
Trước đây, ở nước ta thường gọi trẻ chậm phát triển trí tuệ là "trẻ chậm
khôn" thuật ngữ này được sử dụng đầu tiên ở Trung tâm nghiên cứu tâm lý trẻ em
của bác sỹ Nguyễn Khắc Viện.
Hiệp hội chậm phát triển trí tuệ Mỹ và các tác giả cuốn Sổ tay thống kê chẩn đoán những rối nhiễu tâm thần IV (DSM - IV) sử dụng thuật ngữ "chậm phát
triển tâm thần" (Mental Retardation).
Trung tâm đào tạo và Phát triển giáo dục đặc biệt thuộc trường ĐHSP Hà
Nội sử dụng thuật ngữ "chậm phát triển trí tuệ" từ năm 1999.
Ngày nay, trên thế giới có xu hướng sử dụng những thuật ngữ ít mang tính
kỳ dị hơn đối với trẻ khuyết tật như: chậm phát triển tâm thần, trẻ có khó khăn về
học, trẻ có nhu cầu đặc biệt, trẻ khuyết tật về phát triển. Tuy nhiên hiện nay có hai
thuật ngữ tiếng Anh được sử dụng phổ biến là "Mental Retadation" (chậm phát
triển tinh thần) do Hiệp hội chậm phát triển trí tuệ Mỹ và "Intellectual Disability"
12
(khuyết tật trí tuệ) do tổ chức nghiên cứu khoa học quốc tế về chậm phát triển trí
tuệ (IASSID). Ở Việt Nam, từ năm 1999 đến nay, Bộ giáo dục và đào tạo cho phép
sử dụng thuật ngữ "chậm phát triển trí tuệ".
Có nhiều quan điểm khác nhau về chậm phát triển trí tuệ, sau đây là một số
quan điểm dựa trên những cơ sở khác nhau:
- Trên cơ sở kết quả trắc nghiệm trí tuệ: Vào năm 1905, hai tác giả người
Pháp Alfred Binet và Theodore Simon đã công bố trắc nghiệm trí tuệ để phân biệt
các trẻ bình thường học kém và các trẻ học kém do trí tuệ chậm phát triển. Qua
nhiều năm các chuyên gia đã thống nhất rằng người có chỉ số trí tuệ dưới 70 là
chậm phát triển trí tuệ.
- Trên cơ sở khiếm khuyết về khả năng điều chỉnh xã hội: Năm 1954, nhà
tâm lý học người Mỹ Benda cho rằng: "Người chậm phát triển trí tuệ là người
không có khả năng điều khiển bản thân và xử lý các vấn đề của riêng mình, hoặc
phải được dạy mới biết phải làm như vậy, họ có nhu cầu về sự giám sát, kiểm soát,
chăm sóc sức khỏe bản thân và sự chăm sóc của cộng đồng".
- Trên cơ sở nguyên nhân chậm phát triển trí tuệ: Năm 1966, nhà tâm lý học
người Nga Luria khái niệm "Trẻ chậm phát triển trí tuệ là những trẻ mắc các bệnh
về não rất nặng từ khi còn trong bào thai hoặc những năm tháng đầu đời, bệnh này
cản trở sự phát triển của não. Do vậy, nó gây ra phát triển không bình thường về
tinh thần. Trẻ chậm phát triển trí tuệ dễ dàng được nhận ra do khả năng lĩnh hội ý
tưởng và khả năng tiếp nhận thực tế bị hạn chế". Hạn chế của quan điểm này là
nhiều người chậm phát triển trí tuệ nhưng không phát hiện được khiếm khuyết
trong hệ thần kinh.
- Trên cơ sở chẩn đoán và thống kê những rỗi nhiễu tâm thần IV (DSM-IV):
Chức năng trí tuệ tổng quát là chỉ số trí tuệ (IQ) đo được qua đánh giá bằng một
hoặc hơn một trắc nghiệm trên cá nhân về trí tuệ. Người có nhiều khiếm khuyết về
hành vi xã hội và có chỉ số trí tuệ dao động từ 70 đến 75 là người chậm phát triển
13
trí tuệ. Ngược lại một người có chỉ số trí tuệ thấp hơn 70 nhưng lại ít bị khiếm
khuyết về khả năng thích ứng thì không được xem là chậm phát triển trí tuệ.
- Trên cơ sở khả năng thích ứng xã hội của Hiệp hội Chậm phát triển trí tuệ
Mỹ (AAMR): Theo AAMR năm 1992, chậm phát triển trí tuệ là hạn chế lớn về khả
năng thực hiện chức năng với các đặc điểm là hoạt động trí tuệ dưới mức trung
bình, hạn chế về hai hoặc nhiều lĩnh vực thích ứng (giao tiếp, tự chăm sóc, sống tại
gia đình, kỹ năng xã hội, tự định hướng, sức khỏe và an toàn, kỹ năng học
đường,...) và hiện tượng chậm phát triển trí tuệ xuất hiện trước 18 tuổi. Trong tuyển
tập "Chậm phát triển trí tuệ " xuất bản năm 2002, AAMR đưa ra khái niệm "Chậm
phát triển trí tuệ là loại khuyết tật được xác định bởi những hạn chế đáng kể về hoạt
động trí tuệ và hành vi thích ứng thể hiện ở các kỹ năng nhận thức, xã hội và kỹ
năng thích ứng thực tế khuyết tật xuất hiện trước 18 tuổi". [20]
Hiện nay, khái niệm chậm phát triển trí tuệ được Việt Nam sử dụng rộng rãi
là DSM-IV và AAMR với các tiêu chí cơ bản là hoạt động trí tuệ dưới mức trung
bình, hạn chế về các kỹ năng thích ứng và khuyết tật xuất hiện trước 18 tuổi.
1.2.1.3. Khái niệm can thiệp sớm cho trẻ chậm phát triển trí tuệ
Theo Trần Thị Lệ Thu: Trong cuốn "Đại cương Can thiệp sớm cho trẻ khuyết
tật trí tuệ" (2010), can thiệp sớm cho trẻ chậm phát triển trí tuệ là sự hướng dẫn
sớm (mang tính giáo dục) cho trẻ chậm phát triển trí tuệ và gia đình trẻ. Sự hướng
dẫn không những chú trọng đến trẻ mà cả bố mẹ trẻ và các thành viên khác trong
gia đình của trẻ. Nói một cách thực tế, can thiệp sớm chính là sự chuẩn bị quan
trọng cho việc học và tiếp tục học lên lớp mẫu giáo sau này của trẻ; đồng thời cũng
chuẩn bị tiền đề để trẻ có thể học hội nhập tại các trường phổ thông. [21]
Theo Trần Thị Thiệp trong cuốn "Can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật" (2003),
can thệp sớm là những chỉ dẫn ban đầu và các dịch vụ dành cho trẻ và gia đình trẻ
khuyết tật nhằm kích thích và huy động tối đa sự phát triển ở trẻ, tạo điều kiện và
chuẩn bị tốt cho trẻ tham gia vào hệ thống giáo dục bình thường. Can thiệp sớm là
14
việc trợ giúp nhằm vào tất cả trẻ có nguy cơ hoặc đã bị khuyết tật. Việc trợ giúp
này bao gồm toàn bộ phát hiện và chẩn đoán trước khi sinh cho đến lúc trẻ đến tuổi
đi học. [19]
Theo Maria Hodes (2001), can thiệp sớm đối với trẻ chậm phát triển trí tuệ
có thể coi là việc hướng dẫn, dạy dỗ tập trung vào bản thân trẻ, vào cha mẹ và gia
đình trẻ. Can thiệp sớm là đưa ra một sự hướng dẫn sớm có tính giáo dục cho trẻ.
[14]
Những quan điểm nêu trên đều thống nhất trên cùng một phương diện rằng
công tác can thiệp sớm gắn liền với hai đối tượng chính là trẻ và gia đình trẻ.
- Đối với trẻ, năm năm đầu tiên trong cuộc sống của trẻ là những năm rất
quan trọng, đó là thời gian mà nền tảng cuộc sống của trẻ được hình thành. Những
thành tựu nghiên cứu về tâm lý học trẻ em đã chỉ ra rằng đối với mỗi trẻ nhỏ, đây là
những năm tháng đặc biệt quan trọng, ở trẻ chậm phát triển trí tuệ, thì đây là
khoảng thời gian có ý nghĩa lớn hơn đối với sự phát triển trong các kỹ năng cơ bản
nhằm giúp các em hình thành ý thức và năng lực thích ứng với xã hội và cộng đồng
trong cuộc sống sau này.
- Đối với gia đình trẻ, việc giúp nâng cao nhận thức của họ về tác động của
can thiệp sớm đến trẻ và tăng cường sự tham gia tích cực và tự nguyện của gia đình
là một trong những yếu tố chính trong công tác can thiệp sớm cho trẻ chậm phát
triển trí tuệ. Bởi lẽ trẻ trong độ tuổi này chủ yếu nhận được sự chăm sóc từ phía gia
đình cũng như bị tác động từ môi trường xung quanh trẻ, đặc biệt là tại gia đình trẻ.
1.2.2. Khái niệm cơ bản về quản lý
1.2.2.1. Khái niệm về quản lý:
Từ xa xưa, con người đã biết sử dụng hoạt động quản lý vào việc tổ chức các
cộng đồng của mình. Từ lao động riêng lẻ đến lao động phức tạp, con người đã biết
phân công, hợp tác với nhau trong quá trình lao động của cộng đồng. Những khái
niệm về quản lý được đưa ra từ các quan điểm khác nhau:
15
- Quan điểm triết học coi quản lý như là một quá trình liên kết thống nhất
giữa cái chủ quan và cái khách quan để đạt mục tiêu nào đó.
- Theo quan điểm chính trị xã hội: "Quản lý là sự tác động liên tục có tổ
chức, có định hướng của chủ thể (người quản lý, người tổ chức quản lý) lên khách
thể (đối tượng quản lý) về các mặt chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế,....bằng một hệ
thống các luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và các biện
pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng".
[10].
- Theo quan điểm hệ thống, thế giới quan Mác - Lênin khẳng định: Toàn thể
thế giới vật chất đang tồn tại, mọi sự vật, hiện tượng là một chính thể, một hệ
thống. Trong công tác điều hành xã hội thì quản lý cũng vậy, tức cũng một hệ
thống. Theo quan điểm này thì quản lý một đơn vị với tư cách là một hệ thống xã
hội là khoa học và nghệ thuật tác động vào hệ thống, vào từng thành tố của hệ
thống bằng các phương pháp thích hợp nhằm đạt được các mục tiêu đề ra trong quá
trình hoạt động: "Quản lý là sự tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể
quản lý đến đối tượng quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, cơ hội
của hệ thống để đạt được mục tiêu đề ra trong điều kiện biến đổi của môi trường."
[22]
Nói một cách tổng quát, Quản lý là quá trình hoạt động có tổ chức, có
hướng đích gây ảnh hưởng của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm sử
dụng hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của tổ chức để đạt mục tiêu đề ra
trong điều kiện biến động của môi trường. [13]
1.2.2.2. Các chức năng quản lý
Từ khái niệm trên, chúng ta có thể thấy rằng quản lý là một phạm trù to lớn
và có hệ thống, nó bao gồm 4 chức năng cơ bản là kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và
kiểm tra.
16
Kế hoạch: là làm cho việc thực hiện có kế hoạch trên diện rộng, quy mô lớn.
Căn cứ vào thực trạng và dự định của tổ chức để xác định mục tiêu, mục đích, xác
định những biện pháp nhằm đạt mục tiêu dự định.
Tổ chức: là quá trình hình thành nên những cấu trúc quan hệ giữa các thành
viên, bộ phận nhằm đạt mục tiêu kế hoạch. Nhờ việc tổ chức có hiệu quả, người
quản lý có thể phối hợp, điều phối các nguồn lực, vật lực, nhân lực.
Chỉ đạo: là phương thức tác động của chủ thể quản lý. Lãnh đạo bao hàm
việc liên kết, liên hệ với người khác, động viên họ hoàn thành nhiệm vụ để đạt
được mục tiêu của tổ chức.
Kiểm tra: thông qua một cá nhân, nhóm hay tổ chức để xem xét thực tế,
theo dõi giám sát thành quả của hoạt động, tiến hành uốn nắn, sửa chữa những hoạt
động sai. Đây chính là quá trình tự điều chỉnh của hoạt động quản lý.
Kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra là 4 khâu có liên quan mật thiết với
nhau tạo thành một quá trình. Quá trình này hoạt động một cách tuần hoàn gọi là
chu trình quản lý. Trong chu trình quản lý đó, từng chức năng kế tiếp nhau một
cách độc lập, nhưng đây là độc lập tương đối. Các chức năng này thực hiện đan xen
nhau (tức là trong chức năng kế hoạch hóa có chức năng tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra
việc thực hiện kế hoạch hóa, hoặc kiểm tra đánh giá có thể thực hiện trong các chức
năng khác...).
1.2.2.3. Quản lý công tác can thiệp sớm cho trẻ chậm phát triển trí tuệ.
Quản lý công tác can thiệp sớm cho trẻ chậm phát triển trí tuệ là việc các
chuyên gia, các nhà sư phạm sử dụng các biện pháp, cách thức nhằm chỉ dẫn ban
đầu kích thích và huy động sự phát triển tối đa ở trẻ.
1.2.3. Giải pháp và giải pháp quản lý công tác can thiệp sớm cho trẻ chậm
phát triển trí tuệ.
1.2.3.1. Giải pháp:
17
Theo Từ điển Tiếng việt, giải pháp là: “phương pháp giải quyết một vấn đề”.
Nói đến giải pháp là nói đến những cách thức tác động nhằm thay đổi chuyển biến
một quá trình, một trạng thái hoặc hệ thống,... nhằm đạt được mục đích. Giải pháp
thích hợp sẽ giúp cho vấn đề được giải quyết nhanh hơn, mang lại hiệu quả cao
hơn.
1.2.3.2. Giải pháp quản lý công tác can thiệp sớm cho trẻ chậm phát triển trí
tuệ.
Giải pháp quản lý công tác can thiệp sớm cho trẻ chậm phát triển trí tuệ là
việc các nhà quản lý sử dụng cách thức tác động vào các chuyên gia, các nhà sư
phạm để giúp một đứa trẻ chậm phát triển trở thành một đứa trẻ có khả năng tham
gia vào hệ thống giáo dục bình thường sớm.
1.3. Vấn đề can thiệp sớm đối với trẻ chậm phát triển trí tuệ
1.3.1. Những vấn đề cơ bản về công tác can thiệp sớm cho trẻ chậm phát triển trí
tuệ
1.3.1.1. Mục tiêu can thiệp sớm cho trẻ chậm phát triển trí tuệ.
Đối với các trẻ khó khăn đặc biệt như trẻ chậm phát triển trí tuệ dưới 6 tuổi
thì mục tiêu can thiệp sớm là nhằm:
- Giảm đến mức tối thiểu sự ảnh hưởng của khiếm khuyết (khuyết tật) đối
với sự phát triển của trẻ và phát huy tối đa các cơ hội để tăng cường các hoạt động
bình thường ở tuổi ấu thơ.
- Ngăn ngừa (nếu có thể) những nhân tố nguy cơ hay sự phát triển không
bình thường dẫn tới khuyết tật.
- Ngăn ngừa sự phát triển khuyết tật này hay khuyết tật khác.
Ngoài ra mục tiêu can thiệp sớm cũng nhằm:
- Hỗ trợ gia đình đạt được mục tiêu của họ.
- Tạo điều kiện thuận lợi phát triển khả năng về mặt xã hội cho trẻ khuyết tật.
18
- Phát triển năng lực về nhận thức, vận động giao tiếp, xã hội, những kỹ năng
tự phục vụ.
- Chuẩn bị cho trẻ một cuộc sống bình thường thời thơ ấu.
Các mục tiêu của giáo dục đặc biệt tuổi ấu thơ rất khác nhau. Như vậy, chúng
ta có thể tổng hợp lại mục tiêu của can thiệp sớm là ảnh hưởng một cách tích cực
đến sự phát triển toàn diện của trẻ về mặt xã hội, tình cảm, thể chất và trí tuệ. Cách
tiếp cận trẻ một cách toàn diện như vậy là rất quan trọng vì các mặt này có liên
quan và ảnh hưởng qua lại với nhau.
1.3.1.2. Phân loại mức độ chậm phát triển trí tuệ
Trong quyển giáo trình Can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật, dành cho sinh viên
Đại học sư phạm Đà Nẵng, tác giả Huỳnh Thị Thu Hằng, Lê Thị Hằng, Trần Thị
Hòa (2008):
- Theo trắc nghiệm trí tuệ khuôn hình Raven của tác giả J.C.Raven (Anh) sử
dụng cho tất cả đối tượng với năm loại bài trắc nghiệm khuôn hình tiếp diễn. Trên
cơ sở sử dụng "Thang bách phân" chuẩn ở mỗi độ tuổi và được chuyển các kết quả
thu được thành IQ với sự hiệu chính theo tuổi mà mức độ chậm phát triển trí tuệ
được phân bổ theo bảng sau:
- IQ 70 - 80:
CPTTT nhẹ;
- IQ 50 - 70:
CPTTT trung bình;
- IQ 20 - 50:
CPTTT nặng;
- IQ 0 - 20:
CPTTT rất nặng.
- Theo DSM-IV sử dụng chỉ số trí tuệ làm tiêu chí để phân loại mức chậm
phát triển trí tuệ như sau:
- Chỉ số trí tuệ từ 50 - 55 tới xấp xỉ 70
CPTTT nhẹ;
- Chỉ số trí tuệ từ 35 - 40 tới 50 - 55
CPTTT trung bình;
- Chỉ số trí tuệ từ 20 -25 tới 35 - 40
CPTTT nặng;
- Chỉ số trí tuệ dưới 20 hoặc 25
CPTTT rất nặng.
19
Việc phân loại mức độ chậm phát triển trí tuệ giúp chúng ta có cơ sở đoán
biết và kỳ vọng về mức độ hành vi của đứa trẻ, biết được điều kiện thể chất và đặc
biệt là biết mức độ, hình thức chăm sóc cần thiết cho trẻ chậm phát triển trí tuệ.
[21].
1.3.1.3. Nguyên nhân gây chậm phát triển trí tuệ ở trẻ.
Có nhiều nguyên nhân gây chậm phát triển trí tuệ. Nhiều chuyên gia trong
lĩnh vực chậm phát triển trí tuệ trên thế giới đã nghiên cứu và công nhận số liệu
cũng như tỷ lệ về nguyên nhân chậm phát triển trí tuệ như sau [11]:
Bảng 1.1: Nguyên nhân gây CPTTT và mức độ CPTTT
Mức độ
Di truyền
Trước khi
Trong khi
Sau khi sinh
Không rõ
(lỗi nhiễm
sinh (lây
sinh (thiếu
(u não,
nguyên
sắc thể,
nhiễm, suy
oxy, đẻ khó,
nhiễm độc,
nhân
gen....)
dinh
đẻ non, lây
môi trường,
dưỡng.....)
nhiễm....)
xã hội)
Nặng và
rất nặng
Nhẹ và
40%
10%
5%
1%
40%
trung bình
20%
20%
7%
3%
50%
Nguồn: Giáo trình Can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật [11].
1.3.1.4. Một số quan niệm, tình cảm và thái độ của cha mẹ đối với trẻ khuyết tật
Các bậc cha mẹ thường không quan tâm và không nghĩ về trẻ khuyết tật cho
đến khi phải đối mặt với sự thật. Tất cả sẽ thay đổi vào thời điểm các bậc cha mẹ
được thông báo về khuyết tật của con mình. Cảm giác chủ đạo của họ khi nghe tin
này có thể coi là "sự đổ vỡ những mong ước". Các gia đình có thể có rất nhiều phản
ứng khác nhau, thông thường những phản ứng này gồm các giai đoạn: sốc, không
tin và phủ nhận; tức giận và lên án bản thân; thương lượng; suy sụp, buồn nản và
cuối cùng là chấp nhận. Không thể khẳng định rằng tất cả các bậc cha mẹ phải chịu
20
đựng những cảm xúc phức tạp, thường là "một trận bão của những cảm xúc" và nó
có thể kéo dài trong nhiều năm. Nhà trường, các giáo viên phải nhận thức được
những điều trên và phải chuẩn bị để phản ứng phù hợp với các bậc cha mẹ đang trải
qua những cảm xúc rất khác nhau đó. Sơ đồ dưới đây mô tả những phản ứng có thể
xẩy ra ở các bậc cha mẹ có con khuyết tật và phản ứng nên có của người can thiệp.
[11]
Phản ứng của cha mẹ
Các giai đoạn
Xấu hổ, cảm thấy tội
lỗi, tự xỉ vả mình, cố bù
đắp
Tìm bác sĩ
Phản ứng của người can thiệp
Lắng nghe với thái độ chấp
SỐC;
nhận.
KHÔNG
Lắng nghe một cách tích cực
TIN; PHỦ
Cộng tác với cha mẹ
NHẬN
NHẬN
Khuyến khích sự kiên nhẫn
Chuyển sự giận dữ sang
trường học, trung tâm.
TỨC
GIẬN,
Khiến cha mẹ bận rộn
LÊN ÁN
Tạo ra sự cộng tác tích
Lên án những chuyên
BẢN
cực giữa cha mẹ và trẻ
gia can thiệp sớm.
THÂN
Phản ứng của cha mẹ
Trì hoãn việc chấp nhận
khuyết tật như điều
không tránh khỏi.
Quyết tâm cộng tác
Các giai đoạn
Phản ứng của người can thiệp
Giúp cha mẹ chấp
THƯƠNG
nhận các cảm giác.
LƯỢNG
Tiếp xúc với trẻ và gia đình
Bày tỏ sự thông cảm với
21
thái độ chân thành
Cảm thấy vô vọng
Cảm thấy đơn độc
Tập trung vào những
BUỒN
điều tích cực.
NẢN, SUY
Tiếc nhớ hình ảnh một
Đảm bảo sự thành công
SỤP
đứa con bình thường
Nhận ra rằng trẻ có thể
của các hoạt động
Cung cấp, tư vấn chuyên môn
Khuyến khích sự an
làm gì đó
CHẤP
ủi từ cha mẹ
Điều chỉnh lối sống
NHẬN
Hướng dẫn những kỹ
Sẵn sàng thực
thuật phối hợp mới
hiện những thí nghiệm.
Khen ngợi cha mẹ
khi đứa trẻ tiến bộ
Sơ đồ 1.1: Phản ứng có thể xẩy ra ở các bậc cha mẹ có con khuyết tật và phản ứng
nên có của người can thiệp
1.3.1.5. Những nguyên tắc cơ bản của can thiệp sớm cho trẻ chậm phát triển trí
tuệ.
* Mọi trẻ em đều có khả năng học tập
Bất kỳ trẻ nào cũng có khả năng học tập, ngay cả trẻ chậm phát triển trí tuệ
như Paula Kluth nhận định: "If they can't learn the way we teach them, let's teach
them the way they learn", tức là: "Nếu trẻ không thể học theo cách chúng ta dạy thì
hãy dạy trẻ theo cách trẻ học". Trẻ chậm phát triển trí tuệ cũng có khả năng học tập
nhưng chậm hơn so với trẻ bình thường. Vấn đề là các nhà chuyên môn cần phải
hiểu, đánh giá đúng khả năng của trẻ, đề ra mục tiêu và nội dung thích hợp với từng
đặc điểm trẻ, từ đó sẽ tăng cường phát triển kỹ năng học tập tối đa của mỗi trẻ.
* Trẻ khuyết tật cũng phải học các kỹ năng mà trẻ bình thường học và sử dụng
22
Sự phát triển của trẻ khuyết tật cũng tuân theo tiến trình, quy luật như trẻ
bình thường, tuy nhiên có chậm hơn ở những khía cạnh nhất định. Trẻ khuyết tật
càng học được nhiều kỹ năng như trẻ bình thường thì càng có khả năng tham gia
nhiều hoạt động hơn trong gia đình cũng như xã hội, đặc biệt là các kỹ năng tự
phục vụ và kỹ năng giao tiếp. Chúng càng dễ dàng được chấp nhận hơn trong cộng
đồng nếu như những hành động của chúng càng giống trẻ bình thường. Vì vậy trẻ
khuyết tật cần học các kỹ năng như trẻ bình thường.
* Những năm đầu tiên là thời gian quan trọng nhất cho việc học tập
Năm đầu tiên trong cuộc đời của đứa trẻ là rất quan trọng. Đây là thời gian
cho nền tảng của cuộc sống được hình thành. Các trải nghiệm học hỏi của trẻ trong
giai đoạn này có tác động và ảnh hưởng tới của quá trình nhận thức và phát triển ở
những kỹ năng tiếp theo của trẻ. Một nền tảng tốt tạo cho đứa trẻ cơ hội để có một
cuộc sống hạnh phúc và có ý nghĩa, đồng thời để chúng trở thành một thành viên có
ích cho xã hội. Vì vậy, việc bắt đầu với can thiệp sớm càng nhanh càng tốt là rất
cần thiết. Bắt đầu diễn ra từ khi cha mẹ trẻ cho rằng trẻ có vấn đề. Điều này có thể
hạn chế những vấn đề về giáo dục và cư xử sau này trong cuộc sống của trẻ.
* Cha mẹ là những người quan trọng nhất đối với sự phát triển của trẻ
Năm năm đầu tiên của cuộc đời phần lớn thời gian trẻ gắn bó với gia đình.
Các thành viên trong gia đình, đặc biệt là cha mẹ là người tiếp xúc, là người hiểu
trẻ, chăm sóc trẻ bằng cả tình yêu thương ruột thịt của mình. Chính vì vậy, người
giáo viên hiệu quả nhất của trẻ trong giai đoạn này là cha mẹ và những người thân
của trẻ. Chuyên gia can thiệp sớm là những người cung cấp, hướng dẫn cha mẹ và
người thân dạy, cách kích thích, cách giao tiếp và luyện tập cho trẻ tại gia đình - là
môi trường gần gũi nhất để trẻ em cản thấy an tâm và bộc lộ mình một cách tự
nhiên nhất.
* Mỗi trẻ và mỗi gia đình đều khác nhau
23
Mỗi trẻ sinh ra đều có nét đặc thù trong cấu trúc sinh học và tâm lý, được
nuôi dạy trong những gia đình không giống nhau. Đồng thời mỗi trẻ có những
khuyết tật và trình độ khác nhau với mức độ khác nhau, nên mỗi trẻ có những nhu
cầu đặc biệt riêng. Mặt khác trình độ hiểu biết của mỗi gia đình khác nhau, mức độ
quan tâm đến con cái khác nhau và mỗi gia đình có hoàn cảnh về điều kiện khác
nhau, do đó chúng ta không thể xây dựng một chương trình can thiệp sớm cho mọi
đối tượng. Chính vì vậy, mỗi trẻ cần có kế hoạch can thiệp cá nhân riêng để phù
hợp với đặc điểm từng trẻ, sẽ đem lại hiệu quả cao nhất cho trẻ. [11]
1.3.2. Quản lý các mô hình can thiệp sớm cho trẻ chậm phát triển trí tuệ
Thực hiện chương trình can thiệp sớm có triển khai các mô hình sau:
- Can thiệp sớm tại trung tâm
- Can thiệp sớm tại nhà
- Can thiệp sớm tại trường mầm non
- Kết hợp các mô hình
1.3.2.1. Can thiệp sớm tại nhà
Đối với mô hình can thiệp sớm tại nhà, dịch vụ được cung cấp tại nhà cho
trẻ, cha mẹ hoặc những người trực tiếp chăm sóc hoặc cùng trong môi trường sinh
hoạt của trẻ. Cán bộ, giáo viên can thiệp sớm của trung tâm đến gia đình của trẻ và
tiến hành các hoạt động can thiệp cho trẻ. Nội dung của các hoạt động can thiệp
sớm tại nhà là hỗ trợ cá nhân trẻ và cung cấp thông tin, tư vấn, hướng dẫn phụ
huynh cách tiến hành các hoạt động chăm sóc và can thiệp cho trẻ tại nhà. Các hoạt
động can thiệp sớm, bao gồm cả các hoạt động do phụ huynh tiến hành, đều phải
được tiến hành dựa trên kế hoạch can thệp sớm/kế hoạch giáo dục cá nhân đã được
thống nhất từ trước.
- Ưu điểm của mô hình này là: gia đình là môi trường quen thuộc với trẻ; các
thành viên trong gia đình có cơ hội được tham gia, được tư vấn và được hướng dẫn;
thuận tiện cho cha mẹ vì không phải đi lại, không ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.
24
- Hạn chế của mô hình can thiệp sớm tại nhà: có thể không có hoặc không đủ
cơ sở vật chất phù hợp cho các hoạt động hỗ trợ đặc biệt, không hoặc khó mang
theo những thiết bị chuyên dụng; khó khăn khi cần chuyên gia/giáo viên khác hỗ
trợ; trẻ không được tham gia hoạt động cùng với những trẻ khác; phụ huynh không
có cơ hội gặp gỡ và trao đổi với các phụ huynh khác.
1.3.2.2. Can thiệp sớm tại trung tâm
Cha mẹ trẻ hoặc các thành viên trong gia đình hoặc những người chăm sóc
trực tiếp đưa trẻ đến các cơ sở hoặc trung tâm can thiệp sớm. Họ sẽ nhận được sự
hướng dẫn của chuyên gia can thiệp sớm về việc dạy và cách thức chăm sóc trẻ.
Các hoạt động can thiệp sớm cho trẻ diễn ra tại trung tâm có thể thực hiện:
* Với riêng trẻ khuyết tật: trong các giờ hỗ trợ cá nhân, các tiết học cá nhân.
* Với riêng phụ huynh: cung cấp thông tin, tư vấn, hướng dẫn cho phụ huynh
cách tiến hành các hoạt động chăm sóc và can thiệp sớm cho trẻ tại nhà.
* Với cả trẻ và phụ huynh cùng lúc: để phụ huynh phối hợp hỗ trợ thêm cho
giáo viên và đồng thời để phụ huynh biết được các hoạt động và cách tiến hành các
hoạt động mà giáo viên đang thực hiện với trẻ tại trung tâm.
Các hoạt động can thiệp sớm bao gồm cả các hoạt động do phụ huynh tiến
hành tại nhà đều phải được tiến hành dựa trên kế hoạch can thiệp sớm hoặc kế
hoạch giáo dục cá nhân thống nhất từ trước.
- Ưu điểm của mô hình: là có cơ sở vật chất phù hợp; người can thiệp có thể
sử dụng được các trang thiết bị chuyên dụng; trẻ có thể tham gia các hoạt động
cùng với trẻ khác để tăng cường khả năng giao tiếp và tương tác xã hội; phụ huynh
có thể gặp gỡ và trao đổi với những phụ huynh khác; có thể huy động được sự hỗ
trợ chuyên môn của nhiều chuyên gia với nhau.
- Hạn chế của mô hình: là môi trường ít quen thuộc với trẻ (đặc biệt đối với
trẻ còn rất nhỏ); có thể khó khăn cho gia đình trong việc đi lại, có thể ảnh hưởng
đến sức khỏe của trẻ.
25
1.3.2.3. Can thiệp sớm tại trường mầm non
Can thiệp tại trường mầm non là chương trình can thiệp cho trẻ khuyết tật
với các hoạt động hỗ trợ trẻ và phụ huynh được thực hiện tại trường mầm non nơi
trẻ học. Giáo viên phụ trách lớp hòa nhập có trẻ khuyết tật là người thực hiện kế
hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ với sự hỗ trợ của giáo viên can thiệp sớm của trung
tâm hỗ trợ. Các hoạt động hỗ trợ can thiệp sớm cho trẻ diễn ra tại trường mầm non
có thể được thực hiện:
* Với riêng trẻ chậm phát triển trí tuệ trong các tiết học cá nhân, theo từng
chủ đề và mục tiêu cụ thể.
* Với trẻ chậm phát triển trí tuệ trong các hoạt động chung của cả lớp cùng
với các trẻ khác.
* Với trẻ chậm phát triển trí tuệ và phụ huynh cùng lúc trong tiết học cá nhân
của trẻ: cung cấp thông tin, tư vấn, hướng dẫn cho phụ huynh cách tiến hành các
hoạt động chăm sóc và can thiệp cho trẻ ở nhà và đồng thời để phụ huynh biết được
các hoạt động mà giáo viên đang thực hiện với trẻ ở trường mầm non.
- Ưu điểm của mô hình: là khẳng định được trách nhiệm và vai trò của
trường mầm non; trẻ được sinh hoạt và học tập trong môi trường học tập; các giáo
viên trong trường có thể chia sẻ, trao đổi và giúp đỡ lẫn nhau.
- Hạn chế của mô hình: đôi khi trường mầm non không đủ vật chất, trang
thiết bị chuyên dụng cho các hoạt động hỗ trợ đặc biệt; giáo viên mầm non ít được
đào tạo bài bản về can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật sẽ gặp khó khăn nếu không có
sự hợp tác chặt chẽ với chuyên gia.
1.3.2.4. Can thiệp kết hợp
Can thiệp kết hợp là các hoạt động can thiệp sớm cho trẻ chậm phát triển trí
tuệ có kết hợp các loại hình can thiệp khác nhau:
* Kết hợp giữa can thiệp sớm tại trung tâm hỗ trợ với can thiệp sớm tại nhà.
* Kết hợp giữa can thiệp sớm tại trường mầm non với can thiệp sớm tại nhà.