Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

đánh giá thực trạng sản xuất cói và định hướng quy hoạch vùng chuyên canh cói trên địa bàn huyện nga sơn, tỉnh thanh hoá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (29.29 MB, 138 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
---------------

---------------

LÊ TRỌNG THẮNG

ðÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CÓI VÀ ðỊNH HƯỚNG
QUY HOẠCH VÙNG CHUYÊN CANH CÓI TRÊN ðỊA BÀN
HUYỆN NGA SƠN, TỈNH THANH HOÁ

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành: QUẢN LÝ ðẤT ðAI
Mã số: 60.62.16

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN TẤT CẢNH

HÀ NỘI - 2008


LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu và kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa
từng ñược công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào khác.
Tôi xin cam ñoan rằng mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận
văn này ñã ñược cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn
ñều ñã ñược chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn


Lê Trọng Thắng

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và thực hiện ñề tài, tôi ñã nhận ñược
sự giúp ñỡ, những ý kiến ñóng góp, chỉ bảo quý báu của các thầy cô
giáo Khoa Sau ðại học, Khoa Tài nguyên và Môi trường, Trường
ðại học Nông nghiệp Hà Nội.
ðể có ñược kết quả nghiên cứu này, ngoài sự cố gắng và nỗ
lực của bản thân, tôi còn nhận ñược sự hướng dẫn chu ñáo, tận tình
của PGS.TS Nguyễn Tất Cảnh, là người trực tiếp hướng dẫn tôi
trong suốt thời gian nghiên cứu ñề tài và viết luận văn.
Tôi cũng nhận ñược sự giúp ñỡ, tạo ñiều kiện của UBND
huyện Nga Sơn, các phòng ban và UBND các xã trong huyện, các
anh chị em và bạn bè ñồng nghiệp.
Với tấm lòng chân thành, tôi xin cảm ơn mọi sự giúp ñỡ quý
báu ñó!
Tác giả luận văn

Lê Trọng Thắng

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

ii



MỤC LỤC
Lời cam ñoan....................................................................................................... .i
Lời cám ơn .......................................................................................................... ii
Mục lục .............................................................................................................. iii
Danh mục các chữ viết tắt .................................................................................. v
Danh mục các bảng ........................................................................................... vi
Danh mục các hình .......................................................................................... vii
1. Mở ñầu ........................................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của ñề tài .............................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................... 3
1.2.1. Mục tiêu chung .......................................................................................... 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể .......................................................................................... 3
1.3. Phạm vi nghiên cứu..................................................................................... 3
2. Tổng quan tài liệu.......................................................................................... 4
2.1. Một số vấn ñề cơ bản về quy hoạch sử dụng ñất ......................................... 4
2.1.1. Khái quát quy hoạch sử dụng ñất ............................................................... 4
2.1.2. Những nguyên tắc cơ bản của quy hoạch sử dụng ñất............................... 6
2.1.3. Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng ñất với các quy hoạch khác ........... 10
2.2. Khái niệm và các nghiên cứu về quy hoạch vùng chuyên canh ở Việt Nam ...... 11

2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cói............................................................. 13
2.3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cói trên thế giới ........................................ 13
2.3.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cói ở Việt Nam ......................................... 17
3. ðối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu ..................................... 20
3.1. ðối tượng nghiên cứu ............................................................................... 20
3.2. Nội dung nghiên cứu................................................................................. 20
3.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 20
3.3.1. Phương pháp chọn ñiểm nghiên cứu ........................................................ 20

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


iii


3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu................................................................... 21
3.3.3. Phương pháp phân tích kinh tế..................................................................21
3.3.4. Phương pháp minh họa bằng bản ñồ ........................................................ 22
3.3.5. Phương pháp chuyên gia.......................................................................... 22
4. Kết quả nghiên cứu...................................................................................... 23
4.1. ðiều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội............................................................. 23
4.1.1. ðiều kiện tự nhiên ................................................................................... 23
4.1.2. ðiều kiện kinh tế – xã hội ........................................................................ 30
4.1.3. ðánh giá chung ñiều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội huyện Nga Sơn ....... 40
4.2. ðánh giá thực trạng sản xuất cói huyện Nga Sơn .................................... 41
4.2.1. Hiện trạng sử dụng ñất trồng cói huyện Nga Sơn..................................... 41
4.2.2. Thu nhập của các nông hộ từ sản xuất cói qua các năm .......................... 47
4.2.3. Hiệu quả của loại hình sử dụng ñất trồng cói ........................................... 50
4.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng ñến năng suất, chất lượng cói................................ 55
4.3. Xây dựng bản ñồ ñơn vị ñất ñai ................................................................. 60
4.3.1. Lựa chọn vµ phân cấp các chỉ tiêu xây dựng bản ñồ ñơn vị ñất ñai ......... 60
4.3.2. Kết quả xây dựng bản ñồ ñơn vị ñất ñai................................................... 62
4.3.3. Mô tả ñặc ñiểm các ñơn vị ñất ñai............................................................ 64
4.4. ðịnh hướng quy hoạch sử dụng ñất trồng cói huyện Nga Sơn ................ 68
4.4.1. Quan ñiểm sử dụng ñất trồng cói ............................................................. 68
4.4.2. ðịnh hướng quy hoạch sử dụng ñất trồng cói huyện Nga Sơn.................. 70
4.4.3. Một số giải pháp thực hiện ñịnh hướng quy hoạch sử dụng ñất trồng cói
huyện Nga Sơn .................................................................................................. 72
5. Kết luận và kiến nghị................................................................................... 74
5.1. Kết luận...................................................................................................... 74
5.2. Kiến nghị ................................................................................................... 45

Tài liệu tham khảo............................................................................................. 76

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

iv


Phụ lục ...............................................................................................................78

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CNH

Công nghiệp hóa

FAO

Tổ chức nông lương quốc tế (Food Agricultural Organization)

GDP

Tổng sản phẩm quốc dân

Ha


Héc ta

HðH

Hiện ñại hóa

HTX

Hợp tác xã



Lao ñộng

LMU

ðơn vị bản ñồ ñất ñai (Land Mapping Unit)

LUT

Loại hình sử dụng ñất (Land Use Type)

NN

Nông nghiệp

NTTS

Nuôi trồng thủy sản


NXB

Nhà xuất bản

TN

Thu nhập

UBND

ủy ban nhân dân

XK

Xuất khẩu

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Giá trị xuất khẩu cói và các sản phẩm từ cói của Thanh Hóa giai
ñoạn 2003-2007...............................................................................................19
Bảng 4.1. Biến ñộng dân số, lao ñộng huyện Nga Sơn (giai ñoạn 20032007)................................................................................................................39
Bảng 4.2. Hiện trạng sử dụng ñất nông nghiệp huyện Nga Sơn năm
2007.....42
Bảng 4.3. Hiện trạng sử dụng ñất trồng cói huyện Nga Sơn năm
2007...........44
Bảng 4.4. Biến ñộng thu nhập và cơ cấu thu nhập của người dân vùng cói

huyện

Nga

Sơn

qua

các

năm............................................................................48
Bảng 4.5. Hiệu quả kinh tế của cây cói tính trên 1 ha.....................................51
Bảng 4.6. Hiệu quả kinh tế của LUT lúa và nuôi trồng thủy
sản.....................53
Bảng 4.7. So sánh hiệu quả kinh tế giữa các loại hình sử dụng ñất
chính.......54
Bảng 4.8. Chỉ tiêu phân cấp xây dựng bản ñồ ñơn vị ñất ñai huyện Nga
Sơn.61
Bảng 4.9. Thống kê ñặc tính các ñơn vị ñất ñai huyện Nga Sơn.....................63

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

vii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Giá trị xuất khẩu mặt hàng mây tre, cói, lá, thảm của Việt Nam giai
ñoạn 1995-2007...............................................................................................16
Hình 4.1. Diễn biến khí hậu huyện Nga Sơn (giai ñoạn 1990-2007)..............26
Hình 4.2. Tốc ñộ tăng trưởng kinh tế huyện Nga Sơn qua các giai ñoạn........31

Hình 4.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Nga Sơn giai ñoạn 19952007..32
Hình 4.4. Cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp huyện Nga Sơn năm
2007..…33
Hình 4.5. Cơ cấu các loại ñất huyện Nga Sơn năm 2007................................41
Hình 4.6. So sánh diện tích ñất trồng cói với diện tích ñất nông nghiệp huyện
Nga Sơn qua các năm .....................................................................................43
Hình 4.7. Diễn biến diện tích ñất trồng cói huyện Nga Sơn giai ñoạn 20032007.................................................................................................................45
Hình 4.8. Diễn biến năng suất cói huyện Nga Sơn giai ñoạn 20032007........46
Hình 4.9. Diễn biến sản lượng cói huyện Nga Sơn giai ñoạn 20032007........46
Hình 4.10. Giá trị ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và giá trị xuất
khẩu mặt hàng cói huyện Nga Sơn qua các năm ............................................47
Hình 4.11. Phụ nữ và trẻ em tham gia sản xuất các mặt hàng cói ở Nga Sơn 52
Hình 4.12. Thu hoạch và phơi các sản phẩm từ cói ở Nga
Sơn.......................59

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

viii


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

ix


1. MỞ ðẦU

1.1.

Tính cấp thiết của ñề tài

ðất ñai là tư liệu sản xuất ñặc biệt, là tài nguyên thiên nhiên không có

khả năng tái tạo. ðất ñai có ñặc ñiểm là vị trí và diện tích ñất không thay ñổi,
nhưng chất lượng và hiệu quả sử dụng ñất phụ thuộc nhiều vào quá trình sử
dụng của con người. Vì vậy, việc sử dụng ñất hợp lý trên cơ sở có quy hoạch
sử dụng ñất là chiến lược phát triển nông nghiệp bền vững.
Cây cói là cây công nghiệp hàng năm có vị trí quan trọng trong hệ thống
ña canh ở nước ta, ñặc biệt là các tỉnh ven biển vùng bắc trung bộ, nơi ñất ñai
thường xuyên bị chua mặn nên việc phát triển các cây trồng khác gặp rất nhiều
khó khăn. Cây cói ñược trồng chủ yếu ñể làm chiếu, làm nguyên liệu cho sản
xuất ñồ thủ công mỹ nghệ. Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ ñược làm từ cói có
ưu ñiểm là tiện lợi, ñẹp, bền, rẻ tiền, dễ bị phân hủy trong một thời gian ngắn
khi không sử dụng và không gây ô nhiễm môi trường nên phù hợp với xu thế
chung hiện nay của thế giới là hướng tới các sản phẩm và công nghệ thân thiện
với môi trường. Chính vì vậy, nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ cây cói ngày
càng gia tăng. Ngoài việc cung cấp các sản phẩm tiêu dùng trong nước, các sản
phẩm từ cói của Việt Nam ñã có mặt ở hầu hết các thị trường châu Á, châu
Âu… ñặc biệt là một số nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc…, chính
ñiều ñó ñã tạo cho cây cói có một thế mạnh trong phát triển kinh tế.
Thanh Hoá là tỉnh nằm ở phía Bắc Trung bộ, là một tỉnh ñất chật người
ñông, có ñiều kiện ñất ñai, ñịa hình, khí hậu thời tiết và tài nguyên ña dạng.
Nói ñến Thanh Hoá, không ai không biết chiếu cói Nga Sơn, một sản phẩm
nổi tiếng của vùng ñất ven biển này. Chiếu cói Nga Sơn ñược lưu truyền qua
bao ñời, bao thế hệ trên khắp mọi miền của ñất nước. Nó ñã ñi vào ca dao, tục
ngữ của người Việt Nam: “Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng; Vải tơ Nam

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

1



ðịnh, lụa hàng Hà ðông”.
ðối với Thanh Hoá nói chung, huyện Nga Sơn nói riêng, phát triển tiểu
thủ công nghiệp ñặc biệt là nghề cói ñược xem là một trong những ưu tiên
hàng ñầu trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, cũng như chuyển dịch
cơ cấu kinh tế của ñịa phương. Sản lượng cói hàng năm của huyện Nga Sơn
không ngừng tăng lên, trong ñó năm 2006 ñạt gần 28.000 tấn, tổng kim ngạch
xuất khẩu ñạt 90 tỷ ñồng. Trồng và sản xuất các sản phẩm từ cói ñã trở thành
nghề chính của người dân Nga Sơn.
Tuy nhiên, trong những năm gần ñây do nhu cầu nguyên liệu cói ngày
một cao nên người dân bắt ñầu ñầu tư về vật tư phân bón, thuốc trừ sâu ñể
tăng năng suất, thay vì ñể cho cây cói phát triển tự nhiên như trước kia.
Nhưng do ñầu tư thâm canh không hợp lý nên sâu bệnh bắt ñầu xuất hiện với
tỷ lệ cao, thời gian khai thác bị giảm ñáng kể… Những ñiều này ñã ảnh hưởng
không nhỏ ñến thu nhập của người trồng cói, ñời sống của người dân vùng cói
bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Mặt khác, giá cói nguyên liệu và các sản phẩm thủ công từ cói không ổn
ñịnh cũng ảnh hưởng không nhỏ ñến ñời sống người dân. Những năm giá cói
nguyên liệu cao, thu nhập của người dân từ trồng và sản xuất các mặt hàng thủ
công từ cói ổn ñịnh, ñảm bảo ñủ trang trải cho cuộc sống, còn những năm cói
nguyên liệu mất giá hoặc mất mùa do thời tiết, thiên tai… sản phẩm làm ra
không tiêu thụ ñược, thu nhập bấp bênh nên cuộc sống của người dân vùng cói
thực sự gặp khó khăn.
Xuất phát từ thực tế trên, ñề tài “ðánh giá thực trạng sản xuất cói và
ñịnh hướng quy hoạch vùng chuyên canh cói trên ñịa bàn huyện Nga Sơn,
tỉnh Thanh Hoá” là cần thiết nhằm ñánh giá thực trạng sản xuất cói của
huyện Nga Sơn làm cơ sở ñịnh hướng quy hoạch vùng chuyên canh cói, từ ñó

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


2


ổn ñịnh và phát triển vùng nguyên liệu cói phục vụ cho nhu cầu sản xuất mặt
hàng cói trên ñịa bàn huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá, tạo ñiều kiện ña dạng
hóa sản phẩm, phát triển bền vững ngành hàng cói và ñảm bảo sự ổn ñịnh
trong ñời sống của người dân vùng cói Nga Sơn.
1.2.

Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1. Mục tiêu chung
Thông qua ñánh giá thực trạng sản xuất cói làm cơ sở ñịnh hướng quy
hoạch vùng chuyên canh cói trên ñịa bàn huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- ðánh giá thực trạng sản xuất cói huyện Nga Sơn.
- Xây dựng bản ñồ ñơn vị ñất ñai làm cơ sở ñề xuất ñịnh hướng quy
hoạch vùng chuyên canh cói huyện Nga Sơn.
- ðề xuất ñịnh hướng quy hoạch vùng chuyên canh cói huyện Nga Sơn.
1.3.

Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của ñề tài là diện tích ñất sản xuất nông nghiệp của

huyện.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

3



2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1.

Một số vấn ñề cơ bản về quy hoạch sử dụng ñất

2.1.1. Khái quát quy hoạch sử dụng ñất
ðất ñai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất ñặc
biệt, là thành phần quan trọng hàng ñầu của môi trường sống, là ñịa bàn phân
bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc
phòng.
Trong số những ñiều kiện vật chất cần thiết cho hoạt ñộng sản xuất và
ñời sống của con người, ñất với lớp phủ thổ nhưỡng, khoáng sản trong lòng
ñất, rừng và mặt nước chiếm vị trí ñặc biệt. ðất là ñiều kiện ñầu tiên và là nền
tảng tự nhiên của bất kỳ một quá trình sản xuất nào.
ðối với từng giai ñoạn phát triển của loài người, ñất có những công
năng riêng, phù hợp với ñiều kiện sản xuất của từng thời kỳ trong lịch sử phát
triển của loài người. Trong giai ñoạn ñầu của phát triển kinh tế, xã hội, khi
mức sống của con người còn thấp, công năng chủ yếu của ñất là tập trung vào
sản xuất vật chất, ñặc biệt trong sản xuất nông nghiệp. Khi xã hội phát triển ở
mức ñộ cao hơn, công năng của ñất từng bước ñược mở rộng, quá trình sử
dụng ñất cũng phức tạp hơn. Khi ñó ñất ñai không chỉ cung cấp cho con người
các tư liệu vật chất ñể sinh tồn và phát triển mà còn cung cấp các ñiều kiện
cần thiết ñể hưởng thụ và ñáp ứng các nhu cầu khác cho cuộc sống của con
người. Trong giai ñoạn này, quỹ ñất ñai vẫn ñủ ñáp ứng cho những nhu cầu về
ñất của con người trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội.
Ngày nay, khi nền kinh tế-xã hội phát triển mạnh mẽ, cùng với sự bùng
nổ dân số ñã làm cho mối quan hệ giữa con người và ñất ñai ngày càng trở
nên căng thẳng. Những sai lầm (có ý thức hoặc vô ý thức) của con người


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

4


trong quá trình sử dụng ñất cùng với sự tác ñộng của thiên nhiên ñã và ñang
làm hủy hoại môi trường ñất. Một số công năng của ñất bị suy yếu, trong khi
nhu cầu về ñất cho các hoạt ñộng sản xuất vật chất của con người ngày càng
tăng. Do vậy, vấn ñề sử dụng quỹ ñất một cách tiết kiệm, hiệu quả và bền
vững là một vấn ñề cấp thiết, có tính sống còn không chỉ với riêng một quốc
gia nào mà mang tính toàn cầu.
Theo dự báo của FAO [23]: sự phụ thuộc của con người vào ñất về
lương thực, nhiên liệu và việc làm sẽ tăng lên gấp ñôi trong vòng 25-50 năm
tới. Bên cạnh ñó, diện tích ñất ñai trên thế giới có giới hạn và chỉ một phần
nhỏ trong ñó có khả năng sản xuất nông nghiệp. Theo ước tính của FAO [23],
trên thế giới “Chỉ có khoảng 30% diện tích ñất có mưa (140 triệu km2) có thể
canh tác ñược”.
Do ñó, quy hoạch sử dụng ñất là cần thiết, là cơ sở pháp lý, cơ sở khoa
học ñể quản lý và khai thác sử dụng ñất ñai, cùng với lao ñộng và các tài
nguyên thiên nhiên khác một cách hiệu quả, tiết kiệm và bền vững, ñồng thời
thỏa mãn các nhu cầu về ñất cho các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của
ñịa phương, trước mắt và lâu dài.
Theo FAO [22]: "Quy hoạch sử dụng ñất là quá trình ñánh giá tiềm
năng ñất và nước một cách có hệ thống, phục vụ việc sử dụng ñất và kinh tế xã hội nhằm lựa chọn ra phương án sử dụng ñất tốt nhất. Mục tiêu của quy
hoạch sử dụng ñất là lựa chọn và ñưa phương án ñã lựa chọn vào thực tiễn, ñể
ñáp ứng nhu cầu của con người một cách tốt nhất, nhưng vẫn bảo vệ ñược
nguồn tài nguyên cho tương lai. Yêu cầu cấp thiết phải làm quy hoạch là do
nhu cầu của con người và ñiều kiện thực tế sử dụng ñất thay ñổi nên phải
nâng cao kỹ năng quản lý sử dụng ñất".

Ở Việt Nam, Luật ñất ñai 2003 quy ñịnh quy hoạch sử dụng ñất ñai là

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

5


một trong 13 nội dung quản lý Nhà nước về ñất ñai. Quy hoạch sử dụng ñất
ñược ñịnh nghĩa là một hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và pháp chế
của Nhà nước về tổ chức sử dụng ñất ñầy ñủ, hợp lý, có hiệu quả cao thông
qua việc phân phối và tái phân phối quỹ ñất cả nước, tổ chức sử dụng ñất như
một tư liệu sản xuất cùng với các tư liệu sản xuất khác gắn liền với ñất nhằm
nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, tạo ñiều kiện bảo vệ ñất và bảo vệ môi
trường [13].
Tại Hội thảo về quy hoạch sử dụng ñất [16], các tác giả ñã ñưa ra một
số khái niệm về quy hoạch sử dụng ñất như: “Quy hoạch sử dụng ñất là hệ
thống các biện pháp của Nhà nước về tổ chức, quản lý nhằm sử dụng hiệu quả
tối ña tài nguyên ñất, bảo vệ môi trường ñể phát triển bền vững trên cơ sở
phân bố quỹ ñất vào các mục ñích phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc
phòng của cả nước, các vùng và theo ñơn vị hành chính các cấp”. Một số tác
giả khác lại cho rằng “Quy hoạch sử dụng ñất là bản “tổng phổ” của phát
triển, trong ñó phản ánh cụ thể các ý tưởng về tương lai của các ngành các cấp
nhịp nhàng và cân ñối, thông qua những trình tự hành chính và pháp lý nhất
ñịnh ñể trở thành quy chế xã hội, mọi người ñều có quyền và nghĩa vụ thực
hiện. Do ñó quy hoạch sử dụng ñất vừa là phương thức ñể phát triển vừa là
công cụ ñể xây dựng và củng cố Nhà nước”.
Như vậy, quy hoạch sử dụng ñất là một hiện tượng kinh tế – xã hội có
tính chất ñặc thù. Bản thân nó ñược coi là hệ thống các giải pháp ñịnh vị cụ
thể của việc tổ chức phát triển kinh tế – xã hội trên một vùng lãnh thổ nhất
ñịnh, cụ thể là ñáp ứng nhu cầu mặt bằng sử dụng ñất hiện tại và tương lai của

các ngành, các lĩnh vực cũng như nhu cầu sinh hoạt của mọi thành viên trong
xã hội một cách tiết kiệm, khoa học, hợp lý và hiệu quả cao.
2.1.2. Những nguyên tắc cơ bản của quy hoạch sử dụng ñất [9]

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

6


Nội dung và phương pháp quy hoạch sử dụng ñất chịu sự chi phối của
các quy luật phát triển kinh tế khách quan của phương thức sản xuất xã hội
chủ nghĩa.
Thông qua quy hoạch, Nhà nước thực hiện chức năng phân phối và tái
phân phối quỹ ñất nhằm ñáp ứng nhu cầu về sử dụng ñất cho các ngành, các
ñơn vị sử dụng ñất. Quy hoạch sử dụng ñất còn là công cụ ñể Nhà nước ñiều
chỉnh các mối quan hệ ñất ñai, thiết lập thể chế quản lý sử dụng tài nguyên
ñất, củng cố pháp chế xã hội chủ nghĩa. Do ñó, trong quá trình thực hiện quy
hoạch sử dụng ñất tuân theo các nguyên tắc:
2.1.2.1. Chấp hành quyền sở hữu Nhà nước về ñất ñai
Nguyên tắc này là cơ sở của mọi hoạt ñộng và biện pháp có liên quan
tới quyền sử dụng ñất, là nguyên tắc quan trọng nhất trong hoạt ñộng quy
hoạch sử dụng ñất và ñược cụ thể hóa trong Hiến pháp năm 1992; Luật ñất ñai
2003: “ðất ñai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý”. Nhà
nước thống nhất quản lý ñất ñai ñược thể hiện ở nhiều mặt như ñại diện chủ
quyền quốc gia về lãnh thổ; Quyền giao ñất sử dụng ổn ñịnh lâu dài cho các
tổ chức, hộ gia ñình, cá nhân; Quyền xác ñịnh khung giá ñất…
Quyền sở hữu Nhà nước về ñất ñai là cơ sở ñể bố trí hợp lý các ngành,
tạo ñiều kiện ñể chuyên môn hóa sâu các vùng kinh tế và là một trong những
ñiều kiện quan trọng nhất của bước quá ñộ từ nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu
lên sản xuất xã hội chủ nghĩa.

Quy hoạch sử dụng ñất còn có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa
các hành vi xâm phạm sự toàn vẹn lãnh thổ của các ñơn vị sử dụng ñất. Mỗi
chủ sử dụng ñất chỉ có quyền sử dụng ñất chứ không có quyền sở hữu ñất.
Nhà nước cho phép các chủ sử dụng ñất có 6 quyền là quyền chuyển ñổi,
chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp, cho thuê quyền sử dụng ñất và quyền góp

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

7


vốn ñầu tư. Quyền sử dụng ñất của các chủ ñất ñược xác nhận bằng các văn
bản pháp luật và ñược luật pháp nhà nước bảo hộ.
2.1.2.2. Sử dụng ñất tiết kiệm, bảo vệ ñất và bảo vệ thiên nhiên
ðất ñai có một ñặc ñiểm rất quan trọng là nếu ñược sử dụng ñúng và
hợp lý thì chất lượng ñất ngày càng tốt lên. Tính chất ñặc biệt này của ñất ñòi
hỏi phải hết sức chú ý trong việc sử dụng ñất.
Theo số liệu tổng kiểm kê ñất ñai năm 2005, Việt Nam có diện tích ñất
tự nhiên 33.121.159 ha với 3/4 lãnh thổ là vùng ñồi núi và trung du. Do dân
số ñông nên diện tích ñất bình quân ñầu người thấp, chỉ bằng 1/6 diện tích
bình quân của thế giới. Diện tích ñất nông nghiệp là 24.822.559,48 ha (chiếm
74,94%), ñất phi nông nghiệp là 3.232.715,36 ha (chiếm 9,76%) và diện tích
ñất chưa sử dụng là 5.065.884,16 ha (chiếm 15,30%) [10].
Trong những năm gần ñây, do sức ép của quá trình phát triển kinh tế xã
hội, sự hình thành các khu công nghiệp tập trung, các khu chế xuất, kỹ thuật
canh tác các loại cây trồng không hợp lý… ñã dẫn ñến tình trạng suy thoái và
ô nhiễm môi trường ñất. Theo Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm
2005 [3], các loại hình thoái hóa chủ yếu ở nước ta là xói mòn, rửa trôi, sạt và
trượt lở ñất; Suy thoái hóa học (mặn hóa, chua hóa, phèn hóa); Mất chất dinh
dưỡng, muối khoáng và chất hữu cơ; ðất bị chua; Xuất hiện nhiều ñộc tố hại

cây trồng như Fe3+, Al3+ và Mn2+; Hoang mạc hóa. Ô nhiễm môi trường ñất
do sử dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật cũng ở tình trạng ñáng
báo ñộng. Các loại phân vô cơ như K2SO4, (NH4)2SO4, KCl, super phốtphát
còn tồn dư axít, ñã làm chua ñất, nghèo kiệt các cation kiềm, ở nhiều nơi ñã
phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong ñất.
Do vậy trong các phương án quy hoạch sử dụng ñất, bên cạnh việc ñáp
ứng các nhu cầu sử dụng ñất của các ngành, bố trí hợp lý các công trình theo

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

8


hướng tiết kiệm ñất, trong phương án quy hoạch cần dự kiến các biện pháp
chống ô nhiễm ñất, bảo vệ môi trường một cách có hiệu quả.
2.1.2.3. Tổ chức phân bổ quỹ ñất cho các ngành
Trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội, sự phát triển của các ngành
công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng, thuỷ ñiện, dầu khí... ñều ñòi hỏi
phải có ñất. Khi phân bổ quỹ ñất cho các ngành, cần ñảm bảo nguyên tắc tổ
chức sử dụng tài nguyên ñất vì lợi ích của nền kinh tế quốc dân nói chung và
từng ngành nói riêng, trong ñó ưu tiên cho ngành nông nghiệp.
Khi giao ñất cho các nhu cầu phi nông nghiệp, sẽ làm thay ñổi cơ cấu
ñất sử dụng của ñơn vị bị mất ñất. Do ñó, khi xây dựng dự án giao ñất cần lưu
ý ñể hoạt ñộng sản xuất của các cơ sở ñó không bị hoặc ít bị ảnh hưởng nhất.
Những khoảnh ñất giao cho các nhu cầu phi nông nghiệp nên lấy từ ñất chưa
sử dụng hoặc sử dụng kém hiệu quả trong nông nghiệp.
2.1.2.4. Tạo ra những ñiều kiện tổ chức lãnh thổ hợp lý
Khi quy hoạch cần tạo ra những ñiều kiện tổ chức lãnh thổ hợp lý ñể
thực hiện những nhiệm vụ kế hoạch của Nhà nước, của riêng ngành nông
nghiệp và từng ñơn vị sản xuất cụ thể. Trên cơ sở ñó có thể áp dụng các hình

thức quản lý kinh tế tiên tiến, ứng dụng các công nghệ mới, các tiến bộ khoa
học kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, hiệu quả sử dụng ñất và sử
dụng lao ñộng.
Quy hoạch sử dụng ñất phải tạo ra các ñiều kiện ñể áp dụng các biện
pháp kỹ thuật nông nghiệp mới tiên tiến, có hiệu quả cao ñể nâng cao ñộ màu
mỡ của ñất và trình ñộ kỹ thuật canh tác. Khi giải quyết nội dung của quy
hoạch sử dụng ñất cần dựa trên các hình thức tổ chức lao ñộng tiến bộ nhất,
cơ giới hoá sản xuất tổng hợp, ứng dụng có hiệu quả máy móc, thiết bị, ñiện
khí hoá nông nghiệp.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

9


2.1.2.5. Phù hợp với các ñiều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của vùng lãnh thổ
Mỗi vùng, mỗi ñơn vị sử dụng ñất có những ñặc ñiểm khác nhau về
ñiều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội. Do ñó, khi xây dựng phương án quy hoạch
cần nghiên cứu kỹ các ñiều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của mỗi vùng, mỗi
ñơn vị sử dụng ñất ñể xây dựng các phương án tổ chức sử dụng hợp lý ñất ñai
của ñịa phương.
Các ñiều kiện tự nhiên cần nghiên cứu bao gồm ñặc ñiểm thổ nhưỡng,
ñặc ñiểm ñịa hình, ñặc ñiểm khí hậu, tính chất thảm thực vật tự nhiên và hệ
thống thuỷ văn. ðể tăng năng suất các loại cây trồng cần phải xác ñịnh ñược
cơ cấu ñất thích hợp và cơ cấu luân canh hợp lý, ñồng thời bố trí hợp lý trên
lãnh thổ.
Trong số các ñiều kiện kinh tế phải kể ñến các yếu tố như quy mô sản
xuất và chuyên môn hoá, tổ chức sản xuất, quy mô và cơ cấu ngành, dân số và
lao ñộng, giá trị tài sản cố ñịnh và vốn lưu ñộng, trang bị máy móc kỹ thuật,
sự phân bố các ñiểm dân cư v.v…

2.1.3. Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng ñất với các quy hoạch khác [9]
Thứ nhất: Quy hoạch sử dụng ñất là quy hoạch tổng hợp chuyên ngành
cụ thể hoá quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội. Nhưng nội dung của
nó phải ñược ñiều hoà thống nhất với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế –
xã hội.
Thứ hai: Quy hoạch sử dụng ñất có mối quan hệ với quy hoạch phát
triển nông nghiệp. Quy hoạch phát triển nông nghiệp là một trong những căn
cứ sử dụng ñất, song quy hoạch phát triển nông nghiệp lại phải tuân thủ theo
quy hoạch sử dụng ñất. Quy hoạch sử dụng ñất dựa vào quy hoạch phát triển
nông nghiệp và dự báo nhu cầu sử dụng ñất của ngành nông nghiệp, nhưng có
tác dụng chỉ ñạo vĩ mô, khống chế và ñiều hoà quy hoạch phát triển nông

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

10


nghiệp. Chúng có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau nhưng lại không thể
thay thế cho nhau.
Thứ ba: Quy hoạch sử dụng ñất ñược tiến hành nhằm xác ñịnh chiến
lược về vị trí, quy mô và cơ cấu sử dụng toàn bộ ñất ñai cũng như cục bộ
không gian trong khu vực quy hoạch ñô thị. Quy hoạch sử dụng ñất tạo ñiều
kiện thuận lợi cho xây dựng và phát triển ñô thị.
Thứ tư: Quy hoạch sử dụng ñất có mối quan hệ tương hỗ với quy hoạch
phát triển các ngành, chúng vừa phát triển vừa hạn chế lẫn nhau. Quy hoạch
ngành là cơ sở và là bộ phận hợp thành của quy hoạch sử dụng ñất, nhưng lại
chịu sự chỉ ñạo và khống chế của quy hoạch sử dụng ñất.
Thứ năm: Quy hoạch sử dụng ñất cả nước và quy hoạch sử dụng ñất
các cấp, các ngành tạo thành một hệ thống sử dụng ñất hoàn chỉnh, thực hiện
thống nhất từ trên xuống dưới và bổ sung hoàn chỉnh từ dưới lên.

2.2.

Khái niệm và các nghiên cứu về quy hoạch vùng chuyên canh ở

Việt Nam
Vùng chuyên canh là ñịa bàn ñược ñầu tư sản xuất chuyên và tập trung
với trình ñộ thâm canh và sản phẩm hàng hóa cao.
Nhiệm vụ chủ yếu của quy hoạch vùng chuyên canh là bố trí cây trồng
ñược chọn với quy mô và chế ñộ canh tác hợp lý, theo hướng tập trung, ñể
ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng
sản phẩm cây trồng ñó.
Năm 2003, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ñã chỉ ñạo lập quy
hoạch chuyển ñổi cơ cấu sản xuất nông lâm nghiệp cả nước ñến năm 2010 và
tầm nhìn 2020 trên cơ sở các ñề án chuyển ñổi cơ cấu của 7 vùng kinh tế, của
các ngành hàng chính trong nông nghiệp và của một số tỉnh sản xuất hàng hóa

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

11


chủ yếu [2]. Nội dung chính của bản ñề án là tập trung xác ñịnh rõ hơn các
tiềm năng, lợi thế so sánh của từng vùng, từng ngành hàng chính trong nông
nghiệp.
Kết quả ñã xác ñịnh ñược vùng quy hoạch các cây trồng hàng hóa ở các
vùng sinh thái khác nhau. Trong ñó:
+ Bông: tập trung phát triển bông ở ba vùng Tây Nguyên, duyên hải
Nam Trung bộ, ðông Nam Bộ với diện tích 35-40 nghìn ha, trong ñó có 60%
diện tích bông có tưới, năng suất bông ước ñạt 2-2,5 tấn/ha.
+ Thuốc lá: mở rộng diện tích thuốc lá ñể cung cấp cho các nhà máy

khoảng 80-90% nguyên liệu. Diện tích quy hoạch 40.000 ha, tập trung ở vùng
trung du miền núi phía Bắc, duyên hải Nam Trung bộ, Tây Nguyên. Năng
suất ước ñạt từ 1,8-2 tấn/ha tâ
+ Cà phê: ñiều chỉnh diện tích còn 450-460 nghìn ha, tập trung ở vùng
Tây Nguyên, ðông Nam bộ.
+ Cao su: ổn ñịnh diện tích ñất trồng cao su ở mức 500-540 nghìn ha,
tập trung ở hai vùng chính là ðông Nam bộ và Tây Nguyên.
+ Chè: quy hoạch 120-130 nghìn ha tập trung ở các vùng trung du miền
núi phía bắc, bắc Trung bộ (Nghệ An) và Tây Nguyên (Lâm ðồng, Gia Lai).
Năm 2005, Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp ñã lập quy hoạch
phát triển sắn nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu [14], trong ñó dự kiến
diện tích ñất trồng sắn của cả nước ñến năm 2010 là 473,1 ha (diện tích của
các vùng sắn nguyên liệu tập trung là 268,4 ha). Diện tích ñất trồng sắn phân
theo các vùng cụ thể: ðồng bằng sông Hồng 9,0 ha; Trung du miền núi phía
Bắc 115,7 ha (vùng tập trung có diện tích 39 ha); bắc Trung bộ 59,1 ha (vùng
tập trung có diện tích 47,5 ha); duyên hải Nam trung bộ 55,0 ha (vùng tập

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

12


trung có diện tích 38,2 ha); Tây Nguyên 84,3 ha (vùng tập trung có diện tích
55,9 ha); ñông Nam bộ 133,0 ha (vùng tập trung có diện tích 80,8 ha); ñồng
bằng sông Cửu Long 17 ha (vùng tập trung có diện tích 7 ha).
Các nghiên cứu về quy hoạch vùng chuyên canh ñã góp phần tích cực
trong công tác chuyển ñổi cơ cấu sản xuất nông lâm nghiệp, từ ñó góp phần
chuyển ñổi cơ cấu lao ñộng, cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa –
hiện ñại hóa nông nghiệp nông thôn.
2.3.


Tình hình sản xuất và tiêu thụ cói

2.3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cói trên thế giới
2.3.1.1. Giới thiệu chung về cây cói
Cây cói có tên khoa học là Cyperus malaccensis Lamk. Trên thế giới,
họ cói (Cyperaceae) có 85 chi với 3.800-4.000 loài ñược phân bố chủ yếu ở
các vùng ôn ñới và hàn ñới [8]. Theo từ ñiển bách khoa toàn thư mở
Wikipedia [21], cói là cây thân cỏ, sống lâu năm, thuộc lớp một lá mầm,
thường mọc ở những nơi ẩm ướt. Thân, rễ nằm dưới ñất, mọc bò. Thân khí
không phân ñốt, sinh khoẻ. Tiết diện ngang hình tam giác hay hơi tròn. Lá có
bẹ ôm lấy thân mọc ra từ gốc, 2 mép của bẹ lá thường dính vào nhau tạo
thành ống, lá xếp thành 3 dãy theo thân. Cói thường ñược trồng ñể dệt chiếu,
làm bao tải, ñồ mỹ nghệ [1].
Cây cói có thể trồng trên nhiều loại ñất như ñất mặn; chân ñất cao,
trũng; bãi bồi ven sông, ven biển. Nhưng thích hợp nhất là trên ñất thịt phù sa
màu mỡ ven biển hoặc là ven sông ở vùng nước lợ có ñộ sâu tầng ñất từ 40-50
cm trở lên, pH từ 6,0-7,0.
Nhiệt ñộ thích hợp cho cây cói sinh trưởng là từ 22-280C, ở nhiệt ñộ
thấp cói chậm phát triển, khi nhiệt ñộ thấp hơn 120C cói ngừng sinh trưởng,

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

13


nếu nhiệt ñộ cao hơn 350C sẽ ảnh hưởng ñến sự sinh trưởng của cói, khi ñó
cói sẽ có tình trạng héo dần từ ngọn xuống dưới. ðộ ẩm không khí thích hợp
cho sinh trưởng của cói khoảng trên dưới 85%.
Cói là cây chịu mặn và cần có ñộ mặn thích hợp ñể ñảm bảo chất lượng

sản phẩm. Nước có ñộ mặn vừa phải cói mới ñanh cây, nhưng mặn quá cói cũng
không phát triển ñược. Cây cói có thể sinh trưởng phát triển bình thường ở môi
trường có ñộ mặn từ 0,08-2,5%. Nhưng cói chỉ phát triển tốt ở ñộ mặn từ 0,2%
trở xuống, ở ñộ mặn 0,4% các quá trình sinh trưởng phát triển bắt ñầu giảm, từ
nồng ñộ 0,8-1,0% cói phát triển rất yếu và khi ñộ mặn >1,0% cây cói bắt ñầu
chết, nhưng thân ngầm có sức chịu mặn cao nên vẫn tồn tại do vậy cói bãi nước
mặn thường chỉ thu hoạch ñược một vụ vào mùa nước ngọt. Nước ngọt giúp cây
cói mọc nhanh, bốc mạnh, nhưng nước ngọt cũng làm cho cói to cây, xốp ruột.
Trong cây cói nước chiếm từ 80-88%, do vậy nước là nhu cầu quan
trọng ñể cói sinh trưởng, phát triển. Nếu ở thời kỳ ñẻ nhánh cói bị hạn hay
úng sẽ ñẻ kém, ruộng cói bị thưa cây dẫn ñến năng suất giảm. Ở thời kỳ vươn
cao cói cần nhiều nước. Vào mùa hanh khô (tháng 1,2,3), ñồng cói thường
khô thiếu nước, nếu không ñáp ứng ñủ nhu cầu nước trong thời kỳ này cói
xấu và hầu như ngừng sinh trưởng. Nếu gặp ngập úng, nước tù hãm lâu làm
cho cói ñen gốc, phẩm chất kém. Nước mặn hay ngọt ñều ảnh hưởng nhất
ñịnh ñến chất lượng của cói [5].
2.3.1.2. Vai trò của họ cói
Hiện nay cây cói là một trong những thế mạnh của một số ñịa phương
vùng biển nước ta. Sản xuất cói là một việc làm rất kinh tế, mang lại nhiều lợi
ích. Chỉ cần trồng cói một lần có thể thu hoạch nhiều lần. Cây cói còn góp
phần tích cực ñể cải tạo ñất chua mặn mở rộng diện tích trồng lúa lấn ra vùng
biển. Theo Nguyễn Khắc Khôi [7], ở Việt Nam họ cói có 27 chi với 301 loài

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

14


và ñược sử dụng vào nhiều mục ñích khác nhau:
+ Dùng làm nguyên liệu dệt chiếu, dệt thảm, sản xuất hàng thủ công

mỹ nghệ... ðây là công dụng chủ yếu của cây cói với khoảng 23 loài có khả
năng khai thác, sử dụng làm nguyên liệu cho nghề thủ công mỹ nghệ. Ở một
số nước tiên tiến, người ta tận dụng thân cây cói ñể nghiền thành bột làm ván
ép, các loại giấy như giấy không thấm nước, giấy than, giấy lót ống thép...
+ Dùng làm thuốc có khoảng 17 loài, ở một số vùng, người dân ñào lấy
củ cói (thân, rễ) về rửa sạch, thái mỏng, phơi hay sấy khô làm thuốc. Chẳng
hạn, họ dùng củ cói (thân, rễ) chữa thủy thũng, ñau bụng, tiêu hóa kém [17].
+ Cho dầu béo và tinh dầu có khoảng 8 loài, trong cây cói dầu béo và
tinh dầu chứa trong thân, rễ, hạt, củ, lá hay toàn bộ cây. Nhưng nhìn chung
lượng dầu béo và tinh dầu chứa trong cây cói có tỷ lệ thấp.
+ Những cây làm thức ăn cho người chỉ có 1 loài là cây mã thày và vật
nuôi có khoảng 30 loài.
+ Công dụng khác: những loài cói mọc ven biển có tác dụng cải tạo ñất
chua mặn. Một số loài là vật chỉ thị ruộng ñất chua (khoảng 6 loài). Một số
loài có thể dùng làm cây cảnh (2 loài). Tuy nhiên, một số loài lại là tác nhân
gây hại ñối với cây trồng khác với vai trò là cỏ dại (khoảng 22 loài).
2.3.1.3. Tình hình phân bố và tiêu thụ sản phẩm cói
Trên thế giới, cói có nguồn gốc từ vùng ðông Nam Á, nhưng hiện nay
vùng phân bố ñã ñược mở rộng, phía Tây tới Iraq, Ấn ðộ, phía Bắc tới nam
Trung Quốc; phía Nam tới châu Úc và Inñonesia. Cói cũng ñã ñược du nhập
vào Braxin ñể làm nguồn nguyên liệu cho ñan lát [6].
Trong những năm gần ñây thị trường tiêu thụ các sản phẩm thủ công có
nguồn gốc tự nhiên trên thế giới ngày càng mở rộng. Trong ñó, thị trường tiêu

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

15



×