Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Đánh giá khả năng thích ứng của một số giống đậu tương tại các vùng sinh thái chủ yếu của Nghệ An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.48 MB, 111 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN HỮU HIỀN

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA MỘT SỐ
GIỐNG ĐẬU TƯƠNG TẠI CÁC VÙNG SINH THÁI
CHỦ YẾU CỦA NGHỆ AN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH TRỒNG TRỌT

VINH - 2011


2

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này tôi xin bày tỏ biết ơn sâu sắc
của mình tới những người đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
PGS.TS. Nguyễn Quang Phổ, người thầy đã luôn động viên, khuyến
khích, giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài, chính
thầy là người đã mang đến cho tôi niềm tin và lòng say mê nghiên cứu khoa
học.
Tập thể cán bộ khoa Nông Lâm Ngư, tổ bộ môn Khoa học cây trồng,
Khoa Sau Đại học và BGH Trường Đại học Vinh đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo
điều kiện giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Gia đình và những người thân của tôi, họ đã luôn tạo điều kiện tốt nhất
cả về vật chất lẫn tinh thần cho tôi.


Bằng tất cả tấm lòng, tôi xin chân thành cảm ơn!

Vinh, 2011
Tác giả

Nguyễn Hữu Hiền


3

Mục lục
Trang
LỜI CẢM ƠN …………………………………………………………

i

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỬ CÁI VIẾT TẮT ………………..

v

DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU …………………………….........

Vii

MỞ ĐẦU …………………………………………………………........

1

1. Tính cấp thiết của đề tài …………………………………………….


1

2. Mục đích và yêu cầu nghiên cứu đề tài ……………………………..

3

2.1. Mục đích nghiên cứu đề tài ……………………………………….

3

2.2. Yêu cầu của đề tài ………………………………………………..

3

3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn ……………………………...

3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ………………

4

1.1. Cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn của đề tài …………………......

4

1.1.1. Cơ sở khoa học ………………………………………………….

4


1.1.2. Cơ sở thực tiễn ………………………………………………….

5

1.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu đậu tương trên thế giới …..........

6

1.2.1 Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới ……………………...

6

1.1.2. Tình hình nghiên cứu đậu tương trên thế giới …………………..

10

1.3. Tình hình sản xuất và nghiên cứu đậu tương ở Việt Nam ………...

17

1.3.1. Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam ……………………...

17

1.3.2. Tình hình nghiên cứu đậu tương ở Việt Nam …………………...

22

1.4. Tình hình sản xuất và nghiên cứu đậu tương ở Nghệ An …………


26

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ………………………………...

29

2.1. Nội dung nghiên cứu của đề tài …………………………………...

29

2.2. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu ……………………..

29

2.2.1. Đối tượng nghiên cứu …………………………………………...

29


4

2.2.2.Địa điểm và thời gian nghiên cứu ……………………………….

29

2.3. Các chỉ tiêu và phương pháp nghiên cứu …………………………

30


2.3.1. Bố trí thí nghiệm ………………………………………………...

30

2.3.2. Quy trình kỹ thuật áp dụng ……………………………………...

30

2.4. Các chỉ tiêu và phương pháp nghiên cứu …………………………

31

2.4.1. Xác định các thời kỳ sinh trưởng và phát triển chủ yếu ………...

31

2.4.2 Xác định sinh trưởng chiều cao cây cuối cùng …………………..

31

2.4.3. Xác định diện tích lá …………………………………………….

32

2.4.4. Tích lũy chất khô ………………………………………………..

32

2.4.5. Đánh giá mức nhiêm sâu bệnh của các giống đậu tương ….........


33

2.4.6. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất ...............................

33

2.4.6.1. Các yếu tố cấu thành năng suất .................................................

33

2.4.6.2. Năng suất ……………………………………………………...

33

2.4.7. Các chỉ tiêu về sinh hoá …………………………………………

34

2.4.7.1. Xác định hàm lượng protein …………………………………..

34

2.4.7.2. Xác định hàm lượng lipit ……………………………………...

35

2.5. Phương pháp xử lý số liệu ………………………………………

36


CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ………...

37

3.1. Một số đặc đểm hình thái và chỉ tiêu sinh trưởng của các giống
đậu tương trong nghiên cứu ....................................................................
3.1.1. Một số đặc điểm hình thái của các giống đậu tương ....................
3.1.2. Chiều cao cây cuối cùng của các giống đậu tương tại các địa
điểm nghiên cứu ……………………………………………………….

37
37
39

3.1.3. Diện tích lá của các giống đậu tương tại các địa điểm nghiên cứu …

42

3.2. Đánh giá mức độ nhiễm sâu, bệnh hại của các giống đậu tương …

46

3.2.1. Đánh giá mức độ nhiễm sâu, bệnh hại của các giống đậu tương
tại địa điểm Nam Đàn ………………………………………………….

47


5


3.2.2. Đánh giá mức độ nhiễm sâu, bệnh hại của các giống đậu tương
tại địa điểm Nghi Lộc ………………………………………………….
3.2.3. Đánh giá mức độ nhiễm sâu, bệnh hại của các giống đậu tương
tại địa điểm Anh Sơn …………………………………………………..
3.3. Các chỉ tiêu về phát triển và năng suất của các giống đậu tương tại
các địa điểm nghiên cứu ……………………………………………….
3.3.1. Khả năng tích lũy vật chất khô của các giống đậu tương tại các
địa điêm nghiên cứu …………………………………………………...
3.3.2. Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống đậu tương tại các
địa điểm nghiên cứu …………………………………………………...
3.3.3. Năng suất của các giống đậu tương tại các địa điểm nghiên cứu ….
3.4. Phân tích hàm lượng Protein và lipit trong hạt đậu tương tại các
điểm nghiên cứu ……………………………………………………….
3.5. Đánh giá khả năng thích ứng của các giống đậu tương tại các địa
điểm nghiên cứu ……………………………………………………….
3.5.1. Phân tích tính ổn định về chiều cao cây cuối cùng của các giống
đậu tương tại ba địa điểm nghiên cứu …………………………………
3.5.2. Phân tích tính ổn định về tổng số quả trên cây của các giống đậu
tương tại ba địa điểm nghiên cứu ……………………………………...
3.5.3. Phân tích tính ổn định về tổng số quả chắc trên cây của các
giống đậu tương tại ba địa điểm nghiên cứu ……………………… ….
3.5.4. Phân tích tính ổn định về khối lượng 100 hạt của các giống đậu
tương tại ba địa điểm nghiên cứu ……………………………………...
3.5.5. Phân tích tính ổn định về năng suất thực thu của các giống đậu
tương tại ba địa điểm nghiên cứu ……………………………………...

49

51


53

53

57
62
66

68

69

70

72

74

75

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHI ……………………………………........

77

1. KẾT LUẬN ……………………………………………………........

77


6


2. KIẾN NGHỊ ………………………………………………………...

78

TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………..

79

PHỤ LỤC


7

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỬ CÁI VIẾT TẮT

R3:

Bắt đầu hình thành quả

R5:

Bắt đầu hình thành hạt

R7:

Hạt bắt đầu chín

NSLT:


Năng suất lý thuyết

NSTT:

Năng suất thực thu

Đ/C:

Đối chứng

TSQ:

Tổng số quả

SQC:

Số quả chắc

KHL:

Khối lượng


8

DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương trên thế giới ……...

7


Bảng 1.2. Diện tích, năng suất và sản lượng của một số quốc gia trên thế
giới …………………………………………………………………………

8

Bảng 1.3. Tình hình xuất nhập khẩu đậu tương trên thế giới ………………

9

Bảng 1.4. Diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương ở Việt Nam ………

19

Bảng 1.5. Diện tích, năng suất, sản lượng đậu tương một số tỉnh trong cả ước ..

21

Bảng 1.6. Tình hình sản xuất đậu tương ở Nghệ An qua một số năm……...

27

Bảng 3.1. Một số đặc điểm hình thái của các giống đậu tương trong thí nghiệm...

38

Bảng 3.2. Chiều cao cây cuối cùng của các giống đậu tương tại các địa
điểm nghiên cứu ……………………………………………………………
Bảng 3.3. Diện tích lá của các giống đậu tương tại các địa điểm nghiên cứu

41

43

Bảng 3.4. Mức độ nhiễm sâu bệnh hại của các giống đậu tương tại địa
điểm Nam Đàn ..............................................................................................

47

Bảng 3.5. Mức độ nhiễm sâu bệnh hại của các giống đậu tương tại địa
điểm Nghi Lộc ..............................................................................................

50

Bảng 3.6. Mức độ nhiễm sâu bệnh hại của các giống đậu tương tại địa
điểm Anh Sơn ...............................................................................................

52

Bảng 3.7. Khả năng tích lũy vật chất khô của các giống đậu tương tại các
địa điểm nghiên cứu ………………………………………………………..

54

Bảng 3.8. Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống đậu tương tại các
điểm nghiên cứu ……………………………………………………………
Bảng 3.9. Năng suất của các giống đậu tương tại các điểm nghiên cứu …...

59
63

Bảng 3.10. Hàm lượng protein và lipit trong hạt đậu tương tại các điểm nghiên

cứu ……………………………………………………………………………
Bảng 3.11. Phân tích tính ổn định về chiều cao cây cuối cùng của các

66
69


9

giống đậu tương qua 3 điểm nghiên cứu …………………………………...
Bảng 3.12. Kiểm định tính ổn định của giống đậu tương ở chỉ tiêu chiều
cao cây cuối cùng …………………………………………………………..

70

Bảng 3.13. Phân tích tính ổn định về tổng sổ quả trên cây của các giống
đậu tương qua 3 điểm nghiên cứu ………………………………………….

71

Bảng 3.14. Kiểm định tính ổn định của giống đậu tương ở chỉ tiêu tổng số
quả trên cây ………………………………………………………………...

72

Bảng 3.15. Phân tích tính ổn định về tổng sổ quả chắc trên cây của các
giống đậu tương qua 3 điểm nghiên cứu …………………………………...

73


Bảng 3.16. Kiểm định tính ổn định của giống đậu tương ở chỉ tiêu tổng số
quả chắc trên cây …………………………………………………………...

73

Bảng 3.17. Phân tích tính ổn định về khối lượng 100 hạt của các giống đậu
tương qua 3 điểm nghiên cứu ………………………………………………

74

Bảng 3.18. Kiểm định tính ổn định của giống đậu tương ở chỉ tiêu khối
lượng 100 hạt ……………………………………………………………...

75

Bảng 3.19. Phân tích tính ổn định về năng suất thực thu của các giống đậu
tương qua 3 điểm nghiên cứu ………………………………………………

76

Bảng 3.20. Kiểm định tính ổn định của giống đậu tương ở chỉ tiêu năng
suất thực thu ……………………………………………………………….

76


10

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Cây đậu tương (Glycine max (L) Merrill) thuộc nhóm cây ngắn ngày có
giá trị kinh tế cao, là một trong những cây trồng cổ xưa nhất, là cây trồng
truyền thống ở nước ta. Ở Việt Nam hiện nay cây đậu tương được gieo trồng
ở 43/62 tỉnh, thành phố thuộc 7 vùng sinh thái nông nghiệp. Những năm gần
đây do tập quán canh tác và đặc biệt là do năng suất đậu tương đạt thấp, hiệu
quả kinh tế sản xuất đậu tương không cao cho nên đậu tương chưa được chú ý
phát triển ở nước ta, nhất là các tỉnh phía Nam. Do vậy, sản lượng đậu tương
sản xuất hàng năm không đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước dẫn đến tình
trạng hàng năm nước ta phải nhập khoảng 400.000 ÷ 5 00.000 tấn đậu tương
để chế biến dầu ăn và thức ăn chăn nuôi [13].
Trên thế giới đậu tương được trồng nhiều ở Mỹ, Braxin, Argentina,
Trung Quốc, Indonexia, Nhật Bản, Liên Xô và một số nước khác [17].
Hạt đậu tương là nguồn cung cấp protein và dầu thực vật cho con
người, ngoài ra còn là nguồn thức ăn quan trọng trong chăn nuôi. Ngày nay
với sự gia tăng nhanh của dân số, nhu cầu dinh dưỡng của con người, đặc biệt
là nhu cầu về protein đang trở thành một vấn đề cấp bách trong phát triển kinh
tế xã hội của nhiều quốc gia đang phát triển trên thế giới. Theo Wijeratne và
Welson (1987), khoảng 90% calo và trên 80% protein có trong bữa ăn hàng
ngày của người dân các nước châu Á được cung cấp từ nguồn thực vật. Vì
vậy với hàm lượng protein trong hạt từ 38 ÷ 42%, lipit từ 18 ÷ 24%,
hydratcacbon 30 ÷ 40%, chất khoáng 4 ÷ 5%, đậu tương chiếm vị trí hàng đầu
trong việc cung cấp protein, lipit và chất khoáng cho con người thông qua
thông qua các sản phẩm chế biến khác nhau [5].


11

Do đó mà từ hạt đậu tương người ta đã chế biến ra trên 600 sản phẩm
khác nhau, trong đó có hơn 300 loại thức ăn bằng phương pháp cổ truyền, thủ
công và hiện đại dưới các dạng tươi, khô, lên men, … như làm giá, tương, đậu

phụ, đậu hũ,…đến các sản phẩm cao cấp khác như cà phê đậu tương, sôcôla
đậu tương… Ngay như ở nước ta, từ hàng ngàn năm nay đậu tương cũng đã
cung cấp một phần nhu cầu chất đạm cho người và gia súc. Thông qua các món
ăn cổ truyền được chế biến từ đậu tương, phần nào đã tạo được sự cân bằng
dinh dưỡng trong khẩu phần thức ăn của người dân [16].
Tuy nhiên, hiện nay sản xuất đậu tương ở Việt Nam còn rất chậm, sản
lượng đậu tương còn thấp (213,6 nghìn tấn năm 2009), chưa đáp ứng được
nhu cầu sử dụng trong nước. Nước ta những năm gần đây nhu cầu dùng dầu
thực vật ngày càng tăng, mà nguồn cung cấp này chủ yếu dựa vào nhập khẩu.
Do đó, cần đẩy mạnh sản xuất cây có dầu, trong đó có cây đậu tương để bù
đắp sự thiếu hụt này.
Theo số liệu thống kê năm 2008 diện tích trồng đậu tương ở Nghệ An
gần 914 ha so với các năm trước đây thì diện tích có xu hướng giảm rất nhiều,
so với năm 2004 diện tích trồng đậu tương cả tỉnh là 1158 ha. Đặc biệt là
huyện Nam Đàn, một trong những huyện có diện tích có diện tích trồng đậu
tương lớn nhưng năm 2008 diện tích trồng đậu tương chỉ khoảng 28 ha (so
với năm 2000 là 215 ha) [6]. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến diện tích đậu
tương giảm sút nghiêm trọng, trong đó có nguyên nhân là hiện nay chúng ta
đang sử dụng các giống địa phương năng suất thấp, dẫn đến thu nhập của
người trồng đậu tương chưa cao (năng suất bình quân là 6,3 tạ/ha so với cả
nước thì năng suất đậu tương đạt được như vậy là rất thấp).
Việc nghiên cứu khả năng thích ứng của các giống đậu tương ở các
vùng sinh thái sẽ giúp chúng ta chọn được giống đậu tương cho năng suất cao


12

phù hợp với điều kiện sinh thái của từng địa phương ở Nghệ An, góp phần
tăng năng suất, sản lượng và mở rộng diện tích trồng đậu tương.
Xuất phát từ tình hình thực tiễn trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu:

“Đánh giá khả năng thích ứng của một số giống đậu tương tại các
vùng sinh thái chủ yếu của Nghệ An”
2. Mục đích và yêu cầu nghiên cứu đề tài
2.1. Mục đích nghiên cứu đề tài
Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, các yếu tố cấu thành năng
suất, năng suất và các chỉ tiêu sinh hoá của một số giống đậu tương ở các
vùng sinh thái chủ yếu của Nghệ An. Từ đó có thể chọn ra những giống đậu
tương vừa cho năng suất cao vừa có chất lượng tốt phù hợp với điều kiện sinh
thái của tùng vùng sinh thái.
2.2. Yêu cầu của đề tài
Tuyển chọn được những giống đậu tương có năng suất cao, chất lượng
tốt phù hợp với điều kiện sinh thái của khu vực Nghệ An.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học: Những kết quả nghiên cứu của đề tài đạt được sẽ
góp phần cung cấp dẫn liệu khoa học cho công tác nghiên cứu tuyển chọn
giống đậu tương phù hợp với điều kiện sinh thái.
- Ý nghĩa thực tiễn: Tìm ra giống đậu tương vừa có năng suất cao vừa
cho chất lượng tốt phù hợp với điều kiện sinh thái của địa phương để từ đó
thay thể cho nhưng giống năng suất thấp mà địa phương đang sử dụng.


13

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn của đề tài
1.1.1. Cơ sở khoa học
Năng suất cây trồng nói chung và cây đậu tương nói riêng phụ thuộc rất
nhiều vào các chỉ tiêu sinh trưởng, sinh lý, đặc điểm di truyền và điều kiện
khí hậu. Nghiên cứu các chỉ tiêu sinh lý, sinh trưởng với sự tạo thành năng

suất cây đậu tương sẽ giúp chọn lọc ra những giống có kiểu hình và đặc điểm
sinh lý quyết định đến năng suất. Từ đó có thể áp dụng các biện pháp kỹ thuật
một cách hợp lý để cho năng suất cao.
Năng suất cây đậu tương cũng như cây trồng nói chung phụ thuộc vào
các yếu tố cơ bản sau đây:
- Nguồn: Là lượng chất đồng hoá do quang hợp tạo ra, nó phụ thuộc vào
quá trình tạo bộ máy quang hợp (hàm lượng diệp lục, diện tích lá…), khả năng
quang hợp tạo chất khô của cây (góc lá, thời gian diện tích lá, chất lượng lá).
- Vật chứa: Là số lượng và độ lớn của các cơ quan có khả năng chứa
chất đồng hoá để tạo năng suất. Ở cây đậu vật chứa là số quả trên cây, số quả
chắc trên cây và khả năng tích luỹ chất hữu cơ của chúng.
- Vận chuyển và tích lũy: Là quá trình vận chuyển vật chất từ nguồn về
vật chứa (từ lá về quả hạt) hay giữ ở các cơ quan sinh dưỡng (thân, lá, quả non)
[7].
Mặt khác ở các giống khác nhau thì có hàm lượng các chất dinh dưỡng
trong hạt khác nhau hay nói cách khác hàm lượng protein, lipit và các chất
khoáng có sự khác nhau giữa các giống. Và quá trình vận chuyển các chất hữu
cơ từ lá, thân, quả về hạt có ảnh hưởng rất lớn tới hàm lượng các chất dinh


14

dưỡng trong hạt, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng các sản phẩm chế biến từ
đậu tương.
Mỗi giống cây trồng có đặc điểm sinh trưởng, phát triển khác nhau. Do
đó, nó có khả năng thích ứng với điều kiện ngoại cảnh và chế độ canh tác nhất
định. Một giống có thế thích nghi tốt với vùng này, điều kiện chăm sóc này
nhưng lại khó phát triển ở vùng khác, điều kiện chăm sóc khác.
Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng của
các giống đậu tương ở các vùng sinh thái khác nhau giúp chúng ta có cơ sở

khoa học cho việc chọn giống đậu tương thích hợp cho từng vùng và có các
biện pháp kỹ thuật tác động phù hợp.
Xuất phát từ cơ sở đó mà đưa ra các nội dung, phương pháp và các chỉ
tiêu nghiên cứu thích hợp để thực hiện được mục đích, yêu cầu của đề tài đặt ra.
1.1.2. Cơ sở thực tiễn
Ở nước ta cây đậu tương được trồng gần như quanh năm, đặc biệt là
vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ. Ở các vùng khác nhau tuy trồng cùng
một giống đậu tương nhưng sẽ cho năng suất khác nhau và các giống đậu
tương khác nhau trồng trong cùng một vùng sinh thái cũng sẽ cho năng suất
khác nhau. Mặt khác các giống đậu tương khác nhau thì có thành phần sinh
hoá khác nhau và trồng ở các vùng sinh thái khác nhau cũng sẽ cho chất
lượng hạt khác nhau. Do đó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng các sản phẩm chế
biến từ hạt đậu tương. Chính vì vậy, mà việc chọn tạo ra các giống đậu tương
thích hợp với từng vùng sinh thái để cho năng suất cao chất lượng hạt tốt là
điều tất yếu.
Trong những năm gần đây diện tích trồng đậu tương ở Nghệ An có xu
hướng giảm (năm 2004 diện tích trồng đậu tương là 115 ha, năm 2008 giảm
xuống còn 914ha) [6]. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến diện tích trồng đậu
tương giảm, trong đó có nguyên nhân là hiện nay ở Nghệ An đang sử dụng


15

giống đậu tương năng suất thấp, lợi nhuận mang lại cho người sản xuất không
cao. Do vậy, việc tuyển chọn được giống đậu tương có năng suất, hiệu quả
kinh tế cao và phù hợp với điều kiện sinh thái của địa phương là vấn đề thực
tiễn đang yêu cầu.
Bên cạnh đó thực tế cho thấy chất lượng các sản phẩm chế biến từ hạt
đậu tương phụ thuộc rất lớn thành phần dinh dưỡng có trong loại hạt này, các
giống đậu tương khác nhau thì cho chất lượng khác nhau, chất lượng ở đây

không chỉ về thành phần dinh dưỡng có trong đó mà còn về cả mùi vị độ ngọt,
độ chua, … đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của người dân.
Do đó việc chọn ra các giống đậu tương vừa cho năng suất cao vừa cho
chất lượng tốt đáp ứng được nhu cầu của người dân hiện nay là điều rất cần thiết.
1.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu đậu tương trên thế giới
1.2.1 Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới
Cây đậu tương đã được biết đến từ rất lâu đời và được trồng trên khắp
các châu lục ở các vùng sinh thái khác nhau. Hiện nay, cây đậu tương được
trồng trên 80 quốc gia trên khắp thế giới với diện tích và sản lượng ngày càng
tăng. Diện tích và sản lượng đậu tương trên thế giới tăng mạnh nhất trong
những năm 1965 ÷ 1980 và tương đối ổn định đến nay. Tính đến năm 2001
diện tích đậu tương của thế giới là 76,8 triệu ha, tập trung nhiều nhất ở châu
Mỹ (73,3%), châu Á (23,15%) [13]. Các nước số diện tích đậu tương lớn nhất
là Mỹ, Brazil, Trung Quốc, Indonexia, Nhật Bản, Liên xô cũ [12].
Trong khoảng thời gian từ năm 1990 ÷ 2003 diện tích trồng đậu tương
trên thế giới là 27,61 triệu ha, sản lượng 81,52 triệu tấn. Trong 5 năm gần đây
diện tích trồng đậu tương tăng bình quân 3,54%/năm (Đề án phát triển đậu
tương, 2001).
Năm 1997 sản lượng đậu tương của thế giới đạt 146700 tấn, trong đó 4
nước trồng đậu tương phổ biến nhất là Mỹ, Brazil,Trung Quốc, Argentina


16

chiếm tới 90 ÷ 99% sản lượng. Đây là những nước có năng suất đậu tương
cao nhất , Mỹ (4,62 tấn/ha); Brazil (3,23 tấn/ha); Trung Quốc (3,19 tấn/ha)
[32].
Về tốc độ phát triển ở Mỹ nhanh hơn ở Trung Quốc, sản lượng đậu
tương của Mỹ tăng từ 60% (1960) đến 75% (1969), trong khi đó sản lượng
đậu tương của Trung Quốc giảm từ 32% xuống còn 16% so với cùng kỳ.

Trong những năm 1898 ÷ 1983 Mỹ đã chiếm 63% tổng sản lượng đậu tương
trên thế giới, Brazil chiếm 16%, Trung Quốc chiếm 9%, Argentina chiếm 6%
[5].
Bảng 1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương trên thế giới
Năm
Diện tích
Năng suất
Sản lượng
(triệu ha)
(tạ/ha)
(triệu tấn)
2000
74,36
21,68
161,29
2001

76,79

23,20

178,24

2002

78,96

23,00

181,68


2003

83,66

22,79

190,68

2004

91,60

22,43

205,53

2005

92,50

23,18

214,46

2006

95,24

23,29


221,88

2007

90,08

24,37

219,58

2008

96,18

23,97

230,58

2009

98,82
22,49
222,26
(Nguồn: FAOSTART, 2010)[13]
Số liệu bảng trên cho thấy sản lượng và năng suất đậu tương trên thế
giới tăng từ năm 2000 ÷ 2009 tuy có tăng nhưng vẫn ở mức chậm và tăng chủ
yếu là do diện tích tăng. Năm 2001 Mỹ vẫn là nước đứng đầu thế giới về sản
xuất đậu tương và chiếm 39,1% về diện tích và 44,6% về sản lượng của thế
giới, tiếp đến là Brazil, Trung Quốc, Acgentina.



17

Ở châu Á năm 2003 năng suất đậu tương ở Trung Quốc đạt 1,74 tấn/ha,
các nước còn lại trong khu vực có năng suất thấp như Ân Độ (1,05 tấn/ha);
Thái Lan (1,22 tấn/ha); Indonexia (0,8 tấn/ha) [15].
Diện tích và sản lương đậu tương trên thế giới vẫn tiếp tục tăng trong
những năm tiếp theo. Năm 2005 diện tích cây đậu tương trên thế giới là 92,5
triệu ha, tập trung nhiều nhất ở châu Mỹ (73%), tiếp đến là châu Á (22,88%).
Về vị trí gieo trồng trên thế giới thì cây đậu tương đứng hàng đầu trong các
loài cây họ đậu với diện tích là 52 triệu ha.
Bảng 1.2. Diện tích, năng suất và sản lượng của một số quốc gia trên thế giới
Nước
Chỉ tiêu

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008


2009

DT (triệu ha)
NS (tạ/ha)
SL (triệu tấn)
DT (triệu ha)
NS (tạ/ha)

29,3
25,5
75,0
18,5
28,0

29,3
22,7
66,7
18,5
28

29,9
28,4
85,0
21,1
23,0

28,8
28,9
83,5
22,9

22,3

30,1
28,8
86,9
22,0
23,7

25,9
28,0
72,8
20,5
28,1

30,2
26,7
80,7
21,0
28,0

30,9
29,5
91,4
21,7
26,6

SL (triệu tấn)
DT (triệu ha)
NS (tạ/ha)


51,9
87,2
18,9

51,9
93,1
16,5

49,5
95,8
18,1

51,1
95,9
17,0

52,4
93,0
16,6

57,8
87,5
14,5

59,2
91,0
17,0

56,9
88,0

16,4

SL (triệu tấn)
DT (triệu ha)
Acgen
NS (tạ/ha)
tina
SL (triệu tấn)
DT (triệu ha)
Ấn Độ NS (tạ/ha)
SL (triệu tấn)
DT (triệu ha)
Thái
NS (tạ/ha)
Lan
SL (triệu tấn)

16,5
11,4
26,3
30,0
6,1
7,6
4,6
0,17
14,8
0,259

15,3
12,4

28,0
34,8
6,5
11,9
7,8
0,15
15,0
0,238

17,4
14,3
22,0
31,5
7,5
9,0
6,8
0,14
14,9
0,21

16,3
14,0
27,2
38,2
7,7
10,0
8,27
0,14
14,9
0,22


15,5
15,1
26,7
40,5
8,8
10,6
8,85
0,13
15,6
0,21

12,7
15,9
29,7
47,4
8,8
12,3
10,9
0,12
15,9
0,2

15,5
16,3
28,2
46,2
9,5
10,4
9,9

0,11
15,9
0,18

14,5
16,7
18,4
30,9
9,6
10,6
10,21
0,11
16,3
0,18

Năm
Mỹ

Brazil

Trung
Quốc

(Nguồn: FAOSTART, 2010)[13]


18

Theo nguồn thống kê từ FAOSTART Statistics Division 2006, sản
lượng đậu tương trên thế giới đạt 221,8 triệu tấn, tăng 4,8% so với 214,4 triệu

tấn của năm 2005, trong đó Mỹ vẫn là nước đứng đầu về sản xuất đậu tương .
Nhìn vào bảng trên ta thấy được sự biến động về cả diện tích, năng suất
và sản lượng từ năm 2000 ÷ 2009, có lúc tăng lên lúc giảm xuống.Về sản
lượng năm 2006 là 86,9 triệu tấn xuống 80 triệu tấn (2008) và lại tăng 91,4
triệu tấn (2009). Tương tự đối với các nước khác cũng vậy. Nguyên nhân của
sự biến động này rất nhiều. Có thể là do diện tích đất nông nghiệp đang bị thu
hẹp dần, tập quán canh tác lâu đời, hoặc bộ giống không tốt, bị sâu bệnh, hoặc
do điều kiện sinh thái không phù hợp.
Hiện nay các nước vẫn tiếp tục phát triển và tăng diện tích cây đậu tương,
song do nhu cầu thị trường quá lớn nên tình hình xuất nhập khẩu khá cao.
Bảng 1.3.Tình hình xuất nhập khẩu đậu tương trên thế giới
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006

Xuất khẩu (triệu tấn) Nhập khẩu (triệu tấn)
49,96
47,74
58,69
57,35
57,42
54,99
66,5
65,19
60,15

57,69
67,28
64,58
(Nguồn: FAO, 2007)[14]

Tính đến năm 2005, lượng đậu tương xuất khẩu trên thế giới và lượng
nhập khẩu là 64 triệu tấn. Các nước xuất khẩu đậu tương hàng đầu thế giới
như: Mỹ (25 triệu tấn), Braxin (22 triệu tấn), Argentina (99 triệu tấn). Các
nước nhập khẩu đậu tương với số lượng lớn như: Cộng đồng kinh tế châu Âu
(EEC) (17 triệu tấn), Nhật Bản (4 triệu tấn), Tây Ban Nha, Đông Âu. Lượng
đậu tương nhập vào EEC chiếm tới 90% tổng lượng hạt nhập vào. Các nước


19

này nhập đậu tương chủ yếu để sản xuất dầu và chế biến thức ăn gia súc, còn
Nhật Bản, và các nước khác thì làm thức ăn cho người, ngay cả ở Trung Quốc
dù sản lượng đứng thứ 3 thế giới nhưng do lượng tiêu dùng làm thức ăn lớn
nên cũng trở thành nước nhập khẩu đậu tương với số lượng 29 triệu tấn.
Như vậy, cây đậu tương trên thế giới đang có những chuyển biến lớn về
cả diện tích, năng suất và sản lượng và sự biến động này phụ thuộc rất nhiều
yếu tố,…
1.1.2. Tình hình nghiên cứu đậu tương trên thế giới
Cây đậu tương được trồng rộng rãi khắp các châu lục, trải dài từ 480 vĩ
Bắc đến 300 vĩ độ Nam. Mục tiêu của các nhà chọn giống hiện nay là nâng
cao năng suất đậu tương, ngoài ra còn quan tâm đến việc tạo ra các giống có
phẩm chất cao, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, thích hợp với việc cơ giới
hoá nông nghiệp. Để tạo ra các giống đậu tương người ta có thể sử dụng nhiều
phương pháp khác nhau như chọn lọc, đa bội thể, ghép sinh dưỡng,...
Mặc dù chọn giống có rất nhiều con đường khác nhau, song tất cả các

nhà chọn giống nhất thiết phải bắt đầu từ công tác thu thập vật liệu khởi đầu,
vật liệu khởi đầu có thể là các dòng hoang dại trong thiên nhiên, các giống
đậu tương địa phương, các biến dị được phát hiện trong tự nhiên,...
Hiện nay, nguồn gen đậu tương trên thế giới được lưu giữ chủ yếu ở 15
nước trên thế giới: Đài Loan, Úc, Trung Quốc, Pháp, Nigieria, Ấn Độ, Nhật
Bản, Indonexia, Nam Triều Tiên, Bắc Triều Tiên, Nam Phi, Thuỵ Điển, Thái
Lan, Mỹ và Liên Xô [20].
Ngày nay công tác trao đổi thông tin và hợp tác nghiên cứu quốc tế đã
trở thành nhân tố tiến bộ trong công nghệ chọn giống đậu đỗ của nhiều nước.
Dưới đây là một số phương pháp nghiên cứu chọn tạo giống đậu tương trên
thế giới.


20

 Nghiên cứu chọn tạo giống bằng phương pháp truyền thống
Chọn giồng bằng phương pháp này có thể bằng cách nhập nội, tuyển
chọn những giống từ các vùng khác về hoặc thuần hóa từ cây đậu tương
hoang dại trong thiên nhiên. Những năm gần đây việc đưa các giống đậu
tương hoang dại vào quá trình chọn giống đã được tiến hành mạnh, trước hết
phải kể đến Trung Quốc, Oxtraylia, các nhà chọn giống cho rằng một số dạng
hoang dại có các đặc tính quý như chống chịu tốt với sâu bệnh, khô hạn, ít
mẫn cảm với quang chu kỳ hơn [30].
Bằng phương pháp này nước Mỹ đã chọn ra được nhiều giống mới,
những dòng nhập nội có năng suất cao đều được sử dụng làm vật liệu trong
các công trình lai tạo và chọn lọc. Năm 1909 cơ quan nông nghiệp Mỹ đã
nhập 175 mẫu giống đậu tương. Năm 1925 số giống nhập nội lên tới 1133
giống và đến năm 1983 Mỹ đã có trên 10.000 giống nhập từ khắp nơi trên thế
giới và đã có một tập đoàn giống đậu tương ưu tú [31]. Hiện nay Mỹ đã đưa
vào sản xuất trên 100 dòng, giống đậu tương, đã tạo ra một số giống có khả

năng chống chịu tốt với bệnh Phyzoctonia và thích ứng rộng như: Amsoy 71,
Lee 36, Herkey 63, Clark 63. Hướng chủ yếu của công tác nghiên cứu chọn
giống là sử dụng tổ hợp lai cũng như nhập nội, thuần hóa trở thành giống
thích nghi với từng vùng sinh thái, đặc biệt là nhập nội để bổ sung vào nguồn
gen. Mục tiêu của công tác chọn giống ở Mỹ là chọn ra những giống có khả
năng thâm canh, phản ứng với quang chu kỳ, chống chịu với điều kiện ngoại
cảnh, hàm lượng protein cao, dễ bảo quản, dễ chế biến.
Ở châu Á thì Trung Quốc là quốc gia đứng hàng đầu về sản xuất cây
đậu tương. Bên cạnh đó thì Trung Quốc rất chú trọng đến công tác chọn
giống. Từ việc thu thập nguồn gen của nhiều quốc gia và các vùng sinh thái
khác nhau mà họ đã tạo ra hàng loạt các giống đậu tương có năng suất cao,
chất lượng tốt, chống chịu với điều kiện ngoại cảnh. Điển hình là giống


21

CN001, CN002, HTF18, YAT12, đạt năng suất trên diện rộng 24 ÷ 42 tạ/ha
[22]. Ngoài ra còn có giống Tạp Hoàng, khi Việt Nam nhập khẩu vào có tiềm
năng năng suất 40 ÷ 45 tạ/ha [27].
 Nghiên cứu chọn tạo giống bằng phương pháp chọn lọc
Theo Nguyễn Huy Hoàng và Trần Đình Long (1992) khi nghiên cứu
các giống đậu tương theo nguồn gốc Lesenko (1978) cho rằng: các giống dậu
tương có nguồn gốc từ Triều Tiên và Ấn Độ chịu hạn kém nhất, các giống có
nguồn gốc từ Trung Quốc chịu hạn khá. Nghiên cứu các giống đậu tương từ
Trung Quốc Selko và Prestaco (1998) đã phân lập được các giống có đặc
điểm quý, có khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi, điển hình là các
giống: Palmeto, VNHISK-1, Sevenaia-5,… khi khảo sát 200 mẫu giống có
nguồn gốc khác nhau, Selko và cs (1989) đã chọn được 40 mẫu giống có khả
năng chịu nắng và chịu hạn ở giai đoạn cây con. Đây là nguồn gen quý phục
vụ lai tạo giống cho vùng khô hạn có năng suất cao như các giống: Chinaturs,

Kayaperemoga, Black bean, …[32].
 Nghiên cứu chọn tạo giống bằng phương pháp gây đột biến
Đây là phương pháp đem lại nhiều biến dị phong phú, giảm thời gian
chọn tạo, cho năng suất cao, chất lượng như mong muốn. Gây đột biến nhân
tạo là một trong các phương pháp chọn giống thực vật hiện đại và có hiệu quả
cao, góp phần tạo nên những tính trạng quý ở cây trồng. Gây tạo đột biến
bằng xử lí tia bức xạ Gama, Anpha, Beeta, … lên hạt, chồi mầm,…để cải tiến
giống cây trồng. Theo thông báo của cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế
IAEA, có khoảng 3500 giống cây trồng (tính đến năm 2003) có năng suất cao,
chống chịu sâu bệnh, …được tạo ra bằng phương pháp này.
Tại Mỹ: đã tiến hành nghiên cứu về chất lượng hạt đậu tương như hàm
lượng Protein, Lipit, tinh dầu, .... Theo kết quả nghiên cứu cho thấy hàm
lượng dầu và Protein ở hạt đậu tương có sự tương quan nghịch. Khi nước Mỹ


22

tiến hành sản xuất đậu tương, người ta đã chú ý tới hàm lượng dầu. Trong
những năm gần đây 60% giá trị của đậu tương là ở hàm lượng Protein, dầu
chỉ tham gia vào 40% giá trị sản lượng. Điều đó nói lên sự cần thiết phải phát
triển các giống Protein cao. Theo đó có hai giống được tạo ra là Prova (1970)
và Protana (1972) có protein/dầu cao, so với các loại cây trồng tại điều kiện
thích nghi, hai giống này có hàm lượng Protein cao hơn 5% và năng suất thấp
hơn một chút. Ngoài ra một só giống cải tiến thuộc nhóm VI có hàm lượng
Protein và năng suất cao hơn các giống Lee lần lượt là 6% ÷ 8% và 9%. Điều
đó có thể chọn được các giống vừa có hàm lượng Protein cao lại vừa có năng
suất cao [12]. Hiện nay, protein trên thế giới sản xuất ra chỉ mới đạt được 1/4
nhu cầu của nhân loại chính vì vậy, mở rộng và phát triển cây đậu tương có ý
nghĩ chiến lược trong sản xuất nông nghiệp của nhiều quốc gia [28].
Công trình nghiên cứu của Santons và cs đã nghiên cứu những đột biến

Protein của giống Licon được xử lí notron nhiệt thấy hàm lượng Protein biến
đổi từ 36,5% ÷ 53,4% Enken đã quan sát thấy sự tăng hàm lượng Protein
trong quần thể phóng xạ đạt gấp 10 lần so với giống đối chứng [19].
Tại châu Á, viện Khoa học nông nghiệp Đài Loan đã bắt đầu chương
trình chọn giống từ năm 1961 và đưa vào sản xuất các giống Kaohsinh 3, Tai
nung 3, Tai nung 4, …các giống được xử lí notron và tia X cho các giống đột
biến Tai nung 1,Tai nung 2 có năng suất cao hơn giống khởi đầu, vỏ quả
không bị nứt. Các giống này đã được dùng làm nguồn gen kháng bệnh trong
các chương trình tạo giống ở các cơ sở khác nhau như trạm thí nghiệm Mario
(Thái Lan); Trường Đại Học Philipines [8].
Ở trạm giống Cuban người ta đã sử dụng liều 7000R gây đột biến lên
cây đậu tương và đã nâng tổng số đột biến từ 3% lên 16%, tuy nhiên việc gây
đột biến này còn tùy thuộc vào từng loại giống khác nhau. Có rất nhiều công
trình nghiên cứu ở phòng thí nghiệm của Enken với các giống khác đã nhận


23

được các dạng đột biến quý như chín sớm, năng suất cao, hàm lượng protein
cao, hệ rễ khỏe [8].
 Nghiên cứu, chọn tạo giống bằng phương pháp lai tạo và lai hữu
tính
Trong tất cả các phương pháp chọn tạo giống thì phương pháp lai hữu
tính là mang lại hiệu quả tốt nhất. Bằng phương pháp này người ta có thể tạo
ra các tổ hợp mới do khả năng tái tổ hợp các gen vốn có của bố mẹ nhằm tạo
ra các kiểu gen mới khác bố mẹ và có tính năng vượt trội hơn hẳn bố mẹ.
Năm 1963, Ấn Độ đã bắt đầu khảo nghiệm các giống địa phương và
nhập nội tại Trường Đại học Tổng hợp Pathaga. Năm 1967 thành lập chương
trình đậu tương toàn Ấn Độ với nhiệm vụ lai tạo và thử nghiệm giống mới và
họ đã tạo ra được một số giống mới có triển vọng như: Birsasoil, DS 74-24-2,

DS 73-16.
Năm 1970 Wiliam và Rexon đã tiến hành chọn lọc liên tiếp đến F4, từ
quần thể năng suất cao F3 đã tạo ra giống EFL thuộc nhóm chín III thấp cây
(55cm) hơn hẳn so với Wiliam (93cm) chống đổ tốt, năng suất cao.
Theo Chrlen A.Srin đã phát hiện ra cây đậu tương bất dục đực nhưng
nhụy vẫn có khả năng thụ tinh tốt. Có thể sử dụng dòng bất dục đực làm cây
mẹ khi lai giống, bằng cách này cho phép lai được nhiều hơn, tăng nhanh các
giống đậu tương mang những đặc điểm kinh tế quan trọng như có sức chống
chịu, năng suất cao,…


Nghiên cứu, chọn tạo giống bằng phương pháp canh tác cải tiến

Đây cũng là một phương pháp có hiệu quả bằng cách sử dụng các biện
pháp canh tác như kỹ thuật thâm canh, bón phân, gieo đúng thời vụ, …khảo
nghiệm ở các vùng sinh thái khác nhau nhằm thử nghiệm tích thích nghi của
các giống ở từng điều kiện môi trường khác nhau tạo điều kiện so sánh giống


24

địa phương với giống nhập nội, đánh giá phản ứng của các giống trong những
môi trường khác nhau.
Trong thời gian qua đã có rất nhiều cơ quan tổ chức quốc tế cùng tham
gia nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực trong nông nghiệp nhằm tạo ra những giống
tốt, năng suất cao, . . . Viện nghiên cứu lúa Quốc tế IRRI Philipines đã nghiên
cứu và tạo ra những giống đậu tương thích hợp cho những vùng canh tác lúa
nhằm phá vỡ thế độc canh của cây lúa, góp phần cải tạo đất, tạo khẩu phần
dinh dưỡng cho người dân [32].
Về thời vụ gieo trồng cũng được xác định là có những tương tác chặt

chẽ với các giống đậu tương. Khi nghiên cứu sự tương tác của 4 giống và 44
dòng, được chia ra thành 3 nhóm ở 3 địa điểm khác nhau trong 2 năm cho
thấy: khoảng 50% của sự tương tác giữa giống với môi trường cho năng suất
hạt được xác định đối với nhóm có năng suất thấp và 25% đối với nhóm có
năng suất cao và năng suất trung bình. Khi nghiên cứu các các dòng, giống ở
các thời vụ và nền phân bón khác nhau đã cho thấy sự tương tác rất có ý nghĩa
đối với tất cả 12 tính trạng nghiên cứu, trong đó có năng suất hạt.
 Nghiên cứu, chọn tạo giống bằng phương pháp nghiên cứu gen
và chuyển nạp gen từ cây này sang cây khác
Ngày nay với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật người ta đã chuyển được
những gen quý, thể hiện các tính trạng sinh lý tốt vào cây đậu tương hoặc làm
thay đổi chúng nhằm mụch đích tạo năng suất , phẩm chất tốt, chống chịu với
điều kiện bất lợi của ngoại cảnh, sâu bệnh.
Bằng công nghệ này, Zhiwu Li và các cs trường Đại Học bang Kansas
đã đưa gen từ cây ngô vào giống đậu tương Jack để sản xuất ra loại protein
giàu lưu huỳnh có chứa Methionine và Cysteine. Kỹ thuật này đem lại 3 giống
đậu tương chuyển gen trong đó có 2 giống có hàm lượng Methionine và


25

Cysteine đáng kể, chúng có thể sản sinh ra hàm lượng Cysteine cao hơn 30%
và Methionine cao hơn 18,6% với giống ban đầu [32].
Theo thông báo của hệ thống đậu tương châu Á ở Ấn Độ tổ chức quốc
gia về chương trình nghiên cứu cây đậu tương AICRPS (The All India
Coordinated Research Porject on Soybean) và NRCS (Nationa Research
Centre for Soybean) được thành lập năm 1967 với mụch đích tập trung nghiên
cứu về kiểu gen và đã phát hiện 50 tính trạng phù hợp với khí hậu nhiệt đới ,
đồng thời phát triển những giống chống chịu cao với bệnh khảm
Virus.Chương trình này đưa ra một số giống có triển vọng như: KH213, J231,

J202, DS4-24, ...
 Nghiên cứu về các chỉ tiêu sinh lí, sinh trưởng, bệnh hại và năng
suất của các giống đậu tương
Ở Indonexia khi nghiên cứu tập đoàn giống đậu tương đã phân lập được
bộ giống theo mụch đích nhóm có thời gian sinh trưởng ngắn, đạt năng suất cao
từ 1,5 ÷ 1,7 tấn/ha; nhóm giống cây cứng chống đổ. Kết quả điển hình đã chọn
được giống đậu Wills và giống hiện đang phổ biến trong sản xuất [29].
Năm 1968 Weber C-R đã nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố
quang hợp đến quá trình tạo chất khô để hình thành năng suất. Kết quả nghiên
cứu cho thấy chỉ khoảng 20% được tổng hợp được chuyển vào hạt, 80%
đường còn lại được sử dụng cho cấu trúc mô cây và dùng cho hô hấp của cây
[24]. Kết quả nghiên cứu về sự tương quan giữa diện tích lá với sự tích lũy
chất khô của cây đậu tương. Theo Stuart L, Kaplan và H.R.Koller (1997) thì
có sự tương quan chặt chẽ giữa diện tích lá và sự tích lũy chất khô. Khi mà
tốc độ phát triển của lá lớn thì tốc độ sinh trưởng cũng lớn. Còn theo nghiên
cứu của Cooper R.L (1981) thì không phải sự tích lũy chất khô cao sẽ dẫn đến
năng suất hạt cao mà còn phụ thuộc vào sự phân bố chất khô được tích lũy
vào cơ quan kinh tế là bao nhiêu, tức là phụ thuộc vào hệ số kinh tế [24].


×