Tải bản đầy đủ (.doc) (90 trang)

Đánh giá thực trạng hoạt động khuyến nông tại huyện Lang Giang Bắc Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (860.42 KB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
--------------

TÊN ĐỀ TÀI
" Đánh giá thực trạng hoạt động Khuyến Nông tại huyện
Lạng Giang- Bắc Giang".

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KỸ SƯ NGÀNH KHUYẾN NÔNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Người thực hiện : Nguyễn Minh Tuân
Lớp

: 48K3 KN&PTNT

Người hướng dẫn: Th.s Nguyễn Công Thành

Vinh, 6/2011
i


LỜI CAM ĐOAN
Đề tài :" Đánh giá thực trạng hoạt động Khuyến Nông tại huyện Lạng
Giang- Bắc Giang" được thực hiện từ 02/2011- 05/2011. Đề tài sử dụng nhiều
nguồn thông tin khác nhau. Các thông tin này đã được chỉ rõ nguồn gốc, có một số
thông tin có được từ điều tra thực tế của địa phương, số liệu đã được tổng hợp và xử
lý.
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu được sử dụng trong đề tài
này là hoàn toàn trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự gúp đỡ cho việc thực hiện đề tài đã được cảm


ơn và mọi thông tin của khoá luận đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Vinh, ngày…..tháng…..năm 2011
Sinh viên
Nguyễn Minh Tuân

ii


LỜI CẢM ƠN!
Để hoàn thành luận văn này trước tiên tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám
hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm khoa Nông Lâm Ngư, cảm ơn các thầy cô giáo đã
truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập và rèn luyện
tại trường Đại học Vinh.
Tôi đặc biệt xin trân trọng cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của Th.S Nguyễn
Công Thành – Bộ môn phát triển nông thôn đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian để
tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Trung tâm Khuyến
nông khuyến ngư Bắc Giang, Phòng nông nghiệp huyện Lạng Giang, Phòng thống
kê huyện Lạng Giang, Trạm Khuyến Nông huyện Lạng Giang và các cán bộ của
Trạm, các cán bộ khuyến nông cơ sở cùng toàn thể các hộ nông dân ở các xã Tân
Thịnh, Quang Thịnh, Hương Sơn – Huyện Lạng Giang – tỉnh Bắc Giang đã tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành công việc trong thời gian thực tập tại địa phương.
Cuối cùng tôi bày tỏ sự biết ơn tới gia đình, bạn bè và người thân đã giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình thực tập.
Trong quá trình nghiên cứu vì lí do chủ quan và khách quan cho nên luận
văn không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Tôi rất mong nhận được sự đóng
góp ý kiến của các thầy, cô giáo và các bạn sinh viên.
Xin chân thành cảm ơn!
Vinh, ngày 05/07/2011
Sinh viên


Nguyễn Minh Tuân

iii


MỤC LỤC
Trang
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP...................................................................................................i
KỸ SƯ NGÀNH KHUYẾN NÔNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN....................................i
1.2.2. Mô hình Trồng thử nghiệm giống lúa chất lượng cao ở Hiệp Hòa – Bắc
Giang..........................................................................................................................xxii
1.2.3 Mô hình chăn nuôi gà thịt theo quy trình VietGAHP...................................xxiii

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
UBND
PTNT
KTTB
FAO

Ủy ban nhân nhân dân
Phát triển nông thôn
Kỹ thuật tiến bộ
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hiệp

TBKT
KHKT

CLBKN
SXKD
CNBQCB
KN – KL
NN & PTNT
KT-XH
HTX
MHTD
CBKN
CN – TTCN – XDCB
GTSX
BVTV
TM – DV
KN – KN
KNVCS

Quốc
Tiến bộ kỹ thuật
Câu lạc bộ khuyến nông
Sản xuất kinh doanh
Sản xuất kinh doanh
Công nghệ bảo quản chế biến
Khuyến nông khuyến lâm
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Kinh tế xã hội
Hợp tác xã
Mô hình trình diễn
Cán bộ khuyến nông
Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp – Xây dựng cơ bản
Giá trị sản xuất

Bảo vệ thực vật
Thương mại dịch vụ
Khuyến nông khuyến ngư
Khuyến nông viên cơ sở
DANH MỤC CÁC BẢNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP...................................................................................................i
KỸ SƯ NGÀNH KHUYẾN NÔNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN....................................i
1.2.2. Mô hình Trồng thử nghiệm giống lúa chất lượng cao ở Hiệp Hòa – Bắc
Giang..........................................................................................................................xxii
1.2.3 Mô hình chăn nuôi gà thịt theo quy trình VietGAHP...................................xxiii

v


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP...................................................................................................i
KỸ SƯ NGÀNH KHUYẾN NÔNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN....................................i
1.2.2. Mô hình Trồng thử nghiệm giống lúa chất lượng cao ở Hiệp Hòa – Bắc
Giang..........................................................................................................................xxii
1.2.3 Mô hình chăn nuôi gà thịt theo quy trình VietGAHP...................................xxiii

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Trong những năm qua nền nông nghiệp nước ta đã đạt được nhiều thành tựu
to lớn. Sản xuất nông nghiệp tăng trưởng nhanh, GDP nông - lâm - ngư nghiệp tăng
với tốc độ bình quân 4,3% năm. Mặc dù nhiều năm bị thiên tai nặng nề nhưng số lương
thực mỗi năm tăng 1 triệu tấn tạo cơ sở để đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc
gia và Việt Nam giữ vững vị trí nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới.
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn đang chuyển dịch theo hướng

của nền nông nghiệp phát triển. Tỷ trọng nông nghiệp và dịch vụ ở nông thôn
đang tăng lên chiếm khoảng 30%. Trong khi tỷ trọng của trồng trọt giảm dần
còn 78%, chăn nuôi tăng dần chiếm 22%. Từ những kết quả đạt được đó đời
sống của đa số nông dân đã được cải thiện rõ rệt, thu nhập bình quân trên đầu
người tăng 1,5 lần (năm 2007).
Có được những chuyển biến tích cực đó nhờ vào sự đổi mới chính sách của
Đảng và Nhà nước, nhất là từ khi có Nghị định 13/CP ngày 2/3/1993 Chính phủ ban
hành: "quyết định công tác khuyến nông" và Thông tư liên bộ 02/LBTT ngày
2/8/1993 về hướng dẫn thi hành nghị định này. Gần đây Chính phủ ban hành Nghị
định 56/2005/NĐ-CP ngày 26/4/2005 về khuyến nông, khuyến ngư. Mới đây nhất
chính phủ ban hành nghị định số 02/2010/NĐ-CP về khuyến nông. Đến nay tổ chức
khuyến nông đã phát triển rộng rãi ở tất cả các tỉnh thành trong cả nước, đặc biệt là
tổ chức khuyến nông cơ sở, các tổ chức của nông dân.
Kể từ khi được thành lập cho đến nay, hệ thống khuyến nông ngày càng phát
triển cả về nội dung và hình thức. Khuyến nông đã góp phần đáng kể vào thành tựu
ngành sản xuất nông nghiệp, công tác khuyến nông làm tăng tiến độ chuyển giao
khoa học kỹ thuật tới nông dân, đồng thời đáp ứng nhu cầu của họ một cách nhanh
nhất. Nhiều mô hình đã được triển khai ở các địa phương đã và đang phát huy tác

vi


dụng, nhân rộng đại trà. Nông sản hàng hóa nông nghiệp ngày càng đa dạng về mẫu
mã và chủng loại, chất lượng ngày càng cao, sản xuất chuyển dần sang sản xuất
hàng hóa tập trung với quy mô lớn đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường trong
nước và thế giới.
Bên cạnh những thành tựu đạt được ở trên, hoạt động khuyến nông vẫn còn
nhiều hạn chế như: nội dung hoạt động còn ít, phương pháp chưa đa dạng, cơ cấu tổ
chức, đội ngũ cán bộ còn yếu kém về chuyên môn và số lượng cán bộ còn thiếu ở
một số khu vực… Vì vậy để đưa ngành nông nghiệp phát triển hơn nữa thì việc phát

triển khuyến nông là mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý. Vấn đề đặt ra ở
đây là làm thế nào để có hệ thống khuyến nông đủ mạnh cả về số lượng và chất
lượng, đủ năng lực để triển khai hoạt động khuyến nông một cách nhanh và hiệu
quả nhất đến với người dân. Để làm được việc đó thì cần thiết có sự tìm hiểu và
nhìn nhận một cách sát thực, thực trạng công tác khuyến nông cũng như những hiệu
quả đạt được từ những hoạt động khuyến nông từ đó phát huy những mặt mạnh,
khắc phục những yếu kém, nhằm tìm ra giải pháp phát triển công tác khuyến nông
đạt hiệu quả cao hơn trong thời gian tới. Xuất phát từ lý do trên, chúng tôi đã chọn
huyện Lạng Giang - tỉnh Bắc Giang để thực hiện đề tài:" Đánh giá thực trạng hoạt
động Khuyến Nông tại huyện Lạng Giang- Bắc Giang".
2. Mục tiêu nghiên cứu.
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng hoạt động khuyến nông tại Trạm khuyến
nông huyện và các xã điểm nghiên cứu để đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh
hoạt động của Trạm khuyến nông Lạng Giang trong thời gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Để thực hiện được mục tiêu chung đề ra, khóa luận tập chung giải quyết
những nhiệm vụ cụ thể sau:
+ Làm rõ nội dung lý luận về vấn đề hoạt động khuyến nông cấp huyện trên
cơ sở nghiên cứu lý luận và kinh nghiệm của các nhà nghiên cứu trong và ngoài
nước.

vii


+ Phân tích, đánh giá đúng thực trạng cũng như chỉ ra những thành tựu, hạn
chế, nguyên nhân tồn tại các hoạt động khuyến nông tại huyện Lạng Giang trong
thời gian qua.
+ Đề xuất có căn cứ khoa học những giải pháp chủ yếu và những kiến nghị
về cơ chế chính sách chung, những biện pháp cụ thể tác động một cách đồng bộ có

hiệu quả các hoạt động khuyến nông nhằm phù hợp với điều kiện phát triển chung
của huyện Lạng Giang trong những năm tới.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Thông qua quá trình thực hiện đề tài giúp cho sinh viên củng cố kiến thức
môn học, áp dụng những kiến thức lý thuyết vào trong thực tiễn, bổ sung những
kiến thức còn thiếu.
- Phát hiện những thuận lợi, khó khăn trong các hoạt động khuyến nông,
nguyên nhân dẫn đến những thuận lợi, khó khăn đó. Từ đó đề xuất các giải pháp và
làm cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo.
- Bổ sung tài liệu cho khoa, cho trường và cho Trạm khuyến nông huyện Lạng
Giang.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Thấy được những hạn chế trong tổ chức cũng như trong hoạt động của Trạm
khuyến nông huyện Lạng Giang.
- Từ kết quả nghiên cứu làm cơ sở cho các nhà quản lý, các cán bộ khuyến
nông có thêm những căn cứ để lựa chọn phương pháp khuyến nông hiệu quả nhất
góp phần nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, thay đổi tư duy sản xuất, cải thiện
cuộc sống của nhân dân trong huyện.

viii


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1.Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm về khuyến nông
Khuyến nông là một thuật ngữ khó định nghĩa một cách chính xác, vì khuyến
nông được tổ chức bằng nhiều cách khác nhau, để phục vụ nhiều mục đích rộng rãi,
do đó có nhiều quan niệm và định nghĩa về khuyến nông, nhưng từ những sự hiểu
biết khác nhau đó, chúng ta có thể thống nhất được những quan điểm chung của

khuyến nông. Dưới đây là một số các quan niệm và khái niệm về khuyến nông.
Theo nghĩa chữ Hán, "khuyến" có nghĩa là khuyên người ta cố gắng sức
trong công việc, còn "khuyến nông" nghĩa là mở mang phát triển trong nông nghiệp.
Thuật ngữ "Extension" có nguồn gốc ở Anh năm 1866, sau đó được mở rộng
tới các hội giáo dục khác ở Anh và các nước khác. "Extension" với nghĩa ban đầu là
"triển khai" hay "mở rộng", khi ghép với từ "Agriculture" thành "Agriculture
Extension" thì dịch là "khuyến nông"
"Khuyến nông là phương pháp động, nhận thông tin có lợi tới người dân
giúp họ thu đươc những kiến thức, kỹ năng và những quan điểm cần thiết nhằm sử
dụng một cách có hiệu quả thông tin hoặc kỹ thuật này" (B.E. Swanson và
J.B.Claar).
"Khuyến nông, khuyến lâm là một sự giao tiếp thông tin tỉnh táo nhằm giúp
nông dân hình thành các ý kiến hợp lý và tạo ra các quyết định đúng đắn" (A.W.Van
den Ban và H.S Hawkins - Khuyến nông, 1988)
"Khuyến nông, khuyến lâm là làm việc với nông dân, lắng nghe những khó
khăn, nhu cầu và giúp họ tự quyết định giải quyết vấn đề chính của họ (Malla - A
Manual for training Field Workers, 1989)
"Khuyến nông, khuyến lâm là một quá trình giáo dục. Các hệ thống khuyến
nông khuyến lâm thông báo, thuyết phục và kết nối con ngời, thúc đẩy các dòng

ix


thông tin giữa người dân và đối tượng sử dụng tài nguyên khác, các nhà nghiên cứu,
các nhà quản lý và các nhà lãnh đạo" (Falconer, J. -Foestry, A Review of Key
Issues, Social Forestry Network Paper 4e, 1987, O.D.I .,London).
Qua rất nhiều định nghĩa, chúng ta có thể tóm tắt lại và có thể hiểu khuyến
nông theo hai nghĩa:
- Khuyến nông hiểu theo nghĩa rộng: là khái niệm chung để chỉ tất cả những hoạt
động hỗ trợ sự nghiệp xây dựng và phát triển nông thôn. Khuyến nông ngoài việc hướng dẫn cho nông dân tiến bộ kỹ thuật mới, còn phải giúp họ liên kết với nhau để

chống lại thiên tai, tiêu thụ sản phẩm, hiểu biết các chính sách, luật lệ nhà nước,
giúp nông dân phát triển khả năng tự quản lý, điều hành, tổ chức các hoạt động xã
hội như thế nào cho ngày càng tốt hơn.
- Khuyến nông hiểu theo nghĩa hẹp: Là một tiến trình giáo dục không chính thức mà
đối tượng của nó là nông dân. Tiến trình này đem đến cho nông dân những thông tin
và những lời khuyên nhằm giúp họ giải quyết những vấn đề hoặc những khó khăn
trong cuộc sống. Khuyến nông hỗ trợ phát triển các hoạt động sản xuất, nâng cao
hiệu quả canh tác để không ngừng cải thiện chất lượng cuộc sống của nông dân và
gia đình họ.
Trên cơ sở đúc kết hoạt động khuyến nông ở Việt Nam, chúng ta có thể định
nghĩa như sau: Khuyến nông là cách đào tạo tay nghề cho nông dân, đồng thời giúp
cho họ hiểu được những chủ trương, chính sách về nông nghiệp, những kiến thức về
kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, những thông tin thị trường, để họ có đủ khả năng tự
giải quyết được các vấn đề của gia đình và cộng đồng nhằm đẩy mạnh sản suất, cải
thiện đời sống, nâng cao dân trí, góp phần xây dựng và phát triển nông thôn.
Khuyến nông là cách giáo dục ngoài cộng đồng cho nông dân. Khuyến nông
là quá trình vận động, quảng bá, khuyến cáo,…cho nông dân theo nguyên tắc tự
nguyện, không áp đặt, đồng thời đó là quá trình tiếp thu kiến thức kỹ năng một cách
dần dần và tự giác của nông dân.
1.1.2. Vai trò của khuyến nông
Thứ nhất, khuyến nông có vai trò là cầu nối giữa người dân với nhà nước, cơ
quan nghiên cứu, các nông dân sản xuất giỏi, các ngành liên quan, các đoàn thể, các
doanh nghiệp và các tổ chức quốc tế. Trong mối quan hệ này khuyến nông đứng ở

x


vị trí trung gian làm cầu nối giúp người nông dân và chủ thể còn lại trao đổi thông
tin qua lại với nhau. Khuyến nông sẽ giúp nông dân có cơ hội tiếp cận các chủ
trương, chính sách về nông nghiệp, những kiến thức về kỹ thuật, những tiến bộ kỹ

thuật mới các giống cây con mới vào sản xuất, tiếp cận được với thông tin thị
trường.
Khuyến nông là tổ chức giúp nhà nước đưa những chính sách, chiến lực về
nông dân, nông nghiệp và nông thôn, đồng thời trực tiếp cung cấp thông tin về
những nhu cầu, nguyện vọng của nông dân cho nhà nước, trên cơ sở đó nhà nước
hoạch định những chính sách phù hợp.
Thứ hai, khuyến nông có vai trò hướng dẫn. chuyển giao TBKT, tổ chức sản
xuất, kinh nghiệm quản lý kinh tế… cho các hộ nông dân trong quá trình chuyển
đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường có
điều tiết, trong nông nghiệp lấy hộ nông dân làm đơn vị kinh tế tự chủ.
Các thông tin về thị trường, các giống cây trồng vật nuôi cho năng suất cao,
phù hợp với các đặc điểm của từng vùng, sẽ được cung cấp cho người nông dân.
Như vậy, khuyến nông đã góp phần gắn sản xuất nông nghiệp với thị trường, tận
dụng và phát huy lợi thế so với từng vùng. Từ đó sản xuất nông nghiệp theo hứng
sản xuất hàng hóa, làm tăng thu nhập cho nông dân, làm thay đỏi bộ mặt kinh tế
nông thôn.
Thứ ba, khuyến nông có vai trò huy động lực lượng cán bộ KHKT từ trung
ưng đến cơ sở đặc biệt là số cán bộ kỹ thuật đã được đào tạo về nông nghiệp, lâm
nghiệp nhưng chưa có việc làm hoặc đã nghỉ hưu… tham gia các hoaạt động đóng
góp trí tuệ và công sức vào việc thực hiện các chương trình dự án khuyến nông,
khuyến lâm đẩy mạnh phát triển nông nghiệp và xây dựng kinh tế nông thôn.
Thứ tư, khuyến nông giúp các hộ nông dân xóa đói giảm nghèo. Vấn đề xóa
đói giảm nghèo cho nông dân là phải khắc phục cho được tình trạng thiếu kiến thức
sản xuất. Do vậy, khuyến nông sẽ giúp chuyển giao KTTB mới tới người nông dân,
giúp họ nâng cao kiến thức về sản xuất, KTTB tăng khả năng gia quyết định của hộ.
Thứ năm, khuyến nông góp phần liên kết nông dânthúc đẩy họ hợp tác,
tương trợ lẫn nhau, tăng cường tình làng nghĩa xóm, cộng đồng.

xi



Để giúp người dân tiếp cận với KTTB, các mô hình sản xuất nông nghiệp
tiên tiến, khuyến nông phải thông qua những tổ chức đoàn thể ở địa phương, những
nông dân sản xuất giỏi , các CLBKN, qua những hoạt động này những nông dân có
cơ hội gặp gỡ, trao đởi học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, tăng cường mối liên kết gắp
bó.
Phát triển nông thôn là cái đích của nhiều hoạt động khác nhau tác động vào
những khía cạnh khác nhau của nông thôn. Trong đó khuyến nông là một yếu tố
quan trọng thúc đẩy phát triển nông thôn. Hay nói cách khác khuyến nông là một bộ
phận hợp thành của toàn bộ hoạt động phát triển nông thôn.
1.1.3. Nội dung hoạt động khuyến nông
Điều 3 trong nghị định 13/CP của chính phủ quy định về công tác khuyến
nông nêu rõ: Nội dung của hoạt động khuyến nông bao gồm:
1.Phổ biến những KTTB trồng trọt, chăn nuôi, CNBQCB nông – lâm – thủy
sản và những kinh nghiệm điển hình sản xuất giỏi.
2. Bồi dưỡng và phát triển kỹ năng, kiến thức quản lý kinh tế cho nông dân
để SXKD có hiệu quả.
3.Phối hợp với các cơ quan chức năng cung cấp cho nông dân thông tin về
thị trường, giá cả để nông dân bố trí SXKD.
Ngoài ra công tác khuyến nông còn bao gồm những nội dung như:
- Tuyên truyền chủ trương, chính sách phát triển nông nghiệp và xây dựng
nông thôn mới của Đảng và Nhà nước.
- Thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ kỹ thuật và tham gia cung ứng vật tư cho nông
dân.
- Truyền bá lối sống văn hóa lành mạnh nhằn nâng cao dân trí, cải thiện đời
sống tinh thần, đề cao ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên.
1.1.4. Các nguyên tắc của khuyến nông
Theo cục KN Việt Nam, hoạt động khuyến nông tuân theo những nguyên tắc
sau:
- Không áp đặt mệnh lệnh: Mỗi hộ nông dân là một đơn vị kinh tế độc lập.

Những KTTB mới trong sản xuất nông nghiệp do họ tự lựa chọn đưa vào áp dụng

xii


sao cho phù hợp với điều kiện sản xuất của hộ, khuyến nông không áp đặt hay
không làm thay. Cả khuyến nông và nông dân đều tự nguyện sao cho cùng có lợi.
-Khuyến nông không bao cấp nhưng có hỗ trợ: Các hoạt động khuyến nông
thực hiện nhà nước và nhân dân cùng làm ( miền núi nhà nước hỗ trợ 60%, đồng
bằng 40%). Tuy nhiên nông dân phải tự lực tự cường phải là nhân tố bên trong
quyết định, khuyến nông là nhân tố bên ngoài quan trọng.
- Khuyến nông phải làm tốt vai trò cầu nối và thông tin 2 chiều: thông qua
việc chuyển giao KTTB mới khuyến nông thông tin tới hộ nông dân các chủ trương
chính sách của đảng và nhà nước, thông tin thị trường giá cả nông sản, vật tư nông
nghiệp… đồng thời cũng tiếp nhận thông tin phản hồi từ phía người dân các vấn đề
phát sinh để khắc phục nhanh chóng kịp thời.
- Khuyến nông đảm bảo tính công bằng công khai.
- Phù hợp với đường lối chủ trương chính sách cua đảng và nhà nước.
- Khuyến nông không hoạt động độc lập riêng rẽ mà phải phối hợp chặt chẽ
với các tổ chức phát triển nông thôn khác: ngoài việc phối hợp chặt chẽ với các
viện, trường, trung tâm khoa học nông nghiệp còn phải phối hợp chặt chẽ với các
hội, đoàn thể quần chúng, các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp… để thực hiện
mục tiêu xã hội hóa công tác khuyến nông.
Theo điều 3, nghị định số 02/2010/NĐ-CP về khuyến nông thì hoạt động
khuyến nông phải tuân theo một số quy tắc sau:
- Xuất phát từ nhu cầu của nông dân và nhu cầu phát triển nông nghiệp của
nhà nước.
- Phát huy vai trò chủ động, tích cực và sự tham gia tự nguyện của nông dân
trong hoạt động khuyến nông.
- Liên kết chặt chẽ giữa cơ quan quản lí, cơ sở nguyên cứu khoa học, các

doanh nghiệp với nông dân và giữa nông dân với nông dân.
- Xã hội hóa hoạt động khuyến nông, đa dạng hóa dịch vụ khuyến nông để
huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia hoạt
động khuyến nông.
- Dân chủ công khai có sự giám sát của cộng đồng.

xiii


- Nội dung phương pháp khuyến nông phù hợp với từng vùng miền, địa bàn
và nhóm đối tượng nông dân, cộng đồng dân tộc khác nhau.
1.1.5. Các phương pháp khuyến nông
Hiện nay các phương pháp khuyến nông được chia làm 3 nhóm, dựa vào
phương thức tác động giữa cán bộ khuyến nông với hộ nông dân: phương pháp cá
nhân, phương pháp nhóm, phương pháp thông tin đại chúng.

xiv


1.1.5.1. Phương pháp nhóm
Phương pháp này được sử dụng thường xuyên trong công tác khuyến nông
ưu thế hơn hẳn các phương pháp khác, bởi vì khi tập huấn kỹ thuật thì một cán bọ
khuyến nông có thể gặp được nhiều nông dân hơn, phương pháp này tập hợp và tổ
chức nhiều nông dân lại thành nhóm để tiến hành phổ biến kỹ thuật thông qua các
hoạt động khuyến nông.
Phương pháp nhóm có hiệu quả đặc biệt để phục vụ người nông dân vì nêu
lên được ý kiến, quyết định của nhóm có giá trị hơn hẳn quyết định của cá nhân.
Phương pháp này dựa trên kinh nghiệm truyền thống là nền tảng của công việc
khuyến nông.
Phương pháp tiếp xúc nhóm được phổ biến rộng rãi nhất trong công tác

khuyến nông và nó được thể hiện dưới những hình thức sau:
- Họp nhóm
- Đào tạo, tập huấn
- Hội thảo đầu bờ
- Xây dựng mô hình trình diễn
- Tham quan
- Cuộc thi nhà nông đua tài, tôn vinh người làm ăn giỏi.
* Ưu điểm của phương pháp nhóm:
- Phương pháp này mang lại hiệu quả cao do cùng một lúc tiếp xúc được với
nhiều người nông dân.
- Tạo ra môi trường học tập sinh động có tác dụng tác động đến từng hộ
nông dân và củng cố lòng tin cho nông dân về TBKT mới.
- Mang tính cộng đồng cao, mọi người trong nhóm cùng làm một việc à từng
cá nhân không làm nổi.
* Nhược điểm của phương pháp nhóm:
- Chi phí cao
- Chỉ giải quyết những vấn đề chung của nhóm, chưa đi sâu vào từng vấn đề
của từng cá nhân, đôi khi đến sự nhất trí của nhóm lại gặp khó khăn do có nhiều
quan điểm khác nhau.
- Tốn nhiều thời gian so với tiếp xúc cá nhân.

xv


1.1.5.2. Phương pháp cá nhân
Truyền đạt những thông tin tới từng cá nhân, phương pháp mà cán bộ
khuyến nông viên tiếp xúc với từng cá nhân, hộ nông dân nhằm tìm hiểu và giải
đáp, tư vấn cho hộ nông dân, giải quyết những vấn đề nảy sinh, cung cấp cho họ
những thông tin về KHKT một cách nhanh nhất. Phương pháp tiếp xúc người nông
dân theo 2 cách đó là tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp. Phương pháp này sử dụng rộng

rãi và có hiệu quả cao nhất trong khuyến nông trên các hình thức sau:
- Cán bộ khuyến nông đến thăm hộ nông dân
- Nông dân đến thăm cơ quan khuyến nông
- Giử thư riêng
- Gọi điện thoại
Trong điều kiện nước ta ngành công nghệ thông tin ngày càng phát triển
mạnh mẽ. Vì vậy, phương pháp gửi thư riêng hay gọi điện thoại ngày càng được sử
dụng rộng rãi và phổ biến.
* Ưu điểm của phương pháp này là:
- Những cuộc gặp gỡ giữa cán bộ khuyến nông và hộ nông dân thường rất
thoải mái. Nó biểu lộ sự quan tâm của khuyến nông đối với từng hộ nông dân, do đó
mà là yếu tố quan trọng nhất để củng cố lòng tin và tình cảm giữa người nông dân
với cán bộ khuyến nông.
- Do được tiếp xúc trực tiếp với hộ nông dân cho nên cán bộ khuyến nông có
thể đưa ra các lời khuyên cần thiết sát với thực tế của người nông dân hơn.
* Nhược điểm của phương pháp này là:
- Tốn nhiều thời gian và đòi hỏi cần nhiều khuyến nông viên.
- Quá trình phổ biến thông tin chậm.
1.1.5.3. Phương pháp thông tin đại chúng
Phương pháp sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng như đài phát
thanh, ti vi, báo chí, tờ rơi tờ gấp, lịch, tài liệu tập huấn kỹ thuật … những phương
pháp truyền thống như phương pháp cá nhân hay phương pháp nhóm không thể thu
hút được tất cả những ai muốn và nhu cầu thông tin. Do đó phương pháp thông tin
đại chúng phổ biến kỹ thuật đến hộ nông dân một cách kịp thời và chính xác, đồng

xvi


thời phương pháp này còn thu hút số lớn người nông dân. Việc tuyên truyền và phổ
biến thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng có những đặc điểm sau:

- Các chủ trương, biện pháp kỹ thuật được thông tin 2 chiều và phổ biến
nhanh.
- Có khả năng cùng một lúc phổ biến đến được nhiều người.
- Mức độ phản hồi thông tin tương đối thấp.
- Thiếu sự giám sát hỗ trợ giữa những người đưa tin và những người nhận tin.
- Người nhận tin ít có khả năng kiểm soát trực tiếp tin mình nhận được.
* Ưu điểm của phương pháp thông tin đại chúng:
Cùng một thời điểm có thể phục vụ đông đảo nông dân những thông tin quan
trọng, kịp thời, chi phí thấp.
* Nhược điểm của phương pháp thông tin đại chúng:
- Không thể thay thế được công việc của một khuyến nông viên.
- Không dạy được kỹ năng thực hành và không trả lời được câu hỏi mà nông
dân yêu cầu ngay.
Do đó người ta sử dụng phương pháp thông tin đại chúng trong những
trường hợp:
- Cung cấp thông tin cho nông dân những kiến thức mới và tạo ra sự chú ý
của họ về một KTTB nào đó.
- Thông tin kịp thời về một bệnh dịch và cung cấp những biện pháp phòng
ngừa.
- Chia sẻ những kinh nghiệm của những nông dân làm ăn giỏi với những
nông dân khác trong cộng đồng.
1.1.6. Hệ thống tổ chức công tác khuyến nông
Từ khi có nghị định 13/CP ngày 2/3/1993 của chính phủ về việc lập hệ thống
khuyến nông Nhà nước và thông tư 02 ngày 2/8/1993, tổ chức khuyến nông Việt
Nam được thành lập ( theo sơ đồ 1). Từ năm 1993 đến năm 2003 hệ thống khuyến
nông Việt Nam bao gồm 4 cấp: Khuyến nông trung ương, khuyến nông tỉnh,
khuyến nông huyện. khuyến nông cơ sở. Xét về mặt tổ chức hành chính hệ thống
khuyến nông hiện nay có 3 cấp hành chính: Cục KN – KL ở cấp trung ương thuộc
Bộ NN và PTNT, Chi cục KN – KL tỉnh và trạm KN huyện.


xvii


1.1.6.1 Khuyến nông trung ương
Cục KN – KL ( Nay là Trung tâm KN Quốc gia) gồm có 9 phòng và một văn
phòng đại diện ở thành phố Hồ Chí Minh. Cục KN – KL trực thuộc Bộ NN và
PTNT có nhiệm vụ là:
- Xây dựng và chỉ đạo các chương trình, dự án khuyến nông về trồng trọt,
chăn nuôi, bảo vệ thực vật, thú y, bảo quản chế biến nông sản.
- Tham gia thẩm định các chương trình, dự án khuyến nông theo quy định
của Bộ NN và PTNT.
- Tổ chức chỉ đạo thực hiện phổ biến và chuyển giao KTTB, những kinh
nghiệm về điển hình sản xuất giỏi, bồi dưỡng kỹ năng, kiến thức về quản lí kinh tế,
thông tin thị trường cho nông dân.
- Quan hệ với các tổ chức kinh tế, xã hội trong và ngoài nước để thu hút
nguồn vốn hoặc tham gia trực tiếp vào các hoạt động khuyến nông.
- Xây dựng và hướng dẫn thực hiện các chưng trình khuyến nông.
1.1.6.2 Khuyến nông cấp tỉnh và thành phố
Trung tâm KN trực thuộc Sở NN và PTNT. Mỗi trung tâm KN có từ 4-5
phòng với số biên chế từ 15-20 người, nhiệm vụ của khuyến nông cấp tỉnh là:
- Xây dựng, chỉ đạo thực hiện các chương trình khuyến nông của TW và
Tỉnh.
- Phổ biến và chuyển giao KTTB về nông nghiệp, lâm nghiệp và những kinh
nghiệm điển hình sản xuất cho nông dân.
- Bồi dưỡng kiến thức quản lí kinh tế và rèn luyện tay nghề cho cán bộ
khuyến nông cơ sở, cho nông dân, cung cấp những thông tin về thị trừng giá cả
nông sản.
- Quan hệ với các tổ chức trong và ngoài nước để thu hút vốn hoặc tham gia
trực tiếp vào các hoạt động khuyến nông địa phương.
1.1.6.3. Khuyến nông cấp huyện

Trạm KN trực thuộc trung tâm KN tỉnh hoặc UBND huyện, mỗi trạm từ 3 –
5 biên chế. Nhiệm vụ của trạm KN huyện:
- Đưa những KTTB theo các chương trình, dự án KN – KL vào sản xuất trên
địa bàn phụ trách.

xviii


- Xây dựng các mô hình trình diễn.
- Hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân.
- Tổ chức tham quan học tập các điển hình tiên tiến.
- Bồi dưỡng nghiệp vụ, tập huấn kỹ thuật, kinh tế thị trường cho Khuyến
nông cơ sở.
- Xây dựng các câu lạc bộ KN, nhóm sở thích.
1.1.6.4. Khuyến nông cơ sở.
Có từ 1-3 cán bộ Khuyến nông cơ sở làm nhiệm vụ tổ chức xây dựng mô
hình trình diễn, phản ánh tâm tư nguyện vọng của nông dân và giải quyết những
vướng mắc của nông dân về kỹ thuật, về chủ trương, chính sách trong phạm vi cho
phép.
Các Khuyến nông viên cơ sở có nhiệm vụ là:
- Tự bồi dưỡng nâng cao trình độ hiểu biết về chuyên môn, KT-XH và nhiệm
vụ Khuyến nông.
- Là cố vấn kỹ thuật thông tin cho nông dân.
- Thực thi các chương trình, dự án khuyến nông trên địa bàn mình phụ trách.
- Thực hiện và tổ chức theo dõi các mô hình sản xuất trình diễn.
- Điều tra, thu thập thông tin làm cơ sở để xây dựng các dự án khuyến nông.
Cùng với Nghị định 13/CP, một số thông tư, chỉ thị hướng dẫn việc thực hiện
nghị định đã quy định trao cho các tỉnh, huyện lựa chọn cách áp dụng phù hợp với
địa phương. Vì vậy, việc áp dụng nghị định này để thành lập hệ thống tổ chức
khuyến nông được vận dụng theo nhiều cách khác nhau ở những địa phương khác

nhau.

xix


Sơ đồ 1: Hệ thống tổ chức Khuyến nông Việt Nam
Bộ NN &PTNT

Cục KN - KL

Sở NN & PTNT

Trung tâm KN

Trạm KN

Khuyến nông cơ sở

HTX nông
nghiệp

CLB
khuyến
nông

Các hội,
đoàn thể

Khuyến
nông viên

xã, thôn

Doanh
nghiệp

Nông dân

1.1.7. Đánh giá chung về công tác Khuyến nông.
1.1.7.1. Nội dung đánh giá.
- Nguồn cho hoạt động khuyến nông.
- Hoạt động xây dựng mô hình trình diễn.
- Hoạt động tập huấn kỹ thuật cho nông dân.
- Hoạt động hội thảo, tham quan mô hình trình diễn ở các địa phương khác.
- Hoạt động thông tin tuyên truyền.
Đây là những hoạt động chính của công tác Khuyến nông.

xx


1.1.7.2. Các chỉ tiêu dùng để đánh giá.
Để phục vụ cho việc đánh giá các nội dung trên thì các chỉ tiêu cần phải quan
tâm là:
* Các chỉ tiêu phản ánh kết quả các hoạt động khuyến nông.
- Các chỉ tiêu phản ánh nguồn nhân lực: Có bao nhiêu cán bộ phục vụ cho
công tác khuyến nông, trình độ chuyên môn của họ ra sao?
- Chỉ tiêu phản ánh kết quả xây dựng mô hình trình diễn: Có bao nhiêu mô
hình trình diễn, quy mô của mô hình, số lượng nông dân tham gia vào mô hình?
- Chỉ tiêu phản ánh kết quả tập huấn kỹ thuật: Có bao nhiêu lớp đã được mở
để tập huấn kỹ thuật cho nông dân, mấy lớp chăn nuôi, mấy lớp trồng trọt và mấy
lớp cho nuôi trồng thủy sản?

- Chỉ tiêu phản ánh kết quả tham quan hội thảo: Có mấy buổi hội thảo, mấy
buổi tham quan đã được tổ chức?
- Chỉ tiêu phản ánh số lượng nông dân được tập huấn kỹ thuật và được đi
tham quan hội thảo?
* Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của hoạt động khuyến nông.
- Tỷ lệ hộ làm theo KTTB mới: Có bao nhiêu hộ làm theo ( tỷ lệ hộ nông dân
làm theo KTTB mới có hiệu quả)?
- Mức độ nhân rộng KTTB mới do khuyến nông xã đưa vào: Giống mới
được trồng bao nhiêu ha?
- Tỷ lệ hộ nông dân biết về các hoạt động khuyến nông của xã?
1.2. Cơ sở thực tiễn.
Công tác khuyến nông đã có đóng góp quan trọng trong việc xây dựng mô
hình trình diễn, hướng dẫn nông dân sản xuất và áp dụng KTTB vào sản xuất, từng
bước chuyển từ sản xuất tự túc, tự cấp sang nền nông nghiệp hàng hoá đa dạng và
có hiệu quả, hướng mạnh xuất khẩu, phát triển ngành nghề nông thôn mới, tăng thu
nhập, xoá đói giảm nghèo. Để làm được điều đó các hoạt động khuyến nông phải
được triển khai rất đa dạng từ việc thông tin tuyên truyền, tổ chức các lớp tập huấn,
xây dựng các mô hình trình diễn, mô hình sản xuất, đến việc tổ chức các buổi tham
quan hội thảo. Sau đây là một số hoạt động thực tiễn đã mang lại kết quả cao:

xxi


1.2.1. Mô hình sản xuất Ngô lai ở Bắc Ninh
Mô hình sản xuất Ngô lai F1 tại hợp tác xã Đông Dương, huyện Quế Võ,
tỉnh Bắc Ninh cho năng suất dòng bố đạt 4,2 tạ/ha, dòng mẹ 15,3 tạ/ha, giá thành
chỉ từ 18.000 đến 21.000 đồng/kg đối với cả hai loại giống Bio Secd và LVN 10. Từ
kết quả của mô hình sản xuất này, hàng năm tỉnh Bắc Ninh đã cơ bản đảm bảo được
nhu cầu giống và mở rộng diện tích trồng ngô ra các vùng đặc biệt là những vùng
đất bãi ven các triền sông thuộc hai hệ thống sông Cầu, sông Đuống, giảm được

nhiều khó khăn về tiền vốn đầu tư so với trước đây.
Hàng năm tỉnh Bắc Ninh gieo trồng từ 7000 đến 8000 ha Ngô các loại, trong
đó giống ngô lai chiếm từ 5000 đến 6000 ha, do vậy tỉnh phải nhập từ 80 đến 90 tấn
Ngô giống F1 với giá từ 18.000 đến 20.000 đồng/ kg, tương đương với 1,5 tỷ đồng.
Để hạ giá thành sản xuất, liên tục nhiều vụ trong các năm gần đây, hai ngành nông
nghiệp và phát triển nông thôn, khoa học và công nghệ đã phối hợp thực hiện đề tài
"xây dựng mô hình sản xuất ngô lai F1 tại hợp tác xã" làm cơ sở cho việc mở rộng
diện tích trồng ngô tại tỉnh. Phương pháp tiến hành thí điểm được thực hiện ở hợp
tác xã Đông Dương (huyện Quế Võ) với 160 hộ xã viên tham gia trồng 6 ha giống
ngô LVN 10 để rút kinh nghiệm. Các hộ dân được tập huấn kĩ thuật và các mặt thời
vụ, mật độ gieo trồng, mức sử dụng phân bón, qui trình chăm sóc, bảo vệ, phương
pháp rút cờ, khử đực... đảm bảo cho quá trình sản xuất thu được kết quả cao.
1.2.2. Mô hình Trồng thử nghiệm giống lúa chất lượng cao ở Hiệp Hòa – Bắc
Giang.
Phòng Nông nghiệp Hiệp Hòa triển khai xây dựng mô hình gieo cấy thử
nghiệm giống lúa chất lượng cao bằng giống lúa Nhật và P6 với quy mô 40ha tại
các xã Hoàng Lương, Mai Đình, Thái Sơn, Xuân Cẩm, Đông Lỗ và Hoàng Thanh.
Hai giống lúa này có ưu điểm vượt trội: Thời gian sinh trưởng ngắn thích
hợp với cả 2 vụ: vụ xuân thời gian sinh trưởng 110 ngày, vụ mùa từ 85-90 ngày,
chống bệnh bạc lá, rầy nâu, nhiễm nhẹ với đạo ôn, chống đổ tốt, gạo thơm, cơm
dẻo. Năng suất bình quân 220-250 kg/sào, giá trị gấp 1,5 lần so với các giống lúa
khác.
Tham gia mô hình nông dân được hỗ trợ 50% giá giống, một phần thuốc bảo
vệ thực vật và chuyển giao kỹ thuật gieo cấy, chăm sóc.

xxii


1.2.3 Mô hình chăn nuôi gà thịt theo quy trình VietGAHP
Trong xu thế xã hội phát triển hiện nay nhu cầu về thực phẩm an toàn, chất

lượng cao nói chung và thịt gia cầm nói riêng đang được người tiêu dùng rất quan
tâm. Nhằm đáp ứng được nhu cầu cấp thiết đó, năm 2011 Trung tâm khuyến nông
khuyến ngư Nam Định đã xây dựng thành công mô hình “ Chăn nuôi gà thịt theo
quy trình VietGAHP”.
Để áp dụng được quy trình VietGAHP thì chuồng trại của hộ chăn nuôi phải
cách xa khu dân cư 200 – 300 mét, kiểu chuồng hiện đại khép kín, có khu hành
chính riêng, có khu nhà kho, khu xử lý nước thải, chất thải và gia cầm chết, đảm
bảo vệ sinh môi trường khu vực chăn nuôi, diện tích chuồng trại phù hợp với quy
mô đàn và phải có đủ vốn đầu tư đến khi xuất bán. Trang trại của anh Triệu Đình
Hợi xã Hợp hưng huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định đáp ứng được đầy đủ các tiêu chí
trên và được Trung tâm KNKN Nam Định lựa chọn để xây dựng mô hình.
Mô hình được triển khai với quy mô 6600 con gà thịt, giống Indonexia . Quá
trình triển khai cán bộ chuyên môn của Trung tâm KNKN đã hướng dẫn và giám sát
chặt chẽ kỹ thuật cho hộ chăn nuôi theo quy trình VietGAHP trong đó có thiết kế hệ
thống sổ sách ghi chép theo dõi, quản lý chi tiết các khâu của quá trình sản xuất từ
khi nhập gà đến khi xuất bán để giết mổ như: theo dõi ghi chép tình trạng sức khỏe
đàn gà hàng ngày, theo dõi mua nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, sử dụng thuốc thú y
và vacxin, thuốc sát trùng, theo dõi mổ khám bệnh tích, theo dõi lấy mẫu xét
nghiệm, địa chỉ nơi xuất bán gà thịt …Các mẫu thức ăn, nước uống, nguồn nước
thải, chất lượng thịt gà đều được gửi phân tích ở Trung tâm phân tích và giám định
thực phẩm Quốc gia thuộc Viện công nghiệp thực phẩm.
Kết quả mô hình sau 45 ngày đều đạt các yêu cầu kỹ thuật như: tỷ lệ nuôi
sống đạt 96% (cao hơn các hộ chăn nuôi không áp dụng VietGAHP là 0,3%), trọng
lượng đạt 2,7 kg/con, tỷ lệ thức ăn/kg tăng trọng là 1,9.
Kết quả phân tích mẫu cho thấy: Các chỉ tiêu về kim loại nặng trong thức ăn,
nước uống như chì, Asen, Thủy ngân… hay vi khuẩn E.coli, Salmonella, Coliform
trong nước uống, nước thải đều dưới ngưỡng cho phép của ngành chăn nuôi. Sản
phẩm đầu ra là thịt gà được phân tích là không tồn dư các hoocmon tăng trưởng,
hàm lượng kháng sinh cũng dưới ngưỡng cho phép và không nhiễm vi khuẩn


xxiii


Salmonella đạt tiêu chuẩn thực phẩm an toàn. Các chỉ tiêu sinh hóa về COD và
BOD và các vi khuẩn có hại cũng dưới ngưỡng cho phép chứng tỏ cơ sở chăn nuôi
tương đối đảm bảo vệ sinh môi trường.
Với giá bán 48.000 đồng/kg thì mỗi con gà sau nuôi 45 ngày lãi khoảng
40.000 đồng/con. Toàn bộ mô hình thu lãi trên 250 triệu sau khi đã trừ mọi chi phí.
Như vậy mô hình chăn nuôi gà theo quy trình VietGAHP mang lại hiệu quả
kinh tế cao cho người chăn nuôi, sản phẩm thịt gà an toàn cho người tiêu dùng, đảm
bảo vệ sinh môi trường cho cộng đồng. Mô hình đã mở ra hướng đi mới bền vững
cho người chăn nuôi gia cầm nói chung và tỉnh Nam Định nói riêng.
Tóm lại: Các mô hình sản xuất trên được xây dựng và thực hiện đã đem lại
kết quả kinh tế cao, có thể phát triển ra diện rộng. Góp phần phát triển nền nông
nghiệp và phát triển nông thôn của đất nước.

xxiv


CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là các vấn đề liên quan tới các hoạt
động khuyến nông và một số hộ nông dân trên địa bàn huyện Lạng Giang.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về thực trạng hoạt động
Khuyến Nông tại huyện Lạng Giang- Bắc Giang. Phân tích các chính sách, cơ chế
và các yếu tố ảnh hưởng tới các hoạt động khuyến nông, từ đó đề xuất những giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác khuyến nông trong thời gian tới.
+ Phạm vi về không gian: Đề tài được nghiên cứu tại huyện Lạng Giang Bắc Giang

+ Phạm vi thời gian: - Số liệu được thu thập trong khoảng thời gian từ 2008 - 2011
- Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 21/02/2011 đến ngày 30/6/2011
2.2. Nội dung nghiên cứu
Với đề tài nghiên cứu “đánh giá thực trạng hoạt động Khuyến Nông tại
huyện Lạng Giang- Bắc Giang”, vì vậy đề tài tập trung nghiên cứu những nội dung
chính sau:
-

Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động khuyến nông cấp cơ sở.

-

Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu.

-

Thực trạng hoạt động khuyến nông huyện Lạng Giang.

-

Tác động của chính sách, cơ chế và các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động
khuyến nông.

-

Những thành tựu hạn chế, nguyên nhân của hoạt động khuyến nông Lạng
Giang.

-


Cơ sở định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả cho hệ thống khuyến
nông huyện Lạng Giang.

xxv


×