Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

Phân tích thống kê tình hình sử dụng tài sản cố định của công ty cổ phần đầu tư hạ tầng Phương Bắc năm 20052006

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (359.46 KB, 79 trang )

MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG
LỜI MỞ ĐẦU
Năm 2007 là năm đầu nền kinh tế nước ta gia nhập WTO, hội nhập đầy
đủ, toàn diện vào nền kinh tế thế giới tạo ra những cơ hội mới, thuận lợi mới
cũng như những thử thách mới, sức cạnh tranh mới. Những kết quả mà ngành
xây dựng đạt được đã đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng và ổn định của
đất nước. Các doanh nghiệp ngành xây dựng trong thời kỳ qua đã phát triển
nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng, tiếp cận và hòa nhập nhanh với thị
trường trong nước và khu vưc. Là một doanh nghiệp trẻ trên thị trường xây
lắp, công ty cổ phần đầu tư hạ tầng Phương Bắc cũng đã nỗ lực về mọi mặt để
khẳng định vị thế của mình trên thị trường và đóng góp vào sự phát triển
chung của ngành xây dựng. Cùng với doanh nghiệp xây dựng cả nước, công
ty cổ phần đầu tư hạ tầng Phương Bắc cũng đã chủ động thích nghi và nắm
bắt cơ hội và thách thức mà điều kiện kinh tế khách quan đem lại, tăng gia sản
xuất và cung cấp dịch vụ nhằm năng cao hiệu quả kinh doanh, nâng cao năng
lực cạnh tranh và gặt hái được nhiều thành công trong quá trình phát triển của
mình.
Là sinh viên thống kê năm cuối đang thực tập tại công ty cổ phần đầu
tư xây dựng Phương Bắc, sau một thời gian tìm hiểu, em chọn đề tài:”Phân
tích thống kê tình hình sử dụng tài sản cố định của công ty cổ phần đầu
tư hạ tầng Phương Bắc năm 2005-2006” làm chuyên đề thực tập của mình
vì: Trong một doanh nghiệp nói chung, tài sản cố định là tư liệu sản xuất cơ
bản và quan trọng hình thành nên hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh
nghiệp. Đối với một công ty xây dựng hạ tầng như Phương Bắc thì tài sản cố
định có ý nghĩa sống còn tới sự tồn tại và phát triển của công ty. Bởi vậy,
công tác nghiên cứu thống kê tình hình sử dụng tài sản cố định của công ty là



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

3

Đại học kinh tế quốc dân

vô cùng cần thiết. Nó không những giúp công ty có thể quản lý tài sản của
mình về mọi mặt mà còn đánh giá được hiệu quả sử dụng của các loại máy
móc thiết bị và tài sản khác trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Từ đó, công
ty có thể đưa ra các giải pháp và định hướng sử dụng tài sản cố định một cách
hợp lý và nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình
Bằng những hiểu biết hiện có của mình, em xin trình bày đề tài theo
những nội dung sau:
Chương I: Một số vấn đề lý luận chung về tình hình sử dụng TSCĐ
của doanh nghiệp
Chương II: Hệ thống chỉ tiêu và phương pháp thống kê nghiên cứu
tình hình sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp
Chương III: Vận dụng phương pháp thống kê nghiên cứu tình hình sử
dịng TSCĐ của công ty cổ phần đầu tư hạ tầng Phương Bắc năm 2005-2006
Và cũng qua đây, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy giáo TS Phạm Đại Đồng đã tận tình chỉ bảo và các anh chị trong phòng Kế toán công
ty cổ phần đầu tư hạ tầng Phương Bắc giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.

Trần Thị Minh Thoan

Thống kê kinh doanh 46B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

4


Đại học kinh tế quốc dân

Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ SỬ DỤNG TSCĐ CỦA
DOANH NGHIỆP
1.1. Khái niệm, phân loại, phương pháp đánh giá TSCĐ của doanh
nghiệp
1.1.1. Khái niệm TSCĐ
Tư liệu lao động là một bộ phận quan trọng trong quá trình sản xuất
kinh doanh bên cạnh sức lao động và đối tượng lao động. Khi các tư liệu lao
động thỏa mãn đồng thời cả bốn tiêu chuẩn sau thì chúng được coi là TSCĐ:
 Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng
tài sản (TSCĐ hữu hình) hay do tài sản mang lại (TSCĐ vô hình)
 Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy
 Thời gian sử dụng ước tính trên một năm
 Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành
Các tiêu chuẩn trên thường thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của
nền kinh tế (nhất là tiêu chuẩn về mặt giá trị). Theo chế độ kế toán ban hành
theo quyết định 15/2006/BTC thì TSCĐ có giá từ 10.000.000 trở lên.
Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ TSCĐ của doanh
nghiệp.
1.1.2. Phân loại TSCĐ
Để quản lý và sử dụng TSCĐ một cách hiệu quả, phân loại TSCĐ theo
những tiêu thức khác nhau cũng là việc làm cần thiết.
Ta có thể phân loại TSCĐ theo một số tiêu thức sau:
Trần Thị Minh Thoan

Thống kê kinh doanh 46B



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

5

Đại học kinh tế quốc dân

a. Theo hình thái biểu hiện, TSCĐ của doanh nghiệp được phân thành
TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình
(1).Tài sản cố định hữu hình: là những tư liệu lao động chủ yếu có hình
thái vật chất (từng doanh nghiệp tài sản có kết cấu độc lập hoặc là một hệ
thống gồm nhiều bộ phận tài sản liên kết với nhau để thực hiện một hay một
số chức năng nhất định) thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình,
tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật
chất ban đầu. Theo tính chất và mục đích sử dụng trong hoạt động sản xuất
kinh doanh TSCĐ hữu hình được phân thành các nhóm sau:
 Nhà cửa, vật kiến trúc: Gồm nhà làm việc, nhà kho, xưởng sản
xuất, cửa hàng, đường sá, cầu, cống…phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh
doanh.
 Máy móc, thiết bị: Gồm các loại máy móc, thiết bị như các máy
móc thiết bị chuyên dùng và công tác... dùng trong sản xuất, kinh doanh
 Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn: Gồm ô tô, máy kéo, tàu
thuyền, toa xe; hệ thống truyền dẫn như băng tải, băng chuyền, hệ thống
đường ống dẫn nước, dẫn nhiên liệu, hệ thống đường dây điện, truyền thanh
thông tin…
 Thiết bị, dụng cụ quản lý: Gồm các thiết bị, dụng cụ phục vụ cho
quản lý kinh doanh, quản lý hành chính như các thiết bị điện tử, dụng cụ đo
lường, máy vi tính, máy fax…
 Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm.
 TSCĐ hữu hình khác như: tác phẩm nghệ thuật, sách chuyên

môn kỹ thuật…
* TSCĐ hữu hình của doanh nghiệp có đặc điểm cơ bản sau:
 Tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất, kinh doanh và vẫn giữ nguyên
hình
thái vật chất ban đầu cho đến khi hư hỏng phải loại bỏ.
Trần Thị Minh Thoan

Thống kê kinh doanh 46B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

6

Đại học kinh tế quốc dân

 Trong quá trình sử dụng, TSCĐ hữu hình bị hao mòn dần và giá trị
của
nó được chuyển dịch từng phần vào chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh
nghiệp.
TSCĐ hữu hình thường có giá trị lớn, là bộ phận chủ yếu trong tổng số
tài sản và đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện tình hình tài chính của
doanh nghiệp. Do đó, việc xác định một tài sản được ghi nhận là TSCĐ hữu
hình hay là một khoản chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ sẽ có ảnh hưởng
đáng kể đến kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp .
(2). Tài sản cố định vô hình: là những tài sản không có hình thái vật
chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thoả mãn các tiêu chuẩn của
tài sản cố định vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh.Theo tính chất
và mục đích sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh TSCĐ vô hình của
doanh nghiệp được phân thành các nhóm sau:

 Quyền sử dụng đất có thời hạn: Bao gồm số tiền doanh nghiệp đã
chi ra để có quyền sử dụng đất trong một thời gian nhất định, chi phí cho đền
bù, giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng (đối với quyền sử dụng đất riêng
biệt đối với giai đoạn đầu tư nhà cửa, vật kiến trúc trên đất), lệ phí trước bạ
(nếu có)…, không bao gồm các chi phí ra để xây dựng các công trình trên đất.
 Nhãn hiệu hàng hoá: Là toàn bộ các chi phí thực tế doanh nghiệp
đã chi ra liên quan trực tiếp tới việc mua nhãn hiệu hàng hoá.
 Quyền phát hành: Là toàn bộ những chi phí thực tế doanh
nghiệpđã chi ra để có quyền phát hành.
 Phần mềm máy vi tính: Là toàn bộ các chi phí thực tế doanh
nghiệp đã chi ra để có phần mềm máy vi tính.
 Giấy phép và giấy phép nhượng quyền: Là các khoản chi ra để
doanh nghiệpcó được giấy phép và giấy phép nhượng quyền thực hiện công
việc đó như: Giấy phép khai hác, giấy phép sản xuất loại sản phẩm mới…
Trần Thị Minh Thoan

Thống kê kinh doanh 46B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

7

Đại học kinh tế quốc dân

 Bản quyền, bằng sáng chế: Là các chi phí thực tế chi ra để có
bằng sáng chế, bản quyền tác giả.
 Công thức và cách pha chế kiểu mẫu, thiết kế và vật mẫu: Là các
chi phí thực tế doanh nghiệp đã chi ra để có công thức và cách thức pha chế,
kiểu mẫu, thiết kế và vật mẫu.

 TSCĐ vô hình đang triển khai: Tài sàn vô hình tạo ra trong giai
đoạn triển khai được ghi nhận là TSCĐ vô hình nếu thoả mãn 7 điều kiện sau:
 Tính khả thi về mặt kỹ thuật đảm bảo cho việc hoàn thành và đưa tài
sản vô hình vào sử dụng theo dự tính hoặc để bán.
 Doanh nghiệp dự định hoàn thành tài sản vô hình để sử dụng hoặc
để bán
 Doanh nghiệpcó khả năng sử dụng hoặc bán tài sản vô hình đó.
 Tái sản vô hình đó phải tạo ra được lợi ích kinh tế trong tương lai.
 Có đầy đủ các nguồn lực về kỹ thuật , tài chính và các nguồn lực
khác để hoàn tất các giai đoạn triển khai để tạo ra tài sản vô hình đó.
 Có khả năng xác định một cách chắc chắn toàn bộ chi phí trong giai
đoạn triển khai để tạo ra tái sản vô hình đó.
 Ước tính có đủ tiêu chuẩn vể thời gian sử dụng và giá trị theo quy
định cho TSCĐ vô hình.
Các doanh nghiệp thường đầu tư để có các nguồn lực vô hình như:
quyền sử dụng đất có thời hạn, phần mềm máy vi tính, bằng sáng chế, bản
quyền,giấy phép khai thác thuỷ sản, hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập
khẩu, giấy phép nhượng quyền, quan hệ kinh doanh với khách hàng, thị phần
và quyền tiếp thị…Để xác định các nguồn lực trên có thoả mãn định nghĩa
TSCĐ vô hình thì cần phải xem xét các yếu tố: Tính có thể xác định được,
khả năng kiểm soát nguồn lực và tính chắc chắn của lợi ích kinh tế trong
tương lai.

Trần Thị Minh Thoan

Thống kê kinh doanh 46B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp


8

Đại học kinh tế quốc dân

b. Theo quyền sở hữu, TSCĐ của doanh nghiệp được phân thành TSCĐ
tự có và TSCĐ thuê ngoài
(1).TSCĐ tự có là TSCĐ được mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn
ngân sách cấp, nguồn vốn vay, nguồn vốn tự bổ sung, nguồn vốn liên doanh,
các quỹ của doanh nghiệpvà các TSCĐ được biếu tặng… Đây là những tài
sản thuộc quyền sở hữu của đơn vị.
(2).TSCĐ thuê ngoài là TSCĐ đi thuê để sử dụng trong một thời gian
nhất định theo hợp đồng thuê tài sản. Căn cứ vào bản chất các điều khoản ghi
trong hợp đồng thuê mà TSCĐ đi thuê được chia thành: TSCĐ thuê tài chính
và TSCĐ thuê hoạt động.
Thuê tài sản được phân loại là thuê tài chính nếu nội dung hợp đồng
thuê tài sản thể hiện việc chuyền giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền quyền
sở hữu tài sản. Thuê tài sản được phân loại là thuê hoạt động nếu nội dung
của hợp động thuê tài sản không có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích
gắn liền với quyến sở hữu tài sản.
TSCĐ thuê tài chính cũng được coi như TSCĐ của doanh nghiệp.
Doanh nghiệpcó trách nhiệm quản lý, sử dụng và trích khấu hao như các
TSCĐ tự có của mình.
c. Theo nguồn gốc hình thành, TSCĐ có thể chia thành:
• TSCĐ nhận từ ngân sách
• TSCĐ tự bổ sung
• TSCĐ từ nguồn vay tín dụng
• TSCĐ lấy từ các nguồn khác
Ngoài ra, TSCĐ của doanh nghiệp còn có thể được phân loại theo một
số tiêu thức khác nữa như: Theo thời hạn sử dụng, theo tình trạng sử dụng,
theo công dụng v.v…


Trần Thị Minh Thoan

Thống kê kinh doanh 46B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

9

Đại học kinh tế quốc dân

1.1.3. Đánh giá TSCĐ
TSCĐ của doanh nghiệp có thể tính theo đơn vị hiện vật hoặc tính theo
đơn vị giá trị để lập kế hoạch đầu tư mua sắm, xây dựng bổ sung, sửa chữa
TSCĐ và đánh giá hiệu quả từng loại TSCĐ cũng như đánh giá toàn bộ giá trị
TSCĐ. Vì vậy, cần phải đánh giá TSCĐ theo nhiều loại giá khác nhau để nắm
được tổng giá trị TSCĐ đã đầu tư ban đầu, tổng giá trị TSCĐ đã hao mòn và
tổng giá trị TSCĐ còn lại.
a. Các loại giá dùng trong đánh giá TSCĐ
(1). Nguyên giá (hay giá ban đầu hoàn toàn) của TSCĐ là toàn bộ các
chi phí doanh nghiệp phải bỏ ra để có được TSCĐ tính đến thời điểm đưa tài
sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng (TSCĐ hữu hình) hay thời điểm đưa
tài sản đó vào sử dụng theo dự tính (TSCĐ vô hình). Nguyên giá (hay giá ban
đầu hoàn toàn) của từng loại TSCĐ được xác định theo từng trường hợp cụ
thể trong chuẩn mực kế toán Việt Nam.
(2). Giá đánh lại (hay giá khôi phục hoàn toàn) của TSCĐ là nguyên giá
(hay giá ban đầu hoàn toàn) của TSCĐ mới nguyên ở kỳ báo cáo, được dùng
để đánh giá lại TSCĐ cùng loại đã mua sắm ở các thời kỳ trước.
(3). Giá còn lại của TSCĐ là hiệu số giữa nguyên giá (hay giá đánh giá

lại) với số khấu hao luỹ kế.

Hoặc:
Giá trị còn lại

Nguyên giá (hay giá đánh

=
của TSCĐ
giá lại) của TSCĐ
b. Các cách đánh giá TSCĐ

x

Tỷ lệ còn lại
của TSCĐ

(1). Đánh giá TSCĐ theo nguyên giá (hay giá ban đầu hoàn toàn): phản
ánh quy mô các nguồn vốn đã đầu tư vào TSCĐ từ khi doanh nghiệpmới

Trần Thị Minh Thoan

Thống kê kinh doanh 46B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

10

Đại học kinh tế quốc dân


thành lập đến nay. Tuy nhiên, do thời kỳ mua sắm hoặc xây dựng khác nhau,
nên cùng một loại TSCĐ trong doanh nghiệp nhưng có nhiều giá ban đầu
khác nhau, gây khó khăn trong việc so sánh và nghiên cứu các chỉ tiêu về sử
dụng TSCĐ.
(2). Đánh giá TSCĐ theo giá ban đầu còn lại: phản ánh tổng giá trị
TSCĐ danh nghĩa còn lại tại thời điểm đánh giá sau khi đã trừ đi giá trị hao
mòn hữu hình luỹ kế của chúng.
(3). Đánh giá TSCĐ theo giá đánh giá lại (hay giá khôi phục hoàn
toàn): phản ánh quy mô nguồn vốn để trang bị lại TSCĐ ở tình trạng mới
nguyên. Đó cũng là tổng giá trị ban đầu của các TSCĐ tương tự được sản xuất
ở thời kỳ đánh giá lại.
(4). Đánh giá TSCĐ theo giá khôi phục còn lại: phản ánh tổng giá trị
thực tế còn lại tại thời điểm đánh giá sau khi đã trừ đi giá trị hao mòn của
chúng. Chỉ tiêu này phản ánh đúng đắn hiện trạng của TSCĐ vì nó đã loại trừ
cả hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình.
Trường hợp cần nghiên cứu tình hình tăng, giảm TSCĐ theo thời gian,
có thể dùng cách đánh giá TSCĐ theo giá so sánh để loại trừ ảnh hưởng của
sự thay đổi giá cả.
1.2. Một số vấn đề về sử dụng và hiệu quả sử dụng TSCĐ
1.2.1. Một số vấn đề về sử dụng TSCĐ
Sử dụng TSCĐ là cách thức doanh nghiệp đưa TSCĐ vào quá trình sản
xuất kinh doanh nhằm tạo ra giá trị.
Trong quá trình sử dụng, hiện trạng TSCĐ có sự thay đổi do nhiều nhân
tố tác động. Hiện trạng TSCĐ phản ánh năng lực của sản xuất hiện tại về
TSCĐ của doanh nghiệp mà nhân tố cơ bản làm thay đổi hiện trạng TSCĐ là
sự hao mòn.
Có hai hình thức hao mòn TSCĐ là hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình.

Trần Thị Minh Thoan


Thống kê kinh doanh 46B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

11

Đại học kinh tế quốc dân

- Hao mòn hữu hình: là hao mòn vật chất do quá trình sử dụng TSCĐ,
hoặc do tác động của thiên nhiên làm cho năng lực sản xuất của TSCĐ giảm
sút dần hoặc làm cho TSCĐ bị hư hỏng
- Hao mòn vô hình: là hao mòn xuất hiện do sự tiến bộ của khoa học kỹ
thuật cho ra đời một tài sản cố định mới cùng loại với TSCĐ doanh nghiệp
đang sử dụng nhưng có giá rẻ hơn, có công suất và chất lượng sản phẩm sản
xuất ra cao hơn. Hao mòn vô hình nhanh hay chậm phụ thuộc vào nhịp độ
phát triển của tiến bộ lao động kỹ thuật và sự tăng năng suất của những TSCĐ
cùng loại.
Đối với TSCĐ dùng trong sản xuất, giá trị của TSCĐ được chuyển dần
dần vào giá trị của sản phẩm mà TSCĐ tham gia sản xuất ra theo mức độ hao
mòn. Sau khi tiêu thụ sản phẩm, phần giá trị chuyển dịch của TSCĐ vào giá
trị của sản phẩm được thu hồi dưới dạng trích khấu hao.
Khấu hao TSCĐ là sự tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên
giá của TSCĐ vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong suốt thời gian sử dụng của
tài sản đó.
Thời gian sử dụng TSCĐ là thời gian mà TSCĐ phát huy được tác
dụng cho sản xuất, kinh doanh được tính bằng:
- Thời gian mà doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dự tính sử dụng TSCĐ;
hoặc:

- Số lượng, khối lượng sản phẩm hoặc số các đơn vị tính tương tự mà
doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dự tính thu được từ việc sử dụng tài sản.
Như vậy, về thực chất, hao mòn là quá trình khách quan làm giảm giá
trị TSCĐ do hao mòn hoá học, sự tiến bộ khoa học, công nghệ…Còn khấu
hao là quá trình chủ quan của con người nhằm thu hồi phần giá trị TSCĐ đã
hao mòn và đã chuyển vào chi phí sản xuất, kinh doanh.
1.2.2. Một số vấn đề về hiệu quả sử dụng TSCĐ
1.2.2.1. Một số vấn đề về hiệu quả sản xuất kinh doanh (SXKD)
Trần Thị Minh Thoan

Thống kê kinh doanh 46B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

12

Đại học kinh tế quốc dân

a. Khái niệm, ý nghĩa của chỉ tiêu hiệu quả SXKD
* Khái niệm
Hiệu quả SXKD là một phạm trù kinh tế biểu hiện sự phát triển kinh tế
theo chiều sâu, nó phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực trong quá trình
tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh.
Hiệu quả là chỉ tiêu được xác định bằng cách so sánh giữa kết quả
SXKD (yếu tố đầu ra) với chi phí (yếu tố đầu vào) cho quá trình SXKD đó.
Hiện nay có những cách hiểu khác nhau về việc so sánh giữa yếu tố đầu vào
và yếu tố đầu ra và như vậy sẽ có các loại chỉ tiêu hiệu quả khác nhau.
Nếu so sánh đầu vào và đầu ra bằng phép trừ, ta có hiệu quả tuyệt đối.
Nếu so sánh đầu vào và đầu ra bằng phép chia, ta có hiệu quả tương

đối.
Hiệu quả là chỉ tiêu tương đối được biểu hiện bằng kết quả sản xuất so
với chi phí sản xuất (chỉ tiêu hiệu quả thuận) hoặc ngược lại (chỉ tiêu hiệu quả
nghịch). Các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất còn được gọi là chỉ tiêu năng suất.
* Ý nghĩa của chỉ tiêu hiệu quả SXKD
Nâng cao hiệu quả SXKD là sử dụng hợp lý hơn các yếu tố của quá
trình sản xuất, với chi phí không đổi nhưng tạo ra được nhiều kết quả hơn.
Như vậy, phấn đấu nâng cap hiệu quả SXKD sẽ làm giảm giá thành, tăng
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
b. Phân loại chỉ tiêu hiệu quả
* Theo phạm vi tính toán, phân thành:
+ Hiệu quả kinh tế
+ Hiệu quả xã hội
+ Hiệu quả an ninh quốc phòng
+ Hiệu quả đầu tư
+ Hiệu quả môi trường

Trần Thị Minh Thoan

Thống kê kinh doanh 46B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

13

Đại học kinh tế quốc dân

Để đảm bảo cho sự phát triển bền vững trong sản xuất, kinh doanh các
doanh nghiệp và toàn xã hội cần phải phấn đấu đạt đồng thời các loại hiệu quả

trên. Song trong thực tế khó có thể đạt được các mục tiêu đó.
* Theo nội dung tính toán, phân thành:
+ Hiệu quả tính dưới dạng thuận
+ Hiệu quả tính dưới dạng nghịch

* Theo phạm vi tính, có thể chia thành
+ Hiệu quả toàn phần ( còn gọi là hiệu quả đầy đủ): Là loại chỉ tiêu hiệu
quả được tính chung cho toàn bộ kết quả và toàn bộ chi phí của từng yếu tố
hoặc chung cho tổng nguồn lực.
+ Hiệu quả đầu tư tăng thêm: Chỉ tính cho phần đầu tư tăng thêm và kết
quả tăng thêm của thời kỳ tính toán. Nó được xác định bằng cách so sánh
phần kết quả gia tăng do đầu tư tăng thêm đem lại.
+ Hiệu quả cận biên: Là kết quả so sánh giữa kết quả đạt được do đầu
tư cuối cùng đem lại. Đối với các doanh nghiệp hiện nay chưa tính được hiệu
quả cận biên.
* Theo hình thái biểu hiện, phân thành:
+ Hiệu quả hiện
+ Hiệu quả ẩn
Trong thực tế hiện nay, các doanh nghiệp thường mới tính hiệu quả
SXKD dưới dạng hiệu quả hiện.
c.Phương pháp tính hiệu quả.
Công thức tính hiệu quả SXKD đầy đủ có dạng:
H=

KQ
(chỉ tiêu hiệu quả thuận)
CP

Trần Thị Minh Thoan


Thống kê kinh doanh 46B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

14

Đại học kinh tế quốc dân

CP

H’= KQ (chỉ tiêu hiệu quả nghịch)
Công thức tính hiệu quả SXKD tính riêng cho phần đầu tư tăng thêm:
E=

∆KQ
(chỉ tiêu hiệu quả đầu tư tăng thêm dưới dạng thuận)
∆CP
∆CP

E= ∆KQ (chỉ tiêu hiệu quả đầu tư tăng thêm dưới dạng
nghịch)
Trong đó:
KQ - Kết quả sản xuất kinh doanh

CP – Tổng chi phí sản xuất kinh doanh

KQ1 - Kỳ báo cáo
KQ0 - Kỳ gốc
CP1 - Kỳ báo cáo

CP0 - Kỳ gốc

∆KQ – Lượng tăng (giảm) kết quả SXKD

∆KQ=KQ1-KQ0

∆CP – Lượng tăng (giảm) chi phí sản xuất

∆CP=CP1-CP0

* Về kết quả SXKD ta có thể sử dụng các chỉ tiêu sau:
 Số lượng sản phẩm sản xuất được trong kỳ tính toán
 Số lượng sản phẩm sản xuất được trong kỳ tính toán quy đổi ra sản
phẩm tiêu chuẩn.
 Doanh thu tiêu thụ sản phẩm hoặc sủ dụng dịch vụ.
 GO
 VA
 NVA
 Lợi nhuận ( tuỳ theo nguồn thông tin thu thập được của doanh nghiệp
mà ta có thể sử dụng các chỉ tiêu:
• Lợi nhuận gộp

Trần Thị Minh Thoan

Thống kê kinh doanh 46B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

15


Đại học kinh tế quốc dân

• Lợi nhuận thuần trước thuế
• Lợi nhuận thuần sau thuế
* Về chi phí sản xuất, xét theo nội dung các loại chi phí ta có thể chia ra:
 Chi phí về lao động sống:
• Chi phí nguồn lực lao động:
- Số lao động làm việc bình quân trong kỳ
• Chi phí thường xuyên về thời gian lao động:
- Tổng số ngày-người làm việc trong kỳ.
- Tổng số giờ-người làm việc trong kỳ.
• Chi phí thường xuyên về lao động được biểu hiện bằng tiền:
- Tổng quỹ lương.
- Tổng thu nhập lần đầu của người lao động.
 Chi phí về vốn:
• Chi phí nguồn lực.
- Tổng số vốn (tổng tài sản) có bình quân trong kỳ.
- Tổng số vốn lưu động và đầu tư ngắn hạn có bình quân trong
kỳ.
- Tổng số vốn cố định và đầu tư dài hạn có bình quân trong kỳ.
- Tổng số vốn dùng vào sản xuất kinh doanh có bình quân trong
kỳ
- Tổng số vốn chủ sở hữu có bình quân trong kỳ…
• Chi phí thường xuyên về vốn.
- Tổng mức khấu hao tài TSCĐ có trong kỳ.
- Tổng chi phí sản xuất trong kỳ.
- Tổng giá thành sàn phẩm trong kỳ.
- Tổng chi phí trung gian trong kỳ.


Trần Thị Minh Thoan

Thống kê kinh doanh 46B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

16

Đại học kinh tế quốc dân

 Chi phí về đất đai:
- Tổng diện tích mặt bằng của doanh nghiệp.
- Tổng diện tích sử dụng vào sản xuất, kinh doanh của doanh
nghiệp…
1.2.2.2. Một số vấn đề về hiệu quả sử dụng TSCĐ
a. Khái niệm
Hiệu quả sử dụng TSCĐ là chỉ tiêu chất lượng được thể hiện dưới hình
thức giá trị về tình hình và kết quả sử dụng tài sản cố định trong một thời gian
nhất định.
Trong sản xuất - kinh doanh, chỉ tiêu này là quan hệ so sánh giữa giá trị
sản lượng đã được tạo ra với giá trị tài sản cố định sử dụng bình quân trong
kì; hoặc là quan hệ so sánh giữa lợi nhuận thực hiện với giá trị tài sản cố định
sử dụng bình quân.
b. Ý nghĩa
Chỉ tiêu này chỉ ra một đồng giá trị tài sản cố định làm ra được bao
nhiêu

đồng giá trị sản lượng hoặc lợi nhuận. Do đó, hiệu


quả sử dụng TSCĐ được dùng để đánh giá tình hình sử dụng tài sản cố định
của doanh nghiệp trong các thời kì khác nhau, hoặc trong quan hệ so sánh với
các doanh nghiệp cùng loại.
Ngoài ra, hiệu quả sử dụng TSCĐ còn phản ánh trình độ, năng lực khai
thác, sử dụng TSCĐ cvào hoạt động SXKD nhằm mục đích không chỉ thu hồi
lại vốn bỏ ra ban đầu mà còn phải tối đa hoá lợi nhuận, tối thiểu hoá chi phí.
c. Biểu hiện
Biểu hiện của hiệu quả sử dụng TSCĐ là các chỉ tiêu thống kê như sau
-

Năng suất (hay hiệu năng) sử dụng TSCĐ

-

Suất tiêu hao TSCĐ

-

Tỷ suất lợi nhuận (hay mức doanh lợi) TSCĐ

-

Năng suất (hay hiệu năng) sử dụng mức khấu hao TSCĐ

Trần Thị Minh Thoan

Thống kê kinh doanh 46B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

-

17

Đại học kinh tế quốc dân

Tỷ suất lợi nhuận (hay mức doanh lợi) tính trên mức khấu
hao TSCĐ

Trần Thị Minh Thoan

Thống kê kinh doanh 46B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

18

Đại học kinh tế quốc dân

Chương 2
HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ VÀ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP PHÂN
TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG TSCĐ
CỦA DOANH NGHIỆP
2.1. Hệ thống chỉ tiêu thống kê nghiên cứu tình hình sử dụng TSCĐ của
doanh nghiệp
2.1.1. Nhóm chỉ tiêu thống kê quy mô, cơ cấu TSCĐ
a. Nhóm chỉ tiêu thống kê quy mô TSCĐ
Thống kê quy mô TSCĐ là thống kê số lượng TSCĐ hiện có và thống
kê giá trị TSCĐ của doanh nghiệp.

* Thống kê số lượng TSCĐ
Số lượng TSCĐ hiện có là số lượng TSCĐ doanh nghiệp đã đầu tư
mua sắm, xây dựng, đã làm xong thủ tục bàn giao đưa vào sử dụng, đã được
ghi vào sổ TSCĐ của doanh nghiệp. Số lượng TSCĐ hiện có của doanh
nghiệp được thống kê theo số thời điểm và số bình quân thông qua các chỉ
tiêu sau: Số lượng TSCĐ có đầu kỳ, số lượng TSCĐ có cuối kỳ, số lượng
TSCĐ có bình quân trong kỳ.
+ Số lượng TSCĐ có đầu kỳ và cuối kỳ
Số lượng TSCĐ có đầu kỳ và cuối kỳ là chỉ tiêu thời điểm, được biểu
hiện dưới hình thái hiện vật (chiếc, cái, con…) Theo hình thái hiện vật, ta có
thể xác định được số lượng của từng loại (hay nhóm) TSCĐ tại từng thời
điểm.
+ Số lượng TSCĐ có bình quân trong kỳ
Số lượng TSCĐ có bình quân trong kỳ là chỉ tiêu tuyệt đối thời kỳ phản
ánh quy mô của từng loại tài sản hoặc toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp trong
kỳ nghiên cứu. Chỉ tiêu này cũng có thể được tính theo hình thái hiện vật cho
từng loại (hay nhóm) TSCĐ.
Trần Thị Minh Thoan

Thống kê kinh doanh 46B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

19

Đại học kinh tế quốc dân

Số lượng TSCĐ có bình quân trong kỳ ( K i) được tính cho từng loại
(hay nhóm)TSCĐ theo các công thức sau:


S i=

∑S
j

ij

(1)

hoặc

n

Si =

∑S

ij

nij

j

∑n

(2)
ij

j


Trong đó:
Sij - Số lượng TSCĐ i có trong ngày j của kỳ nghiên cứu
n - Tổng số ngày theo lịch của kỳ nghiên cứu.
nij - Số ngày của thời kỳ j.

∑n
j

ij

- Tổng số ngày theo lịch của kỳ nghiên cứu ( ∑ nij = n).

Nếu nij = 1, S ij được tính theo công thức (1);
Nếu nij >1 , S ij được tính theo công thức (2).
Trường hợp không có số liệu các ngày trong kỳ nghiên cứu, số lượng
TSCĐ I có vình quân được tính theo phương pháp bình quân theo thứ tự thời
gian từ các TSCĐ i có ở cùng thời điểm trong kỳ nghiên cứu.
Nếu các khoảng cách thời gian bằng nhau:
Si

S i1
S
+ S i 2 + ... + S in −1 + in
2
= 2
n −1

(3)


Trong đó:
Si1, Si2,…,Sin - Số lượng TSCĐ i có tại thời điểm thứ 1, thứ 2,…, thứ n
trong kỳ nghiên cứu.
N - Số thời điểm thống kê được số lượng TSCĐ i trong kỳ nghiên cứu.
Nếu khoảng cách thời gian không bằng nhau thì S i được tính theo công thức
(2).
• Thống kê giá trị TSCĐ

Trần Thị Minh Thoan

Thống kê kinh doanh 46B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

20

Đại học kinh tế quốc dân

Giá trị TSCĐ của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ số
lượng TSCĐ hiện có trong doanh nghiệp.Chỉ tiêu giá trị TSCĐ cũng được
tính thống kê theo số thời điểm và số bình quân thông qua các chỉ tiêu sau:
Giá trị TSCĐ có đầu kỳ, giá trị TSCĐ có cuối kỳ, giá trị TSCĐ có bình quân
trong kỳ. Theo hình thức giá trị, ta có thể xác định quy mô của toàn bộ TSCĐ
của doanh nghiệp.
Chỉ tiêu TSCĐ có bình quân trong kỳ nghiên cứu còn được tính chung
cho các loại TSCĐ khác nhau theo nguyên giá (giá ban đầu hoàn toàn) của
các loại TSCĐ.
Ơ
Giá trị TSCĐ có bình

quân trong kỳ (theo

Nguyên giá TSCĐ
=

có ở đầu kỳ

+

Nguyên giá TSCĐ
có ở cuối kỳ

2
nguyên giá)
b. Nhóm chỉ tiêu thống kê nghiên cứu kết cấu TSCĐ
Kết cấu TSCĐ phản ánh tỷ trọng của từng loại (hay nhóm) TSCĐ trong
toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp. Việc nghiên cứu kết cấu TSCĐ có ý nghĩa
quan trọng trong việc xác định đặc điểm trang bị kỹ thuật của doanh nghiệp.
Từ đó, doanh nghiệp có kế hoạch hiệu chỉnh, lựa chọn cơ cấu đầu tư tối ưu
giữa các nhóm TSCĐ cho doanh nghiệp mình.
Chỉ tiêu kết cấu TSCĐ được tính theo công thức sau:
k Gi =

Gi
G

Trong đó:
k Gi - Kết cấu của loại (hay nhóm) TSCĐ i trong toàn bộ TSCĐ của đơn

vị.

Gi - Giá trị của loại (hay nhóm) TSCĐ i.
G - Tổng giá trị TSCĐ của đơn vị.

Trần Thị Minh Thoan

Thống kê kinh doanh 46B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

21

Đại học kinh tế quốc dân

Kết cấu TSCĐ (k Gi ) có thể được tính cho từng thời điểm hoặc thính
bình quân cho kỳ nghiên cứu. Trong đó, Ki và K có thể được tính theo giá ban
đầu hoàn toàn hoặc giá khôi phục hoàn toàn.
2.1.2. Nhóm chỉ tiêu thống kê đánh giá tình hình sử dụng TSCĐ
a. Các chỉ tiêu thống kê khấu hao TSCĐ trong doanh nghiệp
Các chỉ tiêu thống kê khấu hao TSCĐ:
* Tổng mức khấu hao TSCĐ (ký hiệu M)
Tổng mức khấu hao TSCĐ là toàn bộ giá trị của TSCĐ chuyển vào sản
phẩm và sẽ được thu hồi trong suốt thời gian hoạt động của TSCĐ.
Công thức :
M = (Gbd(kp) – Glb) + (Gscl + Ghđh)
Trong đó:
Gbd(kp) - Giá trị ban đầu (hoặc khôi phục) hoàn toàn của TSCĐ
Glb - Giá trị loại bỏ.
Gscl - Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ dự kiến trong suốt thời gian hoạt
động của TSCĐ.

Ghđh - Chi phí hiện đại hoá TSCĐ dự kiến trong suốt thời gian hoạt
động của TSCĐ .
Tổng mức khấu hao TSCĐ gồm hai bộ phận :
- Tổng mức khấu hao cơ bản (ký hiệu MCB)
MCB = (Gbđ(kp) – Glb)
- Tổng mức khấu hao sửa chữa lớn và hiện đại hoá (ký hiệu MSH)
MSH = (Gscl – Ghđh)
Trong thực tế tính toán, tổng mức khấu hao TSCĐ được tính bằng giá
trị ban đầu (nguyên giá) Gbđ của TSCĐ .
* Mức khấu hao TSCĐ (ký hiệu C1)

Trần Thị Minh Thoan

Thống kê kinh doanh 46B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

22

Đại học kinh tế quốc dân

Mức khấu hao là số tiền trích khấu hao bình quân hàng năm.
Trên thực tế, có nhiều phương thức tính khấu hao như:
- Phương pháp khấu hao đường thẳng (khấu hao đều);
- Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh;
- Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm;
Tuỳ thuộc vào phương pháp khấu hao mà phương thức tính mức khấu
hao cũng khác nhau.
 Phương pháp khấu hao đường thẳng (hay khấu hao bình quân theo thời

gian):

Số khấu hao hàng năm không thay đổi trong suốt thời gian sử

dụng TSCĐ.
Mức khấu hao TSCĐ được tính:
C1 =

G
(hoặc C1 = G.h)
n

Trong đó:
C1 - Mức khấu hao TSCĐ trích bình quân hàng năm (hoặc hàng tháng).
G - Nguyên giá TSCĐ.
n - Số năm sử dụng dự kiến của TSCĐ.
h = 1/n - Tỷ lệ khấu hao bình quân hàng năm.
 Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh: Số khấu hao
hàng năm giảm dần trong suốt thời gian dự kiến sử dụng TSCĐ.
Mức khấu hao TSCĐ được tính:
C1(Ni)
Tỷ lệ khấu

= Giá trị còn lại của TSCĐ ở
thời điểm đầu năm i

x

=


x

Tỷ lệ khấu hao bình quân

hao nhanh
n ≤ 4 năm
4 < n = 6 năm
n ≥ 6 năm
Trần Thị Minh Thoan

(h)




Tỷ lệ khấu
hao nhanh
Hệ số điều
chỉnh

Hệ số điều chỉnh = 1.5
Hệ số điều chỉnh = 2
Hệ số điều chỉnh = 2.5
Thống kê kinh doanh 46B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

23


Đại học kinh tế quốc dân

 Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm:
Mức khấu hao TSCĐ được tính:
G

C1(Ni) = Q x Qi
dk
Trong đó:
C1(Ni) - Mức khấu hao trích ở năm thứ i (i = 1, n )
Qdk - Khối lượng sản phẩm sản xuất ra trong thời gian dự tính sử dụng
TSCĐ.
Qi - Khối lượng sản phẩm TSCĐ sản xuất ra ở năm thứ 1.
* Tỷ suất khấu hao TSCĐ (ký hiệu η)
Tỷ suất khấu hao TSCĐ là tỷ lệ phần trăm (%) giữa mức khấu hao năm
với giá trị ban đầu (hoặc giá trị khôi phục) hoàn toàn của TSCĐ.
Công thức:
η=

C1
G bd ( kp )

x 100

Tỷ suất khấu hao (η) cũng bao gồm 2 bộ phận:
- Tỷ suất khấu hao cơ bản (ký hiệu ηCB)
ηCB =

C1CB
x 100

G bd ( kp )

- Tỷ suất khấu hao sửa chữa lớn và hiện đại hoá (ký hiệu ηSH)
ηSH =

C1SH
x 100
G bd ( kp )

* Quỹ (vốn) khấu hao TSCĐ (ký hiệu V)
Quỹ (vốn) khấu hao TSCĐ là giá trị của TSCĐ được khấu hao và được
tích luỹ tới thời điểm nghiên cứu.

Trần Thị Minh Thoan

Thống kê kinh doanh 46B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

24

Đại học kinh tế quốc dân

Quỹ khấu hao được dùng để tái sản xuất giản đơn đồng thời để bù đắp
những chi phí sửa chữa lớn, hiện đại hoá TSCĐ của doanh nghiệp.
* Tổng số hao mòn TSCĐ tính đến thời điểm nghiên cứu (hao mòn luỹ
kế), ký hiệu HMLK:
Tổng số hao mòn TSCĐ đến thời điểm nghiên cứu là tổng số giá trị
TSCĐ đã bị giảm và chuyển vào giá trị sản phẩm đến đầu hoặc cuối kỳ

nghiên cứu.
2.1.3 Chỉ tiêu thống kê đánh giá tình hình sử dụng TSCĐ trực tiếp sản
xuất (MMTB)
TSCĐ trực tiếp sản xuất (hay các loại máy móc, thiết bị dùng trong sản
xuất , kinh doanh, gọi là MMTB) là bộ phậ TSCĐ trực tiếp tạo ra sản phẩm.
Tình hình sử dụng TSCĐ trực tiếp sản xuất đựoc đánh giá trên các phương
diện sau:
a. Đánh giá tình hình sử dụng số lượng MMTB
Việc đánh giá tình hình sử dụng số lượng MMTB được tính thông qua
việc tính và phân tích chỉ tiêu hệ số huy động MMTB vào SXKD ( ký hiệu
HhđTB):
MMTB1

HhđTB = MMTB
KN
Trong đó:
MMTB1 - Số lượng (hoặc thời gian) MMTB thực tế làm việc trong kỳ.
MMTB

KN

- Số lượng (hoặc thời gian) MMTB có khả năng huy động

vào SXKD.
Khi HhđTB ≈ 1 phản ánh hầu hết (hay đại bộ phận) MMTB của đơn vị đã được
huy động vào SXKD.
b. Đánh giá tình hình sử dụng công suất thực tế của MMTB
Công suất thực tế của MMTB đựoc tính theo công thức:

Trần Thị Minh Thoan


Thống kê kinh doanh 46B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

25

Đại học kinh tế quốc dân

Q
MMTB

U =
Trong đó:

U - Công suất thực tế của MMTB.
Q - Chỉ tiêu phản ánh kết quả SXKD.
MMTB - Số lượng (hoặc thời gian) MMTB thực tế làm việc.
Do Q và MMTB có thể được tính theo nhiều chỉ tiêu khác nhau nên cú
ứng với mỗi cặp chỉ tiêu phản ánh Q và MMTB ta xác định được một chỉ tiêu
phản ánh công suất thực tế của MMTB. Cụ thể, ta sẽ có một số chỉ tiêu cơ bản
sau:
 Năng suất bình quân một MMTB (hay một máy) (ký hiệu U S ):
US =

Q
S

S - Số lượng MMTB thực tế làm việc bình quân.


 Năng suất bình quân một ca máy (ký hiệu U C ):
UC =

Q
CM

CM - Tổng số ca máy làm việc thực tế.
 Năng suất bình quân một giờ máy (ký hiệu U G ):
UG =

Q
GM

GM - Tổng số giờ máy làm việc thực tế.

c. Đánh giá khả năng khai thác công suất MMTB
 Chỉ số khai thác công suất thiết kế của MMTB:
U1

IU = U
TK
Trần Thị Minh Thoan

Thống kê kinh doanh 46B


×