Tải bản đầy đủ (.docx) (134 trang)

Vận dụng một số kỹ thuật dạy học hợp tác trong dạy học chương 2 nhóm nitơ SGK hóa học 11 nâng cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (647.42 KB, 134 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI
2
KHOA HÓA HỌC
HOÀNG THỊ HOA

VẬN DỤNG MỘT SỐ KỸ THUẬT DẠY HỌC
HỢP TÁC TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG 2
“NHÓM NITƠ” - SGK HÓA HỌC 11
NÂNG CAO

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


•••

Chuyên ngành: Phương pháp dạy học

HÀ NỘI – 2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI
2
KHOA HÓA HỌC

HOÀNG THỊ HOA

VẬN DỤNG MỘT SỐ KỸ THUẬT DẠY HỌC
• • • • HỢP TÁC TRONG DẠY HỌC
CHƯƠNG 2:







••

“NHÓM NITƠ” - SGK HÓA HỌC 11 NÂNG
CAO

KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP ĐẠI HỌC


•••

Chuyên ngành: Phương pháp dạy học
Ngưòi hướng dẫn khoa
học TS. ĐÀO THỊ VIỆT
ANH


TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI
2
KHOA HÓA HỌC
HÀ NỘI-2015

Đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Đào Thị Việt
Anh, cô đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình xây dựng và hoàn thiện
đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô đã truyền đạt kiến thức cho tôi
trong những năm qua. Cảm ơn quý thầy cô trong hội đồng đã dành thời gian,

công sức sửa chữa, đóng góp ý kiến để đề tài của tôi hoàn chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong bộ môn phương pháp giảng
dạy cũng như các thầy cô trường ĐHSPHN2 đã quan tâm, giúp đỡ, cung cấp
thông tín, tài liệu trong suốt quá trình tôi làm đề tài và hoàn thành khóa học.
Qua đây, tôi cũng cảm ơn các GV tổ Hóa và các em HS trường THPT
Trần Hưng Đạo đã tạo điều kiện cho tôi thực nghiệm sư pham.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã luôn động
viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Trong quá trình nghiên cứu, vì thời gian có hạn và khả năng nghiên
cứu còn hạn chế nên đề tài của tôi chắc chắn không thiếu khỏi thiếu sót. Tôi
rất mong nhận được sự đóng góp tận tình của các thày cô giáo và các bạn để
đề tài của tôi hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2015 Sinh viên

Hoàng Thị Hoa
Đe tài: Vận dụng một số kĩ thuật dạy học hợp tác frong dạy học
chương 2: “Nhóm Nitơ”- SGK Hóa học 11 nâng cao là kết quả nghiên cứu
của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của cô TS. Đào Thị Việt Anh. Tôi xin cam


TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI
2
KHOA HÓA HỌC
đoan kết quả nghiên cứu của đề tài đảm bảo tính chính xác, khách quan,
không trùng lặp với kết quả nghiên cứu các tác giả khác.
Neu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, tháng 5 năm 2015 Sinh viên

Hoàng Thị Hoa


PPDHHT
PPDHTC
BCHTƯ

Phương pháp dạy học hợp
tác
Phương pháp dạy học tích
cực
Ban chấp hành trung ương

THPT

Trung học phổ thông

DHTC

Dạy học tích cực

DHHT

Dạy học hợp tác

GV

Giáo viên

HS

Học sinh


SGK

Sách giáo khoa

DH

Dạy học

pp

Phương pháp

TN

Thực nghiệm

ĐC

Đối chứng

TNo

Thí nghiệm

PHT

Phiếu học tập

PTHH


Phương trình hóa học

2.3.1.
2.2.

Phân tích đặc điểm, nội dung chương 2: “Nhóm Nitơ”- SGK Hóa học


TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI
2
KHOA HÓA HỌC

PHỤ LỤC


Phần 1: MỞ ĐÀU

1. Lý do chọn đề tài
Trong cuộc cách mạng khoa học và kỹ thuật, nước ta đang có sự
“chuyển mình” trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Việt
Nam đang phấn đấu trở thành một quốc gia có cơ sở vật chất hiện đại, dân
giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh. Đứng trước thực tế
đó, ngành giáo dục và đào tạo Việt Nam cần đòi hỏi những đổi mói trong hệ
thống giáo dục.
Trong nghị quyết trung ương lần thứ hai BCH TW Đảng khóa VII
nhấn mạnh: “Đổi mới mạnh mẽ giáo dục và đào tạo, khắc phục những lối
sống truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo cho người học.
Từng bước áp dụng phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá
trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thòi gian tự học, tự nghiên cứu của học

sinh” Luật giáo dục, điều 8.2 đã ghi: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải
phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với
đặc điểm từng cấp học, bồi dưỡng phương pháp tự học, tự rèn luyện và vận
dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm đem lại niềm vui hứng
thú cho học sinh.”
Như vậy, điểm cốt lõi của định hướng đổi mới phương pháp dạy học
là hướng học sinh hoạt động học tập một cách chủ động, sáng tạo, chống lại
thói quen học tập thụ động một chiều.Từ những quan điểm đó, đòi hỏi
phương pháp dạy học ở trường phổ thông cần phải thay đổi theo hướng dạy
học tích cực để phát huy tích tự giác chủ động sáng tạo, rèn luyện thói quen
và khả năng tự học, năng lực hợp tác làm việc cho học sinh.
Phương pháp dạy học hợp tác là phương pháp trong đó,
thông qua làm việc trong nhóm học sinh sẽ lĩnh hội tri
thức, phương pháp thu nhận tri thức khác nhau. Giáo viên
chỉ là người tổ chức và điều khiển cho học sinh lĩnh hội

6


Phần 1: MỞ ĐÀU

tri thức - đáp ứng các yêu càu đổi mới phương pháp dạy học đồng thời hình
thành và rèn luyện khả năng làm việc và hợp tác cho học sinh.
Hóa học là môn khoa học có sự kết họp chặt chẽ giữa thực nghiệm
và tư duy lý thuyết, do đó học sinh phải có khả năng tự khám phá tìm tòi để
tiếp thu tri thức.
Chính vì những lý do trên và vói những mong muốn được tìm hiểu và
nắm vững những đặc thù về phương pháp để vận dụng trong hoạt động dạy
học sau này, góp phần nâng cao chất lượng dạy học các môn khoa học nói
chung, môn Hóa học nói riêng. Tôi chọn đề tài: “ Vận dụng một số kĩ thuật

dạy học hợp tác ttong dạy học chương 2: “Nhóm Nitơ”- SGK Hóa học
1 lnâng cao”.
2. Muc đích, nhiêm vu


7

2.1.





Mục đích
Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về PPDHHT, từ đó xem

xét những khả năng vận dụng PPDH này trong dạy học chương 2 : “Nhóm
Nitơ”- SGK Hóa học 11 nâng cao, góp phần nâng cao chất lượng dạy và
học môn hóa học ở trường THPT.
2. 2. Nhiêm vu




- Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của PPDH tích cực,
PPDHHT.
-Tìm hiểu các nguyên tắc áp dụng xây dựng và cách thức tổ chức một
số cấu trúc hoạt động dạy học hợp tác.
- Thiết kế một số cấu trúc hoạt động dạy học hợp tác trong dạy học một
số nội dung trong chương 2: “Nhóm Nitơ”- SGK Hóa học 1 lnâng

cao.

7


Phần 1: MỞ ĐÀU

-Tiến hành TN sư phạm : Dạy một số bài trong chương 2: “Nhóm
Nitơ”- SGK Hóa học 11 nâng cao theo kế hoạch đã thiết kế có sử dụng
PPDHHT.
- Kiểm tra, chấm điểm các bài kiểm tra, phát phiếu thăm dò, phân tích
và đánh giá các số liệu thực nghiệm.
3. Giả thuyết khoa học
Nếu áp dụng PPDHHT một cách họp lý, có sự phối hợp với các
PPDHTC khác sẽ góp phần tích cực hóa hoạt động học tập hợp tác của HS,
giúp HS chủ động , sáng tạo tiếp thu tri thức, rèn luyện các kỹ năng, kỹ xảo.
Từ đó góp phàn nâng cao chất lượng dạy và học Hóa học ở trường THPT.
4. Giói hạn đề tài
Nghiên cứu và áp dụng PPDHHT trong dạy học chương 2: “Nhóm
Nitơ”- SGK Hóa học 11 nâng cao.
5. Phương pháp nghiền cứu
1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Cơ sở lý luận của phương pháp dạy học tích cực.
- Cơ sở lý luận của phương pháp dạy học hợp tác.
2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát: Tiến hành dự giờ các tiết học của GV Hóa học
có kinh nghiệm sử dụng PPDHHT phối hợp với các PPDHTC khác.
- Phương pháp phỏng vấn: Hỏi ý kiến thăm dò của một số GV Hóa học
có kinh nghiệm trên phiếu điều tra.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Dạy một số tiết trong chương 2 :

“Nhóm Nitơ”- SGK Hóa học 11 nâng cao có sử dụng PPDHHT kết
hợp vói một số PPDHTC khác.

8


Phần 1: MỞ ĐÀU

3.

Phương pháp thống kê toán học để đánh giá kết quả TN sư

phạm.
6. Đóng góp mói của đề tài
-

Tổng quan cơ sở lí luận về phương pháp dạy học hợp tác.
-

Nghiên cứu và vận dụng nguyên tắc lựa chọn, thiết kế kế hoạch và tổ
chức dạy học họp tác đạt hiệu quả cao.

-

Thiết kế các hoạt động dạy học theo PPDHHT có kết hợp với các
PPDHTC khác cho một số nội dung trong chương 2: “ Nhóm Nitơ”SGK Hóa học 11 nâng cao.

9



Phần 2: NỘI DUNG

Chương 1: Cơ SỞ LÝ LUẬN VÀ THựC TIỄN CỦA PHƯƠNG
PHÁP DẠY HỌC HỢP TÁC


••

1.1.

PPDH tích cực

1.1.1.

Tính tích cực và tính tích cực học tập của HS
a. Khái niệm về tính tích cực học tập của học sình
Tính tích cực là bản chất vốn có của con người trong đời sống xã
hội. Con người không chỉ tiêu thụ, mà còn chủ động sản xuất ra của cải
vật chất cho sự tồn tại và phát triển của xã hội, chủ động cải biến môi
trường tự nhiên, cải biến xã hội.
Hình thành và phát triển tính tích cực là một trong các nhiệm yụ
chủ yếu giáo dục, nhằm đào tạo những con người năng động, thích ứng
và góp phần phát triển xã hội. Để giải quyết nhiệm này thì cần phải đến
quá trình giáo dục, đây cũng là kết quả của sự phát triển nhân cách.
b. Tính tích cực học tập của học sinh

Tính tích cực trong hoạt động học tập là tính tích cực
của nhận thức, đặc trưng ở khát vọng hiểu biết, cố gắng

1

0


Phần 2: NỘI DUNG
trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình chiếm lĩnh tri
thức .

1.1.2.

1.1.2.1.



Khái niêm và đăc trưng về PPDH tích cưc


o

*

Khái niệm về phương pháp dạy học tích cực

Phương pháp dạy học tích cực là một thuật ngữ rút gọn dùng để chỉ
các PPDH nhằm đề cao vai ttò sự tự giác, tích cực, độc lập nhận thức của
người học, dưới vai ttò tổ chức, định hướng của người dạy. PPDHTC
hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động của ngưòi học, nghĩa
là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không tập trung
vào phát huy tính tích cực của người dạy.
1.1.2.2. Đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực Ta có thể nêu 4
dấu hiệu đặc trưng của PPDHTC để phân biệt với PPDH thụ động:

- Dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của HS
Trong PPDH tích cực, HS được đặt vào yị trí chủ thể của hoạt động
học tập, GV là người tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn, động viên để HS tự lực
khám phá những điều mình chưa biết, chứ không thụ động tiếp thu những
tri thức do GV sắp đặt, thông báo.

1
1


Phần 2: NỘI DUNG

Những hoạt động học tập của HS được đặt vào những tình huống thực
tế, người học trực tiếp quan sát, thảo luận, làm thí nghiệm để giải quyết vấn
đề đặt ra theo cách riêng của mình. Từ đó, ngưòi học tìm được những kiến
thức, kỹ năng và phương pháp “thu nhận” kiến thức, kỹ năng đó, được bộc
lộ những tiềm năng sáng tạo.
- Dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học
PPDHTC xem việc rèn luyện phương pháp tự học cho HS không
chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả học tập mà còn là một mục tiêu dạy
học.
Để đạt được mục tiêu này, người GV cần dạy cho HS phương pháp
học tập thế nào cho tốt, cốt lõi của phương pháp đó là phương pháp tự học.
Nếu rèn cho người học được phương pháp, kỹ năng, thói quen học tập đúng
đắn, ý chí học tập cao thì sẽ tạo cho họ lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn
có của mỗi con người, kết quả học tập sẽ được nâng lên đáng kể.
-

Tăng cường học tập cá thể phối hợp vói học tập họp tác
Trong học tập không phải mỗi tri thức, kỹ năng, thái độ đều được


hình thành bằng những hoạt động độc lập cá nhân. Có những nhiệm yụ sẽ

1
2


Phần 2: NỘI DUNG

gặp khó khăn khi giải quyết đơn lẻ. Lớp học là môi trường giao tiếp giữa
thầy- trò, trò- trò, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa cá nhân trên con đường
chiếm lĩnh nội dung học tập. Sự tương tác giữa cá nhân này với cá nhân
khác ttong quá trình thảo luận, để chiếm lĩnh nội dung học tập sẽ tạo nên
một môi trường dạy học hợp tác. Học tập hợp tác sẽ làm tăng hiệu quả học
tập, nhất là lúc giải quyết những vấn đề khó, xuất hiện nhu cầu phối họp
giữa các cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ chung. Nhờ đó mà tránh được
hiện tượng ỷ lại, phát huy năng lực của mỗi cá nhân, phát triển tình bạn, ý
thức tổ chức, tinh thần tương trợ.
-

Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò
Trong nhà trường, việc kiểm tra đánh giá là một khâu quan trọng

không thể thiếu trong quá trình dạy học. Nó không chỉ nhằm mục đích nhận
định thực trạng và điều chỉnh hoạt động của HS mà còn tạo điều kiện nhận
định thực trạng và điều chinh hoạt động dạy của thầy.
Như vậy, việc thay đổi các PPDH theo hướng tích cực là một tất yếu
nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy học, nâng cao chất lượng dạy và học

1

3


Phần 2: NỘI DUNG

trong nhà trương nói chung và ở trường THPT nói riêng. Trong đó,
PPDHHT được coi là một trong những PPDHTC.
1.1.4.

Một số phương pháp dạy học tích cực
1.1.4.1 Phương pháp vẩn đáp
- Khái niệm:
Phương pháp vấn đáp là phương pháp GV khéo léo đặt hệ thống câu

hỏi để HS trả lời, nhằm gợi mở cho họ sáng tỏ những vấn đề mới; tự khai
phá những tri thức mới bằng sự tái hiện những tài liệu đã học hoặc từ những
kinh nghiệm đã tích luỹ được trong cuộc sống, giúp HS củng cố, mở rộng,
đào sâu, tổng kết, hệ thống hoá những tri thức đã tiếp thu được nhằm mục
đích tự kiểm tra, đánh việc lĩnh hội tri thức.
- Phân loại:
Dựa vào tính chất nhận thức của HS mà phân ra vấn đáp giải thíchminh hoạ, vấn đáp tái hiện, vấn đáp tìm tòi - phát hiện.
+ Vẩn đáp giải thích - minh hoạ: Là phương pháp mà GV đặt ra
những câu hỏi đòi hỏi HS giải thích và nêu lên dẫn chứng để minh hoạ, làm
sáng tỏ cho sự giải thích của mình. Trong câu trả lời của HS không chỉ đòi

1
4


Phần 2: NỘI DUNG


hỏi nhớ lại nội dung tri thức mà phải có sự cấu trúc lại tri thức để có sự suy
luận cần thiết.
+ Vẩn đáp tái hiện: Là phương pháp GV đặt ra những câu hỏi đòi hỏi HS
phải nhớ lại những tri thức đã học và vận dụng chúng để giải quyết những
nhiệm vụ học tập trong hoàn cảnh đã biết.
+vẩn đáp tìm tòi - phát hiện: Là phương pháp mà GV đặt ra những
câu hỏi có tính chất vấn đề gây cho HS gặp phải tình huống có vấn đề và
qua đó họ có nhu cầu phải lĩnh hội tri thức mới để giải quyết vấn đề đó.
Trong ba dạng đàm thoại trên thì pp đàm thoại tìm tòi có hiệu quả cao nhất.
Nhưng hiện nay, đa số GV phổ thông chỉ dừng lại ở hai pp đàm thoại tái
hiện và đàm thoại giải thích- minh họa, do pp đàm thoại tìm tòi đòi hỏi rất
nhiều ở GV, HS và cơ sở vật chất. Do đó, người GV cần khắc phục và sử
dụng pp này nhiều hơn nữa, để HS có cơ hội tìm tòi, hoạt động phát triển tư
duy, tìm ra tri thức mới một cách tích cực.
1.1.4.2.

Phương pháp nêu và giải quyết vẩn đề

- Đinh nghĩa:

1
5


Phần 2: NỘI DUNG

Dạy học nêu và giải quyết vấn đề là một quan điểm dạy học nhằm
phát triển năng lực tư suy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề của HS. HS
được đặt trong một tình huống có vấn đề, thông qua giải quyết vấn đề giúp

HS lĩnh hội tri thức , kỹ năng và phương pháp thu nhận tri thức.
- Có thể phân biệt bốn mức độ phát hiện và giải quyết vấn đề sau:
+ Mức 1: GV đặt vấn đề, nêu cách giải quyết, HS thực hiện dưới sự
hướng dẫn của GV, sau đó GV kiểm tra, đánh giá.
+ Mức 2: GV nêu vấn đề, gợi ý cách giải quyết, HS thực hiện dưới sự
hướng dẫn của GV, sau đó GV cùng HS kiểm tra, đánh giá.
+Mức 3: GV cung cấp thông tin tạo tình huống có vấn đề, HS phát
hiện và xác định vấn đề, tự đề xuất các giả thuyết và lựa chọn giải pháp.
GV và HS cùng đánh giá.
+Mức 4: HS tự phát hiện tình huống có vấn đề, lựa chọn vấn đề, giải
quyết vấn đề, đánh giá chất lượng hiệu quả, GV bổ sung ý kiến.
Hiện nay nhiều GV đã vận dụng phương pháp này ở mức 1 và 2, càn
vận dụng hiệu quả hơn ở mức 3 và 4.

1
6


Phần 2: NỘI DUNG

Sử dụng hiệu quả phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề, HS
không chỉ nắm được tri thức mới mà còn nắm được phương pháp chiếm
lĩnh tri thức đó, phát triển tư duy và cao hơn nữa là được chuẩn bị một năng
lực thích ứng với đời sống xã hội: phát hiện kịp thời và giải quyết hợp lí các
vấn đề nảy sinh.
1.1.43. Phương pháp dạy học hợp tác
- Khái niệm:
Lớp học được chia thành từng nhóm nhỏ có từ 4 đến 6 em. Tùy
vào mục đích, yêu cầu của vấn đề học tập, các nhóm được phân chia ngẫu
nhiên hoặc có chủ ý, được duy trì ổn định hoặc thay đổi trong từng phần

của tiết học, được giao cùng một nhiệm vụ hoặc những nhiệm yụ khác nhau
bằng phiếu học tập.
Nhóm cử nhóm trưởng phân công mỗi người một phần việc. Trong
nhóm, mỗi thành viên đều phải làm việc tích cực. Để tránh ỷ lại vào một vài
người hiểu biết và năng động hơn, GV nên cho điểm “ trọn gói” cho mỗi
vấn đề học tập để các thành viên của nhóm bình xét chia số điểm đó theo

1
7


Phần 2: NỘI DUNG

sự đóng góp của từng người. Các thành viên trong nhóm giúp đỡ nhau tìm
hiểu vấn đề vấn đề nêu ra trong không khí thi đua với các nhóm khác.
PPDHHT theo nhóm nhỏ là một trong những PPDH tích cực mang
lại hiệu quả cao và đã được sử dụng rất nhiều ừong DH ở các nước ừên
thế giới, đặc biệt là các nước phương tây. Ở Việt Nam, đây là một trong
ba PPDH tích cực cần được phát triển ở trường THPT theo định hướng
đổi mới PPDHTC.
1.1.4.4.

Phương pháp dạy học theo góc

- Khái niệm:
Học theo góc là một PPDH theo đó, HS thực hiện các nhiệm vụ
khác nhau tại các yị trí cụ thể trong không gian lớp học nhưng cùng
hướng tới chiếm lĩnh một nội dung học tập theo các phong cách học khác
nhau.
- Các bước tổ chức dạy học theo góc:

Trên cơ sở kế hoạch bài học đã thiết kế, GV tổ chức các hoạt động
cho phù hợp với đặc điểm học theo góc.

1
8


Phần 2: NỘI DUNG

* Công việc trước khi vào giờ học: Bố trí không gian lớp học và
chuẩn bị các tài liệu, phương tiện, đồ dùng phù hợp.
+ Sắp xếp các góc học tập tương ứng phù hợp với không gian lớp
học.
+ Mỗi góc có đủ tài liệu, đồ dùng, phương tiện học tập phù họp với
nhiệm vụ học tập.
+ Các phương tiện dạy học hiện đại hỗ trợ trong dạy học: máy
chiếu,...
* Các hoạt động trọng tâm trong giờ học
Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

- Giới thiệu bài học, phương pháp học - Lăng nghe, tìm hiêu, quyêt định
theo góc, nhiệm vụ tại các góc và cho

chọn góc xuất phát theo sở thích.

1
9



Phần 2: NỘI DUNG

và cho phép HS lựa chọn góc xuât phát - Lập nhóm, bâu nhóm trưởng, thư
(nếu

kí nhóm (nếu thực hiện nhiệm vụ tại

như có số HS quá đông cùng chọn một góc theo nhóm).
góc thì phải điều chỉnh).
- Tại mỗi góc, nêu nhiệm yụ giao cho
nhóm, yêu càu bầu nhóm trưởng, thư kí
nhóm.
- Quan sát, hô trợ môi góc khi cân, thông - Thực hiện nhiệm vụ tại các góc,
báo để các nhóm nhanh chóng hoàn luân chuyển góc khi hết thời gian
thành nhiệm vụ để chuẩn bị luân chuyển quy định.
góc trước khi hết thời gian tối đa cho
mỗi góc và yêu cầu thực hiện luân
chuyển góc (để tránh tình trạng hỗn loạn
gây mất thời gian của lớp học GV có thể
đưa ra sơ đồ luân chuyển góc để HS thực
hiện theo ttật tự đó).

2
0


Phần 2: NỘI DUNG

-


Yêu câu đại diện các góc (vòng Đại diện các góc báo cáo kêt quả (có
cuôi) trình bày kết quả.

-

thể dán, treo hay trình bày kết quả

Nhận xét về kết quả học tập của tại góc hoạt động), HS khác nhận
HS.

-

1.1.4.5.

xét, nêu câu hỏi, bổ sung, đánh giá.

Chốt lại kiến thức trọng tâm của

-

Lắng nghe.

bài.

-

Ghi nhớ.

Dạy học theo hợp đồng'.


Có thể hiểu học theo họp là một phương pháp tổ chức hoạt động học tập
theo đó, HS được giao một họp đồng trọn gói bao gồm các nhiệm vụ/ bài
tập bắt buộc và tự trọn khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định. HS
chủ động độc lập quyết định về thòi gian cho mỗi nhiệm vụ/ bài tập và thứ
tự thực hiện bài tập bắt buộc đó theo khả năng của mình.
Các bước tổ chức dạy học theo họp đồng:

2
1


Phần 2: NỘI DUNG

Bước 1: GV giới thiệu tên bài học và thông báo ngắn gọn nội dung,
phương pháp học tập được ghi trong hợp đồng. Giới thiệu và thống nhất các
nguyên tắc học theo hợp đồng với cả lớp. Phát hợp đồng cho cá nhân hay
nhómHS.
Bước 2: HS đọc và đăng ký, thời gian và thứ tự thực hiện các nhiệm vụ
học tập ghi trong hợp đồng; ký cam kết với GV.
Bước 3: HS làm việc cá nhân hoặc theo nhóm đề thực hiện nhiệm vụ
ừong họp đồng.
1.1.4.6.

Phương pháp dạy học dự án

- Khái niệm:
Dạy học dự án là một hình thức dạy học hay PPDH phức hợp, trong đó,
dưới sự hướng dẫn của GV, người học tiếp thu kiến thức và hình thành kỹ
năng thông qua việc giải quyết một bài tập tình huống (dự án) có thật trong

đời sống, theo sát chương trình học, có sự kết hợp giữa lý thuyết với thực
hành và tạo ra các sản phẩm cụ thể.
- Bản chất của pp dạy học dự án:

2
2


Phần 2: NỘI DUNG

HS được đóng vai để lĩnh hội kiến thức và kỹ năng thông qua quá trình
giải quyết một bài tập tình huống gắn với thực tiễn- dự án. Kết thúc dự án
sẽ cho ra sản phẩm.
- Đặc điểm của dạy học dự án:
+Định hướng hành động: Hoạt động thi hành có tính chất nhiệm yụ.
+Định hướng người học: Người học tham gia các giai đoạn dạy học, cả
việc lựa chọn nhiệm vụ, làm việc theo nhóm.
+ Mang tính tích hợp: Nhiệm vụ phức hợp, gắn với thực tiễn.
+ Định hướng kết quả: Kết quả dự án là sản phẩm hoặc hoạt động cụ
thể.
+ Mở rộng kinh nghiệm: Đánh giá theo kết quả dự án.
Như vậy, pp dạy học dự án luôn gắn liền với hoạt động nhóm, nhóm ttở
thành một phần không thể thiếu, là điều kiện tiên quyết cho sự thành công
của pp này. Hóa học là môn khoa học gắn liền với thực tiễn, trên cơ sở đó
môn hóa học cho phép sử dụng PPDH dự án kết họp các PPDHHT để khai

2
3



Phần 2: NỘI DUNG

thác những khía cạnh, những dự án trong thực tiễn như: Hiệu ứng nhà kinh,
Suy giảm tầng ozon, nguồn khai thác dầu mỏ...
1.2.
1.2.1.
1.2.1.1.

PPDH họp tác
Lịch sử hình thành và phát triển PPDH họp tác
Lịch sử hình thành và phát triển trên Thế giới
Phương pháp DHHT được nhiều nhà giáo dục nghiên cứu từ lâu và

đã được biết đến trong hệ thống phương pháp “dạy học lấy học sinh làm
trang tâm”.
Trong số đó trước tiên phải kể đến một số nhà giáo dục tiến bộ đi tiên
phong ở những thời Hy Lạp cổ đại, thời kì phục hưng..ngay từ thời đó ở họ
đã có những tư tưởng tiến bộ đề cập đến những yếu tố tích cực trong hoạt
động dạy học. Năm 1791, phương pháp học tập Ta- Lây- Răng ra đời rất
chú trọng đến việc phát huy óc sáng tạo, cá tính độc lập suy nghĩ của HS.
Đến giai đoạn thế kỷ XVIII - XIX cũng có nhiều nhà giáo dục như:
Giăng- giăc-rỳt- Xụ (Pháp), Pờxtalozi, Đisxtecvec, Usinxki (Nga), Fourrier,
Cousinet, Dewey... đề cập đến việc giáo dục, giảng dạy hướng vào hoạt

2
4


Phần 2: NỘI DUNG


động tích cực, chủ động của người học và ít nhiều cũng đó khỏi quát tới
hình thức học tập nhóm.
Nhà giáo dục Dewey đã đưa ra học thuyết giáo dục riêng, theo ông,
ảnh hưởng của môi trường đến sự đào tạo con người có sắc thái rõ ràng, từ
đó phải tạo cho HS một môi trường càng gần gũi với đời sống càng tốt.
Hơn nữa, chỉ có sự làm việc chung mới giúp cho HS có thói quen trao đổi
những kinh nghiệm thực hành, có cơ hội phát triển lý luận và năng lực trừu
tượng hoá.
Phương pháp học tập tự do theo nhóm của Roger Cousinet (Pháp)
nhận định: “phải tổ chức nhà trường sao cho ttở thành một môi trường mà
trẻ em có thể sống, sự làm việc chung thành từng nhóm tạo nên biện pháp
phù hợp về mặt tâm lí học cũng như giáo dục học”. Phương pháp học tập do
Cousinet đề sướng này đã để lại những kinh nghiệm quý báu cho việc
nghiên cứu phương pháp dạy học hợp tác về sau.
Nói đến học tập nhóm phải nói đến Asakial, một nhà giáo dục
BaLan lỗi lạc, ông đã viết cuốn sách: “ Học tập theo nhóm ở trường học”.

2
5


×