Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia ba vì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 80 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

NGUYỄN HÀ THU

PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở
VƢỜN QUỐC GIA BA VÌ

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Việt Nam học

HÀ NỘI - 2015


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

NGUYỄN HÀ THU

PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở
VƢỜN QUỐC GIA BA VÌ
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Việt Nam học

Ngƣời hƣớng

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
TS. BÙI MINH ĐỨC

HÀ NỘI - 2015




LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu
sắc đến các thầy cô giáo trong khoa Ngữ Văn, trƣờng Đại học sƣ phạm Hà
Nội 2 và đặc biệt là Thầy giáo, TS. Bùi Minh Đức, ngƣời hƣớng dẫn khoa
học đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt quá trình nghiên cứu khóa luận này.
Cảm ơn trung tâm du lịch Vƣờn Quốc gia Ba Vì, Phòng Văn Hóa huyện
Ba Vì đã giúp đỡ tận tình, cung cấp những thông tin cần thiết và những kiến
thức giúp tôi hoàn thiện đƣợc khóa luận.
Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2015

Sinh viên

Nguyễn Hà Thu


LỜI CAM ĐOAN
Khoá luận đƣợc hoàn thành dƣới sự hƣớng dẫn trực tiếp của TS. Bùi
Minh Đức Tôi xin cam đoan rằng:
- Khoá luận này là kết quả nghiên cứu, tìm tòi của bản thân tôi.
- Những tƣ liệu đƣợc trích dẫn trong khoá luận là trung thực.
- Nội dung khóa luận mà tôi nghiên cứu không trùng khít với một công
trình nghiên cứu nào.
- Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2015
Sinh viên

Nguyễn Hà Thu



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Giải thích

DLST

Du lịch sinh thái

VQG

Vƣờn Quốc gia
Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (International

IUCN

Union for Conservation of Nature and Natural
Resources)

HC&DVDL

Hành chính và dịch vụ du lịch

NXB

Nhà xuất bản

BNN&PTNN


Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề .....................................................................................................3
3. Mục đích nghiên cứu ...........................................................................................4
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................................................4
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................5
6. Phƣơng pháp nghiên cứu.....................................................................................5
7. Đóng góp của khóa luận ......................................................................................5
8. Bố cục của khóa luận ..........................................................................................5
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở VQG BA VÌ ..6
1.1. Du lịch sinh thái ...............................................................................................6
1.1.1. Khái niệm du lịch sinh thái .......................................................................6
1.1.2. Đặc trƣng của du lịch sinh thái .................................................................7
1.1.3. Nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái ...................................................9
1.2. Tiềm năng phát triển ......................................................................................11
1.2.1. Điều kiện tự nhiên ...................................................................................11
1.2.1.1. Vị trí địa lý .......................................................................................11
1.2.1.2. Địa hình ............................................................................................11
1.2.1.3. Khí hậu, thủy văn ............................................................................12
1.2.1.4. Tài nguyên đa dạng sinh học...........................................................14
1.2.2. Điều kiện xã hội ......................................................................................25
1.2.2.1. Tình hình dân cƣ, xã hội ..................................................................25

1.2.2.2. Hệ thống giao thông .......................................................................... 26
1.2.2.3. Đƣờng lối chính sách .......................................................................27

1.3. Đánh giá chung về tiềm năng VQG Ba Vì.....................................................29
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG DU LỊCH SINH THÁI Ở VQG BA VÌ
2.1. Hiện trạng phát triển du lịch ở Vƣờn Quốc gia Ba Vì ..................................31
2.1.1. Cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng phục vụ việc phát triển du lịch sinh thái ..31
2.1.2. Thực trạng hoạt động du lịch sinh thái tại VQG Ba Vì ..........................33
2.1.2.1. Tình hình khách du lịch và doanh thu từ du lịch .............................33


2.1.2.2. Hoạt động đƣa đón và hƣớng dẫn khách tham quan ........................36
2.1.2.3. Đội ngũ cán bộ, nhân viên ...............................................................37
2.1.2.4. Hoạt động quảng bá hình ảnh .........................................................39
2.1.3. Các tuyến du lịch sinh thái và các hoạt động ở VQG Ba Vì...................39
2.1.4. Hiện trạng môi trƣờng tự nhiên và công tác bảo tồn giá trị ....................42
2.1.4.1. Hiện trạng môi trƣờng tự nhiên........................................................42
2.1.4.2. Công tác bảo tồn giá trị ....................................................................47
2.2. Nhận xét chung ..............................................................................................48
CHƢƠNG 3, BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở VQG BA VÌ .49
3.1. Mục tiêu chiến lƣợc phát triển du lịch sinh thái VQG Ba Vì trong thời gian
tới...........................................................................................................................49
3.2. Phƣơng hƣớng phát triển DLST .....................................................................50
3.3. Những biện pháp cụ thể .................................................................................51
3.3.1. Nâng cao chất lƣợng sản phẩm du lịch ...................................................51
3.3.2. Đa dạng hóa sản phẩm ............................................................................52
3.3.3. Tăng cƣờng hợp tác đầu tƣ, nâng cao cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất phục
vụ du lịch ...........................................................................................................52
3.3.4. Nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ lao động .........................53
3.3.5. Gắn việc phát triển với phát triển bền vững ............................................54
3.3.6. Tăng cƣờng hoạt động quảng bá, tiếp thị ................................................54
3.3.7. Những biện pháp khác ............................................................................55
KẾT LUẬN .................................................................................................................57

TÀI LIỆU THAM KHẢO- 1 PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay cùng với sự phát triển kinh tế trên thế giới, du lịch đã trở thành
một bộ phận không thể thiếu trong đời sống văn hóa - xã hội của con ngƣời. Du
lịch không những là một ngành kinh tế góp phần nâng cao đời sống vật chất mà
còn giúp con ngƣời có điều kiện giao lƣu văn hóa giữa các quốc gia vùng miền.
Trên thế giới du lịch là ngành dịch vụ - ngành kinh tế mũi nhọn của
nhiều quốc gia.
Ví dụ: Hiện nay ở các nƣớc có thu nhập thấp, các nƣớc Nam Á, châu Phi
nông nghiệp vẫn còn chiếm trên 30% GNP, công nghiệp khoảng 35%. Trong
khi đó các nƣớc có thu nhập cao nhƣ Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Italia,… trên
70% GNP do nhóm ngành dịch vụ đem lại, nông nghiệp chỉ đóng khoảng 35% tổng sản phẩm quốc dân.
Ở nƣớc ta du lịch là ngành còn non trẻ nhƣng cũng đang phát triển với
tốc độ nhanh và đƣợc xác định là ngành kinh tế quan trọng.
Xu hƣớng chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng đã đƣợc thể hiện rõ qua các
năm: Năm 2001, nông nghiệp chiếm 23,24% GDP, công nghiệp chiếm
57,91% GDP, dịch vụ chiếm 38,63% GDP. Năm 2004, nông nghiệp chiếm
21,76% GDP, công nghiệp chiếm 60,41% GDP, dịch vụ chiếm 38,15% GDP.
Với tốc độ tăng trƣởng bình quân hàng năm thì du lịch đóng góp lớn cho nền
kinh tế. Du lịch đã nộp hàng ngàn tỷ đồng vào ngân sách nhà nƣớc. Ngoài ra
sự phát triển của du lịch cũng dễ tạo điều kiện cho các ngành kinh tế khác
cùng phát triển. Với những thuận lợi, những mặt tích cực mà phát triển du lịch
đem lại thì du lịch thực sự có khả năng làm thay đổi bộ mặt kinh tế của nƣớc ta.
Cùng với việc phát triển đó thành phố Hà Nội cũng đẩy mạnh đầu tƣ với
nền tảng có sẵn là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của cả nƣớc.

1



Thủ đô Hà Nội với nhiều thắng cảnh đẹp ngoài giá trị về những di tích lịch
sử văn hóa thì đi liền với nó là môi trƣờng sinh thái và cảnh quan thiên nhiên.
Khi thủ đô mở rộng địa giới hành chính theo Nghị quyết 15/2008/QH12
của Quốc hội về điều chỉnh địa giới hành chính thủ đô Hà Nội và các tỉnh, có
hiệu lực từ ngày 1-8-2008, toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh của tỉnh Vĩnh
Phúc và 4 xã thuộc huyện Lƣơng Sơn, tỉnh Hòa Bình đƣợc nhập về Hà Nội.
Từ diện tích gần 1.000km² và dân số khoảng 3,4 triệu ngƣời, Hà Nội sau khi
mở rộng có diện tích 3.324,92km² và dân số 6.232.940 ngƣời với 29 đơn vị
hành chính cấp huyện (bao gồm 10 quận, 19 huyện, 1 thị xã).
Với ƣu thế tài nguyên du lịch sinh thái phong phú và đa dạng, cùng với
vị trí địa lý thuận lợi gần với thủ đô Hà Nội – một thị trƣờng vô cùng tiềm
năng – Hà Tây đã nhanh nhẹn nắm bắt đƣợc cơ hội, phát huy những thế mạnh
của mình trong việc khai thác các điểm du lịch.
Trong đó, huyện Ba Vì với nhiều địa điểm có tiềm năng lớn cho việc
phát triển kinh tế, du lịch đặc biệt là loại hình du lịch sinh thái, nổi tiếng là
các địa điểm nhƣ: Đầm Long, Thác Đa, trang trại đồng quê Tản Lĩnh,… và
đặc biệt có khu du lịch sinh thái Vƣờn Quốc gia Ba Vì. DLST giúp con ngƣời
có điều kiện tiếp cận với thiên nhiên hoang sơ, môi trƣờng trong lành, tìm
hiểu nền văn hóa bản địa đặc sắc, thỏa mãn nhu cầu khám phá và hồi phục
sức khỏe cho con ngƣời.
VQG Ba Vì là đơn vị bảo tồn thiên nhiên nằm trên địa bàn của 2 đơn vị
hành chính là Thành phố Hà Nội (huyện Ba Vì, thuộc tỉnh Hà Tây cũ) và tỉnh
Hoà Bình (huyện Lƣơng Sơn và Kì Sơn) từ lâu đã nổi tiếng với nhiều cảnh
quan thiên nhiên đẹp, sơn thủy hữu tình. Và để biến tiềm năng của VQG Ba
Vì thành sản phẩm du lịch thì cần có những giải pháp để phát triển. Vì vậy,
tôi đã chọn đề tài “Phát triển du lịch sinh thái ở Vƣờn Quốc gia Ba Vì”,
với mong muốn góp phần bảo vệ sự đa dạng sinh học của địa phƣơng, phát
2



triển kinh tế, thỏa mãn nhu cầu của du khách và tạo nên việc làm cho ngƣời
dân.
2. Lịch sử vấn đề
Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu tìm hiểu về khu du lịch Vƣờn
Quốc gia Ba Vì nhằm phục vụ việc phát triển nơi đây nhƣ:
Nguyễn Thị Hằng (2012), Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc và tính
đa dạng sinh học rừng phục hồi tại Vƣờn Quốc gia Ba Vì – Hà Nội, Khóa
luận tốt nghiệp, Trƣờng Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam, Hà Nội. Khóa luận
đã đánh giá tính đa dạng sinh học, xác định các loài cây ƣu thế, có giá trị và
tìm hiểu các quy luật cấu trúc của rừng hiện có, làm cơ sở cho việc đề xuất
các giải pháp nuôi dƣỡng làm giàu rừng.
Bùi Thị Minh Nguyệt (2014), Chính sách cho thuê môi trường rừng tại
các VQG Ba Vì, Tam Đảo, Bến En, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế
Quốc dân, Hà Nội. Luận án đã hệ thống hóa và xây dựng cơ sở khoa học cho
chính sách thuê môi trƣờng rừng kinh doanh DLST tại VQG. Đánh giá đúng
thực trạng chính sách cho thuê môi trƣờng rừng kinh doanh DLST tại VQG
Ba Vì, Tam Đảo, Bến En. Đồng thời cho thấy kết quả thực hiện chính sách,
cũng nhƣ những khó khăn, hạn chế và nguyên nhân trong tổ chức thực hiện
chính sách cho thuê môi trƣờng rừng vào mục đích kinh doanh DLST tại
VQG Ba Vì, Tam Đảo, Bến En. Đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện
chính sách cho thuê môi trƣờng rừng vào mục đích kinh doanh DLST tại
VQG ở khu vực phía Bắc Việt Nam.
Nhóm sinh viên: Vũ Thị Thu Thảo, Bùi Thị Thủy, Dƣơng Hồng Gấm,
Nguyễn Thị Lƣơng (2013), Nghiên cứu bò sát ở Vườn Quốc gia Ba Vì, Báo
cáo khoa học, Khoa Sinh học, Đại học Sƣ phạm Hà Nội. Nghiên cứu sự đa
dạng của Bò sát ở VQG Ba Vì làm cơ sở khoa học cho công tác bảo tồn và
phát triển các thành phần loài, điều kiện sống của chúng.
3



Đã và đang nghiên cứu nhiều đề tài khoa học cấp Bộ nhƣ: Nghiên cứu tổ
thành thực vật rừng núi cao Ba Vì; Phát triển và bảo tồn các loài cây đặc hữu
quý hiếm, các loài cây thuốc, các loài côn trùng,…Và rất nhiều báo cáo, hội
nghị, hội thảo về vấn đề nghiên cứu, phát triển VQG Ba Vì khác nữa.
Các công trình trên đều viết khá đầy đủ về VQG Ba Vì, nhƣng việc dừng
lại ở đó là chƣa đủ đối với một địa danh giàu có về tiềm năng cần đƣợc khai
thác nhƣ VQG Ba Vì. Để hoàn thành khóa luận, tác giả đã tham khảo những
kết quả của công trình đi trƣớc về Vƣờn Quốc gia Ba Vì nhằm tiếp thu và có
thêm những hiểu biết.
3. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá khả năng, hiện trạng phát triển du lịch của VQG Ba Vì để đề
xuất các nhóm biện pháp nhằm định hƣớng, nâng cao hiệu quả phát triển du
lịch sinh thái VQG Ba Vì, và nhằm quản lý, bảo vệ môi trƣờng, phát huy các
giá trị truyền thống, hỗ trợ cộng đồng địa phƣơng phát triển.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tại Vƣờn Quốc gia Ba Vì.
Tìm hiểu hiện trạng hoạt động du lịch ở VQG Ba Vì, đánh giá hiện trạng du
lịch dƣới góc độ du lịch sinh thái. Trên cơ sở đó đƣa ra các giải pháp có tính
khả thi nhằm định hƣớng và nâng cao hiệu quả phát triển du lịch sinh thái ở
Vƣờn Quốc gia Ba Vì nhằm khai thác hợp lý tiềm năng du lịch sinh thái ở
Vƣờn Quốc gia Ba Vì.
Tìm hiểu thực trạng và tiềm năng phát triển du lịch sinh thái Vƣờn Quốc
gia Ba Vì, phân tích những lợi thế cũng nhƣ khó khăn phát triển du lịch sinh
thái ở Vƣờn Quốc gia Ba Vì.

4



5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng: Đề tài tập trung nghiên cứu trong phạm vi VQG Ba Vì, chủ
yếu là các yếu tố tự nhiên giúp loại hình du lịch sinh thái ở Vƣờn Quốc gia Ba
Vì phát triển hơn nữa.
Phạm vi nghiên cứu: Đánh giá tiềm năng và hiện trạng của Vƣờn Quốc
gia Ba Vì.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Hệ thống hóa lý thuyết
Thu thập tài liệu
Điều tra
Khảo sát
So sánh
Điền dã
7. Đóng góp của khóa luận
Đề xuất các biện pháp, kiến nghị để phát triển du lịch sinh thái ở VQG
Ba Vì để du lịch sinh thái trở thành một trong những loại hình du lịch thực sự
phát triển ở Vƣờn Quốc gia Ba Vì.
8. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục bố cục của
khóa luận đƣợc chia làm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái ở VQG Ba Vì
Chƣơng 2: Thực trạng du lịch sinh thái ở VQG Ba Vì
Chƣơng 3: Biện pháp phát triển du lịch sinh thái ở VQG Ba Vì

5


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI

Ở VQG BA VÌ
1.1. Du lịch sinh thái
1.1.1. Khái niệm du lịch sinh thái
DLST là một trong những loại hình du lịch còn mới nhƣng đang đƣợc
vận dụng vào hoạt động du lịch rất phổ biến. Đặc biệt ở một đất nƣớc có
nhiều thế mạnh và tiềm năng nhƣ Việt Nam, tài nguyên DLST chƣa đƣợc
khai thác hết.
Đối với du lịch Việt Nam, thiên nhiên giàu đẹp không phải quốc gia nào
cũng có nên việc phát triển du lịch sinh thái là thế mạnh, là cần thiết đối với
việc phát triển du lịch. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về việc phát
triển DLST, từ đó xuất phát từ mỗi góc độ nghiên cứu mà ngƣời ta đƣa ra
những định nghĩa khác nhau về du lịch sinh thái.
Tại Diễn đàn DLST tại Nam Úc (1993), Allen đã đƣa ra định nghĩa sau:
“Du lịch sinh thái phân biệt với các loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên hay
du lịch giáo dục khác ở chỗ nó có mức độ giáo dục cao về môi trường và sinh
thái thông qua những hướng dẫn viên có trình độ. Du lịch sinh thái bao hàm
một phần đáng kể sự giao tiếp mạnh mẽ của con người, mà nếu được giáo
dục sẽ làm biến chuyển khách du lịch thành những người tích cực bảo vệ môi
trường. Hoạt động du lịch sinh thái sẽ làm giảm mức độ tối thiểu các tác
động của khách du lịch dối với môi trường và văn hóa, đảm bảo mang lại các
lợi ích về tài chính cho cộng đồng địa phương và đặc biệt sẽ đóng góp về tài
chính cho các nỗ lực bảo tồn”. [4; tr. 138]
Theo định nghĩa của Hiệp hội du lịch sinh thái quốc tế (Ecotourisim
Society) cho rằng: “Du lịch sinh thái là du lịch có trách nhiệm tới các khu vực
6


thiên nhiên, nơi bảo tồn được môi trường và cải thiện phúc lợi cho người
dân địa phương”. [4; tr. 138]
Theo Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) định nghĩa: “Du lịch

sinh thái là du lịch tham quan có trách nhiệm với môi trường tại những vùng
còn tương đối nguyên sơ để thưởng thức và hiểu biết thiên nhiên (có kèm theo
các đặc trưng văn hóa - quá khứ cũng như hiện tại) có hỗ trợ đối với bảo tồn,
giảm thiểu tác động từ du khách, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế xã hội của nhân dân địa phương”. [4; tr. 138]
Tại Việt Nam, Hội thảo xây dựng chiến lƣợc quốc gia về việc phát triển
du lịch sinh thái (Hà Nội, tháng 9/1999) nêu ra định nghĩa về du lịch sinh thái:
“Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản
địa có tính giáo dục môi trường và đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn và phát
triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”. [4; tr.
139]
Theo tôi quan niệm về du lịch sinh thái nhƣ sau:
Du lịch sinh thái là loại hình du lịch có trách nhiệm, du lịch dựa vào
thiên nhiên, hỗ trợ cho các mục tiêu bảo tồn tự nhiên và phát triển cộng đồng
và đây là loại hình du lịch có nhiều đóng góp thiết thực cho việc phát triển
bền vững, bảo vệ tự nhiên và mang lại lợi ích kinh tế.
1.1.2. Đặc trưng của du lịch sinh thái
Mọi hoạt động phát triển DLST đều đƣợc thực hiện trên cơ sở khai thác
những giá trị của tài nguyên du lịch tự nhiên, văn hóa, lịch sử kèm theo các
điều kiện về cơ sở hạ tầng và dịch vụ. Kết quả của quá trình khai thác đó là sự
hình thành những sản phẩm du lịch từ các tiềm năng về tài nguyên, đem lại
nhiều lợi ích cho xã hội.
DLST là một dạng hoạt động của du lịch, vì vậy nó cũng bao gồm tất cả
những đặc trƣng cơ bản của hoạt động du lịch nói chung, bao gồm:
7


- Tính đa ngành: Thể hiện ở đối tƣợng đƣợc khai thác để phục vụ du lịch
nhƣ: sự hấp dẫn về cảnh quan tự nhiên, các giá trị văn hóa, cơ sở hạ tầng và
các dịch vụ…
- Tính đa thành phần: Biểu hiện ở tính đa dạng trong các thành phần du

lịch, những ngƣời phục vụ du lịch, cộng đồng địa phƣơng, các tổ chức chính
phủ và phi chính phủ, các tổ chức tƣ nhân tham gia vào hoạt động du lịch.
- Tính đa mục tiêu: Biểu hiện ở lợi ích đa dạng về bảo tồn thiên nhiên,
cảnh quan lịch sử văn hóa, nâng cao chất lƣợng cuộc sống của khách du lịch
và ngƣời tham gia hoạt động dịch vụ du lịch, mở rộng giao lƣu văn hóa, kinh
tế và nâng cao ý thức trách nhiệm của mọi thành viên trong xã hội.
- Tính liên vùng: Biểu hiện ở các tuyến du lịch, với một quần thể các
điểm du lịch trong một khu vực, một quốc gia hay giữa các quốc gia với nhau.
- Tính mùa vụ: Thể hiện thời gian diễn ra hoạt động du lịch tập trung với
cƣờng độ cao trong năm. Tính mùa vụ thể hiện rõ nhất ở các loại hình du lịch
nghỉ biển, thể thao theo mùa… (theo tính chất của khí hậu) hoặc loại hình du
lịch nghỉ cuối tuần, vui chơi giải trí… (theo tính chất công việc của những
ngƣời hƣởng thụ sản phẩm).
- Tính chi phí: Thể hiện ở mục đích đi du lịch là để hƣởng thụ các sản
phẩm du lịch chứ không phải mục đích kiếm tiền.
- Tính xã hội hóa: Là việc thu hút mọi thành phần trong xã hội tham gia
vào hoạt động du lịch.
Bên cạnh các đặc trưng của hoạt động du lịch nói chung, thì DLST có
những đặc trưng riêng của nó, đó là:
- Tính giáo dục cao về môi trƣờng: DLST giúp cho con ngƣời hƣớng đến
những nơi có giá trị cao về đa dạng sinh học và rất nhạy cảm về mặt môi
trƣờng. Để khắc phục tính áp lực lớn đối với môi trƣờng do hoạt động này

8


gây nên, DLST đƣợc xem nhƣ là chiếc chìa khóa nhằm cân bằng giữa mục
tiêu phát triển du lịch với việc bảo vệ môi trƣờng.
- Góp phần bảo tồn các nguồn tài nguyên và duy trì tính đa dạng sinh
học: bên cạnh việc có tác dụng giáo dục con ngƣời có ý thức bảo vệ tài

nguyên thiên nhiên và môi trƣờng, hoạt động du lịch sinh thái còn góp phần
thúc đẩy các hoạt động bảo tồn, đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững.
- Thu hút sự tham gia của các cộng đồng địa phƣơng: Phát triển DLST
hƣớng con ngƣời đến các vùng tự nhiên hoang sơ, có giá trị cao về đa dạng
sinh học, điều này đặt ra yêu cầu cấp bách là cần phải có sự tham gia của
cộng đồng địa phƣơng tại khu vực đó, vì hơn ai hết những ngƣời dân địa
phƣơng là ngƣời hiểu rõ nhất về các nguồn tài nguyên của mình. Sự tham gia
của cộng đồng địa phƣơng có tác dụng to lớn trong việc giáo dục khách bảo
vệ các nguồn tài nguyên và môi trƣờng, đồng thời cũng góp phần nâng cao
hơn nữa nhận thức cho cộng đồng, tăng các nguồn thu nhập cho cộng đồng.
1.1.3. Nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái
Để phát triển đƣợc du lịch sinh thái ở bất cứ một địa điểm nào cũng đòi
hỏi con ngƣời cần phải tuân thủ những nguyên tắc sau:
• Du lịch sinh thái phải phù hợp với những nguyên tắc tích cực về môi
trƣờng, tăng cƣờng và khuyến khích trách nhiệm đạo đức đối với môi trƣờng
tự nhiên.
• Du lịch sinh thái là không đƣợc làm tổn hại đến tài nguyên, môi trƣờng,
những nguyên tắc về môi trƣờng không những chỉ áp dụng cho những nguồn
tài nguyên bên ngoài (tự nhiên và văn hoá) nhằm thu hút khách mà còn bên
trong của nó.
• Du lịch sinh thái phải tập trung vào các giá trị bên trong hơn là các giá
trị bên ngoài và thúc đẩy sự công nhận các giá trị này .

9


• Các nguyên tắc về môi trƣờng và sinh thái cần phải đặt lên hàng đầu do
đó mỗi ngƣời khách du lịch sinh thái sẽ phải chấp nhận tự nhiên theo đúng
nghĩa của nó và chấp nhận sự hạn chế của nó hơn là làm biến đổi môi trƣờng
cho sự thuận tiện cá nhân.

• Du lịch sinh thái phải đảm bảo lợi ích lâu dài đối với tài nguyên, đối
với địa phƣơng và đối với ngành (lợi ích về bảo tồn hoặc lợi ích về kinh tế,
văn hoá, xã hội hay khoa học).
• Du lịch sinh thái phải đƣa ra những kinh nghiệm đầu tay khi tiếp xúc
với môi trƣờng tự nhiên, đó là những kinh nghiệm đƣợc hoà đồng làm tăng sự
hiểu biết hơn là đi tìm cái lạ cảm giác mạnh hay mục đích tăng cƣờng thể
trạng cơ thể.
• Ở đây những kinh nghiệm có tác động lớn và có nhận thức cao nên đòi
hỏi sự chuẩn bị kỹ càng của cả ngƣời hƣớng dẫn và các thành viên tham gia.
• Cần có sự đào tạo đối với tất cả các ban ngành chức năng: địa phƣơng,
chính quyền, tổ chức đoàn thể, hãng lữ hành và các khách du lịch (trƣớc,
trong và sau chuyến đi).
• Thành công đó phải dựa vào sự tham gia của địa phƣơng, tăng cƣờng
sự hiểu biết và sự phối hợp với các ban ngành chức năng.
• Các nguyên tắc về đạo đức, cách ứng xử và nguyên tắc thực hiện là rất
quan trọng. Nó đòi hỏi cơ quan giám sát của ngành phải đƣa ra các nguyên tắc
và các tiêu chuẩn đƣợc chấp nhận và giám sát toàn bộ các hoạt động.
• Là một hoạt động mang tính chất quốc tế, cần phải thiết lập một khuôn
khổ quốc tế cho ngành.

10


1.2. Tiềm năng phát triển
1.2.1. Điều kiện tự nhiên
1.2.1.1. Vị trí địa lý
Vƣờn Quốc gia Ba Vì là một trong 10 Vƣờn quốc gia của Việt Nam,
nằm ở phía Tây thủ đô Hà Nội cách trung tâm thành phố 50km theo đƣờng
quốc lộ 11A và đƣờng 87 có toạ độ địa lý:
210 01' đến 210 07' vĩ độ Bắc

1050 18' đến 1050 25' kinh độ Đông
Với tổng diện tích quy hoạch là: 7.377ha hiện nay theo quy hoạch mới
chỉ còn là: 6.786ha
Vƣờn Quốc gia Ba Vì:
+ Phía Bắc giáp các xã: Ba Trại, Ba Vì, Tản Lĩnh
+ Phía Tây giáp các xã: Khánh Thƣợng, Minh Quang
+ Phía Đông giáp các xã: Vân Hoà, Yên Bài
+ Phía Nam giáp huyện Kỳ Sơn tỉnh Hoà Bình
Vƣờn Quốc gia Ba Vì đƣợc chia thành 2 phân khu chức năng sau:
- Phân khu bảo tồn nguyên vẹn: 2.140ha từ độ cao cốt 400m trở lên
- Phân khu phục hồi sinh thái: 4.646ha từ cốt 100m đến cốt 400m
- Ngoài ra còn có khu vùng Đệm dƣới cốt 100m với tổng diện tích:
14.144ha bao gồm 7 xã vùng đệm trực thuộc tỉnh Hà Tây quản lý.
1.2.1.2. Địa hình
Ba Vì là một vùng núi trung bình, núi thấp và đồi tiếp giáp với vùng bán
sơn địa. Vùng núi gồm các dãy núi liên tiếp nổi lên giữa vùng đồng bằng, có 3
đỉnh cao nhất là: Đỉnh Vua cao 1296m, đỉnh Tản Viên cao 1227m, đỉnh Ngọc
Hoa cao 1131m vì thế có tên gọi là núi Ba Vì. Ngoài ra còn có các đỉnh thấp
hơn nhƣ đỉnh Tiểu Đồng cao 1100m, Hang Hùm hay còn gọi là đỉnh Chàng
Rể (800m), Gia Dê (714m).
11


- Dãy núi Ba Vì gồm 2 dải dông chính:
+ Dải dông theo hƣớng Đông Tây, từ suối Ổi đến cầu Lặt qua đỉnh Tản
Viên đến Hang Hùm dài 9km.
+ Dải dông theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam từ Yên Sơn qua đỉnh Tản
Viên đến núi Đế Vƣơng dài 11km.
Nói chung Ba Vì là một vùng núi khá dốc, sƣờn phía Tây đổ xuống sông Đà
dốc hơn sƣờn phía Tây Bắc và Đông Nam. Độ dốc của khu vực trung bình 250, từ

cốt 400m trở lên dốc hơn, độ dốc trung bình 350 có nhiều chỗ vách đá dốc dựng
đứng, xung quanh núi Ba Vì là dải đồi thấp, lƣợn sóng xen kẽ đồng ruộng.
Dải phía Tây nằm giữa núi Ba Vì và sông Đà hẹp gồm các đồi thấp
và ruộng nƣớc.
Dải phía Bắc và phía Đông gồm các đồi lƣợn sóng, địa thế thấp, thuận
lợi để xây dựng các hồ nhân tạo nhƣ: Suối Hai, Đồng Mô - Ngải Sơn.
1.2.1.3. Khí hậu, thủy văn
 Về khí hậu:
Vùng núi Ba Vì phân bố không đều, địa hình và độ cao là 2 nhân tố chủ
yếu dẫn đến sự phân hoá khí hậu, thể hiện rõ biên độ ngày và đêm của chế độ
nhiệt và mƣa ở các độ cao khác nhau, chế độ nhiệt ở đây mang đầy đủ tính
chất nhiệt đới nội chí tuyến, tạo ra đai nội chí tuyến từ khô đến ẩm trên núi.
Càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm, độ ẩm càng tăng phát sinh đai á
nhiệt đới hơi ẩm đến ẩm ƣớt trên núi, có thể nhận biết đai á nhiệt đới ở độ cao
từ 900m trở lên với sự xuất hiện các loài cây trong ngành Hạt trần, họ Đỗ
quyên và thực vật phụ sinh dày đặc trên các cây gỗ. Địa hình nhô cao, đón gió
từ nhiều phía nhất là gió hƣớng Đông nên lƣợng mƣa khá phong phú và phân
bố không đều trên khu vực.

12


Độ che phủ của rừng lớn tạo cho vùng Ba Vì có khí hậu rất mát mẻ và
trong lành, nhất là vào mùa hè (từ tháng 4 đến tháng 10 dƣơng lịch). Về mùa
đông mây mù bao phủ tạo một cảnh quan rất ấn tƣợng.
Theo tài liệu quan sát khí tƣợng thuỷ văn biến động trong những năm gần
đây của huyện các huyện Ba Vì, Lƣơng Sơn, Kì Sơn cho biết, tại khu vực Ba
Vì có nhiệt độ bình quân năm là 23,4ºC. Ở vùng thấp, nhiệt độ tối thấp xuống
tới 2,7ºC; nhiệt độ tối cao lên tới 42ºC. Ở độ cao 400m nhiệt độ trung bình
năm là 20,6ºC; từ độ cao 1.000m trở lên nhiệt độ chỉ còn 16ºC. Nhiệt độ thấp

tuyệt đối có thể xuống 0,2ºC. Nhiệt độ cao tuyệt đối 33,1ºC. Lƣợng mƣa trung
bình năm 2.500mm, phân bố không đều trong năm, tập trung vào các tháng 7,
tháng 8. Độ ẩm không khí 86,1%.
Vùng thấp thƣờng khô hanh vào tháng 1, tháng 12. Từ cốt 400 trở lên,
khí hậu ít khô hanh hơn khu vực dƣới cốt 400. Mùa đông có gió Bắc với tần
suất > 40%. Mùa hạ có gió Đông Nam với tần suất 25% và hƣớng Tây Nam.
Với đặc điểm này, đây là nơi nghỉ mát lý tƣởng và khu du lịch tổng hợp
rất giàu tiềm năng nhƣng chƣa đƣợc đầu tƣ khai thác.
 Thuỷ văn:
Sông Đà chảy dọc phía Tây núi Ba Vì - mực nƣớc năm cao nhất dƣới
20m và năm thấp nhất là 7,7m (1971) so với mực nƣớc biển.
Ngoài sông Đà khu vực Ba Vì không có sông và suối lớn, hầu hết các
suối đều nhỏ, dốc. Mùa mƣa lƣợng nƣớc lớn, chảy xiết làm xô đất đá lấp
nhiều thửa ruộng ven chân núi, phá vỡ nhiều phai đập các trạm thuỷ điện nhỏ,
ngƣợc lại mùa khô nƣớc rất ít lòng suối khô cạn.
- Suối Ao Vua bắt nguồn từ độ cao 800m chảy về Ao Vua dài 8,2km.
- Suối Hoóc Cua bắt nguồn từ độ cao 400m chảy về phía Đông dài
1,5km.

13


- Suối Hƣơng bắt nguồn từ độ cao 400m chảy về phía cánh đồng xóm
Xoan dài 2,5km.
- Suối Ổi bắt nguồn từ độ cao 1.100m chảy về cánh đồng xóm Muồng
dài 8km.
Một số suối về mùa mƣa có lƣợng nƣớc lớn nƣớc chảy mạnh từ trên cao
đổ xuống tạo nên các thác nƣớc rất ngoạn mục: Thác Ao Vua, Thác Hƣơng,
Thác Ngà Voi, Thác Khoang Xanh,… tạo nên không gian thắng cảnh tuyệt
đẹp, phục vụ nhu cầu du lịch và thắng cảnh cho du khách.

Trong vùng có hồ nhân tạo nhƣ: Đồng Mô - Ngải Sơn, Hồ Hooc Cua
(Tản Lĩnh) Hồ Suối Hai, Hồ Xuân Khanh, Đá Chông, Minh Quang, Chẹ. Các
suối trong VQG nhỏ, dốc và chảy nhanh. Trong mùa mƣa, khối lƣợng nƣớc
chảy qua các con suối nhỏ này và chảy qua bề mặt, đôi khi tạo ra sự lở đất.
Tuy nhiên, trong mùa khô có nhiều suối bị cạn.
1.2.1.4. Tài nguyên đa dạng sinh học
- Thảm thực vật ở VQG Ba Vì
Thảm thực vật ở khu vực VQG Ba Vì gồm có 3 kiểu:
* Rừng kín lá rộng thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp.
Đây là một quần thể nguyên sinh bị tác động nhẹ nhƣng do đƣợc bảo vệ
trong thời gian dài, rừng đã trải qua diễn thế hôi nguyên, nên đến nay hình
thái và cấu trúc vẫn mang sắc thái một quần thể nguyên sinh. Kiểu thảm thực
vật này phân bố chủ yếu trên cá hệ thống dông mái núi của các dãy núi: Ngọc
Hoa - Tản Viên - Đỉnh Vua.
Đỉnh Vua - đỉnh 1200m - 1189m - 1060m và 969m (hệ thống dông phía
Tây của đỉnh Vua).
Ngọc Hoa - đỉnh 1021m và 765m (dải dông phía Tây và Đông Bắc Ngọc
Hoa).

14


Kiểu rừng này phát triển trên đất Feralit mùn vàng nhạt trên núi trung
bình, tầng đất trung bình, phát triển trên đá poocphirit, độ dốc trung bình 16250 có nơi dốc trên 350 tầng mùn khá dầy đất chua PH= 4 - 4,5.
Hình thái và cấu trúc: Loài cây ƣu thế sinh thái là các loài cây thuộc khu
hệ thực vật Đệ Tam đặc hữu bản địa Nam Trung Hoa và Bắc Việt Nam.
Những họ tiêu biểu gồm: họ Dẻ (Fagaceae), họ Re (Lauraceae), họ Trúc đào
(Apocynaceae).
Kiểu có cấu trúc đơn giản rừng chỉ có 2 tầng không có tầng vƣợt tán,
quần thụ gồm những cá thể tƣơng đối tròn trịa, rất hiếm thấy cây có bạnh vè

kể cả những cây có tầm vóc to lớn nhƣ Dổi (Michelia sp), Sến (Madhuca
pasquyeri). Tầng ƣu thế sinh thái đồng thời cũng là tầng cây cao nhất. Cả 2
tầng rừng gồm những loài với tỷ lệ cá thể nhƣ sau:
Chiếm tỷ lệ cá

Tên gọi

Tên khoa học

Giẻ, sồi

Lithocarpus sp, Quercus conrneys

14

Re, Bời lời Ba Vì

Cinamomum, Litsea baviensis

7

Cồng sữa

Eberhartia tonkinensis

6

Nóng

Saurauia tristyla


6

Trâm

Syzygium sp

6

thể (%)

Những cá thể tầng cây ƣu thế có tổ thành từ 5% trở lên chiếm 38% so
với tổng số cá thể của quần thụ.
Tầng dƣới tán (tầng 2) mọc khá liên tục và có chiều cao khác nhau bao
gồm nhiều loài cây chịu bóng, xen lẫn cây con của các loài tầng trên, số cây
chịu bóng tiêu biểu cho tầng 2 gồm các loài thuộc các họ sau: Súm (theaceae),
Nanh chuột (Lauraceae), Trúc tiết (Rhyzophoraceae), Đẻn (Verbenaceae),
Nóng (Saurauiaceae), Ba đậu (Euphorbiaceae)...

15


Tầng cây bụi khá dầy gồm các loài thuộc các họ Rubiaceae, Theaceae,
Myrtaceae, Euphorbiaceae. Đặc biệt trong tầng này còn xuất hiện các loài
Dƣơng xỉ thân gỗ (Cyalthea podophylla, Ciboyium barometz dƣới tán và
Spinunosa ở rìa rừng), ngoài ra còn thấy nhiều cây thuộc họ Dừa, Cọ
(Palmae) nhƣ: Cau rừng (Pinanga baviensis) và các loài Dƣơng xỉ, dây leo ít
chủ yếu thuộc các họ Dây gắm (Gnetaceae), họ Nho (vitaceae),... Có nhiều
Phong lan phụ sinh.
Ngoài ra ở đai rừng á nhiệt đới còn có 2 kiểu phụ sinh sau đây:

Rừng rêu (Rừng cảnh tiên)
Rừng rêu là một kiểu phụ thổ nhƣỡng của đai rừng á nhiệt đới ẩm. Kiểu
thảm này phân bố chủ yếu ở đỉnh Vua và một ít ở đỉnh Tản Viên. Thảm rừng
phát triển trên nền đất Feralit vàng nhạt á nhiệt đới điển hình, tầng đất mỏng
phát triển trên đá poocphyrit độ dốc lớn, có đá nổ, tầng mùn khá dầy (1520cm), đất chua (PH = 4- 4,5). Loài cây ƣu thế trong quần thụ khá rõ rệt điển
hình là những loài cây thuộc họ Dẻ (Fagaceae) chiếm tỷ lệ cá thể 66% trong
đó Sồi (Lithocarpus sp) chiếm 21%, Dẻ cau (Quercus platycalyx) 13%, Dẻ gai
(Castanopsis tonkinnesis) 11%, Dẻ lá đào (Lithocarpus sp) 8%, rồi đến các
loài trong họ Re (Lauraceae) chiếm 12%, các loài Đỗ quyên (Enkianthus
pieris và Rhododendron) họ Ericaceae chiếm 11% và các loài trong họ Côm
(Elaeocarpaceae) chiếm 5%.
Các loài có tỷ lệ tổ thành từ 5% trở lên chiếm 79% tổng số cá thể
trong tổ thành.
Kiểu thảm thực vật này cũng có 2 tầng:
- Tầng trên (tầng cây ƣu thế sinh thái) gồm các loài cây thuộc họ Dẻ
(Fagaceae), họ Re (Lauraceae), họ Côm (Elaeocarpaceae), họ Mộc lan
(Mangnoliaceae).

16


- Tầng dƣới có các loài: Dung (Symplocos dubius), Chẹo (Engelhartia
roxburghiana), Cồng sữa (Ebenrhartia tonkinnesis), Nhựa ruồi (Ilex) và các loài
trong họ Đỗ quyên... mọc xen với tầng này có cả những cây con của tầng trên.
- Tầng cây bụi ít loài trong họ Cam, quýt (Rutaceae), Cà phê (Rubiaceae)
- Tầng cây cỏ gồm các loài dƣơng sỉ ở các chi Tectaria, Diplazium,
Pteris, Asplenium, Polystichum, Plagiogyria, Bo strychium và một số loài
Quyển bá (Selaginella). Đặc biệt ở tầng dƣới tán có loài Sặt Ba Vì
(Arundiaria baviensis) mọc theo khóm, có chiều cao 3 - 4m với độ tán che
0,4, sặt phân bố khá đều dƣới tán rừng, những cây phụ sinh thân gỗ trong loài

Schefera, có rất nhiều Phong lan thuộc các chi Dendrobium, Cymbidium,
Vanda, Orchis, Luisia. Ngoài ra có nhiều loài Dƣơng xỉ, loài rêu phụ sinh mọc
trên cành, trên lá.
Rừng thưa á nhiệt đới
Quần thể rừng này do hoạt động chặt chọn của con ngƣời từ xa xƣa đến
nay do đƣợc bảo vệ trong thời gian dài nhƣng tán rừng vẫn ở tình trạng bị phá
vỡ mất hẳn tính chất liên tục vốn có của nó độ tán che 0,3 - 0,4, ở những
khoảng tán rừng bị phá vỡ thƣờng là những đám rừng, những vạt cây trong họ
phụ tre nứa (Bambusaceae) chủ yếu là Giang (Dendrocalamus). Kiểu thảm
rừng này phân bố ở các sƣờn núi, dƣới các kiểu rừng nguyên sinh, nơi có địa
hình khá dốc 40 - 450, trên đất Feralit vàng nhạt trên núi trung bình, tầng đất
mỏng phát triển trên đá Poocphirit, tầng mùn dầy 15 - 20cm, đất chua Ph = 4 4,5. Tỷ lệ cá thể những loài cây ƣu thế cũng không rõ ràng, chủ yếu gồm các
loài thuộc họ sau: Trâm (Myrtaceae) chiếm 5%, Bời lời Ba Vì, Bời lời lá tròn
thuộc họ Lauraceae chiếm 5%, Sồi thuộc họ Fagaceae chiếm 4%, Cứt ngựa
(Mimosaceae) chiếm 4%...
* Kiểu rừng kín thường xanh hỗn hợp cây lá rộng, cây lá kim á nhiệt
đới núi thấp.
Đây là kiểu phụ miền thực vật thân thuộc với khu hệ bản địa Nam Trung
Hoa - Bắc Việt Nam và khu hệ di cƣ Hymalaya - Vân Nam - Quý Châu.
17


Từ độ cao 900m trở lên ta đã thấy lác đác có những cá thể loài cây Bách
xanh (Calocedrus macrolepis) trong ngành phụ Hạt trần (Gymnospermae)
xuất hiện càng lên cao tần xuất xuật hiện ngày càng tăng, và cuối cùng Bách
xanh trở thành loài cây ƣu thế của ƣu hợp Bách xanh + Dẻ + Re + Dổi + Mỡ.
Kiểu rừng này đều phân bố ở phần đỉnh sƣờn phía Tây của đỉnh Vua, Ngọc
Hoa, Tản Viên và Tiểu Đồng, kiểu thảm này phát triển trên loại đất Feralit
vàng nhạt trên núi trung bình tầng đất mỏng, phát triển trên đá Poocphirit độ
dốc >350 có nơi dốc 60 - 700 và có nhiều đá tảng. Về cấu trúc kiểu rừng này

cũng có 2 tầng: Tầng trên là loài Bách xanh (Calocedrus macrolepis) xen lẫn
với những loài trong họ Re (Lauraceae), họ Dẻ (Fagaceae), họ Mộc lan
(Magnoliaceae). Tầng dƣới tán có những loài Dƣơng xỉ thân gỗ (Cyalthea
podophylla), những chi thuộc họ Re (Lauraceae) nhƣ: Phoebe, Lisea,
Lindera), những loài thuộc họ Sim (Myrtaceae)... Dây leo ít gồm các chi
Strychnos, Fissitigma và Desmos. Cây phụ sinh thấy nhiều trên cành nhánh
các thân gỗ đó là các loài trong họ Phong lan (Orchidaceae) trong đó có loài
Kim Thoa Hoàng Thảo trong chi Dendrobium.
* Rừng kín lá rộng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi thấp
Theo luận điểm quần hệ sinh thái phát sinh thì ở đai khí hậu nhiệt đới
này ở thời kỳ xa xƣa vốn là ƣu hợp của những loài cây trong các họ ƣu thế
nhƣ: họ Re + họ Dẻ + họ Dâu tằm + họ Mộc lan + họ Đậu + họ Xoài + họ
Trám + họ Bồ hòn + họ Sến. Nhƣng trải qua quá trình chặt chọn những cây gỗ
tốt làm vật liệu xây dựng của ngƣời dân địa phƣơng và chặt phá làm nƣơng
rẫy bởi thế đai rừng nhiệt đới này đã bị mất hoàn toàn quần thể thành thục mà
chỉ còn những kiểu phụ nhân tác sau đây:
Rừng thưa nhiệt đới:
Kiểu thảm thực vật này phân bố đều khắp ở vành đai độ cao 400m 800m xung quanh sƣờn núi Ba Vì, rừng phát triển trên loại đất Feralit vàng đỏ
có mùn trên núi thấp, tầng đất mỏng có nơi tầng đất trung bình phát triển trên

18


×