Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

Nghiên cứu tác dụng hạ đường huyết và khả năng chống rối loạn trao đổi lipid của dịch chiết từ hạt loài đậu đen (vigna cylindrica (l )) trên mô hình chuột đái tháo đường thực nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (891.88 KB, 43 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH – KTNN
-------------------------

PHẠM THỊ PHƢƠNG

NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG HẠ ĐƢỜNG HUYẾT
VÀ KHẢ NĂNG CHỐNG RỐI LOẠN TRAO ĐỔI
LIPID CỦA DỊCH CHIẾT TỪ HẠT LOÀI ĐẬU ĐEN
(Vigna cylindrica(L.) TRÊN MÔ HÌNH CHUỘT
ĐÁI THÁO ĐƢỜNG THỰC NGHIỆM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Hóa sinh học

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
TS. TRẦN THỊ PHƢƠNG LIÊN

HÀ NỘI – 2015


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới TS.
Trần Thị Phƣơng Liên khoa Sinh – KTNN trƣờng Đại học sƣ phạm Hà Nội
2 đã giao đề tài, tận tình hƣớng dẫn, truyền đạt kiến thức cùng với các phƣơng
pháp nghiên cứu khoa học để tôi hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô khoa Sinh - KTNN - trƣờng
ĐHSP Hà Nội 2, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung Ƣơng, phòng Hóa sinh - bệnh
viện Hữu nghị Việt Xô, trung tâm Hỗ trợ nghiên cứu khoa học và Chuyển
giao công nghệ cùng với phòng Thí nghiệm Hóa sinh - trƣờng Đại học sƣ
phạm Hà Nội 2 đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi trong suốt thời gian


nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn đến những ngƣời thân trong gia đình, bạn
bè đã giúp đỡ, động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn
thành khóa luận tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 13 tháng 05 năm 2015
Sinh viên thực hiện

Phạm Thị Phƣơng


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
Đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Tất cả các số liệu và kết quả
nghiên cứu trong khóa luận này là trung thực và chƣa có ai công bố sử dụng
để bảo vệ một học vị nào từ trƣớc đến nay.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với những nội dung đƣợc đề cập
trong bản khóa luận này.
Hà Nội, ngày 13 tháng 05 năm 2015
Sinh viên thực hiện

Phạm Thị Phƣơng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 2
3.Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 2
NỘI DUNG ....................................................................................................... 3

Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 3
1.1. Hạt loài Đậu đen (Vigna cylindrical(L.) .................................................... 3
1.1.1. Nguồn gốc, đặc điểm hình thái, phân bố ................................................ 3
1.1.2. Thành phần hóa học ................................................................................ 3
1.1.3. Công dụng và tác dụng dƣợc lý .............................................................. 3
1.2. Bệnh béo phì............................................................................................... 4
1.2.1. Định nghĩa ............................................................................................... 4
1.2.2. Phƣơng pháp đánh giá ............................................................................. 4
1.2.3. Phân loại .................................................................................................. 4
1.2.4. Nguyên nhân gây béo phì........................................................................ 5
1.2.5. Biến chứng của béo phì ........................................................................... 5
1.3. Bệnh đái tháo đƣờng .................................................................................. 6
1.3.1. Khái niệm ................................................................................................ 6
1.3.2. Phân loại .................................................................................................. 7
1.3.3. Biến chứng và tác hại của bệnh đái tháo đƣờng ..................................... 8
1.3.4. Tiêu chí chẩn đoán đái tháo đƣờng ......................................................... 9
1.3.5. Tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ trên thế giới và Việt Nam..................................... 9
1.3.6. Mối quan hệ giữa béo phì và đái tháo đƣờng........................................ 10
1.4. Rối loạn trao đổi lipid .............................................................................. 11
1.4.1. Khái niệm .............................................................................................. 11


1.4.2. Phân loại ................................................................................................ 11
1.4.3. Nguyên nhân và triệu chứng rối loạn lipid ........................................... 11
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 12
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu.............................................................................. 12
2.1.1. Mẫu thực vật.......................................................................................... 12
2.1.2. Mẫu động vật......................................................................................... 12
2.2. Hóa chất và dụng cụ thí nghiệm............................................................... 13
2.2.1. Hóa chất................................................................................................. 13

2.2.2. Các dụng cụ thí nghiệm ........................................................................ 13
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 13
2.3.1. Tách chiết các phân đoạn dịch chiết từ hạt loài đậu đen ...................... 13
2.3.2. Phƣơng pháp nuôi chuột béo phì .......................................................... 13
2.3.3. Phƣơng pháp gây ĐTĐ thực nghiệm mô phỏng theo type 2 ................ 14
2.3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu tác dụng hạ glucose huyết của dịch chiết từ
hạt loài Đậu đen (Vigna cylindrica(L.) trên mô hình chuột đái tháo đƣờng
type 2 ............................................................................................................... 14
2.3.4.1. Phƣơng pháp gây ĐTĐ thực nghiệm mô phỏng type 2 ..................... 14
2.3.4.2. Thử khả năng hạ glucose huyết của các phân đoạn dịch chiết từ hạt
loài Đậu đen (Vigna cylindrica(L.)trên mô hình chuột ĐTĐ type 2 .............. 15
2.3.5. Phƣơng pháp định lƣợng một số chỉ số lipid trong huyết thanh ........... 15
2.3.5.1. Phƣơng pháp định lƣợng glucose huyết ............................................. 16
2.3.5.2. Định lƣợng triglycerid huyết thanh theo phƣơng pháp enzyme ........ 16
2.3.5.3. Định lƣợng cholesterol toàn phần trong huyết thanh theo phƣơng
pháp enzyme .................................................................................................... 17
2.3.5.4. Định lƣợng HDL-c ............................................................................. 18
2.3.6. Phƣơng pháp xử lí số liệu ..................................................................... 18
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 20


3.1. Kết quả tạo mô hình chuột béo phì thực nghiệm ..................................... 20
3.2. Kết quả tạo mô hình chuột ĐTĐ type 2 ................................................... 24
3.3. Tác dụng của một số phân đoạn dịch chiết từ hạt loài Đậu đen trên mô
hình chuột BP thực nghiệm ............................................................................. 25
3.4. Tác dụng của các phân đoạn dịch chiết từ hạt loài Đậu đen (Vigna
cylindrical(L.) đến nồng độ glucose huyết lúc đói của chuột ĐTĐ ............... 27
3.5. Tác dụng đến chuyển hóa lipid của hạt loài Đậu đen (Vigna
cylindrical(L.) trên mô hình chuột ĐTĐ type 2 .............................................. 29
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 31

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 33


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

BP

:Béo phì

CHCL3

:Choloroform

ĐC

:Đối chứng

ĐTĐ

:Đái tháo đƣờng

ĐTĐKĐT :Đái tháo đƣờng không điều trị.
EtOAc

:Ethylacetat

EtOH

:Ethanol


HDL-c

:Lipoprotein tỷ trọng cao (High-density lipoprotein cholesterol)

LDL-c

:Lipoprotein tỷ trọng thấp (Low-density lipoprotein cholesterol)

NO

:Nitric oxide



:Phân đoạn

STZ

:Streptozotocin

TC

TG

:Cholesterol
:Tiểu đƣờng
:Triglycerid

VLDL


:Lipoprotein tỷ trọng cực thấp (very low – density lipoprotein)

WHO

:Tổ chức y tế Thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Phân loại BMI của ngƣời trƣởng thành Châu Âu và Châu Á .......... 5
Bảng 1.2. Tiêu chí chẩn đoán ĐTĐ theo Tổ chức Y tế Thế giới ...................... 9
Bảng 2.1. Mô hình nghiên cứu khả năng hạ glucose huyết của các phân đoạn
dịch chiết từ hạt loài Đậu đen (Vigna cylindrica(L.) ...................................... 15
Bảng 3.1. Trọng lƣợng trung bình tính theo (g) của hai nhóm chuột nuôi bằng
hai chế độ dinh dƣỡng khác nhau.................................................................... 20
Bảng 3.2. So sánh một số chỉ số hóa sinh trong máu chuột bằng hai chế độ ăn
khác nhau......................................................................................................... 22
Bảng 3.3. Nồng độ glucose huyết lúc đói của các lô chuột trƣớc và sau khi
tiêm STZ .......................................................................................................... 24
Bảng 3.4. So sánh trọng lƣợng của các lô chuột BP trƣớc và sau khi điều trị 26
Bảng 3.5. Kết quả nồng độ glucose huyết lúc đói của các phân đoạn dịch chiết
từ hạt loài Đậu đen đến chuột ĐTĐ sau 21 ngày điều trị ............................... 28
Bảng 3.6. So sánh một số chỉ số lipid máu ở chuột ĐTĐ trƣớc và sau điều trị
bằng cao phân đoạn CHCL3 và cao phân đoạn EtOH .................................... 29


DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ

Hình 2.1. Hình thái hạt Đậu đen (Vigna cylindrical(L.) ................................. 12
Hình 2.2. Mẫu chuột nuôi với hai chế độ ăn khác nhau (thí nghiệm) ............ 12
Hình 3.1 Biểu đồ tăng trọng lƣợng của chuột trong 6 tuần ............................ 21

Hình 3.2. Biểu đồ một số chỉ số hóa sinh trong máu chuột nuôi bằng hai chế
độ ăn khác nhau ............................................................................................... 23
Hình 3.3. Biểu đồ nồng độ glucose huyết lúc đói của các lô chuột thí nghiệm
trƣớc và sau khi tiêm (72h) ............................................................................. 25
Hình 3.4. Biểu đồ so sánh khối lƣợng của các lô chuột BP trƣớc và sau khi
điều trị ............................................................................................................. 26
Hình 3.5. Nồng độ glucose huyết lúc đói của các lô chuột trƣớc và sau 21
ngày điều trị..................................................................................................... 28
Hình 3.6. So sánh một số chỉ số lipid máu ở chuột ĐTĐ trƣớc và sau điều trị
bằng cao phân đoạn CHCL3 và cao phân đoạn EtOH .................................... 30


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Bệnh ĐTĐ trong thời đại hiện nay là một trong những căn bệnh phổ
biến nhất, đặc biệt ở các nƣớc đang phát triển trong đó có Việt Nam.
Ở một số nƣớc, số ngƣời mắc căn bệnh này chiếm tỉ lệ tới 10% dân số
và số ngƣời mắc bệnh ngày một tăng cao.
ĐTĐ là một trong những bệnh nội tiết và rối loạn chuyển hóa, có mức
tăng nhanh chóng trong thời gian gần đây cả về số lƣợng cũng nhƣ chi phí
điều trị, trở thành gánh nặng về kinh tế và xã hội đối với nhiều quốc gia trên
thế giới.
Sự gia tăng nhanh chóng tỷ lệ ngƣời mắc bệnh làm cho ĐTĐ trở thành
một vấn đề lớn cho sức khỏe vì bệnh có tỷ lệ mắc, chết trầm trọng trong quá
trình trị liệu lâu dài, đặc biệt là ĐTĐ type2 một trong những bệnh phổ biến
nhất trong bệnh ĐTĐ.
ĐTĐ loại 2 (type 2) là một chứng bệnh mãn tính phát triển khi tuyến
tụy không sản xuất đủ insulin hoặc khi các mô trong cơ thể không thể sử dụng
insuliun một cách bình thƣờng [3].
Bệnh ĐTĐ là hậu quả của tình trạng béo phì và thừa cân quá mức.

ĐTĐ còn gây ra nhiều biến chứng nhƣ: mù mắt, nhồi máu cơ tim, tai
biến mạch máu não, suy thận, cƣa chân…
Y học hiện đại ngày nay có nhiều loại thuốc chống ĐTĐ và rối loạn
trao đổi lipid khá hiệu quả nhƣ: Insulin, Metformin, Fluoxiten... Tuy nhiên
chúng thƣờng có tác dụng phụ không mong muốn và chi phí điều trị đắt đỏ
[10].
Vấn đề đặt ra là cần nghiên cứu phát triển các loại thuốc nguồn gốc
thảo dƣợc với nguyên liệu sẵn có, rẻ tiền và ít có tác dụng phụ. Với nhiều
ngƣời đậu đen không chỉ là thực phẩm mà còn có nhiều công dụng phòng,

1


chữa bệnh rất hiệu quả [6]. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên
cứu tác dụng hạ đường huyết và khả năng chống rối loạn trao đổi lipid của
dịch chiết từ hạt loài Đậu đen (Vigna cylindrical(L.) trên mô hình chuột đái
tháo đường thực nghiệm”.
2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá ảnh hƣởng của dịch chiết từ hạt loài đậu đen đến hàm lƣợng
glucose huyết và một số chỉ số lipid máu ở chuột ĐTĐ type 2 nhằm tạo cơ sở
cho việc tìm kiếm và sản xuất thực phẩm chức năng từ thảo dƣợc có khả năng
hỗ trợ điều trị bệnh BP và ĐTĐ.
3.Nội dung nghiên cứu
3.1. Tạo mô hình chuột béo phì và đái tháo đƣờng
3.2. Xác định liều độc cấp LD50 của dịch chiết từ hạt loài Đậu đen (Vigna
cylindrical(L.)
3.3. Đánh giá ảnh hƣởng của các phân đoạn dịch chiết đến trọng lƣợng, nồng
độ glucose, lipid

2



NỘI DUNG
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Hạt loài Đậu đen (Vigna cylindrical(L.)
1.1.1. Nguồn gốc, đặc điểm hình thái, phân bố
Đậu đen (Vigna cylindrical(L.) có nguồn gốc ở Châu Phi, từ đó lan sang
Trung Á, Ấn Độ và nhiều khu vực khác của Châu Á.
Đậu đen là cây thân thảo, sống hàng năm. Thân cao 50-100 cm, phân
nhiều cành, toàn thân không lông. Lá kép gồm 3 lá chét mọc so le, lá chét
giữa to và dài hơn lá chét hai bên. Hoa màu tím nhạt, quả giáp dài, đƣờng
kính tròn, trong chứa 7-10 hạt màu đen. Hạt có vỏ màu đen, nhân hạt trắng
hoặc xanh.
Hiện nay cây Đậu đen đƣợc trồng ở khắp các vùng nhiệt đới và cận
nhiệt đới ở Châu Á, Châu Phi, Nam Mỹ và kể cả Hoa Kỳ.
1.1.2. Thành phần hóa học
Thành phần chủ yếu của hạt Đậu đen: glucid 53%, protein 24%, lipid
1,7%, các vitamin A, B1, B2, PP, C, ngoài ra còn giàu acid amin và các
nguyên tố vô cơ: Ca, P, Fe…
1.1.3. Công dụng và tác dụng dược lý
Có tác dụng khử độc Sulfates
Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Ngƣời ta nhận thấy những ngƣời ăn
nhiều đậu đen, rau xanh, ngũ cốc là nhóm ngƣời giảm đƣợc tới 82% nguy cơ
mắc bệnh tim mạch, so với nhóm ngƣời ăn ít nhóm thực phẩm nói trên, đặc
biệt là thực phẩm họ đậu, lý do là đậu đen có chứa nhiều chất xơ. Lợi thế của
đậu đen là cung cấp chất xơ, folate và magie giúp làm giảm hormocystein.
Tăng cƣờng năng lƣợng cho cơ thể và ổn định lƣợng đƣờng huyết.
Ngoài lợi ích cho hệ tiêu hóa, tim mạch, chất xơ hòa tan có trong đậu đen có
tác dụng ổn định lƣợng đƣờng trong máu. Trƣờng hợp cơ thể kháng insulin


3


mắc bệnh ĐTĐ thì nên tăng cƣờng ăn đậu đen, nó sẽ giúp cơ thể tiêu thụ năng
lƣợng một cách chậm hơn và cuối cùng ổn định lƣợng đƣờng huyết.
Theo y học cổ truyền có rất nhiều sách viết về tác dụng chữa bệnh của
đậu đen. Sách Bản thảo Đƣờng tân tụ nói rằng đậu đen chữa đƣợc thủy thũng.
Sách Bản thảo Thập di nói rằng đậu đen còn chứa đƣợc chứng phong tê thấp,
nếu ăn lâu ngày thì đẹp nhan sắc. Bản thảo Cƣơng mục cho rằng, nƣớc đậu
đen có thể bổ thận, giải đƣợc độc.
1.2. Bệnh béo phì
1.2.1. Định nghĩa
Theo WHO, BP là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình
thƣờng tại một vùng cơ thể hay toàn thân đến mức ảnh hƣởng tới sức khỏe
[9].
Ngƣời bị BP ngoài thân hình nặng nề, khó coi…còn có nguy cơ mắc
nhiều bệnh nhƣ rối loạn lipit máu, sỏi mật, ĐTĐ, ung thƣ, tăng huyết áp,
xƣơng khớp…
1.2.2. Phương pháp đánh giá
Có nhiều phƣơng pháp đánh giá bệnh béo phì nhƣ: Đo chỉ số trọng
lƣợng cơ thể BMI, đo vòng eo, tỉ lệ eo/hông (WHR)… Trong đó phƣơng pháp
sử dụng chiều cao và cân nặng đƣợc sử dụng rộng rãi nhất là chỉ số BMI.
Công thức tính:

Trong đó:

- W: Cân nặng cơ thể (kg)
- H: Chiều cao (m)

1.2.3. Phân loại

Dựa vào nguyên nhân gây bệnh, BP đƣợc chia thành hai dạng chính:

4


- Béo phì đơn thuần: Là do năng lƣợng đƣợc hấp thu vào cơ thể nhiều vƣợt
quá mức cần thiết dẫn đến tình trạng tích lũy mỡ.
- Béo phì bệnh lí: Là do bệnh lí nhƣ một số bệnh nội tiết nhƣ hội chứng
Cushing khiến lƣợng hormon cortisosteroid trong cơ thể quá cao, buồng trứng
đa năng, suy tuyến giáp trạng…[8]
Bảng 1.1. Phân loại BMI của người trưởng thành Châu Âu và Châu Á
Ngƣời

trƣởng

Mức độ thể trọng

Ngƣời trƣởng thành Châu Âu

Nhẹ cân

< 18,5

< 18,5

Bình thƣờng

18,5 – 24,9

18,5 – 22,9


Quá cân

≥ 25 – 29,9

≥ 23

Béo phì độ 1

30

Béo phì độ 2

35 – 39,9

25 – 29,9

Béo phì độ 3

≥ 40

≥ 30

– 34,9

thành

Châu Á

>23 – 24,9


1.2.4. Nguyên nhân gây béo phì
- Ăn nhiều: vƣợt quá nhu cầu cơ thể thƣờng là nguyên nhân BP (95%).
- Hoạt động thể lực kém: ít vận động.
- Nguyên nhân do thuốc: gần đây, thuốc đƣợc thêm vào danh mục nguyên
nhân của các yếu tố BP, bởi vì gia tăng dƣợc liệu pháp.
- Nguyên nhân di truyền: 69% ngƣời béo phì có bố hoặc mẹ béo phì; 18%
cả bố lẫn mẹ đều béo phì, chỉ có 7% là có tiền sử gia đình không ai BP.
- Nguyên nhân nội tiết: Hội chứng Cushing, cƣờng insulin do u tụy tiết
insulin, tăng ăn ngon, ăn nhiều và tân sinh mô mỡ, giảm hoạt tuyến giáp, tăng
tiêu glucid.
1.2.5. Biến chứng của béo phì
Biến chứng về chuyển hóa:

5


- Chuyển hóa acid uric: acid uric máu thƣờng tăng, có lẽ có liên quan
đến tăng triglyceride máu. Cần chú ý đến sự tăng acid uric đột ngột khi điều
trị nhằm giảm cân, có thể gây cơn Gout cấp tính (do thoái giáng protein).
- Chuyển hóa lipid: triglyceride huyết tƣơng thƣờng tăng trong BP. Sự
tăng lipoprotein có liên quan đến rối loạn chuyển hóa glucid nói trên làm cho
gan sản xuất nhiều VLDL hơn. Cholesterol máu ít khi ảnh hƣởng trực tiếp bởi
BP nhƣng nếu có tăng cholesterol trƣớc đó thì dễ làm tăng LDL. HDL thƣờng
giảm khi có triglyceride tăng.
- Chuyển hóa glucid: có tình trạng kháng insulin, tăng tiết insulin, phát
hiện qua nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đƣờng uống bị rối loạn, dễ dẫn
đến bệnh ĐTĐ, vì vậy BP là một yếu tố nguy cơ của ĐTĐ.
Biến chứng về nội tiết: tăng insulin máu, tăng đề kháng insulin và ĐTĐ
type2, giảm số lƣợng và chất lƣợng insulin, kích thích tế bào bêta do ăn nhiều

glucid. Chức năng nội tiết sinh dục: giảm khả năng sinh sản.
Biến chứng ở phổi: giảm chức năng hô hấp. Hội chứng Pickwick:
ngƣng thở khi ngủ, tăng hồng cầu.
Biến chứng về xƣơng khớp: tại các khớp chịu lực cao (khớp gối, khớp
hang, cột sống) dễ bị đau, thoái khớp, thoát vị đĩa đệm, trƣợt đốt sống.
Biến chứng tim mạch: BP là một trong những yếu tố nguy cơ cho bệnh
lý tim mạch nhƣ: tăng huyết áp , huyết áp giảm khi giảm cân. Suy mạch vành,
suy tim, tai biến mạch máu não.
1.3. Bệnh đái tháo đƣờng
1.3.1. Khái niệm
- Theo WHO, ĐTĐ là một hội chứng rối loạn chuyển hóa cacbohydrat
có đặc tính biểu hiện bằng tăng glucose máu do có liên quan đến sự suy yếu
trong bài tiết và hoạt động của insulin hoặc do hậu quả của việc thiếu hoặc
mất hoàn toàn insulin.

6


WHO đã nhận định rằng: “Thế kỷ XXI là thế kỷ của các bệnh nội tiết
và rối loạn chuyển hóa mà điển hình là bệnh ĐTĐ. Những gì mà đại dịch
HIV/AIDS đã hoành hành 20 năm cuối thế kỷ XX, thì đó sẽ là ĐTĐ trong 20
năm đầu thế kỷ XXI” [1].
1.3.2. Phân loại
Dựa vào những tiến bộ khoa học trong những năm gần đây ĐTĐ đƣợc
phân loại dựa vào hiểu biết về nguyên nhân sinh bệnh.
- ĐTĐ type 1 (còn gọi là tiểu đƣờng phụ thuộc insulin): Chiếm 5 – 10%,
thƣờng gặp ở ngƣời dƣới 40 tuổi. Ở loại này, sự bài tiết insulin bị tiêu hủy do
sự phân hủy tự miễn tế bào β của đảo tụy Langerhans nơi tiết insulin. Các giai
đoạn trong ĐTĐ type 1:



Giai đoạn 1: Bản chất di truyền, nhạy cảm gene.



Giai đoạn 2: Khởi phát quá trình tự miễn.



Giai đoạn 3: Phát triển một loạt các kháng thể.



Giai đoạn 4: Tổn thƣơng chức năng tế bào β đảo tụy.



Giai đoạn 5: ĐTĐ lâm sàng, phá hủy hoàn toàn hoặc gần nhƣ hoàn toàn tế

bào β đảo tụy. Biểu hiện lâm sàng là ĐTĐ phụ thuộc insulin có kèm biến
chứng [7].
- ĐTĐ type 2 (còn gọi là tiểu đƣờng không phụ thuộc insulin): Chiếm 90 –
95% tổng số bệnh nhân tiểu đƣờng, thƣờng xảy ra với những ngƣời lớn tuổi,
hoặc những ngƣời thừa cân, béo phì. Ở loại này, insulin đƣợc bài tiết bình
thƣờng, lƣu thông trong máu nhƣng không có tác dụng do có quan hệ chặt chẽ
với tính kháng insulin ở cơ quan đích. ĐTĐ type 2 diễn biến qua 3 giai đoạn:


Giai đoạn 1: Mặc dù nồng độ glucose trong máu vẫn bình thƣờng, nhƣng


có hiện tƣợng kháng insulin vì insulin tăng cao hơn mức bình thƣờng trong
máu.

7




Giai đoạn 2: Tình trạng kháng insulin có xu hƣớng nặng dần do có hiện

tƣợng tăng glucose huyết sau ăn.


Giai đoạn 3: Kháng insulin không đổi nhƣng bài tiết insulin suy giảm gây

tăng glucose huyết lúc đói, bệnh ĐTĐ biểu hiện ra bên ngoài.
Cùng với hai dạng phổ biến trên còn có các dạng ít gặp hơn:
- ĐTĐ thai kì: Chiếm khoảng 3 – 8% tổng số phụ nữ mang thai mắc ĐTĐ thai
kì. Là tình trạng rối loạn dung nạp glucose huyết lần đầu tiên phát hiện trong
thai kỳ. Bao gồm cả các trƣờng hợp đái tháo đƣờng đã có từ trƣớc nhƣng
chƣa đƣợc phát hiện. Phụ nữ bị ĐTĐ thai kỳ có nhiều khả năng phát triển
thành bệnh ĐTĐ type 2 sau này [1].
- ĐTĐ thứ phát ở một số bệnh (bệnh về tụy hoặc phụ thuộc những hormon
khác với insulin), nhƣng ĐTĐ gây ra do điều trị ĐTĐ liên quan đến dinh
dƣỡng.
Cũng có trƣờng hợp dung nạp không hoàn toàn glucose, tình trạng trên có thể
coi là tình trạng tiền ĐTĐ.
1.3.3. Biến chứng và tác hại của bệnh đái tháo đường
Nếu không đƣợc điều trị tốt, bệnh tiểu đƣờng gây ra nhiều biến chứng
có thể làm bệnh nhân tàn phế, thậm chí tử vong.

- Biến chứng cấp tính: Do đƣờng huyết tăng cao, có thể gây hôn mê nhiễm
cetone hay hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu. Nếu không đƣợc điều trị kịp thời
có thể dẩn đến tử vong. Hạ đƣờng huyết là biến chứng cấp tính, thƣờng do
quá liều thuốc, insulin gây nên. Có thể do bệnh nhân nhịn đói, kiêng khem
quá mức hay do uống nhiều rƣợu. Nếu không đƣợc điều trị kịp thời có thể hôn
mê và thậm chí tử vong.
- Biến chứng mãn tính:


Tổn thƣơng bàn chân: Tùy từng mức độ nhƣ loét, hoại thƣ, cắt cụt, phỏng

rộp, biến dạng…[1], [4].

8




Biến chứng mạch máu lớn: mạch vành (38%), đột quỵ (1,2%), tăng huyết

áp (27,6%)…


Biến chứng mắt: Bệnh lý võng mạc (27,8%), đục thủy tinh thể (6,1%),
tăng sinh gây mù lòa (1,1%)….

 Biến chứng thần kinh: Biến chứng thần kinh ngoại biên do ĐTĐ gây mất
cảm giác ở chân, gây đau nhức, tay hay dị cảm, tê …là nguy cơ của nhiễm
trùng chân đƣa đến đoạn chi.



Biến chứng thận: microalbumin niệu (11,6%), macroalbumin (3%), suy

thận từ độ 1 đến độ 4 (3,5%)…
1.3.4. Tiêu chí chẩn đoán đái tháo đường
Tiêu chí của WHO về chẩn đoán ĐTĐ
Bảng 1.2. Tiêu chí chẩn đoán ĐTĐ theo Tổ chức Y tế Thế giới
Đƣờng huyết 2 giờ sau Đƣờng
Kết luận
ĐTĐ

huyết

Đƣờng huyết lúc khi làm nghiệm pháp tại thời điểm
đói

tăng đƣờng huyết

>7mmol/l

>11,1mmol/l

bất kì

>11,1mmol/l

Rối loạn dung
nạp đƣờng

>5,6mmol/l


>7,8mmol/l

và<7mmol/l

và<11,1mmol/l

kèm theo
triệu chứng
uống

nhiều,

đái nhiều và
gây sốt
Bình thƣờng

<5,6mmol/l

<7,8mmol/l

1.3.5. Tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ trên thế giới và Việt Nam
* Trên thế giới

9


Theo WHO: năm 1995 thế giới có 135 triệu ngƣời mắc bệnh ĐTĐ
chiếm 4% dân số thế giới, năm 2010 có 221 triệu ngƣời và dự báo đến năm
2025 là 350 triệu ngƣời, chiếm 6%. Các nƣớc đang phát triển sẽ phải hứng

chịu hậu quả nghiêm trọng của căn bệnh này bởi tốc độ phát triển của nó có
thể lên tới 170%.
ĐTĐ là bệnh không lây nhiễm nhƣng đƣợc coi là đại dịch bởi tốc độ
phát triển nhanh chóng nhất trên thế giới, chủ yếu là các nƣớc đang phát triển
(trong đó có Việt Nam). Nó đang là gánh nặng cho sự phát triển kinh tế, xã
hội và sức khỏe của con ngƣời toàn thế giới trong thế kỷ 21.
* Ở Việt Nam
Phần lớn ngƣời bệnh phát hiện và điều trị muộn. Vì vậy, mỗi năm có
trên 70% bệnh nhân không đƣợc phát hiện và điều trị kịp thời. Khu vực nông
thôn trƣớc đây thƣờng rất ít thì nay bệnh đã trở nên phổ biến do quá trình đô
thị hóa.
Ở nƣớc ta, đối tƣợng mắc bệnh ĐTĐ thƣờng ở độ tuổi từ 30-65, tuy
nhiên hiện nay có những bệnh nhân ĐTĐ mới chỉ 9-10 tuổi, điều này phản
ánh sự trẻ hóa của bệnh. Bên cạnh đó, biến chứng tim mạch do bệnh ĐTĐ
luôn là biến chứng phổ biến và là nguyên nhân gây đột quỵ và tử vong hàng
đầu ở ngƣời bệnh ĐTĐ.
1.3.6. Mối quan hệ giữa béo phì và đái tháo đường
Có nhiều nhân tố ảnh hƣởng đến mối quan hệ giữa BP và ĐTĐ type 2
bao gồm: chế độ dinh dƣỡng, sự vận động thân thể, chỉ số khối cơ thể, thời
gian béo phì. Một thống kê đã chỉ ra rằng những ngƣời có chỉ số khối cơ thể
>30kg/m2 trong 10 năm có nguy cơ mắc ĐTĐ type 2 cao gấp hai lần ngƣời
BP dƣới 5 năm, và nếu trọng lƣợng cơ thể tăng 1kg thì rủi ro về bệnh ĐTĐ
type 2 tăng 4,5%. Đây chính là cơ sở để Reed và cộng sự đƣa ra phƣơng pháp

10


gây mô hình ĐTĐ thực nghiệm ở động vật bằng cách tiêm STZ liều đơn cho
chuột đã đƣợc vỗ béo nhiều ngày [12], [13].
Béo phì và ĐTĐ là hai căn bệnh không truyền nhiễm nguy hiểm nhất

của thế kỉ 21, chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Một cuộc khảo sát ở
Mĩ gần đây chỉ ra rằng có tới 58% số ngƣời bị ĐTĐ type 2 đƣợc quy cho là
do BP. Béo phì có liên quan đến ĐTĐ type 2 thông qua sự đề kháng insulin.
Nồng độ acid béo tự do cứ tăng lên 100μM thì mức đề kháng insulin tăng lên
khooảng 5-10% [3].
1.4. Rối loạn trao đổi lipid
1.4.1. Khái niệm
Rối loạn lipid máu là tình trạng tăng cholesterol, triglycerides (TGs)
huyết tƣơng hoặc cả hai, hoặc giảm nồng độ lipoprotein phân tử lƣợng cao,
tăng nồng độ lipoprotein phân tử lƣợng thấp làm gia tăng quá trình xơ vữa
động mạch.
1.4.2. Phân loại
Để đánh giá lƣợng mỡ trong máu ngƣời ta làm xét nghiệm với các chỉ
số:
- Cholesterol toàn phần (2,9 – 5,2mmol/l)
- Triglycerid (0,8 – 2,3mmol/l)
- HDL-c (0,90 – 1,50mmol/l)
- LDL-c (0,5 – 3,4mmol/l)
1.4.3. Nguyên nhân và triệu chứng rối loạn lipid
Nguyên nhân gây rối loạn lipid máu có thể là thứ phát (do thói quen ăn
uống, sinh hoạt hoặc một số bệnh lý) hoặc nguyên phát (do các bệnh về gen).
Rối loạn lipid máu thƣờng không có triệu chứng đặc trƣng. Hầu hết là những
triệu chứng “mƣợn” của các cơ quan khác. Bệnh nhân có thể biểu hiện bằng
các triệu chứng của bệnh tim mạch nhƣ bệnh mạch vành, bệnh mạch máu
ngoại biên.

11


Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
2.1.1. Mẫu thực vật
- Đậu đen (Vigna cylindrical(L.)

Hình 2.1. Hình thái hạt Đậu đen (Vigna cylindrical(L.)
Bộ phận sử dụng hạt Đậu đen ( Vigna cylindrical(L.)
2.1.2. Mẫu động vật
Chuột nhắt trắng Mus musculus chủng Swiss 6 tuần tuổi (17 - 20g) và
thức ăn chuẩn cho chuột do viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ƣơng cung cấp.

Hình 2.2. Mẫu chuột nuôi với hai chế độ ăn khác nhau (thí nghiệm)

12


2.2. Hóa chất và dụng cụ thí nghiệm
2.2.1. Hóa chất
- Silicagel 60 (0.04- 0.063 mm) Merck.
- STZ (streptozotocin) Sigma, ST. Louse.
2.2.2. Các dụng cụ thí nghiệm
- Cân kĩ thuật GM612, Đức.
- Máy xét nghiệm tự động các chỉ số sinh hóa OLYMPUS AU 640, Nhật.
- Máy quang phổ UV – VIS 1000.
- Micropipet và các dụng cụ đo đếm khác.
- Tủ sấy Memert, Đức.
- Máy đo đƣờng huyết tự động OneTouch Ultra và que thử của công ty
Johnson – Johnson – tập đoàn Lifescan của Mỹ.
- Máy li tâm eppendorf, li tâm lạnh.
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Tách chiết các phân đoạn dịch chiết từ hạt loài đậu đen

Từ 3000g hạt Đậu đen (Vigna cylindrical(L.) sấy khô đƣợc ngâm với
ethnol 96% ở nhiệt độ phòng 220C trong vòng 14 ngày (quá trình đƣợc lặp lại
3 lần). Gộp dịch chiết lại, lọc qua giấy lọc 3 lần và cất loại dung môi dƣới
bóng điện 220V- 220W chúng tôi thu đƣợc cao tổng số ethnol đƣợc hòa tan
trong nƣớc nóng và chiết lần lƣợt với các dung môi n-hexan, chloroform,
ethylacetate các dung môi dƣới bóng điện 220V - 220W thu đƣợc các cao
phân đoạn dịch chiết tƣơng ứng.
2.3.2. Phương pháp nuôi chuột béo phì
-

Chuột nhắt trắng chủng Mus musculus (17 - 20g) đƣợc nuôi giống nhau về

không gian và thời gian nhƣng với 2 chế độ ăn khác nhau, lô thí nghiệm cho
ăn thức ăn giàu lipid, còn lô đối chứng cho ăn thức ăn chuẩn của Viện vệ sinh
Dịch tễ Trung Ƣơng.

13


-

Sau thời gian 4 - 6 tuần, tiến hành cân trọng lƣợng của các lô chuột nuôi

thí nghiệm, từ đó so sánh mức độ tăng trọng của các lô chuột đƣợc nuôi theo
2 chế độ ăn khác nhau kể trên.
2.3.3. Phương pháp gây ĐTĐ thực nghiệm mô phỏng theo type 2
-

Chuột cho nhịn ăn 16h trƣớc khi tiêm STZ. STZ đƣợc pha trong đệm


citrate (0,01M, pH 4,5) và giữ lạnh trong khi sử dụng.
-

Chuột gây bệnh đƣợc tiêm màng bụng dung dịch STZ (10mg/ml) với liều

lƣợng duy nhất 100mg/kg thể trọng. Đối chứng chỉ tiêm citrate. Sau khi tiêm
cho chuột ăn bình thƣờng.
-

Xác định nồng độ glucose huyết của chuột trƣớc và sau 72h tiêm STZ.

Chuột xem nhƣ đã mắc ĐTĐ khi nồng độ glucose huyết lúc đói >13,9mmol/l.
-

Chuột nuôi béo phì đƣợc gây đái tháo đƣờng type 2 bằng tiêm STZ dƣới

màng bụng. Sau 3 - 4 ngày những con chuột này bị bệnh với nồng độ đƣờng
huyết ≥ 18mmol/lit
2.3.4. Phương pháp nghiên cứu tác dụng hạ glucose huyết của dịch chiết từ
hạt loài Đậu đen (Vigna cylindrica(L.) trên mô hình chuột đái tháo đường
type 2
2.3.4.1. Phương pháp gây ĐTĐ thực nghiệm mô phỏng type 2
Chuột nuôi béo phì đƣợc gây đái tháo đƣờng type 2 bằng tiêm STZ
(110mg/kg pha trong đệm citrate 0.01M, pH = 4,3) dƣới màng bụng, gây rối
loạn trao đổi glucose máu của chuột béo phì thực nghiệm nhằm tạo mô hình
chuột đái tháo đƣờng type 2 phát triển từ béo phì. Trƣớc khi thí nghiệm cho
chuột nhịn đói 12 giờ. Sau đó chúng đƣợc tiếp nhận nƣớc và thức ăn bình
thƣờng. Sau từ 3-4 ngày những con chuột bị bệnh với nồng độ glucose huyết
đƣợc xác định ≥ 18mmol/l [7], [8]. Tiến hành phân các lô chuột đã bị bệnh để
nghiên cứu khả năng hạ đƣờng huyết khi sử dụng các phân đoạn dịch chiết từ

hạt đậu đen.

14


Bảng 2.1. Mô hình nghiên cứu khả năng hạ glucose huyết của các phân
đoạn dịch chiết từ hạt loài Đậu đen (Vigna cylindrica(L.)
Lô Chế độ ăn trƣớc khi điều trị

Phƣơng pháp điều trị

Liều uống

1

Thức ăn chuẩn

Uống nƣớc cất, không điều trị

2

Thức ăn béo

Uống nƣớc cất, không điều trị

3

Thức ăn béo

Uống cao phân đoạn ethanol


2000mg/kg/ngày

4

Thức ăn béo

Uống cao phân đoạn n-hexan

2000mg/kg/ngày

5

Thức ăn béo

Uống cao phân đoạn EtOAc

2000mg/kg/ngày

6

Thức ăn béo

Uống cao phân đoạn nƣớc

2000mg/kg/ngày

Chuột bị bệnh uống điều trị các phân đoạn dịch chiết từ hạt đậu đen và
metformin, đƣợc tiến hành đo nồng độ glucose huyết của chuột ở các thí điểm
khác nhau ( 7 ngày, 14 ngày, 21 ngày) trong vòng 21 ngày (3 tuần).

2.3.4.2. Thử khả năng hạ glucose huyết của các phân đoạn dịch chiết từ hạt
loài Đậu đen (Vigna cylindrica(L.)trên mô hình chuột ĐTĐ type 2
Các lô chuột đái tháo đƣờng type 2 (10 con/lô) đƣợc ăn thức ăn
thƣờng và điều trị hàng ngày bằng cách cho uống phân đoạn dịch chiết từ hạt
đậu đen với liều 2000mg/kg. Đƣờng huyết của các con chuột đƣợc đo vào
cùng một thời điểm trong ngày và sau khi nhịn đói 12 giờ ở các ngày thứ 0
(trƣớc khi điều trị), ngày thứ 7, 14, 21 khi điều trị.
2.3.5. Phương pháp định lượng một số chỉ số lipid trong huyết thanh
Các chỉ số lipid huyết thanh (cholesterol toàn phần, triglyceride, HDLc, LDL-c) đƣợc xác định trên máy xét nghiệm sinh hóa tự động (Phòng hóa
sinh – Bệnh viện Hữu nghị Việt – Xô).

15


2.3.5.1. Phương pháp định lượng glucose huyết
Máu sử dụng để định lƣợng glucose huyết là máu toàn phần lấy từ đuôi
chuột. Định lƣợng glucose huyết bằng máy đo đƣờng huyết tự động và bộ
KIT thử tƣơng ứng (One Touch, Johnson & Johnson, USA).
Nguyên tắc của phƣơng pháp này là dựa trên phản ứng đặc hiệu của Glucose
oxidase (GOD) có sẵn bộ KIT thử với Glucose trong máu tạo thành acid
gluconic và H2O2 (phản ứng 1). H2O2 tạo thành peroxydase phân hủy giải
phóng oxi, oxi hóa O – Dianisidin tạo phức chất màu vàng nâu (phản ứng 2)
Glucose + H2O2 + O2 → Acid Gluconic + H2O2 (Phản ứng 1)
O – Dianisidin + H2O2 → Phức hợp nâu vàng + H2O2 (Phản ứng 2)
Cƣờng độ màu đƣợc xác định theo phƣơng pháp đo quang tƣơng ứng với
lƣợng glucose trong máu cần định lƣợng.
Phƣơng pháp tiến hành
Ấn nút điều khiển để khởi động máy. Gắn que thử vào máy.
Dùng kim châm chuyên dụng châm vào mạch máu ở đuôi chuột, để máu chảy
tự nhiên, thấm bỏ giọt đầu tiên, phủ kín giọt máu lên vùng phản ứng của que

thử. Sau 5 giây, kết quả nồng độ đƣờng huyết sẽ hiển thị trên màn hình.
2.3.5.2. Định lượng triglycerid huyết thanh theo phương pháp enzyme
Nguyên lý: Thủy phân triglyceride bằng enzim lipase, định lƣợng glycerol
giải phóng ra bằng phƣơng pháp đo màu của quinonimin tạo thành từ 4 –
aminoantipyryl và 4 – chlorophenol phản ứng với hydrogen peroxidaza theo
các phản ứng sau:

16


×