ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
--------------------
Phạm Trọng Khiêm
PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG
SỬ DỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN 2005-2014 PHỤC VỤ ĐỊNH HƯỚNG
KHAI THÁC SỬ DỤNG HỢP LÝ ĐẤT ĐAI HUYỆN CẨM MỸ,
TỈNH ĐỒNG NAI ĐẾN NĂM 2020
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Hà Nội - 2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
--------------------
Phạm Trọng Khiêm
PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG
SỬ DỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN 2005-2014 PHỤC VỤ ĐỊNH HƯỚNG
KHAI THÁC SỬ DỤNG HỢP LÝ ĐẤT ĐAI HUYỆN CẨM MỸ,
TỈNH ĐỒNG NAI ĐẾN NĂM 2020
Chuyên ngành: Quản lý đất đai
Mã số:
60850103
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHẠM QUANG TUẤN
Hà Nội - 2014
LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành chương trình học cũng như hồn thành Luận văn này, tơi đã
nhận được sự giảng dạy tận tình, sự giúp đỡ quý báu của Quý thầy cô trường Đại
học Khoa học Tự nhiên- Đại học Quốc gia Hà Nội.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự định hướng, chỉ bảo và hướng dẫn nhiệt tình,
khoa học trong nghiên cứu của PGS.TS. Phạm Quang Tuấn.
Tôi cũng vô cùng biết ơn Quý thầy cô trường Đại học Khoa học Tự nhiên Đại học Quốc gia Hà Nội, đặc biệt là các thầy cô Khoa Địa lý đã truyền dạy kiến
thức cần thiết để tơi có thể thực hiện đề tài.
Nhân đây, tơi cũng xin cảm ơn phịng Tài nguyên và Môi trường huyện Cẩm
Mỹ đã giúp đỡ cung cấp tài liệu, số liệu cần thiết từ khi định hướng đề tài, cung cấp
nhiều thơng tin hữu ích và quan trọng giúp tơi hồn thành luận văn.
Mặc dù bản thân đã rất cố gắng nhưng do trình độ và kinh nghiệm cịn hạn
chế, nên Luận văn khơng tránh khỏi những khiếm khuyết. Rất mong được sự chỉ
dẫn và đóng góp thêm của q thầy cơ và các bạn để tơi rút kinh nghiệm và hồn
thiện thêm đề tài của mình.
Tác giả
Phạm Trọng Khiêm
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả nêu
trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ cơng
trình nào khác.
Tơi xin cam đoan các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Tác giả
Phạm Trọng Khiêm
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG..................................................................................................
DANH MỤC HÌNH...................................................................................................
MỞ ĐẦU...................................................................................................................1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI......................................................................1
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU....................................................2
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU...................................................................................3
4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN.........................................................3
5. CƠ SỞ TÀI LIỆU ĐỂ THỰC HIỆN LUẬN VĂN.............................................3
6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN......................................................................................5
Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CHO ĐỊNH HƯỚNG
KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG HỢP LÝ ĐẤT ĐAI HUYỆN CẨM MỸ................6
1.1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU.....................................6
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu biến động sử dụng đất theo hướng sử dụng hợp lý
tài nguyên phục vụ phát triển bền vững………………………………………………......6
1.1.2. Các cơng trình liên quan tới khu vực nghiên cứu………………….......……..7
1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN SỬ DỤNG HỢP LÝ ĐẤT ĐAI…………………..……...8
1.2.1. Các vấn đề liên quan tới nghiên cứu, đánh giá hiện trạng, biến động và quy
hoạch sử dụng đất……………………………………………………...…………....8
1.2.2. Cơ sở lý luận về sử dụng hợp lý đất đai……………………………………..18
1.3. QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……………………...21
1.3.1.Quan điểm nghiên cứu……………………………………………………….21
1.3.2. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………22
Chương 2: PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG VÀ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT
HUYỆN CẨM MỸ GIAI ĐOẠN 2005 - 2010, 2010 – 2014…………………….24
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
VÀ MÔI TRƯỜNG………………………………………………………………24
2.1.1. Vị trí địa lý huyện Cẩm Mỹ………………………………………………...24
2.1.2. Đặc điểm điều kiện tự nhiên………………………………………………...25
2.1.3.Tài nguyên thiên nhiên………………………………………………………26
2.1.4. Thực trạng môi trường khu vực nghiên cứu…………………………….......31
1
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ -XÃ HỘI KHU VỰC
NGHIÊN CỨU……………………………………………………………….…...32
2.2.1. Dân số và lao động…………………………………………………………..32
2.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế………………………………………………...32
2.2.3. Những lợi thế, khó khăn và hạn chế của khu vực nghiên cứu trong
sử dụng đất…………………………………………………………………………39
2.3. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI HUYỆN CẨM MỸ
GIAI ĐOẠN 2005-2014…………………………………………………………..40
2.3.1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai
và tổ chức thực hiện………………………………………………………………..40
2.3.2. Tình hình quản lý đất đai huyện Cẩm Mỹ giai đoạn 2005-2014…………....40
2.4. PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN CẨM MỸ …….47
2.4.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2005……………………………………….…..47
2.4.2. Hiện trạng sử dụng đất năm 2010……………………………………….…..53
2.4.3. Hiện trạng sử dụng đất năm 2013…………………………………………...60
2.4.5. Những vấn đề tồn tại chủ yếu trong sử dụng đất
giai đoạn 2005-2010, 2010-2014 …………………………………………….........65
2.5. PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN 2005-2010
VÀ 2010-2014 HUYỆN CẨM MỸ………………………………………………65
2.5.1. Biến động sử dụng đất giai đoạn 2005-2010………………………………..65
2.5.2. Biến động sử dụng đất giai đoạn 2010-2014……………………………..…71
2.5.3. Nguyên nhân của sự biến động sử dụng đất ..................................................76
Chương 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM KHAI THÁC SỬ DỤNG
HỢP LÝ ĐẤT ĐAI HUYỆN CẨM MỸ TỈNH ĐỒNG NAI……................….79
3.1. PHƯƠNG HƯỚNG , MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI
HUYỆN CẨM MỸ ĐẾN NĂM 2020....................................................................79
3.1.1. Phương hướng phát triển…………………………………………………….79
3.1.2. Mục tiêu phát triển…………………………………………………………..81
3.2. DỰ BÁO BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN CẨM MỸ
ĐẾN NĂM 2020.......................................................................................................84
2
3.3. ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN CẨM MỸ
ĐẾN NĂM 2020.......................................................................................................85
3.3.1. Đất nông nghiệp……......................................................................................85
3.3.2. Đất phi nông nghiệp........................................................................................87
3.4. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM KHAI THÁC SỬ DỤNG HỢP LÝ ĐẤT ĐAI
HUYỆN CẨM MỸ..................................................................................................89
3.4.1. Giải pháp thực quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất…………………………...89
3.4.2. Giải pháp về chính sách……………………………………………………..90
3.4.3. Giải pháp nguồn vốn đầu tư…………………………………………………90
3.4.4. Giải pháp nguồn lực…………………………………………………………91
3.4.5. Giải pháp công nghệ………………………………………………….……...92
KẾT LUẬN…………………………………………………………………….….93
1. KẾT LUẬN ……………………………………………….……………………93
2. KIẾN NGHỊ ……………………………………..……………………………..93
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………..……....95
.
3
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Diện tích các loại đất huyện Cẩm Mỹ ……………………………………27
Bảng 2. Diện tích đất phân theo độ dốc- tầng dày ………………………………...29
Bảng 3. Diện tích các xã thuộc huyện Cẩm Mỹ……………………………………40
Bảng 4. Tổng hợp số tờ bản đồ địa chính các xã thuộc huyện Cẩm Mỹ…………..41
Bảng 5. Diện tích các loại đất huyện Cẩm Mỹ năm 2005…………………………51
Bảng 6. Diện tích các loại đất huyện Cẩm Mỹ năm 2010…………………………59
Bảng 7. Diện tích các loại đất huyện Cẩm Mỹ năm 2013…………………………63
Bảng 8. Biến động sử dụng đất huyện Cẩm Mỹ giai đoạn 2005 – 2010…………..69
Bảng 9. Biến động sử dụng đất huyện Cẩm Mỹ giai đoạn 2010 – 2014…………..73
Bảng 10. Sự chuyển dịch các loại đất nông nghiệp huyện Cẩm Mỹ………………86
Bảng 11. Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất huyện Cẩm Mỹ qua các năm.…86
Bảng 12.Chuyển đổi sử dụng đất phi nông nghiệp huyện Cẩm Mỹ đến năm 2020.88
4
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Sơ đồ vị trí huyện Cẩm Mỹ …………………………………………….24
Hình 2.2: Biểu đồ cơ cấu diện tích các loại đất huyện Cẩm Mỹ ………………….28
Hình 2.3: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005 huyện Cẩm Mỹ ……………..48
Hình 2.4: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 huyện Cẩm Mỹ ……………..55
Hình 2.5: Biểu đồ cơ cấu diện tích đất nơng nghiệp năm 2013 huyện Cẩm Mỹ......61
Hình 2.6: Biểu đồ cơ cấu diện tích đất phi nơng nghiệp năm 2013 huyện Cẩm
Mỹ.............................................................................................................................62
Hình 2.7: Bản đồ biến động sử dụng đất giai đoạn 2005-2010 huyện Cẩm Mỹ ….66
5
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Luật đất đai 2013, điều 22 quy định việc quản lý quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất là một trong các nội dung quản lý nhà nước về đất đai. Luật cũng quy
định: “hiện trạng sử dụng đất, tiềm năng đất đai và kết quả thực hiện quy hoạch sử
dụng đất cấp huyện kỳ trước” là căn cứ để để lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Việc phân tích hiện trạng và biến động sử dụng đất gắn với tình hình phát triển kinh
tế xã hội nhằm chỉ ra được các nguyên nhân gây biến động sử dụng đất, xu thế biến
động sử dụng đất, tích cực và hạn chế trong sử dụng đất…sẽ làm kết quả cho các
nhà Quản lý định hướng sử dụng đất đúng đắn trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất. Mặt khác, dựa vào kết quả phân tích, để dự báo những xu thế biến động trong
tương lai góp phần giúp nhà nước đưa ra được đưa ra được phương án quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất hợp lý hơn.
Huyện Cẩm Mỹ nằm ở phía đơng nam tỉnh Đồng Nai. Ranh giới huyện tiếp
giáp với các đơn vị hành chính như sau: phía Bắc giáp thị xã Long Khánh và Xuân
Lộc, phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, phía Đơng giáp huyện Xn Lộc và tỉnh
Bà Rịa-Vũng Tàu, phía Tây giáp huyện Long Thành. Diện tích tự nhiên toàn Huyện
là 46.855 ha, dân số năm 2010 khoảng 158 ngàn người, được chia thành 13 xã. Trên
địa bàn có Quốc lộ 56 chạy qua, nối kết huyện với thị xã Long Khánh và tỉnh Bà
Rịa-Vũng Tàu, trung tâm huyện nằm ở xã Long Giao (ngã ba giao giữa Quốc lộ 56
và Hương lộ 10), nên có lợi thế về không gian phát triển, kết nối giao lưu kinh tế
với các địa phương và tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Đặc biệt khi sân bay quốc tế Long
Thành được xây dựng và đi vào hoạt động thì tuyến Hương lộ 10 sẽ là trục giao
thơng chính để vận chuyển khách từ sân bay về các tỉnh Nam Trung bộ và ngược
lại, đồng thời sẽ tạo điều kiện cho các xã nằm trên trục đường này như Thừa Đức,
Xuân Đường, Long Giao có điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh phát triển dịch vụ.
Huyện Cẩm Mỹ mang đặc trưng của địa hình trung du, độ dốc phổ biến 3o-15o chủ
yếu bao gồm những dãy đồi thoải, lượn sóng xen kẽ với các ngọn đồi cao và đồng
bằng cục bộ.
1
Tuy nhiên, do là đơn vị hành chính cấp huyện mới, huyện được thành lập theo
Nghị định số 97/NĐ-CP ngày 21/8/2003 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở tách
một phần huyện Xuân Lộc và một phần huyện Long Khánh (cũ), với nền sản xuất
nông nghiệp là chủ yếu nên nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội được địa phương đặc
biệt quan tâm nhất là chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, sử dụng hợp
lý tài ngun đất đai và bảo vệ mơi trường . Vì vậy, cần có những nghiên cứu nhằm
đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất góp phần tạo cơ sở pháp lý, khoa học
cho địa phương xây dựng các phương án sử dụng đất đáp ứng được nhu cầu phát
triển kinh tế- xã hội trên nguyên tắc sử dụng đầy đủ, hiệu quả cao, hợp lý tài nguyên
đất đai và bảo vệ môi trường. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó, đề tài luận văn đã
lựa chọn tiêu đề: “Phân tích hiện trạng và đánh giá biến động sử dụng đất giai
đoạn 2005-2014 phục vụ định hướng khai thác sử dụng hợp lý đất đai huyện
Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai đến năm 2020”.
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
a) Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm định hướng khai thác sử dụng hợp
lý đất đai đến năm 2020 huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai trên cơ sở phân tích, đánh
giá hiện trạng và biến động sử dụng đất giai đoạn 2005-2014.
b) Nhiệm vụ nghiên cứu
-
Tổng quan các vấn đề nghiên cứu và khu vực nghiên cứu.
-
Điều tra thực địa, thu thập các tài liệu số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế
xã hội huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai.
-
Thu thập, tổng hợp tài liệu về sử dụng hợp lý tài nguyên, tài nguyên đất;
Điều tra thu thập các nguồn tài liệu, số liệu về tình hình quản lý, hiện trạng
sử dụng đất các năm 2005, 2010 và 2013 của huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai.
-
Phân tích các mối quan hệ giữa các hoạt động kinh tế xã hội với hiện trạng
và biến động sử dụng đất của khu vực nghiên cứu giai đoạn 2005-2010 và
2010-2014.
2
-
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới biến động sử dụng đất và dự báo xu thế
biến động sử dụng đất huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai đến năm 2020.
-
Đề xuất định hướng khai thác và sử dụng hợp lý đất đai huyện Cẩm Mỹ, tỉnh
Đồng Nai đến năm 2020.
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
a) Phạm vi không gian: Đề tài được tiến hành trên toàn bộ địa bàn huyện Cẩm
Mỹ, tỉnh Đồng Nai
b) Phạm vi khoa học: Đề tài giới hạn nghiên cứu ở các vấn đề sau:
-
Phân tích hiện trạng sử dụng đất năm 2005, 2010, 2013 huyện Cẩm Mỹ.
-
Phân tích, đánh giá biến động sử dụng đất trong giai đoạn 2005-2010 và
2010-2014 huyện Cẩm Mỹ.
-
Đề xuất định hướng khai thác, sử dụng hợp lý đất đai huyện Cẩm Mỹ đến
năm 2020.
4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
-
Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm phong
phú lý luận khoa học về nghiên cứu định hướng khai thác, sử dụng đất đai
gắn với kết quả phân tích hiện trạng và biến động sử dụng đất của một đơn vị
hành chính cấp huyện.
-
Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu và định hướng khai thác, sử dụng
hợp lý đất đai đến năm 2020 làm tài liệu tham khảo hữu ích cho các cơ quan,
các nhà quản lý trong việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đảm bảo mục
tiêu phát triển bền vững huyện Cẩm Mỹ nói riêng, tỉnh Đồng Nai nói chung.
5. CƠ SỞ TÀI LIỆU ĐỂ THỰC HIỆN LUẬN VĂN
a) Các văn bản pháp lý liên quan tới quy hoạch phát triển bền vững của
chính phủ và địa phương
- Luật đất đai năm 2003.
- Luật bảo vệ môi trường.
3
- Luật đất đai 2013, Nhà xuất bản Tài nguyên-Môi trường và Bản đồ Việt Nam,
Hà Nội tháng 12/2013.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường 2007, Quyết định số 23/2007/QĐ-BTNMT ban
hành ký hiệu Bản đồ Hiện trạng sử dụng đất và Bản đồ Quy hoạch sử dụng đất.
- Bộ Tài ngun và Mơi trường 2007, Quy trình lập và điều chỉnh Quy hoạch sử
dụng đất, kế hoạch sử dụng đất cấp Huyện.
- Các nghị định của Chính phủ, thơng tư của các Bộ, nghành và các văn bản của
địa phương về hướng dẫn thi hành Luật đất đai, Luật bảo vệ môi trường.
- Các tài liệu thống kê, kiểm kê đất đai, bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện
Cẩm Mỹ giai đoạn 2005-2010, 2010-2014:
+ Quyết định số 56/QĐ-UBND ngày 29 tháng 6 năm 2006 của UBND tỉnh
Đồng nai về việc phê duyệt quy hoạch sử dụng đất huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng
Nai đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
b) Tài liệu khoa học tham khảo
- Đặng Hùng Võ, Nguyễn Đức Khả, Cơ sở địa chính (2007), Nhà xuất bản
ĐHQGHN, Hà Nội.
- Nguyễn Đức Khả (2003), Lịch sử quản lý đất đai, Nhà xuất bản ĐHQGHN,
Hà Nội
- Trần An Phong (1995), Đánh giá hiện trạng sử dụng đất trên quan điểm sinh
thái và phát triển lâu bền, Nhà xuất bản Nông Nghiệp , Hà Nội
- Hội nghị tập huấn công tác Quy hoạch và Kế hoạch sử dụng đất của Tổng cục
Địa chính năm 1998.
- Số liệu thống kê, kiểm kê đất đai các năm 2005, 2010, 2013 của huyện Cẩm
Mỹ, tỉnh Đồng Nai.
4
6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở khoa học và thực tiễn cho định hướng khai thác và sử dụng hợp
lý đất đai huyện Cẩm Mỹ.
- Chương 2: Phân tích hiện trạng và biến động sử dụng đất huyện Cẩm Mỹ giai
đoạn 2005-2010, 2010-2014.
- Chương 3: Đề xuất định hướng khai thác sử dụng hợp lý đất đai huyện Cẩm Mỹ
đến năm 2020
5
Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CHO ĐỊNH HƯỚNG
KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG HỢP LÝ ĐẤT ĐAI HUYỆN CẨM MỸ
1.1. TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu biến động sử dụng đất theo hướng sử dụng
hợp lý tài nguyên phục vụ phát triển bền vững.
Việc phân tích biến động sử dụng đất chủ yếu là phân tích mối quan hệ giữa
con người và đất đai. Sử dụng đất thay đổi do đâu? khi nào? như thế nào? và ở đâu?
Để có thể tìm ra câu trả lời tổng quan có tính liên kết cho các câu hỏi này, trên thế
giới đã có rất nhiều lý thuyết được nâng cao và mơ hình được xây dựng trong vòng
200 năm qua.
Vai trò của hệ thống lý thuyết truyền thống rất quan trọng với việc xác định
các xu hướng biến động sử dụng đất. Một số lý thuyết chú trọng nhấn mạnh về tính
kinh tế, một số khác quan tâm tới khía cạnh chính trị - xã hội trong khi khơng ít lý
thuyết đề cập tới vấn đề môi trường trong biến động sử dụng đất. Xu hướng chủ yếu
gần đây là tìm ra một hệ thống lý thuyết tổng hợp hơn nữa, mặc dù sự ảnh hưởng
của “quy luật bản địa” vẫn còn mạnh mẽ trong hầu hết mọi trường hợp. Sự đa dạng
của các trường hợp biến động sử dụng đất xảy ra trên thế giới cho thấy: thật khó để
có được một hệ thống lý thuyết chung áp dụng cho mọi trường hợp. Các mơ hình
đánh giá mơ tả, dự đốn, nêu lên nguyên lý và tác động của sự biến động sử dụng
đất đã được xây dựng cho các khu đô thị, thành phố, khu vực, quốc gia cũng như
toàn cầu nói chung. Với từng mục đích và đối tượng khác nhau, mức độ tập hợp
chức năng và không gian của các mơ hình cũng được áp dụng khác nhau.
Mặc dù có sự đa dạng, song các mơ hình phần lớn đều chỉ định dạng những
chức năng đơn giản như mô hình lập trình thống kê hoặc tuyến tính hay áp dụng các
kỹ thuật phỏng đốn (mơ phỏng). Đặc biệt gần đây, các mơ hình được sử dụng ngày
càng nhiều kết hợp với những tiến bộ đạt được của GIS nhằm hướng tới mơ hình
khơng gian trong nghiên cứu ngun nhân và những thay đổi của việc sử dụng đất.
Tuy nhiên, một trong những trở ngại chính cho việc áp dụng các mơ hình như vậy
là: khả năng về dữ liệu (chất lượng, thông số kỹ thuật, khả năng cập nhật, chuyển
đổi dữ liệu và chi phí ).
6
Thế giới
Một số nghiên cứu biến động sử dụng đất trên Thế Giới:
+ Nghiên cứu biến động sử dụng đất và thay đổi khí hậu (Climate and land use
change) – Cục nghiên cứu địa chất Hoa Kỳ.
+ Nghiên cứu lịch sử sử dụng đất khu vực Bắc Mỹ (Land use history of North
America) – Biological Resources Discipline và NASA hợp tác nghiên cứu.
+ Mơ hình biến động sử dụng đất ở khu vực thủ đô Boston (Modeling Land Use
Change in the Boston Metropolitan Region).
+ Nghiên cứu biến động sử dụng đất ở các nước đang phát triển (Land Use
Change in Developing Countries) – Cơng trình nghiên cứu của Đại học Havard.
+ Giám sát và dự đoán biến động sử dụng đất đô thị (Mornitoring and Predicting
Urban Land Use Change) – Cơng trình nghiêu cứu của Đại học Maryland, Hoa Kỳ.
+ Phân tích biến động sử dụng đất đơ thị và ảnh hưởng của nói tới an ninh lương
thực ở các thành phố Châu Á của bốn nước đang phát triển sử dụng mơ hình
Modified CA (Analysis on Urban Land – Use Changes Countries Using Modified
CA Model)- Cơng trình nghiên cứu của Đại học Nam Kinh, Trung Quốc.
Việt Nam
Ở Việt Nam, nghiên cứu biến động sử dụng đất phần lớn mới chỉ dừng ở việc
các đơn vị hành chính (xã, huyện, tỉnh hoặc thành phố) điều tra thống kê biến động
hàng năm theo quy định của nhà nước. Hầu hết các huyện đều đã tổng hợp được kết
quả thống kê biến động dưới dạng số theo phần mềm TK05 phiên bản 2.0 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường, trong khi một số huyện khả năng sử dụng máy vi tính
của cán bộ cịn hạn chế nên chất lượng đảm bảo chưa cao. Những huyện như vậy đã
phối kết hợp chặt chẽ với cấp tỉnh để nâng cao chất lượng thơng tin. Ngồi ra, cịn
có rất nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học của sinh viên về vấn đề này ở nhiều
khía cạnh khác nhau.
1.1.2. Các cơng trình liên quan tới khu vực nghiên cứu
7
Tuy chưa có cơng trình riêng biệt nghiên cứu cho định hướng khai thác và sử
dụng hợp lý tài nguyên đất đai liên quan tới huyện Cẩm Mỹ, nhưng trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai cũng có nhiều đề án đang được nghiên cứu có liên quan đến huyện Cẩm
Mỹ như: Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2050; Quy hoạch phát triển nghành công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
đến năm 2020, có tính đến năm 2025; Dự án khu cơng nghệ cao chuyên nghành
công nghệ sinh học tỉnh Đồng Nai.
1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN SỬ DỤNG HỢP LÝ ĐẤT ĐAI
1.2.1. Các vấn đề liên quan tới nghiên cứu, đánh giá hiện trạng, biến động và
quy hoạch sử dụng đất.
a) Hiện trạng sử dụng đất và các vấn đề liên quan
Trong vài thế kỷ trở lại đây, dân số thế giới tăng nhanh đã thúc đẩy nhu cầu về
lương thực, thực phẩm. Các cuộc cách mạng về kinh tế và kỹ thuật … có nhịp độ phát
triển nhanh chóng là nguyên nhân dẫn đến việc tàn phá môi trường tự nhiên và khai
thác triệt để các nguồn tài nguyên, đặc biệt là tài ngun đất đai.Việt Nam có diện
tích tự nhiên 33.121.159 ha, đứng thứ 55/200 quốc gia. Là nước có quy mơ diện tích
thuộc loại trung bình; dân số 88 triệu người, đứng thứ 12/200 quốc gia, vì vậy bình
quân diện tích đất trên đầu người vào loại thấp 3.800 m2/người (0,3-0,4 ha/người),
đứng thứ 120/200 quốc gia trên thế giới, bằng mức 1/6 bình quân thế giới.
Vì vậy, tình trạng sử dụng đất đai ở nước ta cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi
sự gia tăng dân số - nhu cầu lương thực và các yêu cầu thiết yếu khác trong nhiều
thập kỷ qua. Nhiều khu vực tài nguyên đất đai bị suy thoái một cách nghiêm trọng
bởi việc phá rừng và khai thác bừa bãi các tài nguyên rừng và tài ngun khống
sản hoặc tình trạng đơ thị hố nhanh chóng gia tăng.
Đánh giá tình hình sử dụng đất giai đoạn 2000 - 2010 chúng ta nhận thấy bên
cạnh những mặt tích cực đã đạt được thì việc sử dụng đất vẫn có những biểu hiện
thiếu bền vững như sau:
- Đối với khu vực đất nông nghiệp: Mặc dù đã tập trung thực hiện việc dồn
điền, đổi thửa thành công ở nhiều nơi nhưng nhìn chung thửa đất nơng nghiệp cịn
q nhỏ, tồn quốc cịn tới 70 triệu thửa đất nơng nghiệp, bình qn mỗi hộ có từ 3 8
15 thửa, do đó canh tác manh mún, chưa tạo điều kiện thuận lợi để cơng nghiệp hố,
hiện đại hố nơng nghiệp và nơng thơn.
Chưa có sự đầu tư để sử dụng đạt hiệu quả cao đối với 1.168.529 ha đất
nương rẫy, việc sử dụng đất chưa trở thành động lực để xố đói, giảm nghèo và tiến
tới phát triển bền vững kinh tế - xã hội miền núi, vùng sâu, vùng xa.
Việc chuyển một bộ phận đất chuyên trồng lúa cho mục đích phát triển cơng
nghiệp và dịch vụ chưa được cân nhắc một cách tổng thể đang là vấn đề cần chấn
chỉnh. Cần cân nhắc hiệu quả đầu tư cả về hiệu quả kinh tế lẫn xã hội và mơi
trường, khuyến khích đầu tư hạ tầng cơ sở để chuyển đổi đất nông nghiệp kém hiệu
quả sang sử dụng vào mục đích phi nơng nghiệp, hạn chế việc tận dụng hạ tầng hiện
có tại các vùng đất nơng nghiệp có năng suất cao để đầu tư cơng nghiệp và dịch vụ.
Tuy diện tích rừng tăng nhưng rừng tự nhiên vẫn tiếp tục bị tàn phá và suy
giảm chất lượng ở nhiều nơi, mức độ phục hồi chậm; nơi có nhiều đất có thể trồng
rừng thì mật độ dân cư thưa, hạ tầng quá thấp kém. Trong thời gian 4 năm 2001 2004, diện tích rừng bị cháy, chặt phá là 34.821 ha, trong đó rừng bị cháy là 23.500
ha (tập trung ở đồng bằng sông Cửu Long với 12.884 ha; Tây Bắc và Đông Bắc với
5.524 ha), rừng bị chặt phá là 11.320 ha (tập trung ở Tây Nguyên với 4.206 ha,
Đông Nam bộ với 2.348 ha).
Việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để thực hiện các dự án đầu tư
phi nông nghiệp chưa giải quyết được quyền lợi, việc làm, ổn định tại khu vực nông
thôn. Nhiều nơi trao cho người nông dân tiền bồi thường, hỗ trợ về đất khá cao
nhưng không định hướng được phương thức sử dụng nên đã dẫn đến tình trạng tiêu
cực trong sử dụng.
- Đối với đất phi nông nghiệp: đất dành cho đầu tư hạ tầng kỹ thuật chưa
thực sự được chú ý trong quy hoạch dài hạn. Đặc biệt, đầu tư hạ tầng cho khu vực
nơng thơn cịn thiếu nên chưa bảo đảm điều kiện để giải quyết xố đói, giảm nghèo
thực sự cho người nông dân.
Vấn đề đất ở, nhà ở đang là khâu yếu và có nhiều vướng mắc hiện nay, đặc
biệt là nạn đầu cơ đất ở, đất dự án nhà ở kéo dài trong nhiều năm, mặc dù gần đây
đã được chấn chỉnh nhưng hậu quả để lại khá nặng nề, nhất là giá đất vẫn còn ở
9
mức cao làm hạn chế những cố gắng về nhà ở, đất ở.
Nhiều tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long và Đơng Nam bộ cịn có tình
trạng đất ở, đất nghĩa địa, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp chưa được quy
hoạch, vẫn còn phân bố rải rác, xen kẽ giữa các cánh đồng và trong khu dân cư, ảnh
hưởng đến vệ sinh mơi trường, khó nâng cấp đời sống cho người nông dân trong
khu dân cư nông thôn với hạ tầng đồng bộ.
Quỹ đất dành cho xã hội hoá các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế, văn hoá,
thể dục - thể thao chưa được quy hoạch đầy đủ, chưa thực hiện đúng các chính sách
ưu đãi về đất cho các nhà đầu tư thuộc các lĩnh vực này.
Đến nay, cả nước đã và đang xây dựng khoảng 249 khu công nghiệp, khu
chế xuất tập trung nhưng vẫn đang ở trạng thái bị động vì thiếu các nhà đầu tư có
tiềm lực lớn; sử dụng đất cịn lãng phí do chưa có quy hoạch đồng bộ; nhiều khu
cơng nghiệp đã hình thành nhưng mức độ lấp đầy rất thấp; còn nhiều nhà đầu tư
được bàn giao đất nhưng không sử dụng hoặc sử dụng không đúng tiến độ, thiếu
hiệu quả; giá thuê đất gắn với hạ tầng ở nhiều nơi còn quá cao, chưa thu hút nhà đầu
tư sản xuất vào khu công nghiệp; vấn đề bảo vệ môi trường chưa được chú trọng
ngay từ đầu nên đang phát sinh nhiều hậu quả xấu về môi trường, khó khắc phục.
Về đối tượng sử dụng đất ngồi hộ gia đình, cá nhân, phần lớn là do các tổ
chức trong nước sử dụng, diện tích đất do tổ chức, các nhân nước ngồi sử dụng
chiếm tỷ trọng khơng đáng kể (tồn quốc có 43.364 ha đất do tổ chức, cá nhân nước
ngoài sử dụng, chiếm 0,13% tổng diện tích đất tự nhiên).
Chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất khơng cao, thiếu tính hệ thống,
chưa có lời giải tốt về hiệu quả kinh tế, xã hội và mơi trường, chưa bảo đảm tính
liên thơng giữa cả nước với các tỉnh.
Sự chuyển cơ cấu sử dụng đất nói chung đã đảm bảo tính phù hợp với quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhưng hiệu quả chưa cao. Hiện tượng chuyển đổi mục
đích sử dụng đất tự phát, chạy theo lợi ích riêng vẫn chưa được khắc phục. Việc
chuyển mục đích sử dụng đất ào ạt từ đất lúa sang đất nuôi tôm tại một số tỉnh ven
biển đã dẫn đến ơ nhiễm mơi trường, mặn hố diện tích trồng lúa, người nơng dân
khơng cịn đất để sản xuất nông nghiệp mà nuôi tôm lại bị bệnh dịch, thua lỗ.
10
Do vậy, để ngăn chặn tình trạng sử dụng lãng phí tài nguyên đất do sự thiếu
hiểu biết cũng như do chạy theo lợi ích trước mắt của người dân gây ra, Nhà nước
cần có những định hướng cụ thể về quản lý và sử dụng đất đai sao cho nguồn tài
nguyên này có thể được khai thác tốt nhất cho nhu cầu của con người hiện tại và
trong tương lai phục vụ phát triển kinh tế - xã hội một cách hiệu quả.
- Vấn đề sử dụng đất nông thôn, đô thị:
+ Sử dụng đất nông thôn: Hiện nay, trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện
địa hố đất nước, diện tích đất nơng nghiệp đang giảm mạnh do thu hồi để xây dựng
các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, xây dựng đô thị và xây dựng kết cấu hạ
tầng. Các vùng kinh tế trọng điểm là khu vực có diện tích đất nơng nghiệp thu hồi
lớn nhất, chiếm khoảng 50% diện tích đất thu hồi trên tồn quốc. Nhiều khu vực có
diện tích đất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, kể cả đất lúa, được thu hồi để xây
dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất, sân golf hoặc xây các khu nhà để kinh
doanh.
Hiện tượng quy hoạch treo, quy hoạch tràn lan là khá phổ biến. Thời gian
triển khai công tác thu hồi đất kéo dài nhiều năm gây bất lợi đến tâm lý cũng như
việc ổn định đời sống và việc làm của các hộ dân nằm trong diện bị thu hồi đất.
Việc làm và thu nhập của các hộ sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, là đối
tượng bị tác động lớn nhất sau khi thu hồi đất và gặp nhiều khó khăn trong tìm kiếm
việc làm mới. Chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ (khoảng vài %) chuyển được sang nghề mới
và tìm được việc làm ổn định. Trong quá trình bồi thường, hỗ trợ tái định cư, nhiều
nơi lại thiên về bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư mà chưa cân đối quyền lợi với
người dân bị thu hồi đất.
Quy hoạch xây dựng nơng thơn mới theo bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn
mới đang được các địa phương triển khai thực hiện. Tuy nhiên, do trước đây ở khu
vực nông thôn công tác quy hoạch chưa được coi trọng đúng mức nên có nhiều
cơng trình, khu dân cư, hạ tầng đã được hình thành, xây dựng tuỳ tiện, gây khó khăn
cho cơng tác lập quy hoạch mới.
+ Sử dụng đất ở và đất giao thông đô thị: Trong 30 năm qua, mặc dù thời
gian đầu gặp nhiều khó khăn nhưng hàng năm Nhà nước đó rất quan tâm đến việc
11
đầu tư cho xây dựng nhà ở và các cơ sở hạ tầng tại các đô thị.
Giao thông đô thị là một yếu tố quan trọng quyết định hình thành cơ cấu đô
thị và sự phát triển kinh tế - xã hội đô thị, là yếu tố tác động trực tiếp với đời sống
thường nhật của người dân đô thị nhưng đất giao thơng đơ thị hiện nay cịn ở mức
thấp chỉ chiếm trên dưới 10% đất đô thị. Theo dự báo, tỷ lệ đất giao thông đô thị ở
nước ta trong tương lai phải đạt 15 - 20% diện tích đơ thị, bình qn diện tích giao
thơng đầu người là khoảng 15 - 20 m2. Nhưng hiện nay ở Hà Nội và nhiều đơ thị
bình qn diện tích đất giao thơng trên đầu người thấp, đó là một trong những
nguyên nhân gây ra hiện tượng tắc nghẽn giao thông thường xuyên tại các thành
phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh …
b) Biến động sử dụng đất và các vấn đề liên quan
Biến động đất đai
Biến động là bản chất của mọi sự vật, hiện tượng. Mọi sự vật, hiện tượng
không bao giờ bất biến mà luôn luôn biến động không ngừng, động lực của mọi sự
biến động đó là quan hệ tương tác giữa các thành phần tự nhiên và xã hội. Như vậy
để khai thác tài nguyên đất đai của một khu vực có hiệu quả, bảo vệ nguồn tài
nguyên quý giá này và không làm suy thối mơi trường tự nhiên thì nhất thiết phải
nghiên cứu biến động của đất đai. Sự biến động đất đai do con người sử dụng vào
các mục đích kinh tế - xã hội có thể phù hợp hay không phù hợp với quy luật của tự
nhiên, cần phải nghiên cứu để tránh việc sử dụng đất đai có tác động xấu tới môi
trường sinh thái.
Nghiên cứu biến động đất đai là xem xét quá trình thay đổi của diện tích đất
đai thơng qua thơng tin thu thập được theo thời gian để tìm ra quy luật và những
nguyên nhân thay đổi từ đó có biện pháp sử dụng đúng đắn với nguồn tài nguyên
này. Biến động sử dụng đất đai bao gồm các đặc trưng sau:
+ Quy mô biến động:
Biến động về diện tích sử dụng đất nói chung.
Biến động về diện tích của từng loại hình sử dụng đất.
Biến động về đặc điểm của từng loại đất chính.
12
+ Mức độ biến động:
Mức độ biến động thể hiện qua số lượng diện tích tăng hoặc giảm của các
loại hình sử dụng đất giữa đầu thời kỳ và cuối thời kỳ nghiên cứu.
Mức độ biến động được xác định thơng qua việc xác định diện tích tăng,
giảm và số phần trăm tăng, giảm của từng loại hình sử dụng đất đai giữa cuối và
đầu thời kỳ đánh giá.
+ Xu hướng biến động: Xu hướng biến động thể hiện theo hướng tăng hoặc
giảm của các loại hình sử dụng đất; xu hướng biến động theo hướng tích cực hay
tiêu cực.
Những yếu tố gây nên biến động sử dụng đất đai:
Các yếu tố tự nhiên của địa phương là cơ sở quyết định cơ cấu sử dụng đất
đai vào các mục đích kinh tế - xã hội, bao gồm các yếu tố sau: vị trí địa lý, địa hình,
khí hậu, thuỷ văn, thảm thực vật.
Các yếu tố kinh tế - xã hội của địa phương có tác động lớn đến sự thay đổi
diện tích của các loại hình sử dụng đất đai, bao gồm các yếu tố: sự phát triển của
các ngành kinh tế (dịch vụ, xây dựng, giao thông và các ngành kinh tế khác, …); sự
gia tăng dân số; các dự án phát triển kinh tế của địa phương; thị trường tiêu thụ các
sản phẩm hàng hoá, …
Đơ thị hố và sử dụng đất
Đơ thị hóa là q trình tập trung dân số vào các đơ thị, là sự hình thành
nhanh chóng các điểm dân cư đơ thị trên cơ sở phát triển sản xuất và đời sống. Q
trình đơ thị hóa cũng là q trình biến đổi sâu sắc về cơ cấu sản xuất, cơ cấu nghề
nghiệp, cơ cấu tổ chức sinh hoạt xã hội, cơ cấu tổ chức không gian kiến trúc xây
dựng. [6]
Chiến lược phát triển đô thị quốc gia là một bộ phận khăng khít, hữu cơ
trong chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ta. Theo dự báo,
trong vài thập kỷ tới khoảng từ năm 2020 trở đi, khi các vùng tăng trưởng kinh tế
(thành phố Hồ Chí Minh - Biên Hồ - Vũng Tàu, Hà Nội - Hải Phòng - Quảng
Ninh, Đà Nẵng - Huế - Nha Trang) đã mạnh và sẽ khơng có lợi nếu tiếp tục “tăng
13
sức ép” phát triển tại các vùng tăng trưởng, thì việc phát triển các hệ thống trung
bình, nhỏ (các thị xã, thị trấn) trong toàn quốc trở lên cấp bách và rất quan trọng.
Như vậy, trên góc độ tồn quốc, q trình đơ thị hố và phát triển đơ thị như
là một sức ép mang tính quy luật trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội quốc gia.
Trong q trình đó tài ngun đất là một yếu tố quan trọng và quyết định hàng đầu.
Trong những năm qua, dưới tác động của nền kinh tế thị trường đất đai đã,
đang và sẽ là một thành phần to lớn trong kinh doanh, sản xuất, thương mại nói
chung và thị trường bất động sản nói riêng. Điều đó rõ ràng là một bộ phận quỹ tài
nguyên đất, đặc biệt là đất nông nghiệp và lâm nghiệp được chuyển sang dùng cho
xây dựng và phát triển đô thị. Đây là vấn đề đang được quan tâm cho mọi quốc gia
đặc biệt là các nước mà nền sản xuất nông nghiệp đang đóng góp một tỷ trọng đáng
kể cho nền kinh tế quốc dân.
Ý nghĩa thực tiễn của việc đánh giá biến động đất đai
Đánh giá biến động sử dụng đất đai có ý nghĩa rất lớn đối với việc sử dụng
đất đai: Việc đánh giá biến động của các loại hình sử dụng đất là cơ sở phục vụ cho
việc khai thác tài nguyên đất đai đáp ứng phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi
trường sinh thái.
Mặt khác, khi đánh giá biến động sử dụng đất đai cho chúng ta biết được nhu
cầu sử dụng đất đai giữa các ngành kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phịng. Dựa vào
vị trí địa lý, diện tích tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của khu vực nghiên cứu, từ
đó biết được sự phân bố giữa các ngành, các lĩnh vực kinh tế và biết được những
điều kiện thuận lợi, khó khăn đối với nền kinh tế - xã hội và biết được đất đai biến
động theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực nhằm đưa ra phương hướng phát triển
đúng đắn cho nền kinh tế và các biện pháp sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất đai,
bảo vệ mơi trường sinh thái.
Do đó đánh giá biến động sử dụng đất có ý nghĩa hết sức quan trọng, là tiền
đề, cơ sở đầu tư và thu hút nguồn đầu tư từ bên ngoài, để phát triển đúng hướng, ổn
định trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên quý
giá của quốc gia.
14
c) Quy hoạch sử dụng đất và các vấn đề liên quan
- Khái niệm Quy hoạch sử dụng đất
Hiện nay có rất nhiều tài liệu nghiên cứu định nghĩa về quy hoạch sử dụng
đất khác nhau, từ đó đưa đến những việc phát triển quan điểm và phương pháp
được sử dụng trong quy hoạch sử dụng đất đai cũng khác nhau.
Theo Dent (1988; 1993) quy hoạch sử dụng đất đai như là phương tiện giúp
cho lãnh đạo quyết định sử dụng đất đai như thế nào thông qua việc đánh giá có hệ
thống cho việc chọn mẫu hình trong sử dụng đất đai, mà trong sự chọn lựa này sẽ
đáp ứng với những mục tiêu riêng biệt, và từ đó hình thành nên chính sách và
chương trình cho sử dụng đất.
Một định nghĩa khác của Fresco và ctv., (1992), quy hoạch sử dụng đất
đai như là dạng hình của quy hoạch vùng, trực tiếp cho thấy việc sử dụng tốt nhất
về đất đai trên quan điểm chấp nhận những mục tiêu, và những cơ hội về môi
trường, xã hội và những vấn đề hạn chế khác.
Theo Mohammed (1999), những từ vựng kết hợp với những định nghĩa về
quy hoạch sử dụng đất đai là hầu hết đều đồng ý chú trọng và giải đoán những
hoạt động như là một tiến trình xây dựng quyết định cấp cao. Do đó quy hoạch
sử dụng đất đai, trong một thời gian dài với quyết định từ trên xuống nên cho kết
quả là nhà quy hoạch bảo người dân phải làm những gì. Trong phương pháp tổng
hợp và người sử dụng đất đai là trung tâm (UNCED, 1992; trong FAO, 1993) đã
đổi lại định nghĩa về quy hoạch sử dụng đất đai như sau: Quy hoạch sử dụng đất
đai là một tiến trình xây dựng những quyết định để đưa đến những hành động
trong việc phân chia đất đai cho sử dụng để cung cấp những cái có lợi bền
vững nhất (FAO, 1995). Với cái nhìn về quan điểm khả năng bền vững thì chức
năng của Quy hoạch sử dụng đất là hướng dẫn sự quyết định trong sử dụng đất đai
để làm sao trong nguồn tài nguyên đó được khai thác có lợi cho con người,
nhưng đồng thời cũng được bảo vệ cho tương lai. Cung cấp những thông tin
tốt liên quan đến nhu cầu và sự chấp nhận của người dân, tiềm năng thực tại của
nguồn tài nguyên và những tác động đến mơi trường có thể có của những sự lựa
chọn là một yêu cầu đầu tiên cho tiến trình quy hoạch sử dụng đất đai thành công.
15
Ở đây đánh giá đất đai giữ vai trò quan trọng như là công cụ để đánh giá thực
trạng của đất đai khi được sử dụng cho mục đích riêng biệt (FAO, 1976), hay như
là một phương pháp để giải nghĩa hay dự đoán tiềm năng sử dụng của đất
đai (Van Diepen và ctv., 1988).
Do vậy, có thể định nghĩa quy hoạch sử dụng đất như sau: Quy hoạch sử
dụng đất là hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật, pháp chế của nhà nước về tổ
chức sử dụng đất hợp lý đầy đủ, khoa học và có hiệu quả cao; thông qua việc phân
bố quỹ đất đai cho các mục đích sử dụng và tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản
xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất và bảo vệ
môi trường [9].
- Đối tượng và nhiệm vụ của Quy hoạch sử dụng đất.
Đối tượng của Quy hoạch sử dụng đất là các quỹ đất đai của các cấp lãnh
thổ (cả nước, tỉnh, huyện, xã) hoặc một khu vực. Căn cứ vào đặc điểm tự nhiên,
phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tùy địa phương,
quy hoạch sử dụng đất được thực hiện nhằm xác định cơ cấu đất đai hợp lý, phân
bố đất đai cho các mục đích sử dụng, các nghành kinh tế, xác định sự ổn định về
mặt pháp lý cho công tác quản lý nhà nước về đất đai, làm cơ sở để tiến hành giao
đất vào đầu tư phát triển sản xuất, đảm bảo an toàn lương thực, phục vụ các nhu
cầu dân sinh, văn hóa, xã hội. và bảo vệ môi trường
Nhiệm vụ trọng tâm của quy hoạch sử dụng đất theo lãnh thổ hành chính là:
phân bổ hợp lý đất đai cho nhu cầu phát triển kinh tế -xã hội; hình thành hệ thống
sử dụng đất đai và cơ cấu sử dụng đất đai phù hợp với cơ cấu kinh tế; khai thác
tiềm năng đất đai và sử dụng đất đúng mục đích; hình thành phân bố hợp lý các tổ
hợp không gian sử dụng đất đai nhằm đạt hiệu quả tổng hòa giữa 3 lợi ích: kinh tế,
xã hội và mơi trường [9].
- Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất và các loại hình quy hoạch khác
+ Quan hệ của quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã
hội
Quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội là một trong những tài liệu tiền kế hoạch
cung cấp căn cứ khoa học cho việc xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
trong đó có đề cập đến dự kiến sử dụng đất ở mức độ phương hướng với một số
16