Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Làm thế nào để Dạy tốt Học tốt môn Âm nhạc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.31 KB, 4 trang )

LÀM THẾ NÀO ĐỂ DẠY - HỌC TỐT MÔN ÂM NHẠC
Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
Nguyễn Khắc Vũ
Giáo viên Trường tiểu học
Nguyễn Bỉnh Khiêm – TP. Long Xuyên

LỜI NÓI ĐẦU
Bộ môn Âm nhạc trong trường tiểu học là một môn năng khiếu không chỉ đối
với người dạy (GV) mà kể cả người học (HS). Trong đó người dạy đóng vai trò chủ
đạo, phải vận dụng phương pháp một cách có khoa học và truyền đạt chính xác thì
người học mới tiếp thu và thực hiện tốt. Đối với người học chỉ cần tiếp thu và diễn đạt
lại, cộng thêm chút sáng tạo nếu có năng khiếu, điều đó phụ thuộc vào từng đối tượng
học sinh (HS). Vì vậy, chúng ta không nên đặt nặng về khả năng học tập và diễn đạt của
HS để tránh gây áp lực nặng nề trong tiết học. Lớp học có đạt hiệu quả tốt hay không
phần lớn là do ở người dạy. Mục tiêu của môn Âm nhạc ở trường tiểu học không phải
để đào tạo cho HS trở thành “ca sĩ hay nhạc sĩ…” mà âm nhạc trong trường tiểu học có
vai trò hình thành trình độ văn hoá Âm nhạc ban đầu, góp phần giáo dục toàn diện cho
HS, nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục. Giúp HS biết thưởng thức cái hay, cái đẹp trong
nghệ thuật. Phát triển thẩm mỹ, nhằm cân bằng giữa trí lực với thể lực, giữa học tập với
vui chơi, giúp cho HS có niềm vui, tinh thần lạc quan, mạnh dạn, tự tin trong các hoạt
động ca hát, tạo cho đời sống tinh thần phong phú, lành mạnh, phát triển nhân cách hài
hoà, góp phần xây dựng cho HS có một trình độ văn hoá âm nhạc phổ thông phù hợp
với lứa tuổi…
NỘI DUNG
Khi dạy môn này thì việc đầu tiên đòi hỏi giáo viên (GV) phải đầu tư, nghiên
cứu về tâm lý HS như : sở thích, sở trường, năng khiếu… kết hợp nhà trường, gia đình,
GV chủ nhiệm. Khi lên lớp phải tự nhiên, vui vẻ, hài hoà, biết khen thưởng đúng lúc
đối với những em có năng khiếu tốt, tuyệt đối không được chê trách những em kém
năng khiếu đối với bộ môn này.
Ở lứa tuổi HS tiểu học nhất là HS lớp 1, 2 và 3 hầu hết các em rất vô tư, tham
gia tiết học rất nhiệt tình, bộc lộ hết khả năng của các em. Còn đối với các em HS lớp 4


và lớp 5, em nào có năng khiếu thì phát huy khả năng rất cao, rất chính xác. Bên cạnh
đó cũng có một số ít các em thiếu tự nhiên, ngại ngùng hay gượng gạo trước đám đông,
thậm chí rất sợ khi biểu diễn cá nhân trước lớp… Vì vậy để đạt hiệu quả cao trong
giảng dạy môn năng khiếu Âm nhạc người GV phải linh hoạt, sử dụng phương pháp
(PP) giảng dạy theo quy trình nhẹ nhàng thích hợp từng lúc, từng đối tượng. Tích hợp
với nhiều môn như: Mĩ thuật, Kể chuyện, Lịch sử, Địa lý… kết hợp chặt chẽ giữa thầy
và trò, nhằm góp phần giáo dục toàn diện cho HS.


Đối với giáo viên
- Để đạt chất lượng cao trong từng tiết dạy, người GV phải nắm vững mục tiêu,
nghiên cứu kĩ toàn bộ nội dung chương trình SGK của từng bài. Từ đó sắp xếp các hoạt
động mà phân bố thời gian cho hợp lí.
- Giảng dạy môn Âm nhạc phải nhẹ nhàng, thoải mái, đầy đủ và chính xác phải
hết sức cẩn thận chuẩn bị chu đáo cho từng bài dạy sẽ là điều kiện quan trọng cho bộ
môn năng khiếu âm nhạc như: tập đàn, làm bài lưu trước vào đàn, tập hát chuẩn xác,
sưu tầm băng đĩa, tranh ảnh, bộ gõ, động tác phụ hoạ, trò chơi âm nhạc… Ở bước làm
bài lưu sẵn vào đàn Organ rất quan trọng vì khi HS hát theo nhạc GV khỏi phải đàn mà
sẽ có nhiều thời gian hướng dẫn các em gõ đệm hoặc thực hiện động tác phụ hoạ và bao
quát lớp. Từ đó GV kịp thời phát hiện chỗ HS sai mà uốn nắn, sửa chữa cho hay hơn,
chính xác hơn.
- Tổ chức tốt các hoạt động như: hoạt động dạy hát; hoạt động dạy gõ đệm; hoạt
động dạy vận động phụ hoạ; hoạt động trò chơi âm nhạc.
* Hoạt động dạy hát:
Đây là hoạt động quan trọng nhất trong tiết dạy Âm nhạc, vì vậy phải chuẩn bị
thật chu đáo về tập đàn, hát, phân câu hát, nội dung bài hát, giảng từ khó hiểu… phải
nghiên cứu thật kĩ quy trình dạy hát theo PP mới hiện nay, chủ yếu là đàn, hát truyền
khẩu từng câu, liên kết câu, liên kết đoạn, liên kết cả bài…
Việc tiến hành theo quy trình phương pháp của Bộ GD-ĐT là sự cần thiết và
sáng tạo. Tuy nhiên ta cần lưu ý HS từng vùng miền, từng khối, từng lớp mà “mềm

hoá” uyển chuyển, phân bố thời gian, thời lượng hợp lí theo từng bước quy trình mà
tiến hành cho phù hợp. Đặc biệt là HS lớp 1, ở học kì I các em chưa biết đọc chữ (hoặc
biết đọc ở mức độ rất chậm), ở học kì II các em đã biết đọc nhưng vẫn còn chậm, vì vậy
các em khó có thể nhìn chữ hát theo bài hát kịp nên GV phải dành nhiều thời gian cho
phần đọc trơn từng câu, cho các em đọc nhiều lần trong 1 câu nhất là các lớp có HS
yếu. Để giúp các em quen mặt chữ, phát âm đúng hoặc gần thuộc bài hát, giúp các em
đọc đúng tiết tấu lời ca, hát mau thuộc bài và hát chính xác hơn. Cụ thể theo quy trình
sau đây :
QUY TRÌNH DẠY HÁT
- Khởi động giọng
- Giới thiệu bài: Tranh, ảnh, bản đồ… (nếu có), tên tác giả…
- Hát mẫu (hoặc băng đĩa)
- Đọc :
+ Đọc trơn (tuỳ tình hình lớp)
+ Đọc theo tiết tấu lời ca
- Dạy hát :
+ Hướng dẫn từng câu (tuỳ tình hình lớp)
+ Liên kết câu
+ Liên kết đoạn (nếu có)
+ Liên kết cả bài
+ Hát theo lớp, dãy, nhóm, cá nhân
2


Trong hoạt động dạy hát này người GV phải luôn luôn chú ý tới “cung” “giọng”
hay “tầm cử” của từng bài hát, một số bài hát ở tiểu học chưa phù hợp với chất giọng
các em như quá cao hay thấp mà GV sẽ (thăng hay giáng) cho phù hợp với chất giọng
HS, chọn “điệu” cho đúng thì các em mới hát tốt được. Từ đó giúp cho GV dễ dàng
dạy 2 hoạt động sau là gõ đệm và vận động múa phụ họa đơn giản.
* Hoạt động dạy gõ đệm:

Hát kết hợp gõ đệm, nếu các em thực hiện đúng giúp các em thêm vui và hứng
thú học hơn, nếu gõ sai thì sẽ gây cho lớp rất ồn và khó chịu, vì vậy ngay từ các tiết học
đầu tiên khi thực hiện 3 cách gõ (gõ theo nhịp, gõ theo phách, gõ theo tiết tấu lời ca)
GV phải hướng dẫn tỉ mỉ từ cách cầm thanh phách, song loan, mõ, trống… và gõ như
thế nào cho đúng, cho hay thì mới hấp dẫn và thu hút được, đến các tiết học sau GV chỉ
làm mẫu một đoạn hoặc chỉ nhắc cách gõ là HS đã biết sử dụng và gõ đệm đúng.
* Hoạt động hát kết hợp vận động múa phụ hoạ đơn giản:
Đối với hoạt động này chúng ta không nên hiểu là phải thực hiện như 1 bài múa,
mà chỉ cần thực hiện vài động tác đơn giản kết hợp vận động là đạt, tuy vậy bản thân
người GV phải hết sức tự nhiên, chuẩn bị động tác cho phù hợp với nội dung của từng
câu có kết hợp động tác, từng loại nhịp của mỗi bài hát. Ngay từ đầu năm, GV phải cụ
thể vận động chân bên nào trước và duy trì đến suốt năm học. Từ đó khi chúng ta cho
các em đứng lên thẳng hàng vận động hoặc múa phụ hoạ, HS sẽ thực hiện đồng loạt,
đều, đẹp. Hoạt động này giúp cho lớp học rất vui, HS tự nhiên hơn, bộc lộ năng khiếu
tốt, lớp học nhẹ nhàng, thoải mái học tốt các môn học sau.
* Hoạt động trò chơi:
Giữa các tiết học, nhất là chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác cần phải
tổ chức một trò chơi mang tính chất âm nhạc ở mức độ đơn giản, nó có tác dụng rất cao
trong tiết học. Một là dựa vào trò chơi nhằm giới thiệu hoạt động học tập tiếp theo và
khắc sâu kiến thức đã học; hai là giúp cho những HS không có năng khiếu, HS yếu
trong diện phân hóa còn bỡ ngỡ, thiếu tự nhiên sẽ hoà nhập cùng các bạn trong lớp,
trong nhóm tốt hơn, các em thấy mạnh dạn, tự tin, thân thiện hơn với lớp, với trường.
Đây là hoạt động HS thích nhất, các em tham gia tích cực, hào hứng nhất, tạo không khí
lớp học vui tươi trong mỗi tiết học. Tuy nhiên hoạt động này cũng không nên quá dài
gây mất thời gian và ồn trong tiết học.
Trong từng hoạt động trên, chúng ta phải khéo léo phân nhóm cho phù hợp, GV
phân việc thật cụ thể, rõ ràng để các em hoạt động trong lớp nhịp nhàng không mất thời
gian.
Lập sổ theo dõi riêng cho bộ môn Âm nhạc. Ghi nhận, tổng hợp từng chứng cứ
thực tế cụ thể từng tháng của từng khối, lớp chuyển đến cho GV chủ nhiệm kịp thời,

chính xác. Chính biện pháp này đã góp phần tạo cho từng khối, từng lớp có nền nếp,
trật tự, hình thành cho HS thói quen học tập tốt.
3


Từ những điều kiện như thế chúng ta có cơ sở để lựa chọn phương pháp, biện
pháp cụ thể để giảng dạy tiết Âm nhạc đạt hiệu quả cao theo từng đối tượng HS theo
hướng phân hoá như hiện nay.

Đối với học sinh
Ở môn Âm nhạc đòi hỏi ở HS phải học tập tự nhiên, nhiệt tình tham gia học tập,
hoà đồng cùng bạn bè trong lớp… Việc chuẩn bị ở nhà một là giúp cho HS học tốt bài
tới, hai là kích thích khả năng tìm tòi, phát triển óc sáng tạo cho HS như: thích sưu tầm,
tự làm ĐDHT, tự sáng tạo động tác phụ hoạ… cho bài hát. Đặc biệt là lớp trưởng hay
lớp phó văn thể, GV dặn dò hướng dẫn các em cách bắt giọng, bắt nhịp để hằng ngày
em bắt nhịp cho lớp hát ở đầu buổi học. Như vậy công việc giảng dạy trên lớp sẽ đồng
bộ, nhịp nhàng, thoải mái và vui vẻ hơn.
KẾT LUẬN
Giảng dạy môn Âm nhạc vai trò chính là ở GV, vì vậy người GV phải:
- Lập kế hoạch hẳn hòi, lên lớp đúng giờ, tác phong sư phạm tốt, ngôn phong
nhẹ nhàng, hoà nhã. Tác phong thoải mái, vui tươi, bình thản, công bằng, bình đẳng.
Nhiệt tình trong giảng dạy, yêu nghề, mến trẻ luôn là tấm gương sáng cho HS noi theo.
Tạo nên tình cảm tốt giữa thầy và trò, các bạn cùng lớp gắng bó, gần gũi hơn, giúp các
em thân thiện tốt với trường, với lớp, với bạn mình đang học. Mỗi ngày hăng hái đến
trường, đến lớp được học tập vui vẻ, góp phần hướng cho các em có cảm nhận và thực
hiện đúng với tiêu chí “Trường học thân thiện - Học sinh tích cực”
- Nghiên cứu kĩ bài dạy về mục tiêu - quy trình - PP - ĐDDH đầy đủ, phù hợp.
Luyện tập đàn, hát thật tốt, nghiên cứu nhiều sách vở, trò chơi âm nhạc, dự giờ học hỏi
kinh nghiệm lẫn nhau, tự làm thêm ĐDDH…
- Tăng cường thường xuyên công tác bồi dưỡng tạo nguồn cho đội văn nghệ và

gần gũi động viên những HS còn yếu kịp thời.
- Rèn luyện tốt nền nếp từng khối, lớp phụ trách. Lập sổ theo dõi và thực hiện
kịp thời, nghiêm túc.
- Kết hợp chặt chẽ với BGH - PHHS - GVCN từng lớp để hướng các em học tốt
môn năng khiếu.
- Kịp thời khuyến khích, khen thưởng từng cá nhân, tập thể.
------------oOo------------

4



×