Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Con người là chủ thể và là sản phẩm của lịch sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.9 KB, 15 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu..........................................................................................3
Chương I: Quan niệm của triết học Mác_Lênin
về bản chất con người......................................................4
I _ Con người là một thực thể thống nhất giữa mặt
sinh vật và mặt xã hội..............................................................4
II _ Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người
là tổng hoà những quan hệ xã hội...........................................7
III_ Con người là chủ thể và là sản phẩm của lịch sử ....................9
Chương II: Cá nhân và xã hội ..........................................................9
Phần kết luận....................................................................................14
Tài liệu tham khảo............................................................................15
LỜI NÓI ĐẦU:
Trong cuộc sống hằng ngày, con người luôn luôn tác động vào giới tự
nhiên và cải tạo chúng theo nhu cầu của mình. Việc lao động tạo ra của cải vật
chất phục vụ cho cuộc sống của mình là khả năng đặc biệt của con người để
phân biệt con người với các động vật khác. Như vậy vấn đề nghiên cứu hoạt
động của con người và sự phát triển con người là một vấn đề đáng quan tâm
nhất là trong triết học. Cũng chính từ đó trong bài tiểu luận này xin đưa ra một
số điểm cơ bản về bản chất con người và mối quan hệ giữa con người với xã
hội trên cơ sở nghiên cứu những tác phẩm nói về nội dung này và những tác
phẩm có liên quan.
Tuy nhiên, do còn những hạn chế khách quan và chủ quan nên khó tránh
khỏi những thiếu sót cần được bổ sung, rất mong được sự nhận xét và đóng
góp chân thành của người đọc để bài tiểu luận được hoàn chỉnh hơn. Xin cảm
ơn.

2
CHƯƠNG I


QUAN NIỆM CỦA TRIẾT HỌC MÁC_LÊNIN
VỀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI
I_ CON NGƯỜI LÀ MỘT THỰC THỂ THỐNG NHẤT GIỮA MẶT SINH VẬT
VÀ MẶT XÃ HỘI
1. Quan niệm về con người trong triết học trước Mác
Trong lịch sử tư tưởng, có rất nhiều cách tiếp cận vấn đề con người. Từ
thời cổ đại, các trường phái triết học đều tìm cách lý giải vấn đề bản chất con
người, quan hệ giữa con người đối với thế giới xung quanh.
“Các trường phái triết học tôn giáo phương Đông như Phật giáo, Hồi giáo
nhận thức bản chất con người trên cơ sở thế giới quan duy tâm, thần bí hoặc
nhị nguyên luân. Trong triết học Phật giáo, con người là sự kết hợp giữa danh
và sắc (vật chất và tinh thần). Vì vậy, cuộc đời con người khi còn sống chỉ là
sống gửi, là tạm bợ. Cuộc sống vĩnh cửu là phải hướng tới cõi Niết bàn, nơi
tinh thần con người được giải thoát để trở thành bất diệt.[1,463]. Còn theo
Nho giáo, các nhà tư tưởng Nho giáo cho rằng bản chất con người là do trời
sinh, khi vừa mới sinh ra con người đã mang sẵn bản chất thiện hoặc ác.
Trong triết phương Tây trước Mác, các nhà triết học cho rằng số phận
con người là do thượng đế sắp đặt. Đó là những quan niệm theo chủ nghĩa
thần học thời trung cổ. Đến thời kỳ Phục Hưng triết học đã phát triển thêm
một bước khi đề cao vai trò trí tuệ, lý tính của con người.
Có thể thấy rằng, trong triết học trước Mác dù là trường phái triết học
nào cũng chưa có những nhận thức đúng đắn về bản chất con người .
2. Quan điểm của triết học Mác_Lênin về bản chất con người
Triết học Mác khẳng định con người hiện thực là sự thống nhất giữa yếu
tố sinh học và yếu tố xã hội
3
Con người tồn tại trước hết với tư cách là sản phẩm của tự nhiên. Con
người tự nhiên là con người mang tất cả bản tính sinh học, tính loài. Yếu tố
sinh học trong con người là điều kiện đầu tiên quy định sự tồn tại của con
người. Con người trước hết là một tồn tại của dạng sinh vật, biểu hiện trong

những cá nhân con người sống, là tổ chức cơ thể của con người và mối quan
hệ của nó với tự nhiên.
Tuy nhiên, mặt tự nhiên không phải là yếu tố duy nhất quyết định bản
chất con người. Con người trước hết là một động vật, nhưng chỉ dừng lại ở
những thuộc tính chung của động vật thì không thể giải thích được gì nhiều về
con người với tính cách là con người. Ngày nay những khoa học về cơ thể con
người đã đạt đến trình độ rất cao trong nghiên cứu về các quá trình hoạt động
thần kinh cao cấp, di truyền, sinh hoá, tâm- sinh lý… Các kết quả nghiên cứu
này đã đem lại sự hiểu biết sâu sắc về những thuộc tính sinh học của con
người, vạch ra các cơ sở, quy luật tự nhiên có ảnh hưởng to lớn đến hành vi
của con người. Từ đấy vạch ra các phương hướng hoàn thiện, phát triển cơ thể
con người, thích ứng hơn nữa với đời sống xã hội như về sức khỏe, tuổi thọ,
hoạt động thần kinh, tạo tiền đề sinh học cho trí thông minh… Đây là những
giá trị mới của văn minh nhân loại, mở ra một giai đoạn đi sâu vào bí mật tự
nhiên trong cơ thể con người và tác động chủ động đến nó để tạo ra sức sống
và hoạt động tối ưu của các cá nhân người. Nhưng từ đấy đi đến sinh vật hoá
toàn bộ con người trong lịch sử xã hội sẽ dẫn đến nhận thức sai lầm về bản
chất và chỉnh thể cuộc sống của con người. Chẳng hạn như xem văn hoá là
sản phẩm tính sinh học, xem mâu thuẩn trong cuộc sống của con người là do
tác động qua lại của hoàn cảnh và các thực thể sinh học của hoàn cảnh ấy. Và
cố giải thích lịch sử loài người bằng những luận giải về sinh học kể cả lý
tưởng, đạo đức, hành vi, trí thông minh, số phận của mỗi con người đều được
định sẵn trong thể trạng con người… Đem những tính chất riêng biệt để giải
4
thích chỉnh thể con người mà vốn nó có chất lượng hoàn toàn khác với động
vật như quan điểm trên rõ ràng không thể phản ánh đúng con người như nó
đang sống.
Con người thời xa xưa và con người ngày nay khác nhau biết bao về năng
lực sáng tạo, về lối sống, về hoạt động sản xuất,… nhưng về mặt cơ thể, di
truyền sinh vật chưa có biến đổi gì đáng kể.

Con người sống, hoạt động không phải chỉ theo những bản năng di truyền
có sẵn như các động vật thông thường mà chủ yếu theo sự phát triển của văn
hoá, của tiến bộ lịch sử - xã hội. Ngay một đứa bé bắt chước giọng nói, nụ
cười, tiếng gọi cha, mẹ, tiếp theo là tính hiếu kỳ, so sánh… không thể chỉ cắt
nghĩa từ nguồn gốc sinh vật thuần tuý. Nói một cách khác, ngay trong di
truyền sinh vật ở con người cũng đã chứa nội dung xã hội. Đó là chưa nói đứa
bé còn phải học, phải làm việc mới trở thành người.
Con người không phải là động vật thường mà là một thực thể vật chất đặc
biệt, hoạt động có ý thức, có khả năng sáng tạo lại mọi đối tượng khác theo
nhu cầu của mình. Nội dung của thế giới nội tâm và chỉnh thể cuộc sống từng
con người không thể là những gì chỉ tự nhiên trực tiếp đưa lại mà chủ yếu là
từ cuộc sống, từ quan hệ xã hội, từ khoa học,kỹ thuật, kinh tế cho đến âm
nhạc, thơ ca,… Con người đâu có phải chỉ là sự tiến hoá sinh vật. Tiếp cận từ
mặt sinh vật, nhiều lắm chỉ dẫn đến hoàn thiện cơ thể con người chứ không
thể hoàn thiện toàn bộ cuộc sống và hoạt động của con người. Và về mặt xã
hội, cách đó tất nhiên cũng chỉ dẫn đến một số biện pháp “khai sáng” riêng
biệt mà không dẫn đến cải biến toàn bộ đời sống thật của con người, đó là
chưa nói đến những xu hướng phản động, phân biệt chủng tộc, hay muốn tạo
ra những cá nhân ưu việt thống trị mọi người khác.Tất cả hoạt động của con
người đều phải qua cơ thể sinh vật của mình, phụ không ít vào chất lượng của
5
cơ thể đó. Nhưng đó mới chỉ là cơ sở tự nhiên chứ không phải là toàn bộ ngọn
nguồn và nội dung sống của con người.
Con người là một động vật có tính xã hội với tất cả nội dung văn hoá -
lịch sử của nó. Đó là điểm xuất phát để tiếp cận con người của chủ nghĩa
Mác_Lênin.
Với phương pháp biện chứng duy vật, triết học Mác nhận thức vấn đề
con người một cách toàn diện, cụ thể, trong toàn bộ tính hiện thực xã hội của
nó, mà trước hết là vấn đề lao động sản xuất ra của cải vật chất.
C.Mác và Ph.Angghen đã nêu vai trò của lao động sản xuất ở con người:

“Có thể phân biêt con người với súc vật bằng ý thức, bằng tôn giáo, nói chung
bằng bất cứ cái gì cũng được.Bản thân con người bắt đầu bằng sự tự phân biệt
với súc vật ngay khi con người bắt đầu sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của
mình – đó là một bước tiến do tổ chức của cơ thể con người quy định. Sản
xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình, như thế con người đã gián tiếp sản
xuất ra chính đời sống vật chất của mình"[2,29].
“Tính xã hội của con người biểu hiện trong hoạt động sản xuất vật chất;
hoạt động sản xuất vật chất biểu hiện một cách căn bản tính xã hội của con
người. Thông qua hoạt động lao động sản xuất, con người sản xuất ra của cải
vật chất và tinh thần, phục vụ đời sống của mình; hình thành và phát triển
ngôn ngữ và tư duy; xác lập quan hệ xã hội. Bởi vậy, lao động là yếu tố quyết
định hình thành bản chất xã hội của con người, đồng thời hình thành nhân
cách cá nhân trong cộng đồng xã hội.[1,469-470].
II_TRONG TÍNH HIỆN THỰC CỦA NÓ, BẢN CHẤT CON NGƯỜI LÀ TỔNG
HOÀ NHỮNG QUAN HỆ XÃ HỘI
Mác thực hiện một hướng tìm tòi khác đi sâu vào nghiên cứu những hoạt
động của con người và những điều kiện sinh hoạt vật chất của họ. Từ kết quả
6

×