Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Đề và Đáp Án kiểm tra Năng lực GVDG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.01 KB, 5 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
THÀNH PHỐ CÀ MAU

HỘI THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP THCS THÀNH PHỐ CÀ MAU

ĐỀ KIỂM TRA NĂNG LỰC GIÁO VIÊN
NĂM HỌC : 2010-2011

ĐỀ CHÍNH THỨC

MÔN : VẬT LÝ
Ngày thi :27/3/2011
Thời gian : 90 phút ( Không kể thời gian giao đề )
ĐỀ BÀI
I. PHẦN TỰ CHỌN (2,5 điểm ):
Anh (chị) hãy chọn một câu trong các câu dưới đây để làm.
Câu 1 : Vật lý 6, tiết 27, bài 23: Thực hành: ĐO NHIỆT ĐỘ
Anh (chị) hãy nêu quy trình tiết dạy bài thực hành trên ?
Câu 2 :Vật lý 7, tiết 28, bài 24: CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN
Ở phần I, mục 1 ghi: Quan sát thí nghiệm của giáo
viên (h24.1)
Anh (chị) hiểu tiêu đề ghi ở trên như thế nào ? Quan
sát TN đối với HS có ý nghĩa gì ?.
Câu 3 : Vật lý 8, tiết 28, bài 27: DẪN NHIỆT
Theo Thầy (Cô) dạy bài này cần làm mấy TN ? Tại sao phải làm các TN đó ?
Ngoài việc làm các TN, Thầy (Cô) có cách nào khác để HS nắm được kiến thức bài một
cách vững vàng hơn ?
Câu 4 : Khi học bài: Công suất điện (SGK vật lí lớp 9 trang 36 câu C 6), phần lớn học
sinh đều thắc mắc: Tại sao về lí thuyết không thể dùng cầu chì 0.5 Ampe, để bảo vệ bóng
đèn (220V - 75W) ? Nhưng trong thực tế người ta phải dùng cầu chì 5A để bảo vệ bóng
đèn này. Vậy theo anh (chị) phải giải thích như thế nào để thuyết phục được học sinh.


II. PHẦN BẮT BUỘC (7,5 điểm ): Anh ( chị ) làm hết cả 3 câu dưới dây :
Câu 1: Anh (chị) trình bày ngắn gọn, vì sao phải đổi mới phương pháp dạy và học
theo hướng tích cực? Môn học của Anh (chị) cần phải đổi mới cách dạy như thế nào để
phát huy tính tích cực của học sinh ?
Câu 2: Đội ngũ cán bộ, giáo viên, tổ chức công đoàn trong nhà trường cần làm gì
để góp phần thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực” đạt kết quả tốt .
Câu 3: Quyết định số 40/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/10 /2006 và Quyết định số
51/2008/QĐ-BGDĐT ngày 15/9 /2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, ban hành
Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông có
mấy loại ? Riêng loại trung bình có bao nhiêu trường hợp , Anh( chị) hãy trình bày cụ
thể từng trường hợp ? Học sinh A có bảng điểm TBm cả năm các môn học dưới đây, học
sinh A được xếp loại nào ? Vì sao ?
Môn

Toán

Điểm 4,5



5

Hóa

Sinh

Văn

Sử


Địa

6,3

5,6

5.2

6.0

7.0

Anh
Văn

1,9

Công
nghệ

5.5

Thể
dục

Đạt

Âm
nhạc


Đạt

Họ và tên người dự thi :……………………………………….. Số báo danh : …………
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm .
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
THÀNH PHỐ CÀ MAU

Mỹ
thuật

Khá


HỘI THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP THCS THÀNH PHỐ CÀ MAU

ĐỀ CHÍNH THỨC

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA
NĂNG LỰC GIÁO VIÊN
NĂM HỌC : 2010-2011
MÔN : VẬT LÝ
Ngày thi :27/3/2011

I.
PHẦN TỰ CHỌN (2,5 điêm ):
1) Vật lý 6, tiết 27, bài 23: Thực hành: ĐO NHIỆT ĐỘ
Thầy (Cô) hãy nêu quy trình tiết dạy bài thực hành
trên ?


Trả lời :
-

Thảo luận để HS hiểu rõ mục tiêu của thực hành.
(0,25 điểm )
- Cho HS tìm hiểu đầy đủ chức năng của từng bộ phận có
trong dụng cụ TN được sử dụng.
(0,25 điểm )
- Cho HS thảo luận các bước của việc tiến hành những yêu cầu cần quan sát hay đo đạc
trong mỗi bước TN này.
(0,5 điểm )
- Phải chuẩn bị các bảng ghi số liệu đo được hoặc biên bản ghi các quan sát. (0,25 điểm )
- Sử lý các kết quả thu được từ TN.
(0,25 điểm )
- Rút ra mỗi quan hệ giữa các quan sát, giữa các số liệu đo, lập biểu đồ, đồ thị, …
(0,5 điểm )
- Phát biểu kết luận về sự vật, hiện tượng hoặc quá trình vật lý như là những kiến thức mới.
(0,5 điểm )
2) Vật lý 7, tiết 28, bài 24: CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN
Ở phần I, mục 1 ghi: Quan sát thí nghiệm của giáo viên (h24.1)
(H24.1 là sơ đồ mạch điện gồm có: nguồn điện, bóng đèn, Ampe kế, biến trở và các
dây dẫn điện).
Thầy (Cô) hiểu tiêu đề ghi ở trên như thế nào ? Quan sát TN đối với HS có ý nghĩa gì ?

Trả lời :
-

TN giáo viên làm cho HS quan sát.
(0,5 điểm )
Vì trong TN có sử dụng biến trở là một dụng cụ HS chưa biết và giáo viên chưa cần giới

thiệu mà chỉ thông báo với HS đó là dụng cụ dùng để thay đổi dòng điện chạy trong
mạch.
(1,0 điểm )
- HS nhận biết: đèn sáng mạnh, yếu khác nhau, tương ứng với số chỉ của Ampe kế lớn nhỏ
khác nhau.
(0,5 điểm )
- HS hiểu: đèn sáng mạnh  cường độ dòng điện lớn và ngược lại.
(0,5 điểm )
3) Vật lý 8, tiết 28, bài 27: DẪN NHIỆT
Theo Thầy (Cô) dạy bài này cần làm mấy TN ? Tại sao phải làm các TN đó ? Ngoài
việc làm các TN, Thầy (Cô) có cách nào khác để HS nắm được kiến thức bài một cách vững
vàng hơn ?

Trả lời :
-

4 TN
(0,25 điểm )
TN1: cho thấy nhiệt truyền từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật
khác.
(0,5 điểm )
TN2: cho thấy chất rắn dẫn nhiệt tốt, các chất rắn khác nhau dẫn nhiệt khác nhau, kim
loại dẫn nhiệt tốt nhất.
(0,5 điểm)


-

TN3: Chất lỏng dẫn nhiệt kém.
TN4: Chất khí dẫn nhiệt kém.

Tìm các ví dụ trong thực tế về sự dẫn nhiệt.

(0,5 điểm)
(0,25 điểm
(0,5 điểm)

Câu 4 : Khi học bài: Công suất điện (SGK vật lí lớp 9 trang 36 câu C6), phần lớn học
sinh đều thắc mắc: Tại sao về lí thuyết không thể dùng cầu chì 0.5 Ampe, để bảo vệ bóng đèn
(220V - 75W) ? Nhưng trong thực tế người ta phải dùng cầu chì 5A để bảo vệ bóng đèn này.
Vậy theo anh, chị phải giải thích như thế nào để thuyết phục được học sinh.

Trả lời :
-

Về mặt lí thuyết người ta đã bỏ qua :

-

Điện trở của thiết bị ( dây dẫn, công tắc …)

(0,25 điểm )

-

Điện trở của sợi đốt tăng theo nhiệt độ

(0,25 điểm )

-


Trong thực tế điện trở của sợi đốt tăng theo nhiệt độ là rất lớn. Nhiệt độ bên trong đèn khi
đèn sáng bình thường khoảng 2500 0C đến 30000C.Do vậy điện trở của sợi đốt khi đèn
sáng bình thường lớn hơn điện trở của sợi đốt khi đèn chưa sáng khoảng 16 lần.
(0,25 điểm )

-

Điện trở của sợi đốt khi đèn bình thường
U 2 2202
=
≈ 645 (Ω)
P
75

R=

-

Điện trở của sợi đốt khi đèn chưa sáng
R' =

-

(0,5 điểm )

645
≈ 40 (Ω)
16

(0,5 điểm )


Cường độ qua đèn khi đèn bắt đầu hoạt động
I=

U 220
=
≈ 5.5 ( A)
R ' 40

(0,5 điểm )

-

Như vậy người ta phải dùng cầu chì 5A để bảo vệ bóng đèn. điều đó cũng có nghĩa là câu
chì chỉ có tác dụng bảo vệ đèn vào thời điểm đèn bắt đầu hoạt động. (0,25 điểm )
II.
PHẦN BẮT BUỘC (7,5 điêm ): Anh ( chị ) làm hết cả 3 câu dưới dây :
Câu 1: Theo anh (chị) vì sao phải đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tích cực?.
Môn học của bạn cần phải đổi mới cách dạy như thế nào để phát huy tính tích cực của học sinh?

Trả lời : ( 2,5 điểm)
Vì sao cần đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tích cực?
Thực trạng dạy học
(0,5 điểm )
- Nhiều thành tựu khoa học và công nghệ xuất hiện một cách hết sức bất ngờ và đổi mới
một cách cực kì nhanh chóng.
- Trước đòi hỏi của thực tiễn, nước ta đang trên con đường hội nhập và phát triển.
- viêc dạy và học trong trường phổ thông vẫn còn chịu nhiều tác động nặng nề bởi mục tiêu
thi cử, “chạy theo thành tích:, học để thi, dạy để thi.
- Do đó việc dạy học chủ yếu vẫn là truyền thụ một chiều, thông báo kiến thức mang tính



đồng loạt, thiên về lí thuyết, xa rời thực tiễn, tập trung ôn luyện kiến thức đáp ứng kiểm tra thi
cử, chưa thực sự quan tâm đến việc hình thành thói quen tự học, tự khám phá kiến thức, phát
triển tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề…cho người học
Sự cần thiết phải đổi mới
*Những đòi hỏi từ sự phát triển của xã hội
(0,5 điểm)
- Sự phát triển như vũ bảo của công nghệ thông tin.
- Công nghệ thông tin không chỉ có chức năng cung cấp thông tin mà còn là công
cụ hỗ trợ tích cực trong dạy và hoc, là phương tiện dạy học hiện đại, hữu ích và hiệu quả. Công
nghệ thông tin giúp cho người học mở rộng hiểu biết với tầm nhìn xa, trông rộng qua hệ thống
Internet kết nối thông tin trong nước và toàn thế giới.
- Nhà trường là làm thế nào để học sinh có thể làm chủ, tự lực chiếm lĩnh kiến
thức, tích cực, chủ động, sáng tạo, có kĩ năng giải quyết những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống.
*Những đòi hỏi từ sự phát triển kinh tế
(0,5 điểm)
- Nghị quyết Đại hộilần thứ III Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra: từ nay đến
năm 2020 chúng ta phải phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp hiện đại
- Đáp ứng yêu cầu trên, người lao động phải năng động, sáng tạo, có kiến thức và
kĩ năng mang tính chuyên nghiệp, sẵn sàng gánh vác trách nhiệm
*Những đòi hỏi khi tính đến đặc điểm tâm-sinh lí của người học (0,5 điểm)
- Công nghệ số có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống xã hội của học sinh ngày nay.
Internet có mặt khắp mọi nơi, điện thoại di động, truyền thông đa phương tiện (MSM), dịch vụ
tin nhắn ngắn (SMS), email,.. đang ngày càng có ảnh hưởng lớn tới sự truyền đạt thông tin.
- Trẻ em ngày nay thu lượm thông tin rất nhanh và chia sẻ thông tin trong xã hội với tốc
độ cao, mỗi trẻ em có khả năng tìm kiếm thông tin theo các cách khác nhau. Việc sử dụng công
nghệ mới khiến trẻ có khả năng giải quyết vấn đề và xử lí nhiều thông tin cùng một lúc. Một
trong những yếu tố quan trọng là cần quan tâm đến đặc điểm của người học hay nói cách khác là
phong cách học. Quan tâm đến phong cách học của người học là yếu tố thúc đẩy sự phát triển

tối đa năng lực của người học.
* Môn học của Anh (chị) cần phải đổi mới cách dạy như thế nào để phát huy
tính tích cực của học sinh ?
(0,5 điểm)
- Thiết kế, tổ chức, hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động học tập trên lớp và về nhà ...
- Động viên, khuyến khích, tạo cơ hội và điều kiện cho học sinh tham gia một các tích
cực, chủ động, sáng tạo ...
- Thiết kế, hướng dẫn học sinh thực hiện các dạng câu hỏi, bài tập phát triển tư duy và rèn
luyện kỷ năng; Hướng dẫn sử dụng các thiết bị đồ dùng học tập
- Sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học hợp lý, hiệu quả, phù hợp ...
- Vận dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy học
- Thực hiện được các thí nghiệm ảo hay thay thế GV thực hành, tăng tính năng động cho
người học và cho phép HS học theo khả năng. Đi sâu vào nội dung kiến thức.
CÂU 2 . Đội ngũ cán bộ, giáo viên, tổ chức công đoàn trong nhà trường cần làm gì để góp phần
thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đạt kết quả tốt

Trả lời : ( 2,5 điểm)
- Yếu tố quyết định thành công của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực” là lòng quyết tâm, nhận thức đầy đủ, tinh thần trách nhiệm cũng như năng lực giáo
dục ngày càng được nâng cao và sự đồng lòng tham gia của mỗi cán bộ, giáo viên, đoàn viên
công đoàn trong nhà trường. Yêu cầu đó được thể hiện như sau :
( 0,5 điểm)
- Thực hiện tốt cuộc vận động “Hai không” và cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm
gương đạo đức, tự học và sáng tạo”.
( 0,5 điểm)
- Nâng cấp chất lượng dạy học. Nơi có điều kiện thì khuyến khích giáo viên khai thác thông tin


trên Internet, có thể khai thác tư liệu ở một số trang web như (trang
web của Bộ Giáo dục và Đào tạo); ; (bách khoa toàn

thư có nội dung mở); (từ điển có nội dung mở);
(tủ sách mở),…
( 0,5 điểm)
- Trong quá trình hình thành nhân cách và phát triển kĩ năng cho học sinh, cần đặc biệt lưu ý kĩ
năng vận dụng những điều đã học vào thực tiễn ở địa phương nhất là khi tìm hiểu về văn hóa dân
gian, thực hành chăm sóc, phát huy giá trị các di sản văn hóa, lịch sử.
( 0,5 điểm)
- Công đoàn nhà trường tổ chức triển khai phong trào thi đua cho các đoàn viên công đoàn của
mình, phát hiện và tổ chức báo cáo điển hình người tốt, việc tốt; tổ chức các cuộc thi giới thiệu
sáng kiến, nhân rộng điền hình; chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, tăng cường các hoạt động
tập thể, vui chơi giải trí, bảo đảm sức khỏe và điều kiện làm việc, nghỉ ngơi cho đoàn viên; xây
dựng tập thể giáo viên đoàn kết.
( 0,5 điểm)
Câu 3: Quyết định số 40/2006/QĐ-BGDĐT , ngày 05/10 /2006 và Quyết định số 51/2008/QĐBGDĐT , ngày 15/9 /2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. ban hành Quy chế đánh giá,
xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông có mấy loại ? Riêng loại
trung bình có bao nhiêu trường hợp , Anh( chị) hãy trình bày cụ thể từng trường hợp ?

Trả lời : ( 2,5 điểm)
"Điều 13. Tiêu chuẩn xếp loại học kỳ và xếp loại cả năm: Có 5 loại đó là :
1. Loại giỏi, 2. Loại khá, 3. Loại trung bình, 4. Loại yếu: 5. Loại kém: (0,5 điểm)
Riêng loại trung bình có các trường hợp sau :
a) Điểm trung bình các môn học từ 5,0 trở lên, trong đó đối với học sinh THCS 1 trong 2
môn Toán, Ngữ văn từ 5,0 trở lên; Không có môn học nào điểm trung bình dưới 3,5 hoặc nhận
xét loại Y.
(0,5 điểm)
b) Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức loại G nhưng do ĐTB hoặc nhận xét của 1 môn học
phải xuống loại Y hoặc kém thì được điều chỉnh xếp loại Tb;
(0,25 điểm)
c) Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức loại K nhưng do ĐTB hoặc nhận xét của 1 môn học
phải xuống loại Y thì được điều chỉnh xếp loại Tb;

(0,25 điểm)
• Học sinh A xếp loại học lực loại Kém.
(0,5 điểm)
• Vì ĐTBcn đạt 5.3 và 3 Môn nhận xét xếp loại Đạt trở lên , nhưng do ĐTB môn Anh văn
đạt 1.9 thuộc môn học phải xuống loại kém nên học sinh A xếp loại kém, không điều chỉnh xếp
loại .
(0,5 điểm)
Ghi chú :
- Bài làm yêu cầu làm rõ các ý chính, không yêu cầu phân tích dài dòng .
- Mỗi câu trả lời, đúng ý nào cho điểm ý đó ( không nhất thiết phải theo thứ tự của
hướng dẫn chấm ).
- Điểm toàn bài không làm tròn số .
- Các câu hỏi định lượng phải đảm bảo tính chính xác và khoa học .
- Phần tự chọn thí sinh làm nhiều câu giám khảo chỉ chấm 1 câu đúng nhất .



×