Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

KH giáo dục pháp luật và ATGT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.39 KB, 3 trang )

PHÒNG GD&ĐT DƯƠNG MINH CHÂU
TRƯỜNG THCS BẾN CỦI
=====================
Số:

/KH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------------------------Bến Củi, ngày

tháng 9 năm 2009.

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN
GIÁO DỤC PHÁP LUẬT, AN TOANG GIAO THÔNG
NĂM HỌC : 2009 – 2010
Thực hiện công văn số 36/CV-GD&ĐT ngày 21 tháng 8 năm 2008 của phòng GD&ĐT
Dương Minh Châu về việc triển khai công tác giáo dục pháp luật và an toàn giao thông trong
trường học năm học 2009 - 2010. Trường THCS Bến Củi đề ra kế hoạch thực hiện giáo dục
pháp luật
A - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA KẾ HOẠCH PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
I - MỤC ĐÍCH
- Nhằm tập trung xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác PBGDPL trong trường học
để phổ biến kịp thời, đầy đủ những nội dung pháp luật phục, xây dựng cách ứng xử văn minh
pháp luật, văn hóa trong trường học, phổ biến các văn bản liên quan đến cuộc sống của các
CBGVNV và HS toàn trường,. Tăng cường trật tự, kỷ cương, ngăn ngừa có hiệu quả các hành
vi vi phạm pháp luật trong và ngoài nhà trường.
II - YÊU CẦU:
- Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cần phải thực hiện thường xuyên,
liên tục trong HS; lựa chọn những nội dung pháp luật phù hợp với từng đối tượng, , trong đó
cần chú trọng phổ biến các quy định pháp luật cụ thể để nâng cao tính hướng dẫn thực hiện.


- Sử dụng, khai thác có hiệu quả các hình thức, phương pháp phổ biến, giáo dục pháp
luật đang phát huy tác dụng.
- Lồng ghép công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong thực hiện các hoạt động Đội,
hoạt động NGLL.
B - NỘI DUNG, HÌNH THỨC VÀ BIỆN PHÁP GDPL
I - ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG GDPL
1. Phổ biến, giáo dục pháp luật trong các tổ chức đoàn thể trong nhà trường


Tiếp tục tổ chức tốt đội ngũ cốt cán của chi đoàn để vừa làm tốt công tác Đoàn vừa làm
tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong đoàn viên, thanh niên. Đồng thời
thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt, học tập thu hút đông đảo đoàn viên tham
gia. Chỉ đạo và xây dựng các câu lạc bộ diễn đàn thanh niên hoạt động có hiệu quả.
Phổ biến giáo dục pháp luật trong thanh, thiếu niên phải gắn trực tiếp với cuộc sống,
học tập của các em, chú trọng phổ biến, giáo dục các quyền cơ bản và bổn phận của trẻ em;
pháp luật về giao thông đường bộ; bảo vệ môi trường; các vấn đề về phòng chống ma túy;
phòng chống HIV/AIDS, tệ nạn xã hội; Luật Nghĩa vụ quân sự và các văn bản pháp luật khác.
Tiếp tục phổ biến, quán triệt các quy định của Pháp lệnh Cán bộ, công chức; Pháp lệnh
thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng; thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt
động cơ quan; đẩy mạnh cải cách hành chính Nhà nước; thi đua khen thưởng; Luật ATGTĐB,
Luật PCMT... Các quy định pháp luật chuyên ngành gắn với chuyên môn, nghiệp vụ của từng
cán bộ, công chức nhằm xây dựng bộ máy Nhà nước trong sạch, vững mạnh.
Tổ chức tuyên truyền, phổ biến Luật Giáo dục (sửa đổi); Luật Hình sự, Luật Bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em; Luật Thi đua khen thưởng; Luật Phòng, chống ma túy; Luật Bảo
vệ môi trường; Luật Giao thông đường bộ và các văn bản khác. Nâng cao chất lượng dạy và
học môn giáo dục pháp luật trong các nhà trường. Tổng kết việc giảng dạy pháp luật trong
trường học, kiểm tra việc thực hiện xây dựng tủ sách pháp luật tại các trường học. Gắn giáo
dục công dân và môn chính trị với việc thực hành, ngoại khóa ở ngoài xã hội để tăng cường
phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh.
Đối với học sinh trung học cơ sở: Phổ cập những kiến thức pháp luật phổ thông. Chú

trọng trang bị kiến thức cơ bản về Nhà nước và pháp luật, pháp luật về giao thông, bảo vệ môi
trường, các quyền cơ bản của công dân. Nâng cao dần nhận thức cho học sinh.
II - HÌNH THỨC, BIỆN PHÁP GDPL
1. Duy trì có hiệu quả hình thức tuyên truyền miệng thông qua các hoạt động các đội tuyên
truyền măng non, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, phổ biến nội dung pháp luật theo chuyên đề
cho đội ngũ này.
2. Xây dựng các chương trình phát thanh măng non với các nội dung tuyên truyền, giáo dục
pháp luật
3. Tăng cường nêu gương người tốt việc tốt trong việc chấp hành pháp luật
4. Bộ phận thư viện nhà trường tăng cường sách pháp luật.
5. Nâng cao chất lượng dạy và học pháp luật trong nhà trường, thực hiện nghiêm túc các
chương trình giáo dục pháp luật chính khóa; tăng cường các hoạt động ngoại khóa, trang bị đủ
sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu tham khảo... tập trung cho việc phổ biến, giáo dục pháp luật
về trật tự ATGT; phòng chống ma túy và các tệ nạn xã hội trong học đường.


6. Tổ chức các cuộc thi, hội thi tìm hiểu pháp luật; giao lưu, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ có
lồng ghép các nội dung pháp luật thiết thực, phù hợp với từng đối tượng.
III - TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1) Xây dựng chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật năm học 2009 - 2010, thành lập BCĐ,
phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên.
2) Mời công an huyện Dương Minh Châu về tuyên truyền, giáo dục PL trong toàn thể HS.
3) Chỉ đạo cho Đoàn - Đội xây dựng các đội tuyên truyền măng non hoạt động có hiệu quả.
4) Có kế hoạch theo dõi, giám sát HS cá biệt để phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà
trường giáo dục các em.
5.) Giao cho TPT Đội và GVCN thường xuyên tuyên truyền nhắc nhở HS trong các giờ chào
cờ, giờ sinh hoạt lớp.
TRƯỞNG BAN CHỈ ĐẠO




×